Tải bản đầy đủ (.pdf) (307 trang)

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp Nghề: Kế toán doanh nghiệp (Trung cấp) CĐ Nghề Đà Lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 307 trang )

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐNĐL ngày…tháng.... năm……
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt

(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Đà Lạt, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Vài nét về xuất xứ giáo trình:
Giáo trình này được viết theo Kế hoạch số 1241/KH-CĐNĐL ngày
30 tháng 12 năm 2016 của Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt về việc triển khai xây
dựng chương trình đào tạo theo Luật Giáo dục nghề nghiệp để làm tài liệu dạy
nghề trình độ trung cấp.
Quá trình biên soạn:
Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu về kế toán doanh


nghiệp, kết hợp với các chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn, cùng với
thực tế nghề nghiệp của nghề Kế toán Doanh nghiệp, giáo trình này được biên
soạn có sự tham gia tích cực của các giáo viên có kinh nghiệm, cùng với những
ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia về lĩnh vực kế toán.
Mối quan hệ của tài liệu với chương trình, mô đun/môn học:
Căn cứ vào chương trình đào tạo nghề Kế toán Doanh nghiệp cung
cấp cho người học những kiến thức cơ bản kế toán doanh nghiệp, từ đó người
học có thể vận dụng những kiến thức này để học các môn về thực hành kế toán
doanh nghiệp, kế toán thuế, và ứng dụng thực tế trong nghề kế toán doanh
nghiệp
Cấu trúc chung của giáo trình mô đun Kế toán doanh nghiệp bao gồm 9
bài:
Bài 1Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Bài 2: Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
Bài 4: Kế toán các khoản đầu tư
Bài 5: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Bài 6 Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Bài 7: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Bài 8: Kế toán mua bán hàng hoá, thành phẩm và xác định kết quả kinh
doanh
Bài 9: Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách
sạn


Giáo trình được biên soạn trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước
và tham khảo nhiều tài liệu liên quan có giá trị. Song chắc hẳn quá trình biên
soạn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban biên soạn mong muốn và
thực sự cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, các thầy cô
đóng góp cho việc chỉnh sửa để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.

Lâm Đồng, ngày……tháng……năm………
Chủ biên
Đỗ Trịnh Hoài Dung


GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Tên mô đun: Kế toán doanh nghiệp
Mã mô đun: MĐ 14
Vị trí, tính chất của mô đun:
Vị trí: Mô đun kế toán doanh nghiệp là mô đun chuyên ngành bắt buộc,
quan trọng trong chương trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp, được học sau
môn học Nguyên lý kế toán
Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc, một trong những mô đun
chính của Nghề kế toán Doanh nghiệp
Mục tiêu mô đun:
Về kiến thức:
Trình bày được khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc kế toán của từng phần
hành kế toán
Trình bày được các phương pháp tính giá các đối tượng kế toán
Về kỹ năng:
Sử dụng được các tài khoản liên quan đến các phần hành kế toán để ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Thực hiện được việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp
Giải quyết được những vấn đề về chuyên môn kế toán liên quan đến từng
phần hành kế toán
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có khả năng tự nghiên cứu, tự ho ̣c, tham khảo tài liê ̣u liên quan đến môn
ho ̣c để vâ ̣n du ̣ng vào hoa ̣t đô ̣ng hoc tâ ̣p.
- Vâ ̣n dụng được các kiế n thức tự nghiên cứu, ho ̣c tâ ̣p và kiế n thức, kỹ năng

đã được ho ̣c để hoàn thiê ̣n các kỹ năng liên quan đế n môn ho ̣c mô ̣t cách khoa ho ̣c,
đúng quy đinh.
̣


MỤC LỤC
BÀI 1: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU ........... 1
1

Kế toán vốn bằng tiền .............................................................................. 1

1.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán ............................................................. 1
1.2 Kế toán tiền mặt....................................................................................... 2
1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng ...................................................................... 7
1.4 Kế toán tiền đang chuyển ....................................................................... 11
2

Kế toán các khoản phải thu .................................................................... 13

2.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán ........................................................... 13
2.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ ........................................................ 17
2.3 Kế toán phải thu nội bộ .......................................................................... 18
2.4 Kế toán các khoản phải thu khác............................................................ 21
2.5 Kế toán dự phòng phải thu khó đòi ........................................................ 25
2.6 Kế toán tạm ứng .................................................................................... 26
2.7 Kế toán các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược .......................................... 28
2.8 Kế toán chi phí trả trước ........................................................................ 31
BÀI 2: KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, HÀNG HOÁ ......... 41
1


Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ và hàng hoá
.............................................................................................................. 41

1.1 Khái niệm .............................................................................................. 41
1.2 Nhiệm vụ ............................................................................................... 42
2
Phân loại, nguyên tắc và phương pháp tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ,
hàng hoá ........................................................................................................ 42
2.1 Phân loại vật liệu công cụ dụng cụ, hàng hoá......................................... 42
2.2 Nguyên tắc tính giá và phương pháp tính giá ......................................... 43
3

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa .................. 45

3.1 Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng.......................................................... 45
3.2 Phương pháp hạch toán kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.......... 45
4
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá theo
phương pháp kê khai thường xuyên ............................................................... 47
4.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán ........................................................... 47


4.2 Kết cấu tài khoản sử dụng ...................................................................... 48
4.3 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu.......................................... 50
5
Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương
pháp kiểm kê định kỳ..................................................................................... 61
5.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán ........................................................... 61
5.2 Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu ................................................. 61
5.3 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu.......................................... 62

6

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ............................................... 66

6.1 Khái niệm và nguyên tăc kế toán ........................................................... 66
6.2 Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu ................................................. 67
6.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu .................................... 67
BÀI 3: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ...................................................... 69
1

Tổng quan về TSCĐ .............................................................................. 69

1.1 Khái niệm, tiêu chuẩn và đặc điểm của TSCĐ ....................................... 69
1.2 Nhiệm vụ kế toán TSCĐ ........................................................................ 70
1.3 Phân loại và đánh giá TSCĐ .................................................................. 71
2

Kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp............... 73

2.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định ............................................................... 73
2.2 Kế toán tổng hợp TSCĐ ........................................................................ 75
3

Kế toán TSCĐ đi thuê và cho thuê......................................................... 87

3.1 Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính ............................................................. 87
3.2 Kế toán TSCĐ đi thuê và cho thuê hoạt động ........................................ 91
4

Kế toán khấu hao TSCĐ ........................................................................ 92


4.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán ........................................................... 92
4.2 Cách tính khấu hao ................................................................................ 93
4.3 Phương pháp kế toán khấu hao .............................................................. 94
5

Kế toán sửa chữa tài sản cố định ............................................................ 97

5.1 Các hình thức sửa chữa tài sản cố định .............................................. 97
5.2 Sửa chữa thường xuyên (Sửa chữa nhỏ)................................................. 97
5.3 Sửa chữa lớn trong kế hoạch .................................................................. 98


BÀI 4: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ ............................................ 101
1

Kế toán chứng khoán kinh doanh ......................................................... 101

1.1 Nguyên tắc kế toán .............................................................................. 101
1.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 121 ................................. 103
1.3 Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ........................ 103
2

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn........................................................ 106

2.1 Nguyên tắc kế toán .............................................................................. 106
2.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 ................................. 107
2.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu....................... 108
BÀI 5: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍNH THEO
LƯƠNG ...................................................................................................... 112

1

Ý nghĩa nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương....
............................................................................................................ 112

1.1 Ý nghĩa ................................................................................................ 112
1.2 Nhiệm vụ ............................................................................................. 113
2

Hình thức tiền lương, quỹ lương và các khoản trích theo lương .......... 113

2.1 Các hình thức tiền lương ...................................................................... 113
2.2 Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ............................ 116
2.3 Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp
sản xuất
................................................................................................. 117
3

Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương ................. 118

3.1 Nguyên tắc kế toán .............................................................................. 118
3.2 Tài khoản sử dụng ............................................................................... 118
3.3 Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng........................................................ 119
3.4 Phương pháp kế toán ........................................................................... 120
BÀI 6: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỠ HỮU VÀ NỢ PHẢI TRẢ .. 124
1

Kế toán nguồn vốn chủ sỡ hữu............................................................. 124

1.1 Khái niệm và nguồn hình thành ........................................................... 124

1.2 Nguyên tắc kế toán nguồn vốn chủ sở hữu ........................................... 125
1.3 Kế toán nguồn vốn kinh doanh ............................................................ 125
1.4 Kế toán cổ phiếu quỹ ........................................................................... 129


