Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nghiên cứu quy trình gieo trồng rau an toàn trên một số loại giá thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.17 KB, 38 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú trọng đến
năng xuất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận. Nên đã trồng rau theo cách
bón cho rau một cách bừa bãi, những loại thuốc kích thích tăng trưởng thực vật
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phun thuốc trừ sâu một cách không
có giới hạn, thậm chí là cả các loại thuốc kích thích sinh trưởng không được
phép sử dụng…. Dẫn đến mỗi năm có hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm, do sử
dụng các sản phẩm rau tươi có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật vượt xa mức độ cho phép.
Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống
gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn
chức năng thận…. Nếu ăn phải rau nhiễm kim loại nặng như kẽm, sẽ dẫn đến
tích tụ kẽm trong gan có thể gây ngộ độc hệ thần kinh, ung thư đột biến và một
loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác. [ />luong-thuoc-bao-ve-thuc-vat- trong-rau-lai-sos.htm ].
Ở nước ta từ năm 1999 tới nay đã có 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm với 25.000
người mắc, trên 300 người tử vong. Trước thực tế đó đòi hỏi nghề trồng rau ở
nước ta phải đánh giá đúng thực trạng môi trường canh tác, các yếu tố dẫn đến ô
nhiễm môi trường canh tác, từ đó đưa ra những giải pháp để gia tăng về số lượng,
chất lượng cũng như đa dạng chủng loại rau.
Rau mần được coi là kim chỉ nam của vấn đề sản xuất rau tươi an toàn cung cấp
cho con người, đáp ứng được vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo được các yếu
tố. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất kích thích sinh
trưởng, không tưới nước bẩn, không sử dụng phân bón hóa học… nên đảm bảo
1
sức khỏe cho người sử dụng. Rau mầm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao gấp 5 lần so với những loại rau thường, hơn nữa rau mầm không chứa mầm
bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người.
Trong rau mầm có nhiều men kích thích tăng trưởng giúp cơ thể tăng cường
sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giảm cholesterol. Do có nhiều vitamin E nên rau


mầm có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, phòng ngừa ung thư và ngăn cản
sự sơ cứng tế bào. Hàm lưọng xenlulo trong rau giúp cho cơ thể tiêu hoá thức
ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp cao… Ngoài ra nhiều
loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như linunen, carvon, pinen, allixin…
có tác dụng như một dược liệu quý đối với cơ thể.
Các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện ra rau mầm còn rất thích hợp cho các chế
độ ăn kiêng lành mạnh, chứa các chất chống oxy hoá giúp làm chậm quá trình
lão hoá và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư.
[ />mam-thuc-pham-an-toan-va-bo-duong]
Trồng rau mầm tại nhà là một cách giải quyết nhu cầu rau xanh tại chỗ, rất tiện lợi
đối với cư dân đô thị. Có thể sử dụng hiên nhà, sân thượng, hành lang để trồng rau
mầm. Chỉ cần tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc hàng ngày chăm sóc là đủ và
có rau an toàn tại chỗ để gia đình sử dụng vừa tươi lại vừa ngon.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu quy trình
gieo trồng rau an toàn trên một số loại giá thể ”.
1.2. Mục đích, nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
- Xây dựng được quy trình sản xuất rau cải mầm.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định giá thể thích hợp cho sự phát triển rau cải mầm.
- Theo dõi sự phát triển của rau cải mầm ở từng thời điểm trên từng giá thể khác
nhau.
2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau trên thế giới và ở
Việt Nam
2.1.1. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới
Khí hậu trái đất ngày càng thay đổi do nhiều yếu tố tác động như động đất, núi
lửa, sự tàn phá rừng do con người gây ra… Chính vì vậy các loại dịch bệnh ở
con người cũng như ở động thực vật ngày càng gia tăng. Do vậy việc sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa
màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng
và chủ yếu.
Sự sản xuất cũng như việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng gia tăng đối với các
giống cây trồng. Trong thập niên 80, thuốc BVTV được sử dụng ở các nước
Indonexia, Pakistan, Philipin,Srilanka tăng hơn 10%/năm. Theo báo cáo gần
đây, mỗi năm con người sử dụng thuốc BVTV cho cây ngô tăng 10 - 20%,
bông 2 - 5 %, khoai tây 5 - 15%.
Năm 1996, nước Mỹ đã sử dụng trên 3 triệu tấn thuốc BVTV. Hằng năm, Pháp
và Nhật Bản đã sử dụng trên 100.000 tấn thuốc BVTV, đứng thứ hai sau Mỹ.
Mỗi một vụ gieo trồng cây nông nghiệp, nông dân Pháp đã sử dụng 8 lượt
thuốc BVTV, gồm có các thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu rầy, côn
trùng…
Theo một nghiên cứu của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) cho
thấy có 365 loại thuốc BVTV khác nhau đã được xác định có trong rau hoa quả
và ngũ cốc đang tiêu thụ tại châu Âu, trong số đó có 76 loại ở trong ngũ cốc.
Tuy nhiên trong số này chỉ có 3,5% số mẫu có dấu vết của thuốc BVTV vượt
quá mức dư lượng tối đa cho phép. Mỗi Mỗi năm cơ quan Kiểm Tra Thực
Phẩm Canada đã cho xét nghiệm trên 300.000 mẫu thực phẩm, trong đó có
khoảng 10.000 mẫu rau cải và trái cây tươi các loại. Kết quả cho thấy có tới
3
23% sản phẩm tươi bán ra có nhiễm chất tồn dư nông dược, trong số này chỉ có
2 % vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép.
Để giảm thiểu tác hại của các thuốc BVTV không gì hợp lý hơn là hạn chế việc
sử dụng chúng trong trồng trọt. Với xu thế này người ta đã đưa ra nhiều biện
pháp như: áp dụng phương pháp luân canh, thay đổi loại hoa màu trồng mỗi
năm, cải tạo đất đai cho màu mỡ, kiểm soát sâu bệnh, côn trùng bằng cách chỉ
sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc
quá mạnh và quá độc hại… Tránh diệt cỏ bằng hoá chất, chỉ làm cỏ bằng máy,
hoặc sử dụng các màng nylon để đậy kín cỏ và chờ cho nó chết đi. Hiện nay,

