Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận kinh tế lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của mỹ giai đoạn 1963 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-----

-----

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài:
PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG SẢN
PHẨM QUỐC NỘI CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 1963-2017

Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên thành viên

Nhóm 10
Mã số sinh viên

Nguyễn Ngọc Ánh

1714410031

Bùi Thị Mỹ Duyên

1714410055

Đỗ Thị Ngọc Hà

1714410062

Đinh Thị Thanh Mai



1714410153

Dương Thị Yến

1714410242

Lớp tín chỉ:

KTE218(2-1819).3

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thu Giang

Hà Nội, tháng 5 năm 2019


ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
Họ và tên

Mã sinh viên

Công việc

Đánh giá

Nguyễn Ngọc Ánh

1714410031


Viết phần 3, tham gia đóng góp đề tài,
tài liệu literature review, tìm kiếm và

100%

xử lý dữ liệu
Bùi Thị Mỹ Duyên

1714410055

Viết phần 1, tham gia đóng góp phần
2, chỉnh sửa và tổng hợp nội dung,

100%

đóng góp tài liệu literature review, tìm
kiếm và xử lý dữ liệu
Đỗ Thị Ngọc Hà

1714410062

Nhóm trưởng, chạy mô hình trên phần
mềm, viết phần 2, tham gia chỉnh sửa

100%

và tổng hợp nội dung, đóng góp tài
liệu literature review, tìm kiếm và xử
lý dữ liệu

Đinh Thị Thanh Mai

1714410153

Tham gia đóng góp phần 1 và phần kết
luận đóng góp tài liệu nội dung

100%

literature review, tìm kiếm và xử lý dữ
liệu
Dương Thị Yến

1714410242

Viết lời mở đầu và kết luận, đóng góp
phần 3, tìm kiếm và xử lý dữ liệu

2

100%


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................4
PHẦN 1: XÂY DỰNG MÔ HÌNH.........................................................................................6
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu trước đây:.........................................................6


1.2.

Xây dựng mô hình kinh tế lượng............................................................................8

PHẦN 2: MÔ TẢ THỐNG KÊ............................................................................................11
2.1.

Mô tả số liệu.............................................................................................................11

2.2.

Tương quan giữa các biến......................................................................................12

PHẦN 3: KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ KIẾN NGHỊ............................................................13
3.1.

Kết quả hồi quy (Bảng 4).......................................................................................13

3.2. Một số khuyến nghị:.............................................................................................. 15
KẾT LUẬN.............................................................................................................................16
PHỤ LỤC................................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................23

3


LỜI MỞ ĐẦU
Tổng sản phẩm quốc nội GDP( Gross domestic product) là chỉ số quan trọng được
sử dụng để đánh giá tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đó là chỉ

báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của xã hội. Chỉ số GDP là giá trị bằng tiền của tất cả hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên một lãnh thổ một nước trong một thời kỳ
nhất định.
Đầu tư là một kênh mạnh mẽ để đối mới và tăng trưởng kinh tế, đầu tư tư nhân
được chứng minh là biến ngoại sinh, có nghĩa là đầu tư là yếu tố chính quyết định tăng
trưởng kinh tế (Montek, 2002). Các chính sách khác nhau đã được áp dụng để tăng tổng
sản phẩm quốc nội và thúc đẩy đầu tư trong nước nhưng chưa có nghiên cứu thực nghiệm
nào cố gắng thiết lập mối quan hệ giữa sự tăng trưởng của GDP và đầu tư. Đồng thời cũng
đặt ra câu hỏi là liệu sức mạnh dự báo đầu tư tác động nhiều hay ít tới sự gia tăng GDP.
Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là : “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả
thế giới đều bị cảm lạnh”. Mỹ là một trong ba nền kinh tế và tài chính quốc tế lớn nhất thế
giới, là một cường quốc phát triển bậc nhất và có nhiều ngành mũi nhọn có vai trò quan
trọng và đứng hàng đầu thế giới. Trong giai đoạn 1960 đến nay, Chính phủ Mỹ đã thực
hiện nhiều chính sách nhằm tăng đầu tư trong nước. Đầu tư khu vực tư nhân tăng từ 147.8
tỷ USD tới 4011.154 tỷ USD trong giai đoạn 1963-2017 tương ứng GDP Mỹ tăng từ 638.6
tỷ USD năm 1963 đến 19485.39 tỷ USD năm 2017. Câu hỏi đặt ra là liệu có mối quan hệ
nhân quả của biến Đầu tư lên GDP hay không và tác động ấy là mạnh hay yếu. Vì vậy, để
trả lời cho câu hỏi này nhóm chúng em lựa chọn đề tài tiểu luận là “Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến GDP của Mỹ giai đoạn 1963-2017”.
Bài tiểu luận với mục đích vận dụng được những kiến thức đã học ở môn Kinh tế
lượng 1 và hiểu biết về kinh tế để giải thích, phân tích các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên
cứu. Đồng thời, có thể đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để cải thiện vấn đề.
4


