Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Hoc24h vn thi online bài 2 01 vị trí cấu tạo tính chất của kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.56 KB, 34 trang )

Câu 1 ( ID:43885 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Trong bảng tuần hoàn có 16 nhóm nguyên tố (8 nhóm A, 8 nhóm B), số nhóm nguyên
tố có chứa kim loại và số nhóm nguyên tố chỉ chứa kim loại lần lượt là

A

14; 9.

B

11; 9.

C

11; 10.

D

14; 10.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết



Các nhóm chứa kim loại: trừ nhóm VIIA và VIIIA.
Các nhóm chỉ chứa kim loại:

8 nhóm B và nhóm IIA (chú ý: nhóm IA có

hidro)

Câu 2 ( ID:43886 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Những nhóm nguyên tố nào dưới đây ngoài nguyên tố kim loại còn có nguyên tố phi
kim ?

A

Tất cả các nguyên tố p.

B

Tất cả các nguyên tố f.

C

Tất cả các nguyên tố d.



D

Tất cả các nguyên tố s (trừ nguyên tố H).
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Đáp án: Tất cả các nguyên tố p ( từ nhóm IIIA đến VIIA).
Bởi vì: Tất cả các nguyên tố s, d,f đều là kim loại.

Câu 3 ( ID:43887 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên
chủ yếu bởi

A

tính chất của kim loại

B


khối lượng riêng của kim loại

C

các electron tự do trong tinh thể kim loại

D

cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Những tính chất vật lí chung của kim loại như dẫn điện , dẫn nhiệt, dẻo, ánh
kim chủ yếu do các e tự do trong kim loại gây ra.
+ Tính dẻo: các cation kim loại trong mạng tinh thể trượt lên nhau nhưng
không tách rời nhau nhờ lực hút tĩnh điện của các e tự do với các cation kim
loại trong mạng tinh thể.
+ Tính dẫn điện: do mật đọ e tự do của kim loại quyết định


+ Tính dẫn nhiệt: đốt nóng một đầu dây kim loại, những e tự do ở vùng nhiệt
độ cao có động năng lớn hơn, chúng chuyển động đến vùng có nhiệt độ thấp
hơn của kim loại và truyền năng lượng cho các ion dương ở đây.
+ Tính ánh kim: do các e tự do trong kim loại phản xạ tốt những tia sáng có
bước sóng mà mắt ta có thể nhận thấy được


Câu 4 ( ID:43889 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

 Theo dõi

Trong các kim loại sau, kim loại dẻo nhất là

A

Au

B

Ag

C

Al

D

Cu
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết


Tính dẻo: Au > Ag > Al > Cu > Sn..... Người ta có thể dát được những lá vàng
mỏng tới 1/20 micromet, ánh sáng có thể đi quá được

Câu 5 ( ID:43890 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Trong các kim loại sau, kim loại dẫn điện tốt nhất là

A

Al

B

Au

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


C

Ag

D

Cu

Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Tính dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe ....
 

Câu 6 ( ID:43891 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Khi nhiệt độ càng cao thì tính dẫn điện của kim loại biến đổi như thế nào ?

A

Tuỳ thuộc từng kim loại

B

Giảm dần.

C

Không đổi.


D

Tăng dần.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Khi tăng nhiệt độ, sự dao động của các ion kim loại tăng lên, làm cản trở sự
chuyển động của dòng e tự do trong kim loại làm cho độ dẫn điện giảm dần

Câu 7 ( ID:43892 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

Kim loại nào dưới đây có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất ?

 Theo dõi


A

Platin, Pt

B


Đồng, Cu.

C

Vàng, Au

D

Bạc, Ag
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Khả năng dẫn điện Ag > Cu > Au > Al > Fe.
Khả năng dẫn điện tốt thì cùng dẫn nhiệt tốt

Câu 8 ( ID:43893 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

 Theo dõi

Kim loại có ánh kim vì

A


electron tự do phản xạ hầu hết các tia sáng nhìn thấy được

B

electron tự do hấp thụ phần lớn tia sáng nhìn thấy được

C

electron tự do bức xạ nhiệt

D

electron tự do phát xạ năng lượng
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Tính ánh kim của kim loại là do các e tự do trong kim loại phản xạ tốt những
tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhận thấy được


Câu 9 ( ID:43894 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Phát biểu nào sau đây là sai ?

