Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh các cụm công nghiệp huyện đại lộc, tỉnh quảng nam và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.25 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------------------

LÊ ĐỨC ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP HUYỆN
ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------------------

LÊ ĐỨC ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP HUYỆN
ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số : 60.52.03.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LÊ PHƯỚC CƯỜNG

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của TS. Lê Phước Cường. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Đức Anh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Tóm tắt luận văn
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bàng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1 - TỔNG QUAN .................................................................................. 6
1.1. Tổng quan các cụm công nghiệp khu vực nghiên cứu .......................... 6
1.1.1. Quá trình hình thành và xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn
huyện Đại Lộc ................................................................................................ 6

1.1.2. Tình hình hoạt động các cơ sở trong các CCN huyện Đại Lộc ............ 7
1.2. Hiện trạng môi trường xung quanh các khu sản xuất công nghiệp ...... 10
1.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí .................................... 10
1.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước ............................................. 12
1.2.3. Chất thải rắn ........................................................................................ 12
1.3. Tác hại ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp ....................... 13
1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người ................................................... 13
1.3.2. Tác hại đối với hệ sinh thái; ................................................................ 17
1.3.3. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội; ......................................................... 18
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá hiện trạng chất
lượng môi trường xung quanh các khu vực sản xuất công nghiệp ............. 21
1.4.1. Nghiên cứu trong nước ....................................................................... 21
1.4.2. Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 24
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 26


2.1.1. Cụm công nghiệp Đại Quang ............................................................. 26
2.1.2. Cụm công nghiệp Mỹ An ................................................................... 29
2.1.3. Khu vực thôn Phương Trung .............................................................. 33
2.1.4. Khu vực thôn Phước Lộc .................................................................... 34
2.1.5. Khu vực hồ Bàu Đá............................................................................. 34
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 35
2.2.1. Khảo sát đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực xung
quanh cụm công nghiệp Đại Quang, cụm công nghiệp Mỹ An. .................. 35
2.2.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường
tại khu vực xung quanh CCN Đại Quang, CCN Mỹ An .............................. 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 38
2.3.1. Phương pháp thống kê ........................................................................ 38
2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học ........................................................ 38

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa ...................................................... 38
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích......................................................... 38
2.3.5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu ............................................ 41
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 43
3.1. Kết quả khảo sát HTMT tại khu vực nghiên cứu ................................ 43
3.1.1. Kết quả khảo sát chất lượng môi trường không khí ........................... 43
3.1.2. Kết quả khảo sát chất lượng môi trường nước ................................... 61
3.2. Kết quả khảo sát cộng đồng khu vực nghiên cứu ............................... 64
3.2.1. Kết quả cảm nhận môi trường của người dân..................................... 64
3.2.2. Kết quả khảo sát tình trạng sức khỏe người dân tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................. 66
3.3. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực nghiên
cứu ......................................................................................................... 68
3.3.1. Nhóm giải pháp kỹ thuật ..................................................................... 68
3.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý ................................................................. 72
3.3.3. Nhóm giải pháp xã hội học ................................................................. 74


3.3.4. Nhóm giải pháp khác .......................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CÁC CỤM CÔNG
NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Học viên: Lê Đức Anh


Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

Mã số: 60.52.03.20 Khóa 31 Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Tóm tắt: Hoạt động của các cụm công nghiệp Đại Quang, Mỹ An gây ra nhiều ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh bao gồm khu vực dân cư Phương Trung, Phước Lộc, xã Đại
Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; khu vực hồ Bàu Đá. Bào báo trình bày về hiện trạng
chất lượng môi trường và tình hình sức khỏe của người dân thông qua việc khảo sát, điều tra
chất lượng môi trường xung quanh hai cụm công nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng
môi trường không khí tại hai thôn xung quanh cụm công nghiệp một số chỉ tiêu như Bụi, SO2,
NO2 vượt quy chuẩn cho phép, chỉ số chất lượng môi trường diễn biến từ mức trung bình đến
mức kém, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tại khu vực nghiên cứu; bên cạnh đó kết
quả khảo sát các bệnh lý thường gặp đối với người dân khu vực thôn Phương Trung và Phước
Lộc chủ yếu là bệnh về Tai mũi họng, hô hấp và bệnh ngoài da.
Từ khóa: hiện trạng môi trường, cụm công nghiệp, chất lượng môi trường, bệnh lý, sức khỏe

Abstract: The operation of Dai Quang and My An industrial clusters has caused many
impacts on the surrounding environment including Phuong Trung, Phuoc Loc, Dai Quang,
Dai Loc, Quang Nam; Bau Da lake area. Reporters present the status of the environmental
quality and health of the people through the survey and investigation of environmental quality
around the two industrial clusters. From there, we propose solutions to improve the
environmental quality of the study area. The results show that the quality of the air
environment in the two villages surrounding the industrial cluster was higher than that of the
dusts, SO2 and NO2. affects the health of people in the study area; In addition, the results of
the survey of common pathologies for people in Phuong Loc and Phuoc Loc villages are
mainly ENT (ear, nose, and throat), respiratory and skin diseases.
Keywords: environmental status, industrial zone, environmental quality, pathology, health



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AQI
:
BOD
:
BTF
:
BTNMT
:
CBTS
:
CCN
:
COD
:
CSSX
:
GDP
:
HTMT
:
HTX - TTCN :
IARC
:
KCN
KH&CN
KT-XH
MASA
MTV
QCVN

QĐ-UBND
SKMT
SMEWW
Wastewater
SOP
TCMT
TCVN
TNHH
TSS
VSV
WHO

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index)
Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu ô xy sinh học)
Biotrickling filter – Bộ lọc sinh học
Bộ tài nguyên và môi trường
Chế biến thủy sản
Cụm công nghiệp
Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu ô xy hóa học)
Cơ sở sản xuất
Tổng sản phẩm nội địa
Hiện trạng môi trường
Hợp tác xã - Trung tâm công nghiệp
International Agency For Research on Cancer
(Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế)
Khu công nghiệp
Khoa học và công nghệ
Kinh tế - xã hội
Method Air Sampling and Analysis
Một thành viên
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định - Ủy ban nhân dân
Sức khỏe môi trường
Standar Method for the Examination of Water and
Phương pháp tiêu chuẩn thử nghiệm nước và nước thải.
Standar Operating Procedure (Quy trình thao tác chuẩn)
Tổng cục môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Total Supendid Solid (Tổng chất rắn lơ lửng)
Vi sinh vật
World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.

