Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận kinh tế lượng PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến điểm THI CHỨNG CHỈ TOEIC của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học NGOẠI THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.05 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐIỂM THI CHỨNG CHỈ TOEIC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: Ts.Vũ Thị Phương Mai
Lớp: KTE309(20192).2
Nhóm sinh viên thực hiện: Aly Xaykeuyachongtoua

1810120435

Sinthawath Phimmason

1810120434

Anousone Bounpaseuth

1810120433

Khammy Somvixay

1810120432

Hà Nội, tháng 3 năm 2020


BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC CÁ NHÂN
Người được
đánh giá


Người

Aly
Xaykeuyachon
gtoua

đánh giá
Khammy Somvixay

AnousoneBounpase
uth
SinthawathPhimma
son
Aly
Xaykeuyachongtoua

Sint

Anouso

hawathPhi

neBounpase

mmason

10

10


10

10

10

10

uth

Khammy
Somvixay

10

10

10

10

10

10


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................3

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH..................................................................5
2.1. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................5
2.2. Xây dựng mô hình.........................................................................................5
2.2.1. Mô hình hồi quy tổng quát.....................................................................5
2.2.2. Giải thích biến.........................................................................................5
2.3. Mô tả số liệu...................................................................................................6
2.3.1. Nguồn số liệu............................................................................................6
2.3.2. Mô tả số liệu...........................................................................................10
2.3.3. Ma trận tương quan giữa các biến.......................................................11
CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH..............................12
3.1. Ước lượng mô hình......................................................................................13
3.2. Kiểm định.....................................................................................................15
3.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương pháp p-value)...15
3.2.2. Kiểm định hệ số hồi quy (phương pháp p-value)...............................16
3.2.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình................................................17
KẾT LUẬN............................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................23


LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời điểm hội nhập kinh tế thị trường toàn cầu ngày nay, việc hợp tác
với các doanh nghiệp nước ngoài đang mở ra những cơ hội phát triển rất lớn cũng
như những thách thức đối với nguồn nhân lực của nước ta. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nước, các trường Đại học ở
nước ta đã và đang tích cực đẩy mạnh việc giảng dạy và đào tạo ngoại ngữ cho
sinh viên. Những sự điều chỉnh đã được áp dụng trong các chương trình học đổi
mới để giúp sinh viên bắt kịp với xu hướng đang thay đổi không ngừng của thị
trường việc làm đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng với nguồn
nhân lực đến từ các quốc gia đang phát triển trong khu vực như Thái Lan,

Malaysia, Singapore, ... hay với những quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Nhật
Bản, Trung Quốc, ....
Trường Đại Học Ngoại Thương là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu
trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với khả năng sử dụng ngoại ngữ
ở trình độ khá giỏi. Với chương trình ngoại ngữ bắt buộc áp dụng với tất cả các
chuyên ngành, bao gồm Bộ môn Tiếng Anh cơ sở và Tiếng Anh chuyên ngành.
Mỗi sinh viên Ngoại thương sau khi tốt nghiệp đều có khả năng ngoại ngữ được
công nhận bởi những chứng chỉ uy tín như TOEIC, IELTS,... Tuy nhiên, nhằm tạo
điều kiện cho những sinh viên đã có nền tảng kiến thức cơ bản về Tiếng Anh,
trường Đại học Ngoại thương cho phép sinh viên được miễn học phần Tiếng Anh
cơ sở nếu như sinh viên đã sở hữu những chứng chỉ đánh giá năng lực trên. Điều
đó giúp sinh viên có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc phát triển khả năng ngoại
ngữ của mình thông qua việc nhìn nhận kết quả của các chứng chỉ để tự đánh giá
bản thân, đồng thời giúp chủ động hơn trong việc học ngoại ngữ của mình.
1


Là những sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, nhóm chúng em quyết
định lựa chọn đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến điểm thi Chứng chỉ
TOEIC của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương” để thực hiện Tiểu luận
này. Bởi lẽ đây là một đề tài gần gũi với các bạn sinh viên Trường Đại học Ngoại
thương, đồng thời có tính thiết thực cao, có khả năng áp dụng thực tiễn và có thể
dễ dàng tiếp cận với nguồn số liệu và thông tin tương đối chính xác khi thu thập.
Chúng em mong rằng đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến điểm thi
Chứng chỉ TOEIC của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương” của chúng em
sẽ giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn, từ đó đánh giá được các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả thi của mình để chuẩn bị kỹ càng, điều chỉnh hợp lý, đem
lại hiệu quả cao hơn trong các kỳ thi Chứng chỉ Tiếng Anh TOEIC cũng như cải
thiện chất lượng việc học ngoại ngữ nói chung và đặc biệt là ngoại ngữ Tiếng Anh
nói riêng.


