Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Luận án tiến sĩ y học: Nghiên cứu đặc điểm khí hậu tương quan tới sốt xuất huyết Dengue tại 7 tỉnh ven biển Nam Bộ và hiệu quả diệt bọ gậy muỗi Aedes của ABATE 1SG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

BÙI KHÁNH TOÀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TƯƠNG QUAN TỚI SỐT
XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI 7 TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ VÀ
HIỆU QUẢ DIỆT BỌ GẬY MUỖI AEDES CỦA ABATE 1SG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI-2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

BÙI KHÁNH TOÀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TƯƠNG QUAN TỚI SỐT
XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI 7 TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ VÀ
HIỆU QUẢ DIỆT BỌ GẬY MUỖI AEDES CỦA ABATE 1SG

Chuyên ngành: Quản lý y tế
Mã số: 9720801


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Huy Nga
2. TS. Nguyễn Xuân Trường

HÀ NỘI-2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong
đề tài cấp Nhà nước có tên: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
các bệnh truyền nhiễm của người và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp
tại vùng ven biển đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ”; Mã số: BĐKH.28; thuộc
“Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Mã số: KHCN-BĐKH/11-15”. Kết quả đề
tài này là thành quả nghiên cứu của tập thể mà tôi là một thành viên chính.
Tôi đã được Chủ nhiệm đề tài và toàn bộ các thành viên trong nhóm nghiên
cứu đồng ý cho phép sử dụng một phần số liệu đề tài này vào trong luận án
để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ

Bùi Khánh Toàn

1


MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

3

1.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

3

1.1.1. Xu thế biến đổi mưa lớn

3

1.1.2. Hiện tượng nắng nóng ở Việt Nam

4

1.2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 7 TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ

8


1.2.1. Đặc điểm địa lý

8

1.2.2. Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới vùng Tây Nam

9

Bộ
1.3. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ SỰ ẢNH

10

HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI BỆNH SỐT
XUẤT HUYẾT DENGUE
1.3.1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue

10

1.3.2. Đặc điểm sinh học của véc tơ truyền bệnh sốt xuất

12

huyết Dengue
1.3.3. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới bệnh sốt xuất huyết

16

Dengue

1.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT
HUYẾT DENGUE

23


1.4.1. Giám sát dịch tễ học

23

1.4.2. Các biện pháp phòng chống véc tơ chủ động

28

1.4.3. Các nghiên cứu can thiệp phòng chống sốt xuất huyết

31

Dengue
1.5. BIỆN PHÁP HÓA HỌC

32

1.5.1. Các loại hóa chất diệt côn trùng

32

1.5.2. ABATE 1SG

34


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

36

CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN

36

CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

36

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

36

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

37

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

37

2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

37


2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm khí hậu tại 7 tỉnh ven biển Nam

37

Bộ giai đoạn 2003-2013
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm và mối tương quan khí hậu của

38

SXH Dengue tại 7 tỉnh ven biển Nam Bộ
2.3.3. Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm khí hậu và

41

véctơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Kiên
Giang
2.3.4. Đánh giá hiệu quả diệt bọ gậy muỗi Aedes của

45

ABATE 1SG trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Dengue
2.4. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ

53


2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU KHU VỰC VEN BIỂN NAM BỘ

54
56
56

GIAI ĐOẠN 2003-2013
3.2. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KHÍ HẬU VÀ BỆNH SỐT

60

XUẤT HUYẾT DENGUE KHU VỰC VEN BIỂN NAM
BỘ
3.2.1. Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue khu vực ven

60

biển Nam Bộ giai đoạn 2003-2013
3.2.2. Mối tương quan giữa đặc điểm khí hậu và bệnh bệnh

64

sốt xuất huyết Dengue tại khu vực ven biển Nam Bộ
3.2.3. Mối tương quan giữa đặc điểm khí hậu và véc tơ

72

truyền bệnh bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Kiên
Giang giai đoạn 2011-2013
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DIỆT BỌ GẬY MUỖI AEDES


