Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN ứng dụng phần mềm sketchpad trong dạy hình học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 17 trang )

Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SKETCHPAD TRONG GIẢNG
DẠY HÌNH HỌC 8
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do:
Thế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ cùng với sự phát
triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã khiến cho kiến thức nhân loại tăng lên
nhanh chóng. Xu thế quốc tế hóa đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Việt Nam cũng
đang trên đường toàn cầu hóa. Định hướng đổi mới PPDH hiện nay là tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình
thành cho học sinh tư duy độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, tác
động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Muốn được như
vậy con người cần phải tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức. Hơn nữa
việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên cần phải tích cực nghiên
cứu sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các
phần mềm ứng dụng trong dạy học Toán có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu dạy
học. Đối với môn Toán thì việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần
mềm ứng dụng trong dạy học là một yêu cầu cấp thiết. Nó giúp giáo viên và học
sinh hình thành thuật toán, đồng thời góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Có
những bài toán nếu không có máy tính điện tử hỗ trợ thì việc hình thành kiến thức
cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn (như bài toán quĩ tích), có thể không thể giải
được, hoặc không đủ thời gian để giải.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
Để tích cực hưởng ứng “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học” mà Bộ GD
& ĐT phát động thì vai trò của người giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ


thông tin vào giảng dạy ở trường phổ thông có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Vận dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí sẽ phát huy được tính tích cực
của học sinh, nhờ đó chúng ta sẽ khai thác được khả năng vô tận của học sinh và do
đó kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng cao. Nhiều nhà giáo đã khẳng định vai
trò của việc sử dụng phần mềm hình học động trong dạy hình học cho học sinh
THCS. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin minh họa một cách sinh động việc kết hợp
giữa PPDH truyền thống với việc Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong Dạy học
Hình học lớp 8 để đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng học tập của học sinh về bộ
môn Toán.
II. Nhiệm vụ của đề tài:
Trong phạm vi đề tài này, bản thân tôi đưa ra các ý tưởng thông qua các ví dụ,
hình vẽ trực quan, sinh động về những đối tượng hình học.
Từ những hình vẽ, học sinh có thể quan sát, đọc tham số từ đó đi đến dự
đoán, phát hiện những yếu tố quan trọng làm cơ sở cho quá trình tiếp thu kiến thức
mới.
Nhiệm vụ của đề tài này là giúp giáo viên bộ môn thay thế được những đồ
dùng dạy học khó thực hiện được ( khi sử dụng bài giảng điện tử).
Bên cạnh đó, đề tài đi sâu vào việc sử dụng phần mềm Sketchpad trong giảng
dạy khái niệm, định lý, giải bài tập, quỹ tích, dựng hình trong chương trình Toán 8.
III. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện đề tài này bản thân tôi:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
+ Nghiên cứu kĩ chương trình Hình học 8, tìm ra những khái niệm, định lý, bài toán
nào học sinh khó tiếp cận khi giảng dạy theo phương pháp truyền thống.
+ Tiếp cận, nghiên cứu ứng dụng, chức năng, cách sử dụng phần mềm Sketchpad.
+ Tạo ra các ví dụ bằng những hình vẽ trực quan sinh động về những đối tượng

Hình học.
+ Thực hiện minh họa trên máy tính, giảng dạy trên lớp và dự giờ đồng nghiệp.
IV. Cơ sở thực hiện
Dù dạy theo phương pháp nào khi lên lớp giáo viên cũng cần có đồ dùng dạy
học trực quan sinh động. Tuy nhiên, việc làm đồ dùng dạy học môn Toán là cực kì
khó khăn và có những ý tưởng khó thực hiện, nhưng phần mềm Sketchpad sẽ giúp
chúng ta giải quyết vấn đề một cách dễ dàng, chính xác và khoa học.
Dựa trên cơ sở ý nghĩa của phần mềm Sketchpad, trên cơ sở thực nghiệm.

