Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

1550302915297 de 7 on tap ve tien hoa phan 2pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.88 KB, 4 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH
HỌC
CHUYÊN ĐỀ: TIẾN HÓA
Nội dung: ÔN TẬP VỀ TIẾN HÓA – PHẦN 2

Câu 1 [ID: 55753]: Thuộc tính nào dưới đây không phải của các côaxecva:
A. Có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch
B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại.
C. Có thể phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới
D. Côaxecva là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào
Câu 2 [ID: 55754]: Sự hình thành các hợp chất hữu cơ trong giai đoạn tiến hoá hoá học tuân theo quy luật:
A. Vật lí học.
B. Hoá học.
C. Vật lí học và hoá học.
D. Sinh học.
Câu 3[ID: 55755]: Kết quả của chọn lọc nhân tạo là:
A. Tạo ra các loài mới
B. Tạo ra các thứ và nòi mới
C. Tạo ra các chi mới
D. Tạo nên các họ mới.
Câu 4 [ID: 55756]: Các loại biến dị theo quan niệm của Đacuyn?
A. Biến dị tổ hợp và đột biến
B. Biến dị cá thể và biến dị xác định
C. Biến dị do tập quán và biến dị do ngoại cảnh
D. Biến dị không di truyền và biến dị do ngoại cảnh
Câu 5[ID: 55757]: Theo Đacuyn đặc điểm của biến dị cá thể là:
A. Xảy ra theo một hướng xác định
B. Xuất hiện tương ứng với điều kiện của môi trường
C. Mang tính riêng lẻ ở từng cá thể


D. Không di truyền được
Câu 6[ID: 55763]: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của
Đacuyn?
A. Động lực tiến hoá của sinh vật trong tự nhiên.
B. Nguyên nhân hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
C. Tạo ra các đơn vị phân loại trên loài ở sinh vật.
D. Tạo ra quá trình phân li tính trạng.
Câu 7 [ID: 55764]: Những trường hợp sau một thời gian dài trong quá trình tiến hoá loài vẫn giữ nguyên dạng
nguyên thuỷ, ít biến đổi được gọi là:
A. Sinh vật nguyên thuỷ
B. Loài thuỷ tổ
C. Sinh vật hoá thạch
D. Hoá thạch sống
Câu 8 [ID: 55765]: Trong tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh, hai loài khác nhau sẽ được phân biệt bởi:
A. Sự thích nghi với những điều kiện sống nhất định
B. Sự khác biệt về số lượng, hình thái của các nhiễm sắc thể và cách phân bố của các gen trên đó
C. Sự đứt quãng về một tính trạng nào đó
D. Sự khác biệt trong cấu trúc và đặc điểm sinh hoá của các phân tử prơtêin
Câu 9 [ID: 55766]: Ở các sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh, tự phối khó xác định ranh giới giữa các loài
thân thuộc do:
A. Cấu trúc cơ thể đơn giản.
B. Sự khác biệt về mặt di truyền giữa các loài thân thuộc không đáng kể.
C. Giữa các cá thể không có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản.
D. Các loài thường phân bố trên cùng một vùng địa lí - sinh thái.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn


Câu 10 [ID: 55767]: Sự hình thành loài mới ở các động vật thân mềm, sâu bọ thường được thực hiện qua:
A. Con đường địa lí.
B. Con đường sinh thái.
C. Con đường lai xa và đa bội hoá. D. Tất cả đều đúng.
Câu 11 [ID: 55773]: Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò
quyết định?
A. Quá trình đột biến.
B. Quá trình giao phối.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình phân li tính trạng.
Câu 12 [ID: 55774]: Thuyết tiến hóa hiện đại bao gồm:
A. Thuyết tiến hoá tổng hợp và thuyết tiến hoá vi mô
B. Thuyết tiến hoá vi mô và tiến hoá vĩ mô
C. Thuyết tiến hoá tổng hợp và tiến hoá bằng chọn lọc các đột biến trung tính.
D. Thuyết tiến hoá tổng hợp và tiến hoá vĩ mô
Câu 13 [ID: 55775]: Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến các đột biến ở cấp độ phân tử là trung
tính dựa trên cơ sở nghiên cứu về những biến đổi của:
A. Các phân tử axit nuclêic
B. Các phân tử prôtêin
C. Các phân tử polisaccarit
D. Các phân tử lipit phức tạp
Câu 14 [ID: 55776]: Theo Đacuyn, nhân tố chính dẫn đến tạo ra các loài sinh vật mới trong tự nhiên là:
A. Chọn lọc nhân tạo
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Biến dị cá thể
D. Sự thay đổi các điều kiện sống
Câu 15 [ID: 55777]: Quá trình chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi:
A. Sự sống xuất hiện trên quả đất.
B. Sinh vật xuất hiện trên quả đất.