A

Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng
nhìn thấy được

B

Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

C

Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng

D

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên
tử phi kim
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm dần theo chiều tăng dần của điện
tích hạt nhân
Trong một nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần theo chiều tăng dần của điện
tích hạt nhân.


Câu 10 ( ID:43895 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?

A

Đồng

B

Crom

C

Vonfram

D

Sắt

 Theo dõi


Lời giải chi tiết


Bình luận

Lời giải chi tiết

Độ cứng: Cr > W > Fe > Cu

Câu 11 ( ID:43896 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ?

A

Xesi

B

Natri

C

Liti

D


Kali
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Kim loại kiềm là nhóm kim loại có độ cứng thấp nhất, có thể dùng dao cắt
được, trong đó, mềm nhất là Cs. Trong quy ước độ cứng, Cs chỉ có độ cứng là
0,2

Câu 12 ( ID:43897 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?

A

Wonfram

B

Đồng



C

Kẽm

D

Sắt
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W (nóng chảy ở 3410oC)

Câu 13 ( ID:43898 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Kim loại duy nhất là chất lỏng ở điều kiện thường là

A

Xesi, Cs

B


Beri, Be

C

Thuỷ ngân, Hg

D

Thiếc, Sn
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Kim loại duy nhất ở trạng thái lỏng là Hg, có nhiệt độ nóng chảy thấp (-39oC)
 

Câu 14 ( ID:43899 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Kim loại nào sau đây nặng nhất (khối lượng riêng lớn nhất) trong tất cả các kim loại

A


Pb


B

Au

C

Ag

D

Os
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Quy ước: kim loại nặng là kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3, những
kim loại có khối lượng riêng nhó hơn 5g/cm3 là kim loại nhẹ. Kim loại có khối
lượng riêng lớn nhất là osimi (Os) với D = 22, g/cm3

Câu 15 ( ID:43900 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi


 Theo dõi

Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại ?

A

Natri

B

Liti

C

Kali

D

Rubiđi
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Đáp án: Li.
Lưu ý: Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất d = 0,5 g/cm3; Os là kim
loại có khối lượng riêng lớn nhất d = 22,6 g/cm3.



Câu 16 ( ID:43902 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Cho các kim loại: Cr, W, Fe, Cu, Cs. Sắp xếp theo chiều tăng dần độ cứng từ trái sang
phải là

A

Cu < Cs < Fe < Cr < W

B

Cs < Cu < Fe < Cr < W

C

Cu < Cs < Fe < W < Cr

D

Cs < Cu < Fe < W < Cr
Lời giải chi tiết

Bình luận


Lời giải chi tiết
 Xét

4 đáp án:

- Cr là kim loại cứng nhất. Tính theo thang đo độ cứng thì Cr (9); W (7).
Loại 2 đáp án có W là cứng nhất nhóm.
- 2 kim loại Cu, Cs thì Cs là kim loại kiềm, nên mềm hơn Cu. Theo thang đo
độ cứng: Cu (3); Cs (0,2).
Vậy thứ tự của dãy là: Cs < Cu < W < Cr.

Câu 17 ( ID:43903 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Cho các dãy so sánh sau:
(1) Tính dẻo: Al < Ag < Au.
(2) Tính dẫn điện: Cu < Ag < Au.
(3) Tính dẫn nhiệt: Fe < Al < Cu.
(4) Khối lượng riêng: Li < Pb < Os.
(5) Nhiệt độ nóng chảy: Hg < Pt < W.
(6) Tính cứng: Cs < Al < Cr.

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Số so sánh đúng là:


A

5

B

4

C

3

D

6
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Các dãy sắp xếp đúng là 1, 3, 4, 5, 6
Dãy (2): Tính dẫn điện: Ag > Cu > Au

Câu 18 ( ID:44401 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi


 Theo dõi

Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là

A

Cu và Cr

B

Ag và Cr

C

Al và Cu.

D

Ag và W
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Độ dẫn điện của kim loại chủ yếu do mật độ e tự do của các kim loại. Kim loại
dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe...



