Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số phương pháp để học tốt môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.14 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

1. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn sáng kiến:
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ Văn có một vị trí
quan trọng đặc biệt trong chương trình THCS. Ngoài việc cung cấp kiến thức như
các môn học khác, môn Ngữ Văn còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư
tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô,
bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái,
tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu
các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả. Nhưng để
việc học văn trở thành hứng thú, niềm say mê cho mỗi học trò quả thật không hề
đơn giản.
Trong cuộc sống hiện nay, trước sự bùng nổ của thông tin Khoa học - kỹ
thuật, con đường dẫn dắt học sinh tiếp cận văn chương càng trở nên khó khăn hơn,
thử thách hơn. Hơn nữa, tình trạng học sinh chây lười học bài trở nên phổ biến
nhất là đối với các môn khoa học xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.
Trong giờ học, các em luôn có những biểu hiện tiêu cực như: ít phát biểu, khả năng
đọc bài yếu kém, khả năng diễn đạt trong quá trình làm bài lủng củng, thiếu mạch
lạc và hành văn không mang tính văn chương. Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo
viên dạy văn phải có cách dạy, phương pháp dạy linh hoạt thì mới có thể thu hút,
hấp dẫn các em trong các giờ học.
Dạy Ngữ văn thật sự là một công việc vất vả, khó khăn, và càng khó khăn
hơn với đối tượng học sinh là người dân tộc. Qua thực tế dạy học tại đơn vị tôi
thấy chất lượng học môn Ngữ văn của các em học sinh là người dân tộc rất thấp.
Số học sinh nắm vững và học khá bộ môn còn ít. Các em hầu hết là người dân tộc
nên khả năng nhận thức của các em chưa nhanh nhạy, tinh thần ham học còn hạn
chế. Cho nên có những học sinh ngồi trong lớp không chú ý, không chịu phát biểu
xây dựng bài và hoàn toàn thụ động. Vì vậy sau khi học xong các em nắm bắt tác
phẩm một cách hời hợt, chưa sâu sắc; hiểu về Tiếng Việt còn mơ hồ và gần như
không biết tạo lập một văn bản chuẩn mực.


Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ
trong quá trình dạy học của mình, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ
văn tại những trường mà đối tượng đa số học sinh là người dân tộc.
* Điểm mới của đề tài:
1. Đưa ra được những định hướng, dẫn dắt học sinh cảm thụ, bình giá được
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có hệ thống gợi mở, phát huy tích tích cực,
chủ động, sáng tạo và say mê chiếm lĩnh tri thức trong mỗi tiết học Ngữ văn.
2. Tìm ra các giải pháp và hình thức dạy học hiệu quả đối với đối tượng học
sinh là người dân tộc.
3. Kích thích được niềm say mê văn học, lòng yêu ngôn ngữ dân tộc, ý thức
vươn lên của các em học sinh vốn được xem là tự ti, chậm hiểu, học thì lâu nhớ mà
lại nhanh quên.
1.2. Phạm vi của đề tài:
Đề tài này tôi áp dụng cho học sinh của lớp 9.
Thời gian áp dụng: từ tháng 9 năm 2014 đến nay.

TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ

1

GV: Võ Thị Thanh


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

2. PHẦN NỘI DUNG.
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
2.1.1. Về phía giáo viên:
- Việc xác định các phương pháp dạy của giáo viên cũng chưa thật sự phù
hợp, một số giáo viên còn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, quan tâm tìm tòi

những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh dân tộc nên
chất lượng, hiệu quả dạy học của bộ môn này chưa thật sự như mong muốn.
- Mặc dù giáo viên có quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động học tập để
phát huy sự hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh. Nhưng nhiều hoạt động
dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức, chưa được đầu tư, chuẩn
bị đúng mức và triển khai đúng qui trình nên chưa đạt hiệu quả cao. Các đối tượng
học sinh yếu chưa được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện cho các em vươn lên.
- Một số giáo viên chưa đảm bảo kết hợp và tích hợp giữa dạy Văn - Tiếng
Việt và Tập làm văn.
2.1.2. Về phía học sinh:
- Do các em còn ít vốn Tiếng Việt nên các em tiếp thu kiến thức một cách thụ
động (học vẹt) nên rất dễ quên. Các em chưa coi trọng bộ môn so với các môn
khác nên các em chưa đầu tư, chưa có thái độ học tập đúng đắn, chưa có thói quen
chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chưa chịu khó đọc các tài liệu tham khảo thêm để
mở rộng kiến thức.
- Nhiều em hầu như không có kĩ năng diễn đạt, đặt câu, dùng từ, tạo lập văn
bản viết,… vốn những điều rất cần thiết khi làm văn nói chung.
- Thiếu năng lực cảm thụ văn học, năng khiếu văn chương, hạn chế về khả
năng, ý thức nhận thức cuộc sống. Vì vậy học văn chỉ mang tính gượng ép, nhằm
mục đích đối phó là chính.
- Về ngữ pháp, kĩ năng dùng từ, viết câu của học sinh còn bộc lộ nhiều yếu
kém. Trong bài viết của các em có nhiều câu què, câu cụt, câu tối nghĩa. Tình trạng
mắc lỗi chính tả, dùng từ sai cũng rất phổ biến. Có bài viết từ đầu đến cuối các em
không sử dụng dấu câu nào hoặc sử dụng không đúng.
*Kết quả học tập của học sinh trước khi áp dụng đề tài
(Tháng 9 năm 2014)
Khối
lớp

