Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Luận án tiến sĩ y học: Nghiên cứu bào chế viên phóng thích kéo dài chứa metoprolol 50 mg và amlodipin 5 mg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LINH TUYỀN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
VIÊN PHÓNG THÍCH KÉO DÀI CHỨA
METOPROLOL 50 MG VÀ AMLODIPIN 5 MG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LINH TUYỀN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
VIÊN PHÓNG THÍCH KÉO DÀI CHỨA
METOPROLOL 50 MG VÀ AMLODIPIN 5 MG
Ngành: Công nghệ dược phẩm và bào chế
Mã số : 9720202


LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN
GS.TS. LÊ QUAN NGHIỆM

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận án này
là hoàn toàn trung thực và chưa được báo cáo trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào khác.

Nguyễn Thị Linh Tuyền


ii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

i

MỤC LỤC

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

iv

DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH - VIỆT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

xii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

xiv

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Tổng quan metoprolol succinat và amlodipin besilat


3

1.2. Hệ trị liệu phóng thích kéo dài

11

1.3. Phương pháp tối ưu hóa trong xây dựng công thức và quy trình

18

1.4. Sinh khả dụng và tương đương sinh học của dạng thuốc phóng thích kéo dài

20

1.5. Một số nghiên cứu về metoprolol succinat, amlodipin besilat

26

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

2.1. Nguyên liệu, hóa chất, dung môi, thiết bị

31

2.2. Phương pháp nghiên cứu

33


Chƣơng 3. KẾT QUẢ

58

3.1. Nghiên cứu bào chế viên hai lớp chứa metoprolol 50 mg phóng thích kéo dài và
amlodipin 5 mg phóng thích nhanh

58

3.2. Nghiên cứu nâng cấp và xác định quy trình bào chế quy mô 10.000 viên/lô

75

3.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và nghiên cứu độ ổn định viên phóng thích kéo dài
MET-AMLO

86

3.4. Đánh giá tương đương độ hòa tan, xác định sinh khả dụng và tương đương sinh
học của viên phóng thích kéo dài MET-AMLO so với viên đối chiếu SELOMAXTM
50/5

90


iii
Chƣơng 4. BÀN LUẬN

123


4.1. Nghiên cứu bào chế viên hai lớp chứa metoprolol 50 mg phóng thích kéo dài và
amlodipin 5 mg phóng thích nhanh

123

4.2. Nghiên cứu nâng cấp và xác định quy trình bào chế quy mô 10.000 viên/lô

130

4.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và nghiên cứu độ ổn định viên phóng thích kéo dài
MET-AMLO

132

4.4. Đánh giá tương đương độ hòa tan, xác định sinh khả dụng và đánh giá tương
đương sinh học viên phóng thích kéo dài MET-AMLO so với viên đối chiếu
SELOMAXTM 50/5

133

KẾT LUẬN

139

KIẾN NGHỊ

141

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu/từ viết tắt
ACEI
ARB
AUC
BMI
BYT

Từ nguyên
Angiotensin converting enzyme inhibitor
Angiotensin receptor blocker
Area under the curve
Body mass index
Bộ Y tế

CCB

Calcium channel blocker

CI

Confidence interval

CHEP


Canadian Hypertension Education Program

CPMP

Committee for Proprietary Products

CV

Coefficient of variation

DD

Dung dịch

EMA

European Medicines Agency

ESH-ESC

European Society of Hypertesion and European
Society of Cardiology

FDA

Food and Drug Administration

GPHC

Giải phóng hoạt chất


HCTZ

Hydroclorothiazid

HPLC

High Performance Liquid Chromatography

HPMC

Hydroxylpropyl methyl cellulose

NTN

Viên nén 2 lớp chứa metoprolol succinat phóng thích
kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh
Người tình nguyện

PDA

Photodiode Array

PTKD

Phóng thích kéo dài

RSD

Relative Standard Deviation


SD

Standard Deviation

TKHH

Tinh khiết hóa học

USP

United States Pharmacopeia

WHO

World Health Organization

MET-AMLO


v

DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
Ký hiệu/từ viết tắt
ACEI
ARB
AUC
BMI
Cmax


Nghĩa tiếng việt
Thuốc ức chế men chuyển
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin
Diện tích dưới đường cong
Chỉ số cơ thể
Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương

CCB

Thuốc chẹn kênh calci

CI

Khoảng tin cậy

CHEP

Chương trình giáo dục về bệnh tăng huyết áp Canada

CPMP

Ủy ban độc quyền Dược phẩm

CV

Hệ số phân tán

EMA

Cơ quan quản lý thuốc Châu Âu


FDA

Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu -Hiệp hội Tim mạch
Châu Âu
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

Ke

Hằng số tốc độ thải trừ

PDA

Dãy diod quang

RSD

Độ lệch chuẩn tương đối

SD

Độ lệch chuẩn

t1/2

Thời gian cần thiết để một nửa lượng thuốc thải trừ


Tmax

Thời gian thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương

USP

Dược điển Mỹ

VSH/VNHA

Phân hội tăng huyết áp/Hội tim mạch Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

