Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Dạy học dự án chuyên đề Liên kết Kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

GIÁO ÁN DẠY HỌC DỰ ÁN
CHUYÊN ĐỀ: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Học phần: Dạy học Hóa học phổ thông theo chuyên đề
Mã học phần: TMT 2035

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Minh Trang
Nhóm sinh viên (nhóm 3): Nguyễn Chu Minh Ánh (15010304)
Trương Thị Ngân Hà (15010309)
Nguyễn Thị Thanh Hằng (15010311)
Nguyễn Xuân Thu (15010336)
Chuyên ngành: Sư phạm Hóa học

Hà Nội, Tháng 12/ 2018


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ 2
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................................... 3
PHẦN I: Dạy học dự án chủ đề Liên kết hóa học ............................................................... 4
1. Giáo án dạy học dự án ...................................................................................................... 4
2. Sản phẩm của các nhóm .................................................................................................. 32
PHẦN II: Nội dung kiến thức chuyên đề Liên kết hóa học - Công thức hóa học .............. 47
PHẦN III: Ngân hàng bài tập chuyên đề Liên kết hóa học - Công thức hóa học .............. 91

1



LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy sự trưởng thành của mỗi người đều cần có những sự hỗ trợ từ
những người xung quanh. Trong suốt quá trình học tập đến khi hoàn thành bài tiểu luận,
chúng em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô và cảm thấy mình hiểu biết và trưởng
thành hơn rất nhiều. Những bài giảng của cô không chỉ sâu sắc và đa dạng kiến thức mà còn
rèn luyện cho chúng em nhiều kĩ năng, hiểu biết và những kinh nghiêm cho việc học tập và
làm việc sau này.
Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến cô Vũ Minh Trang đã dùng tri thức và tâm huyết của mình để có thể trao cho chúng em
những kiến thức và bài học quý báu suốt quãng thời gian học tập.
Bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
thầy cô để bài luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ tương ứng

1

GV


Giáo viên

2

HS

Học sinh

3

THPT

Trung học phổ thông

4

SGK

Sách giáo khoa

5



Hoạt động

6

CTHH


Công thức hóa học

7

CTTQ

Công thức tổng quát

8

KL

Kim loại

9

VD

Ví dụ

3


PHẦN I. DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN LIÊN KẾT HÓA HỌC
1. Giáo án dạy học dự án
CHỦ ĐỀ: LIÊN KẾT HÓA HỌC
*Bối cảnh xây dựng chủ đề
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học, hoá học cũng
đã bước sang một trang mới và đạt được rất nhiều các thành tựu. Do đó việc nhận thức một
cách đúng đắn và đầy đủ các thành tựu khoa học hoá học là một điều rất quan trọng. Đối

tượng nghiên cứu của hóa học là các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản
ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Trong tự nhiên, nguyên tử của các nguyên tố
tồn tại dưới dạng phân tử hoặc tinh thể do giữa chúng xuất hiện các liên kết. Liên kết hóa
học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. Em hãy
đóng vai là nhà nghiên cứu khoa học tìm hiểu về đặc điểm, bản chất của các loại liên kết hóa
học và vai trò của chúng đối với các chất.
*Đối tượng: Học sinh lớp 10A4 trường THPT Khoa học Giáo dục.
*Thời gian: 2 tuần.
*Phương pháp: Làm việc theo nhóm, thu thập và xử lí thông tin, trình bày sản phẩm bằng 1
tiểu phẩm ngắn 5-7 phút.
* Công tác chuẩn bị của giáo viên
- GV soạn kế hoạch dự án, các hướng dẫn nghiên cứu, thang đánh giá, tài liệu hỗ trợ GV và
HS.
- In các tài liệu trên để phát cho mỗi nhóm HS.
- Chuẩn bị trang thiết bị và cơ sở vật chất tốt để thực hiện dự án.
*Thực hiện dự án:
- Chia nhóm: Chia 4 nhóm (mỗi nhóm 8 HS)
- Nhiệm vụ của giáo viên:
 Tổ chức cho từng nhóm thảo luận để xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, theo dõi,
hướng dẫn các nhóm thực hiện.
 Phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
 Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các nhóm trong quá trình làm việc của các nhóm.
- Nhiệm vụ của học sinh:
4


Chủ đề dự án của các nhóm:
Tên nhóm

Tên chủ đề


Nhóm 1

Liên kết ion

Nhóm 2

Liên kết cộng hóa trị

Nhóm 3

Liên kết kim loại

Nhóm 4

Liên kết Hidro

Phân công nhiệm vụ thực hiện dự án cho các nhóm:
Tên nhóm
Nhóm 1

Nhiệm vụ
4 bạn:
Trình bày được bản chất của liên kết ion qua tìm hiểu:
- Định nghĩa liên kết ion
- Sự tạo thành ion, cation, anion, ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử
- Sự tạo thành liên kết ion trong phân tử 2 nguyên tử và trong phân tử nhiều
nguyên tử
- Điều kiện hình thành liên kết ion.
* Lưu ý: Đầy đủ minh họa bằng hình ảnh hoặc mô hình trực quan.