80

CỦA ABATE 1SG
3.3.1. Đánh giá trước thử nghiệm

80

3.3.2. Đánh giá 24 giờ sau thử nghiệm

80

3.3.3. Đánh giá một tháng sau thử nghiệm

81

3.3.4. Đánh giá ba tháng sau thử nghiệm

82

3.3.5. Đánh giá tổng hợp trước và sau can thiệp

82

3.3.6. Đánh giá hiệu quả diệt bọ gậy qua các chỉ số khác

83

3.3.7. Đánh giá sự chấp nhận và nhu cầu của người dân


84

trong vùng thử nghiệm
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU KHU VỰC VEN BIỂN NAM BỘ
GIAI ĐOẠN 2003-2013

89
89


4.2. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KHÍ HẬU VÀ BỆNH SỐT

92

XUẤT HUYẾT DENGUE
4.2.1. Đặc điểm tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue

92

4.2.2. Mối tương quan giữa sốt xuất huyết Dengue và các

96

yếu tố khí hậu
4.3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT

103

HUYẾT DENGUE BẰNG ABATE 1SG

4.3.1. Đặc điểm dụng cụ chứa nước và ổ bọ gậy nguồn

103

4.3.2. Phân tích các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất

105

huyết Dengue được thực hiện tại Kiên Giang
4.3.3. Hiệu quả diệt bọ gậy muỗi Aedes của ABATE 1SG

106

4.3.4. Đánh giá sự chấp nhận và nhu cầu của người dân

111

trong vùng thử nghiệm đối với ABATE 1SG
4.3.5. Một số hạn chế của nghiên cứu can thiệp

112

4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

112

KẾT LUẬN

114


KIẾN NGHỊ

115

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Phần viết tắt

TT

Phần viết đầy đủ

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

BI

Breteau Index (Chỉ số Breteau)


3

CI

Container Index (Chỉ số dụng cụ chứa
nước có bọ gậy

4

CSMĐBG

Chỉ số mật độ bọ gậy

5

CSMĐM

Chỉ số mật số muỗi

6

CTV

Cộng tác viên

7

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


8

DCCN

Dụng cụ chứa nước

9

HGĐ

Hộ gia đình

10

HI

House Index (Chỉ số nhà có bọ gậy)

11

OBGN

Ổ bọ gậy nguồn

12

PLPT

Phế liệu phế thải


13

RCP4.5

Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung
bình thấp

14

RCP8.5

Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao

15

SXH

Sốt xuất huyết

16

TB

Trung bình

17

WHO


World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)

18

YTDP

Y tế dự phòng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Biến số nghiên cứu, phương pháp thu thập

40

3.1.

So sánh nhiệt độ trung bình tháng (0C) tại các trạm ven

56

P


P

biển Nam Bộ giai đoạn 2003-2013
3.2.

So sánh độ ẩm trung bình tháng (%) tại các trạm ven biển

57

Nam Bộ giai đoạn 2003-2013
3.3.

So sánh lượng mưa trung bình tháng (mm) tại các trạm

59

ven biển Nam Bộ giai đoạn 2003-2013
3.4.

Phân bố số ca mắc sốt xuất huyết Dengue theo tháng

61

trong khu vực giai đoạn 2003-2013
3.5.

Phân bố số ca tử vong sốt xuất huyết Dengue theo tháng

61


trong khu vực ven biển Nam Bộ giai đoạn 2003-2013
3.6.

Tương quan giữa số ca mắc sốt xuất huyết Dengue và các

64

yếu tố khí hậu
3.7.

Chỉ số mật độ muỗi Aedes phân bố theo tháng, 2011 –

72

2013
3.8.

Chỉ số nhà có bọ gậy Aedes theo tháng

73

3.9.

Chỉ số Breteau theo tháng, 2011 – 2013

74

3.10.


Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy Aedes theo tháng

75

3.11.

Tương quan giữa lượng mưa với chỉ số côn trùng, giai

76

đoạn 2011-2013


Bảng
3.12.

Tên bảng
Tương quan giữa nhiệt độ trung bình với chỉ số côn trùng,

Trang
78

giai đoạn 2011-2013
3.13.

Tương quan giữa độ ẩm trung bình với chỉ số côn trùng,

79

giai đoạn 2011-2013

3.14.

Tỷ lệ dụng cụ chứa nước có bọ gậy trước thử nghiệm

80

3.15.