ESH-ESC


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phối hợp thuốc tăng huyết áp khi có tình huống lâm sàng đi kèm của
VSH/VNHA ....................................................................................................................9
Bảng 1.2. Một vài chế phẩm phóng thích kéo dài chứa metoprolol succinat và
amlodipin besilat ...........................................................................................................11
Bảng 2.1. Nguyên liệu, hóa chất, dung môi dùng cho bào chế và kiểm nghiệm .........31
Bảng 2.2. Chất chuẩn đối chiếu, thuốc đối chiếu .........................................................32

Bảng 2.3. Các mẫu huyết tương trắng ..........................................................................32
Bảng 2.4. Danh sách nơi thực hiện đề tài.....................................................................32
Bảng 2.5. Danh sách các phần mềm chuyên dụng .......................................................32
Bảng 2.6. Các trang thiết bị dùng trong sản xuất và kiểm nghiệm ..............................33
Bảng 2.7. Chuẩn bị giai mẫu hỗn hợp chuẩn ...............................................................36
Bảng 2.8. Các điều kiện thử độ hòa tan .......................................................................38
Bảng 2.9. Thành phần công thức lớp amlodipin besilat...............................................40
Bảng 2.10. Thiết kế khảo sát loại và lượng tá dược siêu rã .........................................40
Bảng 2.11. Thành phần công thức metoprolol succinat cho 1 viên .............................41
Bảng 2.12. Thiết kế thành phần cốm metoprolol succinat PTKD sử dụng riêng lẻ
polyme ..........................................................................................................................41
Bảng 2.13. Thiết kế thành phần lớp metoprolol succinat PTKD có kết hợp các polyme
......................................................................................................................................42
Bảng 2.14. Thành phần công thức viên phóng thích kéo dài MET-AMLO ................42
Bảng 2.15. Thiết kế mô hình thực nghiệm với phần mềm Design Expert ...................45
Bảng 2.16. Khảo sát các giai đoạn bào chế ở quy mô 10.000 viên/lô .........................46
Bảng 2.17. Quy định phần trăm hoạt chất giải phóng tại các thời điểm ......................48
Bảng 2.18. Điều kiện bảo quản và thời gian lấy mẫu ..................................................49
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống trên hỗn hợp chuẩn (n=6) .......59
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống trên mẫu thử (n=6)..................59
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát mối tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh ..............61
Bảng 3.4. Kết quả xử lý thống kê .................................................................................61


vii
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát độ chính xác .....................................................................62
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát độ đúng (metoprolol succinat, amlodipin besilat) ...........62
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra tính tương thích hệ thống trên mẫu thử trong môi trường
hòa tan (n=6) .................................................................................................................63
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát mối tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh trong môi

trường hòa tan ...............................................................................................................65
Bảng 3.9. Kết quả xử lý thống kê tính tuyến tính metoprolol succinat trong môi
trường hòa tan ...............................................................................................................66
Bảng 3.10. Kết quả xử lý thống kê tính tuyến tính amlodipin besilat trong môi trường
hòa tan ...........................................................................................................................66
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát độ chính xác phương pháp với metoprolol succinat trong
môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8 ..............................................................................67
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ chính xác phương pháp với amlodipin besilat trong
môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8 ..............................................................................67
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát độ đúng phương pháp với metoprolol succinat và
amlodipin besilat trong môi trường pH 1,2, pH 4,5, pH 6,8 .......................................68
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát độ ổn định dung dịch metoprolol succinat (n=6) ...........68
Bảng 3.15. Thông tin, hình thức cảm quan và độ đồng đều khối lượng của viên
SelomaxTM ....................................................................................................................69
Bảng 3.16. Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng của viên SelomaxTM ......69
Bảng 3.17. Phần trăm amlodipin besilat được giải phóng của viên SelomaxTM ..........69
Bảng 3.18. Phần trăm amlodipin besilat được giải phóng của công thức A1-A4........70
Bảng 3.19. Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng của công thức CT1-CT10
......................................................................................................................................71
Bảng 3.20. Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng của công thức CT11CT18 .............................................................................................................................72
Bảng 3.21. Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng theo 18 công thức .........72
Bảng 3.22. Mô hình dự đoán bởi phần mềm BCPharSoft OPT dựa vào giá trị R2 .....73
Bảng 3.23. Công thức tối ưu dự đoán bởi phần mềm BCPharSoft OPT .....................73


viii
Bảng 3.24. Phần trăm metoprolol succinat giải phóng của công thức tối ưu so với
công thức dự đoán.........................................................................................................73
Bảng 3.25. Độ hòa tan viên PTKD MET-AMLO (n = 6) ............................................75
Bảng 3.26. Công thức viên PTKD MET-AMLO ở quy mô 10.000 viên/lô ................75