1.5 Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận ............................................ 131
1.6 Kế toán các quỹ doanh nghiệp ............................................................. 134
1.7 Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản ................................................ 140
1.8 Kế toán chênh lệch tỷ giá ngoại tệ ....................................................... 142
1.9 Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ......................................... 146
1.10 Kế toán nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định .......................... 149
1.11 Kế toán các nghiệp vụ nhận cầm cố, ký quỹ ký cược ........................... 151
2

Kế toán các khoản nợ phải trả .............................................................. 152

2.1 Kế toán tiền vay ................................................................................... 152
2.2 Kế toán nghiệp vụ thanh toán .............................................................. 161
BÀI 7: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM ........................................................................................................ 191
1

Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................... 191

1.1 Chi phí sản xuất ................................................................................... 191
1.2 Giá thành sản phẩm ............................................................................. 193
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.................... 195
1.4 Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang .................................. 195
2


Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên ....... 199

2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) .............................. 199
2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) ...................................... 200
2.3 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất ........................................... 202
2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung (TK 627)............................................. 203
2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang ..... 206
3

Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kì ................ 208

3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) ............................. 208
3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) ...................................... 210
3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung (TK 627)............................................. 210
3.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang ......... 211
4
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các loại hình doanh
nghiệp chủ yếu ............................................................................................ 212
4.1 Doanh nghiệp sản xuất giản đơn .......................................................... 212


4.2 Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng ............................................ 216
4.3 Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ ................ 217
4.4 Doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất và giá thành theo định mức.. 217
4.5 Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục ................ 218
BÀI 8: KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, HÀNG HÓA, BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ............................................................ 226
1

Kế toán thành phẩm, hàng hóa ............................................................. 226


1.1 Nhiệm vụ của kế toán .......................................................................... 226
1.2 Tính giá thành phẩm, hàng hoá ............................................................ 226
1.3 Kế toán chi tiết thành phẩm, hàng hoá ................................................. 228
2

Kế toán bán hàng ................................................................................. 232

2.1 Khái niệm và nhiệm vụ kế toán bán hàng ............................................ 232
2.2 Phạm vi xác định bán hàng .................................................................. 233
2.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng ............................................... 233
2.4 Phương pháp hạch toán kế toán bán hàng ............................................ 234
3

Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính................................. 243

3.1 Doanh thu hoạt động tài chính ............................................................. 243
3.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính...................................................... 245
4

Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp................... 247

4.1 Kế toán chi phí bán hàng ..................................................................... 247
4.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp .................................................. 249
5

Kế toán chi phí khác và thu nhập khác ................................................. 253

5.1 Kế toán thu nhập hoạt động khác ......................................................... 253
5.2 Kế toán chi phí khác ............................................................................ 255

6

Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................ 257

7

Kế toán xác định kết quả kinh doanh ................................................... 260

7.1 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh ....................... 260
7.2 Phương pháp kế toán xác định kết quả kinh doanh .............................. 261
Bài 9 KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH KHÁCH SẠN ............................................................................................. 270


1

Đặc điểm và phân loại hoạt động kinh doanh du lịch ........................... 270

1.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch......................................... 270
1.2 Phân loại hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch - khách sạn ............................................................................................ 270
2
Những vấn đề chung về chi phí và giá thành trong doanh nghiệp kinh
doanh du lịch - khách sạn ............................................................................ 271
2.1 Chi phí kinh doanh du lịch và phân loại chi phí ................................... 271
2.2 Giá thành sản phẩm du lịch và phân loại giá thành .............................. 274
2.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành trong
hoạt động kinh doanh du lịch - khách sạn .................................................... 275
3


Kế toán tập hợp chi phí hoạt động kinh doanh du lịch - khách sạn....... 276

3.1 Chứng từ kế toán ................................................................................. 276
3.2 Tài khoản sử dụng ............................................................................... 276
3.3 Phương pháp hạch toán ........................................................................ 280
4
Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh du
lịch- khách sạn ............................................................................................. 283
4.1 Phương pháp tính giá thành sản phẩm.................................................. 283
4.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp................... 286
4.3 Kế toán chi phí tài chính và chi phí khác ............................................. 292


BÀI 1: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI
THU
Mục tiêu chương:
- Trình bày được khái niệm và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền và các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu
của vốn bằng tiền và các khoản phải thu
- Vận dụng được các kiến thức về kế toán vốn bằng tiền và các khoản
phải thu vào làm bài thực hành ứng dụng
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vốn bằng
tiền và các khoản phải thu
- Xác định được các chứng từ kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán kế toán vốn bằng tiền, các
khoản phải thu
- Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp
1