Tên bảng

Trang


Các dự án đã đi vào hoạt động tại các CCN huyện Đại Lộc
Tỷ lệ các bệnh có người mắc cao nhất trên toàn quốc (%)
Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm
Kết quả quan trắc không khí tại các khu kinh tế trọng điểm
(KTTĐ)
Tổng hợp nguồn phát thải tại CNN Đại Quang
Tổng hợp nguồn phát thải tại CNN Mỹ An
Bảng thông số đánh giá chất lượng môi trường không khí
Bảng thông số đánh giá chất lượng nước mặt
Bảng thông số đánh giá chất lượng nước ngầm
Bảng thông số đánh giá chất lượng nước thải công ty Đại Hòa
Bảng thông số đánh giá chất lượng nước công ty Prime Đại Lộc
Bảng thông số đánh giá chất lượng nước thải công ty Cao su Đà
Nẵng
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
tại thôn Phước Lộc
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
tại thôn Phương Trung
Kết quả phân tích chất lượng nước tại hồ Bàu Đá
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực thôn
Phương Trung và Phước Lộc
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại CCN Đại Quang
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại nhà máy chế biến bột
cá Đại Hòa
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại nhà máy chế biến cao
su
Các biện pháp đề xuất sản xuất sạch hơn

8
16

21
21
29
31
39
39
40
40
41
41
43
52
61
62
63
63
64
75


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1.

1.2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.
3.13.
3.14.
3.15.
3.16.
3.17.
3.18.
3.19.

Tên hình
Biểu đồ diễn biến nồng độ TSP xung quanh một số KCN thuộc
3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam giai đoạn từ năm
2011-2015.
Biểu đồ nồng độ SO2 xung quanh các khu vực sản xuất của một

số địa phương từ năm 2011-2015
Cụm công nghiệp Đại Quang
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gạch men ốp lát công ty
Prime Đại Lộc
Sơ đồ công nghệ công ty Prime Đại Quang
Công nghệ sản xuất nhà máy chế biến cao su thiên nhiên
Công nghệ sản xuất Công ty TNHH Đại Hòa: (chế biến bột cá)
Ống khói nhà máy gạch Prime nhìn từ thôn Phương Trung
Sơ đồ vị trí thu mẫu môi trường không khí, nước mặt
Hình ảnh thu mẫu môi trường không khí
Hình ảnh phỏng vấn cộng đồng tại khu vực
Biểu đồ nồng độ bụi lơ lửng tại thôn Phước lộc
Biểu đồ chỉ số chất lượng bụi tại thôn Phước Lộc
Biểu đồ diễn biến nồng độ khí SO2 tại thôn Phước Lộc
Biểu đồ chỉ số chất lượng khí SO2 tại thôn Phước Lộc
Biểu đồ nồng độ khí NO2 tại thôn Phước Lộc
Biểu đồ chỉ số chất lượng khí NO2 tại thôn Phước Lộc
Biểu đồ nồng độ khí CO tại thôn Phước Lộc
Biểu đồ chỉ số chất lượng khí CO tại thôn Phước Lộc
Biểu đồ nồng độ khí H2S tại thôn Phước Lộc
Biểu đồ chỉ số chất lượng khí H2S tại thôn Phước Lộc
Biểu đồ nồng độ khí NH3 tại thôn Phước Lộc
Biểu đồ nồng độ khí NH3 tại thôn Phước Lộc
Biểu đồ nồng độ bụi lơ lửng tại thôn Phương Trung
Biểu đồ chỉ số chất lượng bụi tại thôn Phương Trung
Biểu đồ nồng độ khí SO2 tại thôn Phương Trung
Biểu đồ chỉ số chất lượng khí SO2 tại thôn Phương Trung
Biểu đồ nồng độ khí NO2 tại thôn Phương Trung
Biểu đồ chỉ số chất lượng khí NO2 tại thôn Phương Trung
Biểu đồ nồng độ khí CO tại thôn Phương Trung


Trang

11

11
26
27
28
32
33
34
35
36
37
43
44
45
46
46
47
48
49
49
50
51
52
53
54
54

55
56
57
57


Số hiệu
hình
3.20.
3.21.
3.22.
3.23.
3.24.
3.25.
3.26.
3.27.
3.28.
3.29.
3.30.
3.31.
3.32.
3.33.

