Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Price action chuyên sâu - Kết hợp phân tích khối lượng (Vnrebates)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.54 MB, 184 trang )

6/22/2020

PRICE ACTION CHUYÊN SÂU
(KẾT HỢP PHÂN TÍCH VOLUME)
Tổng hợp từ

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC
I. THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VÀ ĐIỀU GÌ LÀM GIÁ DI CHUYỂN? ....... 1
1.1. Thị trường hoạt động như thế nào? ...................................................................................... 1
1.2. Điều gì tạo ra sự chuyển động giá? ...................................................................................... 1
1.3. Các tay to là ai? .................................................................................................................... 2
1.4. Làm sao để phát hiện dòng tiền lớn đang đổ vào thị trường? .............................................. 2
1.5. Làm thế nào để giao dịch với dòng tiền lớn? ....................................................................... 2
II. CÁCH GIAO DỊCH VỚI DÒNG TIỀN LỚN............................................................................ 3
2.1. Làm thế nào để giao dịch với dòng tiền lớn? ....................................................................... 3
2.2. Cách nâng cao khả năng thành công khi giao dịch .............................................................. 5
III. CÁCH PHÂN TÍCH NẾN NÂNG CAO................................................................................... 5
3.1. Biểu đồ nến là gì? ................................................................................................................. 5
3.2. Sử dụng biểu đồ nến như thế nào? ....................................................................................... 8
3.3. Sáu nguyên tắc phân tích biểu đồ nến ................................................................................ 11
3.4. Sự xác nhận và từ chối giá ................................................................................................. 12
IV. CÁCH PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU VỀ PRICE ACTION .................................................. 18
4.1. Năm bước phân tích Price Action ...................................................................................... 18
4.2. Các cách phân tích biểu đồ nến nâng cao........................................................................... 26
4.3. Hiểu cấu trúc thị trường thông qua các sóng...................................................................... 31
4.4. Phân biệt Swing high/Swing low với High/Low................................................................ 34
4.5. Hiểu về các con sóng thị trường (Swing) ........................................................................... 37
V. CÁCH GIAO DỊCH TẠI VÙNG CUNG VÀ VÙNG CẦU .................................................... 45


5.1. Cấu trúc của thị trường ....................................................................................................... 45
5.2. Quy luật cung cầu ............................................................................................................... 45
5.3. Vùng cung và cầu là gì? ..................................................................................................... 46
5.4. Làm thế nào để xác định vùng cung và cầu?...................................................................... 46
5.5. Sức mạnh của vùng cung và cầu ........................................................................................ 49
5.6. Làm thế nào để vào lệnh tại vùng cung cầu theo Price Action .......................................... 51
VI. CÁCH GIAO DỊCH TẠI VÙNG HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ CHUYÊN SÂU .................... 52
6.1. Hỗ trợ và kháng cự là gì? ................................................................................................... 53
6.2. Tâm lý ở sau những vùng hỗ trợ và kháng cự .................................................................... 55

Page | i


6.3. Những đường kháng cự/hỗ trợ và vùng cung cầu .............................................................. 56
6.4. Những hình thức khác nhau của hỗ trợ và kháng cự .......................................................... 59
6.5. Đa khung thời gian cho vùng hỗ trợ và kháng cự .............................................................. 60
6.6. Đâu là vùng hỗ trợ và kháng cự được tạo ra? .................................................................... 61
6.7. Đánh giá sức mạnh của vùng hỗ trợ và kháng cự .............................................................. 65
6.8. Khi hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ ....................................................................................... 66
VII. PHÂN TÍCH SÓNG ĐẨY VÀ SÓNG HỒI CHUYÊN SÂU ............................................... 69
7.1. Phân tích Sóng đẩy/Sóng hồi và Sự chuyển động của giá ................................................. 69
7.2. Xem xét chuyển động của giá ............................................................................................ 75
7.3. Phân tích khối lượng và giá ................................................................................................ 76
VIII. MÔ HÌNH ĐẦU VÀ VAI CHUYÊN SÂU .......................................................................... 81
8.1. Mô hình vai đầu vai ............................................................................................................ 81
8.2. Các loại mô hình vai đầu vai (Head and Shoulder pattern) ............................................... 82
8.3. Mô hình vai đầu vai (Head and Shoulder pattern) thất bại ................................................ 83
8.4. Mở vị thế giao dịch thế nào ................................................................................................ 84
IX. CÁCH PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU ĐA KHUNG THỜI GIAN ......................................... 88
9.1. Tổng quan........................................................................................................................... 88

