Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phân tích chiến lược quản trị kho bãi trong quản trị logistics tại ikea thuộc lĩnh vực bán lẻ đồ nội thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.94 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI TẬP LỚN MÔN LOGISTICS

MÃ HỌC PHẦN : INE3056
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ KHO BÃI TRONG

QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI IKEA THUỘC LĨNH VỰC BÁN
LẺ ĐỒ NỘI THẤT
Giảng viên

: TS. Nguyễn Tiến Minh

Ths. Phạm Thị Phượng
Sinh viên

: Đỗ Mạnh Tuân

Mã sinh viên

: 17050298

Lớp

: QH-2017E KTQT
HÀ NỘI, 2020


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC...................................................................................................................... i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... ii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS.................................................................... 1
1.1. Khái niệm........................................................................................................... 1
1.2. Vai trò của Logistics........................................................................................... 1
1.2.1. Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế...................................................... 1
1.2.2. Vai trò của Logistics đối với doanh nghiệp.................................................. 2
1.3. Tiềm năng phát triển của Logistics..................................................................... 3
1.4. Mối liên hệ giữa các nội dung trong học phần.................................................... 4
PHẦN 2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ KHO BÃI TẠI IKEA..................4
2.1. Cơ sở lý luận về Chiến lược và Quản trị Kho bãi trong Quản trị Logistics.........4
2.1.1. Chiến lược và Quản trị Chiến lược.............................................................. 4
2.1.2. Quản trị Kho bãi.......................................................................................... 5
2.2. Phân tích Chiến lược Quản trị Kho bãi tại IKEA................................................ 7
2.2.1. Tổng quan về IKEA..................................................................................... 7
2.2.2.Chiến lược Quản trị Kho bãi tại IKEA.......................................................... 7
2.2.3. Đánh giá hiệu quả Quản trị Kho bãi tại IKEA........................................... 11
KẾT LUẬN................................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 13


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

GDP


Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

EU

Association of Southeast Asian
Nations
European Union

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Liên minh châu Âu

POS

Point Of Sale

Điểm bán hàng

Warehouse Management
System
Stock Keeping Unit


Hệ thống quản lý kho

Automated Storage and
Retrieval System

Hệ thống lưu trữ và truy xuất tự
động

ASEAN

WMS
SKU
AS/RS

Đơn vị phân loại hàng tồn kho


MỞ ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, tầm quan trọng và vai trò của
Logistics ngày càng tăng cao. Để có thể thực hiện Logistics hiệu quả, các doanh
nghiệp cần phải tiến hành quản trị Logistics. "Quản trị Logistics là quá trình hoạch
định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trự hàng hóa,
dịch vụ, … và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục
tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng" (Vân & Đạt, 2010). Để có thể thực hiện
quản trị Logistics hiệu quả cần làm tốt nhiều hoạt động, bao gồm: dịch vụ khách hàng,
hệ thống thông tin, dự trữ, quản trị vật tư, vận tải, kho bãi và quản trị chi phí. Tuy
nhiên, do hạn chế về thời gian và khả năng tìm hiểu, bài viết sẽ chỉ tập trung phân tích
cở sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản trị kho bãi trong quản trị Logistics. IKEA là
doanh nghiệp bán lẻ đồ nội thất của Thụy Điển, hiện đang là doanh nghiệp lớn nhất thế
giới trong lĩnh vực này. IKEA có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, ước tính năm

2020, số lượng cửa hàng của IKEA có thể lên tới 500 cửa hàng, cung cấp hơn 12000
dòng sản phẩm khác nhau. Để có thể quản lý được số lượng hàng hóa lớn như vậy,
chắc hẳn quy trình quản lý kho bãi của IKEA phải hoạt động rất hiệu quả. Để tìm hiểu
và làm rõ vấn đề này, em xin thực hiện bài viết với đề tài "Phân tích Chiến lược Quản
trị kho bãi trong Quản trị Logisitcs tại IKEA thuộc lĩnh vực Bán lẻ đồ nội thất".
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
1.1. Khái niệm
"Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ
nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất, phân phối
cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế" (Vân

