Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận kinh tế lượng PHÂN TÍCH các NHÂN tố tác ĐỘNG đến lợi NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.76 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh
Nhóm sinh viên Đại học Ngoại Thương gồm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Đỗ Thanh Nga - 1711110470
Nguyễn Thị Hiền Thảo - 1711110646
Đỗ Thúy Hằng - 1711110209
Nguyễn Thị Thái Bảo - 1711110078
Vũ Thị Phương Thảo - 1711110656
Tạ Thị Phương Linh - 1711110408

Hà Nội, 2019

MỤC LỤC


2



DANH MỤC BẢNG BIỂU

3


MỞ ĐẦU
Với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn
được xem là huyết mạch của một nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển lành mạnh của hệ
thống ngân hàng đóng vai trò trọng yếu trong việc giữ được sự ổn định và phát triển của
nền kinh tế quốc gia đó. Ở Việt Nam, trong giai đoạn phát triển và hội nhập, sự tăng
trưởng kinh tế nhanh và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại đã góp
phần thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển nhanh cả về quy mô cũng như là chất lượng
dịch vụ.
Chính vì lẽ đó, Tiểu luận lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích các nhân tố tác
động đến lợi nhuận Ngân hàng thương mại Việt Nam” để đưa ra cái nhìn tổng quan về
ngành này.
Tiểu luận nghiên cứu sẽ được trình bày trong bốn chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và mô hình
Chương 3: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Trong quá trình làm nhóm, chúng em đã cố gắng để có bài tiểu luận tốt nhất nhưng
chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, kính mong được cô góp ý để nhóm chúng em
có thể hoàn thiện hơn bản báo cáo này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

4


NỘI DUNG

1.
1.1.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Giới thiệu ngân hàng thương mại

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại:
Theo Đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp 1941: Ngân hàng thương mại là
những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công
chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó cho
chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.
Theo Peter S.Rose (2001), Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm,
dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế.
Theo khoản 3 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng thương mại
là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Qua các khái niệm trên có thể thấy, ngân hàng thương mại là một định chế tài chính
trung gian cực kì quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính
trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động để
đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt của các tổ chức, cá nhân khác nhằm mục đích phát triển
kinh tế - xã hội.

1.2.

Lợi nhuận ngân hàng thương mại

1

Khái niệm lợi nhuận ngân hàng thương mại
Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng
doanh thu phải thu trừ đi tổng chi phí phải trả hợp lý hợp lệ. Lợi nhuận được thực hiện
trong năm là kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại, bao gồm lợi nhuận hoạt
động nghiệp vụ và lợi nhuận từ các hoạt động khác.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà các ngân hàng thương mại hướng tới là tối
đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của
ngân hàng thương mại, là nguồn tích lũy quan trọng, bổ sung vốn chủ sở hữu để thực
hiện việc mở rộng hoạt động kinh doanh.
5


1.2.1.
Cách xác định lợi nhuận
Lợi nhuận của ngân hàng thương mại bao gồm lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh
nghiệp và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2.1.1. Lợi nhuận trước thuế
Là chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí.
Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
Trong đó:
Thu nhập của ngân hàng thương mại bao gồm:







Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng
Thu nhập lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng

Thu nhập lãi từ đầu tư chứng khoán
Thu nhập phí dịch vụ
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng
Thu nhập từ các tài sản sinh lời khác (bao gồm thu nhập do đầu tư góp vốn
mua cổ phần, thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác,...)

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, thu nhập lãi từ hoạt động
tín dụng thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập, đồng thời là bộ phận thu nhập
chịu tác động của nhiều loại rủi ro.
Chi phí của ngân hàng thương mại bao gồm:












Chi phí trả lãi tiền gửi
Chi phí trả lãi tiền vay
Chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá
Chi phí hoạt động dịch vụ ngân hàng
Chi phí mua bán chứng khoán
Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng
Chi phí tiền lương và phúc lợi trả cho nhân viên của ngân hàng
Chi phí khấu hao tài sản vật chất của ngân hàng

Chi phí quản lý
Chi phí dự phòng tổn thất tín dụng
Chi phí khác (bao gồm chi phí góp vốn mua cổ phần, chi phí cho hoạt động
kinh doanh khác,..)

1 Lợi nhuận sau thuế
Là phần chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập của doanh nghiệp.

6


Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3.