Tỷ lệ dụng cụ chứa nước có bọ gậy sau thử nghiệm 24 giờ

80

3.16.

Tỷ lệ dụng cụ chứa nước có bọ gậy sau thử nghiệm 1

81

tháng
3.17.

Tỷ lệ dụng cụ chứa nước có bọ gậy sau thử nghiệm 3

82

tháng
3.18.

Kết quả so sánh trước và sau can thiệp


82

3.19.

Sự thay đổi về chỉ số nhà có bọ gậy

83

3.20.

Sự thay đổi về chỉ số Breteau

84

3.21.

Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn

84

3.22.

Quan tâm của người dân về bệnh sốt xuất huyết Dengue

85

3.23.

Sự quan tâm của người dân đến việc thả ABATE 1SG


87

3.24.

Sự chấp nhận và nhu cầu của người dân về ABATE 1SG

88


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1.

Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (0C) thời kỳ 1958-2014

2.1.

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp bằng ABATE 1SG

48

3.1.

Biến thiên nhiệt độ trung bình theo tháng tại các trạm ven


57

P

P

5

biển Nam Bộ giai đoạn 2003-2013
3.2.

Biến thiên độ ẩm trung bình tháng tại các trạm ven biển

58

Nam Bộ giai đoạn 2003-2013
3.3.

Biến thiên lượng mưa trung bình tháng tại các trạm ven

59

biển Nam Bộ giai đoạn 2003-2013
3.4.

Tình hình mắc, chết sốt xuất huyết Dengue khu vực ven

62


biển Nam Bộ, giai đoạn 2003-2013
3.5.

Trung bình số ca mắc, chết sốt xuất huyết Dengue theo

63

tháng tại khu vực ven biển Nam bộ, giai đoạn 2003-2013
3.6.

Diễn biến số ca mắc sốt xuất huyết Dengue các tháng trong

64

khu vực giai đoạn 2003-2013
3.7.

Tương quan giữa ca mắc sốt xuất huyết Dengue và lượng

65

mưa theo tháng, giai đoạn 2003-2013
3.8.

Tương quan giữa ca mắc sốt xuất huyết Dengue và nhiệt độ

66

giai đoạn 2003-2013
3.9.


Tương quan giữa ca mắc sốt xuất huyết Dengue và độ ẩm

67

giai đoạn 2003-2013
3.10.

Diễn biến sốt xuất huyết Dengue và lượng mưa theo tháng
giai đoạn 2003-2013

68


Hình
3.11.

Tên hình
Tương quan chéo giữa ca mắc sốt xuất huyết Dengue và

Trang
68

lượng mưa giai đoạn 2003-2013
3.12.

Diễn biến sốt xuất huyết Dengue và nhiệt độ giai đoạn

69


2003-2013
3.13.

Tương quan chéo giữa sốt xuất huyết Dengue và nhiệt độ

70

giai đoạn 2003-2013
3.14.

Diễn biến sốt xuất huyết Dengue và độ ẩm giai đoạn 2003-

70

2013
3.15.

Tương quan chéo giữa sốt xuất huyết Dengue và độ ẩm giai

71

đoạn 2003-2013
3.16.

Chỉ số mật độ muỗi Aedes phân bố theo tháng, 2011-2013

72

3.17.


Chỉ số nhà có bọ gậy Aedes phân bố theo tháng, 2011-2013

74

3.18.

Chỉ số Breteau phân bố theo tháng, 2011-2013

75

3.19.

Diễn biến côn trùng và lượng mưa theo các tháng

76


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, có nhiều tranh cãi về nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
(BĐKH) trên toàn cầu nhưng các quan điểm đều cho rằng BĐKH rõ ràng vẫn
đang diễn ra (nhiệt độ không khí tăng từ 1,4 đến 5,8oC trong thế kỷ 21) [1].
P