2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy có rất nhiều các yếu tố gây ảnh hưởng đến
kết quả thi Chứng chỉ Tiếng Anh TOEIC của các bạn sinh viên Trường Đại Học
Ngoại Thương. Tuy nhiên, trong phạm vi khuôn khổ một bài tiểu luận, nhóm
chúng em chỉ lựa chọn và nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố sau đây: Giới
tính của sinh viên (G), số điểm đầu vào môn Tiếng Anh trong bài thi xét tuyển Đại
học (SE), chuyên ngành hiện đang theo học có phải Tiếng Anh Chuyên Ngành hay
không (F), số giờ luyện tập Tiếng Anh trung bình hàng ngày (H). Đây đều là
những yếu tố đã được chọn lọc và cân nhắc là có ảnh hưởng đến điểm thi TOIEC
của sinh viên.
Vậy các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào, mức độ ảnh hưởng ra sao đối với
điểm thi TOIEC vừa sinh viên.
Trong các yếu tố được nêu ra ở trên, yếu tố ảnh hưởng nhất đến kết quả bài
thi cũng như phản ảnh trình độ Tiếng Anh của sinh viên theo chúng em đó chính là
yếu tố điểm thi Đại học môn Tiếng Anh (SE) và số giờ luyện tập Tiếng Anh trung
bình hàng ngày (H). Bởi lẽ học ngoại ngữ đòi hỏi một quá trình tiếp thu kiến thức
lâu dài nên những bạn sinh viên có điểm thi Đại học môn Tiếng Anh cao đồng
nghĩa với việc đã có nền tảng Tiếng Anh tốt từ khi học Trung học phổ thông sẽ có
lợi thế cao hơn so với các bạn kiến thức Tiếng Anh chưa vững. Bên cạnh đó, việc
luyện tập thường xuyên hằng ngày sẽ giúp các bạn trau dồi Tiếng Anh nhiều hơn;
càng tiếp xúc, càng học hỏi các bạn sẽ càng có nhiều kiến thức và kiến thức của
các bạn sẽ được ghi nhớ lâu hơn, kỹ năng cũng cải thiện nhiều hơn.
Thêm vào đó, chuyên ngành học có thuộc Tiếng Anh chuyên ngành hay
không (F) cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới động lực học tiếng Anh của các bạn
3



sinh viên. Bởi lẽ yếu tố này phản ánh rõ ràng năng lực và định hướng học tập của
sinh viên. Việc Tiếng anh là ngôn ngữ chính của các bạn sẽ làm cho nền tảng kiến
thức về ngôn ngữ này rất vững chắc và ngày một nâng cao thêm. Một số sinh viên
đang học chuyên ngành Tiếng Anh Trường Đại học Ngoại thương qua khảo sát đã
có chứng chỉ TOEIC với kết quả khá cao trước khi vào Đại học, một bộ phận khác
đã có các chứng chỉ Tiếng Anh khác như IELTS, TOEFL, ...
Dựa vào số liệu thu được từ khảo sát đối với các bạn sinh viên Trường Đại
học Ngoại thương qua các phương tiện phỏng vấn, biểu mẫu Google Form và
mạng xã hội Facebook, chúng em đã sử dụng mô hình Kinh Tế Lượng để kiểm
định các giả thiết đã lựa chọn cũng như đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận về
các con số đã thể hiện trong bài. Dưới đây là bản mô tả số liệu chi tiết cũng như kết
quả phân tích hồi quy đề tài nghiên cứu của nhóm chúng em.