Các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại

1

Các yếu tố bên trong
1 Quy mô ngân hàng (SIZE)
Trong các lý thuyết tài chính – ngân hàng khi đề cập đến quy mô của một doanh
nghiệp kinh doanh là công ty hay ngân hàng đều thể hiện qua quy mô tổng tài sản. Trong
các bài nghiên cứu, để làm phẳng dữ liệu nhằm tránh sự chênh lệch quá lớn trong quy mô
tổng tài sản của các ngân hàng lớn so với các ngân hàng nhỏ, các nghiên cứu đều sử dụng
logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng là một biến đại diện quy mô ngân hàng tham
gia vào mô hình nghiên cứu nhằm tránh hiện tượng phương sai thay đổi.



Giả thuyết H1.1: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến ROA
• Giả thuyết H1.2: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến ROE
• Giả thuyết H1.3: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến NIM

2 Chi phí hoạt động (OC - Operating Cost)
Theo quan điểm của hầu hết các nghiên cứu trước đây, chi phí hoạt động tác động
ngược chiều lợi nhuận ngân hàng. Một ngân hàng muốn gia tăng lợi nhuận cần cố gắng
giảm đến mức thấp nhất chi phí hoạt động, tiết kiệm chi phí.




Giả thuyết H2.1: Chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến ROA
Giả thuyết H2.2: Chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến ROE
Giả thuyết H2.3: Chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến NIM

3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (KAP – Equity to Asset Ratio)
Nguồn vốn trong kinh doanh đóng vai trò là nguồn lực của doanh nghiệp, ngân
hàng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đo lường tình trạng đủ vốn, nguồn lực cũng
như sự an toàn và lành mạnh của một ngân hàng. Nhìn chung, một ngân hàng có nguồn
vốn tốt sẽ có lợi nhuận cao hơn.




Giả thuyết H3.1: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến ROA
Giả thuyết H3.2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến ROE
Giả thuyết H3.3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu động cùng chiều đến NIM


7


4 Cấu trúc tài sản (LOTA - Loan to Total Asset Ratio)
Được tính bằng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Lợi nhuận ngân hàng được kỳ
vọng tăng khi danh mục tài sản gồm các khoản cho vay tăng so với các tài sản an toàn
hơn khác.




Giả thuyết H4.1: Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến ROA
Giả thuyết H4.2: Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến ROE
Giả thuyết H4.3: Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến NIM

1.3.1.
Các yếu tố bên ngoài
Nghiên cứu các yếu tố vĩ mô tác động đến lợi nhuận ngân hàng giúp các nhà quản
trị có thể lường trước sự thay đổi của nền kinh tế, từ đó đưa ra những mục tiêu, chính
sách phù hợp để tận dụng cơ hội phát triển và hạn chế những tác động không mong muốn
do các nhân tố bên ngoài mang lại. Trong phạm vi của bài Tiểu luận gồm có:
1.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP - Gross Domestic Product)
Khi nền kinh tế tăng trưởng, cho thấy các doanh nghiệp trong nền kinh tế đang hoạt
động hiệu quả. Hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra có thị trường tiêu thụ sẽ thúc đẩy các
doanh nghiệp gia tăng hiệu quả hoạt động, tái sản xuất và đầu tư, từ đó phát sinh nhu cầu
vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Các doanh
nghiệp huy động vốn từ nhiều kênh trên thị trường trong đó có kênh từ vay vốn ngân
hàng làm gia tăng tốc độ tăng trưởng cho vay và các dịch vụ, từ đó thu nhiều doanh thu
làm tăng lợi nhuận. Ngược lại, điều kiện kinh tế suy thoái có thể gây tổn thất cho ngân
hàng do sự gia tăng các khoản nợ xấu.





Giả thuyết H5.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến ROA
Giả thuyết H5.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến ROE
Giả thuyết H5.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến NIM

1.3.1.2. Lạm phát (INF - Inflation)
Lạm phát tác động gián tiếp tới tăng trưởng cho vay thông qua lãi suất, từ đó tác
động đến lợi nhuận ngân hàng. Hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Relation)
cho rằng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua
biểu thức:
(1 + Lãi suất danh nghĩa) = (1 + Lãi suất thực) * (1 + Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng)
Công thức gần đúng: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát.
Từ đó lạm phát sẽ tác động trực tiếp tới động cơ gửi tiền và đi vay của các chủ thể
kinh tế, vì vậy sẽ tác động trực tiếp đến chi phí và thu nhập của ngân hàng, từ đó tác động
đến lợi nhuận của NHTM.
8


• Giả thuyết H6.1: Lạm phát tác động ngược chiều đến ROA
• Giả thuyết H6.2: Lạm phát tác động ngược chiều đến ROE
• Giả thuyết H6.3: Lạm phát tác động ngược chiều đến NIM

1.4.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bảng 1: Tổng hợp các nghiên cứu trước
Tên


Vong và Chan (2009)

Nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng
ở Macao.