9.2. Phân tích đa khung thời gian là gì? .................................................................................... 88
9.3. Tìm hiểu xu hướng với phân tích đa khung thời gian ........................................................ 90
9.4. Sử dụng phân tích đa khung thời gian như thế nào? .......................................................... 92
9.5. Ưu điểm của việc sử dụng đa khung thời gian: .................................................................. 95
9.6. Các nguyên tắc vào lệnh sử dụng đa khung thời gian ........................................................ 95
X. CÁCH GIAO DỊCH PRICE ACTION CHUYÊN SÂU KHI THỊ TRƯỜNG SIDEWAYS ... 96
10.1. Làm thế nào để giao dịch Break out tại khu vực Sideways?............................................ 96
10.2. Điều kiện Breakout đúng.................................................................................................. 96
10.3. Điều kiện Pullback đúng .................................................................................................. 99
XI. CÁCH GIAO DỊCH PRICE ACTION CHUYÊN SÂU TRONG THỊ TRƯỜNG CÓ XU
HƯỚNG....................................................................................................................................... 101
11.1. Tại sao giao dịch day trading lại phải phân tích xu hướng?........................................... 101
11.2. Cấu trúc và chu kỳ di chuyển của thị trường ................................................................. 102
11.3. Cách giao dịch trong cả 3 thị trường: tăng, giảm và sideways ...................................... 102
11.4. Các dạng xu hướng, đặc điểm của xu hướng ................................................................. 108
11.5. Khi nào thì một xu hướng kết thúc? ............................................................................... 113

Page | ii


XII. CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH PULLBACK NÂNG CAO ................................................... 113
12.1. Pullback và tâm lý đằng sau pullback là gì? .................................................................. 113
12.2. Đặc điểm của pullback ................................................................................................... 114
12.3. Các loại Pullback ............................................................................................................ 117
12.4. Khi nào pullback kết thúc? ............................................................................................. 119
12.5. Vào lệnh giao dịch “conservative” và “aggressive” tại mốc test kỹ thuật hoặc tại điểm kết
thúc pullback ........................................................................................................................... 121
XIII. CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH THEO TRENDLINE NÂNG CAO ..................................... 127
13.1. Tầm quan trọng của các đường vẽ trên biểu đồ của bạn: ............................................... 127
13.2. Chiến lược giao dịch theo Trendline là gì? .................................................................... 127

13.3. Quy tắc vẽ đường Trendline ........................................................................................... 129
13.4. Phân tích Trendline trên biểu đồ .................................................................................... 131
13.5. Cách xác định độ mạnh của đường Trendline ................................................................ 132
13.6. Kênh Xu hướng .............................................................................................................. 132
13.7. Sử dụng Trendline trong giao dịch ................................................................................. 133
13.8. Chiến lược giao dịch theo Trendline .............................................................................. 135
XIV. CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH THEO BREAKOUT NÂNG CAO...................................... 137
14.1. Chiến lược giao dịch theo breakout là gì? ...................................................................... 137
14.2. Lợi ích và hạn chế khi giao dịch theo breakout ............................................................. 137
14.3. Khi nào chúng ta nên tránh giao dịch theo breakout? .................................................... 138
14.4. Làm thế nào để tìm các giao dịch theo breakout xác suất thành công cao? ................... 139
14.5. Các đặc điểm của thanh nến Breakout trong xu hướng tăng.......................................... 143
14.6. Làm thế nào để tham gia giao dịch theo Breakout? ....................................................... 146
XV. CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH THEO PIN BAR NÂNG CAO ............................................. 146
15.1. Cấu trúc thanh Pin bar .................................................................................................... 146
15.2. Trạng thái tâm lý đằng sau thanh Pin bar ....................................................................... 149
15.3. Làm thế nào để sử dụng thanh Pin bar trong giao dịch? ................................................ 152
15.4. Chiến lược khi xuất hiện thanh Pin Bar ngay khi mở cửa ............................................. 156
XVI. CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH THEO GAP NÂNG CAO ................................................... 157
16.1. Gap là gì? Tại sao lại xuất hiện Gap?............................................................................. 157
16.2. Các loại GAP .................................................................................................................. 159
16.3. Cách xác định Gap là thật hay là bẫy ............................................................................. 166
16.4. Chiến lược giao dịch theo Gap ....................................................................................... 167

Page | iii


XVII. LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG (VOLUME) TRONG THỊ TRƯỜNG FOREX
..................................................................................................................................................... 173
17.1. Khối lượng mà bạn nhìn thấy trên MT4 thực sự là gì? .................................................. 173

17.2. Một số nhà môi giới cung cấp khối lượng thật .............................................................. 174
17.3. Tick volume có thực sự hữu ích hay không? ................................................................. 174
17.4. Liệu thông tin về tick volume mỗi sàn cung cấp có đáng tin cậy? ................................ 174
17.5. Cách sử dụng tick volume trong Forex .......................................................................... 177
17.6. Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng tick volume .................................................................. 177
17.7. Ví dụ về cách sử dụng tick volume trong forex ............................................................. 178