C. Có sự cạnh tranh về các điều kiện sống ở các sinh vật.
D. Xuất hiện các điều kiện bất lợi cho sự sống sinh vật.
Câu 16 [ID: 55783]: Trong cùng một khu địa lí, các......(Q: quần thể; N: nòi) của loài được chọn lọc theo
hướng thích nghi với các điều kiện......(Đ: địa lí; S; sinh thái) khác nhau dẫn đến sự hình thành các nòi.....(Đ:
địa lí; S: sinh thái rồi đến loài mới.)
A. Q, S, S
B. Q, Đ, Đ
C. N, S, S
D. N, Đ, Đ
Câu 17 [ID: 55784]: Đối với đột biến quá trình giao phối có vai trò:
A. Trung hoà đột biến có hại và phát tán các đột biến.
B. Bộc lộ kiểu hình các đột biến để chọn lọc tự nhiên đào thải.
C. Tạo các biến dị di truyền sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
D. Bộc lộ đầy đủ các đặc tính có hại của các đột biến.
Câu 18 [ID: 55785]: Nhân tố chủ yếu Giải thích nguồn gốc chung của các loài là:
A. Quá trình đột biến.
B. Quá trình giao phối.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình phân ly tính trạng.
Câu 19 [ID: 55786]: Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống trên quả đất là:
A. Quá trình tiến hoá của cac hợp chất của cacbon
B. Quá trình tương tác của nguồn chất hữu cơ
C. Sự tương tác giữa các điều kiện tương tự
D. Sự cung cấp nguồn năng lượng tự nhiên cho sự sống.
Câu 20 [ID: 55787]: Những điểm giống nhau giữa người và thú, chứng minh:
A. Người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.
B. Quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống.
C. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
D. Người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung là các vượn người hoá thạch.
Câu 21 [ID: 55793]: Tuần tự đại diện các dạng vượn người hay người vượn ở các giai đoạn chính của quá trình

phát sinh loài người:
A. Parapitec → Pitecantrôp → NêADNectan → Crômanhôn.
B. Pitêcantrôp → Prapitec -→ NêADNectan → Crômanhôn.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn

C. Pitêcantrôp → NêADNectan → Parapitec → Crômanhôn.
D. NêADNectan → Pitêcantrôp → Prapitec → Crômanhôn.
Câu 22 [ID: 55794]: Về mặt sinh học, loài người không thể biến đổi thành một loài khác vì:
A. Loài người không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách ly địa lý.
B. Loài người đã có bộ não phát triển hoàn thiện vượt bậc.
C. Loài người đã chế tác công cụ lao động, làm chủ quá trình sản xuất.
D. Luôn xảy ra thay đổi mối quan hệ sản xuất.
Câu 23 [ID: 55795]: Theo quan điểm hiện đại, đơn vị tác động cơ bản của chọn lọc tự nhiên là:
A. Cá thể.
B. Hệ sinh thái.
C. Quần thể
D. Cá thể và quần thể
Câu 24 [ID: 55796]: Thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên do:
A. Đã làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị
B. Đã làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh thường biến và cơ chế di truyền của cơ chế di truyền của loại biến
dị này
C. Đã làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị tổ hợp và cơ chế di truyền của bién dị tổ hợp
D. Đã làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh đột biến và cơ chế di truyền của các đột biến
Câu 25 [ID: 55797]: Thuyết tiến hoá tổng hợp được hình thành vào:
A. Nửa sau của thế kỷ XIX