Meslier và các chúng em Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM tại
(2010)
Philippines.
Syafri (2012)

Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM (đại
diện cho lợi nhuận là ROA).

Trujillo-Ponce (2013)

Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM tại
Tây Ban Nha (đại diện cho lợi nhuận là ROA và ROE).

Munyam bonera (2013)

Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM tại
42 nước Châu Phi (đại diện cho lợi nhuận là ROA và NIM).

Odunayo M (2015)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.

Trần Việt Dũng


Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM
Việt Nam

(2014)

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước
Dựa vào các nghiên cứu trên giúp chúng em có cơ sở để lựa chọn các biến đưa vào
nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều có một nhược điểm là mô hình giải thích
chưa cao ( khoảng 23 - 24%). Để khắc phục điều này, chúng em đã đưa thêm biến: ngân
hàng thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân. Qua đó, đề tài góp phần đưa ra cái nhìn cụ thể
hơn cho các nhà quản trị ngân hàng cũng như các nhà thiết lập chính sách định hướng
cho các hoạt động của các Ngân hàng thương mại.

9


2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH

1Phương pháp nghiên cứu
Dựa theo những phân tích và giả thuyết bên trên, nhóm nghiên cứu quyết định đưa
ra mô hình nghiên cứu: “ Các nhân tố tác động tới lợi nhuận của Ngân hàng thương mại
Viêt Nam” bằng phương pháp định lượng.

2.1.

Xây dựng mô hình


2.1.1.
Biến phụ thuộc: Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA–Return on
Assets)
• Đơn vị: %
• Ý nghĩa: Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. ROA được sử dụng chủ yếu trong phân tích hiệu quả hoạt động cũng
như đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng. Nếu ROA thấp có thể do chính
sách đầu tư kém hiệu quả hay do chi phí hoạt động của ngân hàng quá cao và
ngược lại.
• Đo lường:

2.1.2.

Biến độc lập: 5 biến

2.1.2.1. Quy mô ngân hàng (SIZE)
• Đơn vị: %
• Ý nghĩa: Trong các lý thuyết tài chính – ngân hàng khi đề cập đến quy mô của
một doanh nghiệp kinh doanh là công ty hay ngân hàng đều thể hiện qua quy
mô tổng tài sản. Trong các bài nghiên cứu, để làm phẳng dữ liệu nhằm tránh
sự chênh lệch quá lớn trong quy mô tổng tài sản của các ngân hàng lớn so với
các ngân hàng nhỏ, các nghiên cứu đều sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài
sản ngân hàng là một biến đại diện quy mô ngân hàng tham gia vào mô hình
nghiên cứu nhằm tránh hiện tượng phương sai thay đổi.
• Đo lường:

10


2.1.2.2. Tỷ lệ lạm phát ( INF)

• Đơn vị: %
• Ý nghĩa: Lạm phát sự gia tăng liên tục trong mức giá chung của hàng hóa
và dịch vụ, hay còn được hiểu là sự giảm xuống trong sức mua của đồng
tiền. Lạm phát tác động trực tiếp lãi suất, qua đó tác động tới động gửi
tiền và đi vay của các chủ thể kinh tế, vì vậy tác động trực tiếp tới thu
nhâp, chi phí của ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng
• Đo lường:

Hoặc:
Hoặc :
o
o
o
o

CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
: Chỉ số điều chỉnh GDP
i: Lãi suất danh nghĩa
r: Lãi suất thực tế

2.1.2.3. Rủi ro tín dụng (LR)
• Đơn vị: %
• Ý nghĩa: Là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều
khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ,
trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay,
gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại.
• Đo lường: Chỉ số được đo lường bằng Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên
tổng dư nợ.
2.1.2.4. Sở hữu (Stateown)

• Đơn vị: Không có
• Ý nghĩa: Theo nhiều học giả quốc tế như Micco và nhóm nghiên
cứu(2007), chi phí hoạt động Biến sở hữu chỉ ra ngân hàng thương mại
đang xét là ngân hàng nhà nước hay ngân hàng tư nhân.
o Nếu Stateown = 1 thì ngân hàng đang xét là ngân hàng nhà nước.
o Nếu Stateown = 0 thì ngân hàng đang xét là ngân hàng tư nhân

11


2.1.2.5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
• Đơn vị: %
• Ý nghĩa: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cho thấy sự tiềm năng của nền kinh tế,
đồng thời là điều kiện thuận lợi để phát triển, tăng lợi nhuận của các ngân
hàng thương mại.
• Đo lường:
Hoặc

2.2.

Dạng mô hình

2.3.