Page | iv


I. THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VÀ ĐIỀU GÌ LÀM GIÁ DI CHUYỂN?
Bí mật thật sự đằng sau các chuyển động giá chính là SỰ NĂNG NỔ hay SỰ
QUYẾT LIỆT của đám đông. Giá tăng nghĩa là bên mua đang trở nên quyết liệt hơn đối
thủ của mình, ngược lại, giá giảm thể hiện sự năng nổ đang thuộc về phe bán.
Trong loạt bài về GIAO DỊCH THEO DÒNG TIỀN LỚN này, chúng tôi sẽ giới
thiệu đến bạn tất cả những gì liên quan đến cách thị trường hoạt động thật sự bên dưới là gì,
và các Tay to (Big Players) trên thị trường vận hành ra sao… Bạn sẽ học được mọi kiến thức
từ cơ bản đến nâng cao thông qua các bài hướng dẫn chi tiết trong series của chúng tôi.
1.1. Thị trường hoạt động như thế nào?
Quy luật Cầu là gì? Quy luật Cầu mách bảo chúng ta rằng nếu giá của một mặt
hàng càng tăng lên thì lượng (nhu) cầu đối với mặt hàng đó sẽ giảm xuống bởi vì không ai
muốn bỏ nhiều tiền hơn để mua hàng. Ở chiều ngược lại, khi giá của mặt hàng giảm xuống
thì lượng (nhu) cầu sẽ tăng lên bởi vì những người mua luôn luôn thích giá hời.
Quy luật Cung là gì? Quy luật Cung cho biết nếu giá của một mặt hàng càng tăng
lên thì lượng cung đối với mặt hàng đó cũng càng tăng theo bởi vì người bán luôn thích bán
giá cao. Ở chiều ngược lại, khi giá của mặt hàng giảm xuống thì lượng cung cũng sẽ giảm
xuống vì không ai thích bán giá bèo cả.
Như vậy khi giá tăng lên, thị trường sẽ vấp phải áp lực bán còn khi giá giảm xuống,
thị trường sẽ nhận được áp lực mua.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét vấn đề này dưới khía cạnh của các tay to (dòng tiền

lớn) trên thị trường.
Với số tiền lớn của mình, những tay to hoàn toàn có khả năng làm thị trường di
chuyển lên hay xuống. Những gì mà các trader này làm đầu tiên trên thị trường là họ hấp
thu các lệnh mua bán nhỏ lẻ, đây gọi là quá trình tích lũy.
Tiếp theo, khi điều kiện thị trường trở nên thuận lợi, các tay to có thể “xào nấu” và
đẩy thị trường lên cao. Giá tăng liên tục đến một lúc nào đó, cơ hội chốt lời các lệnh mua
trước đó của tay to trở nên chín mùi, họ sẽ bắt đầu bán ra thu lợi nhuận. Giai đoạn này gọi
là giai đoạn phân phối.
1.2. Điều gì tạo ra sự chuyển động giá?
Bí mật thật sự đằng sau các chuyển động giá chính là SỰ NĂNG NỔ hay SỰ
QUYẾT LIỆT của đám đông. Giá tăng nghĩa là bên mua đang trở nên quyết liệt hơn đối
thủ của mình, ngược lại, giá giảm thể hiện sự năng nổ đang thuộc về phe bán.
Khi đang trong tâm thế quyết liệt, bạn sẽ muốn thực hiện lệnh mua và bán ngay lập
tức. Và đương nhiên để thực hiện điều này bạn cần sử dụng Lệnh khớp theo giá thị trường
(market order). Lúc này, bất kể giá đang là bao nhiêu hay spread dài ngắn cũng không quan
trọng, điều bạn muốn chỉ là mở vị thế ngay tức thời. Tóm lại, các lệnh thị trường sẽ giúp
bạn mua bán ngay lập tức với mức giá tốt nhất có thể trong hiện tại.
Page | 1


Như bạn có thể thấy, sự quyết liệt khiến các trader phải sử dụng lệnh khớp theo giá
thị trường mà lệnh khớp theo giá thị trường chính là thứ sẽ trực tiếp làm giá thay đổi. Đây
chính là lý do thực sự giải thích vì sao giá lại di chuyển trên thị trường.
Quay trở lại các giai đoạn của dòng tiền thông minh, bước tiếp theo sau quá trình
tích lũy chính là quá trình đẩy giá chuyển động, lên cao hoặc xuống thấp.

Điều gì làm giá di chuyển?
1.3. Các tay to là ai?
-


Là những người đủ sức mạnh để khiến thị trường di chuyển.
Là những người có khả năng ảnh hưởng đến giá trị và hướng đi của thị trường.
Là những người có thể lựa chọn giá sẽ đi theo xu hướng nào hay thậm chí tạo ra
đỉnh/đáy.
Thường tạo ra sự chuyển động giá với khối lượng rất nhỏ.

1.4. Làm sao để phát hiện dòng tiền lớn đang đổ vào thị trường?
Chúng ta phát hiện điều này thông qua phân tích 3 khía cạnh sau:
-

Phạm vi giá: Thông qua chiều dài của các cây nến.
Giá đóng cửa: Xác định vị trí đóng cửa của cây nến hiện tại.
Khối lượng giao dịch (Volume).

1.5. Làm thế nào để giao dịch với dòng tiền lớn?
Giao dịch với dòng tiền lớn chính là việc đi theo dòng chảy của họ. Mua nếu tay to
mua và bán nếu tay to bán. Chúng ta sẽ cùng thảo luận về tất cả những vấn đề trên cặn kẽ
hơn trong những bài viết hướng dẫn chi tiết từng bước tiếp theo.

