Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CSLTDL TP HCM đến năm 2020 và tầm NHÌN đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 110 trang )

A-

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ LƯU TRÚ
DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN
NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1


PHẦN I
MỞ ĐẦU

I.1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU
LỊCH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
Với lợi thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, … của cả nước, là đầu mối
giao thông lớn, nối liền với các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế của khu vực,
trong những năm qua, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực phát triển
không ngừng, thể hiện qua việc luôn giữ vị trí đứng đầu cả nước.
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025” (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31
tháng 12 năm 2013) đặt ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ công nghiệp – nông nghiệp. Định hướng phát triển du lịch thành phố ngang tầm với
các nước trong khu vực; phát triển thành phố thành trung tâm du lịch và trung chuyển
khách du lịch, phát triển các loại hình du lịch mua sắm, du lịch hội nghị, du lịch khám
chữa bệnh, du lịch ẩm thực; đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa. Đẩy mạnh phát triển
kết cấu hạ tầng dịch vụ hiện đại, trong đó bao gồm hệ thống nhà hàng khách sạn cao
cấp. Có thể nói phát triển du lịch trong thời gian tới có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch giữ vai trò quan trọng
trong việc phát triển du lịch, trong đó phải kể đến đầu tiên là hệ thống cơ sở lưu trú du
lịch. Việc nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, tạo điều kiện thuận lợi về nơi ăn,
nghỉ, đi kèm với các dịch vụ tiện ích, đáp ứng nhu cầu của du khách sẽ góp phần


quảng bá, giới thiệu với du khách về tiềm năng du lịch, nét đẹp văn hoá truyền thống
của địa phương. Trong quá trình hội nhập, ngành Khách sạn Việt Nam nói chung và
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang từng bước phát triển vững vàng, có khả năng
cạnh tranh với các điểm đến khác trong khu vực, đồng thời là một trong những nhân tố
đóng góp tích cực vào việc tổ chức thành công các sự kiện mang tầm quốc tế.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch đã và đang thu
hút nguồn vốn đầu tư từ tất cả các thành phần kinh tế. Mặc dù đóng góp khá lớn vào
2


kết quả kinh doanh chung của ngành du lịch, sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú
du lịch cần phải được dự báo, quy hoạch và định hướng phù hợp với đặc điểm tình
hình kinh tế từng giai đoạn. Ngày 6 tháng 11 năm 2006, Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành Chỉ thị số 35/2006/CT-UBND về quy hoạch một số ngành nghề giai đoạn
2006-2010, trong đó có ngành nghề kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, định hướng
chung là “chỉ cấp mới đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu
chuẩn 1 sao trở lên”. Trên tinh thần đó, các quận-huyện đã tiến hành rà soát hiện trạng,
xây dựng dự thảo quy hoạch, Sở Du lịch đã có văn bản góp ý cụ thể cho từng quậnhuyện, làm cơ sở đề nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt từ cuối năm 2007.
Tuy nhiên, hiện nay việc cấp đăng ký kinh doanh ngành khách sạn tại thành phố nói
chung chưa có căn cứ pháp lý chính thức, có sự áp dụng không thống nhất giữa các
khu vực khác nhau, do quy hoạch giai đoạn 2006-2010 chưa được Ủy ban nhân dân
thành phố phê duyệt và thời gian quy hoạch cũng đã hết hiệu lực. Điều này gây khó
khăn cho cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý ngành và cho cả nhà đầu
tư. Mặt khác, thực tế những năm gần đây cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng trong
cung cầu ở một số nhóm hạng cơ sở lưu trú du lịch. Chính vì vậy, việc đánh giá lại
đúng thực trạng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên toàn thành phố và theo từng khu
vực, căn cứ vào bối cảnh phát triển kinh tế chung và các chỉ tiêu dự báo mới của ngành
du lịch thành phố, từ đó đưa ra dự báo nhu cầu phòng và định hướng phát triển cơ sở
lưu trú du lịch tại Thành phố từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 là hết sức
cần thiết và cấp bách.


I.2. MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
- Đảm bảo về số lượng cũng như về chất lượng đối với tất cả các loại, hạng cơ sở
lưu trú đáp ứng được nhu cầu của du khách tới thành phố, không để xảy ra tình trạng
thiếu phòng, nhất là vào mùa cao điểm du lịch. Góp phần tích cực vào việc nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch thành phố.
- Trong quá trình phát triển không để xảy ra tình trạng dư thừa phòng gây lãng phí
tiền đầu tư của xã hội, làm giảm hiệu quả kinh doanh thậm chí thua lỗ, phá sản của các
nhà đầu tư.

3


- Điều chỉnh đưa cung – cầu về trạng thái cân bằng (nếu có sự mất cân đối), đảm
bảo sự vận động của cung và cầu đối với từng phân khúc luôn tỷ lệ thuận với nhau và
với tốc độ tương đồng nhau. Trên cơ sở đó, các cơ sở lưu trú luôn đạt được công suất
sử dụng phòng tối ưu nhất, hiệu quả kinh doanh cao. Lợi ích của các nhà đầu tư cũng
như của du khách đều được bảo vệ. Tránh được những tác động tiêu cực về mặt an
ninh trật tự xã hội cũng như môi trường văn hóa mà hoạt động du lịch gây ra cho xã
hội.
- Định hướng cho nhà đầu tư kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.

I.3. CĂN CỨ QUY HOẠCH
I.3.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Du lịch 2005 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch;
- Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy
định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều
kiện;

- Chỉ thị số 13/2012/CT-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân
thành phố về tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ
phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố;
- Văn bản số 4204/UBND-TM ngày 17 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân
thành phố về khoảng cách an toàn đối với cơ sở lưu trú du lịch;
- Chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại công văn số 434/VP-TM ngày 16
tháng 01 năm 2013 về việc quy hoạch cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn quận,
huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
I.3.2. Chủ trương chính sách
- Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về
phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
4


- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ TP. HCM lần thứ IX.
I.3.3. Tình hình cung – cầu trên thị trường.
Đánh giá đúng thực tế tình hình kinh doanh của tất cả các loại, hạng cơ sở lưu trú
du lịch trong thời điểm hiện tại, dự báo lượng du khách tới thành phố theo từng giai
đoạn tới năm 2020 và 2025. Việc xác định chính xác tình hình cung – cầu đối với từng
phân khúc ở thời điểm hiện tại, kết hợp dự báo tốc độ tăng trưởng khách quốc tế và
khách nội địa tới Thành phố trong thời kỳ quy hoạch là cơ sở quan trọng để xây dựng

quy hoạch phát triển cơ sở lưu trú du lịch.
I.4. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH.
- Phương pháp thu thập tài liệu: Được sử dụng để thu thập, lựa chọn tài liệu, số
liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy
hoạch.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp được sử dụng nhằm tổng hợp
các thông tin, dữ liệu đã thu thập để từ đó phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung,
các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Thông qua phương pháp này để kiểm
tra, quan sát và kiểm chứng tại chỗ các thông tin, tài liệu đã được thu thập từ các
nguồn khác nhau, đảm bảo cho nguồn thông tin có độ tin cậy cao và đánh giá độ chính
xác của các kết quả phân tích, đánh giá.

