Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tiếp cận tác phẩm "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải từ góc độ phân tích diễn ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

DƢƠNG THỊ HỒNG

TIẾP CẬN TÁC PHẨM “MỘT NGƢỜI HÀ NỘI”
CỦA NGUYỄN KHẢI
TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

DƢƠNG THỊ HỒNG

TIẾP CẬN TÁC PHẨM “MỘT NGƢỜI HÀ NỘI”
CỦA NGUYỄN KHẢI
TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Kim Phƣợng

HẢI PHÒNG - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 30 tháng 9 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Dƣơng Thị Hồng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Kim
Phƣợng – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt
quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Hội đồng
khoa học bảo vệ luận văn đã góp ý, bổ sung cho luận văn đƣợc hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý sau đại học và

các giảng viên trƣờng Đại học Hải Phòng vì những tâm huyết, kiến thức quý
báu mà các thầy cô đã dành cho học viên cả khóa học.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè,
các đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và
công tác.
Hải Phòng, ngày 30 tháng 9 năm 2018
Học viên

Dƣơng Thị Hồng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 8
1.1. Những vấn đề chung về phân tích diễn ngôn ............................................. 8
1.1.1. Khái quát về phân tích diễn ngôn............................................................ 8
1.1.2. Ngữ vực ................................................................................................. 11
1.1.3. Mạch lạc ................................................................................................ 14
1.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Khải và tác phẩm Một người Hà Nội ............ 22
1.2.1. Về tác giả Nguyễn Khải ........................................................................ 22
1.2.2. Về truyện ngắn Một người Hà Nội ....................................................... 23
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 23
CHƢƠNG 2. TIẾP CẬN TÁC PHẨM “MỘT NGƢỜI HÀ NỘI” TỪ GÓC

ĐỘ NGỮ VỰC................................................................................................ 24
2.1. Trƣờng diễn ngôn trong tác phẩm Một người Hà Nội ............................. 24
2.1.1. Các phân cảnh (lớp) trong tác phẩm Một người Hà Nội ...................... 24
2.1.2. Các trƣờng cụ thể trong tác phẩm Một người Hà Nội .......................... 25
2.2. Phƣơng thức diễn ngôn Một người Hà Nội.............................................. 33
2.2.1. Phƣơng thức diễn ngôn của lớp 1 ......................................................... 34
2.2.2. Phƣơng thức diễn ngôn của lớp 2 ......................................................... 35
2.2.3. Phƣơng thức diễn ngôn của lớp 3 ......................................................... 36
2.2.4. Phƣơng thức diễn ngôn của lớp 4 ......................................................... 37
2.2.5. Phƣơng thức diễn ngôn của lớp 5 ......................................................... 39
2.2.6. Phƣơng thức diễn ngôn của lớp 6 ......................................................... 41
2.2.7. Phƣơng thức diễn ngôn của lớp 7 ......................................................... 44


iv

2.3. Không khí chung trong diễn ngôn Một người Hà Nội ............................. 47
2.3.1. Không khí của diễn ngôn qua mối quan hệ giữa cô Hiền với nhân vật
“tôi” ................................................................................................................. 47
2.3.2. Không khí diễn ngôn qua mối quan hệ giữa cô Hiền với chồng và con
trai .................................................................................................................... 48
2.3.3. Không khí diễn ngôn qua mối quan hệ giữa Dũng với các vị khách .... 49
2.3.4. Không khí diễn ngôn qua mối quan hệ giữa nhân vật “tôi” với lớp trẻ
của Hà Nội ....................................................................................................... 50
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 52
CHƢƠNG 3. TIẾP CẬN DIỄN NGÔN “MỘT NGƢỜI HÀ NỘI” TỪ GÓC
ĐỘ MẠCH LẠC ............................................................................................. 55
3.1. Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa đề tài và chủ đề .......................... 55
3.1.1. Khái niệm đề tài và chủ đề .................................................................... 55
3.1.2. Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài và chủ đề ..................... 57

3.1.3. Mạch lạc biểu hiện trong việc duy trì đề tài.......................................... 60
3.2. Mạch lạc biểu hiện theo quan hệ thời gian .............................................. 61
3.2.1. Biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ ...................................................... 61
3.2.2. Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong ngôn ngữ ................................. 62
3.2.3. Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong Một người Hà Nội ................... 63
3.3. Mạch lạc biểu hiện theo quan hệ không gian ........................................... 71
3.3.1. Không gian trong văn học ..................................................................... 71
3.3.2. Mạch lạc theo quan hệ không gian trong ngôn ngữ .............................. 73
3.3.3. Mạch lạc biểu hiện theo quan hệ không gian trong diễn ngôn Một người
Hà Nội ............................................................................................................. 73
3.4. Mạch lạc thể hiện trong sự tƣơng hợp giữa các hành động ngôn ngữ ..... 76
3.4.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ ........................................................ 76
3.4.2. Sự tƣơng hợp giữa các hành động ngôn ngữ trong diễn ngôn Một người
Hà Nội ............................................................................................................. 77
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 85
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 90


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Giải tích

PTDN

Phân tích diễn ngôn


HĐNN

Hành động ngôn ngữ

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

THPT

Trung học phổ thông

Nxb

Nhà xuất bản


vi

DANH MỤC HÌNH

Số hiệu

Tên hình


hình
2.1

2.2

3.1

Không khí diễn ngôn thông qua mối quan hệ giữa các
nhân vật trong diễn ngôn Một người Hà Nội
Những nét tính cách, phẩm chất nổi bật của cô Hiền –
nhân vật chính trong diễn ngôn Một người Hà Nội
Tính thống nhất giữa đề tài và chủ đề trong diễn ngôn
Một người Hà Nội