Page | 2


II. CÁCH GIAO DỊCH VỚI DÒNG TIỀN LỚN
Khi quan sát biểu đồ, bạn cần chú ý các khu vực giá đi ngang. Đó là những vùng cực
kỳ quan trọng bởi vì ẩn sau hình ảnh đó chính là dòng tiền lớn đang tích lũy, họ đang bắt
đầu vào các lệnh nhỏ và gia tăng khối lượng lệnh. Hãy luôn luôn theo dõi sát các khu vực
sideways cho dù bạn đang sử dụng khung thời gian nào.
2.1. Làm thế nào để giao dịch với dòng tiền lớn?
Sự thật là bạn có thể tìm ra manh mối để xác định dấu vết của dòng tiền lớn dựa
vào Phân tích price action và Khối lượng. Có 3 dấu hiệu chính để nhận biết tay to đang

hoạt động trong thị trường bao gồm:
-

Khu vực sideways, giá đi ngang phạm vi hẹp
Các hành động giá bắt đầu quyết liệt
Giá từ chối mạnh (tại mức giá cao hơn hoặc thấp hơn)

2.1.1. Khu vực sideways, giá đi ngang trong phạm vi hẹp
Khi quan sát biểu đồ, bạn cần chú ý các khu vực giá đi ngang. Đó là những vùng cực
kỳ quan trọng bởi vì ẩn sau hình ảnh đó chính là dòng tiền lớn đang tích lũy, họ đang bắt
đầu vào các lệnh nhỏ và gia tăng khối lượng lệnh. Hãy luôn luôn theo dõi sát các khu vực
sideways cho dù bạn đang sử dụng khung thời gian nào! Thông thường các khu vực
sideways sẽ đóng vai trò tiếp diễn xu hướng trước đó nếu giai đoạn này có khối lượng thấp.

Khu vực sideways, các tay to (Big Players) đang tích lũy lệnh
2.1.2. Chuyển động giá bắt đầu trở nên quyết liệt
“Chuyển động quyết liệt” chúng tôi nhắc tới ở đây chỉ đơn giản có nghĩa là một
chuyển động giá mạnh. Diễn biến này được tạo ra bởi những người mua quyết liệt đang đẩy
giá lên cao hơn hoặc những người bán đang đẩy giá xuống thấp.

Page | 3


Kiểu mua bán quyết liệt chúng tôi vừa đề cập thường diễn ra sau giai đoạn giá đi
ngang. Khi các tay to đã vào lệnh ở khu vực sideway đủ nhiều thì giờ đã đến lúc họ phải
đẩy giá đi về một hướng để bắt đầu công cuộc tìm kiếm lợi nhuận.
Các tay to thực hiện kế hoạch kiếm tiền bằng cách vào lệnh từ từ và hết sức nhẹ
nhàng nhằm tránh gây chú ý trên thị trường. Sau đó, họ tạo ra xu hướng cho thị trường để
phục vụ lợi ích của mình.
Bạn có tự hỏi tại sao các tay to phải vào lệnh tại giai đoạn tích lũy mà không vào

lệnh khi xu hướng xuất hiện? Lý do là khi giá đang di chuyển nhanh theo một hướng, sẽ
không có đủ thời gian để họ vào các lệnh lớn, buộc họ phải mở vị thế trong giai đoạn
sideways.
Dưới đây là một ví dụ về việc giá đi ngang tích lũy sau đó bắt đầu có những bước di
chuyển quyết liệt.

Giai đoạn giá di chuyển mạnh và quyết liệt
2.1.3. Vùng giá bị từ chối
Giá bị từ chối nghĩa là việc thị trường bất ngờ đảo chiều sau khi tăng lên hay giảm
xuống. Ban đầu, giá đi về một hướng, tưởng như đã khởi đầu cho một xu hướng tuy nhiên
thị trường sau đó từ chối mức giá đó và di chuyển theo hướng ngược lại. Những bước di
chuyển này có đặc điểm là rất mạnh mẽ và rất nhanh.
Ví dụ điển hình về tình huống này chính là các thanh Pin Bar. Tất nhiên ngoài Pin
Bar, còn rất nhiều mô hình trực quan có thể biểu hiện được sự từ chối giá. Tóm lại, hãy
nhớ rằng giá bị từ chối mạnh nghĩa là một cú đảo chiều quyết liệt và đột ngột.
Lấy ví dụ về giá bị từ chối khi tăng, câu chuyện đằng sau có thể được mô tả như sau.
Ban đầu phe mua rất hưng phấn, sự quyết liệt của họ đẩy giá đi lên. Tuy nhiên, phe bán lại
đang chờ đợi bên trên, họ bắt đầu trở nên mạnh hơn và hung hăng hơn. Họ vào các lệnh
bán quyết liệt và kết quả là giá quay đầu cực nhanh.
Page | 4


Khu vực mà phe đối diện mai phục là rất quan trọng bởi vì đây là khu vực mà các
trader phản ứng mạnh mẽ và sẵn sàng phản công phe còn lại.