4 bạn:
- Tập hợp thông tin tìm kiếm được hoàn thành sản phẩm bản word của nhóm.
- Lên ý tưởng xây dựng kế hoạch tổ chức buổi báo cáo sản phẩm của nhóm.
Cả nhóm:
- Cùng họp và thống nhất ý tưởng và xây dựng bài báo cáo: Hình thức báo
cáo là một tiểu phẩm ngắn (tình huống trong đời sống, chương trình truyền
hình,…). Sau đó nhóm thực hiện sản phẩm sẽ cung cấp thêm các thông tin
liên quan đến từ khóa, từ đó truyền đạt nội dung kiến thức cần trình bày. Phải
xây dựng bộ câu hỏi, các từ khóa trả lời, các thông tin bổ sung thêm để đưa
kiến thức tới các bạn trong lớp.
- Chọn 1 bạn điều chỉnh âm thanh, 1 bạn MC
- Chọn 6 bạn tham gia trình bày tiểu phẩm của nhóm
5


Nhóm 2

4 bạn:
Trình bày được bản chất của liên kết cộng hóa trị qua tìm hiểu:
- Định nghĩa liên kết cộng hóa trị
- Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị theo thuyết Lewis
+ Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất
+ Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất
+ Phân loại liên kết cộng hóa trị
- Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị theo thuyết VB – sự xen phủ obitan
+ Sự tạo thành liên kết σ, liên kết π
+ Sự tạo thành liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba
+ Sự lai hóa các obitan nguyên tử
* Lưu ý: Đầy đủ minh họa bằng hình ảnh hoặc mô hình trực quan.
4 bạn:

- Tập hợp thông tin tìm kiếm được hoàn thành sản phẩm bản word của nhóm.
- Lên ý tưởng xây dựng kế hoạch tổ chức buổi báo cáo sản phẩm của nhóm.
Cả nhóm:
- Cùng họp và thống nhất ý tưởng và xây dựng bài báo cáo: Hình thức báo
cáo là một tiểu phẩm ngắn (tình huống trong đời sống, chương trình truyền
hình…),. Sau đó nhóm thực hiện sản phẩm sẽ cung cấp thêm các thông tin
liên quan đến từ khóa, từ đó truyền đạt nội dung kiến thức cần trình bày. Phải
xây dựng bộ câu hỏi, các từ khóa trả lời, các thông tin bổ sung thêm để đưa
kiến thức tới các bạn trong lớp.
- Chọn 1 bạn điều chỉnh âm thanh, 1 bạn MC
- Chọn 6 bạn tham gia trình bày tiểu phẩm của nhóm

Nhóm 3

4 bạn:
Trình bày được bản chất của liên kết kim loại qua tìm hiểu:
- Định nghĩa liên kết kim loại
- Mạng tinh thể kim loại
- Ảnh hưởng của liên kết kim loại lên tính chất của các kim loại
6


* Lưu ý: Đầy đủ minh họa bằng hình ảnh hoặc mô hình trực quan.
4 bạn:
- Tập hợp thông tin tìm kiếm được hoàn thành sản phẩm bản word của nhóm.
- Lên ý tưởng xây dựng kế hoạch tổ chức buổi báo cáo sản phẩm của nhóm.
Cả nhóm:
- Cùng họp và thống nhất ý tưởng và xây dựng bài báo cáo: Hình thức báo
cáo là một tiểu phẩm ngắn (tình huống trong đời sống, chương trình truyền
hình…),. Sau đó nhóm thực hiện sản phẩm sẽ cung cấp thêm các thông tin

liên quan đến từ khóa, từ đó truyền đạt nội dung kiến thức cần trình bày. Phải
xây dựng bộ câu hỏi, các từ khóa trả lời, các thông tin bổ sung thêm để đưa
kiến thức tới các bạn trong lớp.
- Chọn 1 bạn điều chỉnh âm thanh, 1 bạn MC
- Chọn 6 bạn tham gia trình bày tiểu phẩm của nhóm
Nhóm 4

