Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

1539228022592 bai 16 de 1 kiem tra lt vdc co che di truyen va bien di inpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.89 KB, 5 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: KIỂM TRA LÍ THUYẾT VDC CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1 [V-ID: 12706]: Cho một số phát biểu sau đây về các gen trên ADN vùng nhân của tế bào nhân sơ?
(1) Một số gen không có vùng vận hành.
(2) Các gen đều đuợc nhân đôi và phiên mã cùng một lúc.
(3) Các gen đều có cấu trúc dạng vòng.
(4) Số lượng gen điều hòa thuờng ít hơn gen cấu trúc.
(5) Mỗi gen đều có nhiều alen trên mỗi phân tử ADN.
(6) Các gen đều có cấu trúc mạch kép.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 2 [V-ID: 14564]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về các gen nằm trên các
nhiễm sắc thể khác nhau?
(1) Có số lần nhân đôi khác nhau.
(2) Có số lần phiên mã bằng nhau.
(3) Nhân đôi ở các thời điểm khác nhau.
(4) Chịu sự kiểm soát ở giai đoạn phiên mã giống nhau.
(5) Sản phẩm của chúng không thể tuơng tác với nhau.
(6) Không thể cùng quy định một loại tính trạng.
A. 6.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 3 ( V-ID:74342 ): Cho các nhận định sau về NST giới tính ở người:
(1) NST X không mang gen liên quan đến giới tính.


(2) Trên vùng tương đồng của NST X và Y, gen không tồn tại thành cặp alen.
(3) Trên NST Y mang cả gen quy định giới tính và gen quy định tính trạng khác.
(4) NST Y cũng tiến hành trao đổi chéo tại vùng không tương đồng với NST X ở kì đầu giảm phân I.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 4 (V-ID:74344 ): Cho các nhận định sau về vùng đầu mút của NST:
(1) Vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
(2) Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không thể dính vào nhau.
(3) Vùng đầu mút của NST là nơi liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong
quá trình phân bào.
(4) Vùng đầu mút của NST là vị trí duy nhất có khả năng xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I.
Số nhận định đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 5 (V-ID:74379 ): Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình có sự thể hiện vai trò của nguyên tắc
bổ sung giữa các nucleotit?
(1) Nhân đôi ADN.
(2) Hình thành mạch pôlinuclêôtit.
(3) Phiên mã.
(4) Mở xoắn.
(5) Dịch mã.
(6) Đóng xoắn.
A. 2.
B. 5.
C. 4.

D. 3.
Câu 6 [V-ID: 12760]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi so sánh quá trình nhân đôi của
ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
(1) Tại mỗi đơn vị tái bản của quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều phát
triển theo hai huớng nguợc nhau.
(2) Trên một chạc tái bản của quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có một
mạch mới tổng hợp liên tục, một mạch mới tồng hợp gián đoạn theo từng đoạn okazaki.
(3) Mạch mới đuợc tạo thành từ nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ đều có chiều 3’ đến 5’;
các mạch mới này không thể tạo ra nếu không có enzim ARN polimeraza.
(4) Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ hình thành một đơn vị tái bản, quá trình nhân đôi ADN của
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

sinh vật nhân thực hình thành nhiều đơn vị tái bản.
(5) Hai chạc hình chữ Y trên mỗi đơn vị tái bản của quá trình nhân đôi AND của sinh vật nhân 8 và sinh vật
nhân thực đều có độ lớn bằng nhau.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 7 [V-ID: 13058]: Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân
thực?
(1) Xảy ra trong tế bào chất
(2) Cần axit deoxiribonucleic trực tiếp làm khuôn.
(3) Cần ATP và các axit amin tự do
(4) Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 8 [V-ID: 13059]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình dịch mã:
(1) Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp foocmin Metionin được cắt khỏi chuỗi polipeptit.
(2) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá
trình dịch mã tiếp theo
(3) Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Metionin đến riboxom để bắt đầu dịch
mã.
(4) Tất cả protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiêp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn
để trở thành protein có hoạt tính sinh h c.
(5) Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc vói bộ ba kết thúc UAA.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D.1
Câu 9 [V-ID: 13060]: Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau:
(1) ADN có cấu trúc một mạch.
(2) mARN.
(3) tARN.
(4) ADN có cấu trúc hai mạch.
(5) Prôtêin.
(6) Phiên mã.
(7) Dịch mã.
(8) Nhân đôi ADN.
Có bao nhiêu cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là
A. 3.
B. 4.
C. 5.