& Đạt, 2010).
1.2. Vai trò của Logistics
1.2.1. Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế
Logistics là một chuỗi các hoạt động tác động tới toàn bộ nền kinh tế, là "mối
liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá tình sản xuất, lưu thông và phân phối
hàng hóa"(Vân & Đạt, 2010). Giả sử vì những sơ suất trong hoạt động Logistics mà
1


không thể giao hàng đúng thời hạn hay đúng địa điểm, hoặc quá trình vận chuyển
không tốt khiến cho chất lượng nguyên vật liệu, hàng hóa bị hư hỏng sẽ dẫn tới hoạt
động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, ảnh hưởng tiêu cực. Do vậy, khi chuỗi Logistics
hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế cũng sẽ phát triển. Logistics là một mảng kinh
doanh lớn, mang lại nhiều lợi nhuận, hiệu quả hoạt động Logistics hay nói cách khác
là chi phí Logistics có thể tác động tới giá trị đồng tiền, lãi suất ngân hàng hay năng
suất lao động,… Năm 1981, chi phí Logistics của Mỹ chiếm khoảng 16,5% GDP, năm
1999 chỉ còn 9,9%. Nếu năm 1999, chi phí Logistics vẫn ở mức cao như năm 1981 thì
nước Mỹ sẽ phải chi thêm khoảng 300 tỷ USD cho hoạt động Logistics, điều đó sẽ làm
doanh thu Logistics thấp hơn và giá tiêu dùng tăng cao hơn (Phong, 2016). Từ đó sẽ

tác động tới mức sống của người dân, giá cả và các hoạt động kinh tế khác.
Logistics là chuỗi hoạt động hỗ trợ cho các giao dịch kinh tế, khi hoạt động
Logistics hiệu quả thì các giao dịch kinh tế cũng diễn ra thuận lợi, do đó có thể coi
Logistics là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút các đối tác thương mại và đầu tư
quốc tế, tác động tới khả năng hội nhập kinh tế thế giới của một quốc gia. Việc phát
triển tính hiệu quả của Logistics, đặc biệt là phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải sẽ tác động tới năng lực cạnh tranh quốc gia, là căn cứ để các tập đoàn
lớn trên thế giới lựa chọn địa điểm đầu tư.
1.2.2. Vai trò của Logistics đối với doanh nghiệp
Logistics có khả năng "giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một
cách hiệu quả" (Vân & Đạt, 2010). Các doanh nghiệp với hệ thống Logistics hiệu quả
có thể lựa chọn các nguồn cung cấp nguyên vật liệu phù hợp, và tiến hành vận chuyển
tới nơi sản xuất có nguồn nhân công dồi dào, có công nghệ và năng lực sản xuất phát
triển, cuối cùng là đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ nhanh chóng, tiếp cận được với
khách hàng mục tiêu.
Khi thực hiện Logistics hiệu quả, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn và tối ưu
cả về nguồn cung đầu vào và các hoạt động thiết kế, sản xuất, lưu kho cho tới phân phối
sản phẩm đầu ra. Từ đó có thể thấy, Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm
thiểu các chi phí trong hoạt động kinh doanh và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Trong các giao dịch quốc tế, các thủ tục kinh doanh thường gây mất nhiều

2


thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, thay vào đó, các doanh nghiệp có thể thuê các
bên cung cấp dịch vụ Logistics. Các công ty Logistics sẽ đảm nhận vai trò làm hồ sơ,
thủ tục để có thể vận chuyển hay tiếp nhận hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu
quả nhất. Tầm quan trọng của Logistics ngày càng được nâng cao đối với hoạt động
của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài ra, Logistics còn tác động mạnh tới hoạt động quảng bá, marketing của

doanh nghiệp. "Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi
và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định" (Vân &
Đạt, 2010). Logistics chính là yếu tố quyết định việc phân phối sản phẩm đến tay
khách hàng đúng "thời hạn và địa điểm" trong các chiến lược marketing hỗn hợp.
Logistics hiệu quả sẽ làm hài lòng khách hàng, gây được ấn tượng tốt với khách hàng
và khiến cho các hoạt động marketing đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó tăng lòng trung
thành ở khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tăng độ nhận diện sản
phẩm, nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp.
1.3. Tiềm năng phát triển của Logistics
Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa đang diễn ra sâu rộng, các quốc
gia ngày càng tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Nhu cầu giao dịch hàng hóa và
dịch vụ cũng ngày một tăng, đồng nghĩa với việc nhu cầu về Logistics cũng tăng theo.
Chính vì vậy, vai trò của Logistics ngày càng quan trọng và tiềm năng phát triển
Logistics là rất lớn.
Các doanh nghiệp hiện đã nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của Logistics vì
vậy đã đầu tư rất nhiều để phát triển, xu hướng sử dụng các dịch vụ từ các công ty
Logistics chuyên nghiệp cũng ngày càng phổ biến. Logistics đã phát triển đến hình
thức 5PL, tính liên kết với các doanh nghiệp ngày càng cao. Các công ty Logistics đã
tham gia trực tiếp vào toàn bộ chuỗi cung ứng của doanh nghiêp khách hàng, quản trị,
hoạch định và xây dựng các giải pháp cho cả quá trình từ nhận hàng nơi cung ứng sản
xuất tới đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
Khoa học công nghệ có rất nhiều những thành tựu vượt bậc, ngành công nghiệp
Logistics có thể ứng dụng những thành tựu đó để đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển

3


hết những tiềm năng của Logistics. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà Thương
mại điện tử đang bùng nổ, nhu cầu sử dụng các dịch vụ Logistics đang là rất lớn, thị
trường Logistics hứa hẹn sẽ đầy cạnh tranh nhưng cũng mang lại rất nhiều doanh thu.