4


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH

2.1. Phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính.
- Sử dụng phần mềm Stata hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương
tối thiểu OLS (Ordinary Least Squares) để ước lượng các tham số của mô
hình và kiểm định sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ
đó kiểm định các khuyết tật nếu có của mô hình đã xây dựng.
- Dữ liệu thu thập được là dữ liệu sơ cấp, dạng dữ liệu bảng.
2.2. Xây dựng mô hình
2.2.1. Mô hình hồi quy tổng quát
Mô hình hồi quy tổng thể có dạng:

SCi = β1 + β2G + β3SE + β4F + β5H + ui
Trong đó: ui là sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát thứ i
Mô hình hồi quy mẫu:
SCi =

1

+ 2G + 3SE + 4F + 5H + ei
Trong đó: ei là phần dư (ước lượng của ui)

2.2.2. Giải thích biến




Biến phụ thuộc
SC: điểm thi chứng chỉ TOEIC
(chỉ xét điểm thi chứng chỉ TOEIC 2 kỹ năng nghe và đọc)
Biến độc lập
 G: Giới tính
G = 1: Giới tính nam
5


G = 0: Giới tính nữ
 SE: Điểm thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi đại học
 F: Chuyên ngành đang theo học tại Đại học Ngoại Thương
F = 1: Chuyên ngành Tiếng Anh
F = 0: Các chuyên ngành khác
 H: Số giờ luyện tập Tiếng Anh trung bình hàng ngày (đơn vị: giờ)

2.3. Mô tả số liệu
2.3.1. Nguồn số liệu
Số liệu được thu thập thông qua bản khảo sát được thực hiện tại trường Đại học
Ngoại Thương với 100 sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên.
Kết quả số liệu thu thập được ở bảng dưới đây:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

SC

430
550
420
690
370
725
620
690
830
520
420
790
840
920
730
620
695
680
915
540
710
825

G
0
1
1
0
0
1

0
0
1
1
0
1
0
1
1
0
0
1
0
1
0
1

SE
4
6
5
7
4
7.5
5
7.5
8
6
4.5
8

9
9.5
7
6.5
6.5
7
9.5
6
7
8

F
0
0
0
1
0
1
0
0
1
0
0
1
1
1
1
0
0
1

1
0
0
1

H
0
1
1
3
0.5
2
2
1.5
2
0.5
1
1
1
2
1.5
1
1.5
1
2
1
1.5
2.5
6



23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51

52
53
54
55
56
57
58
59
60
61

395
840
930
935
630
480
470
450
940
740
620
735
830
525
925
390
800
675
600

510
480
820
975
600
935
360
750
690
470
560
725
690
580
700
395
780
415
680
460

0
1
0
1
0
0
1
1
0

1
1
1
0
0
1
0
0
1
1
0
1
0
1
0
0
0
1
1
1
1
1
0
1
1
0
0
1
0
1


4.5
8.5
9.5
6
6.5
5
5.5
5
10
9
7
7
8.5
5
10
4
9
7
6
5.5
5
8
10
6
9.5
4
6
7
6

5.5
8
7
6
7
3.5
8
6
7
5

0
1
1
0
0
0
0
0
1
0
0
0
0
0
1
0
1
0
0

0
0
1
1
0
0
0
1
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
1
2
3
1
0.5
1
1.5
2

0
1
1
1.5
1
2
0.5
1
1
0.5
0.5
0.5
1
2
1.5
2
0
3
1.5
0.5
1
1
1
1.5
2
1
2
1
1.5
0

7


62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88

89
90
91
92
93

830
785
920
685
850
950
735
900
805
845
725
695
705
740
650
675
895
700
715
495
420
805
650
400

480
565
780
905
750
490
395
505

0
0
1
0
1
1
0
0
0
1
1
1
0
1
0
1
0
0
0
1
0

0
1
0
0
0
0
1
1
1
0
1

8.5
8
10
7
9
8
8
8.5
8.5
9
7
7
7
7.5
8
7
9
7

7.5
7
4.5
8
7
4
5.5
7
7
9
7.5
5
4
5.5

1
1
1
0
1
1
1
1
0
0
0
1
1
0
1

0
0
0
0
0
0
1
0
0
0
0
0
1
1
0
0
0

0.5
1
2
1
2
3.5
1
2
1.5
1
1.5
2

0.5
1
1
0
2
0.5
1
0
1
1
0.5
0
0
0.5
1
2
1
0.5
0.5
1

94
95
96
97
98
99

460
935

880
555
470
680

1
1
0
0
1
0

5
10
7
7
5
7

0
0
1
0
0
0

0.5
1.5
1
0

0.5
1
8


100

700

1

7.5

1

1.5

2.3.2. Mô tả số liệu
Sử dụng lệnh sum để mô tả các biến trên ta thu được kết quả như bảng dưới đây:

. sum sc g se f h
Variable

Obs

Mean

Std. Dev.