4 bạn:
Trình bày được bản chất của liên kết Hidro qua tìm hiểu:
- Định nghĩa liên kết Hidro
- Điều kiện hình thành liên kết Hidro
- Phân loại liên kết Hidro
- Đánh giá độ mạnh yếu của liên kết Hidro
- Ảnh hưởng của liên kết Hidro đến độ sôi và độ tan
* Lưu ý: Đầy đủ minh họa bằng hình ảnh hoặc mô hình trực quan.
4 bạn:
- Tập hợp thông tin tìm kiếm được hoàn thành sản phẩm bản word của nhóm.
- Lên ý tưởng xây dựng kế hoạch tổ chức buổi báo cáo sản phẩm của nhóm.
Cả nhóm:
- Cùng họp và thống nhất ý tưởng và xây dựng bài báo cáo: Hình thức báo
cáo là một tiểu phẩm ngắn (tình huống trong đời sống, chương trình truyền
hình…),. Sau đó nhóm thực hiện sản phẩm sẽ cung cấp thêm các thông tin
liên quan đến từ khóa, từ đó truyền đạt nội dung kiến thức cần trình bày. Phải
7


xây dựng bộ câu hỏi, các từ khóa trả lời, các thông tin bổ sung thêm để đưa
kiến thức tới các bạn trong lớp.
- Chọn 1 bạn điều chỉnh âm thanh, 1 bạn MC
- Chọn 6 bạn tham gia trình bày tiểu phẩm của nhóm


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Kế hoạch thực hiện nhóm 1:
Thời gian
Tuần 1

Nội dung

Sản phẩm dự kiến Tài liệu tham khảo

1.Tìm hiểu:
- Định nghĩa liên kết ion.

Bản word đầy đủ Sách giáo khoa hoá

- Sự tạo thành ion, cation, anion, nội dung tìm hiểu.

học lớp 10 và hoá

ion đơn nguyên tử và ion đa

học nâng cao lớp

nguyên tử.

10, tạp chí hoá học

- Sự tạo thành liên kết ion trong

và ứng dụng, các


phân tử 2 nguyên tử và trong

bài viết về liên kết

phân tử nhiều nguyên tử.

ion

- Điều kiện hình thành liên kết

internet.

trên

mạng

ion.
2. Sưu tầm tài liệu: hình ảnh, mô Các hình ảnh, mô Các hình ảnh, mô
hình trực quan.

hình trực quan

hình trên youtube,

3. Xây dựng ý tưởng kịch bản.

Dàn ý, ý tưởng của internet.
nhóm.


Tuần 2

1.Xây dựng kịch bản hoàn chỉnh, Kịch

bản

hoàn

chuẩn bị thiết bị kĩ thuật, âm chỉnh.
thanh theo kịch bản

Phông

nền,

âm

thanh, thiết bị kĩ
thuật … (nếu có)
2. Trình bày sản phẩm của nhóm Buổi báo cáo thành
trước giáo viên và tập thể lớp.

công.
8


Kế hoạch thực hiện nhóm 2:
Thời gian
Tuần 1


Nội dung

Sản phẩm dự kiến Tài liệu tham khảo

- Định nghĩa liên kết cộng hóa trị

Bản word đầy đủ Sách giáo khoa hoá

1.Tìm hiểu:

- Sự tạo thành liên kết cộng hóa nội dung tìm hiểu.

học lớp 10 và hoá

trị theo thuyết Lewis

học nâng cao lớp

+ Sự tạo thành liên kết cộng hóa

10, tạp chí hoá học

trị trong phân tử đơn chất

và ứng dụng, các

+ Sự tạo thành liên kết cộng hóa

bài viết về liên kết


trị trong phân tử đơn chất

cộng hóa trị trên

+ Phân loại liên kết cộng hóa trị

mạng internet.

- Sự tạo thành liên kết cộng hóa
trị theo thuyết VB – sự xen phủ
obitan
+ Sự tạo thành liên kết σ, liên kết
π
+ Sự tạo thành liên kết đơn, liên
kết đôi, liên kết ba
+ Sự lai hóa các obitan nguyên tử Các hình ảnh, mô
2. Sưu tầm tài liệu: hình ảnh, mô hình trực quan

Tuần 2

Các hình ảnh, mô

hình trực quan.

Dàn ý, ý tưởng của hình trên youtube,

3. Xây dựng ý tưởng kịch bản.

nhóm.