Vùng giá bị từ chối mạnh
Hãy nhớ rằng những khu vực khiến giá đảo chiều đột ngột là những khu vực
rất quan trọng. Chúng ta cần phải luôn luôn theo dõi các khu vực như thế khi tiến hành
phân tích price action
2.2. Cách nâng cao khả năng thành công khi giao dịch

Không có gì là chắc chắn trên thị trường forex, tuy nhiên để nâng cao xác suất thành
công khi giao dịch, bạn có thể áp dụng theo ba nguyên tắc sau đây:
-

Hãy giao dịch theo xu hướng.
Hãy giao dịch theo các ngưỡng cung cầu hay các vùng hỗ trợ/kháng cự.
Hãy đứng về phía “thế lực” đang kiểm soát thị trường.

III. CÁCH PHÂN TÍCH NẾN NÂNG CAO
Các cây nến trên biểu đồ thể hiện hoạt động của bên mua và bên bán, mức độ biến
động thị trường và sức mạnh của biến động đó. Biểu đồ nến cho ta biết ai đang điều khiển
thị trường nhưng không cho ta biết về sức mạnh của các bên mua bán. Tuy nhiên biểu đồ
nến kèm khối lượng (Volume) cho ta biết điều này.
3.1. Biểu đồ nến là gì?
Các cây nến trên biểu đồ thể hiện hoạt động của bên mua và bên bán, mức độ biến
động thị trường và sức mạnh của biến động đó. Biểu đồ nến cho ta biết ai đang điều khiển
thị trường nhưng không cho ta biết về sức mạnh của các bên mua bán. Tuy nhiên biểu đồ
nến kèm khối lượng (Volume) cho ta biết điều này.

Page | 5


3.1.1. Giá mở cửa (Open)
Giá mở cửa cho ta biết cán cân giữa bên mua và bên bán đầu phiên, giá mở cửa là
giá của giao dịch đầu tiên trong phiên đó. Chênh lệch giữa giá đóng cửa phiên trước và giá
mở cửa phiên hiện tại thể hiện tâm lý mới của thị trường. Ngoài ra, các Tay To (Big Players)
mà đang tìm cách cài Vị thế vào giai đoạn Tích Luỹ (Accumulate) hoặc Phân phối
(Distribute) thì thường sẽ đặt lệnh ở đầu phiên giao dịch vì giá mở cửa thì thường có giao
dịch lớn nhất, thanh khoản cao nhất trong ngày. Theo cách này, giá mở cửa có thể là một
trong những thời điểm tốt nhất để Tích lũy / Phân phối một khối lượng lớn trong khi không

làm ảnh hưởng mạnh đến giá.
3.1.2. Đỉnh nến (High)
Đỉnh nến là giá khớp lệnh cao nhất trong phiên đó. Đỉnh nến là điểm cao nhất mà
bên mua có thể đẩy giá lên tới trước khi bên bán giành quyền kiểm soát tình hình và đè giá
xuống trở lại. Đỉnh nến là một điểm tựa cho bên bán và một ngưỡng kháng cự cho bên mua.
Có trường hợp là khi giá đóng cửa ở ngay đỉnh nến, nghĩa là bên mua không gặp bất kỳ
kháng cự nào từ bên bán.
3.1.3. Đáy nến (Low)
Đáy nến là điểm giá thấp nhất mà cặp tỷ giá được giao dịch trong phiên. Là điểm
thấp nhất mà bên bán có thể đẩy giá xuống trước khi bên mua lấy lại quyền kiểm soát và
đẩy giá lên lại. Đáy nến là điểm mà lực cầu đủ mạnh khiến giá không thể giảm sâu hơn. Có
trường hợp là khi giá đóng cửa đúng ngay đáy nến, nghĩa là bên bán không gặp sự chống
cự nào của bên mua trước thời điểm kết thúc.
3.1.4. Giá đóng cửa (Close)
Giá đóng cửa cho ta biết điểm cân bằng thị trường khi kết thúc phiên giao dịch. Giá
đóng cửa là giá giao dịch cuối cùng trong phiên, thể hiện đánh giá cuối phiên của thị trường.
Giá đóng cửa là mức giá trước tiên (và thường là duy nhất) mà đa số nhà đầu tư đều muốn
biết nếu họ cần xem lại lịch sử của thị trường, đặc biệt là trên khung thời gian ngày.
Page | 6


3.1.5. Thay đổi về giá (The Change)
Thay đổi về giá là chênh lệch giữa giá đóng cửa của 2 phiên liên tiếp. Khi giá đóng
cửa tăng, lực cầu đang thắng lực cung trên thị trường. Khi giá đóng cửa giảm, lực cung
đang thắng lực cầu trên thị trường. Thay đổi về giá có lẽ là thông tin được tìm kiếm nhiều
nhất trên thế giới. Mọi người quan tâm rằng hôm nay giá EURUSD đã tăng bao nhiêu so
với hôm qua hay Bitcoin đã giảm bao nhiêu so với tuần trước.
3.1.6. Biên độ giá (The Range)
Biên độ giá là chênh lệch giữa các mức giá trong phiên. Biên độ giá trải dài từ giá
cao nhất đến giá thấp nhất trong phiên, được đo từ đỉnh nến (nơi có kháng cự mạnh nhất)

đến đáy nến (nơi có hỗ trợ mạnh nhất). Độ lớn của biên độ cho ta thông tin về mức độ ảnh
hưởng của lực mua và lực bán lên mức giá trong phiên. Biên độ càng lớn, nghĩa lực mua
và lực bán càng có ảnh hưởng mạnh đến giá.
3.1.7. Nến tăng giá (Bulling Candlestick)
Nến tăng giá được tạo ra khi giá đóng cửa phiên hiện tại cao hơn giá đóng cửa phiên
trước.

