Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÀI TẬP LỚN MẠNG MÁY TÍNH Đề tài xây dựng hệ thống mạng phòng tầng 10-A1. Cho địa chỉ IP 22.0.0.0, chia thành Subnet để cấp phát cho hệ thống mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----o0o-----

BÁO CÁO THỰC NGIỆM
MÔN: MẠNG MÁY TÍNH
Đề tài: Xây dựng hệ thống mạng phòng: Tầng 10-A1.

Cho địa chỉ IP 22.0.0.0, mượn bit để chia subnet cấp phát
cho hệ thống mạng, (mỗi phòng một subnet). Xây dựng báo
giá cho hệ thống mạng vừa thiết kế.
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Thế Anh
Lớp: Công nghệ thông tin 5 - Khóa 13
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 11
Nguyễn Xuân Kiên
Nguyễn Bảo Lâm
Khổng Ngọc Lâm

Hà Nội, tháng 5 năm 2020

1

1


MỞ ĐẦU
Ngày nay, thời đại của nền kinh tế thị trường, thời đại của Công nghệ thông tin
đang bùng nổ trên toàn Thế giới, các Công ty, các tổ chức mọc lên ngày càng nhiều, về
trình độ cũng như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. Từ hệ thống quản lý, vận hành
sản xuất, hạch toán kinh tế… Tất cả đều nhờ vào công cụ máy tính và hệ thống mạng
máy tính, mới giúp con người làm việc được nhanh chóng đồng thời lưu trữ dữ liệu


được lâu dài.
Nói một cách đúng hơn là việc sử dụng hệ thống mạng máy tính là không thể thiếu
ở trong trường học hay là bất kỳ nhiều lĩnh vực khác. Vậy thì làm thế nào để có thiết kế
được mô hình mạng máy tính đảm bảo có tính khoa học, dễ vận hành cũng như thay sửa
một khi sự cố xảy ra? Đó là một yêu cầu lớn đối với những người thiết kế mạng. Sau
khi được học và tích lũy được những kiến thức cần thiết của môn Mạng máy tính.
Nhóm chúng em sẽ tìm hiểu và phân tích thiết kế mô hình mạng cho tầng 10 nhà A1 của
trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
Bài này sẽ gồm 4 phần đó là phần Đặt vấn đề, Xây dựng hệ thống mạng, Tính
toán các thiết bị sử dụng và phần Quản lý tài khoản người dùng.

2

2


MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề........................................................................................... 4
1.

Yêu cầu đề ra............................................................................................ 4

2.

Dự kiến..................................................................................................... 4

Phần II: Xây dựng hệ thống mạng.................................................................4
1.

Khảo sát và phân tích......................................................................................... 4


2.

Thiết kế hệ thống mạng..................................................................................... 5

a)

Mô hình mạng

b)

Mô hình mạng vật lý

5
5

Phần III: Các thiết bị sử dụng và tính toán chi phí.....................................12
1.

Các thiết bị sử dụng................................................................................ 12

2.

Chi phí lắp đặt hệ thống mạng................................................................15

Phần IV: Chia địa chỉ mạng và Quản lý tài khoản người dùng.................16
1.

Chia địa chỉ mạng............................................................................................ 16


2.

Quản lý người dùng......................................................................................... 16

a)

Thiết lập mạng con cho các phòng máy

b)

Thiết lập tài khoản người dùng

16

17

3

3


Phần I: Đặt vấn đề
1. Yêu cầu đề ra
Xây dựng hệ thống mạng tầng 10-A1 của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Các phòng máy được thiết kế để phục vụ cho giạng dạy và học tập trong nhà trường.
Xây dựng hệ thống mạng phải đảm bảo theo yêu cầu như sau:
- Thiết kế đơn giản, gọn gàng.
- Hệ thống dễ bảo trì và nâng cấp.
- Thuận tiện cho việc giảng dạy và học tập.
- Thiết kế tiết kiệm, tránh lãng phí.

2.

Dự kiến

Thiết kế hệ thống các phòng máy cho tầng 10 nhà A1 của trường Đại học Công
Nghiệp Hà Nội, phục vụ trong giảng dạy và thực hành tin học và các học tập chuyên
ngành trong nhà trường, bao gồm có 4 phòng máy thực hành và một phòng server, tổng
số máy là khoảng 170 máy và một máy sever.