1.Xây dựng kịch bản hoàn chỉnh, Kịch

internet.
bản

hoàn

chuẩn bị thiết bị kĩ thuật, âm chỉnh.
thanh theo kịch bản

Phông

nền,

âm

thanh, thiết bị kĩ
thuật … (nếu có)
2. Trình bày sản phẩm của nhóm Buổi báo cáo thành
trước giáo viên và tập thể lớp.

công.
9


Kế hoạch thực hiện nhóm 3:
Thời gian
Tuần 1

Nội dung


Sản phẩm dự kiến Tài liệu tham khảo

1.Tìm hiểu:
- Định nghĩa liên kết kim loại

Bản word đầy đủ Sách giáo khoa hoá

- Mạng tinh thể kim loại

nội dung tìm hiểu.

học lớp 10 và hoá

- Ảnh hưởng của liên kết kim loại

học nâng cao lớp

lên tính chất của các kim loại

10, tạp chí hoá học
và ứng dụng, các
bài viết về liên kết
kim

loại

trên

internet.

2. Sưu tầm tài liệu: hình ảnh, mô Các hình ảnh, mô Các hình ảnh, mô
hình trực quan.

hình trực quan

hình trên youtube,

3. Xây dựng ý tưởng kịch bản.

Dàn ý, ý tưởng của internet.
nhóm.

Tuần 2

1. Xây dựng kịch bản hoàn chỉnh, Kịch

bản

hoàn

chuẩn bị thiết bị kĩ thuật, âm chỉnh.
thanh theo kịch bản

Phông

nền,

âm

thanh, thiết bị kĩ

thuật … (nếu có)
2. Trình bày sản phẩm của nhóm Buổi báo cáo thành
trước giáo viên và tập thể lớp.

công.

Kế hoạch thực hiện nhóm 4:
Thời gian
Tuần 1

Nội dung

Sản phẩm dự kiến Tài liệu tham khảo

1.Tìm hiểu:
- Định nghĩa liên kết Hidro

Bản word đầy đủ Sách giáo khoa hoá

- Điều kiện hình thành liên kết nội dung tìm hiểu.

học lớp 10 và hoá

Hidro

học nâ
10


- Phân loại liên kết Hidro


ng cao lớp 10, tạp

- Đánh giá độ mạnh yếu của liên

chí hoá học và ứng

kết Hidro

dụng, các bài viết

- Ảnh hưởng của liên kết Hidro

về liên kết kim loại

đến độ sôi và độ tan

trên internet.

2. Sưu tầm tài liệu: hình ảnh, mô Các hình ảnh, mô Các hình ảnh, mô
hình trực quan.

hình trực quan

hình trên youtube,

3. Xây dựng ý tưởng kịch bản.

Dàn ý, ý tưởng của internet.
nhóm.


Tuần 2

1.Xây dựng kịch bản hoàn chỉnh, Kịch

bản

hoàn

chuẩn bị thiết bị kĩ thuật, âm chỉnh.
thanh theo kịch bản

Phông

nền,

âm

thanh, thiết bị kĩ
thuật … (nếu có)
2. Trình bày sản phẩm của nhóm Buổi báo cáo thành
trước giáo viên và tập thể lớp.

công.

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ PHIẾU ĐÁNH GIÁ
* Tiêu chí đánh giá sản phẩm
- Thang điểm : 10 điểm
+ Kịch bản vở kịch ( 50% số điểm )
+ Biểu diễn ( 30% số điểm )

+ Hoạt động nhóm ( 20% số điểm )
- Tiêu chí đánh giá
+ Kịch bản vở kịch được đánh giá qua các tiêu chí:
Tên vở kịch,
Nội dung vở kịch
Tính logic hợp lí
Tính sáng tạo
Hình thức trình bày kịch bản
11


+ Phần biểu diễn vở kịch trước lớp được đánh giá qua các tiêu chí:
Sự tham gia của các thành viên.
Diễn xuất của học sinh
Thời lượng vở kịch
+ Đánh giá sự hoạt động nhóm được đánh giá qua các tiêu chí:
Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm
Tham gia đóng góp ý tưởng và ý kiến
Hoàn thành phần công việc được giao đúng thời hạn
Chất lượng hoàn thành phần công việc được giao
Hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm
* Rubric đánh giá sản phẩm
- Rubric đánh giá kịch bản (50% số điểm):
PHIẾU 1: ĐÁNH GIÁ KỊCH BẢN
Nhóm thực hiện đánh giá: …………………………………………………………………
Nhóm được đánh giá: ………………………………………………………………………
Tên vở kịch: ……………………………………………………………………………….
Lớp: ………………………………… Ngày đánh giá: ……………………………………
Tiêu chí


Tốt

Khá

Trung bình

Cần cố gắng

1

0,75

0,5

0,25

- Tên vở kịch hay

- Tên vở kịch dài

- Tên vở kịch hay, - Tên vở kịch hay,

Nội
dung
(8
điểm)

Tên vở
kịch
(1 điểm)


phù hợp , giàu

phù hợp và đúng

tuy nhiên chưa

dòng , lủng củng,

biểu hiện cho tác

với trọng tâm của

đúng trọng tâm

không đúng

phẩm , gây ấn

vở kịch.

vấn đề của vở

trọng tâm vấn đề

tượng với người

- Chỉ ra được vấn

kịch.


của vở kịch.

xem và đúng với

đề chính hoặc vấn

- Chưa chỉ ra

- Chưa chỉ ra

trọng tâm vấn đề

đề nổi bật của vở

được vấn đề chính được vấn đề

của vở kịch.

kịch của vở kịch.

hoặc vấn đề nổi

chính hoặc vấn

bật của vở kịch.

