Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi tỉnh THPT môn Địa lý lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.41 KB, 18 trang )

Trường THPT số 3 An Nhơn

Tài tập ôn thi học sinh giỏi Tỉnh THPT

Phần 1 : Tự nhiên
1.Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng, vị trí địa lí của nước ta có
những khó khăn.
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán xảy ra hàng năm.
- Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa, biển
Đông chung với nhiều nước. Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược của nước ta.
- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác
cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong khu vực và trên thế giới
2.Vị trí địa lí và lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phân hóa của thiên nhiên nước ta?
+ ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta:
- Nằm ở gần trung tâm ĐN á, phía đông bán đảo Đông Dương, nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến
tạo nên tạo ra sự khác nhau của địa hình.
- Nằm ở khu vực châu á gió mùa, hoạt động của các khối khí theo mùa tạo nên sự phân hóa của khí
hậu, dẫn đến sự phân hóa của các thành phần tự nhiên.
- Phía đông giáp biển với diên tích vùng biển lớn đã tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo đông
tây.
- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ dài 15 VT tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo hướng bắcnam
- Vị trí địa lí nằm ở nơi giao thoa của nhiều luồng sinh vật nên sinh vật nước ta đa dạng và có sự
phân hóa.
3.Phân tích ảnh hưởng của địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp đến cảnh quan thiên
nhiên việt nam?
Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên
việt nam. Cụ thể:
- Bảo vệ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên: (1,0điểm)
+ Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế:
ở độ cao dưới
700m ở miền bắc và 1000m ở miền nam thì tính chất nhiệt đới gió mùa của khí hậu được bảo toàn.


Do vậy cảnh quan là rừng nhiệt đới gió mùa. Đai này rộng nên diện tích rừng nhiệt đới chiếm ưu thế.
(0,5điểm)
+ Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh và chiếm ưu thế (60%). (0,5điểm)
- Sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên: (1,0điểm)
Địa hình đồi núi tạo nên sự phân hoá cảnh quan theo đai cao và theo địa phương(đông- tây và bắc
nam)
+ Theo độ cao: 3 đai..
+Theo bắc- nam.
+ Theo đông- tây.
4.Trình bày những điểm khác nhau về địa hình và ảnh hưởng của nó đến khí hậu của hai vùng
núi Tây Bắc và Đông Bắc?
Yếu tố
Ranh giới

Vùng núi Đông Bắc
Từ đứt gãy s.Hồng ra phía Đông

Vùng núi Tây Bắc
Từ đứt gãy s.Hồng về phía T, phía N
đến thung lũng s.Cả
Độ cao và - Núi thấp: hTB: 500 – 600m
- Vùng núi và cao nguyên cao nhất
hình thái
- Địa hình thấp dần từ TB – ĐN: nước ta: h trên 2000m
các dãy n
- Hình thái núi rất trẻ: núi cao, thung
i cao đồ sộ ở giáp biên giới Việt – lũng hẹp, sườn rất dốc
Trung, càng về ĐN núi càng thấp
dần, thung lũng rộng



Hướng núi Hướng núi chủ yếu là vòng cung - Núi, cao nguyên, thung lũng đều
như: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc chạy thẳng tắp theo hướng TB - ĐN
Sơn, Đông Triều
như: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh,
Pu Sam Sao
- Các cao nguyên: Tà Phình, Xin
Chải, Sơn La, Mộc Châu
Ảnh
Địa hình cánh cung như lòng chảo Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam như
hưởng đến đón gió mùa Đông Bắc nên có mùa bức tường chắn gió nên có mùa Đông
khí hậu
Đông lạnh đến sớm
bớt lạnh và đến muộn hơn.
4.Về mặt địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long có đặc điểm gì giống và
khác nhau?
* Giống nhau:
- Đều là các đồng bằng châu thổ rộng, hình thành trong giai đoạn tân kiến tạo do quá trình sụt lún ở
hạ lưu các sông lớn.Hình thành trên vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Trên bề mặt 2 đồng bằng có nhiều vùng trũng chưa được bồi đắp, đất phù sa.
* Khác nhau:
-Diện tích: đBSCLong có diện tích lớn hơn ĐBSHồng…
- Hình dạng: ĐBSHồng có dạng hình tam giác, còn ĐBSCLong có dạng hình thang.
- Đặc điểm địa hình:
+ Độ cao của ĐBSHồng cao hơn, cao ở tây và tây bắc.Còn ĐBSCLong thấp và phẳng hơn..
+Địa hình ĐBSHồng bị chia cắt bởi hệ thống đê điều, phần trong đê không chịu tác động bồi đắp của
hệ thống sông, ở ĐB còn nhiều đồi núi sót.
ĐBSCLong bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông ngòi và kênh rạch và hằng năm chịu tác động mạnh
của sông.
+ĐBSCLong có nhiều vùng trũng lớn ngập nước thường xuyên, chịu tác động mạnh của thủy triều

nên diện tích đât mặn và phèn lớn. còn ĐBSHồng diện tích này ít hơn.
+Đất: ĐBSCLcó diện tích đât mặn và phèn lớn, còn ĐBSH chủ yếu là đất phù sa ngọt.
5.Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành các đặc điểm của khí hậu nước ta? Sự
phân chia mùa của khí hậu ở miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
a.Vai trò các nhân tố đối với sự hình thành các đặc điểm khí hậu nước ta:
+ Vị trí địa lí và lãnh thổ:
- Nằm ở vành đai nhiệt đới nên có khí hậu nhiệt đới ẩm với nguồn bức xạ lớn, nền nhiệt cao….
- Phía đông giáp biển, các khối khí di chuyển qua biển mang theo hơi ẩm, lượng mưa lớn nên độ ẩm
cao
- Lãnh thổ kéo dài 15 vĩ tuyến, phía bắc gần chí tuyến, phía nam gần xích đạo, khí hậu phân hóa bắcnam.
+ Gió mùa: ở khu vực Châu á gió mùa, hoạt động của các khối khí theo mùa tạo nên khí hậu gió mùa
và phân hóa đa dạng.
+ Địa hình: Độ cao của địa hình, hướng của núi kết hợp với hoạt động của gió mùa tạo nên đặc điểm
khí hậu có sự phân hóa phức tạp: Phân hóa theo mùa, theo độ cao, bắc- nam.
b. Sự khác nhau về phân chia mùa của khí hậu miền Bắc và miền Nam:
- Miền bắc: Sự phân mùa khí hậu dựa vào yếu tố nhiệt độ và khí hậu chia thành 2 mùa: mùa đông
lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng, mưa nhiều và 2 mùa chuyển tiếp xuân, thu.
- Miền nam: Sự phân mùa của khí hậu dựa vào yếu tố lượng mưa. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt:
mưa (từ tháng 5- T10,) mùa khô (Từ tháng 11-T4).
6.Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta. Nguyên nhân dẫn tới tính
chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu.
- Biểu hiện:


+ Tính chất nhiệt đới: tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình
năm cao: >20o C (trừ vùng núi cao); nhiều nắng: tổng số giờ năng: 1400-3000giờ/năm.
+ Tính ẩm: những sườn đón gió biển hoặc núi cao lượng mưa trung bình: 3500-4000mm/năm. Độ ẩm
không khí cao > 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
+ Gió mùa: qunah năm nước ta có hoạt động của gió mùa: gió mùa mùa đông thổi từ tháng XI đến
tháng IV năm sau, làm cho miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh. Gió mùa mùa hạ thổi từ tháng V đến

tháng X. Gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới đã gây mưa cho cả nước.
- Nguyên nhân:
+ Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hàng năm nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt
trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều có MT 2 lần lên thiên đỉnh.
+ Nhờ tác động của biển Đông, cùng các khối khí di chuyển qua biển, kho đến nước ta gặp các địa
hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển gây mưa lớn.
+ Nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên có tín phong BBC hoạt động quanh năm. Mặt khác khí hậu
VN còn chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính: gió mùa mùa
đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át gió tín phong; vì vậy tín phong chỉ thổi xen kẽ gió mùa
và chỉ có tác động rõ rệt vào thời kì chuyển tiếp giũa 2 mùa gió.
7.Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
- Về lượng mưa.
+ Đông Trường Sơn: Mưa vào thu - đông do địa hình đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào, hay có
bão , áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, mưa nhiều. Thời kì này Tây Nguyên là mùa khô.
+ Tây Nguyên: Mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam. Lúc này bên Đông Trường Sơn nhiều nơi
lại chịu tác động của gió Tây khô và nóng.
- Về nhiệt độ:
Có sự chênh lệch giữa hai vùng (Nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơn vì ảnh hưởng của gió Lào, Tây
Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình)
8. Sự phân hoá theo độ cao của thiên nhiên nước ta được biểu hiện như thế nào? Tại sao lại có
sự phân hóa đó?
a.Biểu hiện:Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:
-Đai nhiệt đới gió mùa:
+Giới hạn: Độ cao trung bình dưới 600-700m ở miền Bắc; dưới 900-1000m ở miền Nam
+Đặc điểm:
* Khí hậu nhiệt đới (biểu hiện), độ ẩm thay đổi tuỳ theo nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt
*Thổ nhưỡng: Gồm hai nhóm đất, đất phù sa chiếm 24% S tự nhiên….; Nhóm đất feralit vùng đồi
núi chiếm hơn 60% S…
*Sinh vật bao gồm các hệ sinh thái nhiệt đới: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
hình thành ở những vùng núi thấp nhiều mưa, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc

nhiều tầng, phần lớn là cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật đa dạng phong phú; Các hệ sinh
thái rừng nhiệt đới gió mùa như rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô…
-Đai nhiệt đới gió mùa trên núi:
+Giới hạn: ở miền Bắc từ độ cao 600-700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900-1000m đến 2600m
+Đặc điểm:
*Khí hậu mát mẻ không có tháng nào nhiệt trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
*Thổ nhưỡng ở độ cao 600-700m đến 1600-1700m nhiệt độ giảm nên quá trình phong hoá, phá huỷ
yếu do đó tầng đất mỏng chủ yếu là đất feralit có mùn, tính chất chua. Trên độ cao 1600-1700m hình
thành đất mùn.
*Sinh vật: Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, các loại chim thú cận nhiệt phương Bắc có lớp lông
dàynhw gấu, chồn, sóc…. Trên độ cao 1600-1700m thực vật kém phát triển chủ yếu là rêu và địa y,
các loài chim di cư thuộc khu hệ himalaya.
-Đai ôn đới gió mùa trên núi:
+Giới hạn: Độ cao từ 2600m trở lên


+Đặc điểm: Kí hậu ôn đới quanh năm nhiệt độ dưới 150 C mùa đông xuống dưới 50C . Đất chủ yếu là
đất mùn thô. Các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
b.Nguyên nhân:
Do đặc điểm địa hình: (độ cao, hướng nghiêng) cùng với ảnh hưởng của các yếu tố gió mùa, biển
Đông…
9.Dựa vào những kiến thức đã học, hãy:
a- Phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hoá của khí hậu Việt Nam.
b- Trình bày đặc điểm của sự phân hoá đó.
c- Tại sao mùa mưa ở miền Trung lệch pha với toàn quốc?
Câu 1: 3 điểm
a. Phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hoá của khí hậu Việt Nam.
- Vĩ độ: Góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng tăng dần từ Bắc vào Nam
- Tác động của gió mùa:
+ Gió mùa Đông bắc: miền bắc có mùa đông lạnh, gây mưa vào thu đông cho Duyên Hải

Miền Trung
+ Gió mùa Tây nam: Gây ra sự đối xứng về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và Duyên
hải miền Trung
- Tác động của địa hình:
+ Trường sơn Bắc, Trường sơn Nam
+ Đông Bắc – Tây Bắc
+ Phân hoá theo độ cao …
b. Trình bày đặc điểm của sự phân bố đó.
* Phân hoá theo Bắc – Nam:
* Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)
Thiên nhiên đặc trưng nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- Nhiệt độ TB năm trên 200C, có 2-3 tháng có nhiệt độ dưới 180C
- Biên độ nhiệt độ TB năm lớn.
* Phần lãnh thổ phía Nam (Từ dãy Bạch Mã trở vào)
Thiên nhiên mang sắc thái vùng khí hậu cận Xích Đạo gió mùa.
Nền nhiệt độ thiên về khí hậu Xích đạo, nóng quanh năm.
+ Nhiệt độ TB Năm trên 250C, không có tháng nào dưới 200C.
+ Biên độ nhiệt nhỏ, khí hậu phân hoá thành 2 mùa tương đối rõ rệt.
* Phân hoá theo Đông – Tây:
Phức tạp, do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
- Giữa Đông Bắc và Tây Bắc:
+ Vùng núi Đông Bắc: thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa
+ Vùng núi thấp Tây Bắc: cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; vùng núi cao như vùng ôn
đới.
- Đông trường Sơn và Tây Nguyên:
+ Vào thu đông: đông trường Sơn là mùa mưa thì Tây Nguyên lại là mùa khô.
+ Tây nguyên là mùa mưa thì Đông trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
* Phân hoá theo độ cao:
Nguyên nhân: Do sự thay đổi khí hậu theo độ cao.
- Đai nhiệt đới gió mùa:

Giới hạn:
+ Ở miền Bắc: 600 – 700m
+ Ở miền Nam: 900 – 1000m.
+ Khí hậu nhiệt đới: có nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.
- Đai cận nhệt đới gió mùa trên núi:
+ Giới hạn:


Ở miền Bắc: 600 – 700m đến 2600m
Ở miền Nam: 900 – 1000m đến 2600m.
+ Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình tháng < 250C, mưu nhiều, độ ẩm tăng.
* Đai ôn đới gió mùa trên núi:
- Giới hạn: trên 2600m
- Khí hậu: ôn đới, nhiệt độ < 150C
c.Tại sao mùa mưa ở miền Trung lệch pha với toàn quốc?
- Mùa mưa lùi xuống cuối mùa hạ và kéo dài sang thu – đông
- Nguyên nhân:
+ Gió Tây khô nómg vượt dãy Trường sơn vào đầu mùa hạ
+ Tác động của frông lạnh vào thu – đông.