5


- Phương pháp dự báo: Là phương pháp có sử dụng tính toán, dự báo các chỉ số
phát triển du lịch trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động.

6


PHẦN II
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
TẠI THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2006 – 2013

II.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU
LỊCH TRONG THỜI GIAN QUA
Công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trong những năm qua ngày
càng được tăng cường trên phạm vi cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh. Hệ

thống các văn bản pháp luật được xây dựng và hoàn thiện (đặc biệt là sự ra đời của
Luật Du lịch có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006), là căn cứ để cơ quan quản lý
ngành triển khai thực thi có hiệu quả các công tác quản lý nhà nước, góp phần đổi mới
quản lý và phát triển du lịch, từng bước nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch.
Hiện nay, việc thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hạng 2 sao, 1 sao và
tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch được phân cấp cho các Sở quản lý du lịch địa
phương, Tổng cục Du lịch phối hợp với các Sở địa phương thẩm định và công nhận
hạng cho các khách sạn từ 3 sao đến 5 sao và hạng cao cấp.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, trước khi Ủy ban nhân dân thành phố ban hành
Chỉ thị số 35/2006/CT-UBND ngày 6 tháng 11 năm 2006 về quy hoạch một số ngành
nghề giai đoạn 2006-2010, trong đó có ngành nghề kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch,
nhìn chung các loại hình cơ sở lưu trú du lịch đều phát triển theo hướng tự phát. Chỉ
thị 35/2006/CT-UBND quy định: “hạn chế cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh ngành nghề kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, chỉ cấp mới đối với các cơ sở lưu
trú du lịch đạt tiêu chuẩn có sao”. Thực hiện chỉ đạo trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng
như Ủy ban nhân dân các quận huyện khi cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh đối với ngành nghề kinh doanh lưu trú du lịch, đều yêu cầu rõ “phải đạt tiêu
chuẩn sao”, một số địa bàn còn có quy hoạch chi tiết hạng sao đối với từng tuyến
đường đặc biệt (như quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, Quận 9). Chính vì vậy, từ năm
2006 đến cuối năm 2013, tổng số khách sạn đã được thẩm định và công nhận hạng từ 1
sao đến 5 sao tăng lên đến 1.426 khách sạn với 38.293 phòng, trong đó tăng mạnh nhất
là khối khách sạn 1 sao (tăng gấp 17,8 lần từ 62 lên 1.106 khách sạn); ngược lại khối
7


cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch giảm dần, do ngưng cấp mới
đăng ký kinh doanh, bên cạnh đó nhiều cơ sở đã đầu tư nâng cấp lên hạng sao, một số
cơ sở sang nhượng, giải thể do kinh doanh không hiệu quả. (Phụ lục 1: Bảng thống kê
cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 20062013).
Từ khi triển khai áp dụng quy trình ISO 9001:2000 vào cuối năm 2007, công

tác thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch đã và đang tiếp tục được Sở duy trì khá
tốt, đảm bảo đúng quy định về thời gian, đơn giản hóa thủ tục và công khai, minh bạch
trong quá trình xử lý hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chấp hành đúng
các quy định của pháp luật. Việc triển khai công tác xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thời
gian qua đã góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch của
thành phố, đồng thời giúp khách hàng yên tâm khi chọn lựa dịch vụ phù hợp. Bên cạnh
đó, việc thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các quận - huyện để hỗ
trợ tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và công tác quy hoạch phát triển
hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cũng góp phần tích cực trong việc đưa hoạt
động kinh doanh lưu trú du lịch vào nề nếp ổn định, phát triển phù hợp với chỉ tiêu và
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và mục tiêu phát triển
ngành du lịch nói riêng.

II.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
Nhìn chung, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố những năm
gần đây phát triển khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, theo kịp đà phát triển của
ngành du lịch, góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch không chỉ về lưu
trú, mà cả về ăn uống, hội họp, cũng như các dịch vụ sức khỏe, vui chơi, giải trí… Tốc
độ tăng trưởng về lượng cung phòng khách sạn tăng, ở cả nhóm khách sạn hạng 1 sao,
2 sao và nhóm khách sạn cao cấp từ 3 sao – 5 sao.
Đến thời điểm cuối năm 2013, thành phố có tổng cộng 3.345 cơ sở lưu trú với
64.014 phòng (chiếm 22% tổng số cơ sở và 20% tổng số phòng của cả nước), trong đó
có 104 khách sạn 3 – 5 sao, 1.322 khách sạn 1-2 sao, 01 căn hộ du lịch cao cấp, còn lại
là cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch và cơ sở chưa phân loại, xếp
hạng. Điều đáng lưu ý là số khách sạn 1 sao của thành phố chiếm tới 55% số khách sạn
8


và 47% số phòng nhóm khách sạn hạng này của cả nước. (Phụ lục 2: So sánh số cơ sở
và số phòng lưu trú tại Thành phố Hồ Chí Minh với cả nước năm 2013).

Đi đôi với sự tăng trưởng về số lượng là sự phát triển về chất lượng, thể hiện
qua sự chuyển dịch cơ cấu phòng theo hướng tăng tỉ trọng phòng khách sạn đạt hạng
từ 1 sao trở lên, trong đó khách sạn cao cấp 3-5 sao tăng gấp đôi từ 6.447 phòng lên
12.878 phòng, giảm tỉ trọng phòng cơ sở lưu trú du lịch cấp thấp (đạt tiêu chuẩn kinh
doanh lưu trú du lịch) từ 9.954 phòng xuống còn 7.267 phòng (giảm 37%). Việc giảm
tỷ trọng phòng loại này phần lớn là do các chủ đầu tư mở rộng và nâng cấp thành
khách sạn ở cấp hạng cao hơn, một phần nhỏ do các cơ sở đóng cửa, giải thể. (Phụ lục
3: Biểu đồ tăng trưởng số phòng cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng tại Thành
phố giai đoạn 2006-2013).
So với tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, nhìn chung hệ
thống cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố đáp ứng ở mức khá tốt đối với từng cấp hạng,
thuộc loại hàng đầu so với các tỉnh thành trong cả nước, cơ sở vật chất được đầu tư
tương xứng, được các hãng lữ hành và khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá khá
cao, có khả năng cạnh tranh với các thành phố khác trong khu vực. Cạnh tranh là động
lực thúc đẩy các cơ sở lưu trú du lịch không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng dịch vụ thông qua đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị
cũng như bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của đội ngũ quản lý và
nhân viên phục vụ. Trong những năm qua, hầu hết các khách sạn cao cấp, đặc biệt là
các khách sạn 4 sao và 5 sao đều quan tâm đầu tư các dịch vụ phục vụ du lịch MICE,
góp phần hình thành và phát triển phân khúc thị trường du lịch cao cấp này cho thành
phố Hồ Chí Minh cũng như cho cả nước.