3.1.8. Nến giảm giá (Bearish Candlestick)
Đây là khi giá đóng cửa phiên hiện tại thấp hơn giá đóng cửa phiên trước.

Page | 7


3.2. Sử dụng biểu đồ nến như thế nào?
Khi hiểu đúng về biểu đồ nến, bạn có thể dự đoán được biến động thị trường trong
tương lai.
#Mẹo: chúng ta (trader nhỏ lẻ) không có đủ thế lực để điều khiển thị trường tuy
nhiên biểu đồ nến có thể tiết lộ chúng ta biết dòng tiền lớn đang hành động như thế nào. Do
đó để phát hiện một bước di chuyển của thị trường là thật hay giả, chỉ có cách sử dụng thêm
tín hiệu xác nhận từ Khối lượng (Volume).
#Mẹo: Nến chỉ thể hiện một nửa sự thật, volume thể hiện nửa còn lại.
Ví dụ:

Nhìn vào ví dụ này ta thấy điều gì diễn ra trên thị trường? Thị trường tăng giá
và giá đóng cửa nến sau cao hơn của nến trước. Bây giờ hãy thêm Volume vào biểu đồ này:

Page | 8


Biên độ nến thứ 2 thấp hơn của nến thứ nhất nhưng khối lượng nến thứ 2 lớn hơn

của nến thứ nhất. Tại sao volume lại tăng lên?
BIÊN ĐỘ NẾN HẸP ĐI VỚI VOLUME LỚN cho ta 2 cách diễn giải:
Nếu volume thể hiện lực mua, tại sao biên độ lại hẹp?
-

Có thể là dòng tiền lớn từ các tổ chức lớn đang bán cho bên mua và thị trường sắp
đảo chiều.
Hoặc trước đó tại vùng giá này đã có một giai đoạn tích luỹ, và nhiều trader bị kẹt
chưa kịp sell ra được thì họ sẽ sell khi giá quay trở lại mức này, và các tay to sẵn
sàng hấp thụ hết những lệnh sell này. Và tiếp theo có khả năng là xảy ra breakout.
Hãy cùng phân tích với biểu đồ:

Page | 9


Nếu nến tiếp theo đóng cửa sát đáy nến, các tổ chức lớn đang tiến hành bán ra.

Page | 10


Nến đóng cửa gần giữa hoặc đỉnh nến với volume thấp thể hiện dòng tiền lớn đang
test lực cung và không còn lực cung trên thị trường. Cây nến thứ 2 chính là khối lượng mua
của các tổ chức lớn nếu nến thứ 3 đóng cửa cao hơn nến hiện tại.
3.3. Sáu nguyên tắc phân tích biểu đồ nến
Nguyên tắc 1: Độ dài bóng nến, kể cả ở trên hay dưới, là điểm chú ý đầu tiên vì nó
thể hiện độ mạnh/yếu của lực cung/cầu, sự do dự, và quan trọng nhất là mức giá mà dòng
tiền lớn từ các tay to (Big Players) vào lệnh.
Nguyên tắc 2: Nếu không có bóng nến, nghĩa là thị trường đang tập trung vào giá
đóng cửa và dòng tiền lớn đang vào lệnh ở đó.
Nguyên tắc 3: Thân nến dài nghĩa là thị trường rất quyết liệt và thân nến ngắn nghĩa

là thị trường thiếu quyết liệt. Thân nến hẹp và volume lớn thể hiện cả 2 trường hợp là các
tay to đang muốn xu hướng hiện tại tiếp diễn hoặc đảo chiều.
Nguyên tắc 4: Các nến cùng một loại hình dáng nhưng có thể mang các ý nghĩa
khác nhau tùy vị trí của nó trên xu hướng. Dù ở đầu, giữa, cuối xu hướng hay tại vùng hỗ
trợ/kháng cự hay trong quá trình tích lũy, một cây nến khi được phân tích, phải đặt trong
bối cảnh xu hướng hay biến động của thị trường. Bạn không nên chỉ nhìn vào hành động
giá của một nến duy nhất mà nên đọc thị trường theo xu hướng hiện tại và xem biến động
hiện tại như là một thông tin bổ sung vào phân tích của mình.
Nguyên tắc 5: Khối lượng giao dịch (Volume Action) giúp xác nhận hành động giá
(Price Action). Đầu tiên hãy xem các cây nến đang mách bảo điều gì, sau đó hãy “hỏi ý
kiến” cột volume bên dưới xem chúng có chấp nhận tín hiệu đó không.
Nguyên tắc 6: Khi bạn cảm thấy một khung thời gian nào đó (H4, H1,…) có diễn
biến không hợp lí, hãy sử dụng khung thời gian lớn hơn (ngày, tuần) để nhìn bức tranh tổng
thể hoặc dùng khung thời gian nhỏ hơn (M30, M15) để theo dõi các biến động nhỏ hơn, từ
đó có thể đánh giá chi tiết về thị trường.
===//===
Trong một xu hướng giảm, bất kì nến từ chối rõ ràng nào từ ngưỡng kháng cự với
mô hình pin bar hoặc outside bar hoặc engulfing bar đều là tín hiệu xác nhận ngưỡng kháng
cự.
Mỗi cây nến kể một câu chuyện mà chúng được phản ánh bởi bên mua bán đang làm
hoặc cái mà thị trường đang cố nói cho bạn biết. Hãy sử dụng biểu đồ nến tại các vùng hỗ
trợ và kháng cự.
-