Min


Max

sc
g
se
f
h

100
100
100
100
100

671.4
.5
6.925
.33
1.165

170.3666
.5025189
1.645893
.4725816
.7353107

360
0
3.5

0
0

975
1
10
1
3.5

9


Nhận xét:
 Tất cả các biến đều có đầy đủ 100 quan sát
 Giá trị của biến SC nằm trong khoảng từ 360 đến 975, với giá trị trung bình
là 690
 Giá trị của biến G là 0 hoặc 1, với giá trị trung bình là 0.5
 Giá trị của biến SE nằm trong khoảng từ 3.5 đến 10, với giá trị trung bình là
7
 Giá trị của biến F là 0 hoặc 1, với giá trị trung bình là 0
 Giá trị của biến H nằm trong khoảng từ 0 đến 3.5, với giá trị trung bình là 1
2.3.3. Ma trận tương quan giữa các biến:
Dùng lệnh corr để biểu diễn mối quan hệ tương quan giữa các biến, ta được bảng
tương quan dưới đây:
. corr sc g se f h
(obs=100)

sc
g
se

f
h

sc

g

se

f

h

1.0000
0.0608
0.9131
0.6058
0.6468

1.0000
0.0885
0.0638
0.1435

1.0000
0.5711
0.4715

1.0000
0.4522


1.0000

Dự đoán sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc:


Hệ số tương quan giữa SC và G là 0.0608
 Hệ số này dương, cho thấy mối tương quan giữa SC và G là thuận
chiều
 Kỳ vọng về dấu của β2 là dấu dương



Hệ số tương quan giữa SC và SE là 0.9131
 Hệ số này dương, cho thấy mối tương quan giữa SC và SE là thuận
chiều
10


 Kỳ vọng về dấu của β3 là dấu dương

Hệ số tương quan giữa SC và F là 0.6058
 Hệ số này dương, cho thấy mối tương quan giữa SC và F là thuận
chiều
 Kỳ vọng về dấu của β4 là dấu dương

Hệ số tương quan giữa SC và H là 0.6468
 Hệ số này dương, cho thấy mối tương quan giữa SC và H là thuận
chiều
 Kỳ vọng về dấu của β5 là dấu dương

Kết luận : Ta thấy biến SE – điểm thi đại học môn TA có tác động mạnh nhất
(lên đến 91,31%) đến biến phụ thuộc hay điểm thi TOEIC 2 kỹ năng nghe đọc của
sinh viên đại học Ngoại Thương. Mặt khác, biến G lại có mối tương quan rất yếu
với biến phụ thuộc SC (6,08%).
Mối quan hệ giữa các biến độc lập nhìn chung là không cao. Tuy vậy vẫn có 1 vài
cặp biến độc lập có tương quan cao như F và SE (57,11%) ; H và SE (47,15%).
Do vậy chúng em dự đoán mô hình này có hiện tượng đa cộng tuyến.

11


CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH

3.1. Ước lượng mô hình
Trong Stata, dùng lệnh reg để chạy hồi quy mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc
và các biến độc lập, ta nhận được kết quả như sau :
. reg SC G SE F H
Source

SS

df

MS

Model
Residual

2580522.37
292931.633


4
95

645130.592
3083.49088

Total

2873454

99

29024.7879

SC

Coef.