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của Mỹ trong
giai đoạn 1960-2017. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng nhóm chúng em tập trung
nghiên cứu đến các yếu tố chính là: Tổng đầu tư trong nước, chi tiêu Chính phủ, xuất khẩu
ròng, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, thu nhập quốc dân bình quân đầu người, ứng dụng
công nghệ

Với hiểu biết chưa đầy đủ của chúng em, trong quá trình thực hiện đề tài gặp rất
nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là việc thu thập số liệu phục vụ cho việc chạy mô hình.
Chính vì vậy mà chúng em đã thống nhất chọn giai đoạn 1963-2017 ở Mỹ để có thể hoàn
thành được bài tiểu luận dễ dàng hơn. Bài tiểu luận có hạn chế về thời gian của số liệu,
song nhóm chúng em đã cố gắng để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Nội dung và kết
cấu của bài tiểu luận gồm 3 phần chính:
Phần 1: Xây dựng mô hình
Phần 2: Mô tả thống kê
Phần 3: Kết quả hồi quy và kiến nghị
Do thời gian và vốn hiểu biết có hạn của chúng em, bài tiểu luận còn nhiều thiếu
sót. Vì vậy, chúng em kính mong cô có thể góp ý để giúp bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

5


PHẦN 1: XÂY DỰNG MÔ HÌNH
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu trước đây:
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội đã và đang thu

hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong bài tiểu
luận, chúng em nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa GDP và các nhân tố kinh tế như
tổng đầu tư trong nước, chi tiêu chính phủ ,giá trị xuất khẩu ròng, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ
lạm phát, thu nhập quốc dân bình quân đầu người và ứng dụng công nghệ dựa trên những
nghiên cứu trước đây.
Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế. trong nghiên cứu
“Analysis of final consumption and gross investment influence on GDP” của Constatin
Anghelche ở Romania trong giai đoạn 1990-2014 chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa hai

biến số này. Cũng theo một nghiên cứu khác của Sayef Bakari về tác động của đầu tư trong
nước tới tăng trưởng kinh tế ở Malaysia (2017) cho biết tác động của đầu tư đến GDP khá
tích cực, tuy nhiên, trong ngắn hạn và dài hạn là khác nhau về tính chất địa lý của Malaysia.
Vì thế để thúc đẩy đầu tư, Chính phủ cần đưa ra những chính sách và pháp lý phủ hợp để có
thể khuyến khích đầy tư nhiều hơn.
Nghiên cứu về tác động của chi tiêu Chính phủ đến tăng trưởng kinh tế cụ thể là chi
tiêu trong ngành nông nghiệp ở Malaysia trong giai đoạn 1976-2016 (Temidayo
Apata,2018) cho thấy tác động cùng chiều của chi tiêu Chính phủ lên tăng trường kinh tế.
Theo đó tương quan giữa hai biến này rất mạnh ở Malaysia (90,23%) bởi ở Maylaysia
Chính phủ rất chú trọng trong việc chi tiêu công một cách hiệu quả và bền vững. Nghiên
cứu sâu về thì hệ số góc của biến chi tiêu Chính phủ là 0.837 mang ý nghĩa nếu chi tiêu
chính phủ tăng lên một đơn vị thì GDP sẽ tăng 0.837 đơn vị tiền tệ, vì vậy nhóm kỳ vọng
dấu tác động của chi tiêu Chính phủ lên tăng trưởng kinh tế là dương bởi chi tiêu cho khu
vực công của Mỹ chiếm đến 30% GDP (2015).
6