Tổng

số HS

9

30

KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Khá
TB
Yếu

Giỏi
S
L
0

Kém

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

0

04

13,3

13

43,3

11

36,7

02

6,7

2.2. Các giải pháp thực hiện:
* Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà.
Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy đa số các em học sinh là người dân tộc có
tính ì, không chịu tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Sở dĩ có hiện tượng này
là các em không chịu soạn bài, hoặc có soạn cũng sơ sài đối phó cho qua chuyện.
Để phần nào khắc phục tình trạng này tôi coi trọng việc hướng dẫn học sinh soạn

bài ở nhà.
TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ

2

GV: Võ Thị Thanh


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

Ngay từ đầu năm học, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định nội dung của
từng phân môn để các em định hướng và biết cách chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
Cụ thể là:
* Đối với phân môn Văn (Phần văn bản):
+ Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học (mặc dù ở phần học chính khoá đã
đọc). Đối với văn bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt
được nội dung của văn bản, học thuộc dẫn chứng.
+ Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả (năm
sinh, năm mất (nếu có) tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghiệp văn chương
của tác giả đó, hiểu được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
+ Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (tìm
hiểu phần nội dung cần đạt, phần ghi nhớ)
+ Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết (câu, đoạn) được cho là đặc sắc (đối
với học sinh khá giỏi)
* Đối với phân môn Tiếng Việt:
+ Học thuộc các khái niệm, vận dụng làm tốt các bài tập từ dễ đến khó (từ
nhận biết đến thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao)
+ Với các biện pháp tu từ biết phát hiện đúng, nêu được tác dụng của biện
pháp tu từ đó trong hoàn cảnh sử dụng.
+ Biết viết câu, viết đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) với nhiều chủ đề và

yêu cầu khác nhau (diễn dịch, quy nạp…)
* Đối với phân môn Tập làm văn:
+ Nắm được đặc trưng các thể loại: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,
thuyết minh, hành chính công vụ.
+ Sau khi đọc đề bài, phải biết tìm hiểu đề, tìm ý; biết cách lập dàn ý; biết
viết các đoạn văn để hoàn chỉnh bài viết.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị soạn bài: “Mùa xuân nho nhỏ”
ngoài các câu hỏi trong SGK giáo viên có thể gợi ý thêm các câu hỏi khác như:
Thanh Hải sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh
ấy có tác dụng gì khi thể hiện chủ đề, tư tưởng của bài thơ?
Còn đối với phần Tập làm văn và phần Tiếng Việt nếu giáo viên không hướng
dẫn các em soạn bài trước thì với 45 phút không đủ để các em nắm được kiến thức
và vận dụng nó vào thực hành. Vì vậy với bất kì tiết học nào cũng cần hướng dẫn
cho học sinh xem trước và soạn bài ở nhà.
* Giải pháp 2: Cách thức ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ.
Khi bắt đầu tiết học giáo viên thường hỏi: “Lớp hôm nay có vắng bạn nào
không? Đó là những bạn nào?” Đối với học sinh là người dân tộc thì việc các em
vắng học, bỏ tiết là chuyện rất thường tình. Nếu giáo viên mà la mắng, bắt phạt thì
các em bỏ học luôn. Với đặc thù học sinh dân tộc, công tác duy trì số lượng có tốt
mới có thể từng bước nâng cao chất lượng. Vì vậy việc kiểm tra sĩ số hằng ngày và
động viên các em kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc “ngăn chặn tình
trạng bỏ học tự do”.
Còn việc kiểm tra bài cũ là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn nhưng áp dụng
với đối tượng dân tộc thì đòi hỏi người giáo viên cần hết sức khéo léo và linh hoạt.
Ta có thể ví nó “như con dao hai lưỡi” nếu không kiểm tra lâu dần khiến học sinh
có ý thức lười biếng, không học bài, không soạn bài cũ mà cũng chẳng làm bài tập.
TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ

3


GV: Võ Thị Thanh


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

Nhưng nếu ta thường xuyên kiểm tra mà thực hiện một cách máy móc, cứng nhắc
sẽ gây áp lực, sự lo lắng cho học sinh. Để việc kiểm tra bài cũ có hiệu quả theo tôi
giáo viên không nên đặt những câu hỏi dài, có nội dung buộc học sinh thuộc lòng
kiến thức mà nên sử dụng những câu hỏi dạng bài tập trắc nghiệm, vừa đảm bảo
thời gian vừa khái quát được nội dung bài cũ và đồng thời phù hợp với đặc điểm
học sinh. Các em rất hứng thú với câu hỏi, bài tập dạng này vì khá dễ trả lời lại
ngắn gọn dễ nhớ. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên cần chuẩn
bị tốt có thể viết vào bảng phụ, hoặc làm phiếu học tập.
PHIẾU TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA BÀI CŨ
ĐỒNG CHÍ (T1) - Chính Hữu
1. Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào thời điểm nào?
A. Trước cách mạng tháng Tám.
B. Trong kháng chiến chống Pháp.
C. Trong kháng chiến chống Mỹ.D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
2. Bài thơ “Đồng chí” viết về đề tài gì?
A. Tình đồng đội.
B. Tình quân dân.
C. Tình anh em.
D. Tình bạn bè.
3. Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “Đồng chí” ?
A. Là những người cùng một giống nòi
B. Là những người sống cùng một thời đại.
C. Là những người cùng theo một tôn giáo.
D. Là những người cùng một chí hướng.
4. Nội dung chính của các câu thơ sau là gì?