G
SE
F
H
_cons

-16.56803
78.58838
18.83726
63.08174
55.75299


Std. Err.

t

11.22626
4.319407
14.86972
8.95494
27.0184

-1.48
18.19
1.27
7.04
2.06

Number of obs
F(4, 95)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
Root MSE

P>|t|
0.143
0.000
0.208
0.000
0.042


=
=
=
=
=
=

100
209.22
0.0000
0.8981
0.8938
55.529

[95% Conf. Interval]
-38.85498
70.01327
-10.68287
45.30393
2.114678

5.718918
87.16348
48.35739
80.85954
109.3913

Bảng 1


Const
G
SE
F
H

Coefficient
55.7530
-16.5680
78.5884
18.8373
63.0817

Std. Error
27.0184
11.2263
4.31941
14.8697
8.95494

t
2.06
-1.48
18.19
1.27
7.04

p-value
0.042
0.143

0.000
0.208
0.000

**
***
***

Dựa vào kết quả của bảng 1, ta ước lượng được mô hình hồi quy mẫu tuyến tính:
12


SCi = 55.7530 – 16.5680G + 78.5884SE + 18.8373F + 63.0817H + ei


Hệ số ước lượng
Bảng 2: Giải thích kết quả và ý nghĩa các hệ số ước lượng

Hệ số ước

Ý nghĩa

lượng
1 = 55.7530

Với các yếu tố khác không đổi, khi các biến độc lập còn lại đều
bằng 0, thì điểm thi TOEIC 2 kỹ năng nghe đọc trung bình là

2


= -16.5680

55.7530 điểm
Với các yếu tố khác không đổi, khi giới tính là nam(G = 1), thì
điểm thi TOEIC 2 kỹ năng nghe đọc trung bình giảm -16.5680

3

= 78.5884

điểm
Với các yếu tố khác không đổi, khi điểm thi đại học môn Tiếng
Anh tăng 1 điểm, thì điểm thi TOEIC 2 kỹ năng nghe đọc trung

4

= 18.8373

bình tăng 78.5884 điểm
Với các yếu tố khác không đổi, khi học ở khoa về ngôn ngữ (F =
1), thì điểm thi TOEIC 2 kỹ năng nghe đọc trung bình tăng

5

= 63.0817

18.8373 điểm
Với các yếu tố khác không đổi, khi số giờ luyện tập Tiếng Anh
trung bình hàng ngày tăng lên 1 giờ, thì điểm thi TOEIC 2 kỹ
năng nghe đọc trung bình tăng lên 63.0817 điểm


13


Nhận xét:
So sánh với dấu của kỳ vọng ban đầu, ta thấy hầu hết các tham số đều có dấu phù
hợp với dấu kỳ vọng, chỉ có dấu của 2 khác so với kỳ vọng.


Hệ số xác định

R2 = 0.8981: Mức độ phù hợp của mô hình là 89.81%, hay các biến G, SE, F, H
giải thích được 89.81% cho sự biến động của điểm thi chứng chỉ TOEIC trung bình
của sinh viên đại học Ngoại Thương.
3.2. Kiểm định
Các giả thiết trong nghiên cứu được kiểm định với mức ý nghĩa α = 5%.
3.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương pháp p-value)
Cặp giả thuyết: H0: β2 = β3 = β4 = β5 = 0
H1: Tồn tại βj ≠ 0
Dựa theo kết quả bảng 2 ta có:
Giá trị p-value(F) = 0.0000 < 0.05 = α
 Bác bỏ H0 , chấp nhận giả thuyết H1
Kết luận: mô hình phù hợp.

14


3.2.2. Kiểm định hệ số hồi quy (phương pháp p-value)
Cặp giả thuyết: H0: βj = 0
H1: βj ≠ 0


Với j =

Bảng 3.Kiểm định hệ số hồi quy
βj
β2

β3

p-value
0.1433 > α

0.000 < α

Kết luận
Không bác

Kết quả
Ý nghĩa
Không có ý nghĩa Giới tính không có ảnh

bỏ H0

thống kê

Bác bỏ H0

chỉ TOEIC
Có ý nghĩa thống Điểm thi đại học môn



hưởng đến điểm thi chứng

Tiếng Anh có ảnh hưởng
đến điểm thi chứng chỉ

β4

0.208 > α

Không bác

TOEIC
Không có ý nghĩa Chuyên ngành đang theo

bỏ H0

thống kê

học không có ảnh hưởng
đến điểm thi chứng chỉ

β5

0.000 < α

Bác bỏ H0

TOEIC
Có ý nghĩa thống Số giờ luyện tập Tiếng Anh



trung bình hàng ngày có
ảnh hưởng đến điểm
TOEIC 2 kỹ năng nghe đọc

15


3.2.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình
 Kiểm định đa cộng tuyến
Kết quả chạy mô hình:
. estat vif
Variable