Phần II: Xây dựng hệ thống mạng
1. Khảo sát và phân tích
Tầng 10 nhà A1 có tất cả 7 phòng, 2 thang bộ và 1 thang máy.
Sau khi đã khảo sát và đo đạc nhóm chúng em đã phác thảo sơ đồ tổng quan tầng 10A1 như sau:

Hình 1. Sơ đồ mặt bằng tầng 10 nhà A1.
Phân tích cụ thể:
4

4


Tổng diện tích của tầng 10 là 724,5; chiều dài: 31,5m, chiều rộng: 23m.
Phòng máy số 1: có diện tích 87,75; chiều dài: 13,5m, chiều rộng: 6,5m.
Phòng máy số 2: có diện tích 84,5; chiều dài: 13m, chiều rộng: 6,5m.
Phòng máy số 3: có diện tích 127,5; chiều dài: 15m, chiều rộng: 8,5m.
Phòng máy số 4: có diện tích 97,75; chiều dài: 11,5m, chiều rộng: 8,5m.
Phòng server: chứa máy chủ, có diện tích là 24; chiều dài: 6m, chiều rộng: 4m.
2. Thiết kế hệ thống mạng
a)


Mô hình mạng

Hệ thống mang được thiết kế theo hệ thống mạng LAN hình sao giữa các phòng và
trong từng phong trong cùng hệ thống mạng. Trong các phòng máy đặt một thiết bị
trung tâm từ đó dùng dây dẫn đến từng máy.

Hình 2. Mô hình mạng logic.
Hình 2 mô tả mô hình mạng logic, các switch sẽ nối tới các máy Client. Sau đó
switch được kết nối với router, các router mỗi phòng được kết nối với 1 router trung tâm
và máy chủ đặt ở phòng Sever. Các máy Client có thể chia sẻ thông tin trong hệ thống
mạng của mình và có thể đến hệ thống mạng khác.
b) Mô hình mạng vật lý
Mô hình mạng cho hệ thống mạng dùng mô hình Client/Server (gồm 1 server và 41
client đối với phòng máy 1, 36 client đối với phòng máy 2, 48 client đối với phòng máy
3, 39 client đối với phòng máy 4).
Máy chủ của hệ thống và thiết bị trung tâm (router) của hệ thống mạng sẽ được đặt
trong cùng một phòng quản trị hệ thống mạng. Từ các thiết bị này dùng các dây mạng
kết nối tới.

5

5


Hình 3. Mô hình mạng vật lý tầng 10 – nhà A1.

Ghi chú

Switch


Sever

Router

Nẹp mạng

PC

Dây mạng

Trong các phòng dây mạng sẽ được bố trí dưới mặt đất dể đảm bảo tính an toàn
cho người sử dụng và tính thẩm mĩ của không gian. Còn đường dây mạng nối các phòng
với nhau sẽ được lắp đặt theo dọc trần nhà chạy từ thiết bị trung tâm của hệ thống mạng
đến thiết bị trung tâm của từng phòng học.
Thiết kế mạng cho từng phòng:
Ta thiết kế chung không gian sử dụng chỗ ngồi (bao gồm bàn, ghế, máy tính) cho
sinh viên và giáo viên có diện tích là 1m2 chiều dài 1m, chiều rộng 1m.
 Phòng máy 1:


6

6


Phòng máy số 1 gồm một thiết bị trung tâm là switch 48 cổng, phòng máy gồm có
41 máy tính, trong đó có 1 máy giành cho giáo viên, 40 máy dành cho sinh viên.