II.3.

HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH.
Trong thời gian vừa qua, hệ thống cơ sở lưu trú của thành phố phát triển nhanh

về số lượng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh này cũng có những mặt chưa tốt vì tốc độ
phát triển đối với từng loại hạng không đồng đều và thường nhanh hơn tốc độ tăng của
khách. Chính điều này làm hiệu quả kinh doanh của toàn ngành thấp. (Phụ lục 4:

Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Thành phố và số phòng cơ sở
lưu trú giai đoạn 2006 – 2013).
9


II.3.1. Khối khách sạn cao cấp (3 sao, 4 sao, 5 sao):
Khối khách sạn loại này hầu hết tọa lạc ở vị trí rất thuận lợi, gần các trung tâm
mua sắm, điểm tham quan, có cơ sở vật chất tốt, tiện nghi cao cấp, đội ngũ nhân sự có
trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tác phong phục vụ chuyên nghiệp. Ngoài phòng ngủ,
khách sạn tổ chức các dịch vụ hỗ trợ khác như ẩm thực, hội họp, giải trí, chăm sóc
sức khỏe,…, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách lưu trú mà chủ yếu là khách quốc
tế.
Giai đoạn 2006-2013, sự tăng trưởng của lượng khách và lượng phòng khách
sạn 3-5 sao là tương đối đồng đều nhau (khách quốc tế đến thành phố tăng bình quân
8,3%/năm, lượng phòng khách sạn tăng bình quân 10,4%/năm) nên công suất sử dụng
phòng thường đạt được ở mức tương đối lý tưởng. Ngoại trừ năm 2009, do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên lượng khách quốc tế đến thành phố giảm sút
làm hiệu quả kinh doanh của khối này thấp (chỉ đạt xấp xỉ 55%). Ngược lại, trong
những năm 2005-2007, do tình hình chính trị bất ổn tại Thái Lan nên lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như thành phố Hồ Chí Minh tăng đột biến. Do đó đã
xảy ra tình trạng thiếu trầm trọng phòng khách sạn cao cấp 3 – 5 sao vào mùa cao
điểm, dẫn đến giá phòng khách sạn tăng nhiều. Trước tình hình đó, Sở Du lịch đã sớm
chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp tích cực nhằm
khuyến khích phát triển nhanh số phòng khách sạn cao cấp, bao gồm ưu tiên dành
những khu đất có khuôn viên phù hợp, ở vị trí thuận lợi để đầu tư xây mới hoặc mở
rộng khách sạn 3-5 sao, đầu tư nâng cấp các khách sạn có tiềm năng từ khách sạn
hạng bình dân lên khách sạn cao cấp. Vì vậy, trong những năm tiếp theo tình trạng
thiếu phòng không xảy ra, đồng thời vẫn đảm bảo được cho các khách sạn hoạt động
tốt với công suất sử dụng phòng tối ưu nhất. Ngoài ra Sở cũng tổ chức nhiều hoạt
động quảng bá, xúc tiến du lịch, khuyến mãi, kích cầu để thu hút du khách tới thành

phố nhất là vào mùa thấp điểm. Điều này góp phần lớn vào việc làm giảm sự tác động
tiêu cực của tính thời vụ trong du lịch tới hiệu quả hoạt động của các khách sạn. Xem
phụ lục 4, ta thấy công suất sử dụng phòng của khách sạn 5 sao vào năm 2006 cũng
chỉ tương đương năm 2013, nhưng trong năm 2013 không có thời điểm nào thiếu
phòng khách sạn 5 sao.
Với số phòng và các dịch vụ cung cấp bởi hệ thống khách sạn này, ngành du
lịch thành phố, đặc biệt là loại hình du lịch MICE sẽ có triển vọng phát triển khá tốt,
10


có thể cạnh tranh với các điểm đến khác trong khu vực, đồng thời là một trong những
nhân tố đóng góp tích cực vào việc tổ chức thành công các sự kiện quốc tế đăng cai
tại Việt Nam cũng như tại thành phố Hồ Chí Minh.

II.3.2. Khối cơ sở lưu trú du lịch hạng 2 sao trở xuống (bao gồm các cơ sở lưu trú
đang hoạt động nhưng chưa phân loại, xếp hạng)
Trong số các khách sạn này, chỉ có một số ít tọa lạc tại các khu vực trung tâm
có nhiều khách quốc tế, đáp ứng được tiêu chuẩn hạng sao tương ứng về các tiêu chí:
thiết kế, kiến trúc, cơ sở vật chất, nhân sự, dịch vụ ăn uống, nên nhìn chung hoạt động
tương đối hiệu quả. Còn lại phần lớn phân bổ ở các quận, huyện ngoại thành, trong đó
có một số cơ sở có quy mô phòng ít, có cấu trúc xây dựng là nhà ở hoặc nhà trọ,
phòng cho thuê chuyển đổi công năng thành khách sạn.
Từ năm 2007 đến hết 2013, lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố tăng
bình quân hàng năm là 8,3%, khách nội địa có sử dụng dịch vụ lưu trú tăng khoảng 78%. Trong khi đó số lượng phòng khối này tăng bình quân 12,3%/năm. Chính vì vậy,
hiện nay công suất sử dụng phòng của các cơ sở thuộc khối này rất thấp, nhất là các
khách sạn 1 sao và cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn. (Phụ lục 5: Công suất sử dụng
phòng khối khách sạn 1 sao, 2 sao và cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu
trú du lịch). Do phải cạnh tranh với các loại nhà trọ, phòng cho thuê và với cả các
khách sạn quy mô nhỏ nên giá phòng bán rẻ và đối tượng chủ yếu là khách thuê ngắn
hạn (giờ), khách du lịch hoặc khách công tác nghỉ qua đêm chiếm tỉ lệ thấp. Trong

quá trình kinh doanh, một số khách sạn có quy mô nhỏ loại này không duy trì được
tiêu chuẩn hạng sao đã được công nhận, để cơ sở vật chất xuống cấp, đặc biệt có sự
biến động nhân sự thường xuyên nên nhiều cơ sở lưu trú du lịch không đảm bảo được
đủ số lượng quản lý, nhân viên phục vụ có trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, không đáp
ứng được yêu cầu phục vụ khách, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ
và uy tín hạng sao đã được công nhận.
Theo số liệu khảo sát của các quận, huyện cung cấp vào thời điểm năm 2013,
đối chiếu với số cơ sở lưu trú du lịch đã được phân loại, xếp hạng thì thành phố hiện
còn khoảng 1.350 cơ sở lưu trú bao gồm cả nhà nghỉ, nhà trọ, phòng cho thuê,…với
tổng số 18.454 phòng (trung bình 13,7 phòng/ 1 cơ sở) đã đi vào hoạt động nhưng
11