Mô tả số liệu

Mẫu nghiên cứu được thu thập dưới dạng bảng, không gian gồm 5 ngân hàng
Vietinbank, Vietcombank, Sacombank, Eximbank, BIDV từ năm 2005 - 2018, gồm có 84
quan sát. Dữ liệu nghiên cứu được nhóm tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm của các
ngân hàng, các trang thông tin điện tử của ngân hàng thế giới và tổng cục thống kê Việt

Nam.
Bảng 2: Giới thiệu biến
Kì vọng giữa
các biến

STT

Kí hiệu biến

Tên biến

Đơn vị

1

Roa

Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản

%

2

Size

Quy mô ngân hàng

%

+


3

Inf

Tỷ lệ lạm phát

%

-

4

Lr

Rủi ro tín dụng

%

-

5

Stateown

Tình trạng sở hữu

Không có

+


6

Gdp

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

%

-

Trong đó:
• Biến phụ thuộc: roa.
12


• Biến độc lập: size, inf, lr, stateown, gdp.

Chạy lệnh sum roa size inf lr stateown gdp, mô tả kết quả thu được:
Bảng 3: Mô tả biến trong mô hình

Biến

Số quan sát

Giá trị trung
bình

Sai số chuẩn


Giá trị nhỏ
nhất

Giá trị lớn
nhất

roa

84

0.0117293

0.0066872

0.02

2.91

size

84

12.15768

1.26917

6.306979

14.08785


inf

84

8.108421

5.826025

0.8786037

23.11632

lr

84

1.198807

0.7602704

0.1824587

3.245689

stateown

84

0.5


0.503003

0

1

gdp

84

6.466429

0.8879401

5.25

8.5

Nguồn: Tính toán và tổng hợp với sự hỗ trợ của phần mềm STATA
Chạy lệnh corr roa size inf lr stateown gdp, ta thu được hệ số tương quan giữa các
biến:
Bảng 4: Ma trận hệ số tương quan của các biến
roa

size

inf

lr


stateown

gdp

roa
1.0000
size
-0.2710
1.0000
inf
0.3176
-0.2202
1.0000
lr
-0.2637
0.0048
0.1246
1.0000
stateown
-0.2265
0.4819
0.0000
0.2416
1.0000
gdp
0.0636
-0.1284
-0.0863
0.0951
0.0000

1.0000
Kết quả cho thấy sự tương quan giữa các biến giải thích là khá thấp, thậm chí không
tương quan như giữa stateown và inf, stateown và gdp. Như vậy, hiện tượng đa cộng
tuyến ít có khả năng sẽ xảy ra và sẽ được kiểm định ở phần sau.

13


Dựa vào ma trận hệ số tương quan, ta có:
• size có hệ số tương quan là 0.2710 và có tác động âm lên biến phụ thuộc.
• inf có hệ số tương quan là 0.3176 và có tác động dương lên biến phụ thuộc.
• lr có hệ số tương quan là 0.2637 và có tác động âm lên biến phụ thuộc.
• stateown có hệ số tương quan là 0.2265 và có tác động âm lên biến phụ thuộc.
• gdp có hệ số tương quan là 0.0636 và có tác động dương lên biến phụ thuộc.

Nhận xét:
• Tương quan về dấu của các biến độc lập với biến phụ thuộc không đúng như

dấu kì vọng, cụ thể với biến size, inf, stateown và gdp.
• Nhìn chung, các biến độc lập có tương quan trung bình thấp đối với nhau và

đối với biến phụ thuộc.

14


3.

KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ


1Bảng kết quả thu được
Bước đầu tiên ta sử dụng lệnh reg roa size inf lr stateown gdp để ước lượng hệ số hồi
Số qs = 84
quy theo phương pháp OLS, ta thu được:
F(5,78) = 5.12
Prob>F = 0.0004
Nguồn

SS

Bậc tự do

MS

E

9.17506804

5

1.83501361

R

27.9415161

78

0.358224566


Tổng biến
động

37.1165842

83

0.447187761

roa

Hs hồi quy
ước lượng

Sai số
chuẩn

Tqs

size

-0.0744305

0.0622159

-1.20

inf

0.0380777


0.0118209

3.22

lr

-0.2576008

0.0906796

-2.84

stateown

-0.1164952

0.1559135

-0.75

gdp

0.0767255

0.075758

1.01

CONS


1.640001

0.9735063

1.68

3.1.

