Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

TÍNH KHOA học và PHẢN KHOA học TRONG CÁCH UỐNG TRÀ của NGƯỜI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.88 KB, 50 trang )

Văn hóa ẩm thực

LỜI MỞ ĐẦU
Uống trà là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Ngày xưa trà chỉ được dùng
trong lớp quyền qúy cao sang. Tác phong mời trà một cách cung kính, nâng tách trà bằng
hai tay tỏ ra rất thanh tao lịch lãm. Qua cung cách này người được mời có thể thấy được
phần nào cốt cách sống và hiểu phần nào chịu ảnh hưởng gia phong của người mời trà.
Trước khi uống người ta nhẹ nhàng đưa tách trà lên thưởng thức hương trà rồi từ tốn nhấp
từng ngụm nhỏ để thưởng thức vị ngon của trà. Từ chất lượng của tách trà người uống sẽ
thấy được cái tâm, cái tình của người đã pha chung trà .
Trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa mà có gía trị liệu pháp,
giúp cho máu huyết lưu thông, lợi tiểu, có khả năng chống ung thư, tiêu độc, điều hòa
huyết áp… Trước đây trà chỉ phổ biến ở một số nước Châu á như ở Ấn Độ, Srilanca chỗ
nào cũng trồng trà để cung cấp cho người bản địa và cả cho xuất khẩu. Sau này được lan
rộng ra các nước Trung Á, những nước này không trồng trà, nhưng ở nơi nào cũng uống
trà. Trên “con đường tơ lụa” trà dần dần có mặt ở các nước Châu Âu.
Ở Việt Nam, có thể nói trà có mặt trong mọi hoạt động của xã hội, từ trong gia đình ra
ngoài phố, từ nhà hàng, quán chợ cho đến những nơi tiếp khách sang trọng. Từ tế lễ, cưới
hỏi, sinh nhật, ma chay, cúng giỗ…
Trà cũng như người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự, giúp cho người ta nhớ
đến tri ân, tri kỷ hoặc suy ngẫm về người, về mình, về nhân tình thế thái những năm tháng
qua. Khi giận dữ không ai tự pha được ấm trà ngon, chỉ sau khi nguôi ngoai người ta mới
có thể ngồi uống trà như một cách thiền “chánh niệm” vậy.

Nhóm 7

1


Văn hóa ẩm thực


MỤC LỤC

.............................................................................................................................. TRANG
I-

II -

III -

TỔNG QUAN VỀ TRÀ..........................................................................................3
1. Nguồn gốc cây trà..............................................................................................3
2. Đặc điểm của cây trà..........................................................................................5
2.1. Đặc điểm tự nhiên....................................................................................5
2.2. Thành phần hóa học của trà......................................................................6
3. Phân loại trà.......................................................................................................7
4. Trà ở Việt Nam.................................................................................................10
4.1. Lịch sử cây trà Việt Nam........................................................................10
4.2. Sự phát triển của cây trà Việt Nam.........................................................11
4.3. Vùng trồng trà........................................................................................12
VĂN HÓA UỐNG TRÀ........................................................................................13
1. Văn hóa uống trà trên thế giới..........................................................................13
1.1. Văn hóa uống trà của Trung Quốc..........................................................13
1.2. Văn hóa uống trà của Nhật Bản..............................................................19
1.3. Văn hóa uống trà của Phương Tây..........................................................27
2. Văn hóa uống trà của người Việt......................................................................35
2.1. “Đạo” uống trà của người Việt...............................................................35
2.2. Phong cách uống trà của người Việt.......................................................36
2.3. Dụng cụ uống trà....................................................................................38
TÍNH KHOA HỌC VÀ PHẢN KHOA HỌC TRONG CÁCH UỐNG TRÀ CỦA
NGƯỜI VIỆT NAM..............................................................................................40

1. Lợi ích của việc uống trà..................................................................................41
2. Tính khoa học trong cách uống trà của người Việt...........................................42
3. Tính phản khoa học trong cách uống trà của người Việt..................................44

KẾT LUẬN.................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................50

Nhóm 7

2


Văn hóa ẩm thực
I1.

TỔNG QUAN VỀ TRÀ:
Nguồn gốc cây trà:

Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng
nguồn gốc của cây chè là vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc,
nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo các tài liệu của Trung Quốc thì
cách đây khoảng 4.000 năm, người Trung Quốc đã biết dùng chè
để làm dược liệu và sau đó mới dùng để uống. Cũng theo các
nguồn tài liệu này thì vùng biên giới Tây Bắc nước ta nằm trong
vùng nguyên sản của giống chè tự nhiên trên thế giới.
Năm 1823 R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở
vùng Atxam (Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở
Ấn Độ chứ không phải là ở Trung Quốc. Trong tất cả các tài liệu gần đây hầu như không
thấy có sự nhất quán nêu lên về nơi xuất xứ của cây chè. Chúng ta biết rằng muốn xác
định vùng nguyên sản của một cây trồng cần căn cứ vào những điều kiện tổng hợp, trong

đó cây dã sinh chỉ là một điều kiện mà chủ yếu là cần xét đến tập quán sử dụng, lịch sử
trồng trọt và tình hình phân bố các loại hình có quan hệ tới cây trồng đó.
Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze (1961 – 1976) về phức catechin của
lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại
chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa
của cây chè và trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè. Từ đó đã đi tới một kết luận
mới “Nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam”.
Hiện nay người ta vẫn bất đồng ý kiến về nguồn gốc cây chè ở Trung Quốc, Bắc
Việt Nam, Ấn Độ hay Miến Điện. Thực ra, nói về thời xa xưa, không nên dùng những địa
danh và những ranh giới quốc gia hiện đại. Thời xưa, toàn bộ khu vực phía bắc đến sông
Dương Tử, phía tây đến bang Assamu của Ấn Độ – tất cả đều nằm trong vùng Đông Nam
Á cổ đại. Như vậy, đúng nhất là nói rằng cây chè có nguồn gốc từ vùng bắc Đông Nam Á
cổ đại, trong khu vực mà nay là bang Assam của Ấn Độ, qua bắc Miến Điện, Thái Lan,
Lào, Việt Nam đến Vân Nam Trung Quốc. Vân Nam mãi đến đời Tống mới thuộc về
Trung Quốc.
Cây chè nguyên thủy được xem là có từ 4000 – 5000 năm trước đây. Khảo cổ học
Việt Nam đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở Phú Thọ. Ở Suối
Giàng (Văn Chấn, Nghĩa Lộ) có cả một rừng chè hoang mấy vạn cây trong đó có ba cây
chè cổ thụ, cao 6-8m, ba người ôm không xuể. Ở Lạng Sơn cũng tìm thấy một rừng chè
dại, có cây cao tới 18m. Một số nơi ở nam Trung Quốc có những cây chè hoang cao tới
32,12m.
Nhóm 7

3


Văn hóa ẩm thực
Sách Trà Kinh của Trung Hoa viết : “Trà là một loài cây quý ở phương Nam, cây
như cây qua lô, lá như lá chi tử (dành dành), hoa như hoa tường vi trắng, quả như quả
tinh biền lư, nhị như nhị đinh phương, vị rất hàn.”

Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác nhau
từ 30 độ vĩ nam (Natan – Nam Phi) đến 45 độ vĩ bắc (Gruzia – Liên Xô) là những nơi có
điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản. Chè được trồng ở Nhật Bản năm 805 –
814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833, Xrilanca 1837 – 1840, Ấn Độ 1834 – 1840 và
Tasmania (châu Đại Dương) năm 1940.