chưa đăng ký xếp hạng theo quy định. Các cơ sở này tập trung nhiều ở các quận vùng
ven nên công suất sử dụng phòng chỉ khoảng 18%, nếu tính cả khách thuê giờ thì đạt
khoảng 65%. Hiệu quả kinh doanh và tình trạng hoạt động của khối này cũng tương
tự, còn có phần kém hơn khối 2 sao, 1 sao và đạt tiêu chuẩn.
Để hình dung công suất phòng của riêng các khách sạn 1 sao và cơ sở lưu trú du
lịch đạt tiêu chuẩn, ta xem phụ lục 6: Sự phân bố cơ sở lưu trú hạng 1 sao trở xuống
trên địa bàn thành phố năm 2013.
Nhìn vào bảng ta thấy quận 3 là một trong những quận trung tâm của thành phố,
hàng năm đón được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới lưu trú. Quận có
1.127 phòng loại từ 1 sao trở xuống (chiếm 2,57% toàn thành phố) với công suất sử
dụng phòng hiện nay chỉ khoảng 42%. Trong khi đó, các quận 7, 10, Tân Bình, …và
đặc biệt là các quận, huyện xa trung tâm như Quận 12, Bình Chánh, Bình Tân, Bình
Thạnh, Gò Vấp, Tân Phú, … vốn không có nhiều sản phẩm du lịch có khả năng thu
hút khách tới tham quan và lưu trú nhưng lại có số lượng phòng vượt trội so với quận
3. Vì vậy, công suất sử dụng phòng của các cơ sở lưu trú tại những khu vực này càng
thấp hơn.
Sở dĩ có hiện tượng các cơ sở lưu trú loại, hạng này tăng quá nhanh, làm cung –

cầu mất cân đối nghiêm trọng là do:
 Khác với chủ đầu tư khối khách sạn 3-5 sao, các chủ đầu tư loại hình cơ sở lưu
trú này thường không chuyên nghiệp, họ thiếu kiến thức về thị trường. Trong suy
nghĩ của hầu hết chủ đầu tư thì việc kinh doanh cơ sở lưu trú quy mô nhỏ là ngành
kinh doanh dễ, không cần nhiều vốn, kinh nghiệm, nghiệp vụ cũng như công nghệ.
Ngoài ra họ kinh doanh cũng với mục đích tạo công ăn việc làm cho người trong gia
đình.
 Do tập quán của người Việt Nam hay tích trữ, để dành bằng việc mua bất động
sản, và rất nhiều trong số đó được đầu tư, cải tạo thành những cơ sở lưu trú với quy
mô nhỏ (trong đó có nhiều cơ sở được xây dựng từ khá lâu theo mô hình phòng cho
thuê, nhà trọ bình dân nhưng sau đó thành phố hạn chế cấp mới đăng ký kinh doanh).
 Có nhiều cơ sở dù biết tình hình khó khăn nhưng vẫn quyết định đầu tư bởi họ
nhắm đến đối tượng khách người địa phương thuê ngắn thời gian, thuê giờ, thậm chí
còn tiếp tay cho các tệ nạn xã hội.
12


 Việc nhận định, xác định tình hình cung cầu trên thị trường, hiệu quả kinh
doanh của các khách sạn đang hoạt động là điều rất khó khăn. Khác với các ngành
kinh doanh khác, đặc thù của ngành lưu trú là nếu chỉ quan sát bên ngoài thì rất khó
để biết được hiệu quả kinh doanh thực sự của cơ sở lưu trú đó. Ngay cả các cơ quan
quản lý nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi, đánh giá tình hình
hoạt động bởi các cơ sở thường không báo cáo thật các số liệu kinh doanh của mình.
Điều này cũng làm hạn chế cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp
thông tin định hướng cho nhà đầu tư.
Do phát triển quá nhanh so với tốc độ tăng của du khách nên số lượng phòng
khách sạn 1 sao và cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn thừa nhiều dẫn đến hiệu quả kinh
doanh thấp. Điều này làm phát sinh một số hậu quả như sau:
a. Cho khách thuê theo giờ, thậm chí có không ít cơ sở tiếp tay chứa chấp các tệ
nạn xã hội làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và môi trường văn hóa của xã

hội. Khách thuê theo giờ là thị trường khách rất dồi dào và tồn tại ở bất cứ khu vực nào
có hoặc gần nơi cư dân sinh sống. Nguồn cung sẽ tăng vọt mỗi khi giá được hạ xuống.
Đây là khách không thuộc đối tượng phục vụ của ngành du lịch và cần phải hạn chế ớ
mức thấp nhất có thể.
b. Cạnh tranh quyết liệt bằng cách giảm giá đi kèm với giảm chất lượng dịch vụ.
Thậm chí nhiều khách sạn 1 sao không thể triển khai hoặc có triển khai nhưng không
duy trì đầy đủ dịch vụ ăn uống theo đúng tiêu chuẩn quy định. Từ năm 2001 đến nay,
giá thuê phòng của khối này liên tục hạ trong khi các loại chi phí đều tăng. Có những
khu vực giá chỉ còn 160.000 đồng/ngày và 30.000 đồng/giờ.
c. Không có khả năng thu hút nguồn nhân lực có chất lượng tương ứng với cấp
hạng được cấp, đa số cơ sở có quy mô nhỏ vẫn quản lý theo kiểu hộ kinh doanh gia
đình, thiếu tính chuyên nghiệp. Hiện nay khối này có 1.658 cơ sở với 25.423 phòng,
trung bình khoảng 15,3 phòng/1 cơ sở.
d. Không có khả năng tài chính để duy trì và nâng cấp cơ sở vật chất vốn đang
ngày càng xuống cấp.
Thực tế tình hình dư thừa phòng khách sạn 1 sao (hoặc tương đương) và cơ sở
lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn (gồm khách sạn và nhà nghỉ du lịch) đã bắt đầu có từ
13


cuối năm 2001 và diễn biến ngày càng trầm trọng hơn ở những năm kế tiếp. Do tác
động của Chỉ thị số 35/2006/CT-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố, từ cuối năm
2006 đến nay, loại cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn đã không phát sinh thêm,
ngược lại giảm từ 9.954 phòng vào cuối năm 2006 xuống còn 7.267 phòng vào cuối
năm 2013. Trong số đó, nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu đã được Sở hướng
dẫn và tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích đầu tư, nâng cấp hướng tới đạt tiêu
chuẩn xếp hạng sao, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ để có thể duy trì và phát
triển hoạt động kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Còn lại
khoảng 150 nhà nghỉ kinh doanh du lịch (quy mô dưới 10 phòng ngủ) đang tồn tại và
có xu hướng giảm dần do không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du

lịch và không phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Nhưng
nhìn chung, tốc độ tăng bình quân hàng năm số lượng phòng của khối này vẫn cao
hơn tốc độ tăng trưởng của khách, nguyên nhân chính là do sự gia tăng quá nhanh của
nhóm khách sạn 1 sao, từ 1.376 phòng vào năm 2006 lên 18.156 phòng vào cuối năm
2013, bình quân tăng 46,9%/năm.