1.4. Mối liên hệ giữa các nội dung trong học phần
Qua học phần, em đã hiểu rõ hơn về Logistics và ngành Logistics. Trước hết em
được tìm hiểu tổng quan về Logistics với những vấn đề như định nghĩa, vai trò hay xu
hướng của Logisitcs. Sau đó là những vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng trong
Logistics, biết được chúng là gì và tầm quan trọng của chúng để từ đó học cách xây dựng
chiến lược dịch vụ khách hàng tại một công ty. Từ những kiến thức về dịch vụ khách
hàng, em được giới thiệu về dịch vụ Logistics, nắm được những chức năng dịch vụ tại của
một công ty Logistics để hiểu hơn về những công việc trong ngành Logistics. Để thực
hiện chuỗi Logistics hiệu quả, cần có quá trình tiêu chuẩn hóa các quy trình trong
Logistics, để tìm ra giải pháp tối ưu hóa các nguồn lực cốt lõi, tối ưu hóa mọi thao tác và
giảm thiểu lãng phí tại tất cả các khâu, đó chính là giải pháp Logistics. Để nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí Logistics, các doanh nghiệp
cần xây dựng chiến lược quản trị Logistics cho riêng mình. Trong học phần em được tìm
hiểu sâu về các mô hình quản trị liên quan đến dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin,
quản trị dự trữ và quản trị kho bãi. Đây đều là những chiến lược quản trị quan trọng, góp
phần nâng cao hiệu quả của hoạt động Logistics và cả chuỗi cung ứng. Ngoài ra, qua học
phần em đã biết được về quá trình phát triển từ Logistics đến chuỗi cung ứng, để từ đó
làm nền tảng và cơ sở để tìm hiểu về quản trị chuỗi cung ứng. Các nội dung trong học
phần liên kết chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đã giúp em có cái nhìn tổng quan về ngành
Logistics, nắm được những công việc trong ngành Logistics và những cách cơ bản để có
thể thực hiện một chuỗi các hoạt động Logistics hiệu quả.

PHẦN 2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ KHO BÃI TẠI IKEA
2.1. Cơ sở lý luận về Chiến lược và Quản trị Kho bãi trong Quản trị Logistics
2.1.1. Chiến lược và Quản trị Chiến lược
Theo GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2011), "Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ
bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức,

4



phương tiện để đạt được những mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được
những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận các cơ hội,
né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài". Chiến
lược được chia thành 4 cấp độ:
˗

Chiến lược cấp công ty: Hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi của
cả công ty.

˗

Chiến lược cấp kinh doanh: Các cách thức cạnh tranh trên thị trường.

˗

Chiến lược cấp chức năng: Chiến lược của các bộ phận chức năng (marketing, tài
chính, R&D, Logistics, sản xuất,…).

˗

Chiến lược toàn cầu: Thâm nhập và cạnh tranh trong môi trường toàn cầu.
Để việc thực hiện các chiến lược hiệu quả, cần có quá trình quản trị chiến lược.

"Quản trị chiến lược là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật về thiết lập, thực
hiện và đánh giá các chiến lược. Hay Quản trị chiến lược là quá trình thiết lập/xây
dựng, thực thi và đánh giá các chiến lược" (Vân, 2011).
2.1.2. Quản trị Kho bãi
"Kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật

liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho đến
điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng,
điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho" (Vân & Đạt, 2010).
Khi xem xét về chức năng của kho bãi, cần nhìn nhận ở hai góc độ: kinh tế (giảm
thiểu chi phí) và dịch vụ (tăng giá trị dịch vụ). Trong quá trình quản trị kho bãi, doanh
nghiệp phải kết hợp cả hai yếu tố trên một cách hiệu quả để mang lại nhiều lợi ích nhất
(Hiếu, 2015). Chức năng kinh tế của kho bãi bao gồm: hỗ trợ sản xuất, phân loại, gom
hàng, tách hàng và xử lý giao vận đổi chiều. Kho bãi có khả năng hỗ trợ sản xuất bằng
cách lưu trữ các nguyên vật liệu từ nhiều nơi khác nhau và cung cấp cho nhà máy khi cần
thiết để đảm bảo cả về chất lượng và số lượng nguyên vật liệu giúp quá trình sản xuất diễn
ra thuận lợi. Sau khi hàng hóa được chuyển vào nhà kho, quá trình phân loại hàng hóa sẽ
được tiến hành nhằm ghép nhiều loại hàng hóa khác nhau và vận chuyển trên cùng chuyến
xe theo từng đơn đặt hàng cụ thể của khách hàng. Khi các nhà cung