P

Những biểu hiện của BĐKH như thay đổi về lượng mưa, gia tăng mực nước
biển, gia tăng hoạt động của bão và lũ lụt đe dọa một tỷ lệ dân số thế giới đáng
kể. Tác động của BĐKH đến sức khỏe con người diễn ra rất phức tạp. Nó thể

hiện tác động tổng hợp, đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau. BĐKH làm tăng
khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết (SXH) Dengue,
làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi sinh vật và côn trùng, vật
chủ mang bệnh, làm tăng số người bị nhiễm những bệnh dễ lây lan…[2]. Mối
liên quan giữa dịch bệnh và BĐKH đã được nghiên cứu trong suốt một thời
gian dài. Một số nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện thuận lợi nhất định,
nhiệt độ cao hơn sẽ làm tăng tỷ lệ phát triển của côn trùng, véc tơ và tần suất
đốt của chúng. Sự ấm lên có khả năng tăng cường độ truyền tải cũng như gia
tăng các khu vực lây nhiễm.
Việt Nam là một trong những quốc gia được cảnh báo sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng. BĐKH ảnh hưởng đến hệ sinh
thái, hậu quả gây ra một loạt yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe môi
trường, không chỉ làm bùng phát các dịch bệnh truyền thống mà còn xuất hiện
các dịch bệnh mới. Tại Việt Nam, khí hậu nóng lên là nguyên nhân phát sinh
9 bệnh truyền nhiễm gồm: bệnh cúm A(H1N1), bệnh cúm A(H5N1), bệnh
SXH Dengue, sốt rét, bệnh tả, thương hàn, tiêu chảy, viêm não do vi rút, và
bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARS) [2]. Trong đó, SXH Dengue
là bệnh truyền nhiễm chịu sự tác động trực tiếp đến từ các xu thế thay đổi khí
hậu.


2

Trong các khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH, các tỉnh ven biển
Nam Bộ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề. Diễn biến dịch bệnh SXH
Dengue tại khu vực này có nhiều biến động bất thường. Quy luật dịch bệnh
trong những năm qua thay đổi nhiều gây khó khăn cho công tác phòng chống
dịch bệnh tại các tỉnh ven biển Nam Bộ. Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm
khí hậu khu vực này và mối tương quan tới dịch bệnh SXH Dengue là rất cần
thiết. Kết quả nghiên cứu giúp phân tích quy luật của dịch bệnh SXH Dengue

từ đó xây dựng các giải pháp kiểm soát và dự phòng bệnh tốt hơn cho các tỉnh
khu vực Nam Bộ. Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu được triển khai
nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm khí hậu và phân tích mối tương quan với bệnh SXH
Dengue tại 7 tỉnh ven biển Nam Bộ giai đoạn 2003 - 2013.
2. Đánh giá hiệu quả diệt bọ gậy muỗi Aedes của ABATE 1SG trong
phòng chống bệnh SXH Dengue tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường
là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự
nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Biến đổi khí hậu đề cập đến sự thay đổi về khí hậu do của con người một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp, làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, góp
phần làm biến động khí hậu tự nhiên được quan sát, ghi nhận trong một
khoảng thời gian có thể so sánh được.
Đối với một số hiện tượng khí hậu cực đoan: Lượng mưa ngày cực đại
và số ngày mưa lớn, hạn hán cũng có xu thế tăng lên nhưng biến động mạnh
theo không gian và có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng khí hậu. Tần suất
bão hoạt động có xu hướng tăng lên ở các vĩ độ phía nam [2].
Biến đổi khí hậu tác động đến con người bằng nhiều cách khác, từ trực
tiếp như nắng nóng, giá rét, lũ lụt và bão đến gián tiếp như thay đổi chất
lượng không khí, chất lượng nước, mất cân bằng hệ sinh thái và phá vỡ hệ

thống kinh tế xã hội. Sóng nhiệt và đêm đen nhiệt đới cũng là nguyên nhân
gây ra nhiều loại bệnh cho con người, nhất là các bệnh truyền nhiễm [3].
1.1.1. Xu thế biến đổi của mưa lớn
Xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn giảm trên các vùng khí hậu phía
Bắc, tăng nhẹ ở vùng Tây Nam Bộ và tăng mạnh ở Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên. Sự tăng lên của số ngày mưa lớn trên các vùng là một điều đáng lo