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
A. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta.
B. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên nước ta
C. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính.
5. Bài thơ “Đồng chí”viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn
B. Tự do
C. Lục bát
D. Thất ngôn tứ tuyệt.
6. Nhận định nào nói đúng nhất nội dung chính của các câu thơ sau?
“Anh với tôi, đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”
A. Nói lên quá trình chiến đấu gian khổ và thiếu thốn của những người lính trong
kháng chiến.
B. Nói lên tình cảm đồng chí nảy sinh từ việc cùng chung một nhiệm vụ và sát
cánh bên nhau cùng chiến đấu.
C. Nói lên những sự gặp gỡ bất ngờ, không hẹn trước của những người bạn thân
thiết đã xa cách lâu ngày.

TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ

4

GV: Võ Thị Thanh


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN


Đáp án
Câu
Trả lời

1
B

2
A

3
D

4
C

5
B

6
B

Song song với việc kiểm tra bài cũ ta cũng cần kiểm tra việc soạn bài và làm
bài tập ở nhà của các em. Bên cạnh đó người giáo viên cần duy trì thái độ vui vẻ,
thân thiện, chân thành, cởi mở tạo tâm thế tự tin, chủ động hào hứng cho các em từ
đầu tiết học và thật sự nhiệt tình với học sinh trong suốt quá trình truyền tải kiến
thức. Và để bắt đầu vào giờ học khâu giới thiệu bài giáo viên cũng cần chú ý
không nên bỏ qua.
* Giải pháp 3: Khâu giới thiệu bài.

Khâu giới thiệu bài được xem như hình thức “quảng cáo, tiếp thị” nên chúng
ta không bỏ qua bước này. Nếu làm tốt sẽ tạo được hứng thú, gợi trí tò mò và gợi
cảm xúc cho học sinh.
VD: Khi dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” hay bài “Viếng lăng Bác” chúng ta
nên cho các em nghe bài hát đã được phổ nhạc từ hai bài thơ này. Từ cảm xúc dạt
dào đó ta có thể dẫn dắt vào bài bằng cách giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ...
Hoặc khi dạy bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ta có thể cho học sinh
quan sát hai bức tranh chụp lại hai thành phố của Nhật Bản là Hi-rô-xi-ma và Naxa-ki bị Mĩ ném hai quả bom nguyên tử.

Hirosima – 1945: 140.000 người chết

TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ

5

GV: Võ Thị Thanh


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử Fat Man ném xuống Nagasaki, Nhật
Bản cao đến 18 km – Hơn 70.000 người chết
Từ đó ta có thể giới thiệu vào bài mới: đầu tháng 8 năm 1945 Mĩ đã ném hai
quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hi-rô-xi-ma và Na-gaxa-ki làm hơn hai triệu người dân Nhật Bản thiệt mạng và còn ảnh hưởng đến bây
giờ. Thế kỉ XX, thế giới phát minh ra nguyên tử hạt nhân đồng thời cũng phát minh
ra vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt khủng khiếp. Từ đó đến nay và cả trong
tương lai mai sau nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân tiêu diệt cả thế giới luôn
luôn tiềm ẩn và đe dọa nhân loại. Đấu tranh vì một thế giới hòa bình luôn là những
nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng khó khăn nhất của nhân dân các nước. Hôm nay
chúng ta nghe tiếng nói của một nhà văn nổi tiếng Nam Mĩ (Cô-lôm-bi-a) đã đạt

giải thưởng Nô ben văn học, tác giả của những tiểu thuyết hiện thực huyền ảo lừng
danh: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két...
Có người nói muốn dạy văn hay bản thân người thầy phải có tâm hồn nghệ sĩ
- tôi thấy rất đúng. Chúng ta cần truyền ngọn lửa đam mê đó sang học sinh ngay từ
đầu tiết học. Khâu giới thiệu bài hay, hấp dẫn sẽ gợi trí tò mò cho học sinh, chính
vì vậy mà tiết học sẽ thú vị. Học sinh sẽ tích cực đọc, tìm hiểu văn bản như lời giáo
viên giới thiệu.
* Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
Trong dạy Ngữ văn nói chung và dạy phân môn văn bản nói riêng thì khâu
đọc rất quan trọng đối với hoạt động tiếp nhận văn bản. Đọc là tiếp nhận thông tin
qua mắt nhìn và truyền thông tin qua giọng đọc. Đọc có nhiều cách: đọc thầm, đọc
thành tiếng, đọc phân vai, đọc diễn cảm... Đọc là khâu quan trọng để hiểu bài.
Đối với trường tôi đối tượng học sinh là người dân tộc tôi thấy các em đều
đọc chưa thông còn sai dấu và lủng củng vì vậy các em ngại đứng đọc trước lớp.
Các em đọc lí nhí, không tự tin. Em bàn trên đọc thì em bàn dưới không nghe thấy,
em cuối lớp đọc thì bản thân tôi không nghe được gì. Và vì đọc sai nên các em học
sinh dân tộc rất hay viết sai. Qua việc chấm bài của các em tôi thấy 100% học sinh
viết sai lỗi chính tả. Như vậy làm sao có thế cảm thụ được văn bản, giờ học làm
sao có hiệu quả.
TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ

6

GV: Võ Thị Thanh


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

Tôi tìm hiểu nguyên nhân thực chất của hiện tượng này và để tìm ra một vài
giải pháp để từng bước khắc phục nó. Do các em là người dân tộc vốn phát âm

chưa chuẩn lại đọc chậm nên giáo viên ngại gọi các em đọc trước lớp vì sợ mất
thời gian sợ ảnh hưởng đến tiết học. Để khắc phục tình trạng trên tôi phải thường
xuyên gọi các em đứng dậy đọc trước lớp. Ban đầu tôi cho các em đọc đoạn ngắn,
đọc chậm, to để uốn nắn, sửa chữa chỗ đọc sai, hướng dẫn các em đọc lại cho
đúng. Bên cạnh đó tôi cũng hướng dẫn các em đọc thầm, cách đọc này làm tăng số
lượng người đọc trong một giờ học. Ví dụ tôi gọi một em đọc thì yêu cầu các em
còn lại phải đọc bằng mắt, không thành tiếng chú ý đọc kịp với bạn đọc to, để khi
tôi gọi bất kì em nào cũng có thế đọc tiếp được. Việc này nghe có vẻ rất cũ và nhỏ
nhặt nhưng đối với cá nhân tôi thì lúc nào cũng chú trọng thực hiện và không bao
giờ quên nhắc các em vì đối tượng học sinh là người dân tộc.
Đọc đúng và truyền cảm không chỉ có tác dụng với phân môn Văn mà cả
phân môn Tập làm văn, Tiếng Việt cũng cần thiết. Nếu các em đọc không đúng,
không hay các ngữ liệu thì việc phân tích để tìm ra các đơn vị kiến thức sẽ rất khó
khăn.
VD văn bản mẫu: “Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời” của tiết 127 bài
“Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” SGK Ngữ văn 9 tập 2 trang 76, 77. Đây là
một văn bản hay, giàu cảm xúc, hình ảnh. Nếu đọc tốt các em đã cảm nhận được
vẻ đẹp lấp lánh của một bài nghị luận văn học. Và từ đó kích thích sự tò mò khám
phá ở các em và chúng ta dễ dàng dẫn dắt học trò đi vào tìm hiểu các đơn vị kiến
thức khác như: Khái niệm nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; yêu cầu về nội dung
và hình thức của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ...
Học sinh là thế - đặc biệt là học sinh người dân tộc, việc gì các em thích thú
các em mới tự giác và tích cực. Do vậy nhờ giọng đọc chuẩn mực, diễn cảm và sự
nhiệt tình hướng dẫn các em đọc tốt chắc chắn giờ học Ngữ văn sẽ trở nên hấp dẫn
thú vị, lôi cuốn học sinh. Bên cạnh đó muốn giờ học thật sự có chất lượng đòi hỏi
người giáo viên cần chuẩn bị được hệ thống câu hỏi phát triển tư duy cho các em.
* Giải pháp 5: Đưa hệ thống câu hỏi để phát triển tư duy cho
học sinh.
Thực tế tại trường tôi học sinh là người dân tộc nên các em rất thụ động, ỷ lại.
Muốn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì trong giờ học cần có hệ

thống câu hỏi đa dạng và phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh.
* Căn cứ vào đặc trưng của hoạt động học tập Ngữ văn có thể sử dụng các
kiểu câu hỏi đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến khái quát.
Các kiểu câu hỏi tương ứng cho từng giai đoạn như sau:
+ Loại câu hỏi, bài tập nhận biết phát hiện.
+ Loại câu hỏi, bài tập kích thích tư duy liên tưởng, tưởng tượng.
+ Loại câu hỏi, bài tập tái hiện kiến thức.
+ Loại câu hỏi, bài tập phân tích đánh giá hay tổng kết khái quát các vấn đề
văn học.
+ Loại câu hỏi, bài tập sáng tạo (trình bày những suy nghĩ cá nhân, vận dụng
linh hoạt những gì đã học vào các ngữ cảnh khác nhau)
Ví dụ:

TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ

7

GV: Võ Thị Thanh


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

Khi dạy truyện ngắn “Làng” của Kim Lân để học sinh cảm nhận được tình
yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước ở nhân vật ông Hai thì giáo viên cần có
hệ thống từ thấp đến cao, từ cụ thể đến khái quát, vừa có thêm câu hỏi gợi mở:
Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng
mình theo giặc cho đến khi kết thúc truyện?
+ Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thì thái độ, tâm trạng của ông Hai như
thế nào? (Câu hỏi tái hiện)
+ Tại sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy? (Câu hỏi có tính chất suy luận)

+ Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con út? Qua những lời trò chuyện ấy
em cảm nhận được gì ở tấm lòng ông vì làng quê đất nước, với cuộc kháng chiến?
(câu hỏi, bài tập phân tích đánh giá, khái quát các vấn đề)
+ Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật, bút pháp viết truyện
ngắn của nhà văn Kim Lân? (Câu hỏi sáng tạo)
+ Em học được gì qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai của nhà
văn. (câu hỏi vận dụng)
Chuẩn bị tốt câu hỏi để phát triển tư duy cho học sinh, đó cũng là việc cần
làm đối với giáo viên để hạn chế được việc lười suy nghĩ của học sinh, đồng thời
nâng cao được tính chủ động, sáng tạo cho học sinh.
* Giải pháp 6: Sử dụng các phương pháp mới thích hợp.
Đối với một trường mà tỉ lệ học sinh là người dân tộc cao như trường tôi thì
việc đổi mới các phương pháp trong dạy học là rất khó khăn nhưng cần thiết. Vì
vậy trong qua trình dạy Ngữ văn cho đối tượng học sinh này chúng ta cần vận dụng
các phương pháp mới cũng như tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ
dùng trực quan sinh động như tranh ảnh, sơ đồ sẽ giúp các em chú ý, tích cực và
sôi nổi hơn trong giờ học.
Trước hết chúng ta cần xây dựng hệ thống câu hỏi rõ ràng đăc biệt là những
câu hỏi tích hợp giữa ba phân môn: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Câu hỏi
tích hợp sẽ giúp các em hệ thống kiến thức hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa ba
phân môn này trong mạch tư duy logic.
Ví dụ khi dạy bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ta có thể sử dụng một
số câu hỏi tích hợp gợi ý sau:
TT
Câu hỏi
Hướng trả lời
Hướng
tích hợp
Phần I: Tìm hiểu chung:

Em hiểu như thế nào về Nhan đề ngắn gọn, dùng động Tích hợp
1 nhan đề: Viếng lăng Bác
từ “viếng” mang sắc thái trân Tiếng Việt
trọng, thành kính, trang nghiêm
mà xúc động.
2 Phương thức biểu đạt của Kết hợp miêu tả với biểu cảm. Tích hợp
văn bản này là gì? Tác dụng Biểu cảm là phương thức chính TLV
nghệ thuật của phương thức -> Giúp nhân vật trữ tình tự bộc
ấy?
lộ cảm xúc.
3 Giữa nhà thơ và nhân vật trữ Nhân vật trữ tình là tác giả.
Tích hợp
tình có mối quan hệ như thế Qua từ “con”
Tiếng Việt
nào? Dựa vào đâu mà em
TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ

8

GV: Võ Thị Thanh


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

biết
4
5
6
7
8


9

10

11

12

13

Phần II: Tìm hiểu văn bản.
Phần 1. Cảm xúc khi ở trước lăng Bác:
Cách xưng “con” của tác giả Bày tỏ tình cảm thương nhớ,
mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì kính yêu, trân trọng mà gần gũi
Tính từ “xanh xanh” và Vẻ đẹp thanh cao và sức sống
thành ngữ “bão táp mưa sa” bền bỉ, mãnh liệt của cây tre
có sức diễn tả điều gì?
Việt Nam.
Ý nghĩa của từ “Ôi” trong Bộc lộ trực tiếp cảm xúc
lời thơ này?
thương mến, tự hào đối với đất
nước, dân tộc
Em có nhận xét gì về giọng Giọng điệu thành kính, trang
điệu của khổ thơ này? Tác trọng thể hiện được cảm xúc
dụng của nó?
dồn nén chất chứa.
Khổ thơ thứ hai tác giả sử Ẩn dụ
dụng biện pháp nghệ thuật Ý nghĩa: Ca ngợi sự trường tồn,
gì? Ý nghĩa?

vĩnh hằng của hình ảnh Bác.
Con người Bác với những biểu
hiện sáng chói về tư tưởng yêu
nước và lòng nhân ái mênh
mông có sức tỏa sáng mãi mãi.
Tình cảm biết ơn ngưỡng vọng
của tác giả đối với Bác.
Phương thức biểu đạt trong Phương thức miêu tả và biểu
hai câu thơ “Ngày ngày cảm, cảm xúc thành kính, tình
dòng người đi trong thương cảm yêu quý và ngưỡng vọng.
nhớ. Kết tràng hoa…mùa
xuân” là gì? Từ đó tình cảm,
cảm xúc nào của nhà thơ
được bộc lộ?
Phần 2. Cảm xúc khi ở trong lăng Bác
Trong khổ thơ tiếp theo xuất “trời xanh là mãi mãi”
hiện một hình ảnh ẩn dụ, đó -> Công đức của Bác đối với
là hình ảnh nào? Ý nghĩa của mọi người là cao đẹp, vĩnh
hình ảnh này?
hằng.
Từ nào trong câu “Mà sao Động từ “nhói”
nghe nhói ở trong tim” có -> đau đột ngột, quặn thắt.
sức biểu cảm trực tiếp? Tác Tác giả cảm thấy đau đớn, mất
dụng của nó?
mát về sự ra đi của Bác
Giọng điệu của đoạn thơ này Giọng điệu trầm lắng, nghẹn
là gì? Nó thể hiện nỗi niềm ngào thể hiện niềm tiếc thương
nào của tác giả
vô hạn, sự xót xa đau đớn
Phần 3. Cảm xúc khi rời lăng Bác