5


cấp vận chuyển nguyên vật liệu đến, nhà kho sẽ gom các nguyên vật liệu đó và giao cho
khách hàng theo yêu cầu. Tương tự, khi nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp chuyển đến,
nhà kho cũng có thể tách chúng thành nhiều đơn nhỏ hơn và vận chuyển cho nhiều khách
hàng khác nhau. Chức năng xử lý giao vận đổi chiều của kho bãi gồm nhiều hoạt động,
bao gồm: quản trị hàng trả lại (lưu trữ sản phẩm không bán được hoặc sản phẩm được thu
hồi), sản xuất lại và sửa chữa (sửa chữa, sản xuất lại các sản phẩm hết thời hạn sử dụng để
nâng cao lợi nhuận), tái tiếp thị (định vị và bán lại các sản phẩm thu hồi cho các nhóm
khách hàng mục tiêu khác), tái chế (phân tách và tái sử dụng các sản phẩm hết thời hạn
hay lỗi thời) và loại bỏ các sản phẩm không thể tái chế được nữa. Xét về lợi ích dịch vụ,
kho bãi có các chức năng hàng dự trữ giao ngay, hàng trọn bộ và các dịch vụ giá trị gia
tăng. Đối với hàng dự trữ giao ngay, kho bãi thường được đặt tại nhiều địa phương (thị
trường chiến lược) để có thể đáp ứng nhu cầu sản phẩm (tính mùa vụ cao) trong thời gian
bán hàng cao điểm nhằm tối đa hóa doanh thu bán hàng theo mùa. Đối với hàng trọn bộ,

chiến lược lưu kho nhiều loại hàng hóa, áp dụng "giới hạn với một số kho hàng nhất định
có vị trí mang tính chiến lược và hoạt động chiến lược quanh năm" (Hiếu, 2015). Do nhu
cầu của khách hàng ngày càng cao, kho bãi còn có thêm các chức năng nhằm tăng giá trị
gia tăng như giao hàng, dán nhãn, kiểm soát lô hàng, trì hoãn sản xuất, đóng gói đặc biệt,
hoàn chỉnh việc đặt hàng, phân phối tập trung, hỗ trợ sản xuất, giao hàng tận cửa hàng hay
sửa chữa và làm mới sản phẩm.
Quản trị kho bãi là một khâu quan trọng và liên hệ mật thiết với vận chuyển trong
Logistics nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo tốc độ lưu chuyển hàng hóa và độ hiệu quả của
toàn bộ chuỗi hoạt động trong Logistics, từ đó tăng chất lượng dịch vụ khách hàng. Việc
xây dựng hệ thống sản xuất và kho bãi hợp lý, khoa học sẽ tiết kiệm chi phí vận tải
ở cả đầu vào và đầu ra của hệ thống Logistics, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vị
trị kho hàng phải đảm bảo các yếu tố cơ bản như có cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông
tốt, gần các trung tâm bán hàng lớn, các thủ tục đơn giản, nguồn nhân lực chuyên nghiệp
và tình hình chính trị - xã hội ổn định. Để quản trị kho hiệu quả, cần thiết kế

mạng lưới kho (xác định số lượng và quy mô của các kho), thiết kế và trang bị các
thiết bị trong kho, tổ chức các nghiệp vụ kho (xuất, nhập, lưu kho, bảo quản hàng hóa
trong kho), quản lý hệ thống thông tin trong kho, tổ chức quản lý lao động, tổ chức các
công tác bảo hộ và an toàn lao động trong kho (Vân & Đạt, 2010). Kích thước kho
hàng được 6


xác định dựa vào các yếu tố: loại hàng hóa lưu kho, mức độ dịch vụ khách hàng, quy mô
thị trường, quy mô sản xuất, các loại thiết bị trong kho, vốn và chi phí hoạt động kho. Số
lượng kho thường tỷ lệ nghịch với kích thước kho và phụ thuộc vào các yếu tố: chi phí lưu
kho, chi phí kiểm kê, chi phí xây dựng và chi phí vận tải. Trong quá trình hoạt động, cần
phải đảm bảo các nghiệp vụ kho được xử lý đúng quy trình và hiệu quả. Đồng thời, cũng
cần thường xuyên cập nhật hệ thống thông tin trong kho, bao gồm các thông tin về mức
dự trữ, lượng hàng nhập kho, xuất kho, lượng hàng thực có, tình trạng hàng hóa và các
yêu cầu của khách hàng,… một cách chính xác và kịp thời.