VIF

1/VIF

se
f
h
g

1.62
1.59
1.39
1.02

0.616249

0.630737
0.718357
0.978661

Mean VIF

1.41

Nhận xét: Hệ số phóng đại phương sai VIF ( variance inflation factor ) < 10
Kết luận: Không có hiện tượng đa cộng tuyến
 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Phương sai thay đổi không làm mất đi tính chất không thiên lệch và nhất quán của
các ước lượng OLS. Nhưng các ước lượng này không còn có phương sai nhỏ nhất
hay là các ước lượng hiệu quả. Tức là chúng không còn là các ước lượng tuyến tính
không thiên lệch tốt nhất (BLUE). Khi có phương sai thay đổi, các phương sai của
các ước lượng OLS không được tính từ các công thức OLS thông thường. Nhưng
nếu ta vẫn sử dụng các công thức OLS thông thường, các kiểm định t và F dựa vào
chúng có thể gây ra những kết luận sai lầm.
Để kiểm định phương sai sai số thay đổi trong Stata, ta sử dụng kiểm định White
trong đó:
Cặp giả thuyết: H0: không có phương sai sai số thay đổi
H1: có phương sai sai số thay đổi
16


Kết quả chạy mô hình theo kiểm định White:
. estat imtest, white
White's test for Ho: homoskedasticity
against Ha: unrestricted heteroskedasticity
chi2(12)

Prob > chi2

=
=

36.97
0.0002

Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test

Source

chi2

df

p

Heteroskedasticity
Skewness
Kurtosis

36.97
8.19
2.47

12
4
1


0.0002
0.0848
0.1162

Total

47.63

17

0.0001

Nhận xét: Kết quả kiểm định bằng lệnh estat imtest, white cho thấy Prob > chi2 =
0.0002 < 0.005 nên ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1 hay mô hình có phương sai sai số
thay đổi.
Cách khắc phục:
Khắc phục bằng ước lượng mô hình có sử dụng sai số chuẩn mạnh của Robust
(Robust Standard Errors) với tư tưởng vẫn sử dụng các hệ số ước lượng từ phương
pháp OLS, tuy nhiên phương sai các hệ số ước lượng thì được tính toán lại mà
không sử dụng đến giả thiết phương sai sai số không đổi. Ước lượng mô hình sai
số chuẩn mạnh sẽ cho một kết quả ước lượng đúng của sai số chuẩn trong đó chấp
nhận sự hiện diện của hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity).

17


Kết quả chạy mô hình sai số chuẩn mạnh ta thu được:
. reg sc g se f h, robust
Linear regression


Number of obs
F(4, 95)
Prob > F
R-squared
Root MSE

sc

Coef.

g
se
f
h
_cons

-16.56803
78.58838
18.83726
63.08174
55.75299

Robust
Std. Err.
10.94709
3.997906
16.80236
15.48133
20.24391


t
-1.51
19.66
1.12
4.07
2.75

P>|t|
0.133
0.000
0.265
0.000
0.007

=
=
=
=
=

100
525.28
0.0000
0.8981
55.529

[95% Conf. Interval]
-38.30074
70.65153
-14.51965

32.34742
15.56375

5.164683
86.52522
52.19417
93.81605
95.94223

Nhận xét: giá trị hồi quy không hề thay đổi . Chỉ có các sai số chuẩn thay đổi dẫn
đến t và p-value của các hệ số hồi quy thay đổi.
Từ bảng kết quả ta có mô hình hồi quy mẫu:
SCi = 55.7530 – 16.5680G + 78.5884SE + 18.8373F + 63.0817H + ei

18


KẾT LUẬN

Như vậy, qua việc phân tích số liệu, chạy mô hình và tiến hành các kiểm
định, có thể tổng kết lại những vấn đề chính sau:
Các bước nghiên cứu đã trả lời được câu hỏi được đặt ra ở phần mở đầu:
Các yếu tố Giới tính (G), điểm thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi đại học(SE),
chuyên ngành đang theo học tại trường (F), số giờ luyện tập Tiếng Anh trung bình
hàng ngày (H) có ảnh hưởng hay không đến điểm thi chứng chỉ TOEIC (SC) của
sinh viên Đại học Ngoại Thương? Và cụ thể, sự ảnh hưởng đó như thế nào?