Trang

52

54

58


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phân tích diễn ngôn (PTDN) là một bộ phận quan trọng của ngôn
ngữ học. Ra đời từ những năm 60 của thế kỷ XX, PTDN nhanh chóng chứng
tỏ đƣợc sức hấp dẫn của mình và cho đến nay vẫn đƣợc nhiều nhà nghiên cứu

ngôn ngữ quan tâm. Sức hút này xuất phát từ việc PTDN giúp ta, khi tiếp cận
các đơn vị ngôn ngữ bậc trên câu, đặc biệt các văn bản nghệ thuật, có thể biện
luận và chứng minh các nhận định của mình một cách thuyết phục dựa trên cơ
sở của logic và ngôn ngƣ̃ . Vì vậy, việc ứng dụng lý thuyết PTDN vào việc
tiếp cận, giải mã các văn bản nghệ thuật ngày càng thu hút các nhà nghiên
cứu cũng nhƣ những ngƣời dạy văn – học văn ở nƣớc ta hiện nay.
1.2. Văn xuôi sau 1975 đã đi đƣợc một chặng đƣờng khá dài, song việc
dạy học những tác phẩm giai đoạn này trong nhà trƣờng THPT vẫn luôn là
một thách thức không nhỏ. Truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
sáng tác năm 1990, là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho văn học thời
kỳ đổi mới, đƣợc đƣa vào SGK Ngữ văn lớp 12. Trong chuỗi truyện ngắn sau
1975 trong chƣơng trình Ngữ văn THPT, Một người Hà Nội là tác phẩm hay
nhƣng khó tiếp cận, khó phân tích. Và cũng từ khó khăn này mà tác phẩm đã
trở thành đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Qua
khảo sát, đến thời điểm này, chƣa có một công trình khoa học nào đi sâu
nghiên cứu, giải mã tác phẩm từ góc độ ngôn ngữ, đặc biệt tiếp cận tác phẩm
từ góc độ phân tích diễn ngôn.
Với hai lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn: Tiếp cận tác phẩm
Một người Hà Nội của Nguyễn Khải từ góc độ phân tích diễn ngôn là đề tài
nghiên cứu của luận văn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu lí thuyết phân tích diễn ngôn
2.1.1. Hướng nghiên cứu Phân tích diễn ngôn từ góc độ lý thuyết
Phân tích diễn ngôn là phân môn mới của ngôn ngữ học, đƣợc các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới chú ý từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trải
qua hơn nửa thế kỷ, lý thuyết về phân tích diễn ngôn đã hình thành và phát


2


triển nhanh, tạo ra bƣớc đột phá mới trong việc tìm hiểu, giải mã các tín hiệu
ngôn ngữ. Ở Viê ̣t Nam, phân tích diễn ngôn trở thành mối quan tâm đối với
các nhà Việt ngữ học từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc. Là “giai đoạn 2” của
ngữ pháp văn bản, phân tích diễn ngôn chính là sự kế thừa thành quả của giai
đoạn 1. Nhiệm vụ của phân tích diễn ngôn không dừng lại ở việc nghiên cứu
mối quan hê ̣ n ội tại, trong lòng văn bản (nhƣ ngƣ̃ pháp văn bản ), mà nó
nghiêng hẳn về phía phân tích mối quan hệ giữa kết cấu ngôn từ bên trong
văn bản với những yếu tố bên ngoài văn bản (mối quan hê ̣ ngoại tại).
Thuật ngữ phân tích diễn ngôn (Discourse) bắt đầu đƣợc biết đến bởi
Z.Harris 1952 với bài báo có tên gọi “Discourse Analysic” (phân tích diễn
ngôn). Nhƣng ngƣời có những đóng góp về phân tích diễn ngôn đƣợc biết đến
nhiều hơn là Mitchell 1957. Sau đó, lí thuyết này đƣợc phổ biến rộng rãi nhờ
công của Van Dijk 1972, G.Brown và G.Yule năm 1983, D.Nunan năm 1985.
Ở Việt Nam, phân tích diễn ngôn là lĩnh vực nghiên cứu mới có sức
hấp dẫn đối với những nhà ngôn ngữ hàng đầu Việt Nam nhƣ Trần Ngọc
Thêm (1985), Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo (1991), Diệp Quang Ban
(1998), Nguyễn Thiện Giáp (2007), Nguyễn Hòa (2008),.... Trong đó, hai nhà
ngôn ngữ Trần Ngọc Thêm và Diệp Quang Ban là những ngƣời nghiên cứu
vấn đề này sâu nhất. Trần Ngọc Thêm thiên về tìm hiểu ngữ pháp văn bản với
công trình: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (1985). Ông quan tâm đến các
vấn đề nhƣ khái niệm liên kết, các phƣơng thức liên kết giữa các câu trong
văn bản. Diệp Quang Ban là ngƣời đặt nền móng cho nghiên cứu phân tích
diễn ngôn ở Việt Nam qua các công trình Giao tiếp – Văn bản – Mạch lạc –
Liên kết – Đoạn văn (2002) và Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản
(2009). Với hai công trình này, Diệp Quang Ban đã chú trọng vào nhiều vấn
đề khá mới mẻ nhƣ: khái niệm diễn ngôn và phân tích diễn ngôn, ngữ vực,
mạch lạc, liên kết,…Đặc biệt, dựa trên quan điể m c ủa M.A.K Halliday, trong
hệ thống lí thuyết về ngữ vực, Diê ̣p Quang Ban đã hƣ ớng đến mối quan hệ
giữa văn bản với các yếu tố ngoài văn bản.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hòa cũng có hai công trình góp phần xây

