Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI 11. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.19 KB, 4 trang )

SH10CB
Ngày soạn: 13-10-2010 Ngày dạy:
Người soạn: KA VIÊN NHI
Bài 11.(tiết: 11) VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh phải hiểu và phân biệt được các kiểu vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ
động.
- Nhận biết được thế nào là khuyếch tán. Phân biệt khuyếch tán thẩm thấu với khuyếch tán
thẩm tích(thẩm tách).
- Mô tả được con đường nhập bào và xuất bào.
2.Kỹ năng
- Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh – phân tích – tổng hợp để rút ra điểm khác nhau cơ bản
giữa các con đường vận chuyển các chất qua màng.
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường: đất, nước, không khí và các sinh vật sống
trong môi trường đó.
- Hình thành thái độ học tập tốt
- Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo các quy luật vật lý và
hóa học
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM: Các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Hình 11.1, 11.2 và hình 11.3 SGK Sinh học 10 phóng to.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Ghi vắng: Lí do:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mô tả cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào
- Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất
2. Bài mới:
Tế bào thườn xuyên trao đổi chất với môi trường. Các chất ra vào màng tế bào đều phải
được đi qua màng sinh chất theo cách này hay cách khác. Vậy sự vận chuyển các chất ra vào tế


bào được thực hiệ chủ yếu bàng cách nào? Chúng ta đi vào bài học hôm nay:
I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên Hoạt đông của học sinh
- Cho HS quan sát hình 11.1 – SGK hỏi: Có
mấy cách vận chuyển các chất qua màng?
- Thế nào là vận chuyển thụ động và vận
chuyển chủ động? Chúng ta sẽ lần lượt tìm
hiểu các cơ chế vận chuyển này.
- Nguyên lý của cơ chế vận chuyển thụ
động là gì?
- Thế nào là môi trường ưu trương, đẳng
- Có 2 cách vận chuyển chủ yếu là vận chuyển
thụ động và vận chuyển chủ động.
- Vận chuyển theo nguyên lý khuếch tán, tức là
đi từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có
nồng độ chất tan thấp.
1
trương, nhược trương?
- Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc
vào những yếu tố nào?
- GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV: Tại sao khi da ếch khô thì ếch sẽ
chết?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- HS thảo luận nhanh, trả lời.:
+ Nhiệt độ môi trường, kích thước phân tử
+ Sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài
màng tế bào
- HS: Vì khi đó các tế bào da teo lại do mất
nước, khí oxy không khuếch tán được qua da →

ếch chết do thiếu khí oxy.
1. Khái niệm:
- Vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào tuân theo cơ chế khuyếch tán, không tiêu tốn
năng lượng.
- Khuyếch tán là sự chuyển động của các chất phân tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng
độ thấp.
+ Thẩm thấu : Hiện tượng nước (dung môi) khuyếch tán qua màng.
+ Dung dịch ưu trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan
trong tế bào.
+ Dung dịch nhược trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất
tan trong tế bào.
+ Dung dịch đẳng trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan
trong tế bào.
2. Các kiểu vận chuyển qua màng sinh chất:
- Sự khuếch tán qua lớp kép phôtpholipit: Các phân tử có kích thước nhỏ, không phân cực hay
tan trong lipit.
- Sự khuếch tán qua kênh prôtêin mang tính chọn lọc.
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khuếch tán qua màng sinh chất:
Nhiệt độ môi trường, kích thước phân tử chất tan, sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài
màng tế bào.
II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Em hiểu như thế nào là vận chuyển chủ
động? Đặc điểm của hình thức vận chuyển
này như thế nào?
- Đặc điểm của các chất được vận chuyển?
- Vậy thế nào là vận chuyển chủ động?
- Cho HS thảo luận nhóm: So sánh giữa
vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ
động?

- Là vận chuyển các chất ngược chiều
gradient nồng độ và cần phải có sự tham
gia của năng lượng ATP.
- Chất mà tế bào cần, chất độc hại, chất có
kích thước lớn hơn lổ màng.
- Là phương thức vận chuyển các chất qua
màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến
nơi có nồng độ cao và cần có sự tham gia
của năng lượng ATP.
- Thảo luận và ghi nhận kết quả.
2
- Khái niệm: Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp đến
nơi có nồng độ cao, cần chất vận chuyển (chất mang) và cần tiêu tốn năng lượng.
III. NHẬP BÀO- XUẤT BÀO
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Yêu cầu quan sát Tranh hình 11.2,11.3 –
SGK
- Thế nào là nhập bào, xuất bào. Các hình
thức nhập - xuất bào?
GV: Nhận xét, bổ sung và giảng thêm cho
HS nắm rõ hơn.
- Nghiên cứu SGK tiến hành thảo luận theo
yêu cầu, cử đại diện lên trình bày.và trả lời:
- Nhập bào là màng tế bào biến dạng để lấy
các chất hữu cơ có kích thước lớn (thực bào)
hoặc giọt dịch ngoại bào (ẩm bào).
- Xuất bào là sự vận chuyển các chất ra khỏi
tế bào theo cách ngược với nhập bào.
Hiện tượng xuất nhập bào đòi hỏi phải có sự biến dạng của màng tế bào và tiêu dùng năng
lượng.

- Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh
chất. Có hai kiểu nhập bào là thực bào (đối với chất rắn) và ẩm bào (đối với chất lỏng).
- Xuất bào là phương thức tế bào xuất ra ngoài các chất hoặc phân tử bằng cách hình thành
các bóng xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất
hoặc các phân tử ra ngoài.
3. Củng cố:
- Phân biệt phương thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động ?
- Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau ?
4. Dặn dò:
- Đọc kết luận sgk.
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk
- Đọc bài thực hành, chuẩn bị mẫu vật theo yêu cầu.
PHIẾU HỌC TẬP
So sánh giữa vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động?
o Giống nhau: đều vận chuyển các chất qua lại màng.
o Khác nhau:
Thụ động Chủ động
- Vận chuyển theo nguyên lý khuếch tán, cùng
chiều gradient nồng độ.
- Không tiêu tốn năng lượng.
- Các chất được vận chuyển qua màng
phospholipid, kênh protein.
- Thường các chất có kích thước nhỏ hơn lỗ
màng
- Vận chuyển các chất ngược chiều gradient
nồng độ.
- Tiêu tốn năng lượng (ATP).
- Các chất chủ yếu được vận chuyển qua kênh
protein.
- Thường các chất có kích thước lớn hơn lỗ

màng.
3
4

×