Kế toán vốn bằng tiền

1.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán
1.1.1 Khái niệm
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp
tồn tại trực tiếp dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm
tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi tại các Ngân hàng, Kho bạc Nhà
nước và các khoản tiền đang chuyển.
1.1.2 Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền
- Hạch toán tổng hợp vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là
đồng Việt Nam.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được ghi sổ và lập
báo cáo bằng tiền đồng Việt Nam, đồng thời phải ghi nguyên tệ trên sổ chi tiết.
Việc quy đổi ra tiền đồng Việt Nam phải căn cứ vào tỷ giá thực tế Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ hoặc tỷ giá hạch
toán (nếu có).
- Đối với vàng, bạc, đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp
dụng cho các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng, bạc, đá quý.
1


Vàng, bạc, đá quý phải theo dõi theo số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm
chất và giá trị từng thứ, từng loại. Vàng, bạc, đá quý được ghi sổ theo giá thực
tế (giá mua); khi tính trị giá xuất có thể sử dụng các phương pháp như phương
pháp nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trước; đơn giá bình quân; thực tế
đích danh…
1.2

Kế toán tiền mặt
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán

a/ Khái niệm:

Các khoản tiền mặt, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý do các đơn vị
khác và các cá nhân ký cược tại doanh nghiệp phải được quản lý và hạch
toán như các tài sản bằng tiền của doanh nghiệp. Riêng đối với vàng, bạc, kim
khí quý, đá quý trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục cân đo, đếm số
lượng, trọng lượng và giám định chất lượng, sau đó niêm phong có xác nhận
của người ký cược trên dấu niêm phong.
b/Nguyên tắc kế toán:
- Chỉ phản ánh vào tài khoản tiền mặt số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ…
thực tế xuất nhập quỹ.
- Các khoản tiền, vàng bạc, đá quý do đơn vị, cá nhân khác ký cược, ký
quỹ tại đơn vị phải quản lý và hạch toán như các loại tiền mặt của doanh
nghiệp.
- Đối với vàng, bạc, đá quý trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ
tục về cân, đo, đếm số lượng, trọng lượng và giám định chất lượng.
- Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở và giữ sổ kế toán, ghi chép
theo trình tự phát sinh của các khoản thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, ngân phiếu,
vàng, bạc, đá quý. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ
tiền mặt… tại quỹ của doanh nghiệp.
- Thường xuyên phải đối chiếu số liệu giữa sổ quỹ, sổ kế toán với số liệu
thực tế tại quỹ, phát hiện chênh lệch và kiến nghị giải quyết.
1.2.2. Chứng từ sổ sách kế toán
- Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, Phiếu chi, Lệnh thu, Lệnh chi; Bảng kê
nhập, xuất ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, Biên bản kiểm kê quỹ
- Sổ kế toán sử dụng: Sổ quỹ tiền mặt kiêm báo cáo quỹ, sổ chi tiết quỹ
tiền mặt, sổ cái TK111, số kế toán tiền mặt, sổ chi tiết ngoại tệ…
2



1.2.3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
Tài khoản sử dụng: TK 111- Tiền mặt
Nội dung và kết cấu:
TK 111- Tiền mặt
DĐK: Phản ánh số tiền mặt
hiện có tại quỹ đầu kỳ

Phát sinh bên có:

Phát sinh bên nợ:

- Phản ánh các khoản tiền
- Phản ánh các khoản tiền mặt, ngoại tệ,vàng, bạc, kim khí
mặt, ngoại tệ,vàng, bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ trong kỳ.
quý, đá quý n h ậ p quỹ trong kỳ.
- Số thiếu hụt quỹ phát hiện
- Số thừa quỹ phát hiện khi khi kiểm kê
kiểm kê
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ
đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ)
cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ)
DCK: Các khoản tiền mặt,
ngân phiếu ngoại tệ, vàng, bạc, kim
khí quý, đá quý tồn quỹ
TK 111 có 3 tài khoản cấp 2:
TK1111- Tiền Việt Nam
TK1112- Ngoại tệ
TK1113- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
1.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1.Thu tiền bán hàng nhập quỹ:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK111(1111)"Tiền mặt "
Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT
Có TK 333 (33311)”Thuế GTGT đầu ra phải nộp”
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK111(1111)"Tiền mặt "
3