dựng bộ môn khoa học này: Phân tích diễn ngôn, một số vấn đề lí luận và


3

phương pháp (2003), Phân tích diễn ngôn phê phán: Lí luận và phương pháp
(2006)…Với những công trình này, Nguyễn Hòa đã khẳng định vị trí của
phân tích diễn ngôn trong nghiên cứu ngôn ngữ. Ông đã đề cập đến các vấn
đề nhƣ ngữ vực, tính quan yếu của diễn ngôn và chú trọng đến các đƣờng
hƣớng của phân tích diễn ngôn.
Ngoài những công trình nghiên cứu chuyên sâu trên, còn có các tác giả
khác nhƣ Đinh Văn Đức với Ngôn ngữ học đại cương – những nội dung quan
yếu (2012), Nguyễn Chí Hòa với công trình Các phương liên kết và tổ chức
văn bản (2006),…Đinh Văn Đức đề cập đến những vấn đề về văn bản, diễn
ngôn, phân tích diễn ngôn và lập luận ở chƣơng 11 trong cuốn sách nói trên.
Nguyễn Chí Hòa nghiên cứu về mặt liên kết trong văn bản. Những công trình
này đã giúp độc giả có cái nhìn bao quát về những vấn đề cốt lõi của phân tích
diễn ngôn.
2.1.2. Hướng nghiên cứu phân tích diễn ngôn từ góc độ ứng dụng
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về lý thuyết PTDN kể trên,
trong những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện nhiều chuyên luận, bài báo
khoa học, luận án TS. luận văn thạc sĩ nghiên cứu về diễn ngôn và PTDN
mang tính ứng dụng nhƣ: Bước đầu nhận diện về diễn ngôn văn học, diễn
ngôn thơ của Trần Thiện Giáp (2012), Tản mạn về diễn ngôn thơ của Trần
Thị Phƣơng Hoa (2012), Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn của Nguyễn
Thị Ngọc Minh (2012) và Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học
hôm nay của Trần Đình Sử (2013),…Những công trình này đã nêu lên những
cách thức tiếp cận bộ môn PTDN. Năm 2013, với bài báo Phân tích diễn
ngôn, ứng dụng vào phân tích một truyện cười, Trần Kim Phƣợng đã cụ thể
hóa, vận dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn vào việc tiếp cận một tác phẩm

văn học. Với hƣớng tiếp cận này, tác giả Trần Kim Phƣợng, đã gợi mở, tạo
hứng thú nghiên cứu cho nhiều luận văn thạc sĩ nhƣ: Tiếp cận tác phẩm “Lão
Hạc”của Nam Cao từ góc độ phân tích diễn ngôn (2014) của Hà Bích Thủy;
Tiếp cận tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu từ góc
độ phân tích diễn ngôn (2014) của Quách Thị Thanh Nhàn; Tiếp cận tác
phẩm “Vợ nhặt” từ lý thuyết phân tích diễn ngôn (2015) của Nguyễn Thị Vân


4

Anh; Tiếp cận tác phẩm “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành từ góc độ
phân tích diễn ngôn (2016) của Nguyễn Thị Thảo; Tác phẩm “Người ngựa và
ngựa người” của Nguyễn Công Hoan từ quan điểm của phân tích diễn ngôn
(2016) của Lƣơng Thị Nghĩa,....
Từ việc thống kê, khảo cứu các công trình kể trên, chúng tôi nhận thấy
rằng: về mặt lý thuyết đã có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận về phân tích
diễn ngôn khác nhau. Phân tích diễn ngôn có thể đƣợc nhìn nhận từ góc độ lí
luận văn học, phê bình văn học, xã hội học hay ngôn ngữ học,…Về mặt thực
tiễn, đã xuất hiện hàng loạt các bài viết, công trình ứng dụng lí thuyết phân
tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu một tác phẩm văn học cụ thể. Hƣớng tiếp
cận này đang là một hƣớng đi mới, hấp dẫn và là công cụ hữu hiệu để chúng
tôi khai thác, giải mã tƣ tƣởng nghệ thuật của các tác phẩm văn chƣơng.

2.2. Lịch sử nghiên cứu tác giả Nguyễn Khải và tác phẩm Một người Hà Nội
Nguyễn Khải đƣợc giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một cây bút
thông minh, sắc sảo trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với
cái hàng ngày, với những gì đang diễn ra, với những vấn đề hôm nay đã khiến
những trang viết sắc sảo đầy chất văn xuôi của ông không những luôn luôn có
độc giả mà còn khơi gợi hứng thú tranh luận và là đề tài yêu thích của giới
nghiên cứu phê bình văn học. Tìm hiểu về Nguyễn Khải, ngƣời đọc có thể tìm

thấy một số lƣợng khá phong phú những bài viết nghiên cứu về Nguyễn Khải,
đƣợc công bố dƣới nhiều dạng thức khác nhau và đề cập đến nhiều phƣơng
diện khác nhau.
Nghiên cứu một cách khái quát và toàn diện về tác giả, tác phẩm
Nguyễn Khải có bài viết của Phan Cự Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 19451975 (tập II), của Đoàn Trọng Huy trong Giáo trình văn học Việt Nam 19451975 (phần tác giả). Ngoài ra còn kể đến Lời giới thiệu của Vƣơng Trí Nhàn
trong tuyển tập Nguyễn Khải (3 tập) và bài Nguyễn Khải: một đời gắn bó với
thời đại của dân tộc của Bích Thu…
Ngoài những công trình nghiên cứu lớn trên còn có rất nhiều bài viết về
từng tác phẩm cụ thể hoặc đi vào các phƣơng diện sáng tác của Nguyễn Khải.
Các bài viết có giá trị đăng trên các báo, tạp san, tạp chí,…đã đƣợc tập hợp lại


5

trong công trình Nguyễn Khải – Về tác gia và tác phẩm (do Hà Công Tài và
Phan Diễm Phƣơng tuyển chọn và giới thiệu).
Về truyện ngắn Một người Hà Nội, đã có một số bài viết nhƣ: Một
người Hà Nội – Truyện ngắn thế sự của Trần Đình Sử, Nguyễn Khải và sự đổi
mới quan niệm về con người trong tác phẩm Một người Hà Nộicủa Nguyễn
Văn Long, Truyện ngắn Một người Hà Nội của Ngô Thị Hy, Truyện ngắn
Một người Hà Nội và phong cách Nguyễn Khải của Ngọc Huy, Đôi điều cảm
nhận về tác phẩm Một người Hà Nội của Cao Hải Thanh và Một người Hà
Nội – truyện ngắn có xu hướng triết luận của Đặng Lƣu.
Ngoài các bài viết trên các báo, tạp san, tạp chí, Một người HàNội cũng
là một tác phẩm hấp dẫn, là một sự lựa chọn thích hợp đối các luận văn thạc
sĩ: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử, văn hóa ở học sinh dân
tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải của
Nguyễn Ngọc Thủy (2009), Tính triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời
kỳ đổi mới của Lê Nguyễn Hạnh Thảo (2010), Dạy đọc hiểu truyện ngắn Một
người Hà Nội theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán

của Trần Thị Thùy Linh (2010)…
Trên cơ sở khảo sát các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải và
truyện ngắn Một người Hà Nội, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả, các
nhà nghiên cứu mới chỉ quan tâm đến các góc độ phong cách tác giả hay lí
luận phê bình văn học… mà chƣa có chuyên luận hay bài viết nào đề cập đến
việc giải mã các tác phẩm của Nguyễn Khải từ góc độ phân tích diễn ngôn.
Chúng tôi hi vọng đề tài này sẽ có những đóng góp hữu ích cho xu hƣớng
nghiên cứu văn học gắn liền với ngôn ngữ hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tiếp cận tác phẩm Một người Hà Nội từ lí thuyết phân tích diễn ngôn,
luận văn hƣớng đến việc giúp ngƣời đọc hiểu hơn về tính liên kết và mạch lạc
giữa các phát ngôn trong văn bản, làm rõ các giá trị về mặt nội dung, nghệ
thuật cũng nhƣ tƣ tƣởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Từ đó, luận văn
góp phần củng cố lý thuyết PTDN theo hƣớng ứng dụng lý thuyết này vào


6

nghiên cứu một diễn ngôn cụ thể.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn phải giải quyết
những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
(1)Tiếp cận tác phẩm Một người Hà Nội từ góc độ ngữ vực (trƣờng,
phƣơng thức, không khí diễn ngôn) để thấy rõ các phân cảnh, các nhân vật,
mối quan hệ giữa các nhân vật, các lớp đối thoại mà các nhân vật tham gia.
(2) Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội từ góc độ mạch lạc để thấy
mối quan hệ về mặt nội dung giữa các phát ngôn, các đoạn, các phần trong
văn bản.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tác phẩm Một người Hà Nội qua
hai phƣơng diện quan trọng của phân tích diễn ngôn: ngữ vực và mạch lạc
Chúng tôi sử dụng văn bản Một người Hà Nội in trong Tuyển tập
truyện ngắn Nguyễn Khải (1991) của NXB Văn học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tác phẩm Một người Hà Nội từ hai góc độ cơ bản
là ngữ vực (trƣờng, phƣơng thức, không khí diễn ngôn) và mạch lạc.
Phân tích diễn ngôn đề cập tới nhiều lĩnh vực: tính quan yếu, ngữ cảnh,
ngữ vực, liên kết, mạch lạc, lập luận,…Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một
luận văn thạc sĩ, chúng tôi chọn hai lĩnh vực để khảo cứu, đó là ngữ vực và
mạch lạc. Tiếp cận diễn ngôn từ góc độ ngữ vực sẽ làm nổi bật mối quan hê ̣
giữa diễn ngôn với tác giả và hoàn cảnh nảy sinh tác phẩm – đây là những
quan hê ̣ ngo ại tại của diễn ngôn. Còn tiếp cận diễn ngôn từ góc độ mạch lạc
sẽ cho ta thấy logic ở chiều sâu của diễn ngôn – tức là làm rõ mối quan hê ̣
trong lòng diễn ngôn – quan hê ̣ nội tại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp và thủ
pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp phân tích diễn ngôn: là phƣơng pháp ch ủ đạo, đƣợc sử


7

dụng trong toàn bộ quá trình tiếp cận tác phẩm, là định hƣớng quan trọng tạo
nên bố cục của luận văn.
+ Phương pháp miêu tả: đƣợc sử dụng trong chƣơng 2 và chƣơng 3 của
luận văn để tìm ra các giá trị của diễn ngôn.
+ Thủ pháp thống kê, phân loại: đƣợc sử dụng để xem xét tác phẩm từ
góc độ ngữ vực của chƣơng 2 cũng nhƣ khai thác các yếu tố mạch lạc ở

chƣơng 3.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc triển
khai thành 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận: Trình bày những vấn đề lí thuyết cơ bản về
phân tích diễn ngôn, các khái niệm ngữ vực và mạch lạc.
Chương 2: Tiếp cận tác phẩn Một người Hà Nội từ góc độ ngữ vực.
Chương 3: Tiếp cận tác phẩm Một người Hà Nội từ góc độ mạch lạc.
Phần phụ lục đƣợc đính kèm ở cuối luận văn sẽ ghi lại toàn bộ văn bản
Một người Hà Nội, có đánh số thứ tự từ câu 1 đến câu 280.


8

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những vấn đề chung về phân tích diễn ngôn
Phân tích diễn ngôn là một bộ phận quan trọng trong ngôn ngữ học ứng
dụng, là giai đoạn thứ 2 của ngữ pháp văn bản. Nó đƣợc hình thành từ giữa
thế kỷ XX, đến nay đã có sự phát triển vô cùng sâu rộng. Có nhiều công trình
đã nghiên cứu về bộ môn này, nhằm thống nhất và đƣa ra hệ thống lý luận
chặt chẽ, hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho nó.
1.1.1. Khái quát về phân tích diễn ngôn
1.1.1.1. Vị trí của bộ môn phân tích diễn ngôn
Sự ra đời và phát triển của bộ môn PTDN không phải là con đƣờng
bằng phẳng, mà nó là con đƣờng của sự tìm tòi, nghiên cứu, trải nghiệm thực
tế trong sử dụng ngôn ngữ. Mặc dù đã tìm đúng hƣớng nhƣng các nhà nghiên
cứu vẫn luôn trăn trở, đấu tranh để khẳng định giá trị của PTDN trong lòng
ngôn ngữ học.
PTDN kế thừa thành quả của ngữ pháp văn bản ở việc nghiên cứu