Nếu chia độ cứng của chất rắn thành 10 bậc và quy ước độ cứng của kim
cương là 10 thì độ cứng của Cr là 9, W là 7, Fe là 4,5; Cu và Al là 3, kim loại
có độ cứng thấp nhất là các kim loại thuộc nhóm IA, ví dụ như Cs là 0,2

Câu 19 ( ID:44402 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Hãy sắp xếp các kim loại sau đây theo nhiệt độ nóng chảy tăng dần: Fe, W, Hg, Na,
Mg

A

Na < Hg < Mg < Fe < W;

B

Hg < Mg < Fe < Na < W;

C

Hg < Na < Mg < Fe < W;

D

Fe < Na < Hg < Mg < W;

Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Hg là kim loại có nhiệt độ nóng chảy nhỏ nhất là Hg (-39oC), W là kim loại có
nhiệt độ nóng chảy lớn nhất (3410oC)
Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào độ bền của liên kết kim loại, nguyên tử
khối, kiểu mạng tinh thể... kim loại.
Liên kết kim loại trong Na kém bền hờn Mg kém bền hơn Fe.
Do đó Hg < Na < Mg < Fe < W

Câu 20 ( ID:44403 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng:

 Theo dõi


A

Tính dẻo: Al < Au < Ag

B


Tính cứng: Cs < Fe < W < Cr

C

Nhiệt độ nóng chảy: Hg < Al < W.

D

Tính dẫn điện và nhiệt: Fe < Al < Au < Cu < Ag
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Tính dẻo : Au > Ag > Al

Câu 21 ( ID:44404 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

 Theo dõi

Điểm giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là

A

đều có sự cho và nhận electron


B

đều tạo thành các chất kết tinh ở trạng thái rắn

C

đều được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện

D

đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Liên kết kim loại giống liên kết ion ở chỗ là hai loại liên kết này được hình
thành do lực hút tĩnh điện giữa điện tích dương và điện tích âm. Nhưng trong
liên kết ion lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm, còn trong liên kết kim


loại lực hút tĩnh điện giữ các ion kim loại tích điện dương và khối electron
chung tích điện âm.

Câu 22 ( ID:44405 )

Báo lỗi câu hỏi


Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

 Theo dõi

Các nguyên tử kim loại liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết

A

Kim loại và cộng hoá trị

B

Kim loại.

C

Cộng hoá trị.

D

Ion
Bình luận

Câu 23 ( ID:44406 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

 Theo dõi


Trong mạng tinh thể kim loại có

A

Các nguyên tử kim loại

B

Các ion dương kim loại và các electron tự do

C

Các electron tự do

D

Ion âm phi kim và ion dương kim loại
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết


Hầu hết các kim loại ở điều kiện thường đều tồn tại dưới dạng tinh thể (trử
Hg). Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở nút mạng tinh
thể. Các e hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và
chuyển động tự do trong mạng tinh thể.


Câu 24 ( ID:44407 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Liên kết kim loại là

A

liên kết giữa các nguyên tử bằng các cặp electron dùng chung

B

liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H tích điện dương và
nguyên tử O tích điện âm

C

liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương và các ion âm

D

liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và các electron
tự do
Lời giải chi tiết

Bình luận


Lời giải chi tiết

Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim
loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do. Bản chất liên
kết là lực hút tĩnh điện ion – electron

Câu 25 ( ID:44408 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Phát biểu đúng ?

A

Lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có từ 1 đến 5 electron


B

Tính chất vật lí chung của kim loại như: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh
kim… là do các ion dương kim loại ở các nút mạng tinh thể gây ra.

C

Tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn và có cấu tạo mạng tinh thể


D

Liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do gắn các ion
dương kim loại với nhau
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

+ Lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 e, một số nguyên tử có 4 e.
+ Tính chất vật lí chung của kim loại như: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim…
là do các electron tự do trong kim loại gây ra.
+ Có Hg ở trạng thái lỏng

Câu 26 ( ID:44409 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Số hạt mang điện trong ion Mg2+ (Z = 12) là

A

10


B

12

C

22

D

24
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Mg có p = Z = e = 12. Nên Mg2+ có số p = 12 và e = 12 – 2 = 10


Vậy số hạt mang điện trong Mg2+ là 12 + 10 = 22

Câu 27 ( ID:44410 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

 Theo dõi


Cấu hình electron của ion nào dưới đây giống khí hiếm?

A

K+

B

Cr3+

C

Cu2+

D

Fe2+
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Cấu hình e của khí hiếm có dạng: ns2np6.
Cấu hình e của Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1 vậy cấu hình Cu+ là:
1s22s22p63s23p63d10
Cấu hình Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2 vậy cấu hình Fe2+ là: 1s22s22p63s23p63d6
Cấu hình K: 1s22s22p63s23p64s1 vậy cấu hình K+: 1s22s22p63s23p6
Cấu


hình

Cr:

1s22s22p63s23p63d54s1

vậy

cấu

hình

của

Cr3+



1s22s22p63s23p63d3
Vậy K+ có cấu hình của khí hiếm.