Phân tích tác động của cán cân thanh toán lên tăng trưởng kinh tế ở Pakistan-nghiên
cứu trên ukessays.com gồm 33 quan sát đã chỉ ra tương quan âm giữa hai biến (-0.804),
đây là một mối tương quan tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán đối với
nền kinh tế Pakistan. Bên cạnh đó, hệ số beta của biến cán cân thanh toán bằng - 0.658, nếu
thâm hụt thương mại tăng 1 đơn vị,GDP sẽ giảm 0.658 tỷ USD, thời gian gần đây cán cân
của Mỹ có những tín hiệu tiêu cực khi thâm hụt thương mại liên tiếp xảy ra vì thế dẫn tới
những tác động xấu lên đến tăng trưởng kinh tế.
Về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, theo một nghiên cứu của De
Gregario (1992) đã nghiên cứu 12 nước Mỹ latin sử dụng dữ liệu từ 1950 đến 1985 cho
thấy kết quả âm tính mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Barro (1995) cũng
đã chỉ ra những tiêu cực đáng kể liên quan đến lạm phát đối với GDP bằng cách sử dụng
dữ liệu của hơn 100 quốc gia trong giai đoạn 1960 – 1990. Tuy nhiên, tác giả chỉ thu được
kết quả có ý nghĩa thống kê khi dữ liệu lạm phát cao bao gồm trong mẫu, ước tính rằng lạm

phát trung bình tăng 10%/năm làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người
0,2% đến 0,3 %.
Phân tích tác động của biến số ứng dụng công nghệ lên tăng trưởng kinh tế của
Moattar Huseini chỉ ra số bằng sáng chế có tác động dương lên GDP, có đến 82.67% biến
GDP được giải thích bằng biến số này. Để thu được kết quả như trên, tác giả đã tiến hành
thu thập mẫu quan sát của 33 nước, trong đó hầu hết chỉ số bằng sáng chế trên thế giới tập
trung ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn, Trung Quốc. Theo nghiên cứu của D.
Sinha (2007) chỉ ra có tương quan giữa GDP và số lượng bằng sáng chế và dự đoán rằng
hai biến cùng tác động lên nhau. Nhưng cuối cùng, nghiên cứu chỉ có thể đưa ra kết luận sự
tăng lên của GDP làm tăng số bằng sáng chế mà chưa làm sáng tỏ được tác động ngược
chiều. Sau đó, Mirzadeh.P (2013) đã mở rộng nghiên cứu ra 33 nước, trong đó có Mỹ đã
giải thích được tác động dương của bằng sáng chế lên GDP, với kết quả xấp xỉ 0.0172. Vì
vậy nhóm kỳ vọng số bằng sáng chế tác động dương lên biến GDP.
7


Tận dụng những ưu điểm từ những bài nghiên cứu trước, và khắc phục những
nhược điểm nhận thấy trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng em quyết định thực hiện đề
tài nghiên cứu này.

1.2.