những đơn vị ngôn ngữ ở bậc lớn hơn câu. Ngoài việc quan tâm đến vấn đề
liên kết, nó đặc biệt chú ý đến những khía cạnh mới hơn nhƣ mạch lạc, ngữ
vực, tính quan yếu. Có thể nói, trên cơ sở của ngữ pháp văn bản, PTDN dần
dần chiếm một vị trí quan trọng trong ngành ngôn ngữ học.
Đến nay, PTDN đã trở thành một bộ phận mới của ngôn ngữ, có một vị
trí độc lập. Và mỗi nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục xây dựng, củng cố lí thuyết để
bộ môn này ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
a.Thuật ngữ “văn bản” và “diễn ngôn”
Các nhà nghiên cứu coi văn bản là sản phẩm ghi lại quá trình giao tiếp,
phạm vi tồn tại có thể một câu hay nhiều câu. Theo Diệp Quang Ban,“Văn
bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết,
hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài…như một truyện kể, một bài thơ,
một đơn thuốc, một biển chỉ đường…”[11, tr.193].
Còn diễn ngôn là thuật ngữ đƣợc các nhà ngôn ngữ nhìn nhận theo


9

nhiều quan điểm khác nhau. Sự phức tạp trong cách hiểu về diễn ngôn bắt
nguồn từ việc thuật ngữ này tồn tại song song với thuật ngữ văn bản. Các nhà
ngôn ngữ đã cố gắng phân tách hai khái niệm này, để diễn ngôn thật sự là một
thuật ngữ có nội hàm riêng.
Crystal cho rằng: Diễn ngôn là chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là
ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch
lạc, kiểu như một bài thuyết giáo, lời tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể
(Dẫn theo Diệp Quan Ban [11, tr.200]).
Nguyễn Hòa quan niệm: diễn ngôn như là sự kiện hay quá trình giao
tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích không có giới hạn được sử dụng
trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể [30, tr.33].
Điểm chung của các định nghĩa này: diễn ngôn là thuật ngữ chỉ sự kiện

giao tiếp có mục đích, thống nhất và có mạch lạc, đƣợc ghi lại bằng văn bản.
Phân biệt hai thuật ngữ “văn bản” và “diễn ngôn” là cơ sở quan trọng
với việc xác định đối tƣợng của PTDN. Do chúng cùng là những đơn vị ngôn
ngữ bậc trên câu nên rất khó vạch ra ranh giới, đôi khi chúng có thể đƣợc sử
dụng thay thế lẫn nhau hoặc bao hàm nhau. Khi phân tách hai thuật ngữ này,
cần chú ý đến nguồn gốc xuất hiện của nó. Có những quan niệm rất khác
nhau, thậm chí đối lập nhau gay gắt.
*Quan niệm thuật ngữ văn bản và diễn ngôn có thể thay thế cho nhau
Quan niệm này cho rằng hai thuật ngữ đồng nghĩa với nhau, nó đƣợc đề
cập đến trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu PTDN. Văn bản và diễn
ngôn đƣợc dùng để chỉ chung sản phẩm ngôn ngữ viết và nói có mạch lạc và
liên kết.
*Quan niệm diễn ngôn bao hàm văn bản
Thực tế nghiên cứu PTDN có sự đan xen các yếu tố, các dạng thức tồn
tại của hai đối tƣợng, dẫn đến việc dùng tên gọi diễn ngôn để chỉ chung cho
các sản phẩm ngôn ngữ nói, lẫn sản phẩm ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, một số
nhà nghiên cứu, tiêu biểu là Nguyễn Hòa, đã cho thấy cái nhìn khái quát trong
việc sử dụng hai thuật ngữ này: ngoại diên của diễn ngôn rộng hơn so với văn
bản, bởi lẽ với tư cách là một quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp, nó còn


10

bao hàm cả yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh tình huống, yếu tố dụng học
và tác động của chiến lược văn hóa ở người sử dụng [30, tr.32], nên ta có thể
hiểu diễn ngôn là khái niệm rộng hơn và nó bao hàm văn bản.
*Quan niệm đối lập giữa văn bản và diễn ngôn
Chúng đƣợc phân biệt với nhau bằng cách quy về dạng tồn tại của
chúng, quan niệm này xuất hiện ở giai đoạn thứ hai của quá trình nghiên cứu.
Ngƣời ta dùng văn bản để chỉ sản phẩm ngôn ngữ ở dạng viết và diễn ngôn để

chỉ sản phẩm ngôn ngữ ở dạng nói
Có thể thấy sự khác biệt giữa văn bản và diễn ngôn thông qua bảng so
sánh sau trong bài báo “Phân tích diễn ngôn - Ứng dụng vào phân tích một
truyện cười” (5/2013) của tác giả Trần Kim Phƣợng.
Văn bản

Tiêu chí

Diễn ngôn

Là một chỉnh thể ngôn ngữ bao

Định nghĩa

gồm một tập hợp các câu, có

Là một khúc đoạn ngôn ngữ

tính chất nhất quán về chủ đề,

nói hoặc viết lớn hơn câu, do

trọn vẹn về nội dung đƣợc tổ

một phát ngôn mạch lạc tạo

chức theo một kết cấu chặt chẽ

thành.