đề nổi bật của vở

- Chỉ ra được vấn

đề chính hoặc vấn

kịch.
12


đề nổi bật của vở
kịch .
4

3

2

1

- Vở kịch giới

- Vở kịch giới

- Vở kịch giới

-Vở kịch giới

thiệu được các

thiệu được loại

thiệu được loại


thiệu được loại

nội dung sau:

liên kết:

liên kết:

liên kết, tuy

+ Khái niệm

Nhưng thiếu 1

Thiếu 2 trong các

nhiên các nội

+ Điều kiện hình

trong các phần

phần sau:

dung sau còn

thành liên kết

sau:


+ Khái niệm

thiếu hoặc chưa

dung

+ Dấu hiện nhận

+ Khái niệm

+ Điều kiện hình

chính xác.

kiến

biết

+ Điều kiện hình

thành liên kết

thức

+ Phân loại (nếu

thành liên kết

+ Dấu hiện nhận


+ Dấu hiện nhận

biết

+ Vai trò của liên

biết

+ Phân loại (nếu

kết

+ Phân loại (nếu

có)

có)

+ Vai trò của liên

+ Vai trò của liên

kết)

Nội

(4 điểm) có)

kết
2


Tính
logic và
hợp lý
(2 điểm)

1,5

1

0,5

- Mạch truyện

- Mạch truyện

- Mạch truyện

- Mạch truyện

logic và hợp lý

logic và hợp lý.

tương đối logic và

chưa logic và

khiến người xem


Các phân cảnh có

hợp lý. Các phân

hợp lý. Các phân

dễ dàng theo dõi.

liên kết tương đối

cảnh có liên kết

cảnh không có sự

Các phân cảnh có

chặt chẽ với nhau

tương đối chặt chẽ liên kết với nhau.

liên kết chặt chẽ

với nhau

với nhau

Tính

1


0,75

0,5

- Có tính sáng tạo

- Có tính sáng tạo

- Có tính sáng tạo

- Chưa có tính

nhưng lồng ghép

nhưng lồng ghép

sáng tạo, gây

sáng tạo và lồng ghép sự

0,25

13


(1 điểm) sáng tạo một cách sự sáng tạo vào vở sự sáng tạo vào vở cảm giác nhàm
hợp lý vào vở

kịch chưa được


kịch làm sai kiến

chán cho người

kịch

hợp lí.

thức.

xem.

2
- Trình bày rõ

1,5

1

- Trình bày tương

- Trình bày tương

0,5
- Trình bày cẩu

ràng, không có lỗi đối rõ ràng, không đối rõ ràng, tuy

thả, sai chính tả


chính tả.

có lỗi chính tả.

nhiên còn mắc lỗi

nhiều.

- Sử dụng phông

- Sử dụng phông

chính tả.

- Phông chữ và

Hình thức trình chữ Time News

chữ Time News

- Sử dụng phông

cỡ chữ toàn văn

Roman, cỡ chữ

Roman, cỡ chữ

chữ Time News


bản không đồng

13, giãn dòng 1,5

13, giãn dòng 1,5 , Roman và cỡ chữ

, căn chỉnh lề và

căn chỉnh lề và

13, tuy nhiên chưa dòng, căn chỉnh

đoạn văn bản.

đoạn văn bản.

giãn dòng , căn

lề và đoạn văn

chỉnh lề và đoạn

bản.

bày
(2 điểm)

bộ. Chưa giãn

văn bản.

Tổng điểm

…./10 điểm

ĐIỂM KỊCH BẢN =
Xếp loại mức độ:
- Giỏi (8-10 điểm)
- Khá (6.5-8 điểm)
- Trung bình (4-6.5 điểm)
- Cần cố gắng (0-4 điểm)

14


- Rubric đánh giá phần biểu diễn (30% số điểm)
PHIẾU 2: ĐÁNH GIÁ DIỄN KỊCH
Nhóm thực hiện đánh giá: …………………………………………………………………
Nhóm được đánh giá: ………………………………………………………………………
Tên vở kịch: ……………………………………………………………………………….
Lớp: ………………………………… Ngày đánh giá: ……………………………………
Tiêu chí

Tham gia
(2 điểm)

Tốt

Khá

Trung bình


Cần cố gắng

2

1.5

1

0.5

- Trên 80% số

-Từ 60-80% số

- Chỉ có 40-60% - Dưới 40% số

thành viên của

thành viên tham

số

nhóm tham gia

gia đảm nhiệm

tham

đảm nhiệm một


một vai trò nào

nhiệm một vai một vai trò nào

vai trò trong vở

trong vở kịch

trò nào trong vở trong vở kịch

kịch biểu diễn

biểu diễn trước

kịch biểu diễn biểu diễn trước

trước lớp.

lớp.

trước lớp.