Phần 2 : Kinh tế
A > VÙNG KINH TÊ
1.Phân tích thế mạnh khai thác và chế biến khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Những
khó khăn trong khai thác khoáng sản của vùng.
*Phân tích thế mạnh khai thác và chế biến khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta, nhiều loại tài nguyên có trữ lượng lớn như: than
đá, apatít, đá vôi, cao lanh, sắt, thiếc...
- Vùng than Quảng ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất ĐNA. Hiện nay sản
lượng khai thác đã vượt mức 30 tr tấn/ năm. Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu
cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu. Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí (Quảng

Ninh) 150 MW. nhiệt điện Uông Bí mở rộng 300MW. Đang xây dựng nhiệt điện Cẩm Phả 600 MW.
- Các mỏ kim loại đáng kể: sắt (Yên Bái), thiếc và bô xít (Cao Bằng), chì - kẽm (Chợ Điền Bắc
Cạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) sx khoảng 1000 tấn thiêc/năm.
- Khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatít (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn
quặng để sx phân lân.
- Khu vực Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như: đông – ni ken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).
*Những khó khăn trong khai thác khoáng sản của vùng.
- Đa số các mỏ trong vùng là mỏ nhỏ, nằm sâu trong lòng đất, việc khai thác đòi hỏi phải có các thiết
bị hiện đại và chi phí cao, trong quá trình khai thác cần chú ý đến bảo vệ môi trường.
1. Nguyên nhân Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta :
- Vị trí và nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi : địa hình khá bằng phẳng , diện tích rộng lớn , đất phù
sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh ,nguồn nước mặt nước ngầm phong phú
- Nền nông nghiệp trồng lúa nước lâu đời , nhiều kinh nghiệm.
- Công nghiệp và dịch vụ phát triển : nhiều điểm CN, trung tâm CN, đầu mối giao thôn VT
- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
2. Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ
a. Thuận lợi
- Vị trí địa lí :
+Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của Đồng bằng sông Hồng
trong quá trình phát triển
+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông-tây
mở lối giao lưu với Lào
và Đông Bắc Thái Lan tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mở
-Điều kiện tự nhiên :
+Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômít, thiếc,sắt, đá vôi và sét làm xi măng,đá quí
+Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng chỉ đứng sau Tây Nguyên
+Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu ) và tiềm năng thủy điện
+Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn,có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng,chăn nuôi gia súc lớn
+Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

+Tài nguyên du lịch đáng kể : các bãi tắm nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò,Thiên Cầm, Thuận An, Lăng


Cô,Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-KẻBàng,Di sản văn hóa thế giới
Di tích cố đô Huế,
Nhã nhạc cung đình Huế
b. Khó khăn
- Tiềm năng phát triển nông nghiệp có phần hạn chế do các đồng bằng nhỏ hẹp,chỉ có đồng bằng ThanhNghệ- Tĩnh là lớn hơn cả
- Chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc.Về mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thời
tiết nóng và khô. Nhiều hạn hán,bão,mưalớn,nước lũ, triều cường
- Mức sống của dân cư còn thấp,hậu quả chiến tranh còn để lại
-Cơ sở hạ tầng của vùng còn nghèo,việc thu hút các dự án đầu tư nướcngoài vẫn còn hạn chế
3.Tại sao Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp? Việc phát
triển tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh
tế- xã hội và an ninh quốc phòng của vùng?
a.Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp vì:
- Lãnh thổ hẹp ngang theo chiều đông- tây, nhưng lại trải dài theo chiều bắc- nam. Phía tây là vùng
đồi núi, giữa là vùng đồng bằng, phía đông là vùng biển rộng lớn.
-Có khá nhiều tài nguyên ( nông- lâm- ngư nghiệp) nhưng chủ yếu ở dạng tiềm năng chưa khai thác
hết ( diễn giải)
-Có sự phân hóa khá rõ của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư, dân tộc, lịch
sử..cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế để khai thác lãnh thổ hợp lý và hiệu quả nhất
-Việc hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp góp phần hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng,
tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian và giữ cân bằng sinh thái.Trong khi cơ cấu
công nghiệp còn nhở bé thì việc hình thành cơ cấu nông- lân- ngư nghiệp góp phần đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng.
b.Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã
hội và an ninh quốc phòng của vùng Bắc Trung Bộ.
-Là tuyến huyết mạch hỗ trợ một phần cho quốc lộ 1A, Cùng với các tuyến đường ngang, kết nối các
vùng kinh tế cửa khẩu như Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo với nước bạn Lào và vùng đông bắc Thái

Lan, đồng thời phân bố lại sản xuất, dân cư và bảo vệ an ninh quốc phòng.
-Thức tỉnh kinh tế phía tây của vùng, rút ngắn về trình độ phát triển kinh tế- xã hội giữa miền ngượ c
và miền xuôi, giữa đồng bằng và miền núi, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo đặc
biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây.
4.Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp ở
Bắc Trung Bộ.
a. Địa hình:
-Địa hình:
+Vùng đồng bằng duyên hải thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn
ngày.
+Vùng đồi, núi phía tây thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp dài ngày và chăn
nuôi gia súc lớn.
-Đất đai: Đất phù sa, đất đỏ ba dan là những loại đất có giá trị kinh tế cao đối với sản xuất nông
nghiệp, đất feralit ở vùng đồi núi phía tây thích hợp với việc trồng rừng.
-Nguồn nước: Phong phú do có mạng lưới sông khá dày.
-Tài nguyên rừng: Là vùng có trữ lượng rừng lớn thứ hai cả nước (sau Tây Nguyên), rừng có nhiều
lâm sản quý.
. Kinh tế- xã hội:
-Nguồn lao động khá đông đảo, người dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm chung sống với thiên
nhiên khắc nghiệt của vùng.
-Bước đầu hình thành được một số cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản ở vùng duyên hải.
5. Trình bày vấn đề phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng ở Duyên hải Nam Trung Bộ .
a. Vấn đề phát triển CN .
* Đặc điểm .


