Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bộ 10 đề thi giáo viên giỏi THCS môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.99 KB, 11 trang )

BỘ 10 ĐỀ THI
GIÁO VIÊN GIỎI THCS
MÔN NGỮ VĂN


PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2017 – 2018
ĐỀ THI PHẦN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này gồm 01 trang

Câu 1. (2,0 điểm)
Đồng chí hãy trình bày một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh? Trong công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn, đồng chí
đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học này như thế nào?
Câu 2. (3,0 điểm)
Nhà văn Nguyễn Khải từng phát biểu:
“Nói cho cùng, để sống được hằng ngày tất nhiên phải nhờ vào những giá trị tức thời.
Nhưng để sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền
vững”.
(Tuyển tập tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999)
Đồng chí hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) thể hiện suy nghĩ của mình về
câu nói trên?
Câu 3. (5,0 điểm)
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng:
“Hình tượng nghệ thuật là tiêu điểm sáng tạo của nhà văn, làm cho văn bản ngôn từ
trở thành tác phẩm nghệ thuật”.
(Trích: Trần Đình Sử tuyển tập, tập 2 (2005), NXB Giáo dục, trang 262)


Bằng hiểu biết về Văn học đồng chí hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
-------------HẾT-----------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh.....................................................................SBD:.................phòng thi.............


UBND THỊ XÃ THÁI HÒA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
CỦA HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THCS
Năm: 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (5,0 điểm)
a. Xây dựng phân phối chương trình môn học là một trong những nhiệm vụ về phát
triển chương trình giáo dục nhà trường. Anh (chị) hãy nêu những nguyên tắc cần đảm bảo
khi thực hiện nhiệm vụ nói trên.
b. Dạy học theo chủ đề là một hoạt động góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương
pháp dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh.
Anh (chị) hãy nêu các bước xây dựng một chủ đề dạy học?
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy thiết kế hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn thơ sau theo
hướng phát triển năng lực:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà văng trời.
Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD)
Câu 3 (6,0 điểm)
Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã môn ngữ văn có đề thi như sau:
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!”
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm thơ mà em yêu thích?
Anh (chị) là người bồi dưỡng đội tuyển, hãy đề xuất phương án hướng dẫn học sinh làm đề
văn trên.
Câu 4 (4,0 điểm)
Văn bản Lão Hạc của Nam Cao kết thúc bằng cái dữ dội, thê thảm, đau đớn của Lão
Hạc và những suy ngẫm của ông Giáo về con người, cuộc đời. Từ đó, anh/chị hãy ra một
bài tập hình thành kỹ năng sống cho học sinh. Có hướng dẫn làm bài kèm theo.


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NÔNG CỐNG

ĐÈ THI CHỌN GIÁO VIÊN GIOI HUYỆN - CÁP THCS
NĂM HỌC 2014 - 2015
MỒN: NGỮ VĂN
Thòi gian làm bài 150 phút
(Không kê thời gian giao đê)
Ngày thi 16/3/2015

Câu I (4 điểm)
Phân tích giá trị độc đáo của các biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ sau:
"Nao nao dòng nước non quanh Dịp cầu nho nhỏ
cuối ghểnh hắc ngang.”


1.

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
2.” Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vân trông
vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại
mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng...”
(Mẹ và quả- Nguyễn Khoa Điềm)
Câu II (6 điếm) Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu:
Không hiếu hang cách nào, một hạt cát lọt được vào hên trong cơ thê một con trai.
Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ
thế mềm mại của con trai. Không thê tổng hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định
đổi phó hang cách tiết ra một chất dẻo học quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã hiến hạt cát gây ra những nôi đau cho mình thành một
viên ngọc trai ỉâp lảnh tuyệt đẹp...
(Theo Hạt giống tâm hồn)
1.

Hãy đặt một nhan đề thể hiện ý nghĩa khái quát của câu chuyện.

Bằng một văn bản ngắn hãy trình bày suy nghĩ về nội dung câu chuyện và bài học
cuộc sống mà em nhận được từ câu chuyện trên.
2.

Câu ĨII (10 điểm)
"Niêm vui của nhà văn chân chính là được làm người dân đường đền xứ sở của cái
đẹp”
Hãy khám phá ”xứ sở của cải đẹp" trong” Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.