2.2. Phân tích Chiến lược Quản trị Kho bãi tại IKEA
2.2.1. Tổng quan về IKEA
IKEA được thành lập vào năm 1943 bởi Ingvar Kamprad khi ông mới chỉ 17
tuổi tại Thụy Điển. Khi mới được thành lập, IKEA chỉ bán bút, khung tranh, khăn trải
bàn và một số đồ trang sức, đến năm 1948, đồ nội thất mới được thêm vào danh mục
hàng hóa của IKEA (website ikea.com). Đến nay, IKEA đã phát triển trở thành nhà bán
lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Năm 2019, IKEA có 433 cửa hàng, hiện diện ở hầu hết
các thị trường lớn trên thế giới với số lượng nhân viên khoảng 211.000 người, doanh
thu đạt khoảng 41,3 tỷ EUR (O'Connell, IKEA's revenue 2001-2019, 2019).
2.2.2.Chiến lược Quản trị Kho bãi tại IKEA
IKEA trở nên thành công bằng việc bán những đồ nội thất chất lượng cao nhưng
với giá cả phải chăng. Vậy làm sao để có thể bán ra hàng hóa có chất lượng cao nhưng
với giá thành thấp? Đó là nhờ sự hiệu quả các hoạt động của chuỗi cung ứng, đặc biệt
là kỹ thuật quản trị kho hàng của IKEA.
Ở IKEA, mỗi cửa hàng cũng là một nhà kho, do vậy IKEA sẽ tiết kiệm được rất
nhiều chi phí trong việc vận chuyển từ kho tới các điểm bán hàng. Ở sàn trưng bày sản
phẩm chính tại các cửa hàng, khách hàng có thể chọn lựa các sản phẩm muốn mua, ghi
lại số lượng và mã của sản phẩm đó, sau đó tiến hành duyệt các sản phẩm đó qua hệ
thống để biết vị trí lưu trữ tại các kho. Mỗi sản phẩm đều có mã riêng biệt và duy nhất,
khách hàng có thể dễ dàng định vị sản phẩm của mình trong kho từ các mã đó để tự đi lấy
hàng (Maish, 2018). Các sản phẩm được đặt trên các pallet ở vị trí mà một người có

7


chiều cao trung bình cũng có thể lấy được. Các sản phẩm dự trữ được lưu trữ trên các
giá đỡ ở phía trên, và sẽ được hạ xuống để bổ sung hàng hóa vào ban đêm. Vì những lý
do an toàn mà vào ban ngày, khi cửa hàng mở cửa thì xe nâng sẽ không hoạt động.
(Banker, 2009).

Việc để khách hàng tự lấy và mang hàng hóa về nhà cũng là một chiến lược
quản lý kho của IKEA được gọi là "cost-per-touch" - Chi phí mỗi lần chạm. Các công
ty nhận thấy rằng, số lần chạm tay vào sản phẩm càng nhiều thì chi phí liên quan đến
sản phẩm đó càng nhiều. Khi một khách hàng lựa chọn một sản phẩm và đặt mua nó,
sản phẩm sẽ được chuyển từ nhà sản xuất lên xe tải để giao hàng vào kho, sau đó lại
được chuyển từ kho lên xe để giao tới nhà của khách hàng. Mỗi lần sản phẩm được
chạm vào hay được di chuyển nó sẽ gây ra chi phí. Càng ít lần chạm hay di chuyển sản
phẩm thì càng tiết kiệm được nhiều tiền. IKEA áp dụng quy tắc này, để khách hàng tự
lấy và vận chuyển hàng về nhà vì IKEA sẽ không phải trả tiền cho hoạt động đó (IKEA
supply chain: How does IKEA manage its inventory?, 2018).
Hầu hết các sản phẩm nội thất của IKEA đều được thiết kế và sản xuất thành từng
bộ phận nhỏ, sau đó khách hàng có thể tự lắp ráp tại nhà. Các mảnh bộ phận có thể được
đóng gói trong các bao bì phẳng và đặt vào các giá đỡ, thuận tiện và hiệu quả hơn trong
quá trình lưu trữ và vận chuyển. Điều này cũng giúp tiết kiệm không gian, giúp lưu trữ
được nhiều hàng hóa hơn, đảm bảo lượng hàng dự trữ ổn định để có thể bổ sung khi cần
thiết. Từ đó, giúp tiết kiệm không gian và chi phí cho việc lưu kho hay vận chuyển.