- Đã hình thành các dãi TTCN , ĐN , Nha Trang , Quy Nhơn , Phan Thiết , trong đó lớn nhất là
TTCN Đà Nẳng .
- Cơ cấu ngành CN : Cơ khí , CB N – L – TS và sx hàng tiêu dùng .
- Nhờ có sự đầu tư của nước ngoài nên trong vùng đã hình thành 1 số khu CN tập trung và các khu

chế xuất với qui mô vừa và lớn : như Dung Quất …
* Hạn chế .
- Vùng còn nhiều hạn chế về phát triển CN nhất là nguyên , nhiên liệu và cơ sở năng lượng ..
- Cơ sở NL chưa đáp ứng được nhu cầu về phát triển CN cũng như các hoạt động kinh tế khác của
vùng .
* Phương hướng .
- Vấn đề NL đang được giải quyết trên cơ sở nguồn điện quốc gia qua đường dây 500 KV , trong
vùng đang xây dựng 1 số nhà máy với qui mô trung bình như : Sông Hinh ( Phú Yên ) , Vĩnh Sơn
( Bình Định ) , tương đối lơn như : Hàm Thuận - Đa Mi ( Bình Thuận ) , A. Vương ( Q. Nam ) .
- Trong tương lai dự kiến nhà điện nguyên tử đầu tiên ở nước ta sẽ được xây dựng trong phạm vi của
vùng .
- Mở rộng qui mô của vùng kinh tế trọng điểm miền trung .
- Việc xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai , Dung Quất và Nhơn Hội thì công nghiệp của DHNTB sẽ
có sự phát triển mạnh trong thời gian tới .
b. Phát triển cơ sở hạ tầng .
- Việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT sẽ tạo ra lợi thế cho vùng về phát triển kinh tế và việc phân
công lao động mới .
- Việc nâng cấp , HĐH quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển
của DHMT mà còn giúp đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh của DHNTB với Đà Nẳng và TPHCM
cũng như vùng ĐNB .
- hệ thống sân bay của vùng đã được khôi phục , hiện đại nâng cấp như : Đà Nẳng , Qui Nhơn , Cam
Ranh .
- Các dự án phán triển các tuyến đường Đông – Tây , nối TN với các cảng nước sâu , giúp mở rộng
các vùng hậu phương của các cảng này và giúp DHNTB mở rộng với các vùng khác trong nước và
quốc tế .
- DHNTB sẽ có vai trò quan trọng hơn trong mối quan hệ với các tỉnh TN , khu vực Nam Lào và ĐB
Thái Lan .
6.Trình bày các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây
Nguyên. Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên có ý
nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?

- Là vùng có dt: 54.700 km2, DS: 4,9 triệu (2006), gồm 5 tỉnh
- Là vùng duy nhất không giáp biển, nhưng có vị trí chiến lược quan trọng.
a. Điều kiện phát triển:
-Là vùng giàu TNTN:
+ Đất: đất đỏ ba zan màu mỡ
+ Khí hậu cận xích đạo, gió mùa, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt
+ Tài nguyên rừng giàu có nhất cả nước, là “kho vàng xanh” của cả nước, diện tích còn nhiều, nhiều
gỗ quý và nhiều động vật quý hiếm
+ Sông ngòi có giá trị thủy điện lớn thứ hai sau miền núi phía B
+ Khoáng sản ít loại, chỉ có bôxít nhưng trữ lượng rất lớn
- Vùng thưa dân nhất, có nhiều dân tộc ít người
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp kém, văn hóa xã hội lạc hậu, đời sống vật chất còn nghèo nàn
- Thiếu lao động lành nghề và cán bộ KHKT
b. Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp
+ Thu hút lao động, phân bố lại dân cư


+ Thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu
+ Trồng cây công nghiệp là trồng rừng bảo vệ đất, khí hậu
7.Trình bày các thế mạnh, hiện trạng phát triển và hướng phát triển về cây CN lâu năm của
Tây Nguyên.
* Phát triển cây CN lâu năm:
+ Điều kiện tự nhiên:
- Đất bazan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những mặt bằng
rộng  hình thành các vùng chuyên canh cây CN.
- Khí hậu cận xích đạo:
 Mùa mưa thuận lợi cho cây phát triển.
 Mùa khô phơi sấy sản phẩm
 Có sự phân hóa độ cao: có thể trồng cây cận nhiệt và nhiệt đới.
- Lao động có kinh nghiệm trồng cây CN lâu năm.

+ Tình hình sản xuất và phân bố:
- Cây cà phê: là cây CN quan trọng của Tây Nguyên, chiếm 4/5 diện tích cả nước, phân bố nhiều ở
Đắc Lắc, Gia Lai, Buôn Mê Thuột.
- Cây chè: 4,3% diện tích cả nước, chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai.
- Cây cao su: 17,2% diện tích cả nước (thứ 2 sau Đông Nam Bộ), chủ yếu ở Gia Lai, Đắc Lắc.
- Ngoài ra còn một số loại khác: tiêu, điều…
+ Hướng phát triển:
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây CN, mở rộng diện tích.
- Bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây CN, đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu.
8.Tây Nguyên là một trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước. Anh (chị)
hãy trình bày:
a.Sự phân bố một số cây công nghiệp dài ngày chủ yếu ở Tây Nguyên.
- Cây cà phê:
+ Là cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên. Diện tích cà phê khoảng 450 nghìn ha, chiếm
4/5 diện tích cà phê cả nước
+ Đắk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất: 170,4 nghìn ha, chiếm 38,3% diện tích cà phê của Tây
Nguyên
+ Có hai loại cà phê chính:
Cà phê chè: Trồng ở các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát mẻ, ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn chủ yếu ở tỉnh Đăk Lăk.
- Cây chè:
+ Chè được trồng ở các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng là
tỉnh trồng chè lớn nhất cả nước.
+ Chè được chế biến tạ nhà máy chế biến chè Biển Hồ ( Gia Lai) và Bảo Lộc ( Lâm Đồng)
- Cây cao su: có diện tích lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, trồng nhiều ở Gia Lai, Đăk Lắc.
- Cây dâu tằm: có diện tích lớn nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng (Bảo Lộc, Đơn Dương,
Đức Trọng)
Ngoài ra còn một số cây công nghiệp khác như hồ tiêu, điều…
b.Các vấn đề đặt ra và giải pháp để ổn định và phát triển cây cà phê ở vùng này.

Các vấn đề đặt ra:
- Do mở rộng diện tích trồng cà phê quá nhanh nên nông dân đã trồng trên các đất dốc, sự mở rộng
không hợp lí đã ảnh hưởng lớn đến lớp phủ thực vật rừng
- Mực nước ngầm ở Tây Nguyên đã hạ thấp nhiếu so với trước đây nên tình trạng thiếu nước tưới
trong mùa khô trong những năm gần đây hết sức nghiêm trọng


- Công nghệ sau thu hoạch còn yếu. Cà phê mới được phơi khô ở các gia đình là chính, việc phân loại
và chế biến sản phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, nên giá cà phê xuất khẩu thấp hơn giá
thị trường. Ngoài ra trong những năm gần đây giá cà phê trên thị trường thế giới không ổn định làm
cho việc sản xuất cà phê gặp nhiều khó khăn.
Giải pháp để ổn định và phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên
- Hoàn thiện các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch
và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc tu bổ vốn rừng, để đảm bảo nguồn nước ngầm trong mùa khô .
- Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử
dụng hợp lí tài nguyên.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu. Bổ sung lao động
có chuyên môn kĩ thuật…
- Đảm bảo tốt vấn đề lương thực trong vùng.
- Tăng cường thuỷ lợi ( kết hợp thuỷ lợi với thuỷ điện), đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê vào mùa
khô
- Ngăn chặn nạn di cư tự phát lên Tây Nguyên
- Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê.
9.Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có cơ cấu cây trồng đa dạng hơn so với Tây
Nguyên?
Do Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa đa dạng cả về không
gian và thời gian, nhiều nhóm đất, nhiều dạng địa hình khác nhau vì vậy có cơ cấu câu trồng đa dạng.
Ngược lại Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo gió mùa với hai mùa mưa khô rõ rệt.
10.Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.
*Nêu khái quát về Đông Nam Bộ