Xây dựng mô hình kinh tế lượng
Bảng 1. Mô tả các biến và kỳ vọng
Logarit Dấu kỳ

Tên biến

Viết tắt


Đơn vị đo

Nguồn số liệu
hóa

Gross Domestic

vọng

GDP

Tỷ USD

World Bank



Inv

Tỷ USD

World Bank



+

Gov

Tỷ USD


World Bank



+

Product
Investment
Government
expenditure
The organization of
Economic Co-operation
Net export

Net_exp

Tỷ USD

+
and Development
(OECD)

Gross national



GNIpc

USD


World Bank

+

Unemployment

Unemp

%

World Bank

_

Inflation

Infla

%

World Bank

_

income per capita

United States of Patent
Số bằng
Total of Patents


Patent

and Trademark Office
sáng chế
(USPTO)
8

+


Hàm hổi quy tổng quát gồm 1 biến phụ thuộc GDP và biến độc lập đó là: Inv, Gov,
Net_exp, GNIpc, Infla, Unemp, patent. Dạng hàm có như sau với β0: Hệ số chặn; βj: Hệ
số hồi quy; u: Sаi số ngẫu nhiên, đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến GDP mà không
được đưa vào mô hình:
(

) =+

(

)+

(

)+_+

(

)++++u


Trong đó:


Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối

cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định


Tổng đầu tư trong nước của khu vực tư nhân là tổng chi tiêu đầu tư của các hãng

kinh doanh, bao gồm tổng giá trị hàng hóa cuối cùng mà các hãng mua trên thị trường để
phục vụ nhu cầu sản xuất. Đầu tư biến vĩ mô tác động mạnh lên GDP, là một trong hai yếu
tố quyết định cùng với xuất khẩu theo Tyler (1981) “Growth and export expansion in
developing countries: Some empirical evidence”. Tiếp nối các nghiên cứu, Khan and
Kumar (1997) với “Public and Private Investment and The Growth Process” cho rằng sự
tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân đều tương quan dương đáng kể với GDP. Vì
vậy đầu tư là một biến vô cùng quan trọng và được nhóm tập trung nghiên cứu trong tiểu
luận


Chi tiêu Chính phủ: Chính phủ là người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế. Hàng

năm, Chính phủ phải chi tiêu một khoản tiền lớn cho việc xây dựng các công trình cơ sở
hạ tầng như đường xá, trường học, bệnh viện, hệ thống an ninh quốc phòng,…Chi tiêu
Chính phủ có tác động tích cực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc ban hành
các chính sách, pháp luật, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng, dịch vụ hỗ trợ thị
trường.

9





Xuất khẩu ròng hay cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và

nhập khẩu của một quốc gia trong khoảng một thời gian nhất định. Đối với một nền kinh tế
mở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng: một là xuất khẩu ròng bổ sung vào
tổng cầu (AD) của nền kinh tế, hai là số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu chính phủ
khác đi do một phần chi tiêu bị “rò rỉ” qua thương mại quốc tế, từ đó tác động lên nền kinh
tế vĩ mô.


Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số

lực lượng lao động xã hội. Theo nghiên cứu của Makaringe và Khobai (2018) chỉ ra tương
quan âm giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở các nước Nam Phi, cứ 1% tăng lên ở tỷ
lệ thất nghiệp thì tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm 0.011% theo kết quả ước lượng trong dài
hạn và ngắn hạn, tỷ lệ thất nghiệp có tác động ngược chiều với GDP


Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch

vụ theo thời gian. Theo nghiên cứu ở Đại học Ghana về tác động của lạm phát lên GDP
trong giai đoạn 1980-2012, hệ số ước lượng là -0.0864, khi lạm phát tăng 1% thì GDP
giảm 0.086% và nghiên cứu của Sidra Nazir ở Pakistan trong giai đoạn 1972-2016 chỉ ra
hệ số ước lượng là -0.003, vì vậy nhóm nghiên cứu kỳ vọng tác động của Infla lên biến
GDP mang dấu âm.



Thu nhập quốc dân bình quân đầu người là chỉ số kinh tế xác định bởi tổng thu

nhập của một quốc gia chia cho tổng dân số trong một thời gian nhất định, nhóm kỳ vọng
sẽ mang dấu dương.