công nghệ sinh học đã có những tiến bộ vượt bậc, nhiều nghiên cứu đã được
ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực bảo vệ cây trồng, như tạo ra thuốc trừ sâu sinh
học hay tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen có khả năng kháng sâu bệnh
hoặc kháng thuốc diệt cỏ.
[Koirala (2009), Palikhe BR (2007), Bursell E (2006)]
2.1.2. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật nhiều nhất thế giới và trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng có 286 tên thương mại khác nhau, trong đó có 27 tên thuốc thương mại
được pha chế từ 10 loại hóa chất cực độc và vấn đề quan tâm đối với các loại
thuốc này tính độc có tính bền vững trong môi trường. Sử dụng nhiều thì khả
năng tích tụ trong đất càng cao, dẫn đến ô nhiễm tầng nước mặt và tầng nước
ngầm. Theo Viện Y học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường qua những nghiên
cứu cho thấy “Nồng độ hóa chất bảo vệ thực vật đã làm ô nhiễm môi trường
vượt tiêu chuẩn từ 1,33 - 21 lần” [Hoàng Lê, 2007 ].
[ />doc].
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định có ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người là điều chắc chắn, đối với thuốc ngoài danh mục thì sẽ độc hơn
4
rất nhiều. Sử dụng lượng thuốc quá lớn sẽ dẫn tới nguyên nhân gây ung thư.
Nhiều trường hợp các bao bì chứa đựng thuốc bảo vệ thực vật dùng xong
không thu gom mà vứt ra ao hồ làm cá chết vì ngộ độc, vừa ảnh hưởng đến môi
trường và thậm chí nhiều người không biết nguyên nhân còn vớt cá về ăn g ây
nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng.
Theo thống kê tại 38 tỉnh, thành phố trong năm 2007 đã có 4.670 vụ nhiễm độc
thuốc bảo vệ thực vật với 5.207 trường hợp, có 101 trường hợp tử vong. Những
trường hợp ăn uống nhầm có 540 ca chiếm 10,4% với 3 trường hợp tử vong. Số
trường hợp nhiễm độc do lao động là 273 ca chiếm 5,2% có 2 trường hợp bị tử
vong. Trong khi đó, việc kiểm soát, ngăn chăn sử dụng các loại thuốc kích
thích tăng trưởng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật vẫn rất hạn chế bởi