6

Diễn xuất
(6 điểm)

gia


viên thành viên tham
đảm gia đảm nhiệm

4

lớp.
3

- Các diễn viên

- Các diễn viên

- Các diễn viên

- Các diễn viên

thuộc lời thoại,

thuộc lời thoại,

đôi lúc còn chưa

chưa thuộc lời

có diễn xuất, biểu có diễn xuất tự

nhớ lời thoại, có

thoại, diễn xuất


cảm tự nhiên,

nhiên, giọng nói

diễn xuất tương

chưa tự nhiên,

giọng nói truyền

truyền cảm, ngôn

đối tự nhiên,

giọng nói còn

cảm, ngôn ngữ

ngữ cơ thể còn

ngôn ngữ cơ thể

run và lắp bắp.

cơ thể tốt.

gượng gạo.

còn gượng gạo.


- Các diễn viên

- Các diễn viên

- Các diễn viên

- Các diễn viên

chưa có sự

có sự tương tác ,

có sự tương tác ,

có sự tương tác ,

tương tác và kết

kết hợp với nhau

kết hợp với nhau

kết hợp với nhau

hợp với nhau.

tốt.

.


.

2
Thời

5

thành

- Vở kịch có thời

1.5

1

0.5

- Vở kịch có thời - Vở kịch có thời - Vở kịch có thời
15


lượng đúng với

lượng gần đúng lượng gần đúng lượng

kịch

yêu cầu.

với


(2 điểm)

(10 phút)

(nhiều

lượng vở

yêu

cầu với

hoặc

ít (nhiều

cầu đúng

yêu
hoặc

không
với

yêu

ít cầu (nhiều hoặc

hơn yêu cầu<1 hơn yêu cầu < 3 ít hơn yêu cầu <

phút)

phút)

5 phút)

……/10 điểm

Tổng

ĐIỂM DIỄN KỊCH=
Xếp loại mức độ:
- Giỏi (8-10 điểm)
- Khá (6.5-8 điểm)
- Trung bình (4-6.5 điểm)
- Cần cố gắng (0-4 điểm)
- Rubric đánh giá hoạt động nhóm (20% số điểm)
PHIẾU 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm thực hiện đánh giá: …………………………………………………………………
Thành viên được đánh giá: …………………………………………………………………
Lớp: ………………………………… Ngày đánh giá: ……………………………………
Tiêu chí
Tham gia đầy đủ các buổi

Tốt

Khá

Trung bình


Cần cố gắng

2

1,5

1

0,5

Đầy đủ

Nghỉ

số buổi

số buổi

2

1,5

1

Đầy đủ

Thường

họp nhóm (2 điểm)
Tham gia đóng góp ý

tưởng và ý kiến

50% Không đi buổi

Nghỉ 30%

xuyên

Một vài lần

nào
0,5
Không bao
giờ

(2 điểm)
16


2
Hoàn thành phần công việc Hoàn thành
được giao đúng thời hạn

đúng hạn

1,5

1

Trễ hạn 1 Trễ hạn 2 Không

ngày

ngày

hoàn

thành (trễ hạn

(2 điểm)

>2 ngày)
2

Chất lượng hoàn thành

0,5

Tốt

1,5
Khá

1

0,5

Trung bình . Không hoàn

phần công việc được giao


thành

(2 điểm)
2
Hợp tác tốt với các thành

Tốt

1,5
Khá

1
Trung bình

0,5
Không

viên trong nhóm (2 điểm)
Tổng cộng

……/10 điểm

Dựa vào điểm thành phần của 3 phiếu đánh giá trên,
Tổng điểm của thành viên được tính theo công thức:
TỔNG ĐIỂM =

*Ý nghĩa của sản phẩm
- Học sinh phát huy được tối đa năng lực tìm hiểu, năng lực thu thập thông tin qua các kênh
khác nhau như đời sống thực tiễn, internet, sách báo, truyền hình,… liên quan các loại liên
kết hóa học.