Hình 4. Sơ đồ mạng vật lý phòng máy 1.
Phòng máy số 1 được chìa làm 3 dãy: dãy trên , dãy giữa, dãy dưới cùng tương ứng

trong hình vẽ. Dãy trên và dãy dưới có 10 máy, dãy giữa có 2 hàng (hàng trên, hàng
dưới) tổng cộng dãy giữa có 2 x 10 = 20 máy. Khoảng cách dãy giữa với 2 dãy ở hai bên
là 1,25m.
Tính toán chiều dài dây mạng:
 STT của máy tính được đánh theo số từ trái sang phải.
 Khoảng cách từ các máy đầu dãy đến góc tường bên trái là 2,5m.
 Do trong quá trình sử dụng thì máy tính sẽ bị dịch chuyển nên độ dài dây mạng từ

switch đến mỗi máy tính cần dư ra 0,5m.
 Khoảng cách từ máy tính của giáo viên đến Switch là: 4,5 + 0,5 = 5m
- Dãy trên:
Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến Switch: 6,5 + 2,5 + 0,5 =
9,5m.
Do khoảng cách giữa 2 máy tính là 1m nên ta tính được khoảng cách từ máy tiếp theo
đến máy cuối dãy (máy thứ 10) đến Switch lần lượt là: 10,5m ; 11,5m ; 12,5m ; 13,5m ;
14,5m ; 15,5m ; 16,5m ; 17,5m ; 18,5m.
 Tổng chiều dài dây mạng dãy trên:
9,5 + 10,5 + 11,5 + 12,5 + 13,5 + 14,5 + 15,5 + 16,5 + 17,5 + 18,5 = 140m.
- Dãy giữa:
Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến Switch:
3,25 + 2,5 + 0,5 = 6,25m.
Do khoảng cách giữa 2 máy tính là 1m nên ta tính được khoảng cách từ máy tiếp theo
đến máy cuối dãy (máy thứ 10) đến Switch lần lượt là: 7,25m ; 8,25m ; 9,25m ;
10,25m ; 11,25m ; 12,25m ; 13,25m ; 14,25m ; 15,25m.
 Do dãy giữa có 2 hàng nên ta có tổng chiều dài dây mạng dãy giữa:
2 (6,25+7,25+8,25+9,25+10,25+11,25+12,25+13,25+14,25+15,25) = 215m.
- Dãy dưới:

Khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến góc tường bên trái là: 2,5m.
7


7


Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến Switch: 2,5 + 0,5 = 3m.
Do khoảng cách giữa 2 máy tính là 1m nên ta tính được khoảng cách từ máy tiếp theo
đến máy cuối dãy (máy thứ 10) đến Switch lần lượt là: 4m ; 5m ; 6m ; 7m ; 8m ; 9m;
10m; 11m ; 12m.
 Tổng chiều dài dây mạng dãy dưới:
3 + 4 + 5 + 6 + 7 +8 + 9 + 10 + 11 + 12 = 75m.
Tổng chiều dài dây mạng ở phòng máy 1 là: 5 + 140 + 215 + 75 = 435m.
Nẹp mạng phòng máy 1: Ta dùng nẹt mạng to để gộp các dây mạng. Dựa vào khoảng
cách giữa các máy tính đến Switch vừa tính ở trên, ta tính được chiều dài nẹp mạng (to):
(9 + 2,5) 3 + 6,5 = 41m.
 Phòng máy 2:

Phòng máy số 2 gồm một thiết bị trung tâm là switch 48 cổng, phòng máy gồm có
36 máy tính, trong đó có 1 máy giành cho giáo viên, 35 máy dành cho sinh viên.

Hình 5. Sơ đồ mạng phòng máy 2.
Phòng máy số 2 được chìa làm 3 dãy: dãy trên , dãy giữa, dãy dưới cùng tương ứng
trong hình vẽ. Dãy trên có 8 máy, dãy giữa có 2 hàng (hàng trên, hàng dưới) tổng cộng
dãy giữa có 2 x 9 = 18 máy. Dãy dưới cùng có 9 máy. Khoảng cách dãy giữa với 2 dãy ở
hai bên là 1,25m.
Tính toán chiều dài dây mạng:
 STT của máy tính được đánh theo số từ trái sang phải.
 Do trong quá trình sử dụng thì máy tính sẽ bị dịch chuyển nên độ dài dây mạng từ

switch đến mỗi máy tính cần dư ra 0,5m.
 Khoảng cách từ máy tính của giáo viên đến Switch là: 6 + 0,5 = 6,5m

- Dãy trên:
Khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến góc tường bên trái là: 3,25m.
Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến Switch:
6,5 + 3,25 + 0,5 = 10,25m.