 Ghi chú:
- Công suất sử dụng phòng bình quân của khối khách sạn 3-5 sao được tổng
hợp dựa trên số liệu báo cáo định kỳ của các khách sạn.
- Đối với khối cơ sở lưu trú du lịch từ hạng 2 sao trở xuống: do số lượng cơ sở
rất lớn, báo cáo định kỳ của từng cơ sở không đảm bảo độ chính xác và tin cậy, công
suất sử dụng phòng được nhóm nghiên cứu tính toán, dự đoán dựa trên các cơ sở
sau:
 Các hiện tượng đã nêu ở mục a, b, c, d (trang …)
 Qua thực tế kiểm tra, thẩm định các cơ sở lưu trú
 Tình hình và giá cả mua bán, cho thuê, sang nhượng các cơ sở lưu trú: Có rất
nhiều cơ sở lưu trú muốn bán hoặc cho thuê, sang nhượng quyền thuê nhưng
rất khó tìm khách.

14


PHẦN III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ LƯU TRÚ
DU LỊCH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

III.1. SỐ LƯỢNG PHÒNG LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN CÓ
ĐẾN NĂM 2020 VÀ 2025.
III.1.1.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU PHÒNG
III.1.1.1.Dự báo lượng khách đến thành phố

a. Khách quốc tế.
Dự án quy hoạch phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 đề xuất 3 phương án tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM như sau:

Khách du lịch
(1000 người)

2010

2015

2020

2025

2030

PA. I

3.100

4.555 - 4.661

6.539 - 6.849

9.172 - 9.833

12.566 13.791

PA. II


3.100

4.770 - 4.871

7.339 - 7.845

11.035 12.071

15.842 17.736

PA. IIII

3.100

4.993 - 5.224

8.413 - 9.206

13.549 15.512

20.847 24.983

2006 - 2010

2011 - 2015

2016 - 2020

2021 - 2025


2026 - 2030

PA. I

9,2

8 - 8,5

7,5 - 8

7 - 7,5

6,5 – 7

PA. II

9,2

9 - 9,5

9 - 10

8,5 - 9

7,5 – 8

PA. IIII

9,2


10 - 11,0

11 - 12

10 - 11

9 – 10

Tốc độ tăng
bình quân
(%/năm)

 Phương án 1 (phương án thấp): được xây dựng dựa trên những cơ sở sau:
Thứ nhất, dựa trên những dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn
nhiều khó khăn, khách du lịch đến Việt Nam và thành phố tăng trưởng chậm.
Thứ hai, căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
15


201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013: mục tiêu thu hút lượng khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam đến năm 2015 là 7,5 triệu lượt người, năm 2020 là 10,5 triệu, năm
2025 là 14 triệu và năm 2030 là 18 triệu. Tốc độ tăng bình quân khách du lịch quốc tế
giai đoạn 2011 – 2015 đạt 8,45%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân
6,96%/năm, giai đoạn 2021 – 2025 đạt bình quân 5,92%/năm và giai đoạn 2026 –
2030 đạt bình quân 5,15%/năm.
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đông Nam bộ đến
năm 2020đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 943/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 7 năm 2012, khách du lịch quốc tế đến Vùng Đông Nam bộ vào năm

2015 đạt 4 triệu lượt người, năm 2020 đạt 5 triệu lượt.
Tuy nhiên, so với mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Vùng Đông Nam bộ đến năm 2020 thì khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2013
đã đạt mục tiêu quy hoạch đến năm 2015. Tương tự, khách du lịch quốc tế đến
TP.HCM năm 2013 đã đạt mục tiêu của Vùng Đông Nam bộ năm 2015. Cụ thể, khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2013 là 6.850 triệu lượt người, trong
đó tháng 11 đạt 731 ngàn lượt người. Nếu trong tháng 12 lượng khách du lịch đến
tương đương tháng 11 thì sẽ đã vượt mức chỉ tiêu của cả nước vào năm 2015. So với
mục tiêu đề ra của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đông Nam bộ
đến năm 2020, khách du lịch quốc tế đến TP.HCM năm 2013 đạt 4,1 triệu lượt người,
đã vượt mức chỉ tiêu của cả Vùng Đông Nam bộ vào năm 2015. Điều này cho thấy
mục tiêu đề ra của 2 dự án quy hoạch trên về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và
Vùng Đông Nam bộ là tương đối thấp. Ngoài ra, trong những năm qua khách du lịch
quốc tế đến TP.HCM đạt tốc độ tăng trưởng cao. Giai đoạn 2001 – 2012 khách du lịch
quốc tế đến TP.HCM tăng bình quân 10,88%/năm (cả nước tăng 10,18%/năm). Du
lịch TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung có dấu hiệu hồi phục trong giai đoạn
2011 – 2013. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế trên địa bàn TP.HCM giai đoạn
2011 – 2013 là 9,8%/năm trong khi giai đoạn 2006 – 2010 chỉ tăng 9,2%/năm. Tương
tự, tốc độ tăng khách du lịch quốc tế cả nước giai đoạn 2011 – 2013 đạt bình quân
14,5%/năm trong khi giai đoạn 2006 – 2010 chỉ tăng bình quân 7,6%/năm. Bên cạnh
đó, Tổng cục Du lịch đặt ra mục tiêu thu hút 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong
năm 2014.
16


Tóm lại, phương án I về khách du lịch quốc tế đến TP.HCM là thấp so với tiềm
năng của thành phố và thực tế thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và
TP.HCM.
 Phương án II (phương án trung bình):

Phương án II được xây dựng trên cơ sở những dự báo khả quan về sự hồi phục
kinh tế thế giới và trong nước có tác động tích cực đến phát triển du lịch TP.HCM.
Phương án này cũng được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng khách du lịch quốc tế cả
nước và TP.HCM có dấu hiệu hồi phục trong giai đoạn 2011 – 2013, đồng thời những
nổ lực của cả nước và TP.HCM nhằm đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM vào năm 2030 theo phương án II
cũng chỉ bằng khách du lịch quốc tế đến Singapore vào năm 2013. Phương án II tương
đối phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của thành phố về du lịch, trong bối cảnh
kinh tế thế giới dần hồi phục.
 Phương án III (phương án cao):
Phương án này được xây dựng trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế thế giới và cả
nước phục hồi nhanh chóng, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt tốc độ tăng
trưởng cao, đồng thời thành phố khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của
thành phố để phát triển du lịch. Để đạt được mức tăng trưởng cao trong một thời gian
dài nêu trên, ngoài những thuận lợi từ các yếu tố khách quan, đòi hỏi Thành phố phải
nỗ lực rất lớn về mọi mặt, đặc biệt là công tác quảng bá xúc tiến du lịch, phát triển cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất ngành du lịch, cải thiện môi trường du lịch,… Đây là
phương án phấn đấu.
Lựa chọn phương án:
Phương án I là phương án phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của cả
nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt. Tuy nhiên, so với điều kiện của TP.HCM thì
phương án này tăng trưởng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch như
một ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần nghị quyết các kỳ Đại hội đảng bộ thành
phố và chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Vì vậy, phương án
này mang tinh chất dự phòng trong trường hợp kinh tế thành phố và cả nước tăng
trưởng thấp hơn mục tiêu đề ra, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn,