Bảng 3.27. Độ phân tán hàm lượng phần trăm metoprolol succinat của lô 1 ở quy mô
10.000 viên/lô ...............................................................................................................76
Bảng 3.28. Độ phân tán hàm lượng phần trăm metoprolol succinat của 3 lô ở quy mô
10.000 viên/lô ...............................................................................................................76
Bảng 3.29. Độ phân tán hàm lượng phần trăm amlodipin besilat lô 1 ở quy mô 10.000
viên/lô ...........................................................................................................................77
Bảng 3.30. Độ phân tán hàm lượng phần trăm amlodipin besilat lô 3 ở quy mô 10.000
viên/lô ...........................................................................................................................77
Bảng 3.31. Kết quả độ trơn chảy và tỷ trọng biểu kiến của cốm metoprolol succinat,
hỗn hợp amlodipin besilat ở quy mô 10.000 viên/lô ....................................................79
Bảng 3.32. Kết quả độ cứng của viên trong quá trình dập viên ...................................79
Bảng 3.33. Kết quả độ mài mòn của viên trong quá trình dập viên .............................80
Bảng 3.34. Kết quả khảo sát biểu đồ Shewhart R ........................................................83
Bảng 3.35. Kết quả khảo sát biểu đồ Shewhart X ......................................................84
Bảng 3.36. Kết quả kiểm nghiệm độ đồng đều khối lượng .........................................86
Bảng 3.37. Kết quả kiểm nghiệm độ đồng đều hàm lượng ..........................................86
Bảng 3.38. Độ hòa tan viên PTKD MET-AMLO (n = 6) ............................................87
Bảng 3.39. Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu định lượng .................................................87
Bảng 3.40. Tiêu chuẩn cơ sở và kết quả kiểm nghiệm viên PTKD MET-AMLO ......88
Bảng 3.41. Hình thức cảm quan của viên trong điều kiện dài hạn ..............................88
Bảng 3.42. Kết quả thử độ hòa tan metoprolol succinat theo thời gian ở điều kiện dài
hạn (n =12) ....................................................................................................................89
Bảng 3.43. Kết quả thử độ hòa tan amlodipin besilat theo thời gian ở điều kiện dài
hạn (n =12) ....................................................................................................................89
Bảng 3.44. Sự biến đổi hàm lượng metoprolol succinat và amlodipin besilat trong
điều kiện dài hạn ...........................................................................................................90


ix
Bảng 3.45. Phần trăm giải phóng metoprolol succinat trong 3 môi trường .................91

Bảng 3.46. Độ hòa tan amlodipin besilat của viên nghiên cứu và viên đối chiếu trong
3 môi trường .................................................................................................................92
Bảng 3.47. Hệ số tương đồng f2 của viên nghiên cứu và viên đối chiếu trong các môi
trường ............................................................................................................................92
Bảng 3.48. Hệ số tương đồng f2 của viên nghiên cứu và viên đối chiếu trong các cặp
môi trường ....................................................................................................................92
Bảng 3.49. Hệ số tương quan các mô hình động học giải phóng metoprolol succinat
của viên nghiên cứu và viên đối chiếu trong 3 môi trường ..........................................93
Bảng 3.50. Kết quả kiểm tra tính phù hợp của hệ thống ..............................................94
Bảng 3.51. Kết quả khảo sát tính đặc hiệu ...................................................................94
Bảng 3.52. Mối tương quan giữa nồng độ và tỷ số diện tích đỉnh ...............................96
Bảng 3.53. Hiệu suất chiết của amlodipin, metoprolol và hydroclorothiazid (n = 3) ..97
Bảng 3.54. Kết quả khảo sát độ đúng và độ chính xác trong ngày (n=6) ....................98
Bảng 3.55. Kết quả khảo sát độ đúng và độ chính xác giữa các ngày (amlodipin, n =
6) ...................................................................................................................................99
Bảng 3.56. Kết quả khảo sát độ đúng và độ chính xác giữa các ngày (metoprolol, n =
6) .................................................................................................................................100
Bảng 3.57. Kết quả khảo sát độ nhiễm chéo (n = 6) ..................................................101
Bảng 3.58. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nền mẫu (n = 6) ...................................101
Bảng 3.59. Độ ổn định của hoạt chất trong dung dịch gốc ở nồng độ MQC .............102
Bảng 3.60. Độ ổn định của hydroclorothiazid trong dung dịch gốc nồng độ 100 µg/ml
(n = 6) .........................................................................................................................102
Bảng 3.61. Độ ổn định của hoạt chất trong huyết tương ở nồng độ LQC .................103
Bảng 3.62. Độ ổn định của hoạt chất trong huyết tương ở nồng độ HQC .................103
Bảng 3.63. Độ ổn định của hoạt chất trong huyết tương (n = 6) sau khi xử lý mẫu 24
giờ trong bộ phận bơm mẫu ở 10 oC...........................................................................104
Bảng 3.64. Nồng độ amlodipin trong huyết tương của từng cá thể sau khi uống thuốc
thử trong tình trạng đói (ng/ml) ..................................................................................106