thiếu nơi lưu giữ, tiêu hủy.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, Chi cục Bảo Vệ Thực Vật đã thành lập đoàn
thanh tra và kết hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành
thanh tra việc sử dụng thuốc Bảo Vệ Thực Vật. Chế phẩm kích thích sinh
trưởng, thuốc Bảo Vệ Thực Vật ngoài danh mục… tại các hợp tác xã sản xuất
rau an toàn. Kết quả ghi nhận hầu hết các xã viên của hợp tác xã sản xuất rau
an toàn đều có ý thức tốt thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân
bón hữu cơ hoại mục, không có sử dụng phân tươi cho các sản phẩm rau xanh.
Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp nông dân sử dụng thuốc không có trong
danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên cây rau theo Quyết
định số 19/2005/QĐ-BNN, ngày 24/3/2005 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển
nông thôn, Cụ thể:
Về thuốc trừ sâu: Vẫn còn một số nông dân sử dụng thuốc trừ sâu gốc lân hữu
cơ gốc Carbofuran, Chlorpyrifos Ethyl, Diazinon, Dimethoate, Profenofos… để
xử lý đất, tiêu diệt các loại sâu hại khó phòng trị như bọ nhảy trên rau cải, sâu
xanh da láng trên hành lá, sâu đục hoa, đục trái trên rau ăn quả…
5
Về thuốc trừ bệnh: Một số nông dân còn sử dụng nhóm thuốc chứa gốc đồng
(Cu) như copper hydrocide, copper oxychloride, copper sulfate, copper hỗn hợp
với các gốc khác để phòng trừ bệnh hại cho rau xanh.
Về phân bón lá: Phần lớn nông dân sử dụng rất phổ biến và rộng rãi các loại
phân bón lá trên tất cả các loại rau quả vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng của
cây trồng và điều này rất có khả năng làm cho các sản phẩm rau xanh không an
toàn về hàm lượng nitrat.
Về nước tưới: Hầu hết các hợp tác xã trồng rau đều sử dụng nguồn nước tưới từ
kênh mương, một số nơi nguồn nước chưa thông thoáng, chưa thay nước
thường xuyên làm cho chỉ tiêu về mật số Coliform trong nước tưới < 200 theo
tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là rất khó đạt.
[ />truong/55182621/250/ ].
Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Bảo vệ thực vật Việt Nam, năm 1990

lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn đến năm
2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 đã là 50.000 tấn. Bên cạnh đó, có nhiều
loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm nhưng vẫn lưu hành trên
thị trường. Ước tính còn khoảng 15-20% tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật
đang được sử dụng. Sự lạm dụng hóa chất và sử dụng những loại thuốc bảo vệ
thực vật cực độc đã làm cho độ màu mỡ của đất sút giảm, các loài sinh vật có
ích bị ảnh hưởng dần dần đất cạn kiệt chất dinh dưỡng và trở thành đất hoang
hóa [Phương Liễu, 2006].
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp cao nhất nước, kết quá điều tra cho thấy các xã ở Đồng Bằng
Sông Hồng chỉ sử dụng 9-16 loại trong khi đó Đồng Bằng Sông Cửu Long có
đến 16-35 loại, kể cả các loại thuốc cấm như Wofatox, Monitor… được nhập
lậu từ nước ngoài vào cũng được sử dụng. Tỉnh Hậu Giang trước dịch rầy nâu
6
năm 2007, nông dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng tăng rất
cao gấp 3 - 10 lần so với các vụ khác.
2.2. Tình hình ngộ độc thực phẩm trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm trên thế giới
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết cho
sự sống của con người tồn tại và phát triển. Thực phẩm cũng là nguồn truyền
bệnh nguy hiểm, gây ra những vụ ngộ độc cấp tính và mạn tính. Theo thống kê
ở Nhật Bản năm 1997 có 1.960 vụ ngộ độc thực phẩm với 39.989 người mắc, ở
Úc mỗi ngày có 11.500 người mắc các bệnh cấp tính do ăn uống gây ra, ở Mỹ
hàng năm có đến con số hàng triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Tổ chức WHO ước lượng mỗi năm có khoảng 3% lao động trong nông nghiệp
ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc BVTV. Thập
niên 90 ở Châu Phi mỗi năm 11 triệu người bị nhiễm độc. Malayxia 7% nông
dân bị ngộ độc hàng năm và 15 % bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời. [Eastmond
DA, 2009]
2.2.2. Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam

Việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây ngộ độc thực phẩm và các
bệnh truyền qua thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng,
cũng như có tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh an toàn xã hội
và hội nhập quốc tế.
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược
bảo vệ sức khỏe con người. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không
những làm giảm bệnh tật, tăng cường khả năng và hiệu suất lao động mà còn
góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện nếp sống văn minh của
một đất nước.
7
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường
với nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo nên những chuyển biến tích cực về
phát triển kinh tế. Hàng loạt các sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước và từ
nước ngoài tràn ngập vào thị trường ngày càng nhiều và đa dạng. Dịch vụ thức
ăn đường phố ngày càng phát triển khó khăn cho việc quản lý. Ở Việt Nam
theo thống kê chưa đầy đủ của ngành y tế từ năm 1990 đến nay có khoảng vài
trăm vụ ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tiền Giang là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có 9 huyện, thị, thành phố
với 169 xã, phường tổng số dân là 1.623.000 người. Đời sống chủ yếu là nông
nghiệp, có nhiều kênh rạch. Một bộ phận khác chuyên đánh bắt hải sản ở vùng
ven biển. Trong nhiều năm qua địa phương đã và đang thực hiện nhiều chương
trình y tế có hiệu quả trong đó có chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy
nhiên tình trạng ngộ độc vẫn thường xuyên xảy ra. Do vậy, việc đánh giá tình
trạng ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết nhằm tìm hiểu các yếu tố về dịch tể
học các vụ ngộ độc thực phẩm để có những giải pháp phù hợp và kịp thời góp
phần hạn chế ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Tình hình ngộ độc thực phẩm tại Tiền Giang và so với cả nước từ năm
2000-2004:
Năm Số vụ Số mắc Số chết Cả nước
Tổng

số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Số vụ/mắc/chết
2000 08 3,75 127 3,00 0 0 213/4.233/59
2001 11 4,48 157 4,02 1 1,58 245/3.901/63
2002 18 9,27 127 2,70 2 2,89 194/4.694/69
2003 15 6,30 165 2,56 2 5,40 238/6.428/37
2004 17 11,72 208 5,80 1 0,68 145/3.584/41
Tổng
số
69 6,66 784 3,43 6 2,23 1035/22840/269
TB 5
năm
13,8 156,8 1,2
[ />8
Kết quả nhận thấy ngộ độc thực phẩm xảy ra chủ yếu tại gia đình (chiếm
81,48%), tiếp đến là do ăn tại các quán hàng rong (11,11%), thấp nhất ở các
bếp ăn tập thể; tuổi dễ bị ngộ độc thực phẩm từ 5-15 tuổi (47%), miền núi,
nông thôn và những nơi dân trí thấp có tỷ lệ bị ngộ độc cao (51,84% và 23,5%)
thời điểm trong năm hay xảy ra ngộ độc thực phẩm là từ tháng 7 đến tháng 12;
loại thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm thường gặp là rau (22,22%), thịt

(18,5%), hải sản (11,11%); trong đó nguyên nhân ngộ độc thực phẩm chủ yếu
là độc tố tự nhiên (40%), do vi khuẩn (37%).
[ />Theo Niên giám thống kê y tế, năm 2003, ở nước ta, cứ 100.000 người dân thì
có 80,72 người bị ngộ độc và 1,11 người tử vong, tức là nếu tính chung trên
toàn quốc thì đã có 66.190 người bị ngộ độc và 910 người tử vong.
56 BV 2002 2003 2004
Số người ngộ độc cấp 13717 13623 14206
Tử vong 207
(1,51%)
198
(1,45%)
218
(1,53%)
Các nguyên nhân ngộ độc thường gặp:
+ Ngộ độc thực phẩm: có thể do hoá chất, do các chất độc có sẵn trong động
vật, thực vật, vi sinh vật.
+ Các hoá chất bảo vệ thực vật (trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột,...): phospho hữu cơ,
clo hữu cơ, pyrethroid, nereistoxin, paraquat, fluoroacetamide, phosphua
kẽm,...
Theo trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai thì:
- Số bệnh nhân ngộ độc nhập viện ngày càng tăng theo các năm:
[
9
- Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ngộ độc tại Trung tâm chống độc bệnh viện
Bạch Mai:

Theo Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, trong năm 2009 các
bệnh viện đã tiếp nhận cho 4.515 người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật.
Tuy nhiên đã có 138 trường hợp tử vong do nhiễm độc quá nặng.
Theo báo cáo của Cục này, nguyên nhân gây ra nhiễm độc thuốc bảo vệ thực

vật thường bởi người lao động tiếp xúc quá lâu và liên tục với trong môi
trường độc hại. Chỉ riêng trong năm 2009 có tới có tới 485 trường hợp đã ăn,
uống nhầm phải thuốc bảo vệ thực vật, làm 15 người tử vong.
10
2.3. Tình hình sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng cho rau ở Việt Nam
Trước tình trạng sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng tràn lan trong trồng rau,
quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng
tiến hành điều tra để tìm nguyên nhân và tác hại của các loại thuốc kích thích
sinh trưởng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, người dân sử dụng rất nhiều loại thuốc kích
thích sinh trưởng cho cây trồng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật ngoài
danh mục cho phép, do nhập lậu bằng các con đường không chính thức. Những
loại thuốc này rất rẻ, có độc lực cao, tiêu diệt sâu bọ tốt hơn, kích thích sinh
trưởng nhiều hơn và làm cho rau quả xanh hơn. Do đó, đa phần người dân thu
hái trước thời gian quy định cho phép, còn nếu chờ đến ngày thu hái theo quy
định thì rau quả đã bị mất mã không còn bắt mắt nữa.
[ />truong/55182621/250 / ].
2.4. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Theo trung tâm rau quả thế giới, rau là cây có tốc độ tăng diện tích đất trồng
nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực, trước đây trồng ngũ cốc và bông sợi
hoặc bỏ hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế cao.
Trong đó Châu Á là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao nhất
hiện nay. Trung Quốc là quốc gia phát triển có diện tích và dân số lớn nhất thế
giới, tốc độ tăng trưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng của kinh tế
nước này.
[Báo Kinh tế & Đô Thị, thứ 2 ngày 10/11/2008].
Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt
2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn quả,
1,33%/năm so với cây lấy dầu, 2,36%/năm so với cây lấy rễ 2,41%/năm so với

11
cây họ đậu. Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm
tương ứng là 0,45%/năm và 1,82%/năm.
[Viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp, bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn (2007), báo cáo tóm tắt rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây
cảnh đến năm 2010].
Trong giai đoạn từ năm 2003-2007 thì tổng diện tích đất trồng rau, năng suất,
sản lượng rau trên thế giới biến động không đáng kể, thậm chí có xu hướng
giảm trong các năm 2006, 2007. Châu Á vẫn là châu lục chiếm tỷ lệ cao cả về
diện tích, năng suất và sản lượng rau toàn thế giới. Số liệu thống kê năm 2007
của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) được thể hiện qua bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới (2003 - 2007)
Diện tích
( triệu ha)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Châu Á 13,729 14,821 15,336 13,378 13,461
Châu Âu 0,872 0,878 0,885 0,716 0,693
Châu Phi 1,905 1,920 1,986 2,150 2,176
Châu Mỹ 0,523 0,530 0,538 0,503 0,508
Châu Úc 0,035 0,035 0,035 0,036 0,037
Tổng số 17,063 18,184 18,781 16,783 16,874
Năng suất
(tạ/ha)
Châu Á 150,755 145,585 144,681 155,160 154,382
Châu Âu 151,428 152,052 165,846 161,850 161,287
Châu Phi 69,702 71,248 70,856 68,165 67,721
Châu Mỹ 144,711 141,368 141,284 129,602 129,814
Châu Úc 147,193 153,685 152,191 146,100 145,524
T Tổng số 141,547 137,942 137,787 143,518 142,73
12

Sản
lượng
(triệu
tấn)
Châu Á 206,972 215,770 221,885 207,570 207,810
Châu Âu 13,200 13,350 14,672 11,591 11,170
Châu Phi 13,280 13,678 14,073 14,654 14,738
Châu Mỹ 7,562 7,498 7,608 6,514 6,592
Châu Úc 0,510 0,534 0,535 0,531 0,535
Tổng số 241,523 250,829 258,774 240,860 240,844
Nguồn: FAOSTAT
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các yếu tố
như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư… sẽ tiêu
thụ rau mạnh trong giai đoạn 2000-20210 đặc biệt là các loại rau ăn lá. USDA
cho rằng nếu như nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác tăng
khoảng 22-23 % thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác chỉ tăng khoảng
7-8%. Giá rau tươi sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá
rau chế biến có thể tăng nhẹ so với giai đoạn 2002-2004.
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm. Các nước phát triển
như Pháp, Canada, Nhật Bản…vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các
nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước nam bán
cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp rau tươi cho toàn cầu.
[Trương Quốc Tùng, Hội Khoa học - kỹ thuật Bảo vệ thực vật,Trung tâm thông
tin thương mại toàn cầu, Inc, tháng 3/2007].
Bảng 3: Các nước xuất khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ 2002 - 2006
(đv: 1000 USD)
Năm
Nước
2002 2003 2004 2005 2006
Trung