D. 6.
Câu 10 [V-ID: 13061]: Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã thì có bao nhiêu nhận định sau đây là
đúng?
(1) Trong quá trình dịch mã, nhiều ribôxôm cùng trượt trên một mARN sẽ tổng hợp được nhiều loại polipeptit
khác nhau trong một thời gian ngắn, làm tăng hiệu suất tông hợp prôtêin.
(2) Trong quá trình dịch mã, các côđon và anticôđon cũng kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung là A - U,
G, X.
(3) Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã có thể xảy ra trong hoặc ngoài nhân tế bào còn quá trình dịch mã
xảy ra ở tế bào chất.
(4) ADN chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã mà không tham gia vào quá trình dịch mã.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11(V-ID:25852 ): Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng khi nói về loài sinh sản hữu tính:
(1) Hàm lượng ADN càng lớn thì nguồn nguyên liệu thứ cấp cho ch n l c tự nhiên càng lớn.
(2) Số lượng nhiễm sắc thể đơn bội càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN càng phong phú.
(3) Bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con kiểu gen.
(4) Bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể của loài nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên
phân, giảm phân và thụ tinh.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 12 (V-ID:74346 ): Trong các phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng về cơ sở tế bào h c của sự di truyền
các gen trong tế bào nhân thực?
(1) Sự phân li đồng đều của 2 NST trong cặp tương đồng dẫn đến sự phân li đồng đều của 2 alen thuộc 1 locus
gen.
(2) Khi các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập với nhau trong
quá trình hình thành giao tử.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

(3) Sự trao đổi chéo cân giữa 2 cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của GPI là
nguyên nhân dẫn đến hoán vị gen.
(4) Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá
trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 13 (V-ID:74378 ): Trong các nội dung sau đây có bao nhiêu nội dung đúng?
(1) ADN kết hợp với prôtêin phihiston theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản.
(2) Các sợi cơ bản xoắn lại tạo thành sợi nhiễm sắc.
(3) Gen(ADN) mang mã gốc quy định trình tự axit amin trong prôtêin.
(4) Enzim có vai trò quan tr ng trong quá trình tổng hợp ADN.
(5) Prôtêin là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống.
(6) Enzim tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong Nhân đôi ADN.
Có bao nhiêu mối quan hệ giữa prôtêin và ADN trong cơ chế di truyền:
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 14 [V-ID: 13062]: Cho các sự kiện sau về mô hình hoạt động của operon Lac vi khuẩn E. coli:
(1) Gen điều hoà chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế.
(2) Prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành của opêron

(3) Vùng vận hành đuợc giải phóng, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN
(4) Các gen cấu trúc không đuợc phiên mã và dịch mã.
(5) Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hoá chất ức chế
(6) mARN được dịch mã tạo ra các enzim phân giải lactozo
Khi môi trường có lactozo thì trình tự diễn ra của các sự kiện là
A. 1 → 2 → 4. B. 1 → 2 → 3 → 6. C. 1 → 2 → 3 → 5 → 6. D. 1 → 5 → 3 → 6.
Câu 15(V- ID:23271 ): Có mấy nhận định dưới đây đúng với các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp trong tế bào
nhân thực?
(1) Luôn diễn ra trong tế bào chất của tế bào.
(2) Đều bắt đầu bằng axitamin mêtiônin.
(3) axitamin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ sau khi chuỗi pôlipeptit tổng hợp xong.
(4) Chỉ được sử dụng trong nội bộ tế bào đã tổng hợp ra nó.
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 16(V-ID:25849 ): Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có mấy phát biểu đúng?
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 3' 5' để tổng hợp mạch mới theo
chiều 5' => 3'.
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
(5) Enzim ADN - pôlimeraza có chức năng nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi.
(6) Enzim ligaza có vai trò nối các đoạn Okazaki với nhau.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 17 (ID: 99302): Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã thì có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I. Trong quá trình dịch mã, nhiều ribôxôm cùng trượt trên một mARN sẽ tổng hợp được nhiều loại polipeptit