x
Bảng 3.65. Nồng độ amlodipin trong huyết tương của từng cá thể sau khi uống thuốc
đối chiếu trong tình trạng đói (ng/ml) ........................................................................107
Bảng 3.66. Nồng độ metoprolol trong huyết tương của từng cá thể sau khi uống thuốc
thử trong tình trạng đói (ng/ml) ..................................................................................108
Bảng 3.67. Nồng độ metoprolol trong huyết tương của từng cá thể sau khi uống thuốc
đối chiếu trong tình trạng đói (ng/ml) ........................................................................109
Bảng 3.68. Nồng độ metoprolol trong huyết tương của từng cá thể sau khi uống thuốc
thử trong tình trạng no (ng/ml) ...................................................................................110
Bảng 3.69. Các thông số dược động học amlodipin của từng cá thể sau khi uống thuốc
thử trong tình trạng đói ...............................................................................................111
Bảng 3.70. Các thông số dược động học amlodipin của từng cá thể sau khi uống thuốc
đối chiếu trong tình trạng đói .....................................................................................112
Bảng 3.71. Các thông số dược động học metoprolol của từng cá thể sau khi uống
thuốc thử trong tình trạng đói .....................................................................................113
Bảng 3.72. Các thông số dược động học metoprolol của từng cá thể sau khi uống
thuốc đối chiếu trong tình trạng đói............................................................................114
Bảng 3.73. Các thông số dược động học metoprolol của từng cá thể sau khi uống
thuốc thử trong tình trạng no ......................................................................................115
Bảng 3.74. Các thông số dược động học trung bình của amlodipin trong thuốc thử và
thuốc đối chiếu trong tình trạng đói............................................................................116
Bảng 3.75. Các thông số dược động học trung bình của metoprolol trong thuốc thử và
thuốc đối chiếu trong tình trạng đói............................................................................116
Bảng 3.76. Các thông số dược động học trung bình metoprolol của thuốc thử trong
tình trạng đói và no .....................................................................................................117
Bảng 3.77. Tỷ số AUC0-t/AUC0-∞ ..............................................................................117
Bảng 3.78. Phân tích phương sai các thông số AUC0-t, AUC0-∞, Cmax (đã chuyển ln)
của amlodipin trong tình trạng đói .............................................................................118
Bảng 3.79. Phân tích phương sai các thông số AUC0-t, AUC0-∞, Cmax (đã chuyển ln)
của metoprolol trong tình trạng đói ............................................................................118

Bảng 3.80. Kết quả so sánh sinh khả dụng với khoảng tin cậy 90% .........................119


xi
Bảng 3.81. So sánh giá trị Tmax của amlodipin theo phương pháp thống kê phi tham số
trong tình trạng đói .....................................................................................................119
Bảng 3.82. So sánh giá trị Tmax của metoprolol theo phương pháp thống kê phi tham
số trong tình trạng đói .................................................................................................120
Bảng 3.83. Phân tích phương sai các thông số AUC0-t, AUC0-∞, Cmax (đã chuyển ln)
của metoprolol của thuốc thử trong tình trạng đói so với tình trạng no .....................120
Bảng 3.84. So sánh giá trị Tmax của metoprolol theo phương pháp thống kê phi tham
số trong tình trạng đói so với tình trạng no ................................................................121


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Phổ IR của metoprolol succinat .....................................................................4
Hình 1.2. Phổ IR của amlodipin besilat .........................................................................6
Hình 1.3. Phối hợp thuốc theo ESC-ESH 2013 “Nguồn: Mancia G., 2013” [63] .........8
Hình 3.1. Sắc ký đồ pha động (a), mẫu giả dược (b), hỗn hợp chuẩn (c), mẫu thử (d)
......................................................................................................................................60
Hình 3.2. Phổ UV-Vis tại thời gian lưu của đỉnh hoạt chất trong hỗn hợp chuẩn .......60
Hình 3.3. Phổ UV-Vis tại thời gian lưu của đỉnh hoạt chất trong mẫu thử .................60
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh ...............61
Hình 3.5. Tính đặc hiệu của phương pháp trong môi trường pH 1,2, pH 4,5 và pH 6,8
......................................................................................................................................64
Hình 3.6. Đường chuẩn metoprolol succinat, amlodipin besilat trong môi trường pH
1,2; pH 4,5 và pH 6,8 ....................................................................................................65

Hình 3.7. Phần trăm amlodipin besilat được giải phóng theo thời gian của công thức
A1 - A4 .........................................................................................................................70
Hình 3.8. Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng của công thức CT1 - CT10
......................................................................................................................................71
Hình 3.9. Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng của công thức tối ưu so với
công thức dự đoán và SelomaxTM .................................................................................74
Hình 3.10. Biểu đồ Shewhart X /R về khối lượng viên lô 1: (a) biểu đồ R, (b) biểu đồ
X .................................................................................................................................81

Hình 3.11. Biểu đồ Shewhart X /R về khối lượng viên lô 2: (a) biểu đồ R, (b) biểu đồ
X .................................................................................................................................82

Hình 3.12. Biểu đồ Shewhart X /R về khối lượng viên lô 3: (a) biểu đồ R, (b) biểu đồ
X ..................................................................................................................................82

Hình 3.13. Phần trăm metoprolol succinat giải phóng trong môi trường pH 1,2, pH
4,5; pH 6,8 ....................................................................................................................92


xiii
Hình 3.14. Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng, mẫu LLOQ, mẫu LQC, mẫu MQC, mẫu
HQC ..............................................................................................................................95
Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ amlodipin trong huyết
tương và tỷ số diện tích đỉnh ........................................................................................96
Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ metoprolol trong huyết
tương và tỷ số diện tích đỉnh ........................................................................................96
Hình 3.17. Biểu đồ biểu diễn nồng độ amlodipin trung bình theo thời gian của thuốc
thử và thuốc đối chiếu trong tình trạng đói ................................................................112
Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn nồng độ metoprolol trung bình theo thời gian của thuốc
thử và thuốc đối chiếu trong tình trạng đói ................................................................114

Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn nồng độ metoprolol trung bình theo thời gian của thuốc
thử trong tình trạng đói và no .....................................................................................115


xiv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình thiết kế và tối ưu hóa công thức ........................................18
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình bào chế viên PTKD MET-AMLO ở quy mô 10.000 viên/lô
......................................................................................................................................85


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh cao huyết áp là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi.
Bệnh dễ gây tử vong và để lại di chứng nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời
sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu
não và bệnh thận mãn tính làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống [12]. Trong
điều trị tăng huyết áp, đơn trị liệu là điều trị chuẩn ban đầu để kiểm soát huyết áp ở
hầu hết các bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc phối hợp
thuốc là cần thiết để kiểm soát huyết áp [12],[58],[63]. Theo Hiệp hội tăng huyết áp
Châu Âu (ESH) và Hiệp hội tim mạch Châu Âu (ESC) 2013, hầu hết bệnh nhân cần ít
nhất hai thuốc để đạt mục tiêu, điều trị có thể bắt đầu bằng đơn trị liệu hay phối hợp
hai thuốc ở liều thấp [63].
Lợi điểm của việc phối hợp thuốc là giúp tăng hiệu quả hạ huyết áp, giảm tác dụng
phụ, có thể cải thiện độ dung nạp của bệnh nhân, giảm biến cố tim mạch, trong đó,
phối hợp thuốc chẹn β1-adrenergic và thuốc chẹn kênh calci được lựa chọn hàng đầu
trong điều trị bệnh tăng huyết áp kèm suy tim, bệnh mạch vành và sử dụng trong điều

trị khi bệnh nhân sử dụng đơn trị với thuốc chẹn β hay thuốc chẹn kênh calci không
đủ hiệu quả.
Metoprolol succinat là chất đối kháng chọn lọc β1-adrenergic và amlodipin besilat
là chất ức chế kênh calci thuộc nhóm dihydropyridin thường được lựa chọn trong phối
hợp điều trị tăng huyết áp kèm bệnh mạch vành. Tuy nhiên, nhược điểm của
metoprolol succinat là bị chuyển hóa mạnh bởi enzym gan, thời gian bán thải ngắn 3-4
giờ, sinh khả dụng thấp khoảng 40% gây bất tiện do phải dùng thuốc nhiều lần trong
ngày [5]. Ngược lại, amlodipin besilat là thuốc có thời gian bán thải dài 30-40 giờ [5].
Để phối hợp hai dược chất có thời gian bán thải khác nhau trong cùng sản phẩm với
hai cơ chế phóng thích hoạt chất khác nhau, trong đó, thành phần metoprolol succinat
phóng thích kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh là biện pháp tối ưu giúp
kiểm soát huyết áp ổn định trong suốt 24 giờ, giảm tác dụng phụ không mong muốn.
Về bào chế amlodipin besilat là hoạt chất dễ bị hút ẩm và không ổn định, dễ bị biến
đổi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, đồng thời metoprolol succinat là hoạt chất tan
tốt trong nước nên việc lựa chọn polyme thích hợp để kiểm soát sự phóng thích kéo


2
dài rất khó khăn. Những lý do này gây nhiều bất lợi khi nghiên cứu bào chế dạng viên
phối hợp chứa metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besilat phóng
thích nhanh.
Hiện nay, ở một số nước trên thế giới viên phối hợp chứa metoprolol succinat và
amlodipin besilat đã được triển khai sản xuất và sử dụng với các biệt dược phóng
thích kéo dài như SelomaxTM, SitelolAM. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có đề tài nào
nghiên cứu dạng viên có phối hợp 2 thành phần trên, thường bệnh nhân phải sử dụng
kết hợp các viên riêng lẻ từng thành phần hoặc phải nhập khẩu thuốc cho nhu cầu điều
trị, làm tăng giá thành điều trị. Với những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu bào chế viên
phóng thích kéo dài chứa metoprolol 50 mg và amlodipin 5 mg“ được thực hiện
nhằm bào chế viên chứa metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besilat
phóng thích nhanh đạt tiêu chuẩn và tương đương sinh học với viên đối chiếu

SelomaxTM 50/5, góp phần phát triển các dạng thuốc mới được sản xuất trong nước,
đáp ứng nhu cầu cao và đa dạng trong điều trị, thay thế thuốc ngoại nhập. Luận án
được tiến hành với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu bào chế viên hai lớp chứa metoprolol 50 mg phóng thích kéo dài và
amlodipin 5 mg phóng thích nhanh (gọi tắt viên phóng thích kéo dài MET-AMLO).
- Nghiên cứu nâng cấp và xác định quy trình bào chế quy mô 10.000 viên/lô.
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và nghiên cứu độ ổn định viên phóng thích kéo dài
MET-AMLO.
- Đánh giá tương đương độ hòa tan, xác định sinh khả dụng và tương đương sinh học
viên phóng thích kéo dài MET-AMLO so với viên đối chiếu SelomaxTM 50/5.