Tên hình

Trang

Biểu đồ chỉ số chất lượng khí CO tại thôn Phương Trung
Biểu đồ nồng độ khí NH3 tại thôn Phương Trung
Biểu đồ chỉ số chất lượng khí NH3 tại thôn Phương Trung

Biểu đồ nồng độ khí H2S tại thôn Phương Trung
Biểu đồ chỉ số chất lượng khí H2S tại thôn Phương Trung
Biểu đồ chất lượng môi trường không khí thôn Phước Lộc theo
đánh giá cảm quan của người dân
Biểu đồ chất lượng môi trường không khí thôn Phương Trung
theo đánh giá cảm quan của người dân
Biểu đồ các bệnh thường gặp của người dân thôn Phương Trung
Biểu đồ các triệu chứng thường gặp người dân thôn Phương
Trung
Biểu đồ các bệnh thường gặp của người dân thôn Phước Lộc
Biểu đồ các triệu chứng thường gặp của người dân thôn Phước
Lộc
Sơ đồ bố trí thí nghiệm xử lý khí thải H2S
Sơ đồ công nghệ thu hồi bụi bằng lọc bụi tay áo tại công đoạn
sấy phun
Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lưu huỳnh

58
58
59
60
61
65
66
66
67
67
68
69
70

78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua ở nước ta, ở mỗi địa phương, mỗi khu vực, tình trạng ô
nhiễm môi trường diễn ra theo nhiều hướng khác nhau đã và đang ảnh hưởng đến đời
sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân [3]. Hiến chương của tổ chức Y tế thế giới
đã nêu: “Việc hưởng thụ tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất là một trong những quyền cơ
bản của mỗi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chính trị, điều
kiện kinh tế xã hội”.
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn liền với phát triển kinh tế tri thức nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại [9]. Để thực hiện mục tiêu
này, việc tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành nghề cả
nước trở thành một nhu cầu bức thiết, điều này đã đẩy nhanh tốc độ ra đời các khu
công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.
Kinh tế phát triển cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi
trường những tác động xấu của chúng tới sức khỏe môi trường đã được nhận biết ở
một số vùng, điểm nóng về ô nhiễm [12].
Cùng hòa trong xu thế phát triển kinh tế của đất nước, huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam cũng xây dựng được 13 cụm công nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Sự ra
đời của các cụm công nghiệp đã giúp cho các địa phương có điều kiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, lao động góp phần tăng nhanh tỷ trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người lao động và làm thay đổi bộ mặt
nông thôn. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải, chất thải phát sinh
từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây bức xúc cho người dân trong khu vực.
Việc đánh giá hiện trạng môi trường và những tác động của các yếu tố môi

trường lên sức khỏe cộng đồng tại các khu dân cư gần các cụm công nghiệp phục vụ
cho quá trình ra quyết định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân và phát triển bền vững kinh tế - xã hội trở thành nhu cầu cấp bách.
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh các cụm
công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng môi trường” là một hướng nghiên cứu mới và chưa có tác giả nào thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh các cụm công nghiệp huyện Đại lộc
và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường:
- Khu vực thôn Phương Trung, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam.
- Khu vực thôn Phước Lộc, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
- Khu vực hồ Bàu Đá, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.


2
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường
nước tại khu vực xung quanh các cụm công nghiệp Đại Quang, CCN Mỹ An;
Đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tại khu vực: ô nhiễm môi
trường nước, ô nhiễm môi trường không khí.
3. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng chất lượng môi trường nước, không khí tại các khu vực dân cư xung
quanh một số cụm công nghiệp tại huyện Đại Lộc.
Người dân sinh sống tại khu vực xung quanh cụm công nghiệp Đại Quang, CCN
Mỹ An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nội dung nghiên cứu
a) Tổng quan thực trạng, tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất trong các

cụm công nghiệp huyện Đại Lộc
Quy trình sản xuất, chế biến, số liệu về thực trạng, tình hình sản xuất, quy mô
của các cơ sở sản xuất.
Các công đoạn có sử dụng và phát sinh các tác nhân gây ô nhiễm.
b) Khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh các cụm công
nghiệp huyện Đại Lộc
Nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực xung quanh các
cụm công nghiệp Đại Quang, CCN Mỹ An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh quảng
Nam.
Khảo sát đo đạc chất lượng nước thải, nước mặt.
Khảo sát đo đạc chất lượng môi trường không khí.
c) Tình trạng sức khỏe người dân tại khu vực xung quanh các cụm công nghiệp
Để tìm hiểu tình trạng sức khỏe của người dân tại khu vực nghiên cứu tác giả sẽ
tiến hành phỏng vấn người dân tại các khu dân cư:
Khu dân cư thôn Phương Trung, xã Đại Quang;
Khu dân cư thôn Phước Lộc, xã Đại Quang.
d) Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường
tại khu vực xung quanh các CCN huyện Đại Lộc
Sau khi đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực lân cận các CCN Đại Quang,
CCN Mỹ An, đề tài sẽ nghiên cứu các nhóm giải pháp để giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm môi trường nhằm nâng cao chất lượng môi trường cho khu vực nghiên cứu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các CCN Đại Quang, CCN Mỹ An, xã Đại
Quang huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam:
- Khu vực thôn Phương Trung, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam.


3
- Khu vực thôn Phước Lộc, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

- Khu vực hồ Bàu Đá, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để đánh giá hiện trạng môi
trường khu vực xung quanh các cụm công nghiệp để phục vụ cho quá trình ra quyết
định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng môi trường và phát triển
bền vững kinh tế xã hội tại khu vực.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh các cụm công nghiệp huyện Đại
Lộc giúp hỗ trợ cho công tác quản lý hiện trạng môi trường tại huyện Đại Lộc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra phỏng vấn cá nhân nhằm xây dựng
cơ sở dữ liệu về môi trường và điều kiện sinh sống của người dân. Bảng câu hỏi thiết
kế tập trung chủ yếu vào mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng dân cư, đó là thông tin:
+ Về điều kiện sinh sống và làm việc đặc thù tại khu vực nghiên cứu.
+ Môi trường, máy móc thiết bị, nhà xưởng, công việc tại các cơ sở sản xuất.
+ Trắc nghiệm lâm sàng một số bệnh bằng phiếu câu hỏi.
+ Thông tin về về sức khỏe tại bộ phận phụ trách Y tế của khu vực nghiên cứu
được tiến hành trong các đợt khảo sát.
Phương pháp tổng hợp tài liệu: Nhằm thu thập thống kê các số liệu, các tài liệu
liên quan đến đề tài trong và ngoài nước.
Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo
khoa học của sở, ban, ngành và các phương tiện truyền thông về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu thực địa: Trên cơ sở thông tin ban đầu về hiện trạng
chất lượng môi trường khu vực xung quanh CCN Đại Quang, CCN Mỹ An để tiến
hành nghiên cứu, khảo sát thực địa.
Điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường nước, môi trường không khí
tại khu vực nghiên cứu, các phương pháp lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường
được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn của quốc tế.