Tại tất cả các nhà kho, IKEA đều sử dụng 3 loại pallet: pallet tiêu chuẩn châu
Âu, pallet ½ và pallet IKEA – loại này có kích thước lớn hơn so với tiêu chuẩn châu
Âu. Các sản phẩm của IKEA cũng được thiết kế để có thể lưu trữ bằng 3 loại pallet
này. Mục đích là bất kể sản phẩm nào được sản xuất ở bất kỳ đâu, đều có thể được
chuyển đến bất kỳ nhà kho nào của IKEA trên thế giới (Trebilcock, 2011).
Trước đây, IKEA thường xây dựng những nhà kho rất lớn bên ngoài khu vực đô thị,
miễn là nơi đó có hệ thống giao thông đủ mạnh để hàng hóa có thể được vận chuyển từ
nhà kho đến các khu vực lân cận trong một đến hai ngày. Tuy nhiên, trong bối cảnh
hiện nay khi mà doanh số trực tuyến của IKEA tăng lên 43% (Beale, 2019) và IKEA
nhận ra rằng có nhiều người trong khu đô thị không sở hữu ô tô và không có nhiều thời
8



gian để có thể đi xa và mua đồ, chiến lược của IKEA đã thay đổi. Trong khi các nhà
kho lớn ở khu vực ngoài đô thị vẫn hoạt động và phát triển tốt, IKEA đang đầu tư và
phát triển những nhà kho nhỏ hơn ở trong thành phố. Như vậy sẽ đảm bảo được thời
gian giao hàng nhanh nhất đối với các đơn đặt hàng trực tuyến, đồng thời khách hàng
vẫn có thể đến để xem thử sản phẩm trước khi mua. Điều đặc biệt là những nhà kho
này được xây dựng theo chủ đề với nhiều sản phẩm phù hợp với không gian sống nhỏ
hơn, đánh đúng vào nhu cầu của những khách hàng trong khu vực đô thị.
Tại mỗi cửa hàng của IKEA đều có một quản lý chịu trách nhiệm về quy trình
đặt hàng và một quản lý khác nhằm xử lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa. Nhiệm
vụ của những nhân viên tại kho là giám sát và ghi lại việc giao hàng, kiểm tra cẩn thận
các lưu ý vận chuyển, phân loại và phân tách hàng hóa, sau đó đưa chúng đến khu vực
bán hàng hoặc khu dự trữ được chỉ định. Nhìn chung, các nhân viên đảm bảo một
luồng di chuyển hàng hóa hiệu quả trong các cửa hàng và nhà kho, đây là điều cẩn
thiết để duy trì doanh số cao và nâng cao lòng trung thành của khách hàng (IKEA
supply chain: How does IKEA manage its inventory?, 2018).
IKEA áp dụng một quy trình quản lý hàng tồn kho độc quyền có tên là "Min and
Max Settings" – Thiết lập Tối đa và Tối thiểu, có tác dụng thiết lập các điểm đặt hàng ở
cấp cửa hàng. Mức tối thiểu chỉ số lượng sản phẩm tối thiểu có sẵn trước khi đặt hàng,
mức tối đa chỉ số lượng tối đa của một sản phẩm cụ thể có thể đặt hàng cùng lúc. Như đã
nói ở trên, vì lý do an toàn nên IKEA không bổ sung hàng hóa vào ban ngày. Vì vậy, theo
quy tắc tối đa/tối thiểu mà họ áp dụng, IKEA sẽ thiết lập một số lượng hàng đủ lớn
ở kệ dự trữ để có thể bán ra trong một đến hai ngày. Quá trình này nhằm đảm bảo có thể
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu việc đặt hàng quá ít hoặc quá nhiều
sản phẩm trong một lần. Lượng hàng bán ra đều được ghi lại trên hệ thống POS (Point-ofsale) và lượng hàng nhập vào được lưu lại trên hệ thống quản lý kho WMS (Warehouse
Management System), do vậy IKEA luôn có thể kiểm soát được lượng hàng trong kho và
dự báo được lượng hàng bán ra trong một vài ngày. Nhờ những dữ liệu đó,
hệ thống của IKEA có thể nhận ra được những sự bất thường. Nếu số lượng một sản phẩm
được bán ra ít hơn nhiều so với dự kiến của hệ thống, các nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra
lượng tồn kho trực tiếp để chắc chắn không có sai sót và tiến hành phân tích lại


9


lượng đặt hàng và lượng tồn kho dự kiến. Với quy trình quản lý này, IKEA có thể dự trữ
được số lượng hàng hóa phù hợp tại các cửa hàng với độ chắc chắn cao hơn và chi phí
thấp hơn so với quy trình dự báo và bổ sung của bán lẻ truyền thống (Banker, 2009).

