Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Luận văn sư phạm Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) ở Đai Cao của vườn Quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 68 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp
mục lục
Trang

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình + Kí hiệu viết tắt
Mục lục
Mở đầu

1

Chương 1. Tổng quan tài liệu

4

1.1. Tình hình nghiên cứu Chân khớp bé trên thế giới.

4

1.2. Tình hình nghiên cứu Chân khớp bé ở Việt Nam

5

Chương 2. Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp

11



nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu

11

2.2. Thời gian nghiên cứu

11

2.3. Địa điểm nghiên cứu

11

2.4. Phương pháp nghiên cứu

11

2.4.1. Phương pháp lấy mẫu ở thực địa

11

2.4.2. Phương pháp tách lọc mẫu động vật

12

2.4.3. Xử lý, phân tích mẫu và số liệu

13


2.5. Vài nét về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu

14

2.5.1. Vị trí địa lý, địa hình, đất đai

14

2.5.2. Khí hậu

14

2.5.3. Tài nguyên sinh vật

15

2.5.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

15

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

1


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Chương 3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân

17
17

khớp bé theo tầng phân bố ở đai cao 300- 600m
3.1.1. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân

17

khớp bé
3.1.2. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân

20

loại của Acarina, Collembola, Microarthropoda khác
3.2. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân

26

khớp bé theo tầng phân bố ở đai cao 600-1000m
3.2.1. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân

26

khớp bé
3.2.2. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân

29


loại của Acarina, Collembola, Microarthropoda khác
3.3. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân

35

khớp bé theo tầng phân bố ở đai cao 1000-1600m
3.3.1. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân

35

khớp bé
3.3.2. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân

38

loại của Acarina, Collembola, Microarthropoda khác
Chương 4. Kết luận và kiến nghị

44

4.1. Kết luận

44

4.2. Kiến nghị

45

Tài liệu tham khảo


46

Phụ lục ảnh

48

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

2


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Để hoàn thành bản luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên
và tạo điều kiện của:
Các thầy cô trong khoa Sinh - KT NN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Phòng thí nghiệm động vật học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Các cán bộ thuộc trạm Kiểm lâm vườn Quốc gia Xuân Sơn.
Chính quyền và nhân dân xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ.


NCS. Đào Duy Trinh, các anh chị K31CN Sinh và các bạn sinh viên
K32, K33 trong nhóm nghiên cứu động vật đất khoa Sinh- KTNN,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Đặc biệt với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn NCS.

Đào Duy Trinh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành công

trình nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả người thân, bạn bè, đã luôn giúp đỡ,
động viên và khích lệ để tôi vượt qua những khó khăn, hoàn thành bản luận
văn này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2010

Đặng Thị Hải

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

3


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố hay sử
dụng để bảo vệ một học vị nào từ trước đến nay.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đều đã được cảm ơn. Các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Đặng Thị Hải

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh


4


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

DANH MụC BIểU Đồ
Trang
Biểu đồ 1. Cấu trúc mật độ của quần xã Chân khớp bé ở đai cao 300 - 19
600m.
Biểu đồ 2. Tỷ lệ thành phần của quần xã Chân khớp bé ở đai cao 300 - 19
600m.
Biểu đồ 3. Cấu trúc mật độ các nhóm phân loại của Acarina, 24
Collembola, Microarthropoda khác ở đai cao 300 - 600m.
Biểu đồ 4. Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acarina, 24
Collembola, Microarthropoda khác của tầng rêu ở đai cao 300 600m.
Biểu đồ 5. Tỷ lệ thành phân các nhóm phân loại của Acarina, 25
Collembola, Microarthropoda khác của tầng thảm lá ở đai cao
300 - 600m.
Biểu đồ 6. Tỷ lệ thành phân các nhóm phân loại của Acarina, 25
Collembola, Microarthropoda khác của tầng đất ở đai cao 300 600m.
Biểu đồ 7. Cấu trúc mật độ của quần xã Chân khớp bé ở đai cao 600 - 28
1000m.
Biểu đồ 8. Tỷ lệ thành phần của quần xã Chân khớp bé ở đai cao 600 - 28
1000m.
Biểu đồ 9. Cấu trúc mật độ các nhóm phân loại của Acarina, 33
Collembola, Microarthropoda khác ở đai cao 600 - 1000m.
Biểu đồ 10. Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acarina, 33

Collembola, Microarthropoda khác của tầng rêu ở đai cao 600 1000m.
Biểu đồ 11. Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acarina, 34
Collembola, Microarthropoda khác của tầng thảm lá ở đai cao
600 - 1000m.
Biểu đồ 12. Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acarina, 34
Collembola, Microarthropoda khác của tầng đất ở đai cao 600 1000m.