Có TK 511 : Doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT
2.Thu tiền mặt từ các hoạt động hoạt động tài chính, hoạt động khác:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111 “ Tiền mặt”
Có TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Có TK 711 “ Thu nhập khác”
Có TK 333(3331) – Thuế GTGT phải nộp
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 515, 711
3. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111(1111) "Tiền mặt"
Có TK 112"Tiền gửi ngân hàng"
4. Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt và nhập quỹ của đơn vị,

ghi:
Nợ TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 131,136, 141
5. Nhận ký quỹ, ký cược của đơn vị khác bằng tiền mặt, vàng bạc,
kim khí quý, đá quý:

Nợ TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 338 (3388): Nếu ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 344: Nhận thế chấp ký quỹ, ký cược dài hạn
6. Thu hồi các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản ký quỹ, ký cược,
hoặc thu hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111”Tiền mặt”
Có TK 121 “ Đầu tư chứng khoán ngắn hạn”
Có TK 128 “ Đầu tư ngắn hạn khác”
Có TK 144 “ Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn”
Có TK 244 “ Ký quỹ, ký cược dài hạn”
7. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê:
Nợ TK 111 “ Tiền mặt”
4


Có TK 338 (3381): Nếu chưa xác định được nguyên nhân
8. Chi tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên:
Nợ TK 334" Phải trả công nhân viên"
Có TK 111" Tiền mặt"
9. Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 152,153,211
Nợ TK 133"Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ "
Có TK 111(1111)" Tiền mặt"
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 152,153,211
Có TK 111(1111)" Tiền mặt"
10. Nộp tiền mặt vào ngân hàng:
Nợ TK 112" Tiền gửi ngân hàng"
Có TK 111

11. Chi tiền mặt tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi công tác, đi
mua nguyên vật liệu:
Nợ TK 141"Tạm ứng"(Chi tiết người nhận tạm ứng)
Có TK 111(1111)" Tiền mặt"
12. Chi hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng tiền mặt:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 635, 811" Chi phí tài chính", "Chi phí khác"
Nợ TK 133 "Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ"
Có TK 111(1111)
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 635, 811" Chi phí tài chính", "Chi phí khác"
Có TK 111(1111)
13. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, ghi:
Nợ TK 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn”
Nợ TK 228 ”Đầu tư dài hạn khác”
5


Có TK 111 “Tiền mặt”
14. Xuất quỹ tiền mặt hoặc vàng bạc, kim khí quý, đá quý mang đi thế
chấp, ký cược, ký quỹ:
Nợ TK 144 “Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn”
Nợ TK 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn”
Có TK 111 “Tiền mặt”
15. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, ghi;
Nợ TK 311, 315, 331, 333, 334, 336, 338
Có TK 111 “Tiền mặt”
16. Chi tiền mặt dùng cho quản lý phân xưởng, dùng cho bộ phận bán
hàng, bộ phận QLDN:
Nợ TK 627,641,642

Nợ TK 133(nếu có)
Có TK 111
Bài tập:
Có tài liệu sau tại một xí nghiệp chế biến thuỷ sản trong tháng 4/N (
Doanh nghiệp thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ):
Số dư đầu kỳ TK 111: 25.000.000 đ
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Phiếu thu tiền mặt số 01 ngày 01/4 rút tiền gửi ngân hàng về
quỹ tiền mặt 18.000.000 đ
2. Phiếu thu tiền mặt số 02 ngày 01/4 thu hồi tiền tạm ứng thừa sử
dụng không hết của nhân viên B số tiền 200.000 đ
3. Phiếu thu tiền mặt số 03 ngày 01/4 công ty Z thanh toán tiền hàng
còn nợ tháng trước cho doanh nghiệp của hoá đơn số 20 ngày 20/3/N, số tiền
20.000.000 đ
4. Chi tiền vận chuyển vật liệu bằng tiền mặt (Phiếu chi số 10 ngày
1/4) số tiền 3.000.000đ.
5. Trả lương và các khoản tiền thưởng, BHXH theo phiếu chi số 11
ngày 4/4 số tiền 18.000.000đ
Yêu cầu: Định khoản kế toán các nghiệp vụ trên, lập chứng từ ghi sổ và
ghi sổ cái TK tiền mặt.
6