Phân tích kết quả

3.1.1.
Mô hình hồi quy mẫu
Ta có mô hình hồi quy mẫu:
15

R2 = 0.2472

P-value
0.235
0.002
0.006
0.457
0.314
0.096

Adj Rsquared = 0.1989

Khoảng tin cậy với độ
tin cậy 95%

(-0.0019829;0.0004943)
(0.0145442 ; 0.0616115)
(-0.4381339; -0.077072)
(-0.004269 ; 0.001939)
(-0.0740958; 0.2275495)
(-0.0029811; 0.0357809)


Theo kết quả chạy hồi quy trên phần mềm Stata, ta có hàm hồi quy mẫu như sau:

3.1.2.
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy
• : Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, quy mô ngân hàng tăng 1 % thì tỷ
lệ roa trung bình của các ngân hàng giảm 0.07443 %
• : Với điều kiện các yếu tố khác không đổi,tỷ lệ lạm phát tăng 1 % thì tỷ lệ roa
trung bình của các ngân hàng tăng 3.80777 %
• : Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ rủi ro tín dụng tăng 1 % thì tỷ
lệ roa trung bình của các ngân hàng giảm 25.76008 %
• : Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ roa trung bình của ngân hàng
thuộc sở hữu nhà nước thấp hơn tỷ lệ roa trung bình của ngân hàng thuộc sở
hữu tư nhân 0.1165 %.
• : Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ tăng trưởng gdp tăng 1 % thì
tỷ lệ roa trung bình của các ngân hàng tăng 7.67255 %.

3.2.

Kiểm định các khuyết tật của mô hình

3.2.1.
Kiểm định dạng đúng của mô hình

Trong việc chọn biến đưa vào mô hình, nhiều khi các biến thích hợp sẽ bị bỏ sót dẫn
đến việc ước lượng không chính xác. Để kiểm định các biến giải thích bị bỏ sót, sử dụng
kiểm định Ramsey RESET với các giả thuyết:

Kết quả kiểm định thu được từ phần mềm STATA:
F(3, 75) = 2.35
Prob > F = 0.0789
Như vậy, tại mức ý nghĩa α = 5%, với p-value = 0.0789 > α, ta chấp nhận giả thuyết
H0, tức là không có biến bị bỏ sót.
3.2.2.
Kiểm định đa cộng tuyến
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có tương quan mạnh với nhau. Nếu
xảy ra đa cộng tuyến hoàn hảo sẽ vi phạm giả thiết để sử dụng phương pháp bình quân tối
thiểu thông thường OLS. Trong trường hợp đa cộng tuyến không hoàn hảo, không vi

16


phạm giả định của mô hình OLS, nhưng sẽ khiến cho phương sai của ước lượng lớn và
dấu của ước lượng có thể bị sai.

17


Dựa vào phương pháp nhân tử phóng đại phương sai VIF, Stata cho kết quả như
sau:
Bảng 5: Kiểm định VIF
Biến

VIF


1/VIF

size

1,44

0,692205

stateown

1,43

0,701728

lr

1,10

0,908076

inf

1,10

0,909979

gdp

1,05


0,953790

Mean VIF

1,22
Nguồn: Tính toán và tổng hợp với sự hỗ trợ của phần mềm STATA

Từ bảng trên có thể nhận thấy phương sai VIF đều nhỏ hơn 10, do đó chấp nhận mô
hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
3.2.3.
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Một trong các giả thiết mà mô hình cần đáp ứng là phương sai của một yếu tố ngẫu
nhiên là không đổi. Thế nhưng, do quá trình tích lũy kinh nghiệm của con người hoặc do
bản chất của vấn đề kinh tế, phương sai của sai số có thể thay đổi.
Dựa vào phương pháp Breusch-Pagan, stata cho ra kết quả như sau:
chi2 (1) = 0,16
Prob > chi2 = 0,6898
Với giả thiết:

Nhận thấy P-value = 0,6898, lớn hơn mức ý nghĩa 5%. Vì thế chấp nhận giả thuyết
H0, tức là phương sai của sai số là không đổi

18


3.2.4.
Kiểm định tự tương quan
Khi mô hình vi phạm giả thiết giá trị ngẫu nhiên của quan sát này không có quan hệ
với giá trị ngẫu nhiên của quan sát khác, tức là cov(ui,uj) khác 0 thì mô hình có xảy ra

hiện tượng tự tương quan. Hiện tượng tự tương quan thường xảy ra với số liệu chuỗi thời
gian, có nguyên nhân là do tính chất của chuỗi số liệu, hiện tượng trễ, hiện tượng
Cobweb, hoặc do mô hình thiếu biến, bôi trơn số liệu
Dựa vào phương pháp kiểm định Wooldridge, Stata cho ra kết quả như sau:
F(1,5) = 0,687
Prob > F = 0,4449
Với giả thiết:

Nhận thấy P-value = 0,4449, lớn hơn mức ý nghĩa 5%. Vì thế chấp nhận giả thuyết
H0, tức là mô hình không có hiện tượng tự tương quan
3.2.5.
Kiểm định phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên
Khi sai số ngẫu nhiên ui không tuân theo phân phối chuẩn, các kiểm định T-student
và Fisher không còn đáng tin cậy và dự báo không còn chính xác. Để kiểm định phân
phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Jacque – Bera,
với mức ý nghĩa 5%.