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

5


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Biểu đồ 13. Cấu trúc mật độ của quần xã Chân khớp bé ở đai cao 1000
-1600m.
Biểu đồ 14. Tỷ lệ thành phần của quần xã Chân khớp bé ở đai cao
1000- 1600m.
Biểu đồ 15. Cấu trúc mật độ các nhóm phân loại của Acarina,
Collembola, Microarthropoda khác ở đai cao 1000- 1600m.
Biểu đồ 16. Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acarina,
Collembola, Microarthropoda khác của tầng rêu ở đai cao
1000- 1600m.
Biểu đồ 17. Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acarina,
Collembola, Microarthropoda khác của tầng thảm lá ở đai cao
1000- 1600m.
Biểu đồ 18. Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acarina,
Collembola, Microarthropoda khác của tầng đất ở đai cao

1000- 1600m.

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

37
37
42
42

43

43

6


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Danh mục bảng
Trang
Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân khớp bé 18
theo tầng phân bố đai cao 300 600m.
Bảng 2. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại 23
của Acarina, Collembola, Microarthropoda khác ở đai cao 300
600m.
Bảng 3. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân 27
khớp bé theo tầng phân bố ở đai cao 600 1000m.
Bảng 4. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại 32

của Acarina, Collembola, Microarthropoda khác ở đai cao 300
600m.
Bảng 5. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân 36
khớp bé theo tầng phân bố ở đai cao 1000 1600m.
Bảng 6. Cấu trúc thành phần các nhóm phân loại của Acarina, 41
Collembola, Microarthropoda khác ở đai cao 1000 1600m

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

7


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

DANH MụC HìNH
Hinh 1. Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ

16

kí hiệu viết tắt
Oribatei

:O

Gamasina

:G


Uropodina

:U

Acarina khác

: A#

Poduromorpha

:P

Entomobryomorpha: E
Symphypleona

:S

Chân đều

: Cđ

Nhiều chân

: Nc

Nhện

:N

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh


8


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú, chúng bao gồm đại diện của
hầu hết các ngành động vật không xương sống, từ đơn bào tới đa bào và đại
diện của một số lớp động vật có xương sống,... v.v.
Động vật sống trong đất có số lượng và sinh khối lớn, chiếm hơn 90%
tổng sinh khối sinh vật cạn và 50% tổng số loài động vật trên trái đất.
Động vật đất có vai trò quan trọng trong tự nhiên, là thành phần không
thể thay thế trong các quá trình sinh học xảy ra trong đất và trong sinh quyển
nói chung.Việc nghiên cứu sinh vật đất có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm
hiểu các đặc tính sinh học của đất và sự đa dạng của thế giới sinh vật nói
chung vì:
Nhóm động vật đất tham gia vào mọi chu trình tự nhiên và quyết định
nhiều hoạt tính sinh học của môi trường nơi chúng sống. Chúng có quan hệ
mật thiết đến các quá trình tạo đất và làm gia tăng độ phì, cải tạo và bảo vệ
môi trường đất.
Nhóm động vật đất chiếm hơn 90% tổng sinh lượng hệ sinh vật ở cạn và
hơn 50% tổng số sinh vật đất trên trái đất nên chúng là thành phần quan trọng
tạo nên tính đa dạng của sinh giới.
Đất là môi trường nuôi dưỡng và phát tán của nhiều nhóm kí sinh trùng
và nguồn bệnh vì thế nhiều động vật đất có vai trò như vectơ lan truyền hay
yếu tố ngăn chặn sự lây lan của chúng qua môi trường này.

Trong thành phần hệ động vật không xương sống ở đất, nhóm Chân
khớp bé (Microarthopoda) với kích thước cơ thể nhỏ bé (từ 0,1- 0,2 đến 2-3
cm) thường chiếm ưu thế về số lượng so với các nhóm khác. Hai đại diện
chính của nhóm này là: Ve bét (Acarina) và Bọ nhảy (Collembola). Ngoài ra,

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

9


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

với số lượng đáng kể, còn có đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống
khác như: Nhiều chân (Myriapoda), Đuôi nguyên thuỷchúng tham gia tích
cực vào quá trình sinh học đất, quá trình vận chuyển năng lượng và vật chất,
trong quá trình làm sạch đất khỏi các ô nhiễm chất thải (hữu cơ, vô cơ), chất
phóng xạ [6].
Nhiều thực nghiệm đã chứng minh rằng Microarthropoda là những
động vật rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ,
pH, hàm lượng các chất khoáng, lượng mùn, đặc điểm cấu tạo đất [10].
Như vậy, trong hệ động vật đất, Chân khớp bé là nhóm có vai trò quan
trọng. Chúng không những tham gia vào vòng tuần hoàn vật chất, có vai trò
như một yếu tố chỉ thị sinh học môi trường và chỉ thị nhiều đặc tính cũng như
tính chất lý hoá của môi trường đất mà còn làm tăng tính đa dạng sinh học của
giới sinh vật.
Từ những nhận xét về vai trò, tầm quan trọng của nhóm động vật Chân
khớp bé trong khoa học và ứng dụng thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu về quần xã động vật Chân khớp bé.

