Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

1538970935235 hoc24h hoa super plus2019 nc hc06chinhphucbaitoanpeptitbangkithuatddh de01 baitaptuluyen pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.75 KB, 2 trang )

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
Thi Online: NC-HC.06: CHINH PHỤC BÀI TOÁN PEPTIT
BẰNG KĨ THUẬT ĐỒNG ĐẲNG HÓA (Đề 1)
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website
[Truy cập tab: Khóa Học – KHOÁ SUPER-PLUS: CHINH PHỤC CÁC DẠNG BÀI TẬP NÂNG CAO HÓA HỌC]

Câu 1. [ID: 30389] Hỗn hợp X gồm tripeptit, pentapeptit và hexapeptit được tạo từ Glyxin, Alanin và Valin.
Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi hấp thu toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 1,5M thì thấy có
8,288 lít một khí trơ duy nhất thoát ra (đktc), đồng thời khối lượng dung dịch tăng 49,948 gam. Giá trị m gần
nhất với
A. 59.
B. 48.
C. 62.
D. 45.
Câu 2. [ID: 91205] Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z
và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly,
Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng dư oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào
bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình đựng nước vôi tăng 13,23 gam so với ban đầu và có 0,84 lít
khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,08.
B. 7,01.
C. 5,72.
D. 6,92.
Câu 3. [ID: 71549] Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp T gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung
dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác
đốt cháy m gam T trong O2 vừa đủ, thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và
nước là 63,312 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18.
B. 34.
C. 32.
D. 28.


Câu 4. [ID: 98078] Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng
H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu
đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch
Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần
giá trị nào nhất sau đây?
A. 35,0.
B. 30,0.
C. 32.
D. 28.
Câu 5. [ID: 30390] Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng
H2NCaHbCOOH. Đun nóng 9,26 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 16,38 gam muối. Nếu
đốt cháy hoàn toàn 9,26 gam X cần 8,4 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch
Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 43,74 gam. Giá trị của m gần
nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 70,0
B. 60,0
C. 65,0
D. 55,0
Câu 6. [ID: 98362] Peptit X có 16 mắt xích được tạo bởi các α-amino axit cùng dãy đồng đẳng với glyxin. Để
đốt cháy m gam X thì cần dùng 45,696 lít O2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH
rồi cô cạn thì thu được hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy Y trong bình chứa 12,5 mol không khí (có 20% thể tích O2, còn
lại là N2), làm ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Giá trị gần nhất với m là:
A. 46.
B. 41.
C. 38.
D. 43.
Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành

/>


– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
Câu 7. [ID: 16320] Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các   amino axit có công thức
dạng H2N-CxHy-COOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nito trong chất X là 45,88%, trong chất Y là
55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25 M, sau phản
ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối của ba   amino axit khác nhau. Khối lượng muối của   amino axit
có phân tử khối nhỏ nhất trong dung dịch Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 49,87 gam.
B. 45,20 gam.
C. 48,97 gam.
D. 47,98 gam.
Câu 8. [ID: 82629] Cho m gam hỗn hợp E gồm peptit X và 1 amino axit Y (trong đó khối lượng của X lớn hơn
20) được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1, tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch G chứa
(m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch G phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch
HCl 2M thu được dung dịch H chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm
khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với
A. 82,6.
B. 83,2.
C. 82,1.
D. 83,5.
Câu 9. [ID: 30392] Đun nóng hỗn hợp E chứa peptit X (CxHyOzN7) và peptit Y (CnHmO7Nt) với 500 ml dung
dịch NaOH 1M (lấy dư 25% so với phản ứng) thu được hỗn hợp F có chứa a mol muối A và b mol muối B (A,
B là muối của -amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH; A hơn B một nhóm –CH2). Đốt cháy
toàn bộ F thu được hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 và Na2CO3; trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 49,42
gam. Tỉ lệ a : b gần nhất với
A. 0,60.
B. 0,65.
C. 0,70.
D. 0,75.
Câu 10. [ID: 30391] Peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn peptit X cũng
như peptit Y đều thu được Glyxin và Valin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y có tỉ lệ mol tương ứng 1 :

3 cần dùng 44,352 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình
đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 92,96 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 4,928 lít
(đktc). Thủy phân hoàn toàn Y thu được a mol Val và b mol Gly. Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 1.
B. 2 : 1.
C. 3 : 2.
D. 1 : 2.
Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: />
ĐÁP ÁN
1A

2A

3D

4C

5C

6D

7C

8C

9B

10A


Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: />
Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành

/>


×