Ứng dụng công nghệ là việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật công nghệ cao

đưa vào sản xuất giúp gia tăng năng suất lao động, tạo nhiều ra nhiều hàng hóa dịch vụ
chất lượng tốt góp phần tăng trưởng kinh tế. Theo Mirzadeh.P thì biến có tác động dương
lên tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, Mỹ là một nước đi đầu trong các nước có trình độ công
nghệ kỹ thuật cao vì thế đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng GDP.
10


PHẦN 2: MÔ TẢ THỐNG KÊ
Với đề tài “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ
giai đoạn 1963 -2017”, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập mẫu gồm 55 quan sát từ
nguồn Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác, Phát triển Kinh Tế (OECD)
và USPTO (United States Patent and Trademark Office). Bảng thống kê mô tả chung sử
dụng 55 quan sát cho từng biến thành phần gồm GDP, Inv, Gov, Net_ exp, Unemp, Infla,
GNIpc, Patent.

2.1. Mô tả số liệu
Bảng 2. Bảng thống kê mô tả các biến, sử dụng 55 quan sát
Variable

N

Mean


St. Dev.

Min

Max

GDP

55

7,351.89

5,832.50

638.600

19,485.390

Inv

55

1,575.899

1,198.667

147.800

4,011.154


Gov

55

1,125.092

872.045

103.500

2,731.254

Net_exp

55

-213.126

252.228

-771.000

16.000

Unemp

55

6.047


1.595

3.500

9.700

Infla

55

3.914

2.820

-0.356

13.549

GNIpc

55

26,277.640

17,913.830

3,410.000

59,160


patent

55

254.443

180.009

90.544

629.647

Phần mô tả thống kê riêng, nhóm đã sử dụng biểu đồ histogram và biểu đồ dạng
boxplots để mô tả các biến số ở phần Phụ lục.

11


2.2. Tương quan giữa các biến
Bảng 3. Mối tương quan giữa các biến
GDP

Inv

Gov

Net_exp

Unemp


Infla

GNIpc

GDP

1

Inv

0.994

1

Gov

0.996

0.983

Net_exp

-0.908

-0.923 -0.913

Unemp

0.068


0.011

0.126

0.016

1

Infla

-0.513

-0.500 -0.508

0.443

0.126

1

GNIpc

0.995

0.993

0.993

-0.908


0.083

-0.497

1

Patent

0.980

0.965

0.979

-0.912

0.059

-0.505

0.961

patent

1
1

1


Trong phần này ta phân tích ma trận tương quan giữa các nhân tố có trong mô hình
nghiên cứu, để xem xét về mức độ tương tác giữa các biến với nhau cả về hướng lẫn về độ
mạnh giữa các biến. Qua bảng 2 ta thấy GDP có tương quan âm với hai biến xuất khẩu
ròng và tỷ lệ lạm phát, tương quan dương với các biến đàu tư, chi tiêu chính phủ, thu nhập
bình quân đầu người, số lượng bằng sáng chế và tương quan rất yếu với tỷ lệ thất nghiệp.


Hệ số tương qua giữa biến GDP và Inv là 99,4%



Hệ số tương qua giữa biến GDP và Gov là 99,6%



Hệ số tương qua giữa biến GDP và Net_exp là -90,8%



Hệ số tương qua giữa biến GDP và Unemp là 6,8%



Hệ số tương qua giữa biến GDP và Infla là -51,3%



Hệ số tương qua giữa biến GDP và GNIpc là 99,5%




Hệ số tương qua giữa biến GDP và Patent là 98%

12


PHẦN 3: KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.


Kết quả hồi quy (Bảng 4)

Trước tiên để phân tích tổng đầu tư có tác động tới GDP như thế nào, ta xét hàm hồi
quy đơn của biến GDP theo biến đầu tư Inv ( mô hình (1) – SLR. Với kết quả thu được
̂̂

= 1.0337 có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1 % và có dấu như kì vọng. Khi đầu tư 1

tăng 1% thì sẽ làm tổng GDP sẽ tăng lên 1.0337% nên biến này sẽ được giữ lại trong
mô hình.