8

8


Do khoảng cách giữa 2 máy tính là 1m nên ta tính được khoảng cách từ máy tiếp theo
đến máy cuối dãy (máy thứ 8) đến Switch lần lượt là: 11,25m ; 12,25m ; 13,25m ;
14,25m; 15,25m ; 16,25m ; 17,25m.
 Tổng chiều dài dây mạng dãy trên:
10,25+11,25 + 12,25 + 13,25 + 14,25 + 15,25 + 16,25 + 17,25 = 110m.
- Dãy giữa:
Khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến góc tường bên trái là: 0,75m.
Khoảng cách giữa các máy tính là: 1m. Riêng máy thứ 2 và máy thứ 3 là: 3m.
Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên và máy thứ 2 của dãy đến Switch lần lượt
là: 3,25 + 0,75 + 0,5 = 4,5m ; 3,25 + 0,75 + 1 + 0,5 = 5,5m.
Ta tính được khoảng cách từ máy thứ 3 đến máy cuối dãy (máy thứ 9) đến Switch lần
lượt là: 3,25 + 0,75 + 1 + 3 + 0,5 = 8,5m ; 9,5m ; 10,5m ; 11,5m ; 12,5m ; 13,5m ;
14,5m.
 Do dãy giữa có 2 hàng nên ta có tổng chiều dài dây mạng dãy giữa:
2 (4,5+5,5+8,5+9,5+10,5+11,5+12,5+13,5+14,5) = 181m.
- Dãy dưới:
Khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến góc tường bên trái là: 3,25m.
Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến Switch: 3,25 + 0,5 = 3,75m.
Do khoảng cách giữa 2 máy tính là 1m nên ta tính được khoảng cách từ máy tiếp theo
đến máy cuối dãy (máy thứ 9) đến Switch lần lượt là: 4,75m ; 5,75m ; 6,75m ; 7,75m;

8,75m ; 9,75m; 10,75m ; 11,75m.
 Tổng chiều dài dây mạng dãy dưới:
3,75 + 4,75 + 5,75 + 6,75 + 7,75 +8,75 + 9,75 + 10,75 + 11,75 = 69,75m.
Tổng chiều dài dây mạng ở phòng máy 2 là: 6,5 + 110 + 181 + 69,75 = 367,25m.
Nẹp mạng phòng máy 2: Ta dùng nẹt mạng to để gộp các dây mạng. Dựa vào khoảng
cách giữa các máy tính đến Switch vừa tính ở trên, ta tính được chiều dài nẹp mạng (to):
(7 + 3,25) + (8 + 3,25) + (0,75 + 1 + 3 + 6) + 6,5 = 38,75m.
 Phòng máy 3

9

9


Hình 6. Sơ đồ mạng phòng máy 3.
Phòng máy số 3 gồm một thiết bị trung tâm là switch 48 cổng, phòng máy gồm có
48 máy tính, trong đó có 1 máy giành cho giáo viên, 47 máy dành cho sinh viên.
Phòng máy 3 được chìa làm 3 dãy: dãy trên , dãy giữa, dãy dưới tương ứng trong
hình vẽ. Dãy trên gồm có 7 máy, dãy giữa gồm 2 hàng (hàng trên, hàng dưới) tổng cộng
dãy giữa có 2 x 10 = 20 máy, dãy dưới gồm 2 hàng (hàng trên, hàng dưới) tổng cộng
dãy dưới có 2 x 10 = 20 máy. Khoảng cách giữa mỗi dãy là 1m.
Tính toán chiều dài dây mạng:
 STT của máy tính được đánh theo số từ phải sang trái.
 Do trong quá trình sử dụng thì máy tính sẽ bị dịch chuyển nên độ dài dây mạng từ

switch đến mỗi máy tính cần dư ra 0,5m.
 Khoảng cách từ máy tính của giáo viên đến Switch là: 4,5 + 0,5 = 5m.
- Dãy trên:
Khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến góc tường bên phải là: 3,5m.
Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến Switch: 3,5 + 0,5 = 4m.