Phương pháp xử lý số liệu trong môi trường: Sử dụng kỹ thuật tin học nhằm
phân tích, xử lý số liệu và đánh giá. Toàn bộ số liệu thu thập trong quá trình điều tra
khảo sát sẽ được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel. Trên cơ sở các dữ liệu đã được
xử lý, phân tích và đánh giá toàn cảnh hiện trạng vấn đề đặt ra. Thiết kế bộ câu hỏi rõ
ràng. Làm sạch số liệu đã thu thập: loại bỏ số liệu không phù hợp, không đầy đủ thông
tin trước khi phân tích.


4
6. Các nội dung thực hiện
STT

Các nội dung, công việc chủ yếu

1

Xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu

2

3

4

5

6

7
8


Tổng quan thực trạng, tình hình hoạt
động của các cơ sở sản xuất trong các
cụm công nghiệp huyện Đại Lộc:
- Quy trình sản xuất, chế biến, số liệu về
thực trạng, tình hình sản xuất, quy mô
của các cơ sở sản xuất.
- Các công đoạn có sử dụng và phát sinh
các tác nhân gây ô nhiễm.
Hồi cứu các dữ liệu về quy mô các cụm
công nghiệp, dân cư khu vực nghiên cứu
- Quy mô 02 cụm công nghiệp
- Quy mô khu vực dân cư xung quanh 02
cụm công nghiệp

Sản phẩm,
kết quả
Đề cương
nghiên cứu

Thời gian
thực hiện
01/2017

Báo cáo tổng
quan
thực
trạng, quy mô
hoạt động các
CSSX


02-03/2017

Bộ số liệu về
quy mô CCN
và dân số khu
vực

03-04/2017

Bộ số liệu về y
Hồi cứu các hồ sơ về y tế và sức khỏe
tế và sức khỏe
cộng đồng trên địa bàn huyện Đại Lộc
cộng đồng
Khảo sát, đo đạc hiện trạng môi trường
xung quanh tại 02 cụm công nghiệp
Bộ kết quả về
- Khảo sát đo đạc chất lượng nước thải,
hiện trạng môi
nước mặt.
trường
- Khảo sát đo đạc chất lượng môi trường
không khí.
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
môi trường:
Giải pháp kỹ
- Giải pháp kỹ thuật
thuật, giải pháp
- Giải pháp quản lý

chính sách
- Giải pháp khác
Luận văn hoàn
Viết và hoàn thiện luận văn
thiện
Bảo vệ luận văn

04-05/2017

03-06/2017

07/2017

08/2017
10/2017


5
7. Bố cục đề tài
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


6

Chương 1 - TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan các cụm công nghiệp khu vực nghiên cứu

1.1.1. Quá trình hình thành và xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện
Đại Lộc [13]
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã quy hoạch chi tiết được 13 CCN:
CCN Đồng Mặn, xã Đại Hiệp: CCN Đồng Mặn được UBND tỉnh Quảng Nam
ban hành Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 về việc thành lập Cụm công
nghiệp Đồng Mặn và được UBND huyện Đại Lộc phê duyệt quy hoạch chi tiết tại
Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 31/7/2007, có tổng diện tích là 10,34ha.
CCN Khu 5, thị trấn Ái Nghĩa: CCN Khu 5 được UBND tỉnh Quảng Nam ban
hành Quyết định số 118/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 về việc thành lập Cụm công
nghiệp Khu 5 và được UBND huyện Đại Lộc phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết
định số 140/QĐ-UB ngày 07/5/2004, có tổng diện tích là 3,96ha.
CCN Đại Hiệp, xã Đại Hiệp: CCN Đại Hiệp được UBND tỉnh Quảng Nam ban
hành Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 về việc thành lập Cụm công
nghiệp Đại Hiệp với tổng diện tích là 50ha (tính cả giai đoạn 2) và được UBND huyện
Đại Lộc phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 499/QĐ-UB ngày 23/12/2004;
Quyết định số 861/QĐ-UB ngày 11/10/2007; Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày
26/12/2012, với tổng diện tích là 22,15ha; trong đó có 17,45 ha UBND tỉnh giao cho
Công ty TNHH Vân Long làm chủ đầu tư hạ tầng.
Hiện tại, Trung tâm Phát triển CCN, TM&DV đang lập hồ sơ để mở rộng CCN
(giai đoạn 2) lên đến 50ha.
CCN Đại An, thị trấn Ái nghĩa và xã Đại Hiệp: CCN Đại An được UBND tỉnh
Quảng Nam ban hành Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 20/01/2014 về việc thành
lập Cụm công nghiệp Đại An và được UBND huyện Đại Lộc phê duyệt quy hoạch chi
tiết tại Quyết định số 87/QĐ-UB ngày 29/3/2004; Quyết định số 1614/QĐ-UBND
ngày 7/9/2012; Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 16/7/2013; Quyết định số
2401/QĐ-UBND ngày 4/12/2013, có tổng diện tích là 41,2ha.
Hiện tại, Trung tâm PTCCN, TM&DV đang lập hồ sơ để mở rộng CCN (giai
đoạn 2) lên đến 75ha.
CCN Đại Nghĩa 1, xã Đại Nghĩa: CCN Đại Nghĩa 1 được UBND tỉnh Quảng
Nam ban hành Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 về việc thành lập Cụm

công nghiệp Đại Nghĩa 1 và được UBND huyện Đại Lộc phê duyệt quy hoạch chi tiết
tại Quyết định số 59/QĐ-UB ngày 18/2/2005, có tổng diện tích là 13,85ha.
CCN Đại Nghĩa 2, xã Đại Nghĩa: CCN Đại Nghĩa 2 được UBND tỉnh Quảng
Nam ban hành Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 về việc thành lập Cụm
công nghiệp Đại Nghĩa 2 và được UBND huyện Đại Lộc phê duyệt quy hoạch chi tiết
tại Quyết định số 325/QĐ-UB ngày 20/9/2004; Quyết định số 1214/QĐ-UBND ngày
19/8/2015, có tổng diện tích là 25,53ha;