Mô hình (2): Nhóm thêm biến chi tiêu Chính phủ Gov và đã thu được kết quả hồi quy
cả hai biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% khi đó hệ số ̂ = 0.5989 – khi 2
chi tiêu của chính phủ tăng 1% thì GDP tăng 0.5989% và hệ số ̂=0.4435, giảm so với 1

mô hình (1) vì hai biến đầu tư và chi tiêu chính phủ có tương quan mạnh với nhau, vậy
mô hình sé giữ lại hai biến Inv và Gov.



Mô hình (3) lần lượt thêm các yếu tố xuất khẩu ròng Net_exp, thu nhập bình quân đầu
người GNIpc xuất hiện các biến có hệ số góc không có ý nghĩa thống kê nhưng các
biến Inv, Gov đều có ý nghĩa thống kế và chúng lại mang dấu theo kỳ vọng, đều ảnh
hưởng đến GDP nên sẽ được giữ lại.



Mô hình (4) để xét tác động của lạm phát và thất nghiệp, nhóm thêm hai niến đó vào
mô hình và kết quả chính không có ý nghĩa thống kê nhưng lại mang dấu như kỳ vọng,
đều tác động âm đối với GDP, đồng thời hệ số ước lượng của của các biến trong mô
hình 3 lại có ý nghĩa thống kê, vì vậy nhóm tiếp tục giữ lại hai biến này.



Mô hình (5)- MLR: mô hình hồi quy đa biến, khi ta thêm biến bằng sáng chế vào mô
hình (4) có phương trình của đường hồi quy mẫu (SRF) với các biến như sau:
(

)̂ = ̂ + .

.

+ .

.

(

(


)+ .

.

)− .

13

(

.− .

)+ .

.+ .

.

_


Kết quả

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tổng đầu tư tăng lên 1%
thì tổng sản phẩm quốc nội tăng 0.3823%., với hàm ý rằng đầu tư càng

= 0.3823
̂̂


1

nhiều thì tổng sản phẩm quốc nội càng lớn
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi chi tiêu Chính phủ
tăng lên 1% thì tổng sản phẩm quốc nội tăng 0.3991%, hàm ý rằng chi

= 0.3991
̂̂

2

tiêu Chính phủ tác động dương đến tổng sản phẩm quốc nội.
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá trị xuất khẩu ròng
tăng 1 triệu USD thì tổng sản phẩm quốc nội tăng 0.1%, hàm ý rằng
= 0.0001

xuất khẩu ròng càng nhiều thì tổng sản phẩm quốc nội sẽ lớn.

̂̂

3

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập quốc dân đầu
̂̂ = 0.2837

người tăng 1% thì tổng sản phẩm quốc nội tăng 0.2837%, hàm ý rằng 4

thu nhập bình quân có tác động dương đến tổng sản phẩm quốc nội.
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì
tổng sản phẩm quốc nội giảm 0,0044%, hàm ý rằng lạm phát sẽ tác

5
̂̂

= -0.0044

động âm với mức độ nhẹ tới tổng sản phẩm quốc nội.
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ lệ thất nghiệp tăng 1%
thì tổng sản phẩm quốc nội giảm 0,0006%, hàm ý rằng thất nghiệp sẽ

= -0.0006
̂̂

6

tác động âm với mức độ nhẹ tới tổng sản phẩm quốc nội.
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi số bằng sáng chế tăng
lên 1000 thì tổng sản phẩm quốc nội tăng 0.2%. hàm ý mối tương quan

= 0.0002
̂̂

7

cùng chiều giữa số bằng sang chế với tổng sản phẩm quốc nội
Vậy mô hình cuối cùng là:
̂̂
(

)=


̂̂
+

̂̂

̂̂

̂̂

( )+

( )+

̂̂

̂̂
_+()

̂̂

+++

14

̂̂


3.2. Một số khuyến nghị:
Từ mô hình trên và hiểu được mối quan hệ các biến và tác động đến tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), nhóm có một số đề xuất một số phương pháp giúp tăng GDP một cách bền

vững như sau:


Đối với chính phủ :

-

Thực hiện nhất quán mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát, điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt
chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa.