Các truyền thuyết về nguồn gốc việc dùng chè:

Người Trung Quốc sáng chế ra một loạt truyền thuyết giải thích nguồn gốc việc
dùng trà.
Truyền thuyết thứ nhất: Một lần vua Thần Nông tuần du phương Nam, trên đường
mệt mỏi, khô khát, dừng lại đun nước uống thì tình cờ có vài chiếc lá chè hoang rơi vào
nồi. Khi vua uống thì từ thấy nước tỏa hương thơm quyến rũ, uống vào như trút hết mệt
mỏi đường trường. Từ đó trà được coi như là một loại thuốc và tục uống trà truyền bá
khắp nơi.
Truyền thuyết thứ hai: một hôm khi Đức Phật Gautama đang ngồi trầm ngâm
trong vườn thì một chiếc lá chè hoang bỗng rơi vào cốc của Ngài, thật tình cờ Ngài đã
phát hiện ra thức uống này.
Truyền thuyết thứ ba: Vào thế kỉ VI, thiền sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma ngủ quên
trong buổi tọa thiền. Khi tỉnh giấc, ngài bèn bực tức cắt hai mi mắt vứt xuống đất. Chỗ đó
mọc lên hai khóm cây chè, biểu trưng cho sự đốn ngộ về thể xác và tinh thần. Vì thế mà
về sau các thiền sư luôn sùng kính cây chè và thường trồng cạnh các tự viện.
Người Nhật cũng có truyền thuyết kể rằng vào thời Chiến Quốc có một danh y (300221 BC), tinh thông 84.000 cây thuốc. Ông dạy cho con được 62.000 cây thì chết. 22.000
cây kia không biết tìm ở đâu cho ra, nào ngờ trên mộ ông mọc lên một cái cây, chứa đủ
tinh hoa của 22.000 cây còn lại. Đó là cây trà.


Nguồn gốc gốc tên gọi “chè” và “trà”:


Theo Iguchi Kaisen, trước khi nhà Hán ra đời, cùng với việc mua bán nô lệ, đã có
những người đến vùng mà nay là Vân Nam ở thượng lưu sông Dương Tử để mua trà rồi
đem bán ở vùng khác.

Nhóm 7

4


Văn hóa ẩm thực
Về tên gọi, trong tiếng Việt có hai từ “chè” và “trà”. “Chè” là từ thuần Việt, được
dùng để chỉ cả cây trồng, lẫn sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến (cây chè, chè tươi, chè
đen, uống chè). “Chè” còn được mở rộng nghĩa ra để chỉ nước uống từ các loại lá cây
khác (chè vối, chè nhân trần), để chỉ món ăn ngọt nấu bằng các chất bột, hạt, củ với
đường mật (ăn chè đậu đen, chè thập cẩm). “Trà” là từ mượn từ tiếng Hán, chỉ dùng để
chỉ sản phẩm đã qua chế biến mà thôi (uống trà, trà tàu, trà sen).
Trong tiếng Hoa, bên cạnh từ trà 茶 , tùy theo địa phương còn có các tên gọi: giả,
thiết, mính, xuyển. Trong quyển thượng bộ “Trà kinh” của Lục Vũ có viết: Châu Công nói
giả là loại trà đắng; Dương Chấp Kích giải thích người ở miền Tây Nam Ba Thục (Tứ
Xuyên) quen gọi trà là thiết; Quách Hoằng Nông lại nói rằng: “Hái sớm là trà, hái muộn là
mính, cũng là xuyển”.
Nếu tính rằng cây chè có nguồn gốc từ Đông Nam Á cổ đại, thì có thể thấy rằng
“chè” tiếng Việt là từ có nguồn gốc từ tiếng Đông Nam Á cổ, có quá trình tồn tại lâu đời,
nên có phạm vi sử dụng vô cùng rộng rãi (được dùng để chỉ cả cây trồng, cả sản phẩm,
cả các loại nước uống các món ăn ngọt khác). Từ tiếng Đông Nam Á cổ, “chè” thâm
nhập vào tiếng Hán, biến thành ‘trà”, rồi sau này “trà” tiếng Hán quay trở lại Việt Nam.
Thành ra tiếng Việt ngày nay có cả hai từ “chè” và “trà”, và vì xuất hiện sau nên “trà” chỉ
giới hạn trong pham vi nghĩa chỉ sản phẩm, trong khi “chè” vì có trước nên đã mang luôn
cả nét nghĩa của “trà”.
2.


Đặc điểm của cây trà:
2.1. Đặc điểm tự nhiên:

Chè là loài cây có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Cây chè có tên khoa học là Camelia
Sineusis, thuộc họ Theacae, khí hàn, vị khổ cam, không độc. Đây một loại cây xanh lá
quanh năm, có hoa màu trắng. Cây trà phải trồng khoảng 5 năm mới bắt đầu hái và thu
hoạch trong vòng 25 năm.
 Mô tả cây trà:

Cây cao 1-6 m.
Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 4-10 cm, rộng 2-2,5 cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở
đỉnh, phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều.
− Hoa to, với 5-6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm, nhiều nhị.
− Quả nang thường có ba van, ở mỗi nang chứa một hạt gần tròn, đôi khi nhăn nheo.
− Bộ phận thường dùng: cành, lá.



Cây trà nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau:


Ngành hạt kín Angiospermae
Nhóm 7

5


Văn hóa ẩm thực







Lớp song tử điệp Diotyledonae
Bộ trà: Theales
Họ trà: Theaceae
Chi trà: Camellia (Thea)
Loài trà: Camellia (Thea) sinensis
Dựa vào đặc tính sinh trưởng của cây chè, các nhà thực vật học xác định vùng đất
mà cây chè có thể xuất hiện và sinh trưởng tốt phải có những điều kiện sau:
− Quanh năm không có sương muối.
− Có mưa đều quanh năm với lượng mưa trung bình khoảng 3000 mm/năm.
− Nằm ở độ cao 500-1000m so với mực nước biển, môi trường mát mẻ, không nắng

quá hoặc ẩm quá.
Những vùng đất thỏa mãn các điều kiện trên là:




2.2.

Nửa phía nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Bắc Việt Nam.
Bắc Miến Điện, Thái Lan và Lào.
Vùng núi phía đông bang Assam của Ấn Độ.
Thành phần hóa học của trà:


Với sự thâm nhập của trà vào phương Tây, các thành phần hóa học của cây chè bắt
đầu được nghiên cứu từ năm 1827 (Oudry). Đến nay, người ta phát hiện được trong thành
phần của chè có 13 nhóm gồm 120-130 hoạt chất khác nhau [Đặng Hanh Khôi 1983: 2130]:
- Nhóm chất đường: glucoza, fructoza,.. tạo giá trị dinh dưỡng và mùi thơm khi chế
biến ở nhiệt độ cao.
- Nhóm tinh dầu: metyl salixylat, citronellol,..tạo nên hương thơm riêng của mỗi loại
chè, chịu ảnh hưởng của khí hậu, loại đất và quy trình chế biến.
- Nhóm sắc tố: chất diệp lục, caroten, xanthophin, làm cho nước chè có thể từ màu
xanh nhạt đến xanh lục sẫm hoặc từ màu vàng đến đỏ nâu và nâu sẫm.
- Nhóm axít hữu cơ: gồm 8-9 loại khác nhau, có tác dụng tăng giá trị về mặt thực
phẩm và có chất tạo ra vị.
- Nhóm chất vô cơ: kali, phốtpho, lưu huỳnh, flo,magiê, canxi,..
- Nhóm vitamin: C, B1, B2, PP,…: hầu hết tan trong nước, do đó người ta nói nước
chè có giá trị như thuốc bổ.
Nhóm 7

6


Văn hóa ẩm thực
- Nhóm glucozit: góp phần tạo ra hương chè và có thể làm cho nước chè có vị đắng,
chát và màu hồng đỏ.
- Nhóm chất chát (tanin): chiếm 15%-30% trong chè, sau khi chế biến thì nó trở
thành vị chát…
- Nhóm chất nhựa: đóng vai trò tạo mùi thơm và giữ cho mùi không thoát đi nhanh
(chất này rất quan trọng trong việc chế biến trà rời thành trà bánh).
- Nhóm chất keo (petin): giúp bảo quản trà được lâu vì có tính năng khó hút ẩm.
- Nhóm ankal: cafein, theobromin, theophylin, adenin, guanin,..
- Nhóm protein và axit amin: tạo giá trị dinh dưỡng và hương thơm cho chè.
- Nhóm enzyme: là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong quá trình biến đổi

của cơ thể sống.

3.