khác nhau trong một thời gian ngắn, làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
II. Trong quá trình dịch mã, các codon và anticodon cũng kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung là A – U, G
– X.
III. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã có thể xảy ra trong hoặc ngoài nhân tế bào còn quá trình dịch mã
xảy ra ở tế bào chất.
IV. ADN chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã mà không tham gia vào quá trình dịch mã.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18 (ID: 99304): Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi cấu trúc của protein.
II. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 19 (ID: 99307): Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.
II. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.

IV. Ở các đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 20 (ID: 99309): Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mất một đoạn NST mà đoạn bị mất không mang gen quy định tính trạng thì đột biến đó không gây hại.
II. Mất một đoạn NST có độ dài bằng nhau thì số lượng gen bị mất sẽ như nhau.
III. Mất một đoạn NST mà đoạn bị mất đều có 5 gen thì độ dài của đoạn bị mất sẽ bằng nhau.
IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 21 (ID: 99311): Khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn luôn dẫn tới làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
II. Mất đoạn nhỏ được sử dụng để loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen của giống.
III. Sử dụng đột biến mất đoạn để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến mất đoạn thường gây hại cho thể đột biến nên không phải là nguyên liệu của tiến hóa.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 22 (ID: 99312): Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
II. Có tần số không vượt quá 50%, tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
III. Làm thay đổi vị trí của các lôcut trên NST, tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cung cấp cho ch n giống.
IV. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp với nhau, làm phát sinh nhiều biến dị mới cung cấp cho tiến hoá.
A. 3.
B. 1.

C. 4.
D. 2.
Câu 23 (ID: 99316): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm
thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến tứ bội.
IV. Đột biến lệch bội dạng thể ba.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 24 (ID: 99323): Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp
bộ ba kết thúc.
II. Ở trên một phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đ c mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm
đ c đặc hiệu với một loại ribôxôm.
III. Quá trình dịch mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen.
IV. Khi tổng hợp một chuỗi polipeptit thì quá trình phiên mã và quá trình dịch mã luôn diễn ra tách rời nhau.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 25 (ID: 99325): Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 4



Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
III. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào của thể đột biến.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 26 (ID: 99327): Trên cặp nhiễm sắc thể số 1 của người, xét 7 gen được sắp xếp theo trình tự ABCDEGH.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen H cũng nhân đôi 3 lần.
II. Nếu gen B phiên mã 40 lần thì gen E phiên mã 40 lần.
III. Nếu đột biến đảo đoạn BCDE thì có thể sẽ làm giảm lượng protein do gen B tổng hợp.
IV. Nếu đột biến mất một cặp nucleotit ở gen C thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ gen C đến gen H.
Câu 27 (ID: 99330): Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
IV. Tất cả các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể đều làm thay đổi độ dài của ADN.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 28 (ID: 99331): Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi số lượng nucleotit mỗi loại của gen.
II. Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì cũng không làm thay đổi tổng số axit amin của
chuỗi polipeptit.
III. Nếu đột biến điểm làm tăng chiều dài của gen thì chứng tỏ sẽ làm tăng liên kết hidro của gen.
IV. Đột biến mất một cặp nucleotit có thể không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 29 (ID: 99332): Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Các đột biến thể một của cùng một loài đều có hàm lượng ADN ở trong các tế bào giống nhau.
III. Đột biến tam bội có thể được phát sinh trong nguyên phân, do tất cả các cặp nhiễm sắ thể không phân
li.
IV. Các thể đột biến lệch bội chỉ được phát sinh trong giảm phân.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 30 (ID: 99337): Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.
II. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.
IV. Ở các đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu
1
2
3

4
5
6
7
8
9 10 11 12 13 14 15
Đáp án A
A A C D B B C C D B
B
C D A
Câu
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A C C A A C D C C D A C C B A

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 5



×