-

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư, tăng sức
mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.

-

Tăng cường xuất khẩu ròng, đảm bảo cán cân thương mại



Đối với doanh nghiệp:

-

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình tiên tiến vào sản xuất từ
đó tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

-


Nhạy bén với sự thay đổi của nền kinh tế để đưa ra các quyết định phù hợp nhằm
thúc đẩy tẳng trưởng phát triển

15


KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể giải thích được tương đối đầy đủ
sự ảnh hưởng của các yếu tố: Tổng đầu tư trong nước, chi tiêu của Chính phủ, tỷ lệ thất
nghiệp, tỷ lệ lạm phát, thu nhập quốc dân bình quân đầu người và ứng dụng công nghệ.
Bằng việc chạy mô hình và kiểm định các giả thuyết, chúng ta có những nhận xét về ảnh
hưởng của từng biến được đưa vào và giải thích được ý nghĩa của chúng đối với biến phụ
thuộc. Qua đó, giúp hiểu được mối tương quan giữa các biến, mức độ phụ thuộc của GDP
với các biến độc lập nêu trên.
Nhìn vào các kết quả của mô hình, yếu tố đầu tư có ảnh hưởng lớn nhất. Vì vậy, muốn
tăng trưởng GDP cần phải làm tăng tổng đầu tư trong nước, giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch
vụ. Do vậy, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp
nước ngoài vào đầu tư trong nước.
Mỹ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới với chỉ số GDP luôn luôn ở mức
cao. Chính vì vậy mà Mỹ luôn duy trì được vị thế và tầm ảnh hưởng cuả mình. Từ những
phân tích, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của Mỹ, Việt Nam có thể từ đó
học hỏi và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình.

16


PHỤ LỤC
1. Danh mục bảng biểu:
Bảng 4. Bảng kết quả hồi quy

Dependent variable
Log(GDP)
Model 1
log(Inv)

1.0337***
(0.0090)

log(Gov)

Model 2

Model 3

0.4435***
(0.0351)

0.4025***
(0.0541)

0.5989***
(0.0355)

0.5547***
(0.0623)

Model 4

Model 5


0.3376***
(0.0488)

0.3823***
(0.0372)

0.5022***
(0.0627)

Net_exp

0.00003
(0.00003)

0.00004*
(0.00002)

log(GNIpc)

0.1037
(0.1031)

0.2353**
(0.0931)

Infla
Unemp

0.3991***
(0.0497)

0.0001***
(0.00002)
0.2837***
(0.0700)

-0.0056***
(0.0013)

-0.0044***
(0.0010)

-0.0026
(0.0025)

-0.0006
(-0.0019)
0.0002***

Patent

(0.00004)
Constant

1.2751***
(0.0634

1.4153***
(0.0265)

0.9770**

(0.3914)

0.5198
(0.3511)

0.3577
(0.2638)

Observations
R

55
0.9960

55
0.9994

55
0.9994

55
0.9996

55
0.9998

Adjusted R2

0.9959


0.9994

0.9994

0.9996

0.9998

Residual
Std. Error
F Statistic

0.0675
0.0268
0.0263
(df = 53)
(df = 52)
(df = 50)
13,121.3200*** 41,850.0300*** 21,666.1700***
(df = 1; 53)

(df = 2; 52)

Note

17

0.0221
0.0165
(df = 48)

(df = 47)
20,510,000*** 31,451.9300***

(df = 4; 50)

(df = 6; 48)

(df = 7; 47)

*p<0.1;

**p<0.05;

***p<0.01


2.

Danh mục biểu đồ

2.1.