Phân loại trà:

Trên thế giới có khoảng 3.000 thứ lá cây thường được dùng làm đồ uống hàng ngày.
Thế nhưng từ khi trà trở nên phổ biến thì những loại đồ uống bằng lá cây nói chung
thường đều được gọi là trà (tea). Ví dụ, trà Pháp là cây đan sâm; chè Mỹ, chè Mactinic là
cây thuộc họ Hoa mõm chó; chè Brazin và chè Paragoay là cây nhựa ruồi Paragoay; chè
Mêhico là cây chân ngỗng (chenopodium ambrosioides) thuộc họ rau muối; chè Mông Cổ
là cây tai hổ; chè châu Âu là cây huyền sâm (Veronica officinalis); chè Phông-ten-nơ-blô
là cỏ hạt ngọc (Lithospermum officinalis). Việt Nam có chè vối, chè dây hoặc chè Hoàng
Giang (còn gọi là chè Trường Sơn), chè vằng, chè hàng rào, chè đồng, chè cay…
Chè chính hiệu có tên khoa học là Camellia sinensis cũng có tới 9 loại. Trong đó có
3 giống chính: Chè Assam (Ấn Độ): lá to, dài tới 20cm, thân lớn, cao tới 18-20m. Chè
Đông Dương: cây cao 5m, lá dài tới 7,6cm. Chè Trung Quốc ở phía Bắc thì cây nhỏ hơn
(chỉ cao 2-3m), có nhiều cành, mọc thành bụi, nhưng khỏe và chịu được rét, lá cứng và
ngắn khoảng 3,8-6,4cm.
Các loại trà:
• Về sản phẩm, dựa vào nhiệt độ hay giai đoạn lên men (sự ôxy hóa) đối với lá chè, người
ta phân loại trà thành 5 nhóm chính.


Nhóm 7

7


Văn hóa ẩm thực

Bạch trà (白白): là trà búp non, không được làm ôxy hóa. Các nước phương Tây ít
biết đến loại trà này. Bạch trà Trung Quốc nổi tiếng nhất là bạch trà được trồng ở Phúc
Kiến.
Lục trà (白白): tức trà xanh, là loại phổ thông nhất trong giới thưởng ngoạn trà. Trà
xanh được chế biến trong vòng 1-2 ngày sau khi thu hoạch. Người ta sẽ dừng quá trình
lên men ngay sau khi một lượng tối thiểu lá chè được ôxy hóa bằng nhiệt, hong bằng hơi
nước hoặc được sấy khô trên chảo nóng. Lá chè có thể được làm khô kiểu sợi rời hoặc vê
tròn nhỏ thành trà “thuốc súng” (gun-powder tea).

Trà xanh Trung Quốc nổi tiếng nhất là trà Long Tĩnh (Rồng Trong Giếng) sản xuất ở
Hàng Châu. Tương truyền trà Long Tĩnh trở nên nổi tiếng từ thời Càn Long. Trong một
lần đến Hàng Châu, vua Càn Long từng ghé thăm một vườn trà khá nổi tiếng của địa
phương. Thoạt đầu khi uống thử trà Long Tĩnh thì ông không có ấn tượng gì đặc biệt,
nhưng một lúc sau vua mới cảm thấy có vị ngọt ngấm hoài trong cổ nên ngài đã truyền
lệnh lấy trà Long Tĩnh của Hồ Tây Hàng Châu làm phẩm vật tiến cung hàng năm. Từ đó,
trà Long Tĩnh của Tây Hồ ở Hàng Châu trở thành một thứ trà xanh rất thời thượng của
dân uống trà.
Ngoài trà Long Tĩnh, Bỉ Lộ Xuân cũng là một loại trà xanh dùng tiến cung rất nổi
tiếng, còn có tên là “Trinh Nữ trà”. Tục truyền thì trà Bỉ Lộ Xuân phải do các trinh nữ hái
và họ phải kẹp trà nơi chỗ kín (hay trong nách) để có mùi “trinh nữ” trước khi tiến cung.
Thực ra thì mùi hương đặc biệt của trà Bỉ Lộ Xuân có được là do chè được trồng ở các
trang trại trên dãy Động Đình San gần Động Đình Hồ. Động Đình San thường có sương
mù bao phủ quanh năm, khí hậu ôn hoà, rất phù hợp với cây chè và các loại hoa trái khác.
Các trang trại ở đây không chỉ trồng chè mà còn trồng nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng như
đào, lê, mơ, táo, v.v. cho nên vào mùa xuân là mùa hái trà, hương của các loại hoa này
quyện lấy lá chè và vẫn giữ được khi trà đem sấy.
Trà Ô-long (白白白): Trà Ô Long là loại mà dân Đài Loan và Quảng Đông hay dùng.
Nó thu được bằng cách dừng quá trình ôxy hóa ở khoảng giữa của trà xanh và trà đen
(khoảng từ 20-60% oxidation). Quá trình ôxy hóa diễn ra trong 2-3 ngày.
Nhóm 7


8


Văn hóa ẩm thực

Hồng trà ( 白 白 ): Lá trà được ôxy hóa hoàn toàn. Quá trình ôxy hóa diễn ra trong
vòng từ 2 tuần tới 1 tháng. Gọi là “Hồng Trà” vì khi pha, nước thường có màu hồng đỏ.
Những loại hồng trà nổi tiếng là trà Thiết Quan Âm (Phúc Kiến), Đại Hồng Bào ở Trung
Quốc lục đia; Động Đình trà ở Đài Loan. Những huyền thoại về “Trảm Mã Trà” hay “Hầu
Trà” đều thuộc loại Hồng Trà. Hồng Trà là loại trà phổ biến nhất ở phương Tây. Người
phương Tây gọi loại trà này là Trà đen.
Trà Phổ Nhị (白白白/白白, trà Pu-erh / Hắc trà) sản xuất tại Vân Nam có hai dạng: trà
Phổ Nhị xanh ( 白 白 , Thanh Bính) và loại Phổ Nhị chín ( 白 白 , Thục Bínhh̀). Nó được làm
tương tự như mứt, ngoại trừ việc phải kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm rất cẩn thận. Trà sau
đó thường được nén thành nhiều hình dạng khác nhau như: hình bánh, hình đĩa hay có
đỉnh tròn. Phổ Nhị được coi như trà thuốc ở Trung Quốc.

Ngoài ra, còn có một số loại trà đặc biệt khác như Hoàng trà ( 白白 ) là trà có chất
lượng cao để phục vụ triều đình; loại trà đặc biệt này chế biến tương tự như trà xanh
nhưng sấy lâu hơn. Kukicha (白白, Hành trà) hay trà mùa đông, được làm từ các lá già và
cành chè con được cắt vào mùa đông và rang khô bằng lửa; nó được coi là tốt cho sức
khỏe ở Nhật Bản và có trong thực đơn chay.


Nếu dựa theo hình dáng ngoài, chúng ta có thể phân làm 3 loại: Trà rời: trà đen rời
(trà cánh, trà mảnh, trà vụn), trà xanh rời (trà cánh, trà mảnh, trà vụn, trà sợi, trà dẹp,
trà tròn). Trà bánh: được chế biến từ trà đen, trà xanh hoặc trà vụn ép thành từng miếng.
Nhóm 7


9


Văn hóa ẩm thực
Các loại trà bánh đều được gia công chế biến từ các nguyên liệu chè già. Trà bột hoặc cao
trà: được chế biến từ nước chè cô đặc lại và sấy khô.
• Nếu phân loại chè theo phương pháp gia công, chúng ta có 2 loại: Trà xô: không ướp
hương. Trà hương: dùng hoa tươi hoặc hương liệu khô để ướp hương.

4.