Khổ thơ cuối tác giả sử dụng Điệp ngữ “muốn làm”, biểu
các biện pháp nghệ thuật cảm trực tiếp, gián tiếp

TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ

9

Tích hợp
Tiếng Việt
Tích hợp
Tiếng Việt
Tích hợp
Tiếng Việt
Tích
TLV

hợp

Tích hợp
Tiếng Việt

Tích
TLV

hợp

Tích hợp
Tiếng Việt
Tích hợp
Tiếng Việt

Tích
TLV

hợp

Tích hợp
Tiếng Việt

GV: Võ Thị Thanh


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

14

15

nào? Tác dụng của các biện -> Tình cảm chân thành, ước
pháp nghệ thuật ấy?
mong tha thiết được ở bên Bác
Phần III. Tổng kết:
Em học tập được gì từ nghệ Kết hợp miêu tả với biểu cảm,
thuật biểu cảm của tác giả biểu cảm trực tiếp với biểu cảm
trong bài thơ này?
gián tiếp, giọng điệu trang
trọng và thiết tha.
Tạo hình ảnh ẩn dụ tượng trưng
Ngoài bài thơ này em còn “Đêm nay Bác không ngủ”
biết tác phẩm nào viết về “Phong cách Hồ Chí Minh”
Bác Hồ nữa không?

“Đức tính giản dị của Bác Hồ”
Em đã học được gì ở Bác ->Sống giản dị, cống hiến, hi
qua các văn bản viết về sinh và có lí tưởng cao đẹp…
Người?

Tích
TLV

hợp

Tích
TLV

hợp

Tích hợp
ngang, dọc.

Tích hợp
giáo dục kĩ
năng sống,
giáo dục tư
tưởng đạo
đức Hồ Chí
Minh
16 Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã Lòng kính trọng, biết ơn, Tích hợp
nói hộ lòng ta những tình ngưỡng vọng, nguyện sống liên hệ thực
cảm nào với Bác Hồ?
xứng đáng…
tế đời sống

Sau khi dạy văn bản này ngoài việc cho các em nghe bài hát “Viếng lăng
Bác” do nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc, ta có thể cho học sinh quan sát các bức ảnh
sinh động về Bác để cho bài dạy thêm sinh động hấp dẫn. Ta có thể tìm hiểu các
thông tin khác về Bác để giúp các em hiểu rõ hơn về con người và sự nghiệp của
Hồ Chủ Tịch. Qua đó giáo dục nhân cách, đạo đức cho các em hiệu quả hơn. Giáo
dục các em lòng kính yêu biết ơn Bác, định hướng học tập tấm gương đạo đức của
Người.
Việc áp dụng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm đối với
học sinh dân tộc thường gặp rất nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả nếu không thực
hiện một cách khoa học và phù hợp với đối tượng học sinh. Nhiều giáo viên không
dám sử dụng nhiều các hoạt động trong giảng dạy vì sợ “cháy giáo án”. Vì vậy,
tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng, ít hiệu quả. Do vậy, việc thực hiện các biện
pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sôi động gây hứng thú cho học sinh giúp các em dễ
dàng tiếp thu kiến thức hơn. Đối với học sinh dân tộc việc sử dụng những phương
pháp như đúng vai, thảo luận nhóm, phỏng vấn, sử dụng giáo án điện tử, đồ dùng
dạy học… giúp các em có điều kiện làm quen với các hoạt động tập thể, tiếp xúc
và sử dụng tiếng Việt nhiều tạo hứng thú để các em tiếp thu bài học tốt hơn.
Đối mới phương pháp không chỉ có ý nghĩa giúp các em tư duy mở rộng kiến
thức trong phần học văn bản mà còn có giá trị lớn trong việc tạo hứng thú, tích
cực, sáng tạo trong các tiết Tiếng Việt - một phân môn được cho là khô khan, khó
hiểu khó và khó thực hành.
Môn Ngữ văn - môn học vốn ghi chép nhiều, lượng kiến thức lớn nếu ta sử
dụng “Sơ đồ tư duy” để hệ thống kiến thức bài học thì đây là một phương tiện dạy
học rất có hiệu quả.
TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ
Thanh

10

GV: Võ Thị



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

Ví dụ: Dạy bài “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy sau:

