Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu tái cấu trúc để nâng cao độ tin cậy lưới điện phân phối TP cam ranh giai đoạn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.66 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TẠ QUANG KHÁNH

NGHIÊN CỨU TÁI CẤU TRÚC ĐỂ NÂNG CAO
ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
THÀNH PHỐ CAM RANH GIAI ĐOẠN
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng, Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TẠ QUANG KHÁNH

NGHIÊN CỨU TÁI CẤU TRÚC ĐỂ NÂNG CAO
ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
THÀNH PHỐ CAM RANH GIAI ĐOẠN
ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số

: 60.52.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT



Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Tấn Vinh

Đà Nẵng, Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, tôi có
trích dẫn một số tài liệu chuyên ngành điện và một số tài liệu do các nhà xuất bản
ban hành.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Tạ Quang Khánh


TRANG TÓM TẮT
NGHIÊN CỨU TÁI CẤU TRÚC ĐỂ NÂNG CAO
ĐỘ TIN CẬY LƯỚI PHÂN PHỐI CAM RANH
Học viên: TẠ QUANG KHÁNH
Mã số: 60 52 02 02

Khóa: 33

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN

Tóm tắt: Độ tin cậy cung cấp điện là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đảm bảo chất
lượng điện năng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là yêu cầu đặt ra cho các

Công ty Điện lực trong lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh Việt Nam vào
những năm sắp tới – khi đó quan hệ mua và bán giữa bên bán điện và khách hàng dựa
trên mối quan hệ xác lập và điều tiết bởi cơ chế thị trường.
Lưới điện phân phối thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa đến nay dù đã
được cải tạo nhưng về cơ bản kết cấu lưới và nguồn vẫn còn chưa đủ mạnh trong liên
kết và khả năng cung cấp điện cho phụ tải. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ tin
cậy thì chủ yếu là do sự cố lưới điện và do công tác trên lưới điện, trong đó tỷ lệ ảnh
hưởng đến độ tin cậy do công tác luôn chiếm tỷ lệ cao. Chính những điều đó là trở ngại
rất lớn trong thao tác vận hành lưới điện, chi phối trực tiếp và cơ bản các chỉ số trong
bộ chỉ tiêu về độ tin cậy.
Do vậy cần kiểm soát và thực hiện hợp lý, khoa học khâu này trên cơ sở tái cấu
trúc lưới điện phù hợp để cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho giai đoạn
đến năm 2020 khi có thêm trạm biến áp 110kV trung tâm Cam Ranh đi vào vận hành.
Từ khóa: Lưới phân phối, chỉ tiêu độ tin cậy, thị trường điện cạnh tranh, tái cấu trúc,
nâng cao độ tin cậy.
RESTRUCTURING RESEARCH TO IMPROVE
THE RELIABILITY OF CAM RANH DISTRIBUTION
Abstract: In recent days, service reliability is an important indicator in ensuring power
quality. This is also a requirement for power companies in the roadmap for Vietnam's
competitive electricity market development in the coming years since the energy
transactions between the electricity seller and the customer base on the relationship
established and regulated by the market mechanism.
Although the power distribution grid of Cam Ranh city has been improved
annually, the grid structure and power source are still not strong enough to deliver
power to customers. Some factors affecting service reliability are mainly due to grid
malfunction and working schedule, in which the numbers of maintaining grid line time
are dominant. These result in difficulty in operation of the grid and directly make a bad
affect on service reliability.



Therefore, it is necessary to find a scientific research on the basis of optimal
grid restruction to improve reliability of power supply for the period up to 2020
especially when 110kV transformer station in Cam Ranh center is going into
operation.
Keywords: Distributed grid, reliability criteria, competitive electricity
market, refactoring, improve reliability.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1- Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................2
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2
4- Phương pháp nghiên cứu ................................................................................2
5- Tên và bố cục của luận văn.............................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN VÀ CÁC CHỈ TIÊU
ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TP CAM RANH............................4
1.1. ĐẶC ĐIỂM, HIỆN TRẠNG LPP THÀNH PHỐ CAM RANH .....................4
1.1.1. Đặc điểm lưới điện ....................................................................................4
1.1.2. Hiện trạng LPP thành phố Cam Ranh .......................................................5
1.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÉP VÒNG CÁC TUYẾN TRUNG ÁP .........10
1.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU VỀ ĐTC CUNG CẤP ĐIỆN
LPP CAM RANH CÁC NĂM 2014 - 2016 .........................................................10
1.3.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu ĐTC của LPP Cam Ranh ....................10

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ĐTC LPP Cam Ranh .......................11
1.3.3. Các giải pháp để nâng cao ĐTC cung cấp điện LPP ..............................13
1.3.4. Chỉ tiêu ĐTC cung cấp điện LPP Cam Ranh đến 2020 ..........................13
1.4. GIẢI PHÁP ĐỂ CẤU TRÚC VÀ TÁI CẤU TRÚC LPP TRONGQLVH ...14
1.4.1. Việc tái bố trí TBĐC trên lưới điện và kết nối điều khiển đồng bộ........14
1.4.2. Khả năng khép vòng với các tuyến mới xây dựng theo qui hoạch .........14
1.5. KẾT LUẬN ....................................................................................................15
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ........................................................................................16
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN ..................................16
2.1.1. Khái niệm chung về độ tin cậy................................................................16
2.1.2. Các chỉ tiêu độ tin cậy của các nút phụ tải ..............................................16
2.1.3. Độ tin cậy của hệ thống điện phân phối ..................................................17
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐỘ TIN CẬY THEO TIÊU CHUẨN IEEE-1366 .............19
2.2.1. Khái niệm ................................................................................................19
2.2.2. Ý nghĩa các thông số cơ bản ...................................................................19