B. NỘI DUNG.
I. Tình trạng:
Trong quá trình giảng dạy hiện nay, nhiều giáo viên đã thực hiện được tiết
dạy trên lớp bằng giáo án điện tử, đã có tác dụng lôi cuốn học sinh tích cực tham gia
học tập. Tuy nhiên việc sử dụng bài giảng điện tử còn ít vì việc chuẩn bị cho một
tiết dạy tốn rất nhiều thời gian.
II. Nội dung và giải pháp mới.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
1. Cơ sở lý luận.
Sử dụng phần mềm Sketchpad, các đối tượng hình học có thể hoạt hình được,
tạo được hình ảnh trực quan, sinh động chính vì thế mà tạo ra được niềm vui, niềm
tin vào Toán học, hơn thế nữa giáo dục cho học sinh tư duy sáng tạo, đam mêm môn
học và giáo dục cho các em mối quan hệ biện chứng giữa các sự vật - hiện tượng,
việc làm này khó thực hiện khi làm đồ dùng dạy học thông thường.
Dự đoán quỹ tích, thấy được sự chuyển động của nó một cách trực quan. Để
khẳng định một tập hợp điểm bằng một hình vẽ cố định giáo viên không thể thuyết
phục, hấp dẫn được học sinh. Khi sử dụng phần mềm này học sinh sẽ thấy được vết

chuyển động của quỹ tích từ đó nhận biết được quỹ tích và dễ dàng tìm ra cách
chứng minh.
Học sinh nhận biết nhiều khái niệm bằng những hình vẽ trực quan giúp học
sinh khái quát hóa thành một định nghĩa; đo đạc tìm ra kiến thức mới bằng cách
thực hành trên lớp nhưng quy nạp không thể nhiều bằng phần mềm này.
Để tiếp cận định lý, phần mềm này sẽ giúp học sinh quan sát, dự đoán một
cách nhanh chóng. Mặt khác phần này còn giúp đo các tham số cần thiết một cách
dễ dàng.
Ngoài những ưu điểm trên, phần mềm này còn cho học sinh nhìn thấy ảnh
của một số phép biến hình đơn giản như đối xứng, vị tự (khi dựng các hình đồng
dạng)
Có thể liên kết với Powerpoint để tạo nên một bài dạy hoàn hảo hơn.
2. Cơ sở thực tiễn:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
Trong thực tế giảng dạy, sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ thiên về
giao tiếp một thầy - một trò sẽ dẫn đến học sinh lười suy nghĩ, thụ động tiếp thu
kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và không linh hoạt. Do đó hiệu quả giáo
dục chưa cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng sẽ giúp cho học
sinh và giáo viên thiết kế bài giảng có hiệu quả cao hơn học sinh tiếp thu kiến thức
trực quan sinh động giúp cho các em tự giác tích cực hơn trong học tập, ngoài ra
qua bài giảng trên giáo án điện tử còn thực hiện được các nội dung khó như quĩ tích,
cực trị, hình học cần sự minh họa sinh động của mô hình hoặc hình vẽ nhờ đó học
sinh hiểu nhanh hơn và nhớ lâu kết hợp lập luận suy diễn và minh họa, kiểm nghiệm
bằng máy giúp hình thành kiến thức rèn luyện kĩ năng và phát triển tư duy của học
sinh.
Trong môi trường máy tính điện tử cộng phần mềm toán học (môi trường