1.3

Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.3.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
a/ Khái niệm:

Tiền ngân hàng hay còn gọi là tiền ghi nợ đang được lưu thông phổ

biến trong các nền kinh tế hiện đại. Một khoản tiền gửi chính là tiền ngân hàng
vì đó là khoản tiền ngân hàng nợ chủ tài khoản. Chủ tài khoản có thể rút tiền
mặt hoặc viết séc, ra lệnh cho ngân hàng chuyển tiền để thanh toán cho một bên
thứ ba. Tiền ngân hàng là phương tiện thanh toán được chấp nhận rộng rãi hiện
nay.
b/ Nguyên tắc kế toán và chứng từ

- Căn cứ để hạch toán tiền gửi ngân hàng là các giấy báo Có, báo Nợ
hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèm theo chứng từ gốc.
- Khi nhận được chứng từ của ngân hàng, kế toán phải kiểm tra, đối
chiếu với chứng từ gốc kèm theo.
- Trong trường hợp có chênh lệch giữa số liệu của ngân hàng với số liệu
ghi trên sổ kế toán của đơn vị thì kế toán phải thông báo cho ngân hàng để
cùng đối chiếu, xác minh chênh lệch để xử lý kịp thời
- Nếu cuối tháng vẫn chưa xác định được nguyên nhân thì kế toán phải
phản ánh chênh lệch vào TK 138 (1381) – tài sản thiếu chờ xử lý, TK 338
(3381) – tài sản thừa chờ xử lý. Sang tháng tiếp theo tiếp tục kiểm tra đối chiếu
tìm nguyên nhân để điều chỉnh số chênh lệch.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng ngân hàng, theo từng tài khoản
tiền gửi để tiện kiểm tra, đối chiếu.
1.3.2. Chứng từ sổ sách kế toán
- Chứng từ sử dụng: Giấy báo Nợ, giấy báo Có, các bảng sao kê ngân

hàng
- Sổ kế toán sử dụng: Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng, sổ cái TK 112
1.3.3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
Tài khoản sử dụng: TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, Tài khoản này phản
ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản tiền gửi của doanh
nghiệp vào ngân hàng, kho bạc và các công ty tài chính
7



TK 112 có 3 tài khoản cấp 2:
TK1121- Tiền Việt Nam
TK1122- Ngoại tệ
TK1123- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
Nội dung và kết cấu:
TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
DĐK: Phản ánh số tiền hiện
còn gửi ở ngân hàng đầu kỳ

Phát sinh bên có:

Phát sinh bên nợ:

- Các khoản tiền Việt nam,
- Các khoản tiền Việt nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim quý, đá quý
ngoại tệ, vàng bạc, kim quý, đá quý rút ra ngân hàng trong kỳ.
gửi vào ngân hàng trong kỳ.
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ
đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ)
cuối kỳ (đối với tiền
mặt ngoại
tệ)
DCK: Phản ánh số tiền Việt
nam, ngoại tệ,vàng bạc, kim quý, đá
quý hiện còn gửi ở ngân hàng cuối
kỳ
1.3.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1. Thu tiền bán hàng bằng tiền gửi ngân hàng:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ):
Nợ TK 112(1121)" Tiền gửi ngân hàng"
Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT
Có TK 333(3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 112(1121)" Tiền gửi ngân hàng"
Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT
2. Thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng tiền gửi ngân hàng:
8


+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ):
Nợ TK 112(1121)" Tiền gửi ngân hàng"
Có TK 515,711: Giá chưa có thuế GTGT
Có TK 333(3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 112(1121)" Tiền gửi ngân hàng"
Có TK 515,711: Giá bao gồm cả thuế GTGT
3. Nộp tiền mặt vào ngân hàng:
Nợ TK 112(1121)" Tiền gửi ngân hàng"
Có TK 111 " Tiền mặt"
4. Thu hồi các khoản nợ bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 112(1121)" Tiền gửi ngân hàng"
Có TK 131,136,138
5. Nhận vốn, kinh phí được cấp bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 112(1121) "Tiền gửi ngân hàng"
Có TK 411,461
6. Nhận ký quỹ, ký cược của đơn vị khác bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 112 “Tiền gửi ngân hàng ”