2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐTC CUNG CẤP ĐIỆN .....................20
2.3.1. Phương pháp cấu trúc ..............................................................................21
2.3.2. Phương pháp cây hỏng hóc. ....................................................................22
2.3.3. Phương pháp Monte – Carlo ...................................................................23
2.3.4. Phương pháp không gian trạng thái ........................................................23
2.4. LỰA CHỌN PHẦN MỀM TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY HỆ THỐNG ĐIỆN
PHÂN PHỐI ..........................................................................................................23
2.5. TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY HỆ THỐNG ĐIỆN PHÂN PHỐI BẰNG
PHƯƠNG PHÁP TRẠNG THÁI .........................................................................24
2.5.1. Mô hình các phần tử ................................................................................24
2.5.2. Thuật toán trong Matlab ..........................................................................25
2.6. KẾT LUẬN ....................................................................................................27

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN HIỆN
TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC ..........................................28
3.1. TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐTC LPP HIỆN NAY ..........28
3.1.1. Các chỉ số độ tin cậy tính toán ................................................................28
3.1.2. Các bước tính toán, phân tích các chỉ tiêu ĐTC lưới điện ......................28
3.1.3. Tính toáncác chỉ tiêu ĐTC các xuất tuyến trung áp Cam Ranh..............31
3.1.4. Nhận xét đánh giá....................................................................................35
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO ĐTC LPP CAM RANH .......................36
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTC của LPP ...............................................36
3.2.2. Nguyên nhân làm giảm độ tin cậy ..........................................................36
3.2.3. Các giải pháp chung để nâng cao ĐTC lưới điện phân phối ..................37
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN TÁI CẤU TRÚC LPP CAM RANH .........39
3.3.1. Khái niệm tái cấu trúc LPP .....................................................................39
3.3.2. Cơ sở lý luận để đề xuất các phương án tái cấu trúc LPP Cam Ranh.....41
3.3.3. Đề xuất các phương án tái cấu trúc LPP Cam Ranh ...............................41
3.3.4. Nhận xét, đánh giá...................................................................................45
3.4. KẾT LUẬN: ...................................................................................................46
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ CHỈ TIÊU
ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN TÁI CẤU TRÚC ...............................................48
4.1. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TÁI CẤU TRÚC LPP CAM RANH ................48
4.2. KIỂM TRA THÔNG SỐ VẬN HÀNH CHO PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN ....51
4.3. ĐÁNH GIÁ ĐTC CỦA PHƯƠNG ÁN SAU KHI TÁI CẤU TRÚC LPP ...55
4.3.1. Đánh giá ĐTC của các xuất tuyến sau khi tái cấu trúc ...........................55
4.3.2. Đánh giá ĐTC của hệ thống PP sau khi tái cấu trúc ...............................57
4.4. KẾT LUẬN ....................................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................59


TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................61
PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQĐK

: Bảo quản định kỳ

CAIDI

: Chỉ tiêu thời gian ngừng cấp điện trung bình của khách hàng.

DCL

: Dao cách ly.

ĐTC

: Độ tin cậy.

EVN

: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

FCO

: Cầu chì tự rơi.


IEEE

: Institute of Electrical and Electronics Engineers (Viện kỹ thuật
điện - điện tử).

HT

: Hệ thống.

KH

: Khách hàng

LPP

: Lưới điện phân phối.

LBS

: Dao cắt có tải

MC

: Máy cắt.

MAIFI

: Chỉ tiêu tần suất ngừng cấp điện trung bình thoáng qua

PT


: Phần tử.

PA

: Phương án

QLVH

: Quản lý vận hành.

REC

: Máy cắt tự đóng lại.

RMU

: Tủ hợp bộ trung thế.

SAIDI

: Chỉ tiêu thời gian ngừng cấp điện trung bình hệ thống.

SAIFI

: Chỉ tiêu tần suất ngừng cấp điện trung bình hệ thống.

TBĐC

: Thiết bị đóng cắt.


TBPĐ

: Thiết bị phân đoạn.

TBA

: Trạm biến áp.

TP

: Thành phố.

TTĐN

: Tổn thất điện năng.

XT

: Xuất tuyến.


MỤC LỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang


Bảng 1.1 Bảng liệt kê đường dây trung áp cung cấp điện TP. Cam Ranh

6

Bảng 1.2 Bảng tổng hợp các TBA phân phối trên các tuyến trung áp

11

Bảng 1.3 Bảng tổng hợp các thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp

9

Các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh năm 2014

10

Bảng 1.5 Các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh năm 2015

11

Bảng 1.6 Các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh năm 2016

11

Bảng 1.7 Bảng chỉ tiêu thực hiện các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh

13

Bảng 3.1 Thông số độ tin cậy của các phần tử


30

Bảng 3.2 Vị trí có bố trí TBĐC trên tuyến 473-E28

33

Bảng 3.3 Các chỉ tiêu ĐTC tuyến 473-E28 không tính BQĐK

33

Bảng 3.4 Các chỉ tiêu ĐTC tuyến 473-E28 có xét BQĐK

33

Bảng 3.5 Tổng hợp các chỉ tiêu ĐTC các xuất tuyến

34

Bảng 3.6 Bảng thông số vận hành các xuất tuyến theo PA1

43

Bảng 3.7 Bảng thông số vận hành các xuất tuyến theo PA2

45

Bảng 4.1 Phân bố công suất và thống kê TBPĐ sau khi tái cấu trúc

50


Bảng 4.2 Số liệu điện áp vận hành các xuất tuyến sau khi cấu trúc LPP

51

Bảng 4.3 Các chỉ số TT công suất trong vận hành các XT sau tái cấu trúc

51

Bảng 1.4

Bảng 4.4

Tổng hợp kết quả về chỉ số ĐTC các xuất tuyến và HT sau khi
tái cấu trúc

Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả về chỉ số ĐTC hệ thống sau tái cấu trúc