17



những biến động chính trị khu vực, các dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế và du lịch.
Phương án II phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành
phố theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, phù hợp với tiềm năng và lợi thế
của thành phố về phát triển du lịch, phù hợp với khả năng khai thác và huy động các
nguồn lực vào phát triển du lịch.
Phương án III phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam và TP.HCM phát triển
mang tính đột phá, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam tăng trưởng nhanh. Phương án này chỉ mang tính dự phòng trong trường hợp
kinh tế phát triển thuận lợi. Ngoài ra phương án này khó khả thi do:
- Tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn nhiều khó khăn.
- Tình hình chính trị ở khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á – Thái Bình Dương
chưa ổn định và có thể có những diễn biến bất lợi cho du lịch.
- Các quốc gia điểm đến trong khu vực Đông Nam Á, đối thủ cạnh tranh trực tiếp
của du lịch Việt Nam ngày càng đầu tư mạnh mẽ cho du lịch nhất là Singapore,
Malaysia, Thái Lan, Campuchia và tương lai gần là Myanmar.
- Trong vài năm gần đây, một số cảng hàng không khu vực phía Nam đã được đầu
tư nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế như cảng hàng không Phú Quốc,
cảng hàng không Cần Thơ, cảng hàng không Cam Ranh. Việc đầu tư nâng cấp
này còn được tiếp tục trong tương lai sẽ làm giảm vai trò của Thành phố Hồ Chí
Minh là trạm trung chuyển khách tới các tỉnh phía Nam. Số liệu thống kê từ năm
2010 cho thấy tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Thành phố thấp hơn nhiều so
với cả nước, không còn cao hơn nhiều như hầu hết các năm trước.
- Du lịch Thành phố có rất nhiều tiềm năng nhưng để khai thác hiệu quả thì cần
một nguồn vốn rất lớn. Trong bối cảnh tình hình kinh tế, địa chính trị ở khu vực
và trên thế giới như hiện nay thì việc huy động nguồn vốn này là rất khó khăn,
nhất là môi trường du lịch TP.HCM còn nhiều hạn chế, dự báo sẽ còn ảnh hưởng
tiêu cực đến phát triển du lịch thành phố. Ô nhiễm môi trường diễn biến ngày

càng phức tạp, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước. Tình trạng
ngập lụt ngày càng gia tăng. An ninh trật tự không được đảm bảo, tình trạng kẹt
xe ngày càng nghiêm trọng.
18


Trong ba phương án trên, phương án II là phương án chọn.
b. Khách nội địa:
Chỉ tiêu phát triển du lịch nội địa TP.HCM trong thời kỳ quy hoạch dựa trên
những yếu tố sau:
- Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, khách du lịch nội địa đến năm 2015 đạt 37 triệu lượt khách, đến năm
2020 đạt 47,5 triệu lượt khách, đến năm 2025 đạt 58 triệu lượt khách, đến năm 2030
đạt 71 triệu lượt khách. Tỷ trọng khách du lịch nội địa TP.HCM so với cả nước đến
năm 2015 đạt 47 – 48,6%, đến năm 2020 đạt 53,8 – 55,8%, đến năm 2025 đạt 61,8 –
62,1% và đến năm 2030 đạt 64,4 – 64,8%.
- Quan điểm phát triển du lịch thành phố là đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa
trong bối cảnh du lịch quốc tế còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời phát triển du lịch
thành phố trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khách du lịch nội địa đến TP.HCM
chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với khách du lịch nội địa cả nước. Tỷ trọng này là
phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM trong thời kỳ quy hoạch.
Nhiều công trình đầu tư quy mô lớn dự báo sẽ được đưa vào khai thác sẽ thu hút khách
du lịch nội địa đến TP.HCM, bao gồm khu đô thị mới Thủ Thiêm, các tuyến metro,
các tuyến đường vành đai và các tuyến đường cao tốc kết nối với các tỉnh; các sản
phẩm du lịch hấp dẫn, bao gồm Sở thú Sài Gòn Safari, du lịch đường thủy, khu du lịch
Cần Giờ, các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, lễ hội,…
- Mức sống dân cư TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung ngày càng tăng, tác
động tích cực đến việc thu hút khách du lịch nội địa đến thành phố.
Khách du lịch nội địa đến TP.HCM tăng nhanh qua các năm, mục đích của
chuyến đi bao gồm du lịch tham quan, du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực, vui chơi giải

trí, thăm người thân, hội nghị hội thảo, khám chữa bệnh,… TP.HCM là đô thị đặc biệt,
có trình độ phát triển cao, tập trung nhiều tiềm lực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo
dục, nhiều khu vui chơi giải trí hiện đại, các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách
sạn và cao ốc văn phòng nên có sức hấp dẫn lớn đối với người dân trong cả nước. Mức
sống dân cư Việt Nam được cải thiện nên nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng. Ngoài
ra, TP.HCM là nơi tập trung dân cư trên khắp cả nước đến sinh sống và làm việc nên
hàng năm thu hút một lượng lớn thân nhân, bạn bè đến TP.HCM tham quan, mua sắm,
giải trí,… Bên cạnh đó, ngày làm việc đối với các cơ quan nhà nước giảm xuống từ 6
19


ngày còn 5 ngày cũng đã tác động tích cực đến phát triển du lịch nội địa trên địa bàn
thành phố.
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch trong nước giai đoạn 2011-2015 đạt bình
quân 8,2-9,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân 6,6-7,1%/năm, giai đoạn
2021-2025 đạt bình quân 4,6-4,9%/năm, giai đoạn 2026-2030 đạt bình quân 3,13,4%/năm. Khách du lịch trong nước đến 2015 đạt 16-17 triệu lượt người, đến năm
2020 đạt 22-24 triệu lượt người, đến 2025 đạt 28-30 triệu lượt người, đến năm 2030
đạt 33-35 triệu lượt người.
III.1.1.2. Dự báo sự thay đổi độ dài ngày lưu trú của khách
Các số liệu thống kê cho thấy trong năm 2013, độ dài ngày lưu trú bình quân
của 1 khách là 2,43 ngày đối với khách quốc tế và 1,5 ngày đối với khách nội địa.
Muốn kéo dài số ngày lưu trú của khách đòi hỏi ngành du lịch thành phố phải có sự
thay đổi có tính đột phá. Có nghĩa là thành phố phải có thêm các sản phẩm du lịch
hấp dẫn với nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm… để lưu khách ở lại lâu hơn.
Với tình hình kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn cùng với sự cạnh tranh quyết liệt
từ các điểm đến của các quốc gia láng giềng nên từ nay đến năm 2020 sự thay đổi này
là không đáng kể (từ năm 2006 đến 2013, độ dài ngày lưu trú của khách quốc tế
giảm). Tuy nhiên chúng ta cũng có thể hy vọng có một chút tích cực từ sự tăng trưởng
của khách du lịch MICE. Dự đoán từ 2015-2020 độ dài ngày lưu trú của khách tăng
bình quân khoảng 0,5%/năm, từ 2020 - 2025 tăng bình quân 1,3% /năm và từ 2025

đến năm 2030 tăng 0,8%/năm.
III.1.1.3. Dự báo sự thay đổi số khách bình quân lưu trú trong một phòng
Lượng khách trung bình ở trong một phòng năm 2013 là 1,3 người/phòng đối
với khách quốc tế và 1,61 người/phòng đối với khách nội địa. Với kỳ vọng về sự tăng
trưởng của khách du lịch MICE, khách thương nhân nên có thể dự báo từ nay đến
năm 2020 cả hai chỉ số này đều giảm bình quân 0,2%/năm, từ 2021-2025 giảm
0,5%/năm và từ 2026-2030 giảm 0,3%/năm.