Trà ở Việt Nam:
4.1. Lịch sử cây trà Việt Nam:

Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng :cây chè vườn hộ
gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía bắc.
Lê Quý Đôn trong sách " Vân Đài loại ngữ " (1773) có ghi trong mục IX, Phẩm vật
như sau:
" ... Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và Am Các, huyện Ngọc
Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi
trong râm, khi khô đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát,
ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên..."
Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa
sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao
nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu; đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả (Vân Nam), nơi có
những cây chè đại cổ thụ.
" Hàng ngày những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa, chất đầy muối và gạo khi đi và
nặng chĩu chè khi về. Ipang nổi tiếng về chất lượng chè đạt mức ngự trà cống nộp .cho
Hoàng đế Trung Hoa. Loại chè cao cấp này không bán ngoài thị trường..; và ai cũng cố
giấu lại một phần nhỏ, mặc dù có nguy cơ bị trừng trị nặng nề. Tôi đã trông thấy một nắm

chè loại này màu trắng ngà, bao gồm những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn. Vùng đất đai
của Đèo Văn Trị ở Lai Châu, là hàng xóm láng giềng gần gũi của Ipang, vùng Xíp
xoongpảnnả "
Sau những chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang Việt Nam (1923), và tây
nam Trung Quốc (1926), các nhà khoa học Pháp và Hà Lan, đã viết "...những rừng chè,
bao giờ cũng mọc bên bờ các con sông lớn, như sông Dương Tử, sông Tsi Kiang ở Trung
Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và Bắc Kỳ (Việt Nam), sông Mê Kông ở Vân Nam, Thái
Lan và Đông Dương, sông Salouen và Irrawađi ở Vân Nam và Mianma, sông
Bramapoutrơ ở Assam. "

Nhóm 7

10


Văn hóa ẩm thực
Năm 1976, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, sau những nghiên
cứu về tiến hoá của cây chè, bằng phân tích chất catésin trong chè mọc hoang dại, ở các
vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc, và các vùng chè cổ Việt Nam (Suối Giàng,
Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An...), đã viết :
... Cây chè cổ Việt Nam, tổng hợp các catêchin đơn giản nhiều hơn cây chè Vân
Nam.... Từ đó có sơ đồ tiến hoá cây chè thế giới sau đây " Camellia → Chè Việt Nam →
Chè Vân Nam lá to → Chè Trung Quốc → Chè Assam (ấn Độ)"
Tóm lại, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận : Đại thể cây chè phát
nguyên từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai,
dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở
phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt
Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95o đến 120o Đông, trục Bắc Nam từ vĩ đ 29o đến 11o
Bắc.
4.2. Sự phát triển của cây trà Việt Nam:

 Thời kỳ trước năm 1882:

Từ xa xưa, người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại hình:
Chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè dồng bằng sông Hồng ở Hà đông,
chè đồi ở Nghệ An.
− Chè rừng vùng núi, uống chè mạn, lên men một nửa, như vùng Hà Giang, Bắc Hà ...
 Thời kỳ 1882-1945:


Ngoài 2 loại chè trên, xuất hiện mới 2 loại chè công nghiệp; chè đen công nghệ
truyền thống OTD, và chè xanh sao chảo Trung Quốc. Bắt đầu phát triển những đồn điền
chè lớn tư bản Pháp với thiết bị công nghệ hiện đại. Người dân Việt Nam, sản xuất chè
xanh tại hộ gia đình và tiểu doanh điền. Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè
xanh sang thị trường Bắc Phi là chủ yếu. Diện tích chè cả nước là 13305 ha, sản lượng
6.000 tấn chè khô/năm.
 Thời kỳ từ 1945 đến nay:

Sau 1954, Nhà nước xây dựng các Nông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông
nghiệp trồng chè; chè đen OTD xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, và chè xanh xuất
khẩu sang Trung Quốc.
4.3. Các vùng trồng trà:

Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông nam á, cái nôi của cây chè.
Nhóm 7

11


Văn hóa ẩm thực
- Khí hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè. Lượng nước mưa dồi dào

1700-2000 mm/năm. nhiệt độ 21-22,60C, ẩm độ không khí 80-85 %. Đất đai trồng chè
gồm 2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ.
- Chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5-22.50, chia thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300 m, vùng
giữa 300-600 m, vùng cao 600-trên 1000 m, nên chất lượng chè rất tốt.
- Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung Du và Shan, làm được chè xanh và chè đen;
đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng, được thị trường quốc tế
rất ưa chuộng. Ngoài ra còn những giống chè tốt làm chè đen, chè xanh, chè ô long, nhập
nội của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ấn Độ và Srilanka, Inđônêxia.
Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, bị ảnh hưởng lớn bởi dãy Trường Sơn
chắn gió. Một năm có hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trong mùa khô (từ
tháng 11 - tháng 3) chỉ chiếm 7-8% tổn glượng mưa cả năm, độ ẩm không khí thấp (70%).
Mùa mưa (tháng 04 - tháng 11) chiếm trên 90% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng mưa
trung bình ở Tây Nguyên thuộc loại cao so với cả nước, độ ẩm không khí rất cao (85%).
Địa hình ở Tây Nguyên rất đặc thù nên nhiệt độ cũng thay đổi theo độ cao. Biên độ
nhiệt giữa các mùa hàng năm không đáng kể (40C). Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm rất
cao, trung bình 100C, vào mùa khô lên đến 15-160C.
Đất ở Tây Nguyên là loại đất Feralic phát triển trên đá Bazan, gốm các loại: đất phù
sasông suối, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất vàng đỏ, đất mùn. Trong đó đất đỏ vàng
chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Đất đỏ vàng là loại đất rất thích hợp cho
việc trồng trà.
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng như trên, vùng Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Lâm
Đồng, vùng Bảo Lộc là nơi lí tưởng cho cây trà phát triển và có chất lượng tuyệt hảo.
Sau khi phát hiện ra Đà Lạt vào năm 1893, toàn quyền Pháp Paul Doumer đã cử
nhiều đoàn thám hiểm ra các vùng phụ cận, đặc biệt là theo hướng Nam Đà Lạt về Sài
Gòn. Đến năm 1899 Ernest Culiri đã đặt chân đến B'lao (tên cũ của Bảo Lộc) cùng với
phái đoàn nghiên cứu tiềm năng vùng đất này. B'lao lúc bấy giờ là địa bàn cư trú của
người Mạ (du canh du cư). Người Pháp khám phá ra đây là vùng đất màu mỡ, khí hậu ôn
hoà, mát mẻ quanh năm, đặt tên là Đồng Nai Thượng (Haut Dongnai), và đã đầu tư thành
lập các đồn điền, chủ yếu là trồng trà, với những công nhân đầu tiên là người Mạ.
Cây trà đầu tiên xuất hiện ở Cầu Đất - Đà Lạt vào năm 1927, sau đó xuống Di Linh

và nhanh chóng phát triển mạnh ở vùng Bảo Lộc. Ban đầu cây trà chỉ được trồng trong
các đồn điền, sau đó theo sự phát triển của dân cư đã lan rộng toàn vùng rồi trở nên nổi
Nhóm 7

12


Văn hóa ẩm thực
tiếng. Nếu như ở phía Bắc có trà Thái Nguyên nổi tiếng về vị chát đặc trưng, thì trong
Nam có trà Bảo Lộc với vị chát dịu, hậu ngọt.
Riêng trà oolong có nguồn gốc từ vùng núi Long Đỉnh thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung
Quốc, cách đây khoảng 400 năm, dưới triều đại nhà Minh, sau đó du nhập và phát triển
cực thịnh ở Đài Loan cách đây hơn 150 năm. Trà oolong du nhập vào Việt Nam năm 1990
do một số công ty Đài Loan đem sang.
Trữ lượng trà Lâm Đồng: Tổng diện tích (số liệu ngày 31/12/2002): 23.940 ha,
phân bổ như sau :







Bảo Lộc : 7,800 ha( trong số này có : 667 ha Kim Shun + Thúy Ngọc )
Di Linh : 2,000 ha
Lâm Hà : 800 ha
Cầu Đất : 270 ha ( 30 ha : Oolong + Kim Shun + Thúy Ngọc )
Bảo Lâm :13,000 ha
Đa huoai & Đa tẻ : 70 ha


II 1.