55
57


MỤC LỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình

Tên hình

Trang


Hình 2.1

Sơ đồ gồm n phần tử nối tiếp

21

Hình 2.2

Sơ đồ các phần tử song song

22

Hình 2.3

Mô hình hai trạng thái (a) và 3 trạng thái (b) của các phần tử

24

Hình 2.4

Thuật toán tính độ tin cậy của HTĐ phân phối

25

Hình 2.5

Giao diện của chương trình tính toán ĐTC LPP

26


Hình 3.1

Dữ liệu PSS/ADEPT được truy xuất và sắp xếp lại trong các
Sheets

80

Hình 3.2

Thông số ĐTC các phần tử

31

Hình 3.3

Sơ đồ cấu trúc tuyến 473-E28 trên PSS/ADEPT

32


1

MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
Độ tin cậy cung cấp điện (ĐTC) là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đảm bảo
chất lượng điện năng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay việc đảm bảo ổn định cung cấp
điện cho khách hàng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong việc hướng tới khách
hàng của ngành điện Việt Nam. Đây cũng là yêu cầu đặt ra cho các Công ty Điện lực
trong lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh Việt Nam vào những năm sắp tới,
đặc biệt khi thị trường bước vào mô hình thị trường điện bán lẻ cạnh tranh – khi đó

quan hệ mua và bán giữa bên bán điện và khách hàng dựa trên mối quan hệ xác lập và
điều tiết bởi cơ chế thị trường.
Lưới điện phân phối (LPP) thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa đã được
đầu tư từ những năm 2000, đến nay dù đã được cải tạo nhưng về cơ bản kết cấu lưới
và nguồn vẫn còn chưa đủ mạnh trong liên kết và khả năng cung cấp điện cho phụ tải.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ĐTC thì chủ yếu là do sự cố lưới điện và do công
tác trên lưới điện, trong đó tỷ lệ ảnh hưởng đến ĐTC do công tác luôn chiếm tỷ lệ cao.
Thực trạng lưới điện trung áp Cam Ranh là hầu hết đang có kết cấu hình tia không có
liên kết, hoặc mạch vòng vận hành hở nhưng liên kết rất yếu, phân đoạn rời rạc, các
thiết bị đóng cắt có tải bố trí thưa thớt, thiết bị điều khiển lạc hậu thiếu đồng bộ, tính
dự phòng không cao, …. và việc liên tục truyền tải với mật độ dòng điện cao cũng làm
giảm độ tin cậy cung cấp điện cho các khách hàng - đặc biệt là không đảm bảo được
chế độ N-1. Chính những điều đó là trở ngại rất lớn trong thao tác vận hành lưới điện,
chi phối trực tiếp và cơ bản các chỉ số trong bộ chỉ tiêu về ĐTC. Do đặc thù như vậy
nên các công tác trên lưới thường gây mất điện diện rộng, số lượng lớn khách hàng bị
mất điện, vì thế mà ĐTC cũng không được đảm bảo. Do vậy cần kiểm soát và thực
hiện hợp lý, khoa học khâu này trên cơ sở tái cấu trúc lưới điện phù hợp.
Đứng trước thực trạng và thách thức như trên, đồng thời cùng với sự phát triển
nhanh của phụ tải là sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng về chất lượng điện
năng, tính liên tục đối với công tác cung ứng điện thì việc phải đặt mục tiêu, tìm mọi
giải pháp để cải thiện và nâng cao hơn nữa ĐTC cung cấp điện cho giai đoạn đến năm
2020. Vì vậy, việc cải tạo và cấu trúc lại lưới điện trung áp khu vực TP Cam Ranh là
hết sức cần thiết, đặc biệt là khi có thêm trạm biến áp 110kV trung tâm Cam Ranh đi
vào vận hành, và tác giả đề xuất nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sỹ kỹ thuật với tên
đề tài là “Nghiên cứu tái cấu trúc để nâng cao độ tin cậy lưới điện phân phối TP
Cam Ranh giai đoạn đến năm 2020”. Nội dung nghiên cứu phù hợp với vị trí công
tác của tác giả và cũng là một vấn đề thường xuyên được các cán bộ quản lý ngành
điện tại địa phương, các kỹ sư, kỹ thuật viên vận hành lưới điện phân phối quan tâm
nghiên cứu hiện nay.



2
2- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Tính toán, xây dựng và cấu trúc lại lưới điện trung áp TP
Cam Ranh cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, để góp phần đạt được chỉ
tiêu theo lộ trình mà Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa đã đề ra trong giai đoạn
đến năm 2020.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Thu thập số liệu, tính toán và phân tích đánh giá các chỉ
tiêu độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống điện phân phối thành phố Cam Ranh hiện
nay, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao ĐTC LPP Cam Ranh
giai đoạn đến năm 2020, mà trong đó chú trọng đến giải pháp tái cấu trúc lưới điện
trung áp nhằm đạt được mục tiêu về các chỉ số ĐTC cung cấp điện. Đồng thời, luận
văn cũng sẽ phân tích và đánh giá hiệu quả đầu tư của giải pháp đề xuất để quyết định
khả năng thực hiện.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về ĐTC đối với LPP Cam Ranh.
- Phân tích đánh giá về ĐTC LPP Cam Ranh, từ đó đề xuất giải pháp tái cấu trúc
lưới phân phối nhằm góp phần đạt được mục tiêu về ĐTC cung cấp điện mà ngành
điện địa phương đã đặt ra.
4- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực hiện luận văn là kết hợp với lý thuyết và thực tiễn,
sử dụng phần mềm mô phỏng PSS/ADEPT và chương trình Matlab tính toán độ tin
cậy.
Số liệu về cấu trúc và các thông số độ tin cậy của các phần tử trong lưới điện
được thu thập và phân tích, tổng hợp dựa trên số liệu quản lý kỹ thuật vận hành của
Điện lực Cam Ranh – Khánh Sơn.
5- Tên và bố cục của luận văn
- Tên của luận văn được chọn đặt là:“Nghiên cứu tái cấu trúc để nâng cao độ
tin cậy lưới điện phân phối thành phố Cam Ranh giai đoạn đến năm 2020”.
- Bố cục của luận văn được chia làm 4 chương, bao gồm nội dung như sau:

 Mở đầu.
 Chương 1: Tổng quan về lưới điện phân phối và các chỉ tiêu ĐTC lưới điện
phân phối TP Cam Ranh;
 Chương 2: Các phương pháp tính toán ĐTC lưới điện phân phối.
 Chương 3: Tính toán, phân tích ĐTC lưới điện hiện trạng và đề xuất giải pháp
tái cấu trúc.