điện toán) có nhiều tác nhân (phương hướng, nguồn, dạng . . .) giúp kích thích học
sinh hoạt động tìm tòi khám phá. Học sinh hình thành kiến thức mới bằng chính
hoạt động thực hành của mình với khả năng xử lí thông tin tức thì trong thời gian
cực ngắn. Tự thân học sinh kiểm nghiệm với số lượng đủ lớn các trường hợp theo ý
tưởng đã nêu ra, nhờ đó có niềm tin vào tính chân lí và cảm nhận được sự thuyết
phục của sự kiện biến đổi biểu thức, hợp lí của hình vẽ, tính đúng đắn của lời giải,
định lí, công thức đưa ra.
Với khả năng minh hoạ sinh động (bằng mô hình trực quan, bằng đồ thị hoá
và các hình ảnh chuyển động - hình cơ hoạt . . .) giúp cho học sinh tiếp thu bài
nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn tiếp thu những tính chất trừu tượng của các đối
tượng toán, các chủ đề khó trong chương trình Toán phổ thông.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
Nhà trường đã mua máy tính, máy chiếu đa năng chuẩn bị tốt cho việc hưởng
ứng chủ đề của năm học “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” là những
điều kiện thuận lợi để cho giáo viên có điều kiện học tập trao đổi về công nghệ
thông tin.
Các đồng chí cán bộ quản lí nhà trường đã quan tâm và động viên cán bộ giáo
viên tích cực tham gia học tập công nghệ thông tin, soạn thảo văn bản, bài giảng
trên máy tính điện tử, tạo điều kiện để giáo viên được đi học tập nâng cao trình độ
công nghệ thông tin để ứng dụng vào giảng dạy.
3. Các giải pháp
Giải pháp 1: Nhờ phần mềm này giáo viên có thể cho học sinh nhận biết khái
niệm bằng đo đạc từ nhiều hình vẽ khác nhau, thay đổi kích thước, hình dạng nhưng
bản chất khái niệm không thay đổi, từ đó học sinh khái quát thành một khái niệm và
nắm vững bản chất của một khái niệm đã được định nghĩa.
Ví dụ:

Ví dụ 1: Dạy bài Hình thoi (Tiết....)
* Ý tưởng: Giáo viên vẽ Tứ giác có các yếu tố trên hình vẽ, đặt câu hỏi ( có
thể ẩn hiện các kích thước, câu hỏi nhờ phần mềm Sketchpad), cho tứ giác thay đổi,
nhận biết các yếu tố về cạnh của tứ giác, từ đó nêu khái niệm hình thoi.
Cụ thể thực hiện như sau:
+ Giáo viên vẽ sẵn hình thoi, kích chuột vào nút trên màn hình hiện số đo độ
dài.

+

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
Giáo viên đặt cầu hỏi: Các cạnh của tứ giác trên có gì đặc biệt?

+ Học

sinh trả lời: Tứ giác trên có 4 cạnh bằng nhau
+ Giáo viên kích chuột vào nút

trên màn hình tứ giác thay

đổi, giáo viên đặt câu hỏi: Nhận xét trên còn đúng nữa không?
+ Giáo viên khẳng định tứ giác như thế là Hình thoi. Vậy thế nào là Hình
thoi?
* Tác dụng: Học sinh nắm được bản chất của định nghĩa Hình thoi mà không
phụ thuộc vào tứ giác “ lớn, nhỏ”.
Giải pháp 2: Nhờ phần mềm náy giáo viên có thể cho học sinh nhận biết một
số tính chất nhờ đo đạc, nhờ hình ảnh động

Ví dụ 2: Đoạn thẳng AB đối xứng qua tâm O cũng là một đoạn thẳng. Cho học sinh
thấy được khi C thay đổi trên AB thì điểm C’ đối xứng với C qua O cũng thuộc
A’B’.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
Ví dụ 3: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng nhau qua một điểm thì chúng
bằng nhau.
Ý tưởng: Cho học sinh đo đạc, dự đoán, dùng phần mềm Sketchpad cho HS thấy sự
bằng nhau của chúng nhờ sự chồng khít lên nhau.
+ Vẽ △A’B’C’ đối xứng với △ABC qua O
+ GV kích vào nút

và hai nút di chuyển

động chồng khít lên nhau.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên

tam giác chuyển


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8

+ Kích vào

, nhận xét trên còn đúng không?