Vườn Quốc gia Xuân Sơn là một trong những khu vực còn giữ được các
hệ sinh thái rừng tự nhiên ở trạng thái bảo tồn, còn nhiều nét hoang sơ, ít bị
sự tác động của con người. Tuy đã có một số công trình nghiên cứu về khu hệ
động thực vật (thú, chim, bò sát, lưỡng cư, hệ thực vật) nhưng có rất ít các
công trình nghiên cứu về động vật đất ở khu vực này.Việc nghiên cứu đầy đủ
các nhóm động vật (trong đó có động vật đất) góp phần cung cấp những dữ
liệu khoa học, phục vụ cho công tác dự báo, kiểm soát, quản lý và khai thác
bền vững tài nguyên môi trường đất.
Với tất cả các lý do trên, tôi đã chọn đề tài:
Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm Chân khớp bé
(Microarthropoda) ở đai cao của Vườn Quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ.

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

10


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2. Mục đích của đề tài
Bước đầu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của
quần xã Chân khớp bé, các nhóm phân loại của Acarina, Collembola,
Microarthropoda khác theo các tầng phân bố ở sinh cảnh rừng tự nhiên vườn
Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ.
Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, xây dựng lòng say mê học
tập, làm tiền đề cho phục vụ giảng dạy và nghiên cứu sau này.
3. Nội dung của đề tài
Lập bảng số lượng, thành phần % các nhóm của quần xã Chân khớp bé

(bao gồm: Acarina, Collembola và Microarthropoda khác).
Lập bảng số lượng, thành phần % các nhóm phân loại của Acarina,
Collembola và Microarthropoda khác.
Nhận xét về sự phân bố của quần xã Chân khớp bé và các nhóm phân
loại của Acarina, Collembola và Microarthropoda khác theo các tầng phân bố
ở các đai cao khác nhau.

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

11


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

CHương 1. Tổng quan tài liệu
1.1. Tình hình nghiên cứu Chân khớp bé trên thế giới.
Vào những năm 40-50 của thế kỷ XX, một bộ môn khoa học sinh học
mới, khoa học sinh thái đất được hình thành như một chuyên ngành khoa học
riêng. Sinh thái đất là bộ môn khoa học nghiên cứu các nhóm sinh vật sống
trong đất cùng với các hoạt động và sự tương hỗ của chúng, nằm trong mối
liên quan chặt chẽ với môi trường sống. Khoa học về sinh thái đất ngày càng
phát triển mạnh mẽ và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
thuộc các lĩnh vực khác nhau. Việc nghiên cứu sinh vật đất giúp ta có thêm
những hiểu biết về tác dụng của chúng đối với môi trường đất thông qua hoạt
động của chúng. Đặc biệt trong cấu trúc hệ động vật đất thì nhóm động vật
Chân khớp bé (Microarthropoda) là nhóm có vai trò rất quan trọng có thể là
chỉ thị sinh học của môi trường đất nên chúng ngày càng được quan tâm
nghiên cứu.

Microarthropoda với 2 đại diện chủ yếu là: Ve bét và Bọ nhảy cũng như
các động vật đất khác đã được biết đến từ lâu, cách đây hàng trăm năm. Tuy
nhiên, những bước đầu nghiên cứu về chúng vẫn còn lẻ tẻ, chỉ phát triển mạnh
trong vài chục năm gần đây.
Tiêu biểu là hai công trình nghiên cứu về khu hệ Bọ nhảy đã được coi là
cơ bản và đầy đủ nhất là Khu hệ Bọ nhảy ở Châu Âu của Gisin, 1960 và
Bọ nhảy Ba Lan trong mối liên hệ với khu Bọ nhảy thế giới của Stach, 19471963 [6].
Không chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu về phân loại học
Collembola mà còn rất nhiều các tác giả đi sâu nghiên cứu về sinh thái học,
sinh học của Collembola hay ảnh hưởng của môi trường lên Collembola. Đặc
biệt hiện nay, khi công nghiệp, nông nghiệp, phát triển mạnh môi trường càng
bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, có chứa kim loại nặng, hay thuốc trừ