3
 Chương 4: Tính toán chế độ vận hành và chỉ tiêu ĐTC của lưới điện tái cấu
trúc.
 Kết luận và kiến nghị.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN VÀ CÁC CHỈ TIÊU
ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TP CAM RANH
Thành phố Cam Ranh là địa phương nằm ở cực nam thuộc tỉnh Khánh Hòa, tại
đây lưới điện phân phối vận hành ở các cấp 35, 22, 6.6kV. Đứng chân trên địa bàn là
Điện lực Cam Ranh – Khánh Sơn thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành, kinh doanh
điện năng qua LPP tại đây. LPP Cam Ranh có những đặc thù riêng.
1.1. ĐẶC ĐIỂM, HIỆN TRẠNG LPP THÀNH PHỐ CAM RANH
1.1.1. Đặc điểm lưới điện
Hiện nay, LPP Cam Ranh chủ yếu được cấp điện từ các trạm biến áp (TBA)
110kV là TBA 110kV Cam Ranh (E28) và TBA 110kV Nam Cam Ranh (ENCR), do
lịch sử để lại nên hai trạm này hiện nằm ở đầu bắc và phía nam của TP do vậy các xuất
tuyến trung áp 22kV, 35kV đều có bán kính cấp điện lớn trong khi phụ tải lại tập trung
ở khu trung tâm TP làm cho khả năng cấp điện không thuận lợi. Mặt khác, lưới điện ở

đây vẫn còn một TBA trung gian 35/22kV và có liên kết yếu, nguồn cấp bị hạn chế bởi
TBA trung gian năng lực cấp điện chỉ là 12,6MVA.
Các tuyến trung áp ở đây hầu hết đều có liên kết yếu hoặc rời rạc, vẫn còn các
tuyến hình tia không liên kết, thiết bị đóng cắt hoặc phân đoạn còn thưa thớt, điều
khiển chưa kết nối linh hoạt với nhau, khi công tác vẫn phải thao tác máy cắt đầu
nguồn hoặc phân đoạn có tải với số lượng lớn khách hàng bị mất điện, thâm hụt sản
lượng điện cao vì không truyền tải được lượng điện năng đến cấp cho khách hàng.
Hiện tại lưới điện phân phố của TP. Cam Ranh đang được cấp điện từ 3 TBA
110kV, bao gồm: Trạm 110kV - E28 (2x25MVA); Trạm 110kV - EBĐ (25MVA);
Trạm 110kV - ENCR (16MVA). Các TBA 110 kV này cấp điện cho 19 xuất tuyến
trung áp 6,6kV, 35kV, 22kV trên địa bàn TP Cam Ranh (trong đó các xuất tuyến
6,6kV chỉ cấp điện cho nhà máy xi măng Cam Ranh.
- Các đường dây trung áp
Hiện tại lưới 22kV, 35kV cấp điện cho địa bàn TP. Cam Ranh bao gồm 14 đường
dây trung áp, với tổng chiều dài 388,928km trong đó đường dây cáp ngầm trung thế
chiếm khoảng 36,70% (ở đây chủ yếu cáp ngầm được xây dựng trong căn cứ Cam
Ranh phục vụ các hoạt động huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội
tại đây), còn lại là đường dây trên không với tỷ lệ 63,30% nằm chủ yếu ngoài căn cứ
quân sự Cam Ranh và phục vụ sản xuất và sinh hoạt của khách hàng trên địa bàn
Cam Ranh.


5
Kết cấu lưới điện trung áp TP. Cam Ranh chủ yếu đang là lưới điện hình tia vận
hành ở chế độc lập, hoặc có khép vòng (nhưng liên kết yếu vì công suất nguồn hạn
chế) vận hành hở. Một số đường dây trung áp đã có liên lạc với nhau bằng các tủ
RMU, LBS, DCL, ..... Tuy nhiên các liên thông mạch vòng chỉ hỗ trợ cấp điện trong
các trường hợp sự cố, về cơ bản lưới điện 22kV khu vực này vẫn là vận hành ở chế độ
1 nguồn cấp (trừ lưới điện thuộc căn cứ Cam Ranh đã được đầu tư xây dựng theo kết
cấu mạch vòng nhận từ 02 nguồn đảm bảo an toàn cho căn cứ CR).