B. Đầu thế kỷ XX
C. Trong các thập niên 30 đến 50 của thế kỷ XX
D. Trong thập niên 60 đến 70 của thế kỷ XX
Câu 26 [ID: 55803]: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay, chứng minh
A. Người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung từ vượn người hoá thạch
B. Người có nguồn gốc từ động vật có xương sống
C. Người và vượn người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi
D. Người và vượn ngày nay đã tiến hoá theo hai hướng khác nhau.
Câu 27 [ID: 55804]: Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất sống ở
A. Giữa kỉ thứ tư
B. Giữa kỉ thứ ba
C. Cuối kỉ thứ ba
D. Cuối kỉ thứ tư
Câu 28 [ID: 55805]: Trên bầu khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất, không có khí nào tồn tại:
A. Oxi và Nitơ
B. Mêtan, amôniăc, xianogen, cacbon oxit, hơi nước
C. Ag, Au, Pt
D. Hiđrô, mêtan, khí đầm lầy
Câu 29 [ID: 55806]: Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là:
A. Cơ chế nhân đôi
B. Quá trình đột biến
C. Cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein
D. Quá trình tích lũy thông tin di truyền
Câu 30 [ID: 55807]: Bằng chứng được phát hiện đầu tiên chứng tỏ sự sống đã phát sinh ở đại Thái cổ:
A. Vết tích của tảo lục dạng sợi
B. Vết tích của than chì và đá vôi
C. Các hóa thạch
D. Vết tích của động vật nguyên sinh
Câu 31 [ID: 55808]: Đặc điểm nào dưới đây không được xem là bằng chứng về phôi sinh học so sánh chứng
minh người và thú có quan hệ nguồn gốc với nhau?

A. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
B. Phôi người lúc 2 tháng có đuôi khá dài.
C. Tháng thứ 6 hầu hết bề mặt phôi có lông mịn bao phủ.
D. Bộ não người lúc 1 tháng còn có 5 phần riêng rẽ.
Câu 32 [ID: 56441]: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?
A. Ruột thừa, răng khôn, nếp ngang ở vòm miệng, tá tràng.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn

B. Xương cùng, tá tràng, răng khôn, nếp ngang ở vòm miệng
C. Xương cùng, ruột thừa, răng khôn, nếp ngang ở vòm miệng.
D. Xương cùng, ruột thừa, răng khôn, tá tràng.
Câu 33 [ID: 56442]: Người đầu tiên đã xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hoá của sinh giới là:
A. Đacuyn.
B. Lamac.
C. Kimura.
D. Hacđi.
Câu 34 [ID: 56443]: Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là đúng hơn cả?
A. CLTN tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
B. CLTN trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. CLTN làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
D. CLTN sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
Câu 35 [ID: 56444]: Điều không đúng khi nói về mối quan hệ hữu cơ của 3 nhân tố biến dị, di truyền và chọn
lọc tự nhiên trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật
A. Biến dị, di truyền là 2 mặt đối lập nhưng mang tính đồng nhất và tồn tại trong cơ thể sinh vật.
B. Biến dị, di truyền liên quan chặt chẽ với điều kiện sống đã hình thành đặc điểm thích nghi cho sinh vật.

C. Biến dị, di truyền là 2 mặt đối lập nhưng gắn bó với nhau thông qua quá trình sinh sản là cơ sở hình thành
các đặc điểm thích nghi.
D. Chọn lọc tự nhiên trên cơ sở tính biến dị và tính di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành các
đặc điểm thích nghi.
Câu 36 [ID: 56445]: Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì:
A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
B. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen.
C. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
D. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 37 [ID: 56446]: Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở:
A. thực vật và động vật.
B. thực vật và động vật ít di động.
C. chỉ có ở thực vật bậc cao.
D. chỉ có ở động vật bậc cao.
Câu 38 [ID: 56447]: Trong khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất
A. hơi nước, các khí cacbônic, amôniac, hidro.
B. saccarrit, các khí cacbônic, amôniac, nitơ.
C. hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic, amôniac.
D. saccarrit, hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic.
Câu 39 [ID: 56448]: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm:
A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
Câu 40 [ID: 56449]: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là:
A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp B. Chọn lọc chống lại alen lặn
C. Chọn lọc chống lại alen trội
D. Chọn lọc chống lại thể dị hợp
ĐÁP ÁN ĐÚNG :
Lưu ý: Để xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu các em xem tại khóa

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA, MÔN SINH HỌC; Tại website: />Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14


15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

C

B

B

C

C

D

D


C

B

D

C

B

B

A

A

A

D

A

B

Câu

21

22


23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37


38

39

40

Đáp án

A

A

D

A

C

C

B

A

D

B

A


C

B

D

C

C

A

A

A

C

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 4



×