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

4


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

sâu, thuốc diệt cỏ, phân vô cơ... thì chỉ có một số ít loài có khả năng tồn tại
được [13], [14].
Khi nghiên cứu về vai trò phân huỷ thảm vụn thực vật của Bọ nhảy,
Simonov (1984) đã chứng minh sự tham gia của Collembola trong phân huỷ lá
rụng ở điều kiện thí nghiệm đã làm tăng cao chất lượng của mùn [1].
Nhiều tác giả Edwards, Heath, 1963; Witcamp, Grossky, 1966, Cykaskenly,
1978, đã xác nhận rằng: Tốc độ phân huỷ xác vụn thực vật có thể đạt tới hàng chục phần
trăm, tức là cao hơn một ít sự đóng góp riêng của Collembola vào hệ thống

năng lượng nhờ ảnh hưởng của chúng thông qua các quá trình phân huỷ vi
sinh vật [8], [10].
Trong những năm gần đây, có nhiều hội nghị khoa học Quốc tế (Hội
nghị Quốc tế về động vật đất họp tại Aske Budejovice, tháng 7 năm 1990; Hội
nghị Quốc tế về động vật đất lần thứ 11, tại Jyvaskyla- Phần Lan tháng 8 năm
1992), nhiều tạp chí chuyên ngành công bố và đăng khá nhiều các báo cáo
về các nhóm Chân khớp bé (Collembola, Acarina), chủ yếu khai thác theo
hướng sử dụng chúng như những chỉ thị sinh học cập nhật trong vấn đề khôi
phục và bảo vệ độ phì nhiêu của đất, kiểm soát và bảo vệ môi trường đất, ngăn
chặn sự phá hoại bởi các hoạt động nhân tác dưới mọi hình thức khác nhau,
hoặc sử dụng chúng như một trong những tác nhân sinh học, cải tạo nâng cao
chất lượng môi trường đất [6].
Có thể thấy lịch sử nghiên cứu Microarthropoda đã có từ rất lâu trên thế
giới và được nghiên cứu một cách có hệ thống cả về khu hệ, sinh học sinh thái
và vai trò chỉ thị. Nhưng ở Việt Nam thì hướng nghiên cứu về nhóm này mới
chỉ bắt đầu trong thời gian gần đây.
1.2. Tình hình nghiên cứu Chân khớp bé ở Việt Nam
Trên thế giới Microathropoda được nghiên cứu từ rất sớm nhưng ở Việt
Nam mới bắt đầu nghiên cứu từ những năm 30 của thế kỉ XX, ban đầu chỉ là
những nghiên cứu lẻ tẻ của các tác giả nước ngoài khi kết hợp với các nhóm

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

5


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp


sinh vật khác. Sau này chúng được nghiên cứu kĩ và có quy mô ở nhiều sinh
cảnh khác nhau bởi nhóm nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Trí Tiến,
Vương Thị Hoà, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Thu Anh các công trình
nghiên cứu này được tiến hành trên các khu vực trải dài khắp từ Bắc vào Nam.
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đã được công bố ở một số hội
nghị, hội thảo trong nước và quốc tế cũng như trên các tạp chí chuyên ngành
[1], [4], [8], [9], [13].
Công trình đầu tiên là của Dennis và Delamare- Debouttelville công bố
năm 1948, đã mô tả một số loài Collembola thu thập ở Đà Nẵng, Nha Trang,
Tây Nguyên [9].
Cùng năm đó, Dennis đã đưa ra danh sách 17 loài Collembola ở Việt
Nam do Dawidoff thu thập ở các địa phương: Vĩnh Phúc, Đắc lắc, Đà Lạt, Đà
Nẵng
Tiếp theo đó là công trình Bọ nhảy ở SaPa của Stach (1965) ông đã đưa
ra danh sách gồm 30 loài thuộc 9 họ, 22 giống trong đó có 20 loài mới cho
khu hệ Việt Nam và 10 loài mới cho khoa học. Dẫn liệu này được công bố
trong công trình Một vài loài Collembola ở Bắc Việt Nam in bằng Tiếng
Anh. Zirô Yosii- nhà phân loại học người Nhật Bản, khi nghiên cứu khu hệ
Collembola ở một số nước vùng Đông Nam á (Inđonexia, Singapo..) cũng đã
đề cập đến một vài loài có phân bố ở Việt Nam [9].
Trước năm 1975, khu hệ Oribatei Việt Nam đã được các tác giả nước
ngoài nghiên cứu. Nhưng chỉ ở mức độ các thông báo tản mạn về loài mới,
thành phần loài