- Các TBA phân phối
Hiện nay lưới 22kV có 483 TBA/550 MBA với tổng công suất đặt
171,130MVA (riêng tổng công suất đặt các TBA thuộc căn cứ Cam Ranh là
69,55MVA). Các TBA này chủ yếu là MBA 3 pha 22/0,4kV cấp điện cho các phụ tải
sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động kinh tế, xã hội và quốc phòng – an ninh trên địa
bàn TP. Cam Ranh.
- Lưới điện hạ áp
Với tổng chiều dài 299,77km đường dây hạ áp, với kết cấu chủ yếu là cáp vặn
xoắn LVABC và 1 số đường dây sử dụng dây bọc đi rời (3 pha 4 dây hoặc 1 pha 3
dây) đi trên cột bê tông ly tâm các loại. Trục chính thường là 3 pha 4 dây có tiết diện
chủ yếu là 120mm2 - 150mm2, các nhánh rẽ 1 pha hoặc 1 pha 3 dây có tiết diện chủ
yếu là 50mm2 - 95mm2 cấp điện cho các phụ tải sinh hoạt, sản xuất của cư dân trên địa
bàn.
1.1.2. Hiện trạng LPP thành phố Cam Ranh
a. Về đường dây trung áp: Hiện lưới trung áp Cam Ranh được cung cấp điện
từ các tuyến như sau:
 Trạm 110kV E28:
- Tuyến 471-E28: cấp điện cho khu vực phường Cam Nghĩa, xã Cam Thành Nam
và khu vực các xã phía Tây huyện Cam Lâm (kết vòng với tuyến 471-EBĐ).
- Tuyến 473-E28: cấp điện cho khu vực các phường Cam Nghĩa, Cam Phúc Bắc,
Cam Phúc Nam, Cam Phú, Cam Thuận đến ranh giới 473-E28-474-F9/226 (kết vòng
với tuyến 474-F9)..
- Tuyến 475-E28: cấp điện cho khu vực phường Cam Nghĩa phía Bắc Cam Ranh
đến ranh giới 475-E28/76 (kết vòng với tuyến 473-EBĐ)..
- Tuyến 472+474-E28: Cấp điện qua hệ thống cáp ngầm đến phụ tải tại Căn cứ
quân sự Cam Ranh (kết vòng với tuyến 475+477-EBĐ).
- Tuyến 478-E28: cấp điện cho khu vực trung tâm TP. Cam Ranh bao gồm các
phường Cam Nghĩa, Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam, Cam Phú, Cam Thuận đến ranh
giới 474-F9/49 (kết vòng với tuyến 474-F9).



6
 Trạm trung gian F9: Được cấp nguồn từ trạm E28 qua tuyến 373-E28,
trong đó cấp điện cho các xuất tuyến gồm:
- Tuyến 471-F9: cấp điện cho một phần phụ tải trung tâm TP. Cam Ranh đến
ranh giới 471-F9/61 (kết vòng với tuyến 471-ENCR).
- Tuyến 473-F9: cấp điện cho một phần phụ tải trung tâm TP. Cam Ranh đến
DCL 473-F9/62 (kết vòng với tuyến 477-E28).
- Tuyến 474-F9: cấp điện cho phụ tải trung tâm TP. Cam Ranh đến DCL 474F9/49 (kết vòng với tuyến 473-E28).
 Trạm 110kV ENCR:
- Tuyến 471-ENCR: cấp điện cho một phần trung tâm TP. Cam Ranh và phụ tải
phía Nam Cam Ranh bao gồm phường Ba Ngòi, các xã Cam Thịnh Đông, Cam Thịnh
Tây, Cam Lập và đảo Bình Hưng.
- Các XT 671, 673, 675, 677, 679-ENCR: cấp điện cho trạm nghiền nhà máy xi
măng Cam Ranh.
Chi tiết chiều dài và chủng loại dây của đường dây phân phối cấp điện áp 22kV
của TP. Cam Ranh như Bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1-1. Bảng liệt kê đường dây trung áp cung cấp điện TP.Cam Ranh

Tên đường
dây

Tổng chiều
dài đường
dây(km)

Chiều
dài
đường
trục

(km)

Chủng loại dây

AWBCC24kV185mm2
471-E28

13,040

3,941

2

AC50mm

Ghi chú

Kết mạch vòng với
tuyến 471-EBĐ

cho nhánh rẽ
AC-120mm2
473-E28

23,238

10,322

AC50mm2
cho nhánh rẽ

ACX-185mm2

478-E28

12,5

11,90

AC50, 70mm2
cho nhánh rẽ

475-E28

6,434

4,871

AWBCC24kV185mm2

Kết mạch vòng với
tuyến 474-F9

Kết mạch vòng với
tuyến 474-F9
Kết mach vòng với
tuyến 473-EBĐ


7
AC50mm2

cho nhánh rẽ
AC-95mm2
477-E28

8,374

5,785

AC50mm2
cho nhánh rẽ

472-E28

8,150

8,150

C/XLPE/DSTA/P
VC/ 24kV-3x240
mm2

Cấp
điện
cho
huyện Khánh Sơn
và 1 phần TP Cam
Ranh
Kết vòng với tuyến
475+477-EBĐ cấp
điện cho CC Cam

Ranh

474-E28

8,150

8,150

C/XLPE/DSTA/P
VC/ 24kV-3x240
mm2

374-E28

6,000

6,000

AC240mm2

Cấp điện nhà máy
đường Cam Ranh

2

Cấp điện cho trạm
trung
gian
F9
(2x6,3MVA)


373-E28

13,534

10,145

AC150mm

ACWBCC24kV120mm2
471-F9

3,934

2,794

AWBCC24kV50mm2 cho nhánh
rẽ
A/XLPE24kV150mm2

473-F9

16,163

8,470

AC95mm2
cho nhánh rẽ

474-F9


10,023

3,890

471-ENCR

70,037

13,051

Kết vòng với tuyến
471-ENCR
cấp
điện khu vực trung
tâm Cam Ranh
Kết vòng với tuyến
477-E28 qua NR
89 cấp điện khu
vực phía tây Cam
Ranh