VĂN HÓA UỐNG TRÀ:
Văn hóa uống trà trên thế giới:

Trà luôn có một vị trí nhất định trong các lựa chọn thức uống lành mạnh của con
người. Ở mỗi lãnh thổ, quốc gia, đều có một hương vị trà đặc trưng làm nên văn hóa ẩm
thực truyền thống.
Từ Đông sang Tây, văn hóa thưởng trà ở mỗi vùng đất có gì giống và khác nhau?
1.1. Văn hóa uống trà của Trung Quốc:
a) Trung Hoa và văn hóa uống trà:

Đất nước Trung Quốc nổi tiếng được mọi người biết tới không chỉ vì có dãy Vạn Lý
Trường Thành mà còn vì đây được coi là quê hương đầu tiên của lá trà.
Ngoài tác dung giúp giải nhiệt ra thì trà còn được coi như một loại thần dược giúp
các bậc thi nhân như Đõ Phủ, Bạch Cư Dị sáng tác ra những áng thơ bất hủ vượt thời gian
Trà là tên gọi theo nguồn gốc Trung Quốc. Đối với người Trung Quốc, uống trà
không chỉ đơn thuần là giải khát mà còn mang rất nhiều ý nghĩa thú vị. Đó là khoảng thời
gian ngồi bên nhau của những thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân… trò chuyện
với nhau để giữ cho mối quan hệ được gắn bó bền lâu, tâm đầu ý hợp. Uống trà một mình
để có phút suy ngẫm tường tận những sự việc xảy ra trong cuộc đời. Uống trà cũng là lúc
Nhóm 7

13


Văn hóa ẩm thực
thư giãn, tĩnh tâm để tinh thần luôn an lạc… và còn nhiều ý nghĩa khác nữa. Từ đó, uống
trà không còn là một việc thông thường mà là cả một nghệ thuật, mà những gì liên quan
đến cái thú này đều được chăm chút kỹ lưỡng, từ bình, chén uống trà đến nước pha trà,

loại trà được chọn, đến chỗ ngồi, đến người bạn hiền đối ẩm…
Người Trung Quốc uống trà đã có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trong sinh họat hằng
ngày ngày của người Trung Quốc không thể thiếu một loại nước giải khát đó là trà, tục
ngữ có câu: “củi đóm, gạo dầu, muối, tương, dấm và trà” Trà được liệt vào một trong 7
thứ quan trọng trong cuộc sống, có thể thấy được uống trà là điều rất quan trọng. Dùng trà
để tiếp khách là thói quen của người Trung Quốc. Khi có khách đến nhà, chủ nhà liền
bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống vừa chuyện trò, bầu không khí rất
thoải mái.
Nền văn hóa trà hình thành trên đất Trung Quốc với những tác phẩm tiêu biểu về trà
là ‘Trà Kinh’ của Lục Vũ và ‘Trà Ca’ của Lô Đồng vào đời Đường.
Thứ nhất, Trà kinh đánh dấu quá trình nghệ
thuật uống trà đến đời Đường đã tới trình độ là thật
tinh vi. Sách này gồm có mười chương bàn về nguồn
gốc của trà cụ, cách pha trà, nghệ thuật uống trà, các
thư tịch về trà, các vùng trồng trà. Tục uống trà được
kể ra dưới đây đầy thú vị: ‘Tục uống trà đã thành nếp
sâu đậm và phát triển manh nha từ thời Nam Bắc
Triều (420-587). Trà giờ đây đã trở thành một thức
uống phổ thông của mọi gia đình Trung Quốc’. Và, người ta có thể pha trà nhiều loại như
trà rời, trà lá, trà mạt, hay trà bánh. Quan trọng nhất có chín điều cho trà nhân phải thực
hành: (1) Tự chế thành trà; (2) Phải chọn lựa loại trà; (3) Phải có trà cụ đầy đủ; (4) Phải
sửa soạn lửa cho đúng cách; (5) Phải có nước pha trà thích hợp(2); (6) Phải xấy trà cho
đúng cách; (7) Phải tán trà cho tơi; (8) Phải pha trà một cách thích hợp; (9) Cuối cùng,
phải uống trà.
Thứ hai, cũng vào đời Đường, để ca tụng tính thanh cao của trà, với phong cách siêu
thoát của thiền và đạo học, Lô Đồng viết Trà ca với chất văn giàu súc tích, qua đó, biết
được thú uống trà của Trung Quốc ở thời này đã đầy sức sống rồi.
Cánh cửa ngăn khách tục
Lau chùi tự pha tra
Mây tím trôi theo gió đến bao giờ

Nhóm 7

14


Văn hóa ẩm thực
Hoa trắng ánh sáng lung linh ngừng trên bát trà
Với Trà kinh, Lục Vũ được tôn làm trà thần; Với Trà ca Lư Đồng được phong làm
trà thánh của nền văn hóa trà Trung hoa.
Được biết, trước năm 280, ở miền Nam Trung Quốc có một nước nhỏ gọi là nước
Ngô, mỗi khi nhà vua thết tiệc các đại thần, thường ép các đại thần uống rượu cho say
mềm. Trong số các đại thần có một đại thần tên là Vĩ Siêu không uống được nhiều rượu,
nhà vua cho phép ông ta uống trà thay rượu. Từ đó về sau, các quan văn bắt đầu dùng trà
để tiếp khách. Đến đời nhà Đường, uống trà đã trở thành thói quen của mọi người. Nghe
nói, thói quen này còn có liên quan đến Phật giáo. Vào khoảng năm 713 đến năm 741, lúc
đó các sư sãi và các tín đồ trong nhà chùa do ngồi tụng kinh trong thời gian dài, thường
hay ngủ ngật và ăn vặt, nhà sư liền nghĩ ra cách cho họ uống trà cho tỉnh táo, từ đó, biện
pháp này được lưu truyền đi khắp nơi. Trong khi đó, những gia đình giàu có của nhà
Đường, còn mở phòng chuyên pha trà, thưởng thức trà và đọc sách, gọi là phòng trà. Năm
780, ông Lục Vũ chuyên gia về trà của nhà Đường đã tổng kết kinh nghiệp trồng trà, làm
trà và uống trà, viết cuốn sách về trà đầu tiên của Trung Quốc với tựa đề: “Kinh nghiệm
về trà”. Trong Hoàng cung đời nhà Thanh, không những uống trà, mà còn dùng trà tiếp
khách nước ngoài. Ngày nay, hàng năm vào những ngày tết quan trọng như: tết dương
lịch hoặc tết xuân v,v,có một số cơ quan, đoàn thể thường tổ chức liên hoan tiệc trà.
Ở Trung Quốc, trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Mọi người coi việc pha
trà, thưởng thức trà là một nghệ thuật. Từ xưa đến nay, ở các nơi Trung Quốc đều có mở
quán trà, hiệu trà… với những hình thức khác nhau, trên phố Tiền Môn tấp nập ở Bắc
Kinh cũng có quán trà. Mọi người ở đây uống trà, ăn điểm tâm, thưởng thức những tiết
mục văn nghệ, vừa được nghỉ ngơi lại vừa giải trí, đúng là một công đôi việc. Ở miền
Nam Trung Quốc, không những có lầu trà, quán trà, mà còn có một loại lều trà, thường là

ở những nơi phong cảnh tươi đẹp, du khách vừa uống trà, vừa ngắm cảnh.
Uống trà cũng có những thói quen, chẳng hạn như trà, mỗi nơi lại có thói quen
riêng, thích uống những loại trà cũng không giống nhau. Người Bắc Kinh thích uống trà
hoa nhài, người Thượng Hải lại thích uống trà xanh. Người Phúc Kiến ở miền Đông Nam
Trung Quốc lại thích uống trà đen…. Có một số địa phương, khi uống trà lại thích bỏ
thêm gia giảm, chẳng hạn như một số địa phương ở tỉnh Hồ Nam ở miền Nam thường lấy
trà gừng muối để tiếp khách, không những có trà, mà còn cho gừng, muối, bột đỗ tương
và vừng, khi uống vừa quấy vừa uống, cuối cùng đổ bột đỗ tương, gừng, vừng và trà vào
mồn ăn, nhấm nháp hương vị thơm ngon, vì vậy có nhiều địa phương còn gọi “uống trà”
là “ăn trà”.