3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN METOPROLOL SUCCINAT VÀ AMLODIPIN BESILAT
1.1.1. Metoprolol succinat
Công thức phân tử: (C15H25NO3)2·C4H6O4.
Phân tử lượng: 652,81 g/mol.
Tên hóa học: 2-Propanol,1-[4-(2-methoxyethyl)phenoxy]-3-[(1-methylethyl) amino] -, (±)-, butanedioate (2:1) [6],[34],[93].
Công thức cấu tạo:

“Nguồn: PubChem”

Tính chất
Metoprolol dạng base có điểm chảy rất thấp nên khó sử dụng trong sản xuất, trong
khi dạng muối tartrat và succinat có điểm chảy lần lượt là 120 và 136 oC do đó
metoprolol sử dụng trong sản xuất là dạng muối. Metoprolol tartrat được sử dụng
trong viên phóng thích tức thời và metoprolol succinat được sử dụng trong viên phóng
thích kéo dài và 47,5 mg metoprolol succinat tương đương với 50 mg metoprolol

tartrat. Ngoài ra, trên thị trường còn có dạng muối metoprolol fumarat nhưng ít được
sử dụng.
Metoprolol succinat tồn tại dưới dạng bột tinh thể trắng hoặc gần như trắng, tan vô
hạn trong nước và methanol, ít tan trong ethanol, rất ít tan trong alcol isopropylic và
ethyl acetat [44],[93].
Định tính
Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của metoprolol
succinat chuẩn. Phổ IR của metoprolol succinat cho đỉnh hấp thụ tại các số sóng: 1510
cm-1, 1245 cm-1, 1208 cm-1, 1175 cm-1, 1108 cm-1, 810 cm-1 [34],[93].


4

Hình 1.1. Phổ IR của metoprolol succinat “Nguồn: BP, 2013” [34]

Định lượng
Phương pháp chuẩn độ điện thế trong môi trường khan: hòa tan một lượng bột
thuốc tương đương khoảng 0,250 g metoprolol succinat vào 40 ml anhydric acetic.
Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 M. Xác định điểm tương đương của phản
ứng dựa vào bước nhảy thế [44].
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với điều kiện sắc ký như sau:
- Pha động: acetonitril - đệm phosphat pH 3 (25:75, tt/tt).
- Cột sắc ký pha đảo C8 (125 × 4,0 mm; 5 µm). Bước sóng phát hiện: 280 nm.
- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.
- Thể tích tiêm mẫu: 40 µl.
Chuẩn bị mẫu chuẩn: cân chính xác một lượng metoprolol succinat chuẩn, hòa tan
trong pha động để được một dung dịch có nồng độ khoảng 0,05 mg/ml.
Chuẩn bị mẫu thử: cho 1 viên thuốc vào bình định mức có thể tích phù hợp để thu
được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg metoprolol succinat trong 1 ml. Thêm
khoảng 5 ml nước và để cho viên rã, thêm tiếp một thể tích cồn để khi pha loãng tới

thể tích thì nồng độ cồn khoảng 30%. Lắc trong 30 phút. Thêm một lượng acid
hydrocloric 0,1 N tới khoảng nửa thể tích bình rồi lắc trong 30 phút. Pha loãng với
acid hydrocloric tới thể tích, lắc đều, lọc qua giấy lọc, bỏ 10 ml dịch lọc đầu. Pha
loãng dịch lọc với pha động để được dung dịch chứa khoảng 0,05 mg metoprolol
succinat trong 1 ml.
Tiến hành tiêm mẫu chuẩn và mẫu thử vào máy, ghi nhận sắc ký đồ.
Tính khối lượng metoprolol succinat (mg) trong viên theo công thức: 20C.V(rt/rc)


5
Trong đó: C là nồng độ metoprolol succinat tính bằng mg/ml trong dung dịch chuẩn.
V là thể tích dịch lọc dùng để pha mẫu thử. rt và rc lần lượt là diện tích đỉnh của
metoprolol succinat trong mẫu thử và mẫu chuẩn [93].
Tác dụng dược lý
Metoprolol succinat là thuốc đối kháng chọn lọc β1-adrenergic không có hoạt tính
giao cảm nội tại. Tuy nhiên, metoprolol succinat không ức chế tuyệt đối trên thụ thể
β1-adrenergic nằm chủ yếu ở cơ tim, khi dùng liều cao có thể ức chế cả thụ thể β2adrenergic nằm chủ yếu ở hệ cơ phế quản và mạch máu. Thuốc có tác dụng giảm lực
co cơ và nhịp tim, làm chậm nhịp xoang và giảm dẫn truyền nút nhĩ-thất. Metoprolol
succinat chống đau thắt ngực hiệu quả, làm giảm số cơn đau thắt ngực [5],[9].
Dược động học
Sau khi uống metoprolol succinat được hấp thụ gần như hoàn toàn nhưng sinh khả
dụng tương đối thấp (khoảng 40%) do sự chuyển hóa ban đầu. Sau khi uống, thuốc
xuất hiện trong huyết tương trong khoảng 10 phút và đạt nồng độ đỉnh sau 90 phút.
Nồng độ của thuốc trong huyết tương thay đổi trong phạm vi rộng tới 17 lần.
Metoprolol succinat gắn với protein huyết tương khoảng 11-12 lần. Metoprolol
succinat chuyển hóa mạnh bởi hệ thống monooxygenase ở gan và chỉ 10% thuốc đã
uống được đào thải dưới dạng không biến đổi trong nước tiểu. Thời gian bán thải của
metoprolol succinat từ 3-4 giờ. Dạng viên metoprolol succinat PTKD có thời gian đạt
nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 7 giờ sau khi uống thuốc. Thức ăn không ảnh
hưởng đến sự hấp thu [5],[8],[9].