A/XLPE24kV-120 Kết vòng với tuyến
473-E28 (trụ 226)
mm2
và kết vòng tuyến
A/XLPE24kV-50
471-F9 (trụ 41) cấp
mm2
điện trung tâm

cho nhánh rẽ
Cam Ranh
AC120 mm2

Cấp điện Nam TP


8
AC50 mm2

Cam Ranh

cho nhánh rẽ
AC120 mm2
471-EBĐ

-

-

2

AC50 mm

cho nhánh rẽ
AC120mm2
473-EBĐ

-


-

2

AC50 mm

cho nhánh rẽ
475-EBĐ

19,20

19,20

477-EBĐ

19,20

19,20

C/XLPE/DSTA/P
VC/24kV-3x240
mm2

Cấp điện khép
vòng qua vị trí 60
tuyến 471-E28
Cấp điện khép
vòng qua vị trí 76
tuyến 475-E28
Kết vòng với tuyến

475+477-EBĐ cấp
điện cho CC Cam
Ranh

b. Về trạm biến áp phân phối:
Chi tiết các TBA phân phối của TP. Cam Ranh như Bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1-2. Bảng tổng hợp các TBA phân phối trên các tuyến trung áp
STT

Đường dây
22kV, 35kV

Máy/ TBA

Dung lượng
(kVA)

1

471-E28

25/21

2.470

2

473-E28

38/36


17.110

3

475-E28

11/9

1.840

4

477-E28

5

472-E28

6

474-E28

7

475-EBĐ

8

477-EBĐ


9

373-E28

10
11

Ghi chú

Chủ yếu cấp điện phụ tải huyện Cam Lâm và huyện
Khánh Sơn
Cấp điện cho Căn cứ
Cam Ranh
131/123

69.550

11/11

9.000

479-EBĐ

33/33

13.690

471-F9


29/23

4.975

Cấp điện cho trạm
trung gian F9


9
12

473-F9

66/58

10.797,5

13

474-F9

39/37

15.150

14

374-E28

-


-

15

471-ENCR

143/105

23.072,5

16

478-E28

37/29

8.700

Cấp điện cho NM
đường Cam Ranh

c. Về các thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp:
Chi tiết các thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp của TP. Cam Ranh như Bảng 1.3
Bảng 1-3. Bảng tổng hợp các thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp
STT

Đường dây
22kV, 35kV


DCL

1

471-E28

02

2

473-E28

04

01

3

475-E28

01

01

4

477-E28

04


03

5

472-E28

01

6

474-E28

01

7

475-EBĐ

04

8

477-EBĐ

04

9

373-E28


10

479-EBĐ

04

02

11

471-F9

03

01

12

473-F9

07

01

13

474-F9

03


02

14

374-E28

15

471-ENCR

05

02

16

478-E28

01

01

34

14

Tổng

LBS


REC

RMU

01
02

01

01

01

06

10


10
1.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÉP VÒNG CÁC TUYẾN TRUNG ÁP
Từ những đặc điểm nêu trên cho thấy đối với LPP Cam Ranh vẫn còn tiềm năng
lớn để bố trí các thiết bị đóng cắt với khả năng khép vòng cho các tuyến trung áp cùng
nhận nguồn từ một TBA 110kV hoặc khác trạm. Qua khảo sát cho thấy tất cả các
tuyến trung áp tại đây đều có khả năng cải tạo, lắp thêm, bổ sung các mạch liên kết để
tăng khả năng thực hiện khép vòng (tạo mạch kín, vận hành hở) cho các tuyến trung áp
nhằm tạo điều kiện để vận hành linh hoạt, hạn chế phạm vi mất điện của khách hàng
khi thực hiện thao tác, chuyển đổi nguồn hoặc cô lập phân đoạn đường dây trung áp để
sửa chữa hoặc điều tra, khắc phục sự cố hư hỏng lưới điện.
Qua khảo sát cho thấy tất cả các tuyến đều có khả năng khép vòng với nhau khi
vận hành, và cần phải thực hiện bổ sung các điểm đấu nối liên kết, lắp bổ sung hoặc bố

trí lại các thiết bị đóng cắt trung thế; trong đó ưu tiên hàng đầu là việc bố trí các tiết bị
đóng cắt có tải tích hợp được chức năng và có trang bị đồng bộ điều khiển từ xa.
Khi đó cần bổ sung thêm các thiết bị đóng cắt vào các vị trí thích hợp trên tổng
sơ đồ LPP Cam Ranh sao cho đảm bảo về phương thức vận hành tối ưu và thuận lợi
cho người vận hành. Thiết lập kênh liên lạc, điều khiển đồng bộ theo thời gian thực
thông qua hệ thống SCADA mà Công ty CP Điện lực Khánh Hòa đang triển khai,
trong đó có LPP khu vực TP. Cam Ranh.
1.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU VỀ ĐTC CUNG CẤP ĐIỆN
LPP CAM RANH CÁC NĂM 2014 - 2016
1.3.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu ĐTC của LPP Cam Ranh
Các số liệu thống kê, báo cáo về thực hiện chỉ tiêu ĐTC cung cấp điện của LPP
Cam Ranh qua các năm được trình bày thể hiện qua các năm 2014 đến 2016 như sau:
Năm 2014:
Bảng 1-4. Các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh năm 2014
MAIFI

SAIDI

SAIFI

Phân
loại

TH

Sự cố

0,774

223,28


6,33

Công
tác

1,503

2.150,10

8,03

Toàn
bộ

2,277

KH

4,550

Tỷ lệ
%

TH

KH

Tỷ lệ
%


TH

50,04 2.373,39 3.128,00 75,88 14,37

KH

Tỷ lệ
%

24,26

59,22


11
Bảng 1-5. Các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh năm 2015
Năm 2015:
MAIFI
Phân
loại

T/H

K/H

SAIDI
Tỷ lệ
%


T/H

Sự cố 0,148
Công
tác

0,977

Toàn
bộ

1,125

1,661

K/H

SAIFI
Tỷ lệ
%

295,45

7,891

2.042,82

7,852

67,73 2.338,27 1.905,80 122,69


K/H

Tỷ lệ
%

14,02

112,25

T/H

15,74

** Các năm 2014, 2015 Công ty CP Điện lực Khánh Hòa giao chỉ tiêu chung
về ĐTC, không phân biệt sự cố hay công tác bảo dưỡng, bảo trì.
Bảng 1-6. Các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh năm 2016
Năm 2016:
MAIFI

