Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TIỂU LUẬN NGẮN VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.98 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

BÀI TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHỐNG THAM
NHŨNG

Họ tên sinh viên :
MSSV:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:

TP.HCM, Tháng 6 năm 2020


LỜI MỞ ĐẦU:
Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng
đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ
máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy
giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất
nước, xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) được
Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường
xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài.

1


MỤC LỤC


PHẦN 1: THAM NHŨNG VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
…………………………………………………………………………………………………3
PHẦN 2: NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG
CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
…………………………………………………………………………………………………5
PHẦN 3: KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG CUỘC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
…………………………………………………………………………………………………6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………………………………………………………………8

2


1/ THAM NHŨNG VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, hiện diện trong tất cả các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội. Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, không
phân biệt chế độ chính trị - xã hội, không phân biệt trình độ phát triển. Ở
Việt Nam, ngay từ những ngày đầu hình thành Nhà nước kiểu mới, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã cảnh báo về tệ nạn tham nhũng, lấy của công dùng vào việc
tư, quên cả thanh liêm, đạo đức và coi trộm cắp tiền bạc của nhân dân, gây
tổn hại kinh tế cho Chính phủ cũng là mật thám, phản quốc. Lịch sử nước ta
cho thấy, đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng luôn gắn liền với quá trình
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam.
Hiện trạng này biểu hiện từ hành vi thô thiển đến các hành vi tinh xảo nhất,
tham nhũng lan truyền trên những cán bộ cao cấp nhất đến và guồng máy
của nó xuống tới người lao động trực tiếp trong xã hội.
Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Theo định
nghĩa thì “tham nhũng’ hay "tham ô" là hành vi "của người lạm dụng chức

vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân".
Trích tờ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì tham
nhũng tại Việt Nam đã gây "thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ... ước
lượng 30% đầu tư hạ tầng".
Ở ngành giáo dục, truyền thống xã hội Việt Nam rất tôn trọng những người
có bằng cấp, nhưng dưới thời hiện tại, thông qua tham nhũng, tệ nạn dùng
bằng cấp giả tràn lan. Ngay cả nhiều người giành được tấm bằng theo công
sức của mình nhưng sau khi tốt nghiệp nếu không có tiền, thật khó để tìm
được việc làm. Con em những kẻ có tiền, có quyền mới có khả năng để chạy
bằng cấp giả và những “việc thơm”. Đến lượt nó, khi đã có vị trí tốt, những
người này lại ra sức tìm mọi mánh lới để kiếm tiền bằng cách tham nhũng,
để trước hết trả dứt món tiền “đầu tư” ban đầu. Cứ thế, xã hội tiếp tục bị lôi
cuốn vào cơn lốc tham nhũng bất tận.
Về Kinh Tế, Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam thời các thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải,
3


nói trong buổi Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức tại Đà
Nẵng ngày 8/8: “Một điều tra cho thấy, ở Việt Nam, trung bình cứ 1 đồng lợi
nhuận thì DN phải mất 1,02 đồng cho “bôi trơn”. Có nghĩa, nếu tham nhũng
ở nước ta giảm đi 50% thì đã làm tăng được 50% lợi nhuận của DN rồi. Đây
là một trong những điều giải thích nhận xét của TS Trần Đình Thiên, Viện
trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng DN Việt Nam hiện nay có xu hướng
li ti hóa, tức là nhỏ đi so với trước!” Cho nên tuy đã tham gia ASEAN 20
năm, nhưng Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu hơn của
ASEAN (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar).
Trong lãnh vực y tế, người dân lao động mỗi khi đi khám, chữa bệnh họ đều
phải lo lót từ y tá đến bác sĩ. Việc này dẫn đến một số trường hợp không có
tiền đút lót người mắc bệnh không dám đến bệnh viện, hoặc có đến thì phải