Biểu đồ phân phối

Biểu đồ 1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Biểu đồ 2. Tổng đầu tư

Biểu đồ 3. Chi tiêu Chính phủ


Biểu đồ 4. Xuất khẩu ròng

Biểu đồ 5. Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 6. Tỷ lệ lạm phát

18


Biểu đồ 8. Bằng sáng chế

Biểu đồ 7. Thu nhập quốc dân đầu người

Biểu đồ 9. Phân phối của phần dư (Mô hình 5)

19


2.2 Biểu đồ Scatterplots: mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc

20


2.3. Biểu đồ dạng Boxplots

21


22



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Hoàng Xuân Bình, 2014. Giáo trình Kinh tế Vĩ mô cơ bản, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội (Người tham khảo: Tất cả các thành viên)
2. Nikolaos Dritsakis, Erotokritos Varelas, Antonios Adamopoulos, The Main
Determinants of Economic Growth (Người tham khảo: Tất cả các thành viên)
3. Abdul Abiad, Davide Furceri, and Petia Topalova, The Macroeconomic Effects of
Public Investment: Evidence from Advanced Economies (Người tham khảo: Tất cả
các thành viên)
4. Khan and Kumar, 1997, Public and Private Investment and The Growth Process
(Người tham khảo: Nguyễn Ngọc Ánh)
5. Rifat Atun, Ian Harvey and Joff Wild, 2007, Innovation, Patents and Economic
Growth
/>CONOMIC_GROWTH

(Người tham khảo: Nguyễn Ngọc Ánh)
6. Jean-Mare Fournier, 2016, The positive effect of public investment on potential growth
economics department working papers no.1347, />(Người tham khảo: Nguyễn Ngọc Ánh)
7. Temidayo Apata, Olugbenga Awoniyi, Sunday Ogunjimi, Olabisi Igbalajobi, 2018,
Nexus of public spending and gross domestic products (GDP) growth in the
agricultural sector: Evidence from Nigerian and Malaysia agricultural sector (19762016) />(Người tham khảo: Bùi Thị Mỹ Duyên)
8.

UKessays.com, 2018, Relationship Between Growth and Trade Balance

23


(Người tham khảo: Bùi Thị Mỹ Duyên)
9. Sayef Bakari, 2017, The Impact of Domestic Investment on Economic Growth: New

Evidence from Malaysia
/>(Người tham khảo: Bùi Thị Mỹ Duyên)
10. A, Miadeh.P, S.M Moattar Huseini and N. Nikzad, 2013, Examining and Analyzing the
Relation between Patents with GDP and GDP per Capita: Studying in 33
countries as case studies
/>ation_between_Patents_with_GDP_and_GDP_per_CapitaStudying_33_countries_as_case
_studies (Người tham khảo: Đỗ Thị Ngọc Hà)
11. Tyler, 1981, Growth and export expansion in developing countries: Some empirical
evidence (Người tham khảo: Đỗ Thị Ngọc Hà)
12. Sibusiso Clement Makaringe and Hlalefang Khobai, 2018, The effect of unemployment
on economic growth in South Africa (1994-2016)
/>(Người tham khảo: Đinh Thị Thanh Mai)
13. Patrick Enu, Prudence Attah-Obeng and Edmond Hagan, 2013, The relationship
between GDP growth rate and inflationary rate in Chana: an elementary statistical
approach (Người tham khảo: Đinh Thị Thanh Mai)
14. D. Sinha, 2007, Patents, Innovations and Economic Growth in Japan and South
Korea: Evidence from individual country and panel data
(Người tham khảo: Dương Thị Yến)

24


/>15. World Bank: (Người tham khảo: Tất cả thành viên)
16. OECD: (Người tham khảo: Tất cả thành viên)
17. USPTO: />9vesb615nC37TVGDx0aiHlyvp99OjHrCI04bAf-GRLmRSo5TJStG-vc (Người tham
khảo: Tất cả thành viên)

25



×