(Theo Bùi Minh Toán)
Tính chất
Lĩnh vực
Bộ môn
nghiên cứu
Đặc trƣng
cơ bản

Tính tĩnh (không có mối quan
hệ với bên ngoài)

Tính động (là chuỗi ngôn
ngữ đƣợc nhận diện trọn vẹn
nghĩa gắn với ngữ cảnh)

Đơn vị của ngôn ngữ

Đơn vị của lời nói

Ngữ pháp văn bản

Phân tích diễn ngôn

Tính liên kết (tổ chức hình

Tính mạch lạc (tổ chức

thức)

nghĩa)


Là sản phẩm ( ổn định )

Là quá trình

b. Thuật ngữ “phân tích diễn ngôn” và “phân tích văn bản”
Sự phân biệt hai thuật ngữ diễn ngôn và văn bản cũng dẫn tới việc phân


11

biệt hai ngành khoa học PTDN và ngữ pháp văn bản.
David Crystal cho rằng: “PTDN tập trung vào cấu trúc của ngôn ngữ
nói, xuất hiện một cách tự nhiên trong các diễn ngôn như lời đàm thoại,
phỏng vấn, bình luận và lời nói. Phân tích văn bản tập trung vào các cấu trúc
của ngôn ngữ viết, trong các văn bản như tiểu luận, thông báo, biển chỉ
đường và các chương sách” (Dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc Minh [38]). Nhận
định này cho thấy đối tƣợng nghiên cứu của hai bộ môn hoàn toàn khác nhau.
Quá trình chuyển từ ngữ pháp văn bản sang PTDN là chuyển từ việc nghiên
cứu chủ yếu ở mặt hình thức của bậc trên câu sang lĩnh vực nghiên cứu ở mặt
nghĩa của diễn ngôn, với phƣơng pháp là dựa hẳn vào ngữ cảnh tình huống.
Nếu ngữ pháp văn bản chuyên nghiên cứu văn bản một cách biệt lập,
tách khỏi ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ thì PTDN quan tâm đến mối quan hệ
ngoài văn bản nhƣ: ngữ cảnh văn hóa – xã hội, hoàn cảnh lịch sử,…Các nhà
nghiên cứu khai thác năng lực của PTDN trên nhiều bình diện. Đặc biệt, họ
chú ý đến mặt hành chức của ngôn ngữ. Vì vậy, trong nghiên cứu ngôn ngữ,
PTDN đƣợc ƣa chuộng hơn vì khả năng lí giải vấn đề toàn diện.
1.1.2. Ngữ vực
Ngữ vực là “dấu vết” ngôn ngữ có khả năng mang nghĩa hoặc mang
một giá trị nào đó có thể nhận biết đƣợc (suy diễn đƣợc), gọi chung là các dấu

nghĩa tiềm ẩn.
Sự liên hội giữa các đặc điểm ngôn ngữ trong một diễn ngôn với các
đặc điểm thuộc tình huống sẽ tạo nên ngôn vực hay ngữ vực của kiểu diễn
ngôn đó. M.A.K. Halliday gọi đây là bình diện vĩ mô của diễn ngôn. Ngữ vực
bao gồm: trƣờng, phƣơng thức và không khí của diễn ngôn.
1.1.2.1.Trường diễn ngôn (Field of Discourse)
Trƣờng diễn ngôn là hoàn cảnh bao quanh diễn ngôn, là sự kiện trong
đó văn bản hành chức, cùng với tính chủ động và có mục đích của ngƣời nói,
ngƣời viết, bởi vậy nó bao gồm một đề tài – chủ đề (subject – matter) với tƣ
cách một yếu tố trong đó. Nói vắn tắt: “Trường là tính chủ động xã hội được
thực hiện” [11, tr.159].
Nhƣ vậy, trƣờng là nơi gây ra kích thích (hoặc cảm hứng) để cùng chủ


12

động tạo văn bản và là nơi cung cấp đề tài – chủ đề cho văn bản.
1.1.2.2.Phương thức diễn ngôn (Mode of Discourse)
Phƣơng thức diễn ngôn là chức năng của văn bản trong sự kiện hữu
quan, gồm nói và viết, ứng khẩu và có chuẩn bị, các thể loại của diễn ngôn /
văn bản, các phép tu từ hoặc các hành động ngôn ngữ như kể, hỏi, thuyết
phục, khuyên nhủ, đe dọa, đưa đẩy,… Nói vắn tắt, thức là vai trò của ngôn
ngữ trong tình huống (Diệp Quang Ban [11, tr.159]. Nhƣ vậy, thức có thể
đƣợc hiểu là các cách tạo ngôn ngữ thích hợp với sự kiện cần diễn đạt, chịu sự
chi phối của các điều kiện tạo văn bản.
1.1.2.3.Không khí diễn ngôn (Tenor of Discourse)
Không khí chung phản ánh các kiểu trao đổi theo vai, gồm các quan hệ
xã hội thích ứng với các vai, quan hệ lâu dài hay nhất thời, giữa những người
tham dự cuộc tương tác. Nói vắn tắt, không khí chung là các vai xã hội được
trình diễn (Diệp Quang Ban [11, tr.159].

Không khí diễn ngôn phản ánh mối quan hệ giữa những ngƣời tham gia
giao tiếp với những trạng thái tâm sinh lí của họ (thoải mái, không thoải mái,
tự nguyện hay ép buộc…); với các kiểu quan hệ giữa họ (ngang vai hay không
ngang vai).
Tóm lại, ngữ vực là đặc điểm của tình huống liên quan đến văn bản.
Có thể tìm hiểu các yếu tố ngữ vực qua ví dụ sau:
- Nhân viên bán hàng: Xin chào, cô cần giúp gì không?
- Khách hàng: Tôi muốn xem vài chiếc khăn quàng cổ.
- Nhân viên bán hàng: Tất cả khăn quàng của chúng tôi đều ở gian
hàng này. Cô thấy chiếc khăn này thế nào? Nó được làm bằng lụa đấy.
- Khách hàng: Trông nó đẹp đấy, nhưng tôi cần cái gì đó ấm hơn cho
mùa đông.
- Nhân viên bán hàng: Có lẽ cô thích một chiếc khăn len dày. Cô thấy
cái này thế nào?
-Khách hàng: Cái này có vẻ được đấy. Nó có giá bao nhiêu vậy?
- Nhân viên bán hàng: 180 nghìn.
-Khách hàng: Chà, có vẻ hơi đắt nhỉ. Cô có thể giảm giá một chút