Do khoảng cách giữa 2 máy tính là 1m nên ta tính được khoảng cách từ máy tiếp theo
đến máy cuối dãy (máy thứ 7) đến Switch lần lượt là: 5m ; 6m ; 7m ; 8m ; 9m ; 10m.
 Tổng chiều dài dây mạng dãy trên: 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 = 49m.
- Dãy giữa:
Khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến góc tường bên phải là: 3,5m.
Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến Switch là: 3,5 + 3 + 0,5 = 7m.
Do khoảng cách giữa 2 máy tính là 1m nên ta tính được khoảng cách từ máy tiếp theo
đến máy cuối dãy (máy thứ 10) đến Switch lần lượt là: 8m ; 9m ; 10m ; 11m ; 12m ;
13m; 14m ; 15m ; 16m.
 Do dãy giữa có 2 hàng nên ta có tổng chiều dài dây mạng dãy giữa:
2 (7 + 8 + 9 + 10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15 + 16) = 230m.
- Dãy dưới:

Khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến góc tường bên phải là: 3,5m.
Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến Switch là: 3,5 + 6 + 0,5 =
10m.
Do khoảng cách giữa 2 máy tính là 1m nên ta tính được khoảng cách từ máy tiếp theo
đến máy cuối dãy (máy thứ 10) đến Switch lần lượt là: 11m ; 12m ; 13m ; 14m ; 15m ;
16m ; 17m ; 18m ; 19m.
 Do dãy giữa có 2 hàng nên ta có tổng chiều dài dây mạng dãy dưới:
2 (10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15 + 16 + 17 + 18 +19) = 290m.
Tổng chiều dài dây mạng phòng máy 3 là: 5 + 49 + 230 + 290 = 574m.
Nẹp mạng phòng máy 3: Ta dùng nẹt mạng to để gộp các dây mạng. Dựa vào khoảng
cách giữa các máy tính đến Switch vừa tính ở trên, ta tính được chiều dài nẹp mạng (to):
(3,5 + 6) + (9 + 3,5) 2 + 6 = 40,5m.

10

10



 Phòng máy 4:

Phòng máy số 4 gồm một thiết bị trung tâm là switch 48 cổng, phòng máy gồm có
39 máy tính, trong đó có 1 máy giành cho giáo viên, 38 máy dành cho sinh viên.

Hình 7. Sơ đồ mạng phòng máy 4.
Phòng máy 4 được chìa làm 3 dãy: dãy trên , dãy giữa, dãy dưới tương ứng trong
hình vẽ. Dãy trên gồm có 6 máy, dãy giữa gồm 2 hàng (hàng trên, hàng dưới) tổng cộng
dãy giữa có 2 x 8 = 16 máy, dãy dưới gồm 2 hàng (hàng trên, hàng dưới) tổng cộng dãy
dưới có 2 x 8 = 16 máy. Khoảng cách giữa mỗi dãy là 1m.
Tính toán chiều dài dây mạng:
 STT của máy tính được đánh theo số từ phải sang trái.
 Do trong quá trình sử dụng thì máy tính sẽ bị dịch chuyển nên độ dài dây mạng từ

switch đến mỗi máy tính cần dư ra 0,5m.
 Khoảng cách từ máy tính của giáo viên đến Switch là: 2 + 11,5 + 8,5 + 0,5 =
22,5m.
- Dãy trên:
Khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến góc tường bên phải là: 3m.
Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến Switch: 3 + 8,5 + 0,5 = 12m.
Do khoảng cách giữa 2 máy tính là 1m nên ta tính được khoảng cách từ máy tiếp theo
đến máy cuối dãy (máy thứ 6) đến Switch lần lượt là: 13m ; 14m ; 15m ; 16m ; 17m.
 Tổng chiều dài dây mạng dãy trên: 12 + 13 + 14 + 15 + 16 + 17 = 87m.
- Dãy giữa:
Khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến góc tường bên phải là: 1,5m.
Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến Switch là:
1,5 + 5,5 + 0,5 = 7,5m.