Chỉ định
Điều trị tăng huyết áp, dùng metoprolol succinat riêng biệt hoặc kết hợp với thuốc
chống tăng huyết áp khác. Metoprolol succinat điều trị dài hạn đau thắt ngực, loạn
nhịp tim, suy tim độ trung bình hoặc nhẹ kháng trị với phương pháp điều trị suy tim
khác. Metoprolol succinat chỉ định điều trị người bệnh đã xác định hoặc nghi ngờ có
nhồi máu cơ tim cấp ổn định về mặt huyết động, để làm giảm tử vong tim mạch [5].
Chống chỉ định
Người bệnh có nhịp tim chậm xoang, blốc nhĩ thất độ 1 rõ rệt, độ 2 hoặc độ 3, sốc
do tim và suy tim mất bù. Người bệnh có tần số tim chậm dưới 45 lần/phút.


6
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc và các thuốc chẹn beta khác [3],[5].
Liều lượng và cách dùng
Phải uống nguyên viên metoprolol succinat phóng thích kéo dài, không nhai.
Liều điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực thông thường là 50-100 mg/lần/ngày.
Có thể tăng liều cách một tuần (hay dài hơn) cho tới khi đạt đáp ứng lâm sàng tối ưu.
Nếu cần ngừng metoprolol succinat nên giảm dần liều trong thời gian 1 đến 2 tuần [5].
1.1.2. Amlodipin besilat
Công thức phân tử: C20H25ClN2O5·C6H6O3S.
Phân tử lượng: 567,05 g/mol.
Tên hóa học: 3-ethyl 5-methyl (±)-2-[(2-aminoethoxy)methyl]-4-(o-chloro-phenyl)1,4-dihydro-6-methyl-3,5-pyridinedicarboxylate, monobenzenesulfonat [3],[93].
Công thức cấu tạo:

“Nguồn: PubChem”

Tính chất
Bột màu trắng hoặc gần như trắng; Dễ tan trong methanol, hơi tan trong ethanol,
khó tan trong nước và trong 2–propanol [3],[44].
Định tính

Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của amlodipin
besilat chuẩn. Phổ IR của amlodipin besilat cho đỉnh hấp thụ tại các số sóng: 1208 cm1

, 1182 cm-1, 1094 cm-1 [3],[27],[34].

Hình 1.2. Phổ IR của amlodipin besilat “Nguồn: BP, 2013” [34]


7
Định lượng
Định lượng amlodipin besilat bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với
điều kiện sắc ký như sau:
- Pha động: hỗn hợp acetonitril – methanol - dung dịch chứa 7,0 ml triethylamin
trong 1000 ml nước và được điều chỉnh pH đến 3,0 ± 0,1 bằng acid phosphoric
(15:35:50, tt/tt/tt).
- Cột sắc ký pha đảo C18 (150 × 3,9 mm; 5 µm).
- Bước sóng phát hiện: 237 nm.
- Tốc độ dòng: 1 ml/ phút.
Dung dịch thử: hòa tan 50 mg chế phẩm trong pha động, pha loãng thành 50 ml với
pha động. Hút chính xác 5 ml dung dịch trên pha loãng thành 100 ml bằng pha động.
Dung dịch chuẩn: hòa tan 50 mg amlodipin besilat chuẩn trong pha động, pha loãng
thành 50 ml với pha động. Hút chính xác 5 ml dung dịch trên pha loãng thành 100 ml
bằng pha động.
Tiến hành tiêm mẫu chuẩn và mẫu thử vào máy, ghi nhận sắc ký đồ. Tính hàm
lượng amlodipin besilat dựa vào diện tích đỉnh của dung dịch thử và dung dịch chuẩn
và hàm lượng được công bố của amlodipin besilat chuẩn [3],[44].
Tác dụng dược lý
Amlodipin besilat là dẫn chất của dihydropyridin có tác dụng chẹn calci qua màng
tế bào. Amlodipin besilat có tác dụng chống tăng huyết áp, làm tăng lưu lượng máu ở
thận và cải thiện chức năng thận. Có thế dùng amlodipin besilat để điều trị tăng huyết

áp ở bệnh nhân đái tháo đường. Amlodipin besilat có tác dụng tốt cả khi đứng, nằm
cũng như ngồi và trong làm việc. Amlodipin besilat tác dụng chậm nên ít có nguy cơ
hạ huyết áp cấp hoặc nhịp nhanh phản xạ. Amlodipin besilat có tác dụng chống đau
thắt ngực, thời gian tác dụng chống đau thắt ngực kéo dài 24 giờ. Người bệnh có thể
dùng phối hợp với thuốc chẹn beta và nitrat trong điều trị đau thắt ngực [3],[5],[9].
Dược động học
Khả dụng sinh học của amlodipin besilat khi uống khoảng 60-80% và không bị ảnh
hưởng bởi thức ăn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 6-12 giờ. Nửa đời
trong huyết tương từ 30-40 giờ. Nồng độ ổn định trong huyết tương đạt được 7 đến 8