Kết quả kiểm định được cho trong bảng:
Bảng 6: Bảng kiểm định Jacque – Bera
Biến

Số quan sát

Pr(Skewness)

Pr(Kurtosis)

Adj chi2(2)

Prob>chi2


r

84

0.1777

0.4157

2.56

0.2781

Nguồn: Tính toán và tổng hợp với sự hỗ trợ của phần mềm STATA
Ghi chú: r là tên biến phần dư
Xét thấy: p-value = 0.2781> 0.05 => chấp nhận giả thuyết H0
Như vậy, sai số ngẫu nhiên tuân theo phân phối chuẩn.

19


3.3.

Kết quả ước lượng của mô hình sau khi kiểm định

Nhận thấy mô hình hồi quy ban đầu không có khuyết tật, nên có thể chấp nhận kết
quả mô hình:
roa = 1.640001

- 0.0744305 * size + 0.0380777 * inf


(se) (0. 9735063)

(0.0622159)

(0.0118209)

- 0.2576008 * lr
(0.0906796)

- 0.1164952 * stateown + 0.0767255 * gdp + ei
(0.15591)
roa

(0.075758)

Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Tqs P-value

Số quan sát

84

size

-0.0007443

0.0006222

-1.20


0.235

F(5, 78)

5.12

inf

0.0380777

0.0118209

3.22

0.002

Prob>F

0.0004

lr

-0.2576008

0.0906796

-2.84

0.006


Hệ số xác định R2

0.2472

stateown

-0.001165

0.0015591

-0.75

0.457

gdp

0.0767255

0.075758

1.01

0.314

0.0164

0.0097351

1.68


0.096

Hệ số
chặn

Hệ số xác định hiệu
chỉnh R2
Sai số hồi quy

0.1989
0.00599

Nguồn: Tính toán và tổng hợp với sự hỗ trợ của phần mềm STATA

20


3.4.

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

3.4.1.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Mô hình có ý nghĩa khi các hệ số của mô hình không đồng thời bằng không.
Giả thuyết kiểm định:

Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa α = 5%
p-value = 0.0004 < α = > Bác bỏ giả thuyết H 0. Như vậy, mô hình hồi quy có ý
nghĩa thống kê với giả thuyết.
3.4.2.

Kiểm định hệ số hồi quy các biến
Giả thuyết kiểm định:

Sử dụng giá trị p-value để kiểm định các hệ số β m (m thuộc [1;5]), nhận thấy (với
mức ý nghĩa 5%):






p – value1 >α
p – value2 < α
p – value3 < α
p – value4 > α
p – value5 > α

Như vậy, biến inf và biến lr có ý nghĩa thống kê, và ba biến size, stateown, gdp
không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lam phát và tỷ lệ rủi ro tín dụng có
tác động thực sự đến lợi nhuận ngân hàng thương mại.

21


3.5.

Giải thích kết quả mô hình

Ta có p-value của size, stateown và gdp lần lượt là 0.235; 0.457 và 0.315 đều lớn
hơn mức ý nghĩa 5% dẫn đến cả ba biến đều không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, cả