*Thế mạnh về tự nhiên
- Đất (các loại, qui mô, chất lượng và giá trị đối với phát triển kinh tế).
- Khí hậu ( nêu đặc điểm và ý nghĩa đối với phát triển kinh tế).
- Các ngư trường lớn, mặt nước nuôi trồng thủy sản, các cơ sở để xây dựng cảng cá…
- Tài nguyên rừng.
- Tài nguyên khoáng sản.
- Tiềm năng thủy điện.
Các thế mạnh khác (địa hình, nước khoáng, …).
11.Đông Nam Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. Anh (chị)
hãy:
a.Giải thích tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước?
Đông Nam Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp:
-Điều kiện tự nhiên:
+Địa hình dạng đồi lượn sóng, khá phẳng với độ cao trung bình khoảng 200-300m thích hợp cho việc
trồng tập trung trên quy mô lớn.
+Đất gồm hai loại đất chính là đất xám bạc màu trên phù sa cổ và đất ba dan (dẫn chứng). Đây đều là
loại đất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp.
+Khí hậu cận xích đạo, ít có những biến động của thời tiết… thích hợp cho việc phát triển cây công
nghiệp
+ Nguồn nước khá phong phú với hệ thống sông Đồng Nai cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên
canh cây công nghiệp.
-Điều kiện kinh tế – xã hội:
+ Có nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn kĩ thuật trong việc
trồng và chế biến cây công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng…, cơ sở vật chất kĩ thuật …hiện đại phục vụ phát triển cây công nghiệp.
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
+Là vùng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
cho phát triển cây công nghiệp.



b.Phân tích phương hướng phát triển theo chiều sâu về cây công nghiệp dài ngày của vùng
-Đẩy mạnh phát triển thuỷ lợi…
-Thay đổi cơ cấu cây trồng…
-Thay thế các giống cây cũ bằng các giống cây mới cho năng suất cao, ứng dụng các tiến bộ khoa
học kĩ thuật vào sản xuất.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.
12/ Phân tích việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp vùng Đông Nam Bộ . Tại
sao Đông Nam Bộ là vùng chiếm tỷ trọng công nghiệp cao nhất nước ?
* Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp vùng Đông Nam Bộ :
- Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, ( vốn đầu tư nước ngoài 50%)
- Chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao
- Khai thác hợp lý các nguồn lực tự nhiên và KT-XH
Kết quả :
-CN chiếm tỷ trọng cao nhất nước (khoảng 55,6% GTSLCN cả nước)
-Các ngành chuyên môn hóa: điện tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, tin học, thực phẩm…
-Tăng cường cải thiện & phát triển nguồn năng lượng:
+Xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), Thác Mơ trên sông Bé
(150MW), Cần Đơn …
+Đường dây 500 kv từ Hòa Bình vào Phú Lâm (tp.HCM)
+Phát triển các nhà máy điện tuốc-bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức trong đó Phú Mỹ với tổng công
suất 4.000MW.
+Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất.
+Tuy nhiên vấn đề môi trường cần phải quan tâm, tránh ảnh hưởng tới ngành khác
* Nguyên nhân Đông Nam Bộ là vùng chiếm tỷ trọng công nghiệp cao nhất nước:
- Vị trí địa lý thuân lợi
- Nguyên ,nhiên liệu phong phú: nông ,lâm . ngư ; khoáng sản nhất là dầu khí...
- Vốn đầu tư lớn nhất nước
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển tốt thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
- Thị trường trong và ngoài nước mở rộng nhanh chóng
- Thu hút mạnh lao động có chuyên môn kỹ thuật cao

- Có kinh nghiệm với kinh tế thị trường, thích ứng nhanh với thời kỳ hội nhập mở cửa…
13. So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và
Đông Nam Bộ. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó
- Giống:
+ Đều là những vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của cả nước
+ Có các điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
- Khác: Mỗi vùng có sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau
+ TDMNBB: Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt( che, trẩu, sơn, hồi..); đậu
tương, lạc thuốc lá; cây ăn quả cây dược liêu; trâu, bò lấy thịt và lấy sữa,lợn..
+ Đông Nam Bộ: Cây công nghiệp lâu năm( cao su, cà phê, điều); các cây công nghiệp ngắn
ngày( đậu tương, mía); nuôi trồng thủy sản; bò sữa, gia cầm.
*Giải thích:
+ TDMNBB:
- Địa hình núi, cao nguyên, đồi thấp phát triển chăn nuôi
- Khí hậu nhiệt đới trên núi, có 1 mùa đông lạnh, đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ, đất bạc
màu phát triển các cây trồng….
+ ĐNB
- Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, các vùng đất đất badan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng
phẳng  phát triển cây công nghiệp.


14.Có sự khác nhau nào trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và
Tây Nguyên? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
- Trung du miền núi Bắc Bộ:
+ Trồng trọt: Chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, hồi,
quế…). Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây dược liệu; cây ăn quả… Vùng
có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
+ Chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, lợn.
- Tây Nguyên:

+ Trồng trọt: chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu),
chè được trồng ở cao nguyên Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ; ngoài ra trồng cây công nghiệp ngắn
ngày có: dâu tằm, bông vải…
+ Chăn nuôi bò thịt, bò sữa là chủ yếu.
Giải thích:
Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu (giải thích cụ thể
hơn dựa vào các nhân tố trên)
15.Trung du – miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có thế mạnh về chăn nuôi gia súc
lớn. Anh (Chị) hãy cho biết:
a.Tại sao hai vùng này lại có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn và thế mạnh đó được thể hiện
như thế nào?
- Có các đồng cỏ tự nhiên: Mộc Châu, Đơn Dương – Đức Trọng …
- Khí hậu 2 vùng đều thích hợp chăn nuôi gia súc lớn.
- Nhu cầu lương thực của hai vùng cơ bản được đảm bảo, giúp chuyển một phần diện tích nông
nghiệp sang trồng cây thức ăn cho chăn nuôi và hoa màu lương thực được giành để chế biến thức ăn
chăn nuôi.
- Nhu cầu từ các vùng khác với các sản phẩm chăn nuôi gia súc lớn của mỗi vùng.
- Biểu hiện: đàn trâu của hai vùng chiếm 60% tổng đàn trâu cả nước, đàn bò của hai vùng chiếm
27,4% tổng đàn bò cả nước (2005).
b. Sự khác nhau trong cơ cấu đàn gia súc lớn của hai vùng và giải thích tại sao lại có sự khác
nhau đó?
- TDMNBB trâu được nuôi nhiều hơn bò: đàn trâu chiếm 57,5% đàn trâu cả nước và chiếm hơn 65%
tổng đàn trâu bò của vùng.
- Tây Nguyên bò được nuôi nhiều hơn trâu: đàn bò chiếm 89,6% tổng đàn trâu bò của vùng.
- Nguyên nhân:
+ TDMNBB: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh thích hợp cho nuôi trâu.
+ Tây Nguyên có khí hậu nóng, với một mùa khô kéo dài (4 – 5 tháng) thích hợp cho chăn nuôi bò.
16.So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng
sông Cửu Long. Tại sao giữa hai vùng này lại có sự khác nhau về chuyên môn hóa?
ĐB sông Hồng