11


11


Do khoảng cách giữa 2 máy tính là 1m nên ta tính được khoảng cách từ máy tiếp theo
đến máy cuối dãy (máy thứ 8) đến Switch lần lượt là: 8,5m ; 9,5m ; 10,5m ; 11,5m ;
12,5m; 13,5m ; 14,5m.
 Do dãy giữa có 2 hàng nên ta có tổng chiều dài dây mạng dãy giữa:
2 (7,5 + 8,5 + 9,5 + 10,5 + 11,5 + 12,5 + 13,5 + 14,5) = 176m.
- Dãy dưới:

Khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến góc tường bên phải là: 1,5m.
Ta tính được khoảng cách từ máy đầu tiên của dãy đến Switch là:
1,5 + 2,5 + 0,5 = 4,5m.
Do khoảng cách giữa 2 máy tính là 1m nên ta tính được khoảng cách từ máy tiếp theo
đến máy cuối dãy (máy thứ 8) đến Switch lần lượt là: 5,5m ; 6,5m ; 7,5m ; 8,5m ; 9,5m ;
10,5m ; 11,5m.
 Do dãy giữa có 2 hàng nên ta có tổng chiều dài dây mạng dãy dưới:
2 (5,5 + 6,5 + 7,5 + 8,5 + 9,5 + 10,5 + 11,5) = 119m.
Tổng chiều dài dây mạng phòng máy 4 là: 22,5 + 87 + 176 + 119 = 404,5m.
Nẹp mạng phòng máy 4: Ta dùng nẹt mạng to để gộp các dây mạng, bắt đầu từ máy
cuối của dãy trên. Dựa vào khoảng cách giữa các máy tính đến Switch vừa tính ở trên,
ta tính được chiều dài nẹp mạng (to):
(3 + 5) + (7 + 1,5) 2 + 8,5 = 33,5m.
Nối dây mạng từ các phòng máy đến phòng server:
Ta dùng nẹp mạng nhỏ bên trong chứa dây mạng. Căn cứ vào sơ đồ mạng vật lý tầng
10 – nhà A1. Ta tính được khoảng cách để nối mạng từ các phòng máy đến phòng
server:
Phòng máy 1  Phòng server: 18m.
Phòng máy 2  Phòng server: 6,5 + 18 + 0,5 = 25m.

Phòng máy 3  Phòng server: 11,6 + 23 + 13,5 = 48,1m.
Phòng máy 4  Phòng server: 14,5 + 13,5 = 28m.


Tổng kết:

 Tổng chiều dài dây mạng:

435 + 367,25 + 574 + 404,5 + 18 + 25 + 48,1 + 28 = 1899,85m.
 Tổng chiều dài nẹp mạng:
Nhỏ: 11,6 + 23 + 13,5 + 6,5 + 18 = 72,6m.
To: 41 + 38,75 + 40,5 + 33,5 = 153,75m.

Phần III: Các thiết bị sử dụng và tính toán chi phí
1. Các thiết bị sử dụng
 Máy tính

12

12


Để đáp ứng được sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay và nhu cầu thực
hành cao của sinh viên các khoa, với tần số thực hành cao, dùng các phần mềm tốn
nhiều tài nguyên của máy như Photoshop, C++, SQL Server, AutoCAD, Visual Studio
… và đảm bảo máy chạy ổn định nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí tốt nhất. Ta chọn
máy cấu hình như sau:

- Máy trạm: Tên máy: HNC STANDARD WORKSTATION SW20
Linh kiện

Bộ vi xử lý
Chipset
Bộ nhớ trong
Ổ đĩa cứng
Ổ đĩa quang
VGA Card
Nguồn
Hệ điều hành
Kết nối mạng
Phím chuột
Màn hình

- Linh kiện

Bộ vi xử lý
Chipset
Bộ nhớ trong
Số khe cắm
Ổ cứng
Nguồn
Hệ điều hành
Giao tiếp mạng
Màn hình
Phím chuột

Thông số kỹ thuật
Intel Core i3-9100F
3.6Ghz
H310
DDR4 8GB/2666

240GB SSD SATA3 /
500GB HDD
DVD-ROM
Nvidia Quadro P400
350W Active PFC
Windows® 10 64-bit
10/100/1000 Mbps
Genius / Enshoho
USB Black
Dell 21.5”