- Nâng cao tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, giúp HS thêm yêu thích môn
hóa học
- Thông qua dạy học dự án hình thành cho HS khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức
liên môn, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

17


KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Người soạn
Họ và tên
Quận
Trường

THPT Khoa học Giáo dục

Thành phố

Hà Nội

Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy: Liên kết hóa học
Tóm tắt bài dạy
Bài học cung cấp cho HS các kiến thức liên quan đến 4 loại liên kết hóa học quan trọng:
liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại và liên kết Hidro, giúp HS trình bày và
giải thích được bản chất và sự hình thành của các loại liên đó trong các hợp chất.
Lĩnh vực bài dạy
Các môn học liên quan đến bài dạy: Hóa học, Văn học.
Cấp / lớp
Chương trình THPT, Hóa học lớp 10

Thời gian dự kiến
2 tuần
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
 Bản chất, sự hình thành và vai trò của 4 loại liên kết hóa học:
+ Liên kết ion
+ Liên kết cộng hóa trị
+ Liên kết kim loại
+ Liên kết Hidro

18


Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập
Kiến thức:
Các kiến thức về Hóa học:
 Nêu được định nghĩa: liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại, liên kết
Hidro
 Mô tả được sự hình thành ion, cation, anion, ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử,
sự tạo thành liên kết ion trong phân tử 2 nguyên tử và trong phân tử nhiều nguyên tử
 Giải thích được điều kiện hình thành liên kết ion.
 Mô tả được sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo thuyết Lewis
 Phân loại được liên kết cộng hóa trị dựa trên đặc điểm của liên kết
 Giải thích được sự tạo thành liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba dựa trên sự xen
phủ obitan
 Trình bày được khả năng lai hóa của các obitan nguyên tử
 Giải thích được ảnh hưởng của liên kết kim loại lên tính chất của các kim loại
 Giải thích được điều kiện hình thành liên kết Hidro.
 Phân loại được liên kết Hidro dựa trên đặc điểm của liên kết
 Đánh giá được độ mạnh yếu của liên kết Hidro

 Giải thích được ảnh hưởng của liên kết Hidro đến độ sôi và độ tan
 Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức về 4 loại liên kết hóa học
Các kiến thức về Văn học:
 Xây dựng vở kịch có nội dung liên quan đến bài học tạo hứng thú học tập
Kỹ năng:.
 Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, hợp tác và làm việc nhóm.
 Hệ thống hóa, thiết lập mối liên hệ giữa các mảng kiến thức với nhau
 Viết được công thức electron, công thức cấu tạo và công thức phân tử của một số
hợp chất cụ thể.

19


Thái độ:
 Hứng thú với môn học, phát huy khả năng tư duy của học sinh.
 Hợp tác tốt với bạn học để hoàn thành sản phẩm
Năng lực được hình thành:
− Tự học
− Vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
− Sử dụng ngôn ngữ Hóa học.
− Giải quyết vấn đề.
− Hợp tác, làm việc nhóm.
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái
quát

Nhóm 1:
− Bản chất của liên kết ion là gì?
Nhóm 2:
− Bản chất của liên kết cộng hóa trị là gì?

Nhóm 3:
− Bản chất của liên kết kim loại là gì?
Nhóm 4:
− Bản chất của liên kết Hidro là gì?

20


Câu hỏi nội
dung

Nhóm 1:
 Liên kết ion là gì?
 Ion, cation, anion, ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử được
tạo thành như thế nào?
 Liên kết ion trong phân tử 2 nguyên tử và trong phân tử nhiều
nguyên tử được hình thành như thế nào?
 Điều kiện hình thành liên kết ion là gì?
Nhóm 2:
 Liên kết cộng hóa trị là gì?
 Liên kết cộng hóa trị được hình thành như thế nào? (theo thuyết
Lewis và thuyết VB)
 Có bao nhiêu cách để phân loại liên kết cộng hóa trị
 Ưu, nhược điểm của thuyết Lewis và thuyết VB là gì?
Nhóm 3:
 Liên kết kim loại là gì?
 Mạng tinh thể kim loại là gì?
 Liên kết kim loại có ảnh hưởng như thế nào lên tính chất của các
kim loại?
Nhóm 4:

 Liên kết Hidro là gì?
 Liên kết Hidro hình thành trong điều kiện nào?
 Có mấy loại liên kết Hidro và độ mạnh yếu của chúng như thế
nào?
 Liên kết Hidro có ảnh hưởng gì đến độ sôi và độ tan?

