Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

1550510199997 de 3 cau hoi di truyen cap phan tu inpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.91 KB, 3 trang )

– Hotline: 1900.7012

Thầy THỊNH NAM ( />
KHOÁ LUYỆN THI NÂNG CAO 2018
CHINH PHỤC LÍ THUYẾT SINH HỌC
Lưu ý: Hệ thống khoá học của thầy THỊNH NAM chỉ có tại Hoc24h.vn
NỘI DUNG: CHINH PHỤC CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO PHẦN DI TRUYỀN CẤP PHÂN TỬ
Câu 1[ID: 117356]: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một mã di truyền luôn mã hóa cho một loại axit amin.
II. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
III. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
IV. Ở trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 2[ID: 117357]: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang
môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 3 lần liên tiếp tạo được 60 phân tử ADN vùng
nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứ N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 4 lần nữa.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 140.
III. Số phân tử ADN có chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1140.
IV. Tổng số phân tử ADN được tạo ra là 1280.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 3[ID: 116544]: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang
môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra 12 phân tử ADN vùng nhân
chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa.


Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số phân tử ADN ban đầu là 2.
II. Số mạch pôlipeptit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 100.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 36.
IV. Số phân tử ADN chứa cả 2 loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 28.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 4[ID: 116505]: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang
môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20 phân tử ADN vùng
nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần
nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinuclêôtit chỉ chứa N15.
III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử chỉ chứa N15.
IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 5[ID: 116016]: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết
thúc.
II. Ở trên một phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc đặc
hiệu với một loại ribôxôm.
III. Quá trình dịch mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen.
IV. Khi tổng hợp một chuỗi pôlipeptit thì quá trình phiên mã và dịch mã luôn diễn ra tách rời nhau.

Hoc24h.vn – Nơi biến những ước mơ đại học thành hiện thực!


1


– Hotline: 1900.7012

Thầy THỊNH NAM ( />
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 6 [V-ID: 13057]: Trong một phòng thí nghiệm sinh học phân tử, trình tự các axit amin của một protein
armadillo đã được xác định một phần. Các phân tử tARN được sử dụng trong quá trình tổng hợp có anticodon sau
đây:
3'UAX 5' 3' XGA5' 3' GGA5' 3' GXU 5' 3' UUU 5' 3' GGA5'
Trình tự nucleotide ADN của chuỗi bổ sung cho chuỗi ADN mã hóa cho protein
A. 5 '-ATG-GXT-GGT-XGA - AAA-XXT-3'. B. 5 '-ATG-GXT-XXT-XGA - AAA-XXT-3’.
C. 5 '-ATG-GXT-GXT-XGA - AAA-GXT-3’. D. 5 -ATG-GGT-XXT-XGA - AAA-XGT-3’.
Câu 7 [V-ID: 13072]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình tổng hợp chuỗi
polipeptit ở vi khuẩn E. coli
(1) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã 3’UGA5' trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
(2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng thực hiện quá trình dịch mã.
(3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 3'→ 5' trên mạch gốc của gen.
(4) Một loại axit amin có thể được vận chuyển bởi nhiều tARN có các bộ ba đối mã khác nhau.
(5) Một ARN mang một loại bộ ba đối mã xác định chỉ vận chuyển được một loại axit amin.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 8 [V-ID: 13096]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về các gen cùng nằm trên một

phân tử ADN ở trong nhân tế bào ?
(1) Có số lần nhân đôi bằng nhau.
(2) Có số lần phiên mã bằng nhau.
(3) Không thể tương tác qua lại với nhau để cùng quy định một loại tính trạng.
(4) Chịu sự điều hòa ở trước giai đoạn trước phiên mã giống nhau.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 9 [V-ID: 14436]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình nhân đôi DNA ở
sinh vật nhân sơ
(1) Các đoạn mồi ARN trong một chạc tái bản có chiều dài bằng nhau.
(2) Enzyme nối ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau khi quá trình tổng hợp tất cả các đoạn Okazaki đã hoàn tất.
(3) Enzyme ADN chỉ tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’ → 3’.
(4) Mạch mới được tổng hợp liên tục được kéo dài theo hướng phát triển của chạc tái bản.
(5) Quá trình nahan đôi có thể hình thành nhiều đơn vị nhân đôi.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 10 [V-ID: 14437]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là một bộ ba có thể mã hóa nhiều loại acid amine khác nhau
(2) Tất cả các ADN ở trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực đều có cấu trúc mạch kép.
(3) Phân tử tARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hidro.
(4) Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã chỉ diễn ra ở tế bào chất.
(5) Các phân tử ADN ngoài tế bào chất của sinh vật nhân thực có số lần nhân đôi bằng nhau.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.

Câu 11 [V-ID: 14439]: Cho các đặc điểm sau:
(1) Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một DNA ban đầu tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.
(2) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Trong một chạc ba sao chéo, hai mạch mới đều được kéo dài liên tục
(5) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với quá trình tái bản ADN?

Hoc24h.vn – Nơi biến những ước mơ đại học thành hiện thực!

2


– Hotline: 1900.7012

Thầy THỊNH NAM ( />
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 12 [ID: 74251]: Quá trình tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực có đặc điểm:
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm mạch khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5'→3'.
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của
chạc chữ Y.
(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Số đặc điểm có nội dung đúng là
A. 2.

B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 13 [ID: 25882]: Số đáp án không đúng:
(1) Hầu hết các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân sơ có kích thước vào khoảng 1000– 2000 cặp nucleotit
(2) Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một axit amin trừ AUG và UGG
(3) 61 bộ ba tham gia mã hóa axitamin
(4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trong vùng mã
hoá của gen.
(5) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ => 3’ để tổng hợp mạch mới theo
chiều 3’ => 5’.
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14 [ID: 74255]: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN(UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1-tARN.
(5) Ribôxôm dịch chuyển từng codon trên mARN theo chiều từ 5’-3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất.
Thứ tự đúng của các giai đoạn:
A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5 → 6.
B. 3 → 1 → 2 → 4 → 6 → 5.
C. 3 → 2 → 1 → 4 → 6 → 5.
D. 5 → 1 → 3 → 2 → 4 → 6.
Câu 15 [ID: 74283]: Cho các nhận định về sự khác nhau giữa nhân đôi ADN ở nhân sơ và nhân đôi ADN ở nhân
thực:
(1) Sự nhân đôi ADN ở nhân thực đòi hỏi thời gian dài hơn.

(2) Sự nhân đôi ADN ở nhân sơ đòi hỏi thời gian dài hơn (6 -8 giờ).
(3) Dọc theo ADN của nhân thực có rất nhiều điểm khởi đầu quá trình nhân đôi.
(4) Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ xảy ra ít thời gian hơn.
(5) Sự nhân đôi ADN ở nhân thực có số enzim nhiều hơn.
(6) Sự nhân đôi ADN ở nhân sơ xảy ra theo một chiều còn sự nhân đôi ADN ở nhân thực xảy ra theo 2 chiều, một
mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Lưu ý: Để xem đáp án nhanh, các em có thể tra theo ID ngay trên APP Hoc24h.
APP Hoc24h có hệ thống câu hỏi được đầu tư công phu và sử dụng hoàn toàn MIỄN PHÍ.
Các em nên cài vào điện thoại để tiện cho việc ôn luyện mọi lúc, mọi nơi!
Biên soạn: Thầy THỊNH NAM

Hoc24h.vn – Nơi biến những ước mơ đại học thành hiện thực!

3



×