4

ngại, vì nó liên quan đến những hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất,…
và ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp điển hình là nghề cá. Nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Thanh và cộng sự cho thấy nếu lượng mưa trung bình hàng
năm khu vực ven biển tăng lên 100 mm (0,1m) thì sản lượng khai thác thủy
sản sẽ giảm khoảng 2,2% [4].
Theo kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP4.5) của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, vào đầu thế kỷ 21, lượng mưa/năm có xu thế tăng
ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5-10%. Vào giữa thế kỷ 21, mức tăng phổ biến
từ 5-15%. Một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung
Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đến cuối thế kỷ 21, mức biến đổi lượng
mưa/năm có phân bố tương tự như giữa thế kỷ 21, tuy nhiên vùng có mức
tăng trên 20% mở rộng hơn. Còn theo kịch bản nồng độ khí nhà kính cao
(RCP8.5), vào đầu thế kỷ 21, lượng mưa/năm có xu thế tăng ở hầu hết các
khu vực trên cả nước, phổ biến từ 3-10%. Vào giữa thế kỷ 21, xu thế tăng
tương tự như kịch bản RCP4.5. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ 21, mức tăng
nhiều nhất có thể trên 20% ở hầu hết diện tích khu vực Bắc Bộ, Trung Trung
Bộ, một phần diện tích Tây Nam Bộ và Tây Nguyên [5]. Lượng mưa/năm
giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính
trung bình trong cả nước, lượng mưa/năm trong 50 năm qua (1958-2007)
giảm xuống khoảng 2% [6].

1.1.2. Hiện tượng nắng nóng ở Việt Nam
Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất và
nhiệt độ ngày thấp nhất có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất lên tới
10C/10 năm. Số ngày nóng (số ngày có nhiệt độ cao nhất ≥ 350C) có xu thế
P

P

P

P

tăng ở hầu hết các khu vực của cả nước, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc,
đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên với mức tăng phổ biến 2-3 ngày/10 năm,


5

nhưng giảm ở một số nơi thuộc khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực
phía Nam. Các kỷ lục về nhiệt độ trung bình cũng như nhiệt độ cao nhất liên
tục được ghi nhận từ năm này qua năm khác [5].

Hình 1.1. Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (0C) thời kỳ 1958-2014
P

P

* Nguồn: theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) [5]



6

Biến trình năm của số ngày nắng nóng trung bình tháng cho thấy nắng
nóng thường xuất hiện vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 ở các vùng khí
hậu từ vùng núi phía Bắc cho tới vùng Nam Trung Bộ, nhiều nhất là từ tháng
6 đến tháng 8. Ở vùng khí hậu vùng Tây Nguyên và vùng Đồng bằng Nam
Bộ, nắng nóng thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 6; nhiều nhất từ tháng 3
đến tháng 5, mùa khô và là thời gian mặt trời đi qua thiên đỉnh lần thứ nhất
trong năm.
Trong thế kỷ 20, nhiệt độ bề mặt trung bình của thế giới tăng khoảng
0,6°C. Dĩ nhiên, có những ảnh hưởng tự nhiên đến khí hậu toàn cầu trong thời
gian này. Chúng bao gồm sự gia tăng hoạt động núi lửa từ năm 1960 đến năm
1991 (khi núi Pinatubo phun trào) tạo ra bức xạ tự nhiên kết hợp với sự bất ổn
từ các hoạt động của mặt trời đã đẩy nhanh nhiệt độ trên bề mặt trái đất [7].
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng hầu hết sự nóng lên toàn cầu
từ năm 1950 là kết quả của hoạt động của con người. Lượng phát thải khí cácbô-níc toàn cầu hàng năm đã tăng lên một cách đáng kể từ năm 2000 trở lại
đây. Nếu không có hành động quốc tế nào để nhanh chóng giảm phát thải,
nhiệt độ toàn cầu trung bình (so với năm 2000) có khả năng tăng từ 1 đến 2°C
vào năm 2050 và từ 3 đến 4°C vào năm 2100, bao gồm tăng lên đến 6 đến
7°C ở vĩ độ cao phía Bắc [8].
Theo Báo cáo về Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, diễn biến
nhiệt độ trung bình từ 1961 đến 2005 tại Việt Nam có những đặc điểm sau
đây:
- Nhiệt độ mùa đông, cũng như mùa hè và nhiệt độ năm từ 1990 đến
2005 cao hơn khoảng thời gian từ 1960 đến 1989.
- Cũng như nhiệt độ trung bình hàng năm, nhiệt độ trung bình trong
mùa đông cũng biến đổi nhiều hơn trong mùa hè.