13

được không?
- Nhân viên bán hàng: Tôi rất lấy làm tiếc. Nhưng đó là mức giá hữu
nghị nhất rồi đấy ạ.
- Khách hàng: Thôi được. Tôi sẽ mua chiếc khăn này.
(Nguồn: Internet)
*Trƣờng diễn ngôn: Đoạn hội thoại giữa một nhân viên bán hàng với
ngƣời mua hàng diễn ra tại một trung tâm thƣơng mại. Đề tài diễn ngôn xoay
quanh việc mua/bán khăn quàng cổ, có liên quan đến các từ ngữ đặc trƣng
trong hoạt động mua bán: Nó có giá bao nhiêu vậy?; 180 nghìn; Chà, có vẻ

hơi đắt nhỉ. Cô có thể giảm giá một chút được không; Nhưng đó là mức giá
hữu nghị nhất rồi đấy ạ; Tôi sẽ mua chiếc khăn này…
*Phƣơng thức diễn ngôn: là ngôn ngữ nói bằng lời trực tiếp giữa nhân
viên bán hàng và khách hàng thông qua hình thức đối thoại có quy thức, tức là
có chào hỏi, có tiếp thị tƣ vấn. Vì là trung tâm thƣơng mại lớn nên ngƣời bán
hàng đã đƣợc đào tạo kỹ năng bán hàng bài bản. Cô nhân viên chủ động giới
thiệu, tƣ vấn cho khách hàng lựa chọn món đồ ƣng ý và phù hợp về giá cả
nhất. Sau câu hỏi đầu tiên của ngƣời bán hàng vốn là câu hỏi có chuẩn bị,
theo một công thứ quen thuộc của hoạt động mua bán, các lƣợt thoại sau đều
không có sự chuẩn bị.
* Không khí chung của diễn ngôn: Quan hệ vai giao tiếp giữa ngƣời mua
và ngƣời bán là quan hệ ngang vai. Quan hệ này nhất thời, không bền vững
giữa những ngƣời không quen biết, tâm lí chung là thuận mua vừa bán. Những
ngƣời tham gia giao tiếp có quan hệ mới quen, ngang hàng nhau. Họ trao đổi,
mặc cả trên nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi”.
Trƣờng – Phƣơng thức – Không khí chung tạo nên ngữ cảnh tình huống
bên ngoài diễn ngôn, khiến cho hoạt động mua bán diễn ra với tƣ cách là một
quá trình trao đổi dựa trên tinh thần vui vẻ, tự nguyện của bên mua và bên bán.


14

1.1.3. Mạch lạc
1.1.3.1. Khái niệm mạch lạc
Trƣớc khi mạch lạc đƣợc nghiên cứu bài bản, các nhà ngôn ngữ đã
nhận thấy một hiện tƣợng đặc biệt, đó là có một sốvăn bản không có liên kết
hình thức nhƣng vẫn là văn bản. Từ đó, liên kết ngữ nghĩa ra đời và tạo đƣợc
sự quan tâm lớn. Với sự phát triển của liên kết hình thức và liên nội dung, các
nhà ngôn ngữ đã phát hiện ra mạch lạc trong văn bản và mạch lạc nhanh
chóng trở thành đề tài tranh luận sôi nổi.

David Nunan định nghĩa ngắn gọn về mạch lạc: “Mạch lạc là tầm rộng
mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có “mắc vào nhau” chứ không phải
là một tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên quan với nhau” [20, tr.165]
Diệp Quang Ban định nghĩa mạch lạc nhƣ sau: “Mạch lạc là sự nối kết
có tính chất hợp lý về mặt nghĩa và mặt chức năng, được trình bày trong quá
trình triển khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một lời nói
hay bài viết,…), nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết
với câu” [13, tr.297]. Định nghĩa này đã nêu lên các thuộc tính, dấu hiệu cơ
bản (đặc trƣng vốn có) của mạch lạc về mặt nghĩa và mặt chức năng với vai
trò tạo lập văn bản, đồng thời giúp phân biệt mạch lạc với liên kết.
Song, mạch lạc vẫn là lĩnh vực trừu tƣợng, khó nắm bắt nhƣng “dễ cảm
nhận khi thiếu vắng nó”. Có thể khẳng định, dù ở vai trò nào, mạch lạc cũng
chính là mạng lƣới mối quan hệ nội dung giữa các từ trong một câu, các câu
trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản tạo nên một chỉnh thể.
1.1.3.2. Biểu hiện của mạch lạc
Mạch lạc là một vấn đề tƣơng đối phức tạp và mơ hồ. Do vậy, các biểu
hiện của nó cũng rất khó nắm bắt. Ở Việt Nam, Diệp Quang Ban là ngƣời đi
sâu vào nghiên cứu các biểu hiện của mạch lạc. Theo ông, mạch lạc có 7 biểu
hiện chính:
(1) Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ nghĩa giữa các từ ngữ trong một câu
Trong một câu, giữa các từ ngữ luôn có quan hệ về nghĩa hoặc về cú
pháp. Nhờ có quan hệ này mà trong câu luôn duy trì đƣợc tính mạch lạc. Theo
tác giả, có thể chứng minh mạch lạc qua việc đƣa ra ví dụ có tính chất “phản


15

biện” hay “tiêu cực”, tức là chỉ ra những trƣờng hợp không có mạch lạc để
nhận biết mạch lạc.
Ví dụ: Mặt trời mọc ở đằng tây.