7
CCN Ấp 5, xã Đại Nghĩa và Đại Quang: CCN Ấp 5 được UBND tỉnh Quảng
Nam ban hành Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 23/06/2016 về việc thành lập
Cụm công nghiệp Ấp 5 và được UBND huyện Đại Lộc phê duyệt quy hoạch chi tiết tại
Quyết định số 1277/QĐ-UBND ngày 12/10/2009; có tổng diện tích là 17,62ha. CCN
đang lập hồ sơ mở rộng lên tổng diện tích 20,5ha.
CCN Mỹ An 2, xã Đại Quang: CCN Mỹ An 2 được UBND tỉnh Quảng Nam ban
hành Quyết định số 2202/QĐ-UBND ngày 23/06/2016 về việc thành lập Cụm công
nghiệp Mỹ An 2 và được UBND huyện Đại Lộc phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết
định số 2110/QĐ-UB ngày 5/11/2012, có diện tích là 13,3ha.
CCN Mỹ An, xã Đại Quang: CCN Mỹ An được UBND tỉnh Quảng Nam ban
hành Quyết định số 114/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 về việc thành lập Cụm công
nghiệp Mỹ An và được UBND huyện Đại Lộc phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết
định số 23/QĐ-UB ngày 20/1/2005; Quyết định số 70A/QĐ-UBND ngày 7/3/2006, có
tổng diện tích là 7,2ha (trong đó, 2,5ha đang lập hồ sơ quy hoạch chi tiết).
Đại Quang, xã Đại Quang: CCN Đại Quang được UBND tỉnh Quảng Nam ban
hành Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 20/01/2014 về việc thành lập Cụm công
nghiệp Đại Quang và được UBND huyện Đại Lộc phê duyệt quy hoạch chi tiết tại
Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 22/4/2005; Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày
29/6/2006, có tổng diện tích là 48,83ha.
CCN Đại Đồng 1, xã Đại Đồng: CCN Đại Đồng 1 được UBND tỉnh Quảng Nam

ban hành Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 về việc thành lập Cụm công
nghiệp Đại Đồng 1 và được UBND huyện Đại Lộc phê duyệt quy hoạch chi tiết tại
Quyết định số 280/QĐ-UB ngày 07/8/2006; có tổng diện tích là 16,29ha.
CCN Đại Đồng 2, xã Đại Đồng: CCN Đại Đồng 2 được UBND huyện Đại Lộc
phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 18/12/2009;
Quyết định số 1031/QĐ-UBND ngày 16/07/2013; Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày
3/3/2014; có diện tích là 49,46ha.
CCN Đại Tân 1, xã Đại Tân: CCN Đại Tân 1 được UBND huyện Đại Lộc phê
duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 70A/QĐ-UBND ngày 07/3/2006.
1.1.2. Tình hình hoạt động các cơ sở trong các CCN huyện Đại Lộc
Sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đã và đang
góp phần đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam. Thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn, tạo điều kiện thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội,
tạo thêm nhiều công ăn việc làm ổn định cho nhân dân địa phương, tăng thu nhập và
cải thiện đời sống cho người dân.


8
Bảng 1.1. Các dự án đã đi vào hoạt động tại các CCN huyện Đại Lộc
STT

Tên Doanh nghiệp

Loại hình hoạt
động

Hồ sơ môi trường

CCN


A

B

C

D

E

1

2

3

4
5
6
7

8

9
10
11
12

Công ty TNHH chế Chế biến cao su Bản đăng ký đạt tiêu

biến cao su Đà Nẵng thiên nhiên
chuẩn môi trường
Công ty TNHH Dệt
may Thái Liên Việt May mặc
Bản cam kết BVMT
Nam
Bản cam kết đạt TCMT
phân xưởng tấm lợp.
Chi nhánh Nam Quan Sản xuất tấm lợp
Bản cam kết BVMT
(Công ty Vân Long)
Fibro xi măng
phân xưởng nghiền xi
măng
Công ty TNHH Đại Chế biến thức ăn
Đề án BVMT chi tiết
Hòa
chăn nuôi
Chi nhánh Công ty cổ Sản xuất gạch
Đề án BVMT chi tiết
phần Phương Nam
tuynel
HTX CN TTCN Đại Sản xuất gạch Bản cam kết đạt tiêu
Hiệp
tuynel
chuẩn môi trường
Công ty TNHH Gia Chế biến gỗ xuất
Đề án BVMT đơn giản
Nghi
khẩu

Dụng cụ cơ khí
Công ty TNHH Groz
chính xác cao Bản cam kết BVMT
Beckert- Việt Nam
ngành dệt, may
Công ty CP Prime Sản xuất gạch Báo cáo Đánh giá tác
Đại Lộc
men
động môi trường
Công ty TNHH SX
Mây tre đan
Bản cam kết BVMT
&TM Sao Mộc
Sản xuất gạch Bản đăng ký đạt tiêu
Công ty CP Đại Hưng
ngói
chuẩn môi trường
Công ty TNHH Đại
Chế biến bột cá
Đề án BVMT chi tiết
Hòa