hai biến Lr và Inf đều mang ý nghĩa thống kê vì p-value của cả hai biến là 0.002 và 0.006
(nhỏ hơn 0.05).
Ở mức ý nghĩa 5%, quy mô ngân hàng không có tác động rõ rệt tới lợi nhuận. Rất
nhiều nghiên cứu trước đây như Athanasoglou cùng nhóm nghiên cứu (2006) cùng Micco
cùng nhóm nghiên cứu (2007) bảo vệ quan điểm này và đã chứng minh mối quan hệ
không đáng kể giữa quy mô và lợi nhuận ngân hàng. Sở dĩ như vậy có thể là do thực tế
các ngân hàng nhỏ hơn thường tập trung phát triển nhanh hơn, kể cả khi phải sử dụng lợi
nhuận của mình. Thêm vào đó, thay vì cải thiện lợi nhuận, các ngân hàng mới thành lập
thường đặt mục tiêu chính là tăng thị phần, do đó vài năm sau khi thành lập, các ngân
hàng này thường không có lãi (Athanasoglou cùng nhóm nghiên cứu, 2006). Ngoài ra,
mối quan hệ ở mức thấp này có thể là do quá trình hợp nhất ngân hàng khiến quy mô
ngân hàng thay đổi mạnh mẽ do sáp nhập và tích cóp được theo thời gian (Satrosuwito và
Suzuki, 2012). Như vậy, tại ngành ngân hàng Việt Nam, mối quan hệ giữa quy mô và lợi
nhuận ngân hàng là không đáng kể.
Biến định tính sở hữu nhà nước không có ý nghĩa thống kê do bộ số liệu chỉ bao
gồm 3 ngân hàng nhà nước và 3 ngân hàng tư nhân, nên khó có thể xem xét tác động của
biến này đến lợi nhuận ngân hàng thương mại. Biến tốc độ tăng trưởng gdp cũng không
có ý nghĩa thống kê để giải thích biến phụ thuộc roa. Điều này có thể được giải thích bởi
xu hướng các ngân hàng thương mại thường có các điều chỉnh kịp thời để đối mặt với
tình hình biến động của nền kinh tế.
Rủi ro tín dụng (Lr) mang dấu âm cùng dấu với kỳ vọng giả thuyết nghiên cứu. Khi
tăng rủi ro tín dụng lên một đơn vị và các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ roa trung bình
giảm 0.2576008 đơn vị. Nghiên cứu của Athanasoglou cùng nhóm nghiên cứu (2008) về
yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng tại khu vực Đông Nam Âu cũng cho thấy mối
quan hệ nghịch đáng kể giữa tỉ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ và
lợi nhuận ngân hàng. Điều này có thể được giải thích bởi ảnh hưởng tiêu cực của nợ xấu
đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.
Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát (Inf) mang dấu dương, khi tăng một đơn vị tỉ lệ lạm
phát và các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ roa trung bình sẽ tăng 0.0380777 đơn vị. Dấu của
hệ số hồi quy trong mô hình trái với giả thuyết nghiên cứu là lạm phát và lợi nhuận ngân

hàng biến động ngược chiều nhau. Có thể giải thích cho trường hợp này do chính sách

22


kiểm soát lạm phát của chính phủ trong giai đoạn này đã tạo ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ
roa của các ngân hàng thương mại.
Chỉ có hai biến tỷ lệ lạm phát và rủi ro tín dụng là có ý nghĩa thống kê trong khi lại
có ba biến quy mô ngân hàng, tình trạng sở hữu và tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa
thống kê. Điều này giải thích cho việc R2 chỉ ở mức 24.72%. Để khắc phục vấn đề này,
nhóm nghiên cứu xem xét việc thêm hai biến: tỷ lệ vốn chủ sở hữu; rủi ro thanh khoản,
nhưng chưa thực hiện được do gặp vấn đề về tìm số liệu. Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu cũng
có ý nghĩa quan trọng theo lý thuyết từ Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của Trần Thị Kim
Xuyến. Nguồn vốn trong kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng, là nguồn lực của
mỗi ngân hàng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đo lường tình trạng vốn, nguồn lực
cũng như sự an toàn của một ngân hàng.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu từ lâu đã được dùng để đo lường lượng vốn còn lại của ngân
hàng. Lượng vốn càng cao, ngân hàng càng có lợi: mở rộng quy mô, có đủ điều kiện đối
phó với rủi ro, thu hút nguồn đầu tư,… Do đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cũng có thể có ý
nghĩa thống kê trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng.
Ngoài biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu, cũng có một biến nữa mang ý nghĩa thống kê đối
với mô hình là rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là một yếu tố nội bộ có tính quyết
định tới lợi nhuận ngân. Thực tế cho thấy lợi nhuận tạo ra từ tài khoản di chuyển với rủi
ro thấp là thấp hơn so với lợi nhuận phát sinh từ tài khoản ít di chuyển hơn với rủi ro cao
hơn. Hệ quả là mức độ cổ phần cao hơn phản ánh mức độ rủi ro thanh khoản thấp hơn sẽ
dẫn đến giảm lợi nhuận. Biến rủi ro thanh khoản cũng được sử dụng trong nghiên cứu về
lợi nhuận Các ngân hàng Liên minh Châu Âu của Pasiouras và Kosmidou (2007). Do đó,
biến rủi ro thanh khoản cũng là một trong các biến có thể thêm vào khi chạy mô hình.

3.6.