ĐB sông Cửu Long
1. Điều kiện sinh thái:
1. Điều kiện sinh thái:
- Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ô - Địa hình rất thấp, có nhiều vùng trũng
trũng, có hệ thống đê điều
ngập nước, có nhiều kênh rạch
- Đất: chủ yếu là phù sa trong đê không được - Đất: phù sa bồi tụ thường xuyên, đất


bồi tụ thường xuyên
mặn, đất phèn nhiều
- Khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh kéo dài
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, mùa mưa
- Biển không rộng lắm, ngư trường nhỏ
và mùa khô kéo dài
2. Điều kiện KT - XH:
- Có vùng biển rộng, ngư trường lớn.
- Lực lượng lao động dồi dào, dân có kinh 2. Điều kiện KT - XH:
nghiệm thâm canh lúa nước
- Có thị trường rộng lớn là ĐNB
- Nhiều trung tâm CN chế biến
- Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy
- Khó khăn: Đất đai dễ bị bạc màu, dân cư đông móc vật tư nông nghiệp
đúc nhất nước
- Khó khăn: Đất đai bị ngập nước, bị
3. Chuyên môn hóa sản xuất:
phèn, mặn chiếm diện tích lớn
- Lúa: năng suất và sản lượng cao
3. Chuyên môn hóa sản xuất:
- Cây thực phẩm, đặc biệt là rau đậu có nguồn - Lúa: năng suất và sản lượng cao

gốc cận nhiệt và ôn đới: su hào, bắp cải, xà - Cây CN ngắn: đậu tương, cói, ...
lách, súp lơ, khoai tây, cà chua, các loại đậu...
- Cây ăn quả nhiệt đới: Xoài, chôm chôm,
- Cây CN ngắn ngày: đay, cói,
măng cụt,...
- Cây ăn quả: vải, nhãn, cam, chanh...
- Chăn nuôi: gia cầm đặc biệt là vịt, đánh
- Chăn nuôi: lợn, gia cầm, thủy sản nước ngọt, bắt nuôi trồng thủy, hải sản...
nước lợ...
17.Tại sao phải sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL? Nêu hướng sử dụng và cải
tạo tự nhiên của vùng này.
* Tại sao phải sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ĐB sông Cửu Long:
- Vì ĐB sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta.
- Để phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế của đồng bằng.
- Môi trường thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng đang đứng trước sự suy thoái.
 Vì vậy vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ĐB sông Cửu Long là vấn đề cấp bách.
* Hướng sử dụng và cải tạo:
- Giải quyết nước ngọt vào mùa khô là vấn đề quan trọng (để hạn chế phèn, mặn…).
- Cải tạo đất bằng thủy lợi và thay đổi cây trồng phù hợp với loại đất.
- Duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

B > Ngành kinh tế
1.Trình bày về những điều kiện thuận lợi, khó khăn,tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực
ở nước ta.
Những điều kiện thuận lợi, khó khăn và vai trò:
- ĐK tự nhiên, tài nguyên đất nước, khí hậu cho phép PTSX LT phù hợp với các vùng sinh thái nông
nghiệp. Tuy nhiên thiên tai ( bão, lụt, hạn hỏn..) và sâu bệnh vẫn thường xuyên xảy ra.
- Đẩy mạnh sx LT có tầm quan trọng đặc biệt nhằm đảm bảo LT cho một nước hơn 80 triệu dân, cung
cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho xuất khẩu. Việc đảm bảo an ninh kương thực cũn là cơ
sở để đa dạng hoá sx nông nghiệp.

*Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực:
- Dt gieo trồng tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980)
6,04 triệu ha (1990)
7,5 tr ha (2002) sau đó giảm còn >7,3 tr ha (2005).
- Do áp dụng rộng rói cỏc biện phỏp thõm canh nụng nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới,
nên năng suất tăng mạnh nhất là vụ đông xuân. Năm 2005 năng suất đạt 49 tạ/ha/vụ ( 1980: 21 tạ/ha;
1990: 31,8 tạ /ha/vụ).
- Sản lượng lúa tăng mạnh: 11,6 tr tấn (1990) hiện nay khoảng 36 tr tấn.
- Từ chỗ sx không đảm bảo đủ nhu cầu hiện nay trở thành một trong 3 nước xuất khẩu nhiều gạo nhất
thế giới (3-4 tr tấn/năm). bỡnh quõn LT cú hạt: 470 kg/người/năm.


- ĐBSCL vùng sx LT lớn nhất, chiếm trên 50% Dt và >50% sản lượng lúa cả nước. ĐBSH vùng sx
Lt lớn thứ 2 và là vùng năng suất cao nhất cả nước
2. Phân tích vai trò của cây công nghiệp
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- Khai thác được thế mạnh của vùng đồi núi và trung du, phá thế độc canh trong nông nghiệp, đưa
nông nhiệp phát triển đa canh
- Tạo nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp cho các ngành ... và phân bố lại sản xuất công nghiệp
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng
- Giải quyết việc làm, góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước
- Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu...
3. Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một
trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta .
- Có điều kiện chế biến sản phẩm tại chỗ từ cây công nghiệp:
+ Mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Dễ bảo quản, dễ chuyên chở, tiêu thụ và xuất khẩu
+ Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp
- Xây dựng vùng chuyên canh gắn với cơ sở chế biến
+ Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, tạo ra các liên hợp nông – công nghiệp
+ Đây chính là bước đi trên con đường hiện đại hoá nông nghiệp

- Góp phần giảm cước phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm. Cho phép sản phẩm cây công
nghiệp của nước ta xâm nhập và đứng vững trên thị trường thế giới.
4. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp .
a. Điều kiện tự nhiên và thiên nhiên
- Địa hình, đất trồng
- Khí hậu, nguồn nước
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và xã hội
- Cơ sở vật chất và chính sách
c. Khó khăn
- Mùa khô kéo dài..., cơ sở hạ tầng ..., công nghiệp chế biến còn nhỏ bé..., thị trường xuất khẩu không
ổn định...
5. Chứng minh rằng ngành thủy sản của nước ta ngày càng có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế?
- Tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản trong cơ cấu Nông-lâm-ngư nghiệp ngày càng tăng( Từ
16,3% năm 2000 lên 26,4% năm 2007.)
- Thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương, nhất là vùng
ven biển
- Các mặt hàng thủy sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, năm 2007 xuất khẩu thủy
sản đạt 3,74 tỉ USD, chiếm 7,7% giá trị hàng xuất khẩu. .
.
- Thủy sản góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho CN chế biến thực phẩm, cung cấp thực phẩm đa dạng cho con người và
thức ăn cho chăn nuôi.
- Tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho nhân dân và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thủy sản nước
ta.
6. Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp nước ta.
- Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ là hai bộ phận hợp thành một thể thống nhất. Vỡ vậy giữa chúng
có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Cơ cấu ngành tạo điều kiện thuận lợi sự hình thành cơ cấu lãnh thổ công nghiệp.