Trong xu hướng giảm, giá thường phá vỡ ngưỡng hỗ trợ
Trong xu hướng tăng, giá thường phá vỡ ngưỡng kháng cự
Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thường bị phá vỡ khi thị trường tạo một vùng giao
dịch biên độ hẹp ở khu vực hỗ trợ/kháng cự
Các vùng hỗ trợ/kháng cự bị test lại càng nhiều thì càng yếu và dễ bị phá vỡ
Page | 11



Vậy làm cách nào để biết giá sẽ đổi chiều từ ngưỡng kháng cự/hỗ trợ hay phá vỡ
chúng (liệu giá sẽ xác nhận hay bác bỏ các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ)?
3.4. Sự xác nhận và từ chối giá
Khi gặp kháng cự, ta kỳ vọng giá sẽ đảo chiều (lực cung mạnh hơn lực cầu).
4.4.1. Hành động giá nào thể hiện thị trường không thể vượt qua kháng cự?
4.4.1.1. Mô hình nến từ chối giá
a) Nến từ chối đơn (Pin bar)
Trong một xu hướng giảm, bất kì nến từ chối rõ ràng nào từ ngưỡng kháng cự với mô
hình pin bar hoặc outside bar hoặc engulfing bar đều là tín hiệu xác nhận ngưỡng kháng cự.

Page | 12


b) Cụm nến từ chối giá
Tín hiệu từ chối giá sẽ trở nên tốt hơn nếu có một cụm nhiều nến đang từ chối một
vùng giá. Thị trường liên tục tiến tới vùng hỗ trợ/kháng cự nhưng cuối cùng đều thất bại.
Khi có một cụm nến không thể đi lên thêm nữa hoặc từ chối từ ngưỡng kháng cự, giá sẽ
giảm xuống. Dưới đây là một số ví dụ về các cụm nến từ chối giá tại một vùng.

Page | 13


Page | 14


c) Nến từ chối nên được xác nhận thêm bởi nến theo sau
Nến tiếp theo nên đi theo hướng đảo chiều để xác nhận tín hiệu từ chối giá từ nến
trước đó.


4.4.1.2. Mất đà (momentum) chính là mấu chốt để phát hiện đảo chiều khi giá tiến gần đến
một ngưỡng quan trọng.
-

Nến nhỏ dần với các màu xanh đỏ xen kẽ nhau, đi kèm với bóng nến cho tín hiệu cả
bên mua và bên bán đều đang yếu dần.
Tín hiệu đảo chiều sẽ tốt hơn nếu nến có bóng dài (bóng dưới dài để đảo chiều từ
giảm sang tăng và bóng trên dài để đảo chiều từ tăng sang giảm).
Dưới đây là ví dụ đảo chiều từ giảm sang tăng:

Page | 15


4.4.1.3. Giá không thể đóng cửa trên vùng kháng cự
Bên mua thất bại khi các thanh nến cố gắng đóng cửa trên ngưỡng kháng cự nhưng
đều thất bại. Những lần như vậy thể hiện sự áp đảo của bên bán.

4.4.1.4. Khối lượng (Volume)
Trong xu hướng tăng, nếu giá di chuyển sát đường trendline phía trên (đóng vai trò
kháng cự) mà khối lượng lại thấp, điều đó thể hiện rằng ngưỡng kháng cự sẽ được giữ vững
bởi vì thị trường không đủ lực mua để tăng lên.
Vùng kháng cự cần lực mua thật mạnh để phá vỡ, mà khối lượng thấp có nghĩa là
lực cầu yếu do đó đường kháng cự rất khó bị phá.

Page | 16


4.4.2. Hành động giá nào thể hiện kháng cự sẽ bị phá?
-


Biên độ nến và volume tăng lên khi gần ngưỡng kháng cự.
Giá chạm vào ngưỡng kháng cự và giao dịch xung quanh ngưỡng này, cho thấy lực
bán yếu và đã có sự xuất hiện của lực mua.