Câu 28 ( ID:44411 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

Cấu hình electron nào sau đây không phải là của nguyên tố thuộc nhóm B?

 Theo dõi



A

1s22s22p63s23p63d104s1

B

1s22s22p63s23p63d54s1

C

1s22s22p63s23p63d104s24p1

D

1s22s22p63s23p63d104s2
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Cấu hình 1s22s22p63s23p63d104s1 : nhóm VIIIB (vì có 11 e hóa trị > 8e, e điền
vào phân lớp cuối cùng là phân lớp 3d)
Cấu hình 1s22s22p63s23p63d54s1 : nhóm VIB (vì có 6e hóa trị, e điền vào phân
lớp cuối cùng là phân lớp 3d)
Cấu hình 1s22s22p63s23p63d104s2: nhóm VIIIB (vì có 12e hóa trị > 8e, e điền
vào phân lớp cuối cùng là phân lớp 3d)
Cấu hình 1s22s22p63s23p63d104s24p1 : nhóm IIIA (vì có 3 e hóa trị, e điền vào

phân lớp cuối cùng là phân lớp 4p)

Câu 29 ( ID:44412 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Nguyên tử R mất đi 1 electron tạo ra cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài
cùng là 2p6. Cấu hình electron và số hiệu nguyên tử của R lần lượt là

A

1s22s22p63s1 và 11

B

1s22s22p63s1 và 10

C

1s22s22p5 và 9


D

1s22s22p6 và 10
Lời giải chi tiết


Bình luận

Lời giải chi tiết

Cấu hình e của R+ là: 1s22s22p6
Vậy cấu hình e của R là: 1s22s22p63s1
(Vì lớp thứ 2 đã có tối đa số e, nên e mất đi thuộc lớp thứ 3 và e này thuộc
phân lớp 3s)
Z(R) = 2 + 2 + 6 + 1 = 11

Câu 30 ( ID:44413 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố kim loại: X (Z = 3); Y (Z = 7); M (Z =
12); N (Z = 19) ?

A

Y; M; N

B

X; Y; M


C

X; M; N

D

X; Y; N
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

X: 1s22s1
Y: 1s22s22p3
M: 1s22s22p63s2


N: 1s22s22p63s23p64s1
Số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố lần lượt là: 1, 5, 2, 1
Vậy X, M, N là các nguyên tố kim loại.

Câu 31 ( ID:44414 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

 Theo dõi


Cho: ZK = 19; ZCr = 24; ZFe = 26; ZCu = 29. Ion có số electron lớp ngoài cùng lớn
nhất là

A

Fe3+.

B

K+.

C

Cr3+.

D

Cu2+.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Cấu hình K: 1s22s22p63s23p64s1 vậy cấu hình K+: 1s22s22p63s23p6
Cấu

hình

Cr:


1s22s22p63s23p63d54s1

vậy

cấu

hình

của

Cr3+



1s22s22p63s23p63d3
Cấu

hình

Cu:

1s22s22p63s23p63d104s1

vậy

cấu

hình


Cu2+

là:

1s22s22p63s23p63d9
Cấu hình Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2 vậy cấu hình Fe3+ là: 1s22s22p63s23p63d5
Số e lớp ngoài cùng của các ion lần lượt là: 8, 11, 17, 13.
Vậy Cu2+ có số e lớp ngoài cùng lớn nhất trong 4 ion trên.


Câu 32 ( ID:44415 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Cấu hình electron không đúng (ZCr = 24)?

A

Cr: [Ar]3d54s1

B

Cr: [Ar]3d44s2.

C


Cr2+: [Ar]3d4

D

Cr3+: [Ar]3d3
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Z = 24, cấu hình e của Cr là: 1s22s22p63s23p63d54s1
Khi nhường 2e thành ion Cr2+ cấu hình của Cr2+ là: 1s22s22p63s23p63d4
Khi nhường 3e thành ion Cr3+ Cấu hình K: 1s22s22p63s23p64s1
cấu hình của Cr3+ là: 1s22s22p63s23p63d3

Câu 33 ( ID:44416 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Cho các nguyên tử K (Z = 19), Sc (Z = 21), Cr (Z = 24), Cu (Z = 29). Các nguyên tử
có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau là

A

K, Sc, Cr, Cu


B

K, Sc.