Quốc
102,199 137,842 111,301 105,447 127,933
Pháp 108,006 126,534 132,704 158,796 160,214
Hà Lan 69,916 116,772 136,231 139,426 207,148
Thái Lan 36,575 40,670 56,978 52,918 54,665
13
Mêhico 22,800 314,840 332,061 321,211 395,780
Malaysia 10,564 10,525 13,292 16,059 17,910
Ấn Độ 20,334 13,627 15,880 19,040 43,184
Canada 10,762 13,559 16,160 13,378 18,870
Ixarel 36,790 49,481 61,758 7,058 78,973
Ôxtrâylia 8,482 7,670 8,575 8,941 9,779
Tổng thế
giới
994,889 1,559,047 1,644,724 1,756,924 2,196,859
Nguồn: FAOSTAT
2.4.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Nghề trồng rau nước ta có lịch sử từ lâu đời, trước cả nghề trồng lúa nước. Việt
Nam chính là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng, nhất là các cây
thuộc họ bầu bí. Nhưng do sản xuất rau ở nước ta vẫn còn mang tính tự cung tự
cấp là chính dẫn đến hiệu quả sản xuất rau còn thấp, chất lượng rau không cao.
Những năm gần đây ngành rau đã được đầu tư đổi mới về công nghệ, phương
thức canh tác nên bước đầu đạt được những thành tựu rất khả quan.
Trong đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh giai đoạn 1999-2010 do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra mục tiêu cho ngành sản xuất rau là:
“đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước, nhất
là vùng dân cư tập trung ( đô thị, khu công nghiệp…và xuất khẩu). Phấn đấu
đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người là 85kg rau/người/năm,
giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 690 triệu USD”.
[Cục trồng trọt (2006), Tuyển tập báo cáo tổng kết chỉ đạo sản xuất năm 2006,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội].
Tại Lâm Đồng, đã có mô hình sản xuất rau an toàn 600 ha được sản xuất theo
hai dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón,
nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô
cơ. Nhiều nông dân đã ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản
xuất hoa.
14
Ở Hải Phòng, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa tổ
chức hội nghị phát triển sản xuất rau, quả, chè an toàn theo quy trình VietGap
(quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, tạo ra rau quả tươi, đảm bảo an toàn) cho
các tỉnh phía Bắc.
[ />rau-an-toan-theo-quy-trinh-vietgap].
Theo Cục Trồng trọt, trong năm 2009, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông
Thôn đã ban hành 7 quy trình sản xuất rau an toàn đối với một số loại rau, quả
thường được sử dụng.
Ngoài ra, với gần 12 triệu hộ nông dân ở nông thôn, với diện tích trồng rau gia
đình bình quân 30 m
2
/hộ (cả rau cạn và rau mặt hồ), nên tổng sản lượng rau cả
nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn. Bình quân lượng rau xanh sản xuất tính
trên đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/người/năm.
[Viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp, bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn (2007), báo cáo tóm tắt rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây
cảnh đến năm 2010].
Diện tích trồng rau nước ta theo thống kê có khoảng 495 nghìn ha vào năm
2000 tăng 70% so với năm 1990, bình quân mỗi năm tăng 7%/năm. Trong đó
các tỉnh phía Bắc chiếm 56% diện tích (249.200 ha) và các tỉnh phía Nam
chiếm 44% diện tích đất canh tác (196.000 ha).
Theo số liệu thống kê (bảng 4) sản lượng rau nước ta tăng mạnh từ năm 1999
đến năm 2001 (8,2%/năm) và tăng nhẹ cho đến nay.

Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở Việt Nam (1998-2007)
Năm
Diện tích
( triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1998 0,401 122,022 4,898
1999 0,459 117,451 5,392
2000 0,453 124,356 5,632
15

×