7


- Nửa thập kỷ 1996 – 2000 được coi là có nhiệt độ cao nhất, trên các
vùng khí hậu phía Bắc và các vùng khí hậu phía Nam [9].
Ở Việt Nam, kết quả thống kê và phân tích nhiều năm qua cho thấy,
BĐKH và nước biển dâng có những điểm đáng chú ý. Trong 50 năm (từ năm
1958 đến năm 2007) nhiệt độ trung bình/năm ở Việt Nam tăng lên khoảng
0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt
P

P

P

P

độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn nhiệt độ ở các vùng khí hậu
phía Nam. Nhiệt độ trung bình/năm của 4 thập niên gần đây (từ năm 1961 đến
năm 2000) cao hơn nhiệt độ trung bình/năm của 3 thập niên trước đó (từ năm
1931 đến năm 1960) [3]. Có sự sụt giảm đáng kể trên toàn quốc về số ngày và
đêm lạnh trong giai đoạn từ 1961 đến 2010, đặc biệt là ở miền Bắc và Tây
Nguyên. Dữ liệu giai đoạn 1981-2009 cho thấy hiện tượng sương muối xảy ra
muộn hơn; thời gian kéo dài ngắn hơn và số ngày có sương muối đã giảm
nhanh chóng trong thập kỷ qua. Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm, đặc
biệt là trong hai thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, số lượng các đợt rét đậm, rét hại
lại có sự biến đổi khá phức tạp và biến động mạnh từ năm này qua năm khác
[10].
Bên cạnh đó, tại cùng khu vực Đông Nam Á, theo Nakhapakorn K. và
cộng sự, số liệu về lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm tương đối hàng tháng được
thu thập từ Cục Khí tượng học, Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Thái Lan. Ở Thái Lan, mưa xuất hiện chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 và phần

còn lại của năm vẫn khô hạn. Ngoài lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm cũng ảnh
hưởng đến sự lan truyền bệnh SXH Dengue. Do độ ẩm cao trong mùa mưa,
muỗi có điều kiện thuận lợi để tồn tại và sinh trưởng. Nhiệt độ trung bình ở
tỉnh Sukhothai dao động từ 22°C đến 33°C trong 5 năm (1997-2001). Nhiệt
độ cao hơn 20°C là nhiệt độ thuận lợi cho muỗi Aedes aegypti sinh sản và
phát triển. Độ ẩm tương đối trung bình trong 5 năm (1997-2001) là 95,6%.


8

Lượng mưa trung bình trong 30 năm (1969-2000) hàng tháng là 1.226,5 mm
ở các vùng phía Bắc của Thái Lan [11].
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 7 TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ
1.2.1. Đặc điểm địa lý
Bảy tỉnh ven biển Nam Bộ trong nghiên cứu bao gồm Kiên Giang, Cà
Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang. Đây là các tỉnh
ven biển thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ. Khu vực Tây Nam Bộ, còn gọi là
vùng Đồng bằng Nam Bộ hay là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm
13 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và là một bộ phận của Châu thổ
sông Mê Kông có diện tích 40.818,3 km2. Theo kết quả điều tra của Tổng cục
P

P

Thống kê năm 2017, dân số vùng Tây Nam Bộ là 17,7 triệu người và mật độ
dân số khoảng 435 người/km2 [12]. Vùng Tây Nam Bộ có vị trí nằm liền kề
P

P


với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh
Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng Tây Nam Bộ được hình thành
từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực
nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc
theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành
những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số
giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng
Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán
đảo Cà Mau.
Vùng Tây Nam Bộ có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội,
có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương
thực, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, phát triển vườn cây ăn trái đem lại giá trị
xuất khẩu lớn cho cả nước và mở rộng giao lưu với khu vực và thế giới.