III.1.2. DỰ BÁO NHU CẦU PHÒNG LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ
TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2030
20


Trong những năm qua công tác xúc tiến của ngành được thực hiện rất tốt với mục
tiêu là thu hút lượng khách tới thành phố đi kèm với chính sách khuyến mãi đặc biệt
tập trung vào mùa thấp điểm. Trên cơ sở đó hoàn toàn có thể hy vọng vào việc nâng
công suất sử dụng phòng bình quân của cả khối lên mức 72% mà không sợ thiếu
phòng vào mùa cao điểm.
Trên cơ sở công suất sử dụng phòng được giả định ở mức 72%, kết hợp với các
yếu tố đã được nêu ở phần trên cùng với các số liệu về công suất sử dụng phòng, số
lượng phòng đang có ở hiện tại, ta tính được số lượng phòng cần có trong các năm kế
tiếp như sau:
Khách sạn 5 sao:
NĂM

2013

2015

2016


2017

2018

2019

2020

2025

2030

TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT

9,25%

9,25%

9,50%

9,50%

9,50%

9,50%

9,50%

8,75%


7,75%

8,85%

8,85%

6,85%

6,85%

6,85%

6,85%

6,85%

4,75%

3,25%

9,22%

9,22%

9,29%

9,29%

9,29%


9,29%

9,29%

8,43%

7,39%

9,28%

9,28%

9,36%

9,36%

9,36%

9,36%

9,36%

8,58%

7,47%

SỐ PHÒNG CẦN THIẾT

4.917


5.670

6.200

6.781

7.416

8.110

8.869

13.385

19.189

CÔNG SUẤT SỬ DỤNG

70,1%

72%

72%

72%

72%

72%


72%

72%

72%

KHÁCH QUỐC TẾ TỚI
THÀNH PHỐ
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT
KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI
THÀNH PHỐ
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT
KHÁCH TỚI KHÁCH
SẠN (A)
TỐC ĐỘ TĂNG TỔNG SỐ
NGÀY PHÒNG KHÁCH
SẠN BÁN ĐƯỢC (B)

PHÒNG

Ghi chú:
* Khối khách sạn 5 sao đón 92% ngày phòng khách quốc tế và 8% ngày phòng khách
nội địa.
* B = A X (C + 1) X (D + 1). Trong đó C và D là tỷ lệ thay đổi của độ dài bình quân
ngày khách lưu trú và số khách bình quân lưu trú trong 1 phòng.

21



Khách sạn 4 sao:
NĂM

2013

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2025

2030

TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT

9,25%

9,25%

9,50%

9,50%


9,50%

9,50%

9,50%

8,75%

7,75%

8,85%

8,85%

6,85%

6,85%

6,85%

6,85%

6,85%

4,75%

3,25%

9,17%


9,17%

8,97%

8,97%

8,97%

8,97%

8,97%

7,95%

6,85%

9,23%

9,23%

9,03%

9,03%

9,03%

9,03%

9,03%


8,09%

6,97%

SỐ PHÒNG CẦN THIẾT

2.605

3.307

3.606

3.931

4.286

4.673

5.095

7.518

10.529

CÔNG SUẤT SỬ DỤNG

76,6%

72%


72%

72%

72%

72%

72%

72%

72%

KHÁCH QUỐC TẾ TỚI
THÀNH PHỐ
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT
KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI
THÀNH PHỐ
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT
KHÁCH TỚI KHÁCH
SẠN
TỐC ĐỘ TĂNG TỔNG SỐ
NGÀY PHÒNG KHÁCH
SẠN BÁN ĐƯỢC

PHÒNG

 Ghi chú: Khối khách sạn 4 sao đón 80% ngày phòng khách quốc tế và 20% ngày

phòng khách nội địa.
Khách sạn 3 sao:
NĂM

2013

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2025

2030

TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT

9,25%

9,25%

9,50%


9,50%

9,50%

9,50%

9,50%

8,75%

7,75%

8,85%

8,85%

6,85%

6,85%

6,85%

6,85%

6,85%

4,75%

3,25%


9,12%

9,12%

8,65%

8,65%

8,65%

8,65%

8,65%

7,47%

6,31%

9,18%

9,18%

8,71%

8,71%

8,71%

8,71%


8,71%

7,60%

6,42%

SỐ PHÒNG CẦN THIẾT

5.356

5.693

6.189

6.730

7.314

7.951

8.644

12.467

17.017

CÔNG SUẤT SỬ DỤNG

64,2%


72%

72%

72%

72%

72%

72%

72%

72%

KHÁCH QUỐC TẾ TỚI
THÀNH PHỐ
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT
KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI
THÀNH PHỐ
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT
KHÁCH TỚI KHÁCH
SẠN
TỐC ĐỘ TĂNG TỔNG SỐ
NGÀY PHÒNG KHÁCH
SẠN BÁN ĐƯỢC

PHÒNG




Ghi chú: Khối khách sạn 3 sao đón 68% ngày phòng khách quốc tế và 32%

ngày phòng khách nội địa.
22


Khách sạn 2 sao:
NĂM

2013

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2025

2030

TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT


9,25%

9,25%

9,50%

9,50%

9,50%

9,50%

9,50%

8,75%

7,75%

8,85%

8,85%

6,85%

6,85%

6,85%

6,85%


6,85%

4,75%

3,25%

9,04%

9,04%

8,12%

8,12%

8,12%

8,12%

8,12%

6,67%

5,41%

9,10%

9,10%

8,18%


8,18%

8,18%

8,18%

8,18%

6,79%

5,47%

SỐ PHÒNG CẦN THIẾT

7.259

6.240

6.751

7.303

7.901

8.547

9.245

12.839


16.756

CÔNG SUẤT SỬ DỤNG

52%

72%

72%

72%

72%

72%

72%

72%

72%

KHÁCH QUỐC TẾ TỚI
THÀNH PHỐ
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT
KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI
THÀNH PHỐ
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT
KHÁCH TỚI KHÁCH