Trong các kho tại các cửa hàng, IKEA chia ra làm khu lưu lượng cao và lưu
lượng thấp. Các khu lưu lượng cao (tập trung vào 20% đơn vị phân loại hàng hóa tồn
kho (SKUs) nhưng chiếm tới 80% về khối lượng) sử dụng hệ thống lưu trữ và truy
xuất tự động (AS/RS) để có thể giảm chi phí mỗi lần chạm. Trong khi đó, các sản
phẩm ở khu lưu lượng thấp là các sản phẩm không có nhu cầu cao và hoạt động dựa
trên quy trình thủ công hơn vì các nhân viên không cần phải sắp xếp và di chuyển hàng
hóa quá nhiều trong khu này (IKEA supply chain: How does IKEA manage its
inventory?, 2018). Hệ thống AS/RS của IKEA còn được tối ưu hóa hơn nữa thông qua
việc xen kẽ nhiệm vụ. Mỗi khi một cần cẩu đặt một pallet để lưu trữ, nó sẽ đồng thời
lấy một pallet khác trên kệ để chuyển xuống, thực hiện đơn hàng. Tương tự như vậy,
hệ thống WMS sẽ chỉ đạo cho các nhân viên thực hiện các nhiệm vụ liên tục để một
chiếc xe nâng không bao giờ bị trống: khi chiếc xe nâng thả pallet xuống để hệ thống
AS/RS lưu trữ thì nó cũng chuyển hướng đến pallet khác mà hệ thống AS/RS thả
xuống để chuyển ra và thực hiện đơn hàng. Ngoài ra, hệ thống AS/RS của IKEA còn
được trang bị công nghệ sạc nhanh để thay thế phòng thay pin truyền thống. Theo ước
tính của IKEA thì mỗi nhân viên mất từ 20-30 phút mỗi ngày cho việc thay pin. Hệ
thống sạc nhanh sẽ giúp tiết kiệm hàng chục giờ mỗi ngày cho việc thay pin và tiết
kiệm được chi phí cho đội bảo trì pin (Trebilcock, 2011).
IKEA luôn hướng tới việc phát triển bền vững, vì vậy kho hàng của IKEA phải
chịu áp lực chi phí hoạt động thấp nhưng vẫn phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về
chức năng, phân phối hiệu quả và tác động tới môi trường. Theo một nghiên cứu của The
Times of London, hơn 50% sản phẩm của IKEA được làm từ các nguyên liệu bền vững
hoặc tái chế (IKEA supply chain: How does IKEA manage its inventory?, 2018). IKEA

tìm cách lưu trữ và sử dụng càng ít nguyên vật liệu càng tốt nhưng không ảnh hưởng đến
chất lượng và độ bền của sản phẩm. Bằng cách sử dụng đồ tái chế, số nguyên vật liệu
giảm đi, công ty sẽ cắt giảm chi phí lưu trữ, chi phí vận chuyển và cả số lượng nhân công
chịu trách nhiệm cho chúng. Ngoài ra, trong các cửa hàng và nhà kho, IKEA

10


luôn cố gắng để sử dụng những thiết bị bền vững. Trong một nhà kho của IKEA tại
2

Jönköping, Thụy Điển có diện tích lên tới 93.000m , công ty trang bị hệ thống ánh
sáng hiện đại giúp tiết kiệm khoảng 60% chi phí cho năng lượng so với trước kia.
Ngoài ra, nhà kho còn trang bị thêm một hệ thống kiểm soát vùng sóng ánh sáng để có
thể giảm thiểu năng lượng và chi phí hơn nữa (Elteknik, 2018).
2.2.3. Đánh giá hiệu quả Quản trị Kho bãi tại IKEA
Việc IKEA kết hợp cửa hàng trưng bày và nhà kho lưu trữ đã giúp tiết kiệm rất
nhiều chi phí vận chuyển, góp phần làm giảm giá sản phẩm . IKEA chia kho thành các
khu lưu lượng cao và lưu lượng thấp đã tối ưu được cả nhân lực và công nghệ, giúp
tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.
IKEA tiêu chuẩn hóa các thiết bị và hoạt động kho bãi của mình giúp cho việc
nghiên cứu, áp dụng những dự án thí nghiệm hiệu quả hơn. Mỗi khi IKEA muốn thử làm
một cái gì đó mới, họ sẽ xác định được nó có hợp lý và thích nghị được với tất cả các cơ
sở khác không. Ngoài ra, việc tiêu chuẩn hóa cũng góp phần làm tăng hiệu suất công việc.
Nếu một cơ sở hoạt động thiếu hiệu quả, họ có thể xem xét lại các số liệu, quy trình và so
sánh với các cơ sở khác để tìm ra sự sai sót và cải thiện chúng. Đồng thời, nếu một cơ sở
kho hoạt động hiệu quả hơn so với các cơ sở khác, IKEA sẽ phân tích điểm khác biệt và
áp dụng nó với các cơ sở khác để tăng được hiệu suất toàn cầu. Cuối cùng, việc tiêu chuẩn
này sẽ giúp việc luân chuyển nhân sự dễ dàng hơn, một nhân viên từ châu Âu có thể sang
Bắc Mỹ hay bất cứ đâu trong hệ thống của IKEA mà không gặp quá nhiều khó khăn trong

việc thích nghi, giúp tăng hiệu quả làm việc lên tối đa.