SÕ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THCS
CÂP TỈNH NĂM HỌC 2006 -2007
Ngày thi 26 tháng 11 năm 2006
ĐỀ THI LÝ THUYẾT MÔN NGŨ VĂN
Thòi gian làm bài: 150 phút.

A. Đồng chí hãy trình bày tóm tắt đáp án đề thi sau (16 điểm):
ĐỀ THI
Câu 1 (3.0 điểm):
Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh huởng
đến việc sáng tác Truyện Kiều của ông.
Câu 2 (9.0 điểm):
Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân cái chết của Vũ Nương trong ”Chuyện người con
gái Nam Xương" là do Trương Sinh cả ghen, ý kiến khác lại khắng định, đó là do cái bóng,
do chiến tranh loạn lạc...
Suy nghĩ của em về nguyên nhân cái chết của Vũ Nương?
Câu 3 (8.0 điểm):
Dựa vào ý thơ sau:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ săn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dăng...”
(Bép lửa - Bằng Việt, Ngữ văn 9 tập 1)
Em hãy viết một văn bản ngắn với tiêu đề: Ngọn lửa trong lòng bà.
B. Trên cơ sở đáp án trên, đồng chí hãy xây dựng biểu điểm và hướng dẫn chấm cho
đề thi ở phần A (4 điểm).



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
PHÒNG GD - ĐT LỘC HÀ
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1. Anh (chị) hãy giải thích các thành ngữ sau?
- Ăn vóc học hay.
- Đồng không mông quạnh.
- Quỷ tha ma bắt.
Câu 2. ”Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng. Và cái yên
lạng của một câu thơ lắng sâu xuống một tư tưởng" (Nguyễn Đình Thi).
Anh (chị) hiểu vấn ề trên như thế nào? Qua việc cảm nhận vẻ ẹp của câu thơ ”Đầu súng
trăng treo" trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, hãy làm sáng tỏ./.


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
——————
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THCS
NĂM HỌC 2008 -2009
ĐỀ THI MÔN: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
————————


1. NHẬN THỨC CHUNG (5,0 điểm):
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008-2009, xác
định một trong các nhiệm vụ trọng tâm của năm học là:
“Tiếp tục thực hiện cuộc vận động”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” theo Chỉ thị 06-CT-TW của Bộ Chính trị với yêu cầu đặc thù của Ngành là gắn
chặt với các cuộc vận động”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục” (“Hai không”), cuộc vận động”Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức,
tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực””.
Đồng chí nêu nhận thức và một số việc làm cụ thể của bản thân khi nghiên cứu và thực
hiện nhiệm vụ trên.
2. CHUYÊN MÔN (15,0 điểm):
Câu 1: (7.0 điểm)
Nhà văn Noóc-man Ku- sin nêu lên giả định: Phải chăng” Cái chết không phải là
điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn
lụi ngay khi còn sống?”
(Trích theo Những vòng tay âu yếm- Nhà xuất bản trẻ - H. 2003)
Đồng chí hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
Câu 2: (8.0 điểm)
Cho đề tập làm văn sau:
Nhận định về giá trị tư tưởng trong sáng tác của thi hào Nguyễn Du, có ý kiến cho
rằng:
“ Nguyễn Du là một con người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời.”
(Nguyễn Du toàn tập - Mai Quốc Liên, NXB Văn học, H.1996)
Hãy chọn phân tích một hoặc một số tác phẩm của Nguyễn Du làm sáng tỏ nhận định
trên.
Đồng chí hãy phân tích đề, lập dàn ý chi tiết cho đề tập làm văn trên.
---------------------------------Thí sinh không sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ………………………………………. Số báo danh…………….



SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 01 trang)

KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THCS
CHU KỲ 2009-2012
Đề thi lý thuyết môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (10 điểm)
Bàn về mục tiêu giáo dục, một trong những vấn đề được mọi người quan tâm đó là:
”…. Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến ”dạy chữ” chưa quan tâm đúng mức
đến ”dạy người”, ”kỹ năng sống” …”
(Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 209-2010 về giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo NXBGD)
Anh (chị) hiểu kỹ năng sống là gì?
Hãy rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua việc hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
”Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi - át – tơn.
(SGK Ngữ văn 6 - tập hai - NXBGD)
Câu 2. (10 iểm)
Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn ”Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
(SGK Ngữ văn 9 - tập hai - NXBGD)
Anh (chị) hãy làm hướng dẫn chấm đề bài trên theo hướng đổi mới phương pháp kiểm
tra đánh giá môn Ngữ văn.
****Hết***
Họ và tên giáo viên dự thi ……………………………….....