Nhóm 7

15


Văn hóa ẩm thực
Cách pha trà mỗi điạ phương lại có thói quen khác nhau, vùng miền Đông Trung
Quốc, thích dùng tích pha trà, khách đến nhà, liền bỏ trà vào tích, đổ nước sôi, đợi cho
ngấm rồi rót ra chén, mời khách uống. Có nơi, như trà công phu ở Trương Châu tỉnh Phúc
Kiến ở miền Đông, không những tách, chén rất khác biết, mà cách pha trà cũng rất đặc
biệt, hình thành nghệ thuật pha trà rất độc đáo.
Ở các nơi Trung Quốc nghi lễ uống trà cũng không giống nhau, ở Bắc Kinh, khi chủ
nhà bưng trà mời khách, người khách phải lập tức đứng dậy, hai tay đỡ lấy chén trà, rồi
cảm ơn. Ở Quảng, Đông, Quảng Tây miền Nam Trung Quốc sau khi chủ nhà bưng tra lên,
phải khum bàn tay phải lại gõ nhẹ lên lên bàn 3 lần, tỏ ý cảm ơn, ở một số khu vực khác,
nếu như khách muốn uống thêm, thì trong chén để lại ít nước trà, chù nhà thấy vậy sẽ rót
thêm, nếu như uống cạn, chủ nhà sẽ cho rằng bạn không muốn uống nữa, thì sẽ không rót
thêm nữa.
Nổi tiếng về trà ở Trung Quốc có thể kể đến trà Ô Long và trà Long Tỉnh. Ô Long là

loại trà xanh có chứa nhiều dược chất như tanin, theofinlin, theobromin và các vitamin C,
PP, K, B2 và một số axit amin khác, khả năng làm chậm quá trình lão hóa. Trà Long Tỉnh,
là loại trà xanh nổi tiếng, được trồng ở khu vực Hàng Châu (làng Long Tĩnh) với nét đặc
trưng là hình dáng lá cờ (tam giác). Loại trà này gắn liền với truyền thuyết về con rồng
nằm dưới đáy giếng khô (thuộc vùng Vân Nam) đã phun mưa khi vị sư khấn cầu để dân
thoát khỏi nạn hạn hán kéo dài và tưới mát các nương trà đang khô héo. Vua Càn Long
cũng là một trong những người yêu thích loại trà này bởi vị ngọt thanh thuần khiết, đặc
trưng, từ đó trà Long Tĩnh trở thành một trong những vật dùng để tiến cung hàng năm của
vùng Hàng Châu.
b) Sự phát triển nghệ thuật uống trà của người Hoa

Sự phát triển của trà chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: từ thời nhà Ngô đến thời nhà
Đường, Giai đoạn 2: sau Đường đến thời Tống, Giai đoạn 3: sau thời Tống đến thời Minh
– Thanh.


Giai đoạn 1: từ thời nhà Ngô đến thời nhà Đường:

Chính thức theo lịch sử thì trà chỉ mới được đề cập đến từ thời Tam Quốc, và đến tận
đời Đường, người Tàu vẫn chỉ dùng các loại trà mọc hoang chứ chưa trồng và chế biến
thức uống này. Trà cũng chỉ lưu hành trong giới thượng lưu miền Nam Trung Hoa chứ
dân dã cũng chưa uống và tục uống trà chưa được coi như một thú thanh cao. Quả thực
thời kỳ đó hai miền nam bắc Trung Hoa đời sống cách biệt như hai thế giới. Về cách uống
cũng khác biệt,giữa hai bờ đai giang và nhất là dân du mục ngoài Trường Thành thì uống
trà pha sữa trâu bò, dê, ngựa. Đến đời Tùy nước Tàu thống nhất thì những sinh hoạt mới
Nhóm 7

16



Văn hóa ẩm thực
lan truyền ra những vùng khác. Tuy việc uống trà đã phổ
thông nhưng vẫn có một số đặc điểm khác ngày nay:
- Thứ nhất trà vẫn còn coi như một vị thuốc, chưa có mấy
nơi coi như một thức uống.
- Thứ hai trà do dân chúng vào vùng hoang sơn dã lãnh hái
về chứ chưa biết trồng thành đồi, thành vườn để sản xuất
một cách qui mô.
- Thứ ba trà uống theo kiểu giản dị là hái lá vào đem nấu chứ chưa kiểu cách như sau này.
Tới đời Đường, khi Lục Vũ viết cuốn Trà Kinh thì trà mới trở nên phổ biến. Từ đó trở đi,
nơi nơi đều uống trà, trở thành một phong trào và sản xuất trà cũng thành một lãnh vực
kinh tế qui mô, đem lại một ngân khoản lớn cho triều đình.
Trong tác phẩm "Trà Kinh" (Kinh thư của Trà Ðạo), Lục Vũ "một nhà thơ, đệ nhất
sứ đồ của Trà Ðạo" sống ở khoảng giữa thế kỷ thứ 8 đã miêu tả cách pha trà bánh (Ðoàn
trà) như sau: nước để pha trà tốt nhất là nước sơn tuyền, rồi đến nước sông và các nguồn
khác. Người ta đem trà bánh hong trước bếp lửa cho đến khi thật mềm rồi đặt giữa 2 tờ
giấy tốt nghiền vụn ra. Khi nước sôi ở độ thứ nhất tức là có những bọt nước nho nhỏ như
mắt cá bơi trên mặt nước thì bỏ muối vào. Ðến khi nước sôi độ thứ nhì tức là khi bọt nước
trông giống như những hạt châu bằng pha lê lăn đi trong suốt thì bỏ trà vào. Ðến độ sôi
thứ ba tức là sóng nước sủi lên sùng sục trong ấm thì đổ một thìa nước lã vào ấm để
"trấn" trà và làm cho "nước hồi phục lại nguyên khí" rồi mới rót trà ra thưởng thức.Đời
Đường, khu vực sản xuất trà bao gồm Giang Hoài, Lưỡng Chiết, Lãnh Nam, Phúc Kiến,
Kinh Tương và từ đó tới nay vẫn là những địa khu chủ yếu. Theo Chu Trọng Thánh, việc
phong thịnh đời Đường bao gồm ba nguyên nhân chính:
- Thứ nhất, thời Đường giao thông đã phát đạt, các phương tiện chuyên chở đã cải tiến
nhiều.
- Thứ hai, sau khi cuốn Trà Kinh của Lục Vũ viết ra, phong trào uống trà càng lên cao.
- Thứ ba, thời kỳ đó Phật giáo và Lão giáo hưng thịnh và việc uống trà tại các chùa chiền,
miếu mạo rất phổ biến.



Giai đoạn 2: sau Đường đến thời Tống:

Trong lịch sử Trung Hoa, hoàng đế Huy Tôn (1082-1135) của nhà Bắc Tống được
xem như vị có công lớn trong việc cổ vũ và phát huy một số ngành nghệ thuật như hội
họa, thơ văn và uống trà. Bản thân ông là một họa sĩ chuyên vẽ về đề tài hoa điểu, và là
Nhóm 7

17


Văn hóa ẩm thực
một thư pháp gia (calligrapher) nổi tiếng. Ông cũng viết
một số bài ca ngợi thú uống trà bột. Ông say mê các
ngành nghệ thuật này đến độ không ý thức được việc đế
quốc Kim, từ phương Bắc, sắp sửa thôn tính trọn vẹn
đất nước của ông.
Mạt trà trở nên thịnh hành, thay thế Ðoàn trà.
Người ta bỏ lá trà vào cối đá xay thành bột rồi đem
khuấy trong nước sôi bằng một thứ dụng cụ bằng tre tốt có một đầu chẻ ra thành nhiều
mảnh. Muối và các hương liệu, gia liệu bị bỏ dần. Cách uống trà này được truyền sang
Nhật Bản và phát triển thành một phái Trà Ðạo riêng biệt ở xứ "Mặt trời mọc".


Giai đoạn 3: sau thời Tống đến thời Minh – Thanh:

Khi quân Mông Cổ chiếm trọn Trung Hoa và lập ra nhà Nguyên năm 1280, vị trí của
trà bị lu mờ, một phần vì thời cuộc và một phần vì những người cai trị mới có sở thích
dùng các thức uống của dân du mục Mông Cổ, như rượu sữa kumiss. Đến thời nhà Minh
(1368-1644), trà không những được phục hồi vị trí vẻ vang của các thời Đường, Tống, mà

còn thăng hoa như một nghệ thuật cao quý. Trong hoàng cung nhà Thanh, trà không
những dùng để uống, mà còn được pha tiếp khách nước ngoài. Châu Nguyên Chương
(1328-1398), người sáng lập ra nhà Minh, quyết định bỏ hẳn lối sản xuất trà ép khuôn và
trà bột vì quy trình sản xuất các loại trà này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Quyết
định này là động cơ thôi thúc các nghệ nhân lò Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây và lò
Yixing, tỉnh Giang Tô vẽ ra nhiều kiểu ấm và chén tinh xảo cho cách thức uống trà mới.
Trà bột nhường chỗ cho trà có dạng lá tự nhiên và có cách chế biến như ngày nay.
Trà là nét văn hóa đặc thù trong nền văn hóa Trung Hoa, có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Ngày nay, những quán trà đậm chất Trung Hoa có mặt ở khắp nơi trên đường phố, các
khu thương mại,… Đến với nghệ thuật "ẩm trà", chúng ta sẽ khám phá được những vùng
đất nổi tiếng, phong tục, lễ hội, văn hóa và đời sống cư dân bản địa. Và đặc biệt, ta sẽ
không quên những giây phút thư giãn bên tách trà xanh thơm mát, đậm đà.
1.2. Văn hóa uống trà của Nhật Bản:
a) Người Nhật và trà Đạo.