Khuyến nghị/Giải pháp

Các ngân hàng thương mại có thể tăng lợi nhuận thông qua việc kiểm soát các
khoản nợ xấu và có đưa ra các mức lãi suất phù hợp để ứng phó trước các biến động của
nền kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng có thể tăng tỷ lệ roa thông qua: tác động đến nhu cầu và
tâm lý của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình. Ngân hàng có thể áp dụng chính
sách lãi suất huy động hấp dẫn, tổ chức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng gửi lớn, gửi
nhiều, khách hàng truyền thống thông qua cơ chế huy động. Ngân hàng có thể thực hiện
các biện pháp kỹ thuật trong mở rộng huy động vốn của ngân hàng bao gồm những giải
pháp mang tính chất công nghệ, tăng tiện ích phục vụ khách hàng và những giải pháp
nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào công tác
huy động vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tạo sự uy tín và lòng tin đối với khách
hàng. Chính sách khuyến khích nhân viên ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng.
23


KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã chỉ ra Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng bằng phương
pháp định lượng, mẫu nghiên cứu được thu thập dưới dạng bảng, không gian gồm sáu
ngân hàng tại Việt Nam: Vietcombank, Viettinbank, BIDV, Techcombank, Sacombank và
Eximbank giai đoạn từ năm 2005 đến 2018, gồm có 84 quan sát. Dữ liệu nghiên cứu
được nhóm tổng hợp từ các trang thông tin điện tử của ngân hàng Vietcombank, ngân
hàng Viettinbank, ngân hàng BIDV, ngân hàng Techcombank, ngân hàng Sacombank và
ngân hàng Eximbank
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có hai biến Lr và INF là có ý nghĩa thống kê.
Ngoài ra, còn có biến Quy mô Ngân Hàng (size) trái dấu với giả thuyết ban đầu.
Như vậy, quy mô ngân hàng, tỉ lệ lạm phát, rủi ro tín dụng, tình trạng sở hữu và tăng
trưởng kinh tế đều có những tác động đến lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của sáu
ngân hàng.

Đối với các ngân hàng đang có lợi thế về mặt tài chính, có đủ sức đương đầu với
các rủi ro, khả năng đạt lợi nhuận cao hơn, và được sự tín nhiệm từ các nhà đầu tư hơn thì
các cần quan tâm tới công tác quản lý của mình để tăng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài
sản và tăng trưởng ổn định. Với các công ty quy mô nhỏ đã làm tốt công tác quản lý cần
thu hút vốn đầu tư, phát triển các nguồn đầu tư tiềm năng.
Đối với nghiên cứu trong tương lai để điều tra tác động đến lợi nhuận ngân hàng,
cần nỗ lực hơn trong việc thu thập số liệu và mở rộng phạm vi nghiên cứu ra quy mô lớn
hơnvới nhiều nhóm ngân hàng hơn cũng như mở rộng bộ số liệu nhiều năm hơn hoặc
chia thời gian thành các phân khúc nhỏ hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu trong tương lai có
thể tính đến những tác động của các yếu tố khác. Bằng cách đó, có thể thấy được sự tác
động đến lợi nhuận sau thuế của ngân hàng một cách toàn diện hơn qua nhiều thời kì.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố

2.
3.
4.
5.

tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công
nghệ Ngân hàng, 106- 107: 13.
Nguyễn Văn Công, Giáo trình Nguyên lý kinh tế vĩ mô (2006)
Nguyễn Đăng Dờn (2012) Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trung Ương - Tái bản 10/2012.
Nguyễn Minh Kiều (2011) Tài chính doanh nghiệp căn bản.
Nguyễn Quốc Khánh (chủ biên), Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012), Giáo trình Nhập môn

Tài chính – Tiền tệ.
Nguyễn Văn Tiến và Phạm Hữu Hồng Thái, 2014. Giáo trình quản trị rủi ro tài chính.
Nhà xuất bản thống kê
Tài liệu tiếng Anh

1. Ahmad, S., Nafees, B., & Khan, Z. A. (2012), “Determinants of Profitability of

2.

3.

4.
5.

Pakistani Banks: Panel Data Evidence for the period 2001-2010”, Journal of Business
Studies Quarterly, 4(1), pp.149-165.
Angbazo, L. (1997). Commercial bank net interest margins, default risk, interest- rate
risk and off-balance sheet banking, Journal of Banking and Finance, vol. 21, pp. 55 87.
Athanasoglou, P. P., Asimakopoulos, I. G., & Georgiou, E. A. (2005). The effect of
merger and acquisition announcement on Greek bank stock returns. Economic
Bulletin, (24), 27-44.
Ayadi, N., & Boujelbene, Y. (2011). The determinants of the profitability of the
Tunisian deposit banks. IBIMA Business Review, 2012, 1.
Baltagi, B. (2008). Econometric analysis of panel data. John Wiley & Sons. Bashir, A.
(2000), Determinants of profitability and rates of return margins in Islamic banks:
some evidence from the Middle East. Grambling State University Mimeo.
Website

1. Quỹ tiền tệ quốc tế: />2. Tổng cục thống kê Việt Nam:


25


×