Ví dụ 4:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
Giải pháp 3: Vận dụng phần mềm để giảng dạy các bài tốn quỹ tích. Đây là
một phần khó với học sinh, Sketchpad giúp học sinh quan sát, dự đốn quỹ tích nhờ
chức năng tạo vết của phần mềm này.
Ví dụ 1:

Hình thang câ
n cótrục đố
i xứ
ng

Cho hình thang câ
n ABCD
(AB // CD) , đườ
ng thẳ
ng dđi
qua trungđiể
m E,F củ
a hai
đá
y , M là
điể
m thuộ
c hình
thang , M' là

điể
mđố
i xứ
ng
củ
a M qua d. Hã
y quan sá
t
khi M di độ
ng trê
n hình thang
thì M' di độ
ng trê
n hình nà
o?

m-run

E

A

B
M

M'

D

F


C

d

Ví dụ 2: Nhận biết một số chữ cái có tâm đối xứng

Người thực hiện: Nguyễn Thị Dun


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
Ví dụ 3: Khi dạy phần “Tính chất các điểm cách đều một đường thẳng song song
cho trước”
* Ý tưởng: Cho hai điểm A, A’ cách đường thẳng b một khoảng không đổi h.

+ Kích vào nút

cho A và A’ di chuyển, cho học sinh quan sát và nhận ra

quỹ tích.

Ví dụ 4: Bài tập 78(T- 106 sgk toán 8 tập 1)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
Ý tưởng:
+ Vẽ cửa xếp như sgk bằng cách sử dụng phép biến hình Tịnh tiến
+ Kích vào nút lệnh


, cho học sinh quan sát hình ảnh các điểm chốt I, K,

M, N, O khi kéo cửa, rồi rút ra nhận xét.
Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh vẽ hình một cách trực quan
Ví dụ 1: Cách cách vẽ hình vuông
Cách 1: Dùng dấu hiệu nhận biết: Hình vuông là hình thoi có một góc vuông

Cách 2:Hình vuông là hình thoi có hai đường chéo bằng nhau

Giải pháp 5: Giúp học sinh chứng minh dấu hiệu nhận biết một số tứ giác
đặc biệt
Ví dụ: Dấu hiệu nhận biết hình vuông
Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
Dấu hiệu 1:
Ý tưởng:
- Vẽ hình chữ nhật ABCD
- Kích vào nút

để di chuyển BC = AC

- Cho học sinh quan sát sự thay đổi về số đo các cạnh và góc rồi rút ra nhận
xét

Dấu hiệu 4:
Ý tưởng:


Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
- Vẽ hình thoi ABCD
- Cho hai điểm A, C di chuyển
- Cho học sinh quan sát số đo góc ABC và số đo các cạnh
- Rút ra nhận xét

Giải pháp 6: Ứng dụng phần mềm Sketchpad để liên kết sang Powerpoint
một cách dễ dàng để tạo tiết học hấp dẫn, khoa học và logic.

4. Kết quả đạt được:
Trong quá trình giảng dạy ở trường và dự giờ đồng nghiệp bản thân tôi nhận
thấy việc ứng dụng phần mềm Sketchpad vào giảng dạy Hình học giúp cho tiết dạy
mang lại hiệu quả lớn: Học sinh tích cực hoạt động, nhận dạng khái niệm,định nghĩa
nhanh chóng, tiếp cận định lý dễ dàng, nhớ lâu về kiến thức và đặc biệt giáo dục
được học sinh về phương pháp học, tư duy logic, yêu thích môn Toán.
III. Lợi ích và khả năng vận dụng
1. Lợi ích