9

1.2.2. Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới vùng Tây Nam Bộ
BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong
thế kỷ 21. Các diễn biến thời tiết bất thường, thiên tai, bão, lũ và khô hạn…
gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục
tăng nhanh và làm gia tăng tốc độ tan băng ở các đầu cực trái đất làm mực
nước biển dâng cao. Vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt các tỉnh ven biển khu vực
này là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự BĐKH và có rất nhiều nghiên cứu
chỉ ra điều này. Theo tài liệu báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường,
vùng Tây Nam Bộ là khu vực có nguy cơ ngập rất cao. Nếu mực nước biển
dâng 100 cm, sẽ có khoảng 38,9% diện tích có nguy cơ bị ngập. Trong đó, các
tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,86%)
và Cà Mau (57,69%) [5].
Cùng với nguy cơ ngập úng và mực nước biển dâng cao, vùng Tây

Nam Bộ cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tới từ sự ảnh hưởng của
BĐKH. Vùng Tây Nam Bộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng khu vực phía Nam
bởi sự thay đổi nhiệt độ trung bình/năm. Theo tài liệu báo cáo của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, theo kịch bản RCP4.5, mức tăng nhiệt độ trung
bình/năm là 1,3-1,40C; và theo kịch bản RPC8.5, mức tăng nhiệt độ trung
P

P

bình/năm là 1,8-1,90C. Bên cạnh đó, theo kịch bản RCP8.5, khu vực Nam Bộ
P

P

sẽ có xu thế tăng lượng mưa trung bình/năm với mức tăng vào mùa đông từ
50-80% và mùa thu từ 10-30% [5]. Tất cả những điều trên đều ảnh hưởng tới
sự phát triển của loài muỗi Aedes aegypti, véc tơ truyền bệnh chính của bệnh
SXH Dengue.


10

1.3. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
1.3.1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bệnh SXH Dengue là căn bệnh nhiệt đới do muỗi truyền. Đây là căn
bệnh nguy hiểm do vi rút Dengue truyền qua muỗi vằn đốt người vào ban
ngày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự gia tăng số ngày mưa và sự giảm độ
ẩm tương đối có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh SXH Dengue [13].
Ước tính gần đây cho thấy khoảng 3,5 tỷ người, khoảng 55% dân số thế

giới, sống ở các quốc gia có nguy cơ mắc bệnh SXH Dengue. SXH Dengue là
một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở nhiều quốc gia thuộc
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sự lây truyền vi rút Dengue chủ yếu xảy ra
thông qua các vết đốt của muỗi, Aedes aegypti, loài muỗi hút máu người và
thường được tìm thấy trong và xung quanh nhà ở của người dân [14]. SXH
Dengue trở thành vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ cộng đồng và là nguyên
nhân chủ yếu của các trường hợp nhập viện và tử vong ở trẻ em ở nhiều nước
châu Á, với hơn 100.000 trường hợp tử vong ước tính đã được ghi nhận vào
năm 1995 [15]. Sự đô thị hóa và phát triển nhanh chóng của các thành phố ở
châu Á có ảnh hưởng lớn đến việc lây truyền bệnh SXH Dengue. Hiện nay,
hàng triệu người sống tập trung ở các thành phố ở châu Á, cùng với việc thiếu
cơ sở hạ tầng nước thải, nhà ở không đầy đủ, và các điều kiện xã hội không
đảm bảo vệ sinh đã thúc đẩy sự lan truyền bệnh SXH Dengue. Những yếu tố
này góp phần quan trọng làm gia tăng tỷ lệ mắc SXH Dengue ở khu vực châu
Á [16].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm thập kỷ
(1960 - 2010), tỷ lệ mắc mới bệnh SXH Dengue tăng 30 lần. Hàng năm, ước