IKEA áp dụng rất hiệu quả các công nghệ quản lý kho hiện đại. Hệ thống lưu
trữ và truy xuất tự động AS/RS kết hợp cùng hệ thống quản lý kho WMS được tối ưu
để thực hiện các nhiệm vụ xen kẽ, giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc.
Hệ thống thông tin trong kho cũng được lưu trữ và phân tích cẩn thận để có thể kiểm
soát chính xác số lượng hàng hóa tồn kho, đồng thời cũng có khả năng đưa ra những
dự báo về mức tiêu thụ sản phẩm.
Tóm lại chiến lược quản trị kho bãi của IKEA rất hiệu quả và đã đem lại sự thành
công cho IKEA. Tầm nhìn và ý tưởng kinh doanh của IKEA là "cung cấp đồ nội thất

11


được thiết kế đẹp, thiết thực với giá thấp nhất có thể để càng nhiều người có thể mua
được" (website ikea.com). Tầm nhìn này được hỗ trợ rất tốt bởi hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng và đặc biệt là quản trị kho bãi.
KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện bài viết trên, em đã tổng kết lại cho bản thân những
kiến thức cơ bản nhất về Logisitcs. Em đã nắm được khái niệm, vai trò, tiềm năng phát
triển của Logistics cũng như tìm hiểu về các chiến lược quản trị Logistics. Từ những
kiến thức đó, tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả chiến lược quản trị kho bãi
trong quản trị Logistics tại IKEA.
Có thể khẳng định rằng, chiến lược quản trị kho bãi của IKEA được thực hiện
rất hiệu quả và đem lại sự thành công cho doanh nghiệp này. IKEA đã áp dụng rất
nhiều những công nghệ, thiết bị hiện đại cùng với hệ thống quản lý kho thông minh,
kiểm soát rất chính xác về thực trạng của kho cũng như vận hành hoạt động trong kho
hiệu quả, đạt năng suất làm việc rất cao. Doanh nghiệp xây dựng thành công những
tiêu chuẩn toàn cầu để việc thực hiện các hoạt động quản trị diễn ra dễ dàng và hiệu
quả nhất. Chiến lược quản trị kho bãi của IKEA đã góp phần không nhỏ trong việc

giảm giá thành sản phẩm từ đó hiện thực hóa tầm nhìn của doanh nghiệp, đưa sản
phẩm tiếp cận gần hơn với mọi khách hàng.
Tuy nhiên, do thời gian và khả năng nghiên cứu tìm hiểu còn hạn chế, em chưa
thể tìm ra được những thiếu sót trong hoạt động quản trị kho bãi của IKEA và không
đưa ra được những đề suất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế thiếu sót đó. Bài
viết này sẽ là tiền đề để em thực hiện những nghiên cứu sâu hơn về chiến lược quản trị
kho bãi tại IKEA cũng như những chiến lược quản trị Logistics khác trong tương lai.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Banker, S. (2009). In-Store Logistics at IKEA. Truy xuất từ Logistics Viewpoint:
/>2. Beale, J. (2019). Amazon vs. Ikea and the battle for inner-city warehouse space.
Truy xuất từ Supplychain Dive: />3. Elteknik. (2018). IKEA Distribution Services. Truy xuất từ FAGERHULT :
/>4. Hiếu, N. T. (2015). Quản trị Chuỗi cung ứng. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quốc dân.
5. IKEA supply chain: How does IKEA manage its inventory? (2018). Truy xuất từ
TradeGecko: />6. Maish. (2018). How does IKEA manage its inventory. Truy xuất từ Logistics
MGEPSUPV:

/>
manage-its-inventory/
7. O'Connell, L. (2019). IKEA's revenue 2001-2019. Truy xuất từ Statista:
/>8. O'Connell, L. (2019). Number of co-workers of the IKEA Group worldwide from 2017
to 2019. Truy xuất từ Statista: />
9. Phong, V. X. (2016). Vai trò của Logistics trong nền kinh tế. Truy xuất từ Tạp chí
Giao thông: />10. Trebilcock, B. (2011). IKEA: Think global, act local for warehouse distribution.
Truy xuất từ Modern Materials Handling :

13


n

11. Vân, Đ. T. (2011). Quản trị Chiến lược. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Vân, Đ. T. H., & Đạt, K. N. (2010). Logistics và những vấn đề cơ bản. Hà Nội:
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

14



×