C

Sc, Cr, Cu.

D

K, Cr, Cu


Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Câu hình Sc: 1s22s22p63s23p63d14s2
Cấu hình Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1
Cấu hình Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1
Số e lớp ngoài cùng của các nguyên tử lần lượt là: 1, 2, 1, 1
Vậy K, Cr, Cu có số e lớp ngoài cùng bằng nhau

Câu 34 ( ID:44417 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)


Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 7. Số hiệu nguyên tử của nguyên
tố X có thể là

A

19 hoặc 29

B

19 hoặc 24

C

19, 24 hoặc 29

D

24 hoặc 29
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

X có 7e ở các phân lớp s = 2e (1s) + 2s (2s) + 2e (3s) + 1e (4s)
TH1: e điền vào phân lớp cuối cùng là 4s. Cấu hình e của X :

1s22s22p63s23p64s1 (Z = 19)


TH2: X có 1 e ở 4s, e điền vào phân lớp cuối cùng là 3d, và 3d này phải bão
hòa (10e) hoặc nửa bão hòa (5e)
Cấu hình e của X có thể là: 1s22s22p63s23p63d54s1 (Z = 24) hoặc
1s22s22p63s23p63d104s1 (Z = 29)

Câu 35 ( ID:44418 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Cho 4 nguyên tố K (Z = 19), Mn (Z = 25), Cu (Z = 29), Cr (Z = 24). Số nguyên tố
kim loại chuyển tiếp có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1 là

A

2

B

4

C

3


D

1
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Cấu hình K: 1s22s22p63s23p64s1 (nhóm IA)
Cấu hình Mn: 1s22s22p63s23p63d54s2 (nhóm VIIB: KL chuyển tiếp)
Cấu hình Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1 (nhóm VIIIB: KL chuyển tiếp)
Cấu hình Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1 (nhóm VIB: KL chuyển tiếp)
Vậy có 2 nguyên tố kim loại chuyển tiếp có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1,
đó là Cu và Cr

Câu 36 ( ID:44419 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Ion R3+ có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 3d5. Cấu hình electron của
nguyên tử R là

A


1s22s22p63s23p64s13d54p1

B

1s22s22p63s23p63d64s2

C

1s22s22p63s23p63d54s24p1

D

1s22s22p63s23p63d9
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Cation R3+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d5 nên cấu hình e của R là:
1s22s22p63s23p63d64s2
Do e ở phân lớp 4s sẽ bị tách trước, phân lớp này có nhiều nhất 4e, mà R tách
3 e, nên 1e của phân lớp 3d sẽ bị tách ra.

Câu 37 ( ID:44420 )

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

Báo lỗi câu hỏi


 Theo dõi

Cation M2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d5. M thuộc

A

chu kì 4 nhóm VIIB

B

chu kì 4 nhóm VB

C

chu kì 3 nhóm VB

D

chu kì 4 nhóm IIA
Lời giải chi tiết

Bình luận


Lời giải chi tiết

Cation M2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d5 nên cấu hình e của M là:
1s22s22p63s23p63d54s2
Vì phân lớp 4s có mức năng lượng thấp hơn 3d và khi nhường e thì e ở phân

lớp ngoài cùng là 4s.
Vậy M nằm ở ô số 25 (do Z = 25), chu kì 4 (do có 4 lớp e), nhóm VIIB (do có
7e hóa trị, phân lớp điền e cuối cùng là 3d)

Câu 38 ( ID:44421 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.2 điểm)

 Theo dõi

Nguyên tử nguyên tố A có tổng số phần tử cấu tạo (p, n, e) là 40. Vị trí của A trong
bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm) là

A

19, chu kì 4, nhóm IA

B

13, chu kì 4, nhóm IVA

C

20, chu kì 4, nhóm IIA

D

13, chu kì 3, nhóm IIIA

Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Tổng số hạt p + e + n = 40 hay 2p + n = 40 (do p = e)
Mà: p ≤ n ≤ 1,5p → p ≤ 40 – 2p ≤ 1,5p → 11,43 ≤ p ≤ 13,33
Với p = 12 → n = 40 – 2.12 = 16 (Không có nguyên tố nào phù hợp)
Với p = 13 → n = 14 (Al)
Z = p = 13, cấu hình e của Al là: 1s22s22p63s23p1 (ô số 13, chu kì 3 (vì có 3
lớp e), nhóm IIIA (vì có 3e hóa trị, e điền vào phân lớp cuối cùng là 3p)


×