SAIDI

SAIFI

Phân
loại

T/H

K/H


Tỷ lệ
%

T/H

K/H

Tỷ lệ
%

T/H

K/H

Tỷ lệ
%

Sự cố

0,222

0,200

111,00

188,32

167,00


112,77

4,51

5,00

90,20

Công
tác

0,084

0,320

26,25

1.037,40

1.164,00

89,12

4,64

6,60

70,38

Toàn

bộ

0,306

0,520

58,85

1.225,73

1.331,00

92,09

9,15

11,60

78,92

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ĐTC LPP Cam Ranh
Qua số liệu báo cáo, theo dõi thống kê trong vận hành cho thấy, đến năm 2016
các chỉ số về ĐTC lưới điện phân phối thành phố Cam Ranh vẫn ở mức cao so với các
đơn vị khác cùng thuộc Công ty CP Điện lực Khánh Hòa và khoảng cách càng xa so
với các nước trong khu vực ASEAN. Phân tích cho thấy các chỉ số về ĐTC cung cấp
điện chủ yếu do hai thành phần cấu thành nên, đó là mất điện do sự cố, mất điện do


12
công tác. Hai thành phần này được đánh giá bởi sự ảnh hưởng đến sự kiện mất điện

như sau:
 Mất điện do sự cố: Qua thực tiễn vận hành cho thấy, mất điện do sự cố lưới
điện bao gồm các nguyên nhân chủ yếu như:
- Do thời tiết xấu, giông sét đánh vào đường dây gây sự cố; sự cố do hành lang
lưới điện không đảm bảo bao gồm cây cao trong và ngoài hành lang va quẹt vào đường
dây;
- Do các hoạt động xây dựng, hoạt động dân sinh của xã hội tác động vào như
việc xây dựng nhà cửa vi phạm hành lang lưới điện, các hành động thả diều, thả đèn
trời bay vào lưới điện, xe cộ quá khổ quá tải qua lại tông vào cột điện làm gãy cột đứt
dây hoặc làm đứt dây sau công tơ, dây viễn thông, … văng lên đường dây trung thế
gây sự cố;
- Các sự cố do hỏng hóc thiết bị, do thiết bị bị nhiễm bẩn bề mặt làm mất cách
điện gây sự cố như các FCO do vận hành lâu ngày, cách điện bị phóng bề mặt, ….
Ngoài ra còn các sự cố do đứt dây dẫn, gãy đầu cốt tại đầucực đấu nối thiết bị gây ra
sự cố;
- Các sự cố do động vật hoang dã như chim, sóc, rắn, khỉ, … xâm nhập vào các
điểm hở hoặc đường dây chưa được bọc hóa cách điện gây ra sự cố lưới điện.
 Mất điện do công tác: Đây là nội dung ảnh hưởng lớn, chủ yếu nhất đến ĐTC
cung cấp điện vì thời gian cho một công tác thường kéo dài trên một thiết bị hoặc
đường dây, các công tác đó gồm:
- Cắt điện để bảo trì, bảo dưỡng, phát quang hành lang lưới điện định kỳ;
- Cắt điện để thí nghiệm định kỳ, để hiệu chỉnh thiết bị trên lưới điện;
- Cắt điện để thi công xây dựng, đầu tư nâng cấp lưới điện nhằm nâng cao năng
lực cấp điện cho phụ tải;
- Cắt điện để thực hiện đấu nối, cải tạo các công trình điện vào lưới điện hiện
hữu;
- Cắt điện thực hiện thí nghiệm, thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị định kỳ;
- Tình trạng thiếu nhân lực, thiết thiết bị công cụ hỗ trợ thi công, hoặc chưa có
được các phương án thi công khoa học để tối ưu hóa các khâu thi công, bảo dưỡng
lưới điện, …. làm cho thời gian cắt điện kéo dài hơn dự kiến, và các chỉ số về ĐTC

không được đảm bảo.
- Tự động hoá và bảo vệ rơle của LPP hầu như ở mức độ bảo vệ, tự động hoá
chưa cao dẫn đến thời gian phát hiện sự cố, thao tác liên động để phục hồi cấp điện
cho khách hàng còn lớn.
 Qua phân tích cho thấy, trong đó cho thấy các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến
ĐTC cung cấp điện chiếm chủ yếu là do công tác bảo dưỡng, bảo trì lưới điện (theo số
liệu nêu tại mục 1.2.1 - chỉ số SAIDI do công tác chiếm đến hơn 80% SAIDI tổng).


13
1.3.3. Các giải pháp để nâng cao ĐTC cung cấp điện LPP
Từ thực tiễn công tác quản lý vận hành LĐPP tại cơ sở cho thấy nhằm thực hiện
được tốt các chỉ tiêu về ĐTC cung cấp điện thì ngoài đảm bảo công tác QLVH để
giảm suất sự cố lưới điện về cả số vụ và thời gian mất điện còn rất cần quan tâm thực
hiện một cách khoa học, tối ưu tất cả các khâu trong công tác bảo dưỡng, bảo trì lưới
điện để thời gian công tác là ít nhất, số khách hàng bị ảnh hưởng do mất điện khi công
tác là thấp nhất, điều đó chỉ có thể thực hiện tối ưu trên cơ sở có được lưới điện trung
áp với kết cấu phù hợp, linh hoạt đáp ứng các tiêu chuẩn về vận hành cho lưới điện
hiện đại, đồng thời áp dụng các biện pháp QLVH một cách đồng bộ, khoa học. Tập
trung thực hiện các giải pháp chính gồm:
- Quan tâm và thực hiện đúng tần suất kiểm tra lưới điện theo qui định để kiểm
soát và phòng ngừa sự cố;
- Tổ chức công tác bảo dưỡng, bảo trì lưới điện một cách khoa học đảm bảo sao
cho thời gian và phạm vi mất điện cho công tác là ít nhất;
- Cấu trúc lại lưới điện PP hiện nay theo hướng đảm bảo vậ hành tin cậy, linh
hoạt, hiện đại trong điều khiển và thao tác;
- Xây dựng lưới điện dần tiến từng bước đến mục tiêu lưới điện thông minh trong
tương lai gần.
Tất cả các nội dung đã nêu sẽ được nghiên cứu, tính toán và đưa ra các giải pháp
tối ưu trong công tác QLVH lưới phân phối của TP Cam Ranh nhằm đạt được các chỉ