4.4.2.1. Biên độ nến và volume tăng khi gần ngưỡng kháng cự
Trong một xu hướng tăng, khi giá gần đường trendline trên (đường kháng cự) nhưng
lại có khối lượng thấp, nhiều khả năng trendline sẽ được giữ vững vì không có áp lực thay
đổi xu hướng (cần có lực mua để phá vỡ kháng cự).
Nếu volume lớn cộng với biên độ giá tăng lớn, khi thị trường tiến đến gần đường
kháng cự, đường kháng cự nhiều khả năng sẽ bị phá vỡ do lực mua là rất mạnh. Lúc này
giá sẽ tăng cao hơn. Nếu sau đó giá hồi xuống nhưng với khối lượng thấp, điều này các xác
nhận rằng đường kháng cự đã bị phá thực sự.
Page | 17


4.4.2.2. Giá chạm vào ngưỡng kháng cự và giao dịch xung quanh ngưỡng này, cho thấy
lực bán yếu và đã có sự xuất hiện của lực mua.
-

Giá giữ nguyên (không phản ứng) sau nhịp tăng.
Giá tăng lên với một Vùng giá hẹp qua khỏi ngưỡng kháng cự, Vùng này càng hẹp
càng tốt (có thể không quá 50% nhịp tăng trước đó).

Việc giá không thể bị đẩy xa xuống khỏi khu vực nóng (ngưỡng kháng cự) lặp đi lặp
lại nhiều lần là một đặc điểm thể hiện rằng bên mua đang vượt trội hơn bên bán. và Việc
giữ giá như vậy thường dẫn đến một đột phá giá (breakout). Nếu khối lượng tăng cao liên
tục tại vùng kháng cự, breakout chỉ là vấn đề về thời gian.

IV. CÁCH PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU VỀ PRICE ACTION

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về cách phân tích Price Action một cách
chi tiết. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu sâu về biểu đồ nến và những đặc điểm của nến. Sau khi
bạn đọc xong phần này, chúng tôi tin rằng bạn sẽ không cần phải mất công suy nghĩ tìm ra
các mô hình nến này, mô hình nến kia trên biểu đồ nữa.
4.1. Năm bước phân tích Price Action
Price action (Hành động giá) là sự chuyển động của giá trên biểu đồ. Các thanh nến
chính là hình thức thể hiện hành động giá rất rõ ràng. Chúng mô tả lại những gì mà bên
mua và bên bán đang hành động. Tất cả đều được khắc họa rất rõ nét.
Bước 1: Phân tích độ dài thân nến (dài hay ngắn)
Độ dài thân nến có thể được chia thành 3 nhóm: Nhỏ - Vừa (Trung bình) – Dài.

Page | 18


Hướng dẫn phân tích price action
Hãy mở biểu đồ ở khung thời gian yêu thích của bạn lên và nhìn vào các thân nến,
chúng cho thấy rất nhiều thông tin chẳng hạn như:
-

Thân nến dài thể hiện sức mạnh của thị trường.
Thân nến nhỏ cho thấy lực thị trường yếu.
Khi các thân nến ngày càng lớn hơn, chúng cho thấy động lượng giá (momentum)
đang tăng.
Khi các thân nến ngày càng nhỏ hơn, chúng cho thấy động lượng giá đang chậm lại.
Nếu các chuyển động lên xuống với thân nến dài, chúng cho thấy biến động trên thị
trường đang ở mức cao.
Làm thế nào để biết thân nến là dài hay ngắn? So sánh với cái gì?

Để biết được một thân nến là dài hay ngắn, bạn bắt buộc phải có mốc để so sánh.
Sau đây là 3 cách so sánh hợp lý nhất:

-

Nến hiện tại so với nến trước đó.
Nến hiện tại với các nến trong cùng đợt sóng.
Nến hiện tại với các nến của sóng trước đó.

Bước 2: Phân tích độ dài của bóng nến
Một cây nến có bóng dài thể hiện rằng giá vừa di chuyển rất nhiều nhưng đã bị từ
chối, cho thấy có các lực cung cầu mạnh ở những vùng này.
Page | 19


Tại những khu vực hỗ trợ/kháng cự lớn, nếu bóng nến trở nên dài hơn, chúng chỉ ra
rằng thị trường đang biến động. Trường hợp này thường xảy ra sau một xu hướng dài, giá
chạm vào vùng hỗ trợ/kháng cự rồi đảo chiều.
Bóng nến càng dài, khả năng đảo chiều theo hướng ngược lại càng cao. Nghĩa là nếu
bóng trên càng dài thì khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm càng cao hoặc nếu bóng dưới
càng dài thì khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng càng cao.
Tuy nhiên không phải lúc nào bóng nến dài cũng là dấu hiệu đảo chiều, đặc biệt là
khi cây nến sau đó lại tiếp tục di chuyển theo xu hướng và nhấn chìm cây nến đuôi dài vừa
tạo. Đây gọi là hiện tượng từ chối đảo chiều.
Mặc dù một cây nến đuôi dài chỉ ra khả năng giá có thể đi ngược lại theo hướng bên
kia. Tuy nhiên nếu có nhiều cây nến cùng có đuôi dài thì khả năng là giá sẽ tiếp tục di
chuyển theo hướng của các đuôi nến.

Page | 20


×