21


Chi tiết bài dạy
Các bước tiến hành dạy học dự án
Thời gian Hoạt động

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Tiết 1: Lập kế hoạch
5 phút

Giới thiệu Đặt vấn đề, giới thiệu dự án và nêu mục
dự án

tiêu của dự án:
Ngày nay cùng với sự phát triển không
ngừng của các ngành khoa học, hoá học
cũng đã bước sang một trang mới và đạt
được rất nhiều các thành tựu. Do đó việc
nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ
các thành tựu khoa học hoá học là một

điều rất quan trọng. Đối tượng nghiên
cứu của hóa học là các nguyên tố, hợp
chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng
hóa học xảy ra giữa những thành phần
đó. Trong tự nhiên, nguyên tử của các
nguyên tố tồn tại dưới dạng phân tử hoặc
tinh thể do giữa chúng xuất hiện các liên
kết. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa
các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh
thể bền vững hơn. Để giúp các em hiểu
sâu hơn về các loại liên kết hóa học và
đặc điểm cũng như vai trò của chúng thì
cả lớp chúng ta sẽ cùng thực hiện một dự
án học tập với chủ đề “ Liên kết hóa
học”.
- Bằng hiểu biết của mình, em hãy trả lời Liên kết hóa học là lực, giữ
cho cô thế nào là liên kết hóa học?

cho các nguyên tử cùng
22


Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nhau trong các phân tử hay
nguyên tử để tạo thành phân tử hay tinh các tinh thể.
thể bền vững. Các nguyên tử của các
nguyên tố có khuynh hướng liên kết với
nguyên tố khác để tạo thành cấu hình
electron bền vững giống như khí hiếm
(có 2 hoặc 8 electron lớp ngoài cùng).
- Em hãy kể tên một số liên kết hóa học Liên kết cộng hóa trị, liên

mà e biết hoặc e đã được học.

kết ion, liên kết hidro.

Có những dạng liên kết hóa học sau:
-

Liên kết ion

-

Liên kết cộng hóa trị

-

Liên kết Hidro

-

Liên kết kim loại

Ngoài ra còn có Lực Vandervan thuộc
loại liên kết yếu.
10 phút

Xây dựng Tổ chức cho HS phát triển ý tưởng: Cả Trao đổi, xây dựng các ý
ý tưởng

lớp cùng suy nghĩ và đưa cho cô các ý tưởng thực hiện sản phẩm.
tưởng nghiên cứu liên quan chủ đề học

tập ngày hôm nay.
Cô sẽ thống nhất lớp chúng ta sẽ tìm hiểu
về 4 loại liên kết hóa học bao gồm: Liên
kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết
Hidro và liên kết kim loại.

10 phút

Lập

kế GV chia nhóm và giao nhiệm vụ, yêu cầu - Nhóm trưởng phân công

hoạch thực cho HS tìm hiểu nội dung chính của dự nhiệm vụ cho từng cá nhân
hiện dự án

án:

bám sát yêu cầu, nhiệm vụ

-GV chia lớp thành 4 nhóm ( mỗi nhóm 8 của nhóm mình.
học sinh).

- Thảo luận, xây dựng kế
23


+ Nhóm 1, Lâm làm nhóm trưởng.

hoạch thực hiện nhiệm vụ


+ Nhóm 2, Huy làm nhóm trưởng.

của từng nhóm.

+ Nhóm 3, Lý làm nhóm trưởng.

- Lập kế hoạch cho quá

+ Nhóm 4, Nam làm nhóm trưởng.

trình thực hiện dự án, bảng

Các bạn nhóm trưởng sẽ liên hệ, trao đổi phân công công việc nêu rõ
trực tiếp với cô và phân công công việc nhiệm vụ của từng thành
cho các bạn trong nhóm. (Lựa chọn nhóm viên
trưởng là 4 bạn nổi trội trong lớp, có lực - Trao đổi với GV về các
học khá trở lên, năng động, hoạt bát, có vấn đề liên quan đến nội
khả năng nói để các bạn nghe, biết phân dung, tìm tài liệu.
công công việc, có máy tính và điện thoại
để liên lạc trao đổi).
- GV hướng dẫn tìm tài liệu: Sử dụng
internet, tìm trên sách Hóa 10, báo, …
- GV thống nhất với HS thời gian thực
hiện dự án 1 tuần.
- GV khuyến khích các em làm việc độc
lập, song tính hợp tác làm việc nhóm
cũng cần đặt lên cao đặc biệt là khi tổng
hợp, phân tích xử lí thông tin.
- Giáo viên cung cấp bộ câu hỏi định
hướng

- Đưa ra mẫu sổ theo dõi dự án, hướng
dẫn cách ghi chép sổ theo dõi để các
nhóm ghi chép hoạt động của nhóm khi thực
hiện dự án.
- Giáo viên đưa ra các tiêu chí đánh giá
sản phẩm của dự án để HS định hướng
làm.
24


×