Có TK 338 (3388) “Nếu ký quỹ, ký cược ngắn hạn”
Có TK 344 “Nhận thế chấp ký quỹ, ký cược dài hạn”
7. Thu hồi các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản ký quỹ, ký cược,
hoặc thu hồi các khoản cho vay bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
Có TK 121,228,144,244
8. Chi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định bằng tiền
gửi ngân hàng
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 152, 153, 211, 213: (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112(1121) " Tiền gửi ngân hàng "
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
9


Nợ TK 152, 153, 211, 213: (Giá bao gồm cả thuế GTGT)
Có TK 112(1121) " Tiền gửi ngân hàng”
9. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111(1111) “Tiền mặt"
Có TK 112(1121) "Tiền gửi ngân hàng "
10. Chi trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 311,341, 315, 331,333, 336, 338
Có TK 112(1121) “Tiền gửi ngân hàng "
11. Chi hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng tiền gửi ngân hàng:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 635, 811: Chi hoạt động tài chính, chi HĐ khác
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có)
Có TK 112(1121) "Tiền gửi ngân hàng "
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 635, 811: Chi hoạt động tài chính, chi HĐ khác
Có TK 112(1121) "Tiền gửi ngân hàng "
12. Dùng tiền gửi ngân hàng mua chứng khoán, ghi: Nợ TK 121 “Đầu tư
chứng khoán ngắn hạn”
Nợ TK 228 ”Đầu tư chứng khoán dài hạn”
Có TK 112 ”Tiền gửi ngân hàng”
13. Dùng tiền gửi ngân hàng hoặc vàng bạc, kim khí quý, đá quý mang
đi thế chấp, ký cược, ký quỹ:
Nợ TK 144 ”Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn”
Nợ TK 244 ”Ký quỹ, ký cược dài hạn”
Có TK 112 ”Tiền gửi ngân hàng”
* Lưu ý: Trường hợp có sự sai lệch giữa số liệu của kế toán với số liệu
của ngân hàng về số tiền của doanh nghiệp tại ngân hàng phải đối chiếu số
liệu để xác minh xử lý.
Nếu số liệu ngân hàng lớn hơn số liệu kế toán, khi đó kế toán sẽ ghi
theo số liệu của ngân hàng:
Nợ TK 112: Số chênh lệch tăng
10


Có TK 338(3388)
Khi phát hiện nguyên nhân xử lý:
- Xử lý :
Nợ TK 338(3388)
Có TK 112: Nếu do ngân hàng ghi thừa
Có TK 511, 131, 515, 711,333... Nếu do doanh nghiệp ghi thiếu
- Nếu số liệu ngân hàng nhỏ hơn số liệu kế toán:
Nợ TK 138(1388)
Có TK112: Số chênh lệch giảm
- Khi tìm ra nguyên nhân xử lý:

Nợ TK 511, 131, 635,333: Nếu do doanh nghiệp ghi thừa
Nợ TK 112: Nếu do ngân hàng ghi thiếu
CóTK 138(1388)
Bài tập:
Tại xí nghiệp cơ khí thuỷ sản M nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ trong tháng 5/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Giấy báo có số 01 ngày 05/05 đơn vị Z trả tiền cho doanh nghiệp
bằng chuyển khoản, số tiền 20.000.000đ
2. Giấy báo nợ số 05 ngày 05/05 mua nguyên vật liệu chính bằng
chuyển khoản, số tiền 44.000.000đ (giá chưa có thuế GTGT 40.000.000đ; thuế
GTGT 4.000.000đ)
3. Giấy báo có số 05 ngày 10/05 xí nghiệp thu tiền bán hàng trực tiếp
bằng chuyển khoản, số tiền 38.500.000đ (Giá chưa có thuế GTGT
35.000.000đ; thuế GTGT 3.500.000đ)
Yêu cầu: Định khoản và ghi sổ kế toán. Tính ra số dư cuối tháng của
TK 112 biết số dư đầu tháng của TK 112 là 100.000.000đ.
1.4 Kế toán tiền đang chuyển
1.4.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
Tiền đang chuyển: Là các khoản tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào
ngân hàng, kho bạc hoặc đã chuyển qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng hay
người được hưởng và đã làm thủ tục chuyển từ tài khoản tiền gửi ngân hàng để
11


trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo có và bảng sao kê của
ngân hàng.
Nội dung:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng chưa nhận được giấy
báo có
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác

- Thu tiền bán hàng, nộp thuế vào kho bạc (giao tiền tay ba giữa
doanh nghiệp với người mua hàng và kho bạc nhà nước).
1.4.2. Chứng từ sổ sách kế toán:
Giấy báo có, giấy báo nợ, bảng sao kê, các chứng từ khác có liên quan.
Sổ chi tiết TK 113
1.4.3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
Tài khoản sử dụng : TK 113 "Tiền đang chuyển"
Nội dung và kết cấu:
TK 113 "Tiền đang chuyển"
DĐK: xxx
Phát sinh bên có:

Phát sinh bên nợ:
Phản ánh các khoản tiền đang
chuyển tăng trong kỳ( thu tiền mặt,
séc, ngoại tệ) đã nộp vào ngân hàng
hoặc chuyển qua bưu điện để
chuyển vào ngân hàng, chưa nhận
được giấy báo có.

Phản ánh các khoản
tiền đang chuyển giảm
trong kỳ, (Số kết chuyển
vào TK112 hoặc tài khoản
liên quan khác)

DCK: Tiền đang chuyển hiện
còn cuối kỳ
1.4.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1. Thu tiền bán hàng trực tiếp chuyển thẳng vào ngân hàng, chưa nhận

được GBC:
(Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Nợ TK 113(1131) “Tiền đang chuyển”
12


Có TK 511 “Doanh thu bán hàng”: Giá chưa có thuế GTGT
Có TK 333(33311) : Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng
Nợ TK 112 (1121) “Tiền gửi ngân hàng”
Có TK 113 (1131) “Tiền đang chuyển”
2. Thu tiền nợ người mua chuyển thẳng vào ngân hàng, chưa nhận được
GBC
Nợ TK 113(1131) “Tiền đang chuyển”
Có TK 131 “Phải thu khách hàng”
Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng
Nợ TK 112 (1121) “Tiền gửi ngân hàng”
Có TK 113 (1131) “Tiền đang chuyển”
3. Xuất tiền mặt gửi vào ngân hàng( chưa nhận được giấy báo có)
Nợ TK 113 (1131) “Tiền đang chuyển”
Có TK 111 (1111) “Tiền mặt”
Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng
Nợ TK 112 (1121) “Tiền gửi ngân hàng”
Có TK 113 (1131) “Tiền đang chuyển”
4. Làm thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng trả cho người bán
Nợ TK 113 (1131) “Tiền đang chuyển”
Có TK 112 (1121) “Tiền gửi ngân hàng”
Khi nhận được giấy báo của người bán
Nợ TK 331 “ Phải trả người bán”
Có TK 113 (1131) “Tiền đang chuyển”

2
2.1

Kế toán các khoản phải thu
Khái niệm và nguyên tắc kế toán
2.1.1. Khái niệm

Hoạt động sản xuất kinh doanh với các mối quan hệ các tổ chức
khác, các doanh nghiệp khác, các cá nhân… mà trong đó có các khoản nợ của
các cá nhân, các tổ chức bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về các khoản
13


mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các dịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh
nghiệp.
Các khoản phải thu bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, thuế
GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ và các khoản thu khác.
2.1.2. Nguyên tắc kế toán
- Hạch toán chi tiết từng đối tượng phải thu; Đôn đốc kiểm tra công nợ
định kỳ; Định kỳ xác nhận công nợ phải thu bằng văn bản.
- Trường hợp hàng đổi hàng, bù trừ công nợ, xử lý nợ khó đòi: Có đủ các
chứng từ hợp pháp như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ,
biên bản xóa nợ…
- Phân loại thành các khoản nợ phải thu ngắn hạn, dài hạn tùy theo thời
hạn.
2.2. Kế toán phải thu của khách hàng
2.2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
Phải thu của khách hàng là các khoản mà khách hàng mua sản
phẩm , hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa thanh toán.
Kế toán phải thu của khách hàng phải phản ánh chi tiết công nợ

từng đối tượng.
2.2.2. Chứng từ sổ sách kế toán
+ Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn bán hàng.
+ Phiếu thu, phiếu chi.
+ Giấy báo có của Ngân hàng.
+ Biên bản bù trừ công nợ.
+ Sổ chi tiết theo dõi khách hàng.
2.2.3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
Sử dụng tài khoản 131-“Phải thu khách hàng”. Kết cấu tài khoản:
TK 131 " Phải thu khách hàng "

14


×