Máy chủ: Tên máy: Server HPE ProLiant
Thông số kỹ thuật
Xeon E-2124 3.3Ghz ML30 Gen10
H310
16GB DDR4 2666
4
2TB SATA 6G 7.2K
350W Active PFC
Windows® 10 64-bit
2-Port 1GbE HPE
Ethernet 332i Adapter
Dell 21.5”
Genius / Enshoho
13
USB Black

13



 Switch 48 cổng:

Switch: CISCO LINKSYS SRW248G4P-K9-AU
SF 300-48P 48 port
Số cổng kết nối: 48 x RJ45
Tốc độ truyền: 10/100Mbps

 Router 5 cổng:

Sử dụng Router CISCO 1841
Sử dụng đầu nối RJ45
Tốc độ truyền dữ liệu: 10/100/1000Mbps

 Cáp mạng CAT-5, đầu RJ45 Plated 50u Gold (chống nhiễu):

 Nẹp mạng:

Nẹp mạng to

Nẹp mạng nhỏ

14

14


2.

Chi phí lắp đặt hệ thống mạng


Đi dây mạng cần số lượng 4 công nhân đi dây trong 3 ngày: ngày công của mỗi
công nhân là 100,000 VNĐ. Vậy tổng chi phí cho nhân công đi dây là: 1,200,000 VNĐ.
Cần khoảng 5 nhân công lắp đặt máy tính trong vòng 3 ngày, ngày công của mỗi
nhân công là 300,000 VNĐ. Tổng chi phí là: 4,500,000 VNĐ.
Cần 5 kỹ thuật viên thực hiện cài đặt các hệ điều hành, phần mềm ứng dụng trong
mạng trong 2 ngày, ngày công của mỗi kỹ thuật viên là 500,000 VNĐ. Tổng chi phí cho
cài đặt hệ thồng là 5,000,000 VNĐ.
Như vậy, tổng thời gian thực hiện lắp đặt hệ thống mạng dự kiến trong 5 ngày, với
tổng chi phí nhân công là: 1,200,000 + 4,500,000 + 5,000,000 = 10,700,000 VNĐ.

BẢNG CHI PHÍ CHO DỰ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG
Thiết bị

Loại

Số
Lượng

Đơn Giá

1 máy

31,499,000 VNĐ

Thành Tiền

Server HPE
ProLiant ML30
Gen10
HNC

STANDARD
WORKSTATION
SW20
CISCO LINKSYS
SRW248G4P-K9AU SF 300-48P

164 máy

4 cái

15,700,000 VNĐ

62,800,000 VNĐ

Router 5
cổng

CISCO 1841

5 cái

5,550,000 VNĐ

27,750,000 VNĐ

Đầu nối

RJ45

2 hộp


70,000 VNĐ/hộp

140,000 VNĐ

Cáp mạng

CAT-5

1899,85m

2,500 VNĐ/mét

4,749,625 VNĐ

Máy chủ

Máy trạm
Switch 48
cổng

15

31,499,000 VNĐ

8,990,000 VNĐ 1,474,360,000 VNĐ

15



153,75m

7000 VNĐ/mét

1,076,250 VNĐ

72,6m

4000 VNĐ/mét

290,400 VNĐ

Chi phí
nhân công

10,700,000 VNĐ

10,700,000 VNĐ

Phát sinh

2,000,000 VNĐ

2,000,000 VNĐ

Nẹp mạng

To
Nhỏ


Tổng cộng

1,615,365,275 VNĐ

Phần IV: Chia địa chỉ mạng và Quản lý tài khoản gười dùng
1. Chia địa chỉ mạng
- IP Address là 22.0.0.0 địa chỉ thuộc lớp A
-

Subnet mask default là 255.0.0.0

-

Chia thành 8 subnet để cấp phát cho địa chỉ mạng

-

Ta mượn 3 bit ở phần Host

-

Số subnet là 23 = 8

-

Số subnet dùng được là 8 – 2 = 6 (Không dùng Subnet 0 và Subnet 7)