tiêu về ĐTC cung cấp điện cho giai đoạn đến năm 2020.
1.3.4. Chỉ tiêu ĐTC cung cấp điện LPP Cam Ranh đến 2020
Theo kế hoạch và chủ trương của Công ty CP Điện lực Khánh Hòa thì đến năm
2020, LPP Cam Ranh nói riêng và LPP Khánh Hòa nói chung phải thực hiện nhiều các
giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện được các chỉ tiêu về ĐTC cung cấp điện, lộ trình
thực hiện các chỉ tiêu về ĐTC đến năm 2020 như trình bày ở bảng sau (theo chương
trình giảm SSC và nâng cao ĐTC cung cấp điện TP Cam Ranh giai đoạn 2016-2020
của Điện lực Cam Ranh – Khánh Sơn). Số liệu như bảng sau:
Bảng 1-7. Bảng chỉ tiêu thực hiện các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh
Năm

Kế hoạch hằng năm
MAIFI
SAIDI
SAIFI

Tỷ lệ % giảm hằng năm
MAIFI
SAIDI
SAIFI

2017

0,30

920,00

10,45

9,8


25

10

2018

0,27

650,00

9,40

10

30

10

2019

0,25

405,00

8.46

10

28


10

2020

0.23

285,00

7.61

10

30

10


14
1.4. GIẢI PHÁP ĐỂ CẤU TRÚC VÀ TÁI CẤU TRÚC LPP TRONGQLVH
1.4.1. Việc tái bố trí TBĐC trên lưới điện và kết nối điều khiển đồng bộ
Từ thực trạng LPP TP. Cam Ranh hiện nay cho thấy để vận hành tối ưu và để
muốn làm giảm tổn thất trên lưới đến giá trị cực tiểu, hạn chế đến mức thấp nhất các
ảnh hưởng của mất điện cho người dùng (tức là các chỉ tiêu về ĐTC cung cấp điện)
người ta sẽ dùng các phương pháp tái cấu trúc như: Cải tạo lại lưới điện, lắp thêm hoạt
tái bố trí các khóa đóng mở điện - thiết bị đóng cắt trên lưới điện (như REC, LBS,
DCL, …) để tạo mạch liên kết vòng, đặt tụ bù tại các vị trí thích hợp, …
Trong đó:
+ Thực hiện tái bố trí lại các thiết bị đóng cắt (REC, LBS, DCL.. có bộ điều
khiển từ xa) cho phù hợp với tính năng sử dụng, phù hợp với mục đích người vận hành

(đảm bảo hạn chế ảnh hưởng khách hàng bị mất điện khi thao tác, sự cố, đảm bảo về
TTĐN, TTĐA, ...) và thích hợp trong sơ đồ tổng thể LPP của TP Cam Ranh;
+ Bổ sung thêm các thiết bị đóng cắt vào các vị trí thích hợp trên tổng sơ đồ LPP
Cam Ranh sao cho đảm bảo về phương thức vận hành tối ưu và thuận lợi cho người
vận hành;
+ Thiết lập kênh liên lạc điều khiển đồng bộ theo thời gian thực thông qua dự án
Mini SCADA mà Công ty CP Điện lực Khánh Hòa đang triển khai, trong đó có LPP
khu vực TP. Cam Ranh;
+ Nghiên cứu, cấu trúc lại LPP Cam Ranh với nội dung là xây dựng phương án
khép vòng các xuất tuyến, tìm các điểm phân công suất tối ưu để vận hành hở cho
mạng điện kín.
1.4.2. Khả năng khép vòng với các tuyến mới xây dựng theo qui hoạch
Để thực hiện được khả năng khép vòng các tuyến liên lạc với nhau thì điều kiện
tiên quyết là các đường dây phải đủ năng lực truyền tải công suất của bao gồm cả
tuyến kia khi khép vòng nhằm đảm bảo không bị gián đoạn khi chuyển đổi phương
thức vận hành thông qua việc khép vòng. Các thiết bị đóng cắt có lắp đặt trên tuyến đó
phải đủ năng lực đóng cắt có tải và đảm bảo đồng bộ lưới điện giữa nguồn từ các TBA
110kV với nhau.
Theo qui hoạch thì đến năm 2019 sẽ có thêm trạm 110kV trung tâm Cam Ranh
(ETT) vào vận hành[6], khi đó phải tính toán để tái cấu trúc LPP của TP Cam Ranh để
đảm bảo nguồn đủ mạnh cấp cho phụ tải, đảm bảo tối ưu, linh hoạt trong vận hành,
hạn chế ảnh hưởng của việc mất điện cho khách hàng khi công tác cũng như sự cố.
Đồng thời trên LPP cũng sẽ bố trí các thiết bị đóng cắt phù hợp, kết hợp với đồng bộ
điều khiển từ xa qua hệ thống SCADA nhằm giảm thiểu thời gian mất điện do thao tác
trên LPP.


×