8
ngày sau khi uống thuốc mỗi ngày một lần. Các chất chuyển hóa mất hoạt tính và bài
tiết qua nước tiểu [5],[8].
Chỉ định
Ðiều trị tăng huyết áp, kể cả ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như
đái tháo đường, và điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định [5].
Chống chỉ định
Không dùng cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định, quá mẫn với
dihydropyridin [5].
Liều lượng và cách dùng
Tốt nhất nên dùng vào buổi sáng, nuốt nguyên viên (không nhai). Điều trị tăng
huyết áp và đau thắt ngực: liều khởi đầu thường là 5 mg/lần/ngày, liều có thể tăng dần
cách nhau từ 7-14 ngày, cho đến 10 mg/lần/ngày [5].
1.1.3. Phối hợp metoprolol succinat, amlodipin besilat trong điều trị cao huyết áp
Năm nhóm thuốc chính điều trị tăng huyết áp gồm lợi tiểu, chẹn  (β-blocker), ức
chế men chuyển (ACEI), chẹn kênh calci (CCB), chẹn thụ thể angiotensin (ARB) theo
ESC-ESH (2013) [63], CHEP (2014, 2015) [35] và theo Hiệp hội tăng huyết áp Việt
Nam VSH/VNHA (2014, 2015) [12].
Phối hợp thuốc trong điều trị cần thiết khi:

- Tăng huyết áp độ 2 (≥ 160/100 mmHg).
- Xa huyết áp mục tiêu (huyết áp tâm thu ≥ 20 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 10
mmHg).
- Bệnh nhân khó đạt huyết áp mục tiêu (tiểu đường, bệnh thận mạn tính).
- Bệnh nhân có nhiều chỉ định bắt buộc.
- Sau một tháng điều trị nếu không đạt huyết áp mục tiêu có thể phối hợp thuốc.

Hình 1.3. Phối hợp thuốc theo ESC-ESH 2013 “Nguồn: Mancia G., 2013” [63]


9
Trong đó đường nét liền màu xanh lá là phối hợp ưu tiên, đường đứt quãng màu
xanh lá là phối hợp được chấp thuận, đường đứt quãng màu đen là phối hợp ít thông
dụng, đường màu đỏ là không phối hợp [63].
Bảng 1.1. Phối hợp thuốc tăng huyết áp khi có tình huống lâm sàng đi kèm của VSH/VNHA

Loại bệnh nhân

Tăng huyết áp và
đái tháo đường
Tăng huyết áp và
bệnh thận mạn
Tăng huyết áp và
bệnh động mạch
vành lâm sàng
Tăng huyết áp và
tiền sử đột quỵ
Tăng huyết áp và
suy tim


Thuốc đầu Thêm thuốc thứ 2 để Thêm thuốc thứ 3 để
tiên lựa chọn huyết áp < 140/90 huyết áp < 140/90
mmHg
mmHg*
ARB/ACEI
CCB hay lợi tiểu Thuốc thứ 2 thay thế (lợi
thiazid
tiểu thiazid hay CCB)
ARB/ACEI
CCB hay lợi tiểu Thuốc thứ 2 thay thế (lợi
thiazid **
tiểu thiazid** hay CCB)
Thuốc chẹn  CCB hay lợi tiểu Thuốc thứ 2 thay thế (lợi
***
thiazid
tiểu thiazid hay CCB)
+
ARB/ACEI
ACEI/ARB
Lợi tiểu thiazid hay Thuốc thứ 2 thay thế
CCB
(CCB hay lợi tiểu thiazid)
***
ACEI/ARB + thuốc chẹn  + pironolacton khi suy tim độ II-IV +
lợi tiểu thiazid, quai khi ứ dịch. CCB nhóm dihydropyridin có thể
thêm vào nếu cần kiểm soát huyết áp

* Không đạt mục tiêu phối hợp 4 thuốc: xem xét thêm thuốc chẹn , kháng aldosteron
hay nhóm khác (giãn mạch, chẹn alpha, kháng alpha trung ương…)
** Mức lọc cầu thận < 40 ml/phút sử dụng lợi tiểu quai (furosemid) thay thế lợi tiểu

thiazid
*** Thuốc chẹn  thế hệ mới có tính chọn lọc cao và giãn mạch: bisoprolol,
metoprolol succinat, carvedilol, nebivolol được ưu tiên [12].
Dưới đây là các nghiên cứu về metoprolol succinat và amlodipin besilat trong điều
trị tăng huyết áp. Các nghiên cứu này cho thấy việc phối hợp thuốc cho hiệu quả hạ
huyết áp rõ rệt so với khi sử dụng một thuốc đơn thuần.
Năm 2009, Monotosh Panja và cộng sự đã nghiên cứu sự kết hợp thuốc chẹn  với
thuốc khác trong điều trị cao huyết áp, trong đó có phối hợp với thuốc ức chế calci
cũng rất phổ biến trong điều trị suy tim, bênh mạch vành, bệnh nhồi máu cơ tim. Phối
hợp thuốc chẹn  với CCB nhóm non-dihydropyridin như verapamil và diltiazem cần
tránh do làm nhịp tim chậm và block dẫn truyền nhĩ thất có triệu chứng. Phối hợp


×