11

tính khoảng 50-100 triệu ca mắc SXH Dengue được ghi nhận tại hơn 100
quốc gia lưu hành. Bệnh cũng được ghi nhận đã lan truyền tới một số vùng
chưa bị ảnh hưởng bao giờ. Mỗi năm, trên thế giới tăng thêm hàng trăm nghìn
ca mắc nặng, bao gồm khoảng 20.000 ca tử vong; 264 người bị khuyết
tật/1.000.000 người dân, với chi phí ước tính cho các trường hợp ngoại trú và
nhập viện là từ 514 đến 1.394 Đô la Mỹ, thường ảnh hưởng đến cộng đồng
người dân nghèo. Con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều do việc báo cáo
thiếu cũng như phân loại sai các trường hợp ghi nhận SXH Dengue [17]. SXH
Dengue ở Việt Nam có khuynh hướng gia tăng những năm gần đây. Các số

liệu thống kê y tế quốc gia gần đây cho thấy, năm 2008 ghi nhận 96.451 ca
mắc SXH Dengue; năm 2009 tăng lên đến 105.370 ca; và năm 2010 số ca
mắc được ghi nhận trên cả nước là 128.831 ca. Do đó, SXH Dengue ở Việt
Nam được xếp trong nhóm 10 bệnh truyền nhiễm có nguy cơ tử vong cao nhất
[18].
Sự BĐKH toàn cầu có thể ảnh hưởng đến sự phân bố theo mùa và địa
lý của SXH Dengue ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bản chất phức tạp
của việc truyền bệnh SXH Dengue liên quan đến sinh thái học véc tơ, các yếu
tố vi rút, sự miễn dịch của cộng đồng và những thay đổi về nhân khẩu học xã
hội làm cho khó định lượng được mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến sự lây
truyền bệnh SXH Dengue. Tuy nhiên, tác động của những thay đổi về mặt
môi trường - xã hội đối với việc truyền bệnh SXH Dengue ít được nghiên cứu
kỹ [19]. Theo tổng hợp của nghiên cứu Phan Thùy Linh và cộng sự, SXH
Dengue làm ảnh hưởng tới 50 - 100 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới, và
gây ra hàng chục nghìn ca tử vong ở trẻ em. Những đánh giá về thay đổi trong
giới hạn địa lý của lây truyền SXH Dengue tính đến yếu tố BĐKH và dân số


12

đã chỉ ra rằng ước tính 50 – 60% dân số toàn cầu bị ảnh hưởng bởi SXH
Dengue vào cuối thế kỷ 21 [20].
1.3.2. Đặc điểm sinh thái học của véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết
Dengue
1.3.2.1. Vài nét về sự phân bố của loài muỗi Aedes aegypti
Aedes aegypti phân bố trong vùng nhiệt đới và ôn đới của các châu lục
(giữa 450 vĩ tuyến Bắc và 350 vĩ tuyến Nam) giới hạn bằng đường đẳng nhiệt
P

P


P

P

100C. Về độ cao, chúng có mặt từ 0 đến 1.200 m, một ít quần thể có mặt đến
P

P

độ cao 1.800 m (ví dụ ở Ấn Độ). Tại Việt Nam, muỗi Aedes phân bố ở hầu
hết các tỉnh/thành phố, tuy nhiên mật độ cao và chiếm ưu thế hơn ở các tỉnh
miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Tại miền Bắc, Aedes aegypti chủ yếu
tập trung ở thành phố, rồi đến các đồng bằng ven biển và các làng mạc gần
đường giao thông. Đó là những nơi có dân cư đông đúc, có nhiều dụng cụ
chứa nước (DCCN) và các phương tiện giao thông thường xuyên qua lại.
Hiện nay, kinh tế phát triển (nhiều rác thải bia, đồ hộp,...) và việc đô thị hóa
nhanh chóng nhưng không đồng bộ (hệ thống cấp thoát nước chưa đầy đủ, vệ
sinh môi trường một số nơi còn kém) cùng với sự thờ ơ của một số người dân
với giáo dục sức khỏe cộng đồng làm cho vùng phân bố của Aedes aegypti
ngày càng mở rộng. Hiện nay, trên thế giới đã ghi nhận 2 loài muỗi có khả
năng truyền bệnh SXH Dengue. Đó là muỗi Aedes aegypti và Aedes
albopictus. Tuy nhiên, chúng lại có những đặc điểm tương đối khác nhau về
hình thái học, sinh thái học, sự phân bố và khả năng truyền các loại bệnh trên.
Aedes aegypti vẫn là loài muỗi chính truyền bệnh SXH Dengue [21].


×