Khi nhắc đến Nhật Bản, người ta sẽ nhắc đến là Trà đạo, hay ngược lai: nói đến Trà
đạo là người ta nghĩ ngay đến đất nước mặt trời mọc. Trà đạo đó là niềm tự hào của người
Nhật. Trà đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật
Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.

Nhóm 7

18


Văn hóa ẩm thực
Trà đạo là hoạt động uống trà đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình
cảm riêng của người Nhật Bản, mà đặc điểm chính là pha trà và thưởng thức trà. Nghệ
thuật này đã có hơn 500 năm lịch sử ở Nhật.
Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư

Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo
một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn "Khiết
Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống
trà.
Người sáng lập Trà đạo là một hòa thượng tên gọi Muratashu Mitsu, người đã tìm
thấy hương vị tuyệt vời trong khi uống trà. Sau này, các đệ tử của ông đã phát huy ảnh
hưởng và hình thành nên một môn nghệ thuật lưu truyền đến ngày nay.
Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà
đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với
tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ
thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶茶), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.
Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình
không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục
uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính
dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo, không
đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu
nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách, trước tiên, hòa mình với thiên nhiên, để từ đây
tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.
Bởi giàu tính chất thiền, nghệ thuật uống trà của người Nhật được gọi là trà Đạo.
Nếu đọc lịch sử trà đạo Nhật Bản, người ta sẽ thấy vào thời Muramuchi tức khoảng thế kỷ
15-16. Lúc đó do yêu cầu tâm linh của xã hội Nhật Bản đang lên, thiền cần phải được mở
ra cho tất cả mọi người không phân biệt tăng tục, vì thế, một số môn đồ thiền tổ chức lại
nghi thức uống trà tại một thiền viện, trong đó, có các trà nhân nổi tiếng là Shuko (14121502). Jòo (1504-1551) và Rikyu (1521-1591).
Trong tác phẩm NAMboroku. Rikyu nói về nghệ thuật uống trà này mà lời nói ra
như có sức hút: ‘Nghệ thuật uống trà trong thiền thất có nghĩa là thực tập lời Phật dạy và
chứng đạt giác ngộ. Ban đầu người ta thưởng thức vẻ đẹp của kiến trúc thiền thất hoặc
mùi vị của thanh trai. Nhưng đây là chuyện không đáng để nói. Có một thiền thất đủ ở, và
thức ăn không bị đói là đủ rồi. Đời sống giản dị này chính là thể hiện lời Phật dạy. Còn
cốt lõi của trà đạo là tìm nước, nhặt củi, đun nước và pha trà. Hãy dâng bát trà lên Đức
Nhóm 7


19


Văn hóa ẩm thực
Phật và sau đó chia cho những người khác tham dự. Đặt một cành hoa vào lọ và đốt
hương lên, hãy sống như sống với Phật và Tổ’. Rikyu để lại đời với dòng văn này thật xúc
động sâu xa cho nhiều người khi đọc Namboroku: ‘Trong thiền thất nhỏ như vậy, tôi
không sống với cái gì ngoài nước và củi. Và bây giờ đây, tôi chợt thấy trà trong bát dâng
lên hương vị chân lý giác ngộ của đức Phật’. Ngày nay người Nhật thực tập trà Đạo mỗi
ngày với hình bóng Rikyu thấp thoáng trong hơi trà.
b) Lịch sử:



Giai đoạn 1:

Vào thế kỷ thứ 8 - 14 trà bắt đầu được sử dụng phổ biến trong tầng lớp quý tộc. Lúc
đó có các cuộc thi đấu đoán tên trà. Văn hóa uống trà giai đoạn đó được coi là những trò
chơi xa xỉ và tầng lớp quý tộc rất thích dụng cụ uống trà Trung Quốc.
Giữa cái bối cảnh xô bồ này, một nhà sư tên là Murata Juko đã tìm thấy vẻ đẹp giản
dị tồn tại trong văn hóa uống trà. Đến với trà bằng tinh thần của nhà sư, nên Murata Juko
rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Trà đạo ra đời như thế.
Tuy nhiên, trà đạo vẫn còn chưa được nhiều người biết đến. Sau Murata Juko, người
kế nghiệp tiếp theo là Takeno Jyoo. Jyoo quan niệm: "Mặc dù xung quanh chúng ta chẳng
có gì cả: không hoa, không lá; nhưng có cảnh hoàng hôn chiều tà với một mái nhà tranh."


Giai đoạn 2:


Sau thời Jyoo, đến thế kỷ 16 là thời của Senno Rikyu - Rikiu mới là người đã đưa ra
bước ngoặt quan trọng, tạo nên một văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ (samurai). Senno
Rikyu đã là thày dạy trà đạo cho Oda Nobunaga (Shogun - người đứng đầu giới võ sĩ) của
thời Azuchi. Sau khi Oda Nobunaga chết, Toyotomi Hideyoshi lên (thời Momoyama) thì
Senno Rikyu tiếp tục dạy cho ông này. Như vậy, hoạt động của Senno Rikyu có tầm ảnh
hưởng khá sâu rộng trong tầng lớp võ sĩ, và ảnh hưởng mạnh đến chính trị thời đó.
Trong thế kỷ 16, cùng thời với Senno Rikyu, còn có Yabunnouchi Jyochi, cũng là
học trò của Takeno Jyoo. Yabunouchi Jyochi là trà sư tại chùa Honganji, ngôi chùa lớn
nhất đất nước Nhật Bản. Yabunouchi chú trọng việc thực hành Trà đạo ở chính nơi bản
thân, nơi lối sống, nơi cái tâm trong trẻo của mỗi người.
Ngoài ra còn có nhiều trà nhân khác nữa. Mỗi trà nhân đều pha trà theo phong cách
riêng của mình. Nếu các phái (trà) có sự khác nhau thì chỉ khác một chút ở phần thực hiện
những động tác của nghi thức pha trà, tức là khác phần bên ngoài, còn đạo tinh thần bên
trong là duy nhất.
Nhóm 7

20


Văn hóa ẩm thực


Giai đoạn 3:

Trà đạo trong thời hội nhập: Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi
phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi. Nếu như khách không thể quen với
kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi nói trên cho phép người phương Tây với
thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi
không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà.
Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây. Người

đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn có thể
mặc áo theo kiểu Tây phương.
c) Cách uống trà của người Nhật:

Những người Nhật thích uống trà thường thành lập những nhóm nhỏ, chọn ngày mời
nhau cùng thưởng thức. Số người tham gia mỗi lần không vượt quá 4 người và hoàn cảnh
tổ chức một buổi trà đạo cũng có những quy định đặc biệt. Những gia đình khá giả thường
cho xây ba căn phòng nhỏ trong vườn riêng nhà mình, hai phòng nối liền nhau, trong đó
một phòng là phòng trà - nơi tổ chức trà đạo, phòng kia đặt than, bộ đồ trà và vòi nước.
Phòng còn lại là nơi nghỉ ngơi của khách, phải cách hai phòng kia một khoảng nhất định.
Trong vườn có những con đường nhỏ lát đá, quanh co với hai bên trồng hoa và cây cảnh
làm cho không gian trong vườn yên tĩnh và thanh nhã. Bố trí trong phòng trà cũng rất
được chú ý. Thông thường là treo tranh của các danh họa nổi tiếng, có hoa cắm nghệ thuật
để khách mời được thưởng thức nghệ thuật mang hương sắc cổ kính.
Thời gian tổ chức trà đạo chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8h
sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối). Khách mời đúng giờ đến
phòng nghỉ, gõ vào chiếc chuông gỗ báo hiệu đã đến. Chủ nhà nghe tiếng chuông sẽ từ
phòng trà ra đón khách. Trước cửa phòng trà có đặt một chiếc cối đá đựng đầy nước,
khách phải rửa sạch tay trước khi vào phòng. Cửa ra vào có một ô cửa cao gần 3 thước để
khách tháo giày đi vào. Khi bước vào phòng phải khom mình tỏ ý khiêm tốn. Nếu khách
là võ sĩ thì phải tháo kiếm trước mới được bước vào để biểu thị không khí hòa bình.
Trong số khách, người tinh thông trà đạo được cử làm người chủ trì. Người chủ trì phải
cạo trọc đầu để biểu thị sạch sẽ, thanh khiết. Trong phòng trà, một góc chiếu có đặt bếp lò
và nồi nước bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà. Bộ đồ trà phải thô, nặng có men màu cam
hoặc đen đậm dáng vẻ cổ kính. Trong khi chủ nhân đun nước thì khách dùng điểm tâm.
Món điểm tâm này hết sức tinh tế phải được làm căn cứ vào thời tiết. Ví dụ: tổ chức trà
đạo vào mùa thu thì món điểm tâm phải làm giống như lá phong hoặc hoa cúc. Trà để pha
là loại bột trà xanh được chế biến cẩn thận bằng cách giã nát trong cối đá - người Nhật gọi
là nghiền trà.
Nhóm 7