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử kết hợp với phần
mềm Sketschpad chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động,
những đo đạc chính xác được chuyển tải đến các học sinh không những giúp tiết
học trở nên lôi cuốn hơn mà còn đẩy lùi tình trạng “thầy đọc trò chép”. Từ đó giúp
học sinh học tập tích cực hơn, nhận biết khái niệm, định lý một cách dẽ dàng và sâu

sắc.
Tiện ích, khoa học và dễ dàng thực hiện hơn một số đồ dùng thông thường.
Giảng dạy đúng đặc trưng của môn Toán là nêu và giải quyết vấn đề, quy nạp,
khái quát hóa, tổng quát hóa.
Dùng phần mềm này, giáo viên và học sinh dễ dàng giải được những bài tập
khó và khai thác bài tập một cách triệt để.
2. Khả năng vận dụng
Đây là phần mềm có dung lượng nhỏ, dễ cài đặt và sử dụng.
C. KẾT LUẬN
Qua thực tế giảng dạy và học tập, được sự giúp đỡ của các thầy cô, các bạn
đồng nghiệp, bản thân tôi đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích, thiết thực cho quá
trình giảng dạy và công tác. Tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn được
đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục toàn ngành
trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua thực nghiệm tôi thấy đề tài này đã có
tác dụng tốt trong việc học tập và giảng dạy của thầy và trò trường THCS Liên
Thủy. Và tôi sẽ cùng các đồng nghiệp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào công

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
tác giảng dạy ở trường trong các năm học tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả dạy ở
trường mình nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học nói chung.
Với thời gian ít ỏi, bản thân tôi chỉ nêu ra được một số giải pháp trên để giúp
dạy và học tốt hơn. Do thời gian có phần hạn chế, điều kiện nghiên cứu và học hỏi
chưa nhiều nên đề tài chắc chán chưa đủ sức thuyết phục. Tôi rất mong sự góp ý
chân thành của đồng nghiệp để tôi có thể vững vàng hơn trong chuyên môn. Tôi xin
chân thành cảm ơn.
Qua đề tài này tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
* Ưu điểm: Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy – học Toán giúp

cho việc:
- Ở khâu truyền thụ kiến thức mới, với phần mềm Sketchpad giúp
người học chóng hiểu nhớ lâu nhờ đặc tính mô trực quan hoá và hoạt hình những
đặc tính này cho phép tạo ra sự minh họa hoàn hảo cho các nội dung toán học trừu
tượng cũng như các chủ đề khó trong chương trình toán.
-Khả năng minh hoạ sinh động (bằng mô hình trực quan, bằng đồ thị
hoá và các hình ảnh chuyển động - hình cơ hoạt . . .) giúp cho học sinh tiếp thu bài
nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn tiếp thu các những tính chất trừu tượng của các đối
tượng toán, các bài toán quỹ tích, tìm cực trị hình học khó trong chương trình Toán
-Rèn luyện và phát triển tư duy. Phần mềm này cho phép học sinh:
+Quan sát mô tả phân tích so sánh.
+Mò mẫm dự đoán khái quát hoá, tổng quát hoá.
+Lập luận suy diễn chứng minh.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên


Ứng dụng phần mềm Sketchpad trong dạy Hình học 8
-Phần mềm dựng hình cơ hoạt có sức hấp dẫn thu hút học sinh ham
thích tìm tòi nghiên cứu nhờ khả năng chuyển đổi hình nhanh chóng, tính toán chính
xác.
-Học sinh có thể phát triển tư duy phê phán trong suy luận, dự đoán các
tính chất của hình được dựng học sinh dễ dàng kiểm nghiệm lại điều được dự đoán
rồi khái quát nêu ra giả thuyết.
* Hạn chế:
- Việc chuẩn bị bài cho một tiết dạy mất nhiều thời gian nên không sử dụng
dạy thương xuyên được.
-Một số học sinh chưa tích cực trong học tập không tránh khỏi việc lúng túng
trong việc ghi chép và tiếp nhận kiến thức.


Liên thủy, ngày 10 tháng 4 năm 2012
ý kiÕn cña H§KH trêng

Người viết:

Nguyễn Thị Duyên

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên



×