Sơ đồ tư duy bài Truyện Kiều của Nguyễn Du
Với học sinh dân tộc mắt rất tinh và đặc biệt là rất thích màu sắc. Vì vậy
trong khi vẽ sơ đồ giáo viên chúng ta cần chia nhánh theo từng màu khác nhau và
tô đậm những nội dung cần nhấn mạnh. Hơn nữa sơ đồ tư duy không những giúp
học sinh khái quát được vấn đề, khắc sâu được nội dung mà còn dạy cho các em tự
củng cố và nắm bắt kiến thức qua sơ đồ tư duy của các em tự vẽ.
* Giải pháp 7: Phát huy tối đa hiệu quả giờ phụ đạo.
Xuất phát từ thực trạng trên nên trường chúng tôi đã thực hiện dạy học ngày 2
buổi, trong đó công tác phụ đạo học sinh yếu, kém, là nhiệm vụ quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy phụ đạo cũng như dạy chính khoá, giáo viên phải nắm bắt được những
hạn chế, kiến thức thiếu hụt của từng học sinh để tập trung bù đắp, bổ sung kiến
thức. Trong các tiết phụ đạo cần cho các em đọc nhiều, luyện viết nhiều. Đặc biệt
là kỹ năng viết văn, giáo viên thường xuyên cho các em viết đoạn văn, sau đó giáo
viên kiểm tra bằng nhiều cách như: gọi học sinh lên bảng viết hoặc thu vở phụ đạo
của học sinh để kịp thời uốn nắn cho từng em; qua đó giúp các em biết cách hành
văn, làm bài văn. Đồng thời giao bài tập cho các em về nhà làm, đến tiết phụ đạo
sau giáo viên kiểm tra xem các em có làm không; nếu không kiểm tra thì hiệu quả
sẽ giảm.
Mặt khác giáo viên cần kiểm tra các em thường xuyên bằng nhiều hình thức
như: kiểm tra miệng, 15 phút (cứ 04 tuần/lần), kiểm tra vở viết, vở bài tập để biết
TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ
Thanh


11

GV: Võ Thị


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

những hạn chế, ưu điểm, từ đó, khen thưởng kịp thời giúp HS tiến bộ, có ý kiến đề
xuất với giáo viên chủ nhiệm nếu cần thiết.
* Theo dõi kết quả của học sinh
Mẫu: “Theo dõi chất lượng phụ đạo học sinh yếu về học lực”
Môn:................ GV:……………………
TT

Họ và tên

Khảo sát
đầu năm

Khảo sát
giữa kỳ 1

Khảo sát
HK 1

Khảo sát
giữa kỳ 2

Khảo sát
cuối năm


1 Hồ Văn Tường
2 Hồ Thị Hằng
3 ..........
* Biện pháp phụ đạo
- Tiến hành kiểm tra, phân loại đối tượng học sinh còn yếu, kém về kiến thức,
kĩ năng gì?
- Tiến hành dạy luyện và phụ đạo thêm ngoài giờ bằng cách bổ sung những
kiến thức cơ bản còn thiếu sót của học sinh, rèn kiến thức, kĩ năng còn yếu cho học
sinh.
- Theo dõi sự tiến bộ của học sinh để có biện pháp tích cực, uốn nắn, điều
chỉnh thêm.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc làm tập, làm đề cương ôn tập của học
sinh.
- Kiểm tra đánh giá học sinh phải trung thực, khách quan và chính xác.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh dân
tộc làm sao cho các em dễ học, dễ nhớ, thường xuyên giáo dục động cơ thái độ học
tập đúng đắn cho học sinh.
* Kết quả khảo sát học tập của học sinh
sau khi triển khai áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình thực hiện tôi thấy rất có hiệu quả: đa số học sinh yêu thích các
giờ dạy của tôi. Các em rất tự tin, tích cực trong việc soạn bài và trả bài cũ, hăng
say phát biểu đóng góp ý kiến.
Kết quả khảo sát học sinh lớp 9 tại thời điểm cuối HKII năm học 2014 - 2015.
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Khối Tổng
Giỏi
Khá
TB
Yếu

Kém
lớp
số HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
30
02 6,7
06
20
16 53,3 06
20
0
0
Qua bảng kết quả khảo sát, ta thấy ở lớp áp dụng đề tài số lượng học sinh yếu
giảm từ 11/30 em xuống còn 6/30 em (36,7% xuống còn 20%), đặc biệt học sinh
kém không còn (từ 6,7% giảm về 0%), học sinh giỏi tăng từ 0 lên 2 em (từ 0% tăng
lên 6,7%), có những em trong diện phụ đạo đã vươn lên thành học sinh tiên tiến.
Điều đặc biệt nữa mà tôi nhận thấy rõ rệt là các em đã có ý thức tự giác, tự tin, chủ
động sáng tạo và thật sự yêu thích bộ môn Ngữ văn. Và chính các em lại truyền
ngọn lửa đam mê văn học cho tôi, khiến tôi tích cực hơn, thích tìm tòi và sáng tạo
hơn trong mỗi giờ dạy.


TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ
Thanh

12

GV: Võ Thị


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

3. PHẦN KẾT LUẬN:
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến.
Trong quá trình Giáo dục, việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn
cho đối tượng học sinh dân tộc phụ thuộc rất nhiều yếu tố song việc hướng dẫn học
sinh soạn bài, đưa ra hệ thống câu hỏi phát triển tư duy học sinh, sử dụng phương
pháp mới, phát huy có hiệu quả giờ học phụ đạo…..là những yếu tố hết sức quan
trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp không được phép nóng vội mà phải
kiên trì để tìm và kết hợp những phương pháp, giải pháp phù hợp với điều kiện của
học sinh. Đặc biệt với đối tượng người học là người dân tộc thì người dạy bên cạnh
có kiến thức vững vàng còn cần phải có sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và cả
đức hi sinh, lòng kiên nhẫn. Người dạy phải thật sự là người thầy, người cha người
mẹ, người bạn của học sinh. Phải biết lắng nghe, đồng cảm, thấu hiểu và sẵn sàng
giúp đỡ các em thì mới thật sự thuyết phục được các em đi trọn con đường học
vấn. Tuy nhiên, không có một kinh nghiệm nào là duy nhất có thể chung cho mọi
người. Nếu mỗi giáo viên không ngừng học tập, kiên trì tích lũy kinh nghiệm thì
chất lượng sẽ ngày càng cao hơn.
Với SKKN này đã áp dụng thực tế vào công tác giảng dạy trong nhà trường
chúng tôi đạt hiệu quả cao. Tôi nghĩ rằng với những biện pháp mà tôi đề ra trong
sáng kiến này có thể áp dụng cho toàn ngành, đặc biệt là học sinh dân tộc.

3.2. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với nhà trường:
- Nên tổ chức cho giáo viên được học tiếng dân tộc.
- Thư viện cần tăng cường thêm các loại sách tham khảo cho các em học sinh
mượn phục vụ học tập. Đọc sách sẽ giúp các em có được vốn từ, khả năng tư duy,
cảm thụ văn học…từ đó việc học văn sẽ có hiệu quả hơn.
* Đối với ngành giáo dục:
- Nên tăng cường tổ chức các hội thảo bàn về phương pháp dạy học hiệu quả
cho đối tượng là học sinh dân tộc.
- Cần phổ biến nhân rộng các đề tài có chất lượng thiết thực để giáo viên học
hỏi kinh nghiệm.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo nhà trường, các đồng nghiệp
đã giúp đỡ tôi trong quá trình công tác và đúc rút kinh nghiệm. Tuy nhiên trong khi
thực hiện và trình bày sẽ không tránh khỏi sai sót và hạn chế nhất định. Vì vậy tôi
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để
chúng ta cùng nhau đưa chất lượng dạy học Ngữ văn nói riêng, sự nghiệp giáo dục
học sinh dân tộc của nói chung ngày càng đi lên./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ
Thanh

13

GV: Võ Thị


SNG KIN KINH NGHIM NG VN

TI LIU THAM KHO

1. Sỏch giỏo khoa Ng vn 9 tp 1, 2 - NXB GD.
2. Sỏch giỏo viờn Ng vn 9 tp 1, 2 - NXB GD.
3. Sỏch bi tp trc nghim Ng vn 9 - NXB GD
4. Sỏch giỳp hc tt Ng vn 9 tp 1, 2 - NXB GD.
5. Sỏch Ng vn 9 nõng cao NXB GD.
6. H thng cõu hi c hiu Ng vn 9 - NXB GD.
7. Phõn phi chng trỡnh Ng vn THCS - B GD-T nm
2011.
8. Hng dn thc hin chun kin thc, k nng mụn Ng
vn THCS (tp I v II) - NXB GD.
9. Phơng pháp dạy học Ngữ văn ở trờng THCS theo hớng tích
hợp và tích cực - Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học Quốc gia TP
Hồ Chí Minh.
10. Mt s t liu tham kho trờn mng In-t-nột.

TRNG PT DTNT L THU
Thanh

14

GV: Vừ Th


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

MỤC LỤC
Mục
1.
1.1.
1.2.

2.
2.1.
2.2.

3.
3.1.
3.2.

Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn sáng kiến
Phạm vi áp dụng sáng kiến
PHẦN NỘI DUNG
Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Các giải pháp:
Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà.
Giải pháp 2: Cách thức ổn định tổ chức và kiểm tra
bài cũ.
Giải pháp 3: Khâu giới thiệu bài.
Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
Giải pháp 5: Đưa hệ thống câu hỏi để phát triển tư
duy cho học sinh.
Giải pháp 6: Sử dụng các phương pháp mới thích hợp.
Giải pháp 7: Phát huy tối đa hiệu quả giờ phụ đạo.
KẾT LUẬN
Ý nghĩa của sáng kiến
Kiến nghị, đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC


TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ
Thanh

15

GV: Võ Thị

Trang
1
1
1
2
2
2
2
3
5
6
7
8
11
13
13
13
14
15


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN


XÁC NHẬN CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Xếp loại: ………………..

TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ
Thanh

16

GV: Võ Thị


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN

XÁC NHẬN CỦA HĐKH PHÒNG GD& ĐT
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Xếp loại: ………………..

TRƯỜNG PT DTNT LẸ THUỶ
Thanh

17

GV: Võ Thị



×