21


Văn hóa ẩm thực
Có hai cách pha trà: pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường ba người thay nhau
uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống riêng một bát.
Trà đặc có màu xanh đậm, hương thơm hơi chát. Chủ nhân múc hai muôi gỗ trà cho vào
bát, đổ nước sôi, dùng que trúc khuấy đều để trà có nước đặc như bột đậu. Bát đầu tiên
mời người chủ trì, người chủ trì nâng bát trà ngang trán rồi mới uống. Khi uống phải chép
miệng để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân. Khi tất cả khách uống
xong thì nghi thức trà đạo cũng kết thúc. Nhưng đôi khi còn một nghi lễ cao hơn là ăn
cơm thường sau khi uống trà. Tuy gọi là cơm thường nhưng cũng thịnh soạn.
Trà đạo đã hình thành nhiều trường phái khác nhau, chủ yếu có ba trường phái lớn
là: Risenka, Hyosenka và Bushakoro Senka. Mỗi nhà đều theo chế độ gia truyền - tức là
con thường kế nghiệp bố làm người chủ trì trà đạo của gia đình đó.
Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm
hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản
thân.
Trà đạo ngày nay càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức
học tập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần
phong phú và đẹp đẽ hơn.
Nghệ thuật uống trà đạo của Nhật Bản bao gồm các bước sau:


Bước 1: Nước pha trà:

Tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi để pha trà, có nghĩa là không thể nào
dùng nước đang sôi trong bình rót vào bình pha trà. Lý do trông không đẹp mắt và nhất là
tất cả các loại trà Nhật bản, trà xanh, trà bột dùng trong lễ dâng trà không bao giờ dùng

nước đang sôi ! Nước pha trà phải được đựng trong một bình thủy hay nước được nấu
trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nước ở khoảng 80-90 0C.


Bước 2: Làm ấm dụng cụ:

Nhóm 7

22


Văn hóa ẩm thực

Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm
dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi xử dụng. Cho trà vào ấm pha trà : Thường
với loại trà ngon cỡ trung bình người ta thuờng tính cho mỗi một người khách khoảng
một muỗng cà phê trà xanh. Tuy nhiên nếu dưới 3 người khách, nên cho hơn một tí để
tránh quá nhạt . Dĩ nhiên với nhưng người ghiện trà, thích uống đậm lại là vấn đề khác!


Bước 3: Pha trà:

Với loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như sau :
Lần thứ nhất: được pha với nước nóng ở khoảng 60 0C, để trà ngấm khoảng 2 phút đồng
hồ trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một cài bình trà khác (hay
chén tống) để giảm nhiệt độ trước khi cho vào bình pha trà.
Lần thứ hai: pha với nước nóng khoảng 800C trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là
cho nước vào ấm pha trà , hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước cũng được rót
qua bình trung gian nhưng nhanh hơn để có nhiệt độ như mong muốn. (Tuy nhiên, những
người pha trà quen thuộc, khéo tay họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình

pha trà bằng các thủ thuật như rót nuớc thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà…).
Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 0C, cũng khoảng 30- 40 giây. Nước có
thể ruôn trược tiếp từ bình thủy vào ấm trà, vì nước sôi khi qua các giai đoạn rót vào bình
thủy, rồi từ bình thủy rót vào ấm pha trà đã có nhiệt độ khoảng 90 độ C. Với những loại
trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần
thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng những loại trà xanh hạ phẩm, rẻ tiền
việc pha trà hơi khác hơn chút đỉnh. Chẳng hạn lần thứ nhất phải ở nhiệt độ cao hơn (70Nhóm 7

23


Văn hóa ẩm thực
80 độ, 2 phút) , lần thứ hai (90 độ, khoảng 1- 2 phút) và không có lần thứ 3 vì hết mùi vị
rồi.
Lượng nước pha trà: Người pha trà phải biết ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào
bình trà, không thể pha trà xanh của Nhật Bản giống như pha trà của Trung Quốc hay Việt
Nam được mà phải biết dung tích của tách uống trà và số tách để cho đúng lượng nước để
mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm
giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ, vì oxy hoá làm mất mầu xanh đẹp
của trà.


Bước 4: Cách rót trà:

Không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế
tiếp! Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng
như không đều về lượng trong mỗi tách (tách đầu tiên quá nhiều, tách cuối cùng rất ít, quá
đậm vì thời gian trà ngấm ra nhiều hơn hay không còn nước cho người kế tiếp!). Vì vậy,
tất cả các tách của khách đều được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1,2,3,4… rót lần
đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại

4, 3, 2 ,1 mỗi lần khoảng 20ml (cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư
chút ít trong bình, nên co dãn để phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách.


Bước 5: Cách uống trà:

Khi uống trà xanh Nhật bản (cũng như uống trà bột trong lễ dâng trà) người Nhật
phải ăn một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống trà,
Nhóm 7

24


Văn hóa ẩm thực
người ta ăn vài miếng bánh (phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên
vừa ăn vừa uống ). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo. Với cách này
sẽ làm gia tăng hương vi của trà xanh một cách lạ kỳ. Với cách uống trà cầu kỳ, độc đáo
và tinh tế này của người Nhật đã đưa cách uống trà Nhật trở thành một môn nghệ thuật
mà cả thế giới phải nể phục và thưởng thức.
Với người Nhật, trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không
gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa
hợp với thiên nhiên. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hòa, kính, thanh,
tịch”. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà
nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác,
thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì
tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ
“thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác
yên tĩnh, vắng vẻ.
Qua nghi lễ của một buổi tiệc trà cũng như ý nghĩa, nét đặc sắc của trà đạo Nhật
Bản, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng

như tính cách của họ. Mỗi người trong quá trình học hỏi, luyện tập và thưởng thức các
bước của một buổi tiệc trà đều phải tỏ ra rất cung kính, lễ nghi như cúi gập mình khi chào
hỏi, lễ phép, khiêm nhường khi nói chuyện. Thêm vào đó, họ còn học được tính cẩn thận,
tỉ mỉ, nhẹ nhàng, khéo léo và ngăn nắp khi thực hiện từng hành động trong một chuỗi thao
tác nhỏ của một buổi tiệc trà. Vì thế, việc học trà đạo cũng như khiếu thẩm mỹ, sự cảm
nhận nghệ thuật trong cách thưởng trà, ngoài việc thư giãn tinh thần còn có ý nghĩa giáo
dục rất cao.
d) Các dụng cụ pha trà:

 Kama (nồi đun nước): quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được

lấy ra bằng Shaku để rót vào bát.
 Tetsubin (ấm nước): thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát.
 Chawan (bát trà): Có thể nói là thứ đặc trưng và giành được sự yêu quý và quan trọng

nhất của Trà đạo. Có rất nhiều loại bát khác nhau, nhưng với những trà nhân Nhật Bản
xưa kia cũng như ngày nay, bát trà gắn liền với tên tuổi của họ, bên cạnh sự yêu thích về
nghệ thuật còn là sự ngưỡng mộ về lịch sử và văn hoá. Bát trà được các trà nhân yêu quý
như chính bản thân họ vậy. Bởi vậy việc một bát trà có giá trị bằng một căn nhà đối với
người hiểu về bát, cũng không có gì là lạ.

Nhóm 7

25


×