SẠN
TỐC ĐỘ TĂNG TỔNG SỐ
NGÀY PHÒNG KHÁCH
SẠN BÁN ĐƯỢC

PHÒNG



Ghi chú: Khối khách sạn 2 sao đón 48% ngày phòng khách quốc tế và 52%

ngày phòng khách nội địa.
Khách sạn 1 sao và cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch:
NĂM

2013

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2025


2030

TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT

9,25%

9,25%

9,50%

9,50%

9,50%

9,50%

9,50%

8,75%

7,75%

8,85%

8,85%

6,85%

6,85%


6,85%

6,85%

6,85%

4,75%

3,25%

8,91%

8,91%

7,22%

7,22%

7,22%

7,22%

7,22%

5,31%

3,88%

8,97%


8,97%

7,27%

7,27%

7,27%

7,27%

7,27%

5,41%

3,92%

SỐ PHÒNG CẦN THIẾT

25.423

11.321

12.144

13.027

13.974

14.990


16.080

20.926

25.362

CÔNG SUẤT SỬ DỤNG

27%

72%

72%

72%

72%

72%

72%

72%

72%

KHÁCH QUỐC TẾ TỚI
THÀNH PHỐ
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT

KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI
THÀNH PHỐ
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT
KHÁCH TỚI CƠ SỞ
TỐC ĐỘ TĂNG TỔNG SỐ
NGÀY PHÒNG CƠ SỞ
BÁN ĐƯỢC

PHÒNG

 Ghi chú: Khối cơ sở lưu trú này đón 14% ngày phòng khách quốc tế và 86%
ngày phòng khách nội địa.

23


Cơ sở lưu trú đang hoạt động nhưng chưa phân loại, xếp hạng:
NĂM

2013

2015

2016

2017

2018

2019


2020

2025

2030

TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT

9,25%

9,25%

9,50%

9,50%

9,50%

9,50%

9,50%

8,75%

7,75%

8,85%

8,85%


6,85%

6,85%

6,85%

6,85%

6,85%

4,75%

3,25%

8,82%

8,82%

7,06%

7,06%

7,06%

7,06%

7,06%

5,07%


3,61%

8,88%

8,88%

7,11%

7,11%

7,11%

7,11%

7,11%

5,16%

3,65%

SỐ PHÒNG CẦN THIẾT

18.454

5.469

5.859

6.275


6.721

7.199

7.710

9.915

11.862

CÔNG SUẤT SỬ DỤNG

18%

72%

72%

72%

72%

72%

72%

72%

72%


KHÁCH QUỐC TẾ TỚI
RTHA2NH PHỐ
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT
KHÁCH NỘI ĐỊA
TỐC ĐỘ TĂNG LƯỢT
KHÁCH TỚI CƠ SỞ
TỐC ĐỘ TĂNG TỔNG SỐ
NGÀY PHÒNG

PHÒNG



Ghi chú: Khối cơ sở lưu trú này đón 8% ngày phòng khách quốc tế và 92%

ngày phòng khách nội địa.
Phụ lục 7: Bảng tổng hợp nhu cầu phòng lưu trú du lịch tại Thành phố từ
năm 2015 đến năm 2030.
Tình hình cung – cầu trên thị trường đối với hoạt động của các khách sạn 3-5 sao
hiện nay tương đối cân bằng, tuy có thiếu phòng chút ít đối với loại 4 sao và ngược lại
với loại 3 sao. Nhìn vào bảng ta thấy tới năm 2020, thành phố cần có thêm 9.730
phòng khách sạn từ 3-5 sao. Trong đó 3.952 phòng 5 sao, 2.490 phòng 4 sao và
3.288 phòng 3 sao.
Đối với các cơ sở lưu trú du lịch hạng 2 sao trở xuống và cơ sở lưu trú đang
hoạt động nhưng chưa phân loại, xếp hạng: Giả sử năm 2013, công suất sử dụng
phòng của khối này đạt 72% thì số lượng phòng dư thừa là 31.745 phòng. Tất nhiên
mức độ dư thừa này còn phụ thuộc vào các khu vực khác nhau của thành phố.
Nếu từ năm 2013 không có thêm khách sạn 2 sao nào đi vào hoạt động thì đến
năm 2017 cung – cầu đối với khách sạn 2 sao sẽ cân bằng và đến năm 2020 thành phố

cần có thêm 1.987 phòng khách sạn 2 sao.
Đến năm 2020, thành phố vẫn còn dư thừa 20.087 phòng của các khách sạn 1
sao, cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch và các cơ sở đang hoạt
24


động nhưng chưa phân loại, xếp hạng, ngay cả trong trường hợp từ năm 2013 không
có cơ sở mới nào thuộc loại này được cấp mới đăng ký kinh doanh.
Dự báo như trên được đưa ra trong điều kiện tình hình kinh tế xã hội trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển bình thường như các năm qua. Tuy
nhiên, trong thời kỳ quy hoạch có thể có rất nhiều yếu tố tác động làm thay đổi tốc độ
tăng trưởng của lượng khách tới thành phố (hay làm thay đổi độ dài ngày lưu trú của
khách, số khách bình quân lưu trú trong 1 phòng), từ đó làm sai kết quả dự báo lượng
số lượng phòng lưu trú. Có những nguyên nhân là bất khả kháng như các năm 2003,
2009 và thời kỳ 2005-2007 làm đột ngột thay đổi trạng thái cung- cầu. Các nguyên
nhân khác tác động làm thay đổi lượng khách thường diễn ra từ từ theo đúng quy luật
phát triển và đều có dấu hiệu báo trước, bởi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nó có
quan hệ hữu cơ rất chặt chẽ với tất cả các ngành kinh tế khác. Hiện nay, nền kinh tế
Việt Nam nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng đã hội nhập sâu rộng với nền
kinh tế thế giới và đều phải theo các nguyên tắc, các quy ước đã thỏa thuận. Đối với
các nhà đầu tư khách sạn 3-5 sao, họ có đủ kiến thức và các công cụ nguyên cứu thị
trường cùng với sự hỗ trợ về cơ chế của các cơ quan quản lý nhà nước để điều chỉnh
kế hoạch đầu tư theo diễn biến của thị trường, đảm bảo cung – cầu luôn giữ được ở
trạng thái tối ưu nhất. Với các nhà đầu tư thuộc khối khách sạn từ 2 sao trở xuống thì
tình hình không được như vậy và thường xảy ra tình trạng dư thừa phòng trong quá
trình phát triển. Bởi đâu có cầu thì ở đó ắt sẽ có cung ngay lập tức và sau một thời gian
thì lượng cung sẽ áp đảo. Đó là quy luật. Bởi vậy nên cần phải có sự tác động quyết
liệt của các cơ quan quản lý nhà nước bằng các thông tin định hướng đầu tư thậm chí
nếu cần thiết có thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính có tính chất bắt buộc để
đảm bảo sự cân bằng của cung-cầu, tạo điều kiện cho các cơ sở lưu trú phát triển lành

mạnh, hiệu quả.

III.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
III.2.1. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO TỪNG LOẠI HÌNH LƯU TRÚ DU LỊCH

25


×