-

Khoảng cách giữa mỗi subnet là 32


-

Subnet mask là 255.224.0.0

-

Mỗi subnet có thể đánh được 224-3 – 2 = 2097150 địa chỉ
Thứ tự
subnet

Subnet

Địa chỉ IP có thể đánh cho Host trên mỗi
subnet

0

22.0.0.0

22.0.0.1

22.31.255.254

1

22.32.0.0

22.32.0.1


22.63.255.254

2

22.64.0.0

22.64.0.1

22.95.255.254

3

22.96.0.0

22.96.0.1

22.127.255.254

4

22.128.0.0

22.128.0.1

22.159.255.254

5

22.160.0.0


22.160.0.1

22.191.255.254

6

22.192.0.0

22.192.0.1

22.223.255.254

7

22.224.0.0

22.224.0.1

22.255.255.254

16

16


2. Quản lý người dùng
a. Thiết lập mạng con cho các phòng máy
Phòng máy 1: Dùng Subnet 1 để cấp phát địa chỉ IP.
- Địa chỉ 22.32.0.1 dùng cho máy giáo viên để giao tiếp với các mạng con khác
thông qua router.

- Các địa chỉ còn lại cấp phát cho máy sinh viên.
 Phòng máy 2: Dùng Subnet 2 để cấp phát địa chỉ IP.
- Địa chỉ 22.64.0.1 dùng cho máy giáo viên để giao tiếp với các mạng con khác
thông qua router.
- Các địa chỉ còn lại cấp phát cho máy sinh viên.
 Phòng máy 3: Dùng Subnet 3 để cấp phát địa chỉ IP.
- Địa chỉ 22.96.0.1 dùng cho máy giáo viên để giao tiếp với các mạng con khác
thông qua router.
- Các địa chỉ còn lại cấp phát cho máy sinh viên.
 Phòng máy 4: Dùng Subnet 4 để cấp phát địa chỉ IP.
- Địa chỉ 22.128.0.1 dùng cho máy giáo viên để giao tiếp với các mạng con khác
thông qua router.
- Các địa chỉ còn lại cấp phát cho máy sinh viên.
 Phòng Sever: Địa chỉ 22.160.0.1 thuộc Subnet 5 dùng cho máy chủ để giao tiếp với
các máy tính trong hệ thống mạng.
b. Thiết lập tài khoản người dùng


Máy chủ sẽ quản lý các máy trạm thông qua các tài khoản, các tài khoản người
dùng được máy chủ tạo ra, và máy chủ quản lý các tài khoản này, cung cấp tài nguyên
cho người dùng sử dụng.
Quản lý tài khoản người dùng trong trên máy chủ:

Hình 9. Các tài khoản trong phòng máy 2.
Hình 8. Các tài khoản trong phòng máy 1.

17

17



Hình 10. Các tài khoản trong phòng máy 3.

Hình 11. Các tài khoản trong phòng máy 4.

18

18


KẾT LUẬN
Hệ thống mạng chạy tốt hay không, duy trì được lâu hay không, thường xuyên gặp
trục trặc hay là ít, điều đó phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiết kế hệ thống mạng có
khoa học hay không. Việc lắp đặt thiết bị cũng đòi hỏi sự khoa học, hệ thống mạng có
thể đều chạy nhờ các thiết bị kết nối (Mordem, Switch…) và như thế việc đặt các thiết
bị ở chỗ nào cho hợp lý có thể phân tán tín hiệu mạng đều cho các thiết bị sử dụng. đó
là yêu cầu không nhỏ. Ngoài ra việc lắp đặt hệ thống dây cáp, đường đi dây cáp cũng là
một yêu cầu đặt ra cho người thiết kế, lắp đặt cách đi dây mạng, nẹp mạng phải gọn
gàng không bị vướng víu khi di chuyển, đi lại, dễ thay thế, sửa chữa khi sự cố xảy ra.
Với kiến thức hiện
có của mình, em đã hoàn thành bài tập này em đã cố gắng thực hiện như các yêu cầu ở
trên khi tiến hành thiết kế mô hình mạng. Tuy nhiên, trong quá trình làm sẽ không tránh
khỏi những thiết sót, hoặc cũng sẽ có những chỗ còn vướng mắc, chính vì vậy nhóm em
mong được sự góp ý giúp đỡ của thầy giáo và các bạn, để bài tập lớn của nhóm em được
hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cảm ơn!




×