chầu chực rất lâu.
Trên đây chỉ là một số trong vô vàn những vụ án khủng khiếp về nạn tham
nhũng.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, nhiều văn
bản pháp lý về phòng chống tham nhũng, Luật Phòng, chống tham nhũng
cũng đã được ban hành và có hiệu lực được khoảng 2 năm. Trước đó, chúng
ta cũng đã có Pháp lệnh về Phòng, chống tham nhũng, có Ban Chỉ đạo
Phòng, chống tham nhũng v.v.. nhưng diễn biến tình hình tham nhũng vẫn
chưa suy giảm, mà còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn.
Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2011
cho biết, kể từ 1-10-2010 đến nay, Quốc hội đã sửa đổi ban hành, bổ sung
khoảng 20 luật, nghị quyết; Chính phủ ban hành gần 300 nghị định, nghị
quyết, quyết định; các bộ, ngành cũng ban hành trên 700 thông tư quy
định, hướng dẫn việc thực hiện; các địa phương còn nhiều hơn, với hơn
2000 văn bản nhằm cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện các chính sách pháp
luật về phòng chống tham nhũng v.v… Tuy nhiên, theo cơ quan Thanh tra
Chính phủ, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý chưa
tương xứng với thực tế, gây tâm lý hoài nghi, giảm sút lòng tin trong nhân
dân về tính nghiêm minh của pháp luật.
4


Diễn biến cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong nhiều năm qua và hiện
nay chưa được như lòng dân mong đợi. Vì sao vậy? Vấn đề chủ yếu là vì các
biện pháp còn thiếu đồng bộ, chưa quyết liệt và triệt để, còn né tránh, nể
nang thậm chí là có tâm lý thỏa hiệp ở một số bộ phận. Trong cuốn sách:
Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia công bố mới đây cho
thấy, việc xử lý các quan chức thoái hóa, biến chất có nơi, có lúc chưa
nghiêm, có biểu hiện “nhẹ trên, nặng dưới” hoặc muốn xử lý nội bộ, đặc

biệt là những sai phạm của người đứng đầu.

5


2/ NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Xuất phát từ thực tế tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay, có thể thấy
những thách thức đặt ra trong công tác PCTN ở nước ta như sau:
- Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, trong đó có
những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy
theo danh lợi, tiền tài, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu,
quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Một số cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, kể cả cấp Trung ương và địa
phương chưa nêu gương về đạo đức, lối sống và chưa kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng.
- Tính công khai, minh bạch, dân chủ trong xã hội và trong hoạt động
của hệ thống chính trị còn hạn chế. Một số biện pháp phòng ngừa tham
nhũng còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp, nhất là việc kê khai tài sản,
thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức
- Tham nhũng ở Việt Nam mang tính phổ biến; vừa tinh vi, phức tạp,
vừa trắng trợn, lộ liễu; xảy ra ở hầu hết các ngành, các cấp, thậm chí xảy ra
ngay trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, nên việc đấu
tranh, ngăn chặn và xử lý rất khó khăn.
- Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều sơ hở, bất
cập, thiếu công khai, minh bạch và nhất quán, dễ bị lợi dụng để tham
nhũng, nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên,
khoáng sản; thu - chi ngân sách; đầu tư, mua sắm công; quản lý doanh
nghiệp nhà nước; quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân,

doanh nghiệp. Chế độ tiền lương của công chức, viên chức chưa hợp lý, thu
nhập của cán bộ, công chức, viên chức còn thấp, không bảo đảm cho cuộc
sống.
- Chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân
vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Thiếu cơ chế giám sát có hiệu lực,
hiệu quả của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức

6


thành viên đối với hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động
PCTN nói riêng; thiếu quy định cụ thể để bảo vệ người tố cáo tham nhũng
cũng như nghiêm trị hành vi đe dọa, trả thù người tố cáo.
- Tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN chưa
thật hợp lý; điều kiện hoạt động, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức
trong cơ quan, đơn vị này còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện cho đội ngũ
cán bộ yên tâm công tác; công tác quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ, trong
đó có việc kiểm tra, giám sát, PCTN trong nội bộ các cơ quan thanh tra,
kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát và tòa án chưa được chú trọng.
3/ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG CUỘC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
- Tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống
tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến
hành động của cán bộ,công chức, viên chức trong việc phòng, chống tham nhũng
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện, củng cố đội
ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở liêm chính, có chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp; kiểm tra giám sát, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
vụ lợi. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp
cơ sở trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt
động gây lãng phí, thất thoát kinh phí và tài sản trong cơ quan, đơn vị cơ sở;
phát huy vai trò phản biện xã hội về phòng chống tham nhũng; kịp thời

ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tiêu cực tham nhũng trong toàn hệ thống
chính quyền
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng,
chống tham nhũng
Hoàn thiện các quy định để quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thu chi ngân
sách của chính quyền cấp cơ sở. Công khai, minh bạch tài sản thu nhập,
việc thực thi công vụ ở nhưng vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công
dân và doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm
đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực gắn liền với quyền lợi
của người dân, doanh nghiệp. Rà soát việc tổ chức, triển khai thực hiện các
văn bản pháp luật của Trung ương và địa phương nhằm phục vụ tốt hơn yêu
7


cầu quản lý, đồng thời không gây khó khăn, phiên hà cho người dân, doanh
nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức –
cán bộ thuộc cấp cơ sở để phòng, chống tham nhũng
Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ trong các
đơn vị thuộc hệ thống chính trị cơ sở, nhất là trong các khâu tuyển dụng,
quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ
luật. Tăng cường dân chủ ở cơ sở; đặt phòng, chống tham nhũng trong mối
quan hệ với chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước nói
chung và cải cách hiện đại hóa hệ thống chính quyền cấp cơ sở nói riêng.
Kịp thời điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều dư
luận, biểu hiện tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ của hệ thống chính quyền cấp cơ sở. Xử lý trách nhiệm người
đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xử lý kỷ
luật cán bộ, công chức vi phạm tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ
quan đơn vị mình.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu
quả công tác phòng, chống tham nhũng
Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực thi công
vụ những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh
nghiệp. Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi
công vụ của chính quyền cấp cơ sở. Tăng cường vai trò của các cơ quan
trong hệ thống chính trị cơ sở đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm ngăn ngừa, phòng ngừa, phát hiện và xử
lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với những hành vi tham nhũng,
tiêu cực. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
trong phát hiện, xử lý tham nhũng; đẩy mạnh việc thực hiện nâng cao năng
thực thanh tra, kiểm tra, chú trọng tăng cường công tác đào tạo, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tham nhũng, phẩm chất
chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức cơ sở làm công tác

8


thanh tra, kiểm tra. Phòng, chống tham nhũng về công khai, minh bạch
trong hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trong hệ thống chính trị ở cơ sở và
trong các lĩnh vực nhất là trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
- Tăng cường vai trò giám sát trong công tác phòng, chống tham nhũng
Có biện pháp bảo vệ an toàn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những
cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân dũng cảm tố cáo, phát hiện
những hành vi tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục và có chính sách truyền thong đúng đắn, phát huy vai trò
và trách nhiệm của bộ phận tuyên truyền trong phòng, chống tham nhũng.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực về công tác phòng, chống tham nhũng.
Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa tổ chức đảng các đoàn thể quần chúng và

chính quyền cơ sở trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Đồng thời, duy trì công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách
thường xuyên, liên tục, có biện pháp chặt chẽ, không để sơ hở trong công
tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ đối với tất cả các cơ quan trong
hệ thống chính trị như Đảng ta đã xác định: “Đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng,
nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài Liệu Giảng Dạy Về Phòng, Chống Tham Nhũng Dùng Cho Các
Trường Đại Học, Cao Đẳng Không Chuyên Về Luật, Bộ Giáo Dục Và
Đào Tạo.
2. Tài Liệu Bồi Dưỡng Về Phòng Chống Tham Nhũng, Dành Cho Gv Các
Trường Đh, Cđ, Tc, Thanhtra.Gov.Vn
3. Viện Nghiên cứu Lập pháp: Báo cáo Hội thảo “Vai trò của Quốc hội
trong PCTN”, ngày 09-9-2012.
4. Tham Nhũng Và Công Tác Phòng, Chống Tham Nhũng Ở Nước Ta
Hiện Nay, Noichinh.Vn
5. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống tham
nhũng, truongcanbothanhtra.gov.vn
6. Tham Nhũng Tại Việt Nam, />%C5%A9ng_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam

10




×