Mô hình phù hợp với lý thuyết kinh tế


Mô hình đã thể hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thi Chứng chỉ
TOEIC 2 kỹ năng nghe đọc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, trong đó
yếu tố điểm thi đại học môn Tiếng Anh (SE) và số giờ luyện tập Tiếng Anh trung
bình hàng ngày (H) có ý nghĩa giải thích lớn nhất trong số các nhân tố có mặt trong
mô hình. Điều này có thể dễ dàng nhận biết trong thực tế, nền tảng và việc rèn
luyện kỹ năng, kiến thức Tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Vì vậy, mô hình còn phù
hợp với thực tiễn.



Dạng hàm của mô hình là hàm tuyến tính bậc nhất
Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

Mô hình không có đa cộng tuyến, vì vậy có thể ước lượng chính xác các
tham số của mô hình, cung cập thông tin với đô tin cậy cao về mối quan hệ giữa
các biến trong mô hình.


Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
19


Mô hình có phương sai sai số thay đổi đã được khắc phục bằng cách sử dụng
sai số chuẩn mạnh Robust Standard Errors.


Không xét đến hiện tượng tự tương quan trong mô hình

Từ đó, chúng em có một số kiến nghị góp phần cải thiện điểm thi TOEIC 2
kỹ năng của sinh viên Đại học Ngoại Thương như sau:

Trước hết, sinh viên cần nhận thức được việc học ngoại ngữ Tiếng Anh đòi
hỏi một quá trình lâu dài và kiên trì nên để hình thành phản xạ và khả năng sử
dụng Tiếng Anh thường xuyên, thành thạo, sinh viên cần xây dựng cho mình nền
tảng kiến thức Tiếng Anh tốt từ căn bản đến nâng cao. Đối với các bạn chưa nắm
vững kiến thức Tiếng Anh từ khi còn học Trung học phổ thông, để có kết quả thi
Chứng chỉ tốt hơn thì trước hết cần bổ sung những kiến thức Tiếng Anh bị “hổng”
còn đối với những bạn đã có nền tảng tốt thì cần trau dồi lại để sau một thời gian
những kiến thức cũ không bị mai một. Tiếp theo đó, sinh viên cần xác định mục
tiêu, định hướng rõ ràng khi học Tiếng Anh để nghiêm túc theo đuổi, tránh để bị
xao nhãng bởi các yếu tố khác. Cuối cùng, kết quả thi Chứng chỉ Tiếng Anh
TOEIC 2 kỹ năng có thể được cải thiện nếu như sinh viên tăng thêm số giờ luyện
tập ngoại ngữ Tiếng Anh trung bình hàng ngày (H) của mình. Sự tiếp xúc thường
xuyên sẽ giúp người học nâng cao năng lực ở các kỹ năng nghe, đọc một cách tự
nhiên và dễ dàng. Bên cạnh việc tự học hay tham gia các lớp học Tiếng Anh tại các
Trung tâm Tiếng Anh, sinh viên có thể tăng số giờ luyện tập ngoại ngữ Tiếng Anh
bằng cách nghe những bài hát Tiếng Anh hoặc xem các chương trình bằng Tiếng
Anh cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Bài nghiên cứu là kết quả của sự nỗ lực và phối hợp hiệu quả của cả nhóm.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định. Ví dụ như
số liệu được thu thập không bao quát được toàn bộ tổng thể. Bên cạnh đó, thời gian
20


và nguồn lực còn hạn hẹp. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được những nhận xét
của giảng viên để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
Đồng thời, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Vũ Thị
Phương Mai đã có những góp ý, chỉ dẫn cũng như cung cấp kiến thức cần thiết để
chúng em hoàn thành việc thực hiện nghiên cứu đề tài này!

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế lượng – Tác giả: GS. TS. Nguyễn Quang Dong & PGS.
TS. Nguyễn Thị Minh – NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Giáo trình Lý thuyết xác xuất và thống kê Toán – Tác giả: Nguyễn Cao
Văn, Trần Thái Ninh – NXB Khoa học và Kỹ Thuật.
3. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld, Hardcover. Microeconomics
(8th Edition).
Nguồn số liệu được lấy từ link khảo sát:
/>
22


×