Nếu xét về mặt ngữ pháp, đây là một câu đúng, vì nó có đầy đủ thành
phần chủ ngữ và vị ngữ. Nhƣng xét về nghĩa hay về logic thì câu này không
thể chấp nhận đƣợc, bởi trên thực tế, mặt trời mọc ở đằng đông. Nhƣ vậy, câu
này phi mạch lạc.
(2) Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa đề tài – chủ đề của các câu
trong toàn văn bản
Đề tài là những vật, những việc, hiện tƣợng đƣợc nói đến. Chủ đề là
vấn đề chủ yếu đƣợc đặt ra và giải quyết. Theo Diệp Quan Ban, duy trì đề tài
và triển khai đề tài là cách để mạch lạc xuất hiện trong quan hệ giữa các đề tài
(chủ đề) của các câu.
*Duy trì đề tài
Duy trì đề tài là trường hợp vật, việc, hiện tượng nào đó được nhắc lại
trong những câu khác nhau với tư cách là đề tài của câu đó. Các từ ngữ diễn
đạt đề tài này trong các câu có thể chỉ là một và được lặp lại nhưng cũng có
thể là những yếu tố bề ngoài khác nhau [13, tr.305]. Duy trì đề tài có thể đƣợc
thực hiện bằng cách sử dụng từ ngữ, phép thế đại từ, phép tỉnh lƣợc.
Ví dụ:
Trâu ơi, ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Bài ca dao trên là tiếng gọi trìu mến, là sự quý trọng và biết ơn của
ngƣời nông dân đối với con trâu của gia đình mình. Sự lặp lại của từ trâu (4
lần) và từ ta (3 lần) có tác dụng duy trì đề tài diễn ngôn: tình cảm gắn bó của
giữa ngƣời nông dân và con trâu.
Mạch lạc trong việc duy trì đề tài thƣờng đƣợc xây dựng bằng cách sử



16

dụng các phƣơng thức liên kết, chủ yếu là phép thế và phép lặp. Đó là những
điều kiện cần thiết nhất mà việc duy trì đề tài đòi hỏi.
*Triển khai đề tài
Triển khai đề tài là trường hợp từ một đề tài nào đó trong một câu liên
tưởng đến đề tài khác thích hợp trong câu khác theo một quan điểm nào đó
nhằm mục đích làm cho sự việc được nói đến phát triển thêm lên [11, tr.303].
Các đề tài đƣợc đƣa thêm vào phải có cơ sở nghĩa và cơ sở logic nhất định.
Cơ sở nghĩa thể hiện ở việc phù hợp về nghĩa của các đề tài mới thêm vào với
đề tài đã có và với tình huống sử dụng nói chung. Cơ sở logic thể hiện ở các
kiểu quan hệ logic thích hợp và số lƣợng đề tài đƣợc triển khai thỏa mãn tính
cần và đủ. Triển khai đề tài có thể đƣợc thực hiện thông qua phép liên kết liên
tƣởng và so sánh.
Ví dụ:
Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn
Đề tài của bài đồng dao là sự tác động của yếu tố ngoại cảnh đã làm
biến dạng, biến chất của một số hạng ngƣời trong xã hội cũ thông qua phép
liên tƣởng, so sánh. Trong mƣa gió, hình nhƣ quả dƣa trở nên biến dạng, con
ốc nằm co, con tôm gặp mƣa bật nhảy lên đánh đáo. Chỉ riêng có cái cò là vẫn
chủ động trong công việc của mình là kiếm ăn.
Duy trì đề tài và phát triển đề tài là hai yếu tố có tầm quan trọng tƣơng
đƣơng nhau, nếu chỉ duy trì đề tài mà không phát triển đề tài dẫn đến đề tài bị
lặp hoặc giậm chân tại chỗ, còn nếu quá chú ý đến việc phát triển đề tài mà
không duy trì nó thì sẽ dẫn đến việc lan man, lạc đề.
(3) Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở

những câu có quan hệ nghĩa với nhau.
Để tạo lập tính mạch lạc cho câu, việc trình bày các vật với các đặc trƣng
riêng của chúng trong một chuỗi câu nối tiếp nhau đòi hỏi phải có cơ sở hợp lí.


17

Đây là nền tảng của việc tạo đƣợc mạch lạc, phải khéo léo tạo lập ra mối quan
hệ hợp lí, logic giữa các đặc trƣng của các vật trong các câu với nhau.
Ví dụ:
Giang và Hương là giáo viên(1). Hương dạy tiếng Anh(2).Còn Giang
thích đi biển(3).
Về ngữ pháp, các câu (1), (2), (3) là những câu đúng vì có đủ thành
phần nòng cốt.Tuy nhiên, xét về logic thì các câu trên không mạch lạc. Câu
(1) và (2) nói về phạm trù nghề nghiệp. Câu (3) nêu phạm trù sở thích. Có
nghĩa là câu (3) không cùng phạm trù với hai câu đi trƣớc. Để làm cho ví dụ
trên có tính logic và mạch lạc, ngƣời viết sửa lại nhƣ sau:
Giang và Hương là giáo viên. Hương dạy tiếng Anh. Còn Giang dạy
môn Ngữ văn.
Nhƣ vậy, mạch lạc là yếu tố quyết định việc một chuỗi câu trở thành
văn bản, chứ không phải liên kết.
(4) Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lí giữa các câu (các mệnh đề)
Theo Diệp Quang Ban, giữa các sự việc chứa trong câu hay các mệnh
đề nối tiếp nhau (trong các câu đơn nối tiếp nhau, hoặc trong một câu ghép
chứa nhiều mệnh đề) có thể có quan hệ nghĩa – logic (như quan hệ bổ trợ,
quan hệ nghịch đối, quan hệ thời gian, không gian, quan hệ nguyên nhân,
quan hệ lập luận,…). Việc thay đổi trật tự giữa các câu sẽ dẫn đến kết quả
khác nhau, nếu không được thêm vào những từ ngữ làm rõ quan hệ logic giữa
chúng [11, tr.307]. Có những hiện tƣợng thƣờng gặp có tính chất tiêu biểu ở
mạch lạc trong việc biểu hiện trật tự hợp lí giữa các câu (mệnh đề):

- Quan hệ thời gian giữa các câu (mệnh đề).
- Quan hệ nguyên nhân giữa các câu (mệnh đề).
- Quan hệ lập luận giữa các câu (mệnh đề).
Các quan hệ này trong câu có thể đƣợc chỉ dẫn bằng những từ ngữ
thích hợp nhƣ: trước hết, trước đó, sau này, sau đó, rồi chỉ quan hệ thời gian;
vì, nên chỉ quan hệ nguyên nhân; vì, nên, nhưng, tuy…chỉ quan hệ lập luận.
*Trật tự giữa các câu (mệnh đề) diễn đạt quan hệ thời gian
Quan hệ thời gian có thể đƣợc phân chia thành: quan hệ thời gian vật lí,


×