+ Nền công nghiệp chậm phát triển, cơ cấu ngành đơn giản (nghĩa là chỉ phát triển một vài ngành)
trong chừng mực nhất định sẽ làm cho việc hình thành cơ cấu lãnh thổ gặp nhiều trở ngại.
+ Nền công nghiệp phát triển, cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng sẽ tạo điều kiện cho việc xuất hiện
các trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
- Cơ cấu lãnh thổ công nghiệp tác động trở lại làm cho cơ cấu ngành trở nên hoàn thiện hơn.
+ Cơ cấu công nghiệp được hình thành sẽ làm nền công nghiệp của cả nước cũng như từng vùng có
điều kiện phát triển tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
+ Tuy nhiên tác động trở lại của cơ cấu lãnh thổ đến cơ cấu ngành công nghiệp thường được biểu
hiện một cách gián tiếp.
7. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Những ngành công nghiệp nào được xác định là
ngành trọng điểm ở nước ta hiện nay? Tại sao nước ta phải đẩy mạnh phát triển các ngành
công nghiệp trọng điểm?
a.Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm:
+ Là ngành có thế mạnh lâu dài mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xó hội và có tác động mạnh mẽ
đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
+ Những ngành công nghiệp nào được xác định là ngành trọng điểm ở nước ta hiện nay
- Công nghiệp năng lượng.
- Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.
- Công nghiệp dệt - may.
- Công nghiệp hoỏ chất - phõn bún – cao su.
- Công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp cơ khí điện tử….
+ Nước ta phải đẩy mạnh phỏt triển các ngành công nghiệp trọng điểm với mục đích:
- Tận dụng thế mạnh lâu dài, đặc biệt thế mạnh về tài nguyên, về nguồn lao động và thị trường
- Tránh tụt hậu về kinh tế so với các nước trên thế giới.
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển và khụng ngừng nõng cao đời sống nhân dân.
b.Công nghiệp năng lượng là ngành trọng điểm ở nước ta là vì:

+ Là ngành có thế mạnh lâu dài:
- Thế mạnh về nguyên, nhiên liệu: Đa dạng và phong phú:
Than đá trữ lượng 3 tỉ tấn, than nâu hàng chục tỉ tấn, than bùn..
Dầu khí: trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí...
Thủy năng: khoảng 30 triệu kw, cho sản lượng điện 260-270 tỉ kwh, tập trung chủ yếu ở hệ thống
sông Hồng(37%), sông Đồng Nai(19%).
Một số nguồn năng lượng khác như gió mặt trời, thủy triều...
- Về thị trường tiêu thụ:Nhu cầu tiêu dùng năng lượng, nhiên liệu cho CNH-HĐH kinh tế, cho đời
sống và xuất khẩu tăng.
- Chính sách của nhà nước: Đẩy mạnh phát triển CN năng lượng, đưa ngành điện lực đi trước một
bước trong phát triển kinh tế...
- Các thế mạnh khác như: lao động trình độ chuyên môn ngày càng cao, tiến bộ KHKT và sự phát
triển của ngành CN khai thác nguyên nhiên liệu.
+ Có hiệu quả kinh tế-XH cao:
- Đã xây dựng nhiều nhà mày điện, nhất là những nhà máy có công suất lớn( dẫn chứng), sản lượng
điện tăng nhanh từ 8,8 tỉ kwh(1990) lên 52,1 tỉ kwh(2005), góp phần thúc đẩy quá trình CNH.
- Ngành tạo ra mặt hàng xuất khẩu giá trị cao: than, dầu khí đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD/ năm.
Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sx ngành CN..
- Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động.
+ Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:


Tác động toàn diện đối với tát cả các ngành kt về quy mô sx, khoa học công nghệ và chất lượng sản
phẩm.
+ Năm nhà máy điện có công suất lớn nhất đã hoạt động ở nước ta hiện nay:
STT Nhà máy
Công suất(MW)
Địa điểm.
1
Nhiệt điện Phú Mỹ

4164
Bà Ria- V.Tàu
2
Thủy điện Hòa Bình
1920
S. Đà(Hòa Bình)
3
Nhiệt điện Cà Mau
1500
Cà Mau
4
Nhiệt điện Phả Lại
1040
Hải Dương
5
Thủy điện Yaly
720
S. Xê xan(Gia Lai)
*Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành công nghiệp điện lực?
- Nguồn năng lượng:
+ Tiềm năng thuỷ điện nước ta rất lớn. Về lí thuyết công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw với sản
lượng từ 260-270 tỉ kwh. Tiềm năng này tập trung chủ yếu trên hệ thống sông Hồng ( 37%) và hệ
thống sông Đông Nai (19%).
+Nguồn than khá phong phú: gồm than đá (antraxít), than nâu, than bùn... có trữ lượng trên 3tỉ tấn,
cho nhiệt lượng cao (7000-8000 calo/kg), dễ khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
+ Dầu khí tập trung ở các bể tầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa trữ lượng 3 đén 4 tỉ tấn dầu và
hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu
Long và bể Nam Côn Sơn.
+ Các nguồn năng lượng khác ( gió, thuỷ triều, năng lượng Mặt trời...) cũng rất lớn.
- Thị trường tiêu thụ: nhu cầu cho sx và sinh hoạt ngày càng tăng.

- Chính sách nhà nước: được xếp là ngành CN trọng điểm, được đầu tư ưu tiên PT...
c.Tại sao công nghiệp điện lực phải đi trước một bước?
- Vì: Đây là ngành thuộc kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng cho sự PT của các ngành KT khác.
- Nhu cầu về điện trong sx và sinh hoạt trong những năm tới của nước ta rất lớn, và ngày càng tăng.
8.Chứng minh rằng trong những năm gần đây hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta có
những chuyển biến tích cực.
a)
b)

Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục (dẫn chứng).
Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú (dẫn chứng).
Thị trường xuất khẩu được mở rộng (nêu và phân tích).
Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh (dẫn chứng).
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu (kể tên).
Các thị trường nhập khẩu chủ yếu (kể tên).
9.
Phân tích các điều kiện phát triển ngành du lịch của nước ta .
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên .
* Địa hình .
- Nước ta địa hình đa dạng bao gồm : đồi núi , đồng bằng , ven biên , hải đảo tạo nên nhiều cảnh
quan đẹp . cụ thể .
+ Địa hình caxto , với hơn 200 hang động đẹp có khả năng khai thác du lịch , nhiều thắng cảnh nổi
tiếng như : VHLong ( di sản thiên nhiên thế giới - được công nhận 1994 ) ; Động phong Nha ( trong
quần thể di sản thiên nhiên TG Phong Nha – Kẻ Bàng được cộng nhận 2003 ) , Ninh Bình ( Hạ long
cạn ) .
+ Với bở biển dài , nhiều bãi tăm đẹp có giá trị về du lịch . có 125 bãi tăm từ B – N , trong đó nhiều
bãi dài từ 15 – 18 km .