CCN
An

Mỹ

CCN Khu 5

CCN

Hiệp

Đại

CCN Mỹ
An
CCN Đại
Quang
CCN Đồng
Mặn
CCN Đại
Hiệp
CCN
An

Đại

Đại Quang
CCN Đại
Nghĩa 1
CCN Đại
Đồng 1
CCN Mỹ
An

13

Công ty CP Prime Sản xuất bao bì, Báo cáo Đánh giá tác CCN Đại
Đại Quang
carton

động môi trường
Quang

14

Công ty TNHH Tân
Ván Okal
Thành Thắng

Báo cáo Đánh giá tác CCN
động môi trường
Hiệp

Đại


9

STT

Tên Doanh nghiệp

Loại hình hoạt
động

Hồ sơ môi trường

CCN

A


B

C

D

E

15
16

17

18
19

20

21
22

23

24

25

Công
ty

TNHH
TMSX Phú Thịnh
Công ty TNHH Tân
Phước
Công ty CP Đồng
Xanh đã chuyển
nhượng cho Công ty
Cổ phần nhiên liệu
sinh học Tùng Lâm
Công ty cổ phần Xi
măng Thanh Long
Công ty CP Thủy
điện A Vương

Chế biến ván ép,
Đề án BVMT chi tiết
gỗ xuất khẩu
Sản xuất gạch
Bản đăng ký đạt TCMT
tuynel
Sử dụng Báo cáo đánh
giá tác động môi
Sản xuất dầu
trường từ Công ty
biodiesel
Đồng Xanh chuyển
sang
Trạm nghiền Xi Bản cam kết bảo vệ
măng
môi trường

Cơ sở bảo trì

Sản xuất mây,
Công ty TNHH TM
tre, mộc mỹ nghệ
SX Nghĩa Tín
xuất khẩu
Trạm nghiền đá
HTX TTCN 27-7
xây dựng
Công ty TNHH SX - Dăm gỗ xuất
TM & DV Đại Hiệp
khẩu
Công
ty
TNHH
CBTS Hải Thành Chế biến bột cá
Công Đại Lộc
Chế biến song
Công ty cổ phần Đầu
mây, ván ép và
tư Phúc Thiện
bao bì gỗ pallet
Sản xuất gạch
không nung từ
Công ty TNHH MTV đất đồi, đá tổ
thương mại Tâm Phúc ong,
Nguyên
phế thải công
nghiệp, phế thải

xây dựng

Đề án BVMT đơn giản

CCN Ấp 5
CCN
Tân 1

Đại

CCN
Tân 1

Đại

CCN
Hiệp

Đại

Ấp 5

Báo cáo Đánh giá tác
Đại Đồng 2
động môi trường
Bản cam kết BVMT

CCN
An 2


Mỹ

Báo cáo đánh giá tác
Đại An
động môi trường
Đánh giá tác động môi
Đại An
trường
Báo cáo Đánh giá tác
Đại Hiệp
động môi trường

Đánh giá tác động môi
Ấp 5
trường


10
Hiện nay, tại các cụm công nghiệp trên địa bàn không có cơ sở thuộc danh mục
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chỉ có 06 cơ sở sản xuất trong cụm công
nghiệp thường xuyên nhân dân phản ảnh vấn đề ô nhiễm môi trường, bao gồm:
1. Nhà máy chế biến bột cá do Công ty TNHH Hải Thành Công làm chủ đầu

2. Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi do Công ty TNHH Đại Hòa làm chủ
đầu tư
3. Nhà máy chế biến cao su Đà Nẵng do Công ty TNHH Chế biến cao su Đà
Nẵng làm chủ đầu tư
4. Nhà máy sản xuất cồn etanol do Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học Tùng
Lâm làm chủ đầu tư
5. Nhà máy sản xuất gạch men do Công ty cổ phần Prime Đại Lộc làm chủ đầu


6. Nhà máy sản xuất tấm lợp fibro ximăng do Chi nhánh Nam Quan – Công ty
TNHH Vân Long làm chủ đầu tư.
1.2. Hiện trạng môi trường xung quanh các khu sản xuất công nghiệp
1.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí [4]
Hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn là một trong những nguồn chính gây ô
nhiễm môi trường không khí nước ta. Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, nền kinh tế
tăng trưởng chậm lại, các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiên liệu gặp
nhiều khó khăn, điều đó thể hiện khá rõ diễn biến chất lượng không khí tại các khu sản
xuất, khu công nghiệp. Mức độ ô nhiễm không khí lớn nhất là vào năm 2011, sau đó
được cải thiện đáng kể vào năm 2012, nhưng lại tiếp tục gia tăng trong các năm trở lại
đây.
a) Bụi
Bụi là một vấn đề nổi cộm đối với môi trường không khí xung quanh các khu sản
xuất công nghiệp. Nồng độ bụi TSP tại nhiều KCN đã vượt QCVN 05:2013/BTNMT.
Số liệu so sánh cho thấy nồng độ bụi TSP xung quanh các KCN miền Bắc cao hơn hẳn
so với KCN miền Nam, trong khi nồng độ TSP xung quanh các KCN miền Trung và
miền Nam có sự chênh lệch không nhiều.