SBD: ……….



PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN TÂN YÊN

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
Chu kỳ: 2010 - 2012
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (1 điểm):
Đồng chí hãy nêu rõ sự độc đáo trong cách đặt nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
của Thanh Hải (Ngữ Văn 9, tập II).
Câu 2 (2 điểm):
Đồng chí hãy xây dựng đáp án cho câu hỏi trong đề thi chọn học sinh giỏi sau:
Phân tích nét đặc sắc của hai câu thơ.
“... Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
(Sang thu - Hữu Thỉnh)
Câu 3 (3 điểm):
Bình giảng đoạn thơ sau:
“...Chở hạnh phúc có con tàu sơn đỏ
Chở niềm vui con tàu sẽ sơn hồng
Một trăm con tàu như một trăm cô dâu mới
Bờ biển như lòng trai rộn rịp lễ tơ hồng.”
(Tàu đến tàu đi - Chế Lan Viên)
Câu 4 (4 điểm):
Nhận xét về truyện ngắn ”Bến quê” của Nguyễn Minh Châu (Ngữ Văn 9, tập II), có
ý kiến cho rằng:
“Bến quê chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời và con người
của nhà văn, đồng thời thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị,

gần gũi của gia đình, của quê hương.”
Đồng chí hãy phân tích truyện ngắn để làm sáng tỏ ý kiến trên.


UBND HUYỆN HẠ HÒA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đề thi chính thức
(Đề gồm 01 trang)

ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Phần nghiệp vụ (6 điểm)
Câu 1: Lao động sư phạm của người giáo viên có những đặc điểm gì?
Câu 2: - Học lực của học sinh được xếp thành mấy loại? là những loại nào? Tiêu chuẩn
xếp mỗi loại như thế nào?
- Thế nào gọi là kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ?
Câu 3. Câu hỏi tình huống
Trong khi chấm bài kiểm tra viết một tiết, đồng chí nhận thấy có một trường hợp xuất
sắc ”đột xuất”; bài làm của một em học sinh có sức học chỉ vào loại trung bình yếu nhưng
lại rất tốt, xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Trong giờ trả bài, đồng chí sẽ chọn cách xử
lý nào sau đây, hãy giải thích vì sao?
1. Cho điểm cao đúng như những gì thể hiện trong bài và khen ngợi em học sinh
đó trước toàn lớp.
2. Tỏ thái độ nghi ngờ, và không cho điểm vào bài đó vì lý do em đó có thể quay
cóp hoặc chép bài của người khác.
3. Khen ngợi em đó đã có kết quả làm bài tốt và mời em đó lên bảng trình bày lại

cho cả lớp nghe để cùng học tập.
Phần chuyên môn (14 điểm)
Câu 1 (7 điểm)
Hãy hình thành đáp án - hướng dẫn chấm cho đề văn sau:
“Nêu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương - Ngữ văn 9,
tập 2, NXB Giáo dục, trang 58”
Câu 2 (7 điểm)
Đồng chí hãy trình bày hệ thống câu hỏi phát vấn học sinh khi dạy văn bản Bài ca
nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) của Đỗ Phủ (Ngữ văn lớp 7 Tiết 41- PPCT).
................................... Hết........................................
Thí sinh được phép sử dụng tài liệu tham khảo


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ THÁI HÒA
KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THỊ XÃ NĂM HỌC 2011-2012
Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể phát đề)
Câu 1 (4 điểm).
Một trong những mục tiêu của môn Ngữ văn ở Trung học cơ sở là ”hình thành và phát triển
các năng lực ngữ văn”. Anh (chị) cho biết đó là những năng lực ngữ văn gì?
Câu 2 (4 điểm).
Anh (chị) hãy trình bày những nét chính về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở Trung
học cơ sở.
Câu 3 (12 điểm).
Anh (chị) hãy:
- Cho biết những yếu tố tạo nhạc điệu trong bài thơ ”Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải (sách Ngữ văn lớp 9, tập 2) và hiệu quả nghệ thuật của nó.
- Nêu vắn tắt cách hướng dẫn học sinh cảm nhận nhạc điệu bài thơ trên.
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tờt cả như xôn xao...
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân- ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
11-1980

Thanh Hải



×