* Khí hậu .
- Với sự phân hóa của khí hậu đã tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành du lịch nước ta phát triển ( như
phân hóa theo mùa , không gian và đặc biệt là độ cao ) nêu dẫn chứng .
Tuy nhiên KH có nhiều trở ngại như hậu quả của thiên tai và sự phân mùa của khí hậu .
* Nguồn nước .
- Nguồn nước dồi dào kể cả trên mặt và nước ngầm là cơ sở để phát triển nhiều loại hình du lịch
như :
+ Các hồ đập tự nhiên , nhân tạo cũng các hệ thống sông , suối đã trở thành những điểm du lịch quan
trọng như : Hồ Ba Bề , Hòa Bình , Thác Bà , Dầu Tiếng … sông nước ở ĐBSCL , suối , thác ….
+ Nguồn nước ngầm cũng có giá trị lớn về DL như nước khoáng thiên nhiên , nước nóng …có sức
thu hút cao đối với nhiều du khách trong và ngoài nước
* Sinh vật . Nước ta có > 30 vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn thiên nhiên khác cùng là cơ sở để
thu hút khách DL và phát triển DL sinh thái .
b. TN du lịch nhân văn .
TNDL nhân văn nước ta rất phong phú gắn liền với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước .
* Các di tích văn hóa , lịch sử .
- Là loại TNDLNV có giá trị hàng đầu .
- Trên phạm vi toàn quốc , hiện có khoảng 4 vạn di tích các loại , trong đó có khoảng 2600 di tích đã
được nhà nước xếp hạng .
- Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới như quần thể kiến trúc cố
đô Huế ( năm 1993 ) , phố cổ Hội An ( 1999 ) và di tích Mĩ Sơn ( 1999 ) .
Ngoài ra còn có 2 di sản phi vật thể của TG là nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên . Và gần đây nhà nước đã đề nghị UNESCO công nhận thêm : Hát ca trù , quan
họ Bắc Ninh .
* Các lễ hội .
- Diễn ra hầu như trên khắp các địa phương trong nước và luôn gắn liền với các di tích văn hóa – lịch
sử .
- Phần lớn các lễ hội diễn ra ở các tháng đầu năm âm lịch sau tết nguyên đán , với thời gian dài , ngắn
khác nhau .

- Trong số này kéo dài nhất là lễ hội chùa Hương ( tới 3 tháng ) . Các lễ hội thường gắn với sinh hoạt
văn hóa dân gian như hát đối đáp của người Mường , ném còn của người Thái , lễ đâm Trâu và hát
trường ca thần thoại của Tây Nguyên ….
- Nước ta còn giàu tiềm năng về văn hóa dân tộc , văn nghệ dân gian và hàng loạt các làng nghề
truyền thống và những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao . Đây cũng là loại TN nhân văn có
khả năng khai thác để phục vụ mục đích du lịch .
5. Trình bày hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta? Giải thích vì sao chăn nuôi gia
cầm lại phát triển mạnh ở các đồng bằng?
6.Giải thích tại sao Đồng Bằng Sông Hồng và các vùng phụ cận lại là khu vực có mức độ tập
trung lãnh thổ công nghiệp vào loại cao nhất ở nước ta.
I-Nước ta ngày càng khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Anh ( chị) hãy:
1- Phân tích những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển nền nông nghiệp nhiệt
đới?
2- Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
II.Trình bày về những điều kiện thuận lợi, khó khăn,tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực ở
nước ta.
III. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Những ngành công nghiệp nào được xác định là
ngành trọng điểm ở nước ta hiện nay? Tại sao nước ta phải đẩy mạnh phát triển các ngành công
nghiệp trọng điểm?


IV-Dựa vào bảng số liệu sau đây về giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của nước ta
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2000
2005
Nông nghiệp
129140,5
183342,4
Lâm nghiệp

7673,9
9496,2
Thủy sản
26498,9
63549,2
Tổng
163313,3
256387,8
1. Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản
2. Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản
I-Nước ta ngày càng khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Anh ( chị) hãy:
1- Phân tích những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển nền nông nghiệp nhiệt
đới?
2- Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
II.Trình bày về những điều kiện thuận lợi, khó khăn,tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực ở
nước ta.
III. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Những ngành công nghiệp nào được xác định là
ngành trọng điểm ở nước ta hiện nay? Tại sao nước ta phải đẩy mạnh phát triển các ngành công
nghiệp trọng điểm?
IV-Dựa vào bảng số liệu sau đây về giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của nước ta
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2000
2005
Nông nghiệp
129140,5
183342,4
Lâm nghiệp
7673,9
9496,2

Thủy sản
26498,9
63549,2
Tổng
163313,3
256387,8
1. Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản
2. Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản
1..Giải thích tại sao Đồng Bằng Sông Hồng và các vùng phụ cận lại là khu vực có mức độ tập trung
lãnh thổ công nghiệp vào loại cao nhất ở nước ta.
2.Giải thích vì sao việc phát triển vùng chuyên canh cây công nhiệp bao gồm công nghiệp chế biến là
một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nhiệp của đất nước?
4.Dựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, hãy giải thích tại sao công nghiệp
điện lực lại trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
5.Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta các năm (1990 - 2006)
Năm
1990
1995
1999
2003
2006
Diện tích (nghìn ha)
6042
6765
7653
7452
7324
Sản lượng (nghìn tấn)
19225
24963

31393
34568
35849
a.Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990 - 2006
b.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích , sản lượng , năng suất lúa của nước ta
thời kỳ trên.
c. Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích , sản lượng , năng suất lúa của nước ta từ
năm 1990 đến 2006
1..Giải thích tại sao Đồng Bằng Sông Hồng và các vùng phụ cận lại là khu vực có mức độ tập trung
lãnh thổ công nghiệp vào loại cao nhất ở nước ta.
2.Giải thích vì sao việc phát triển vùng chuyên canh cây công nhiệp bao gồm công nghiệp chế biến là
một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nhiệp của đất nước?
3 ựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, hãy giải thích tại sao công nghiệp
điện lực lại trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.


4Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta các năm (1990 - 2006)
Năm
1990
1995
1999
2003
2006
Diện tích (nghìn ha)
6042
6765
7653
7452
7324
Sản lượng (nghìn tấn)

19225
24963
31393
34568
35849
a.Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990 - 2006
b.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích , sản lượng , năng suất lúa của nước ta
thời kỳ trên.
c. Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích , sản lượng , năng suất lúa của nước ta từ
năm 1990 đến 2006



×