11

Hình 1.1. Biểu đồ diễn biến nồng độ TSP xung quanh một số KCN thuộc 3 vùng kinh
tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam giai đoạn từ năm 2011-2015 [4].
b) Các khí ô nhiễm: SO2, NO2
Các loại hình công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu đốt như nhiệt điện, lọc dầu,
lò đốt có công suất lớn sẽ phát thải lượng SO2 nhiều hơn các ngành khác. Theo đó,
nồng độ khí SO2 đo được xung quanh các KCN miền Bắc cao hơn hẳn so với các KCN
ở các tỉnh phía Nam, do loại hình công nghiệp đặc thù tại từng khu vực.
Ngược lại với thông số SO2, nồng độ khí NO2 xung quanh các KCN miền Nam

lại cao hơn KCN miền Bắc. Nguyên nhân có thể do tại khu vực miền Nam tập trung
các loại hình sản xuất như hóa chất, các sản phẩm kim loại, điện tử… Tuy nhiên tại
các khu vực nồng độ của cả hai loại khí SO2 và NO2 vẫn nằm trong ngưỡng cho phép
của QCVN 05:2013/BTNMT.

Hình 1.2. Biểu đồ nồng độ SO2 xung quanh các khu vực sản xuất của một số địa
phương từ năm 2011-2015 [4].


12
Hiện tượng ô nhiễm mùi do khí thải phát sinh từ khu vực như bãi chôn lấp rác
thải, nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy chế biến cao su, nhà máy giấy… cũng đã
xảy ra cục bộ tại một số địa phương.
1.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước [14]
Nguồn nước mặt cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn
huyện chủ yếu là nước sông (Thu Bồn, Vu Gia, Côn, Yên) và từ các suối, ao hồ, đập.
Nước thải công nghiệp là một trong những nguồn thải gây áp lực lớn nhất đến
môi trường nước mặt trên địa bàn huyện. Hiện nay, toàn huyện có 13 cụm công nghiệp
đang hoạt động với hơn 20 cơ sở sản xuất, lượng nước thải phát sinh khoảng 6.000
m3/ng.đ. Các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay chưa được đầu tư xây dựng
hệ thống xử lý nước thải tập trung, chủ yếu các cơ sở tự xử lý theo quy định trước khi
xả thải ra môi trường bên ngoài, trong đó có một số cơ sở có lượng nước thải tương
đối lớn như Nhà máy cồn Đại Tân (lượng nước xả thải 5.000 m3/ngày đêm), Nhà máy
sản xuất gạch men của Công ty Cổ phần Prime Đại Lộc (lượng nước xả thải khoảng
450m3/ngày đêm)...
Nước dưới đất (nước ngầm) tồn tại ở hai dạng cơ bản là nước khe nứt và nước lỗ
hổng. Tuy nhiên, chưa có số liệu điều tra, nghiên cứu để đánh giá trữ lượng nước
ngầm trên địa bàn huyện. Nước ngầm thường được sử dụng cho mục đích cấp nước
khu, cụm công nghiệp và sản xuất của người dân, nhưng chất lượng nước chưa đảm
bảo theo quy chuẩn quy định, có những khu vực nguồn nước ngầm bị nhiễm phèn

không thể sử dụng được.
Hiện nay, hầu hết các CCN đều chưa có hệ thống thoát nước thải và nước thải từ
các nhà máy đổ trực tiếp vào đất, một phần lượng nước thải này ngấm vào nguồn nước
dưới đất. Hoạt động chôn cất ở các nghĩa trang, nghĩa địa, các mồ mả ở các nghĩa địa
hay nghĩa trang gia tộc không được quy hoạch, nằm xen lẫn trong khu dân cư, gây
nguy cơ ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
Trên địa bàn huyện có bãi rác Đại Hiệp với diện tích 11 ha, xử lý rác thải khu,
cụm công nghiệp của các huyện phía Bắc tỉnh Quảng Nam bằng phương pháp chôn lấp
thủ công không đảm bảo vệ sinh. Do vậy, nước rỉ từ bãi rác có thể ngấm vào mạch
nước ngầm tầng nông.
1.2.3. Chất thải rắn [4,14]
Do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng nên lượng chất thải phát sinh
trong năm là rất lớn, trung bình 76 tấn/ngày đêm (dân số trung bình năm 2016 của
huyện ước tính là 152.262 người, tỷ lệ phát sinh chất thải trên đầu người ước khoảng
0,5kg/người/ngày đêm). Tỷ lệ thu gom trên địa bàn huyện ước tính khoảng 70%, chủ
yếu là rác thải khu, cụm công nghiệp từ các hộ gia đình, chợ, cơ sở công cộng.
Vấn đề thu gom, xử lý rác thải khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đã có
nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là kể từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới và Đề án quản lý chất thải rắn vùng nông thôn tỉnh


13
Quảng Nam của UBND tỉnh tại Quyết định 3983/QĐ-UBND ngày 06/12/2012 thì rác
thải khu, cụm công nghiệp của nhân dân ở vùng nông thôn đã được giải quyết, tình
trạng rác thải vứt bừa bãi tại các khu vực công cộng ở các địa phương ngày càng giảm,
một số nơi các điểm nóng về ô nhiễm rác thải đã được xóa bỏ, làm cho cảnh quan ngày
càng sạch - đẹp hơn. Theo lộ trình của UBND tỉnh, đến nay UBND huyện đã phê
duyệt 18 phương án cho 18 xã, thị trấn thực hiện mô hình thu gom rác thải; theo mô
hình này các địa phương triển khai thực hiện thu phí vệ sinh trong dân và thu gom rác
thải, sau đó vận chuyển ra các điểm trung chuyển và hợp đồng với Công ty CP MTĐT

Quảng Nam để vận chuyển, xử lý theo quy định. Theo kết quả báo cáo của các địa
phương và qua theo dõi việc thực hiện Phương án thu gom rác thải đến cuối năm 2016
tỷ lệ hộ tham gia thu gom rác thải trên địa bàn huyện đạt khoảng 70%.
1.3. Tác hại ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp [4,11,14]
1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người đặc biệt
là đối với đường hô hấp, kết quả nghiên cứu cho thấy khi môi trường không khí bị ô
nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể bị thúc đẩy,
chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, ho, viễm mũi, viêm họng, viêm
phế quản, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Nguy hiểm
nhất là có thể gây ra bệnh ung thư phổi. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô
nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi đang
mang bệnh, phổi và tim mạch, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời,… Mức
độ ảnh hưởng đối với từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất
ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Tác động của Carbon monoxit (CO)
Môi trường có nồng độ CO cao sẽ gây ngạt thở, vì CO là chất gây ngạt hoá học.
Khi đó CO kết hợp với Hb làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Khi nồng độ
HbCO tăng, lượng oxy cung cấp cho các mô giảm. Mặt khác, áp suất riêng phần của
oxy trong máu gần bình thường, nên không gây được phản xạ kích thích thở nhanh. Cả
hai yếu tố này gây nên tình trạng thiếu oxy trầm trọng khi hít phải khí CO.
Tác động của Nitơ dioxit (NO2)
Nhiễm độc mãn tính nitơ dioxit gây giảm chức năng phổi với các biểu hiện giảm
dung tích sống, giảm thể tích hít vào tối đa/giây và thở ra tối đa/giây, tăng thể tích cặn.
Bệnh nhân thường kêu khó thở lúc gắng sức. Nghe phổi có thể thấy ran ẩm và ran rít,
ngáy, ho khạc đờm.
Hơi khí NO2 làm tăng tính nhạy cảm của phế quản đối với chất gây co thắt phế
quản. Ở người bình thường và người bị hen sau khi phơi nhiễm với các chất gây co
thắt phế quản, thậm chí ở nồng độ thấp bình thường không ảnh hưởng tới chức năng
phổi, nhưng khi có phối hợp với nồng độ khí NO2 đã xuất hiện co thắt phế quản. Một



14
số nghiên cứu chỉ ra ngay ở những mức thấp của NO2 như 376 - 565 µg/m3 (0,2 tới 0,3
ppm) đã làm tăng tính nhạy của cơ thể với chất gây co phế quản.
Ở nồng độ thấp hơn có thể chỉ có các dấu hiệu kích thích phế quản nhẹ sau đó là
thời gian im lặng khoảng từ 5 đến 12 giờ không có triệu chứng gì, đột nhiên xuất hiện
triệu chứng phù phổi cấp. Nhiễm độc cấp NO2 thường gây bệnh viêm phế quản thanh
mạc xuất hiện trong vài ngày. Bệnh thường nặng và khó thở tăng dần, kèm theo sốt và
tím. Chụp X-quang phổi có thể thấy tăng đậm lưới phế quản và nhiều nốt mờ kích
thước 1-5 mm.
Những người bị hen được xem là các đối tượng dễ nhạy cảm nhất, mặc dù chưa
có dữ liệu khoa học nào khẳng định chắc chắn, tuy nhiên qua một số nghiên cứu cho
thấy: Nồng độ thấp nhất gây ra những phản ứng đối với chức năng phổi của người bị
hen nhẹ phơi nhiễm trong 30-110 phút là 565 µg/m3 (0,3 ppm) NO2 trong thời gian có
vận động cách quãng. Nồng độ NO2 khoảng 940 μg/m3 (0,5ppm) làm tăng tính nhạy
cảm của phổi với các vi khuẩn, vi rút gây nhiễm khuẩn phổi.
Các nghiên cứu dịch tễ ở trẻ em (dưới 2 tuổi) và người lớn tại các gia đình đun ga
không cho thấy ảnh 20 hưởng của các thiết bị sử dụng ga trên bệnh phổi. Nhưng trẻ
em từ 5 tới 12 tuổi được ước tính tăng 20% nguy cơ mắc các triệu chứng và bệnh hô
hấp khi nồng độ NO2 tăng 28 μg/m3 (trung bình 2 tuần), khi nồng độ trung bình tuần từ
15-128 μg/m3 hoặc cao hơn. Những nghiên cứu về tác động của oxit nitơ lên hệ thống
hô hấp cho thấy khi tiếp xúc mạn tính với oxit nitơ gây giảm chức năng phổi trong đó
biểu hiện giảm dung tích sống, giảm tốc độ dòng thở tối đa và sự đàn hồi của phổi,
tăng thể tích cặn.
Tác động của Sunfur dioxit (SO2)
Các nghiên cứu lâm sàng thấy rằng tiếp xúc với SO2 ở nồng độ dưới 0,25 ppm
gây tăng co thắt phế quản ở người bị hen. Khi tiếp xúc với nồng độ cao hơn gây giảm
chức năng phổi cũng được ghi nhận. Khi vận động có thể làm tăng các khả năng đáp
ứng, nguyên nhân khi tăng vận động làm tăng thông khí của phổi dẫn đến một lượng

SO2 nhiều hơn xâm nhập tới sâu hơn các tổ chức của phổi gây phản ứng.
Khi trong không khí ô nhiễm có sự kết hợp giữa SO2 và các thành phần ô nhiễm
khác ở nồng độ cao đáng kể sẽ làm chức năng phổi giảm cấp tính. Ở Châu Âu và Bắc
Mỹ mặc dù nồng độ SO2 thấp cũng nhận thấy có liên quan tới sự tăng lên của tỷ lệ tử
vong, nhập viện hàng ngày do các bệnh hô hấp và bệnh tim mạch. Điều này cũng được
chứng minh về sự liên quan của tỷ lệ giảm chức năng phổi và tỷ lệ tử vong do bệnh
tim mạch và hô hấp khi tiếp xúc kéo dài với SO2. Khi giảm nồng độ SO2 trong không
khí sẽ giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện được tình trạng bệnh hô hấp của trẻ em.
Tác động của Amoniac (NH3)
Amoniac (NH3) là một hóa chất thường gặp trong đời sống. Amoniac cũng được
sản xuất trong cơ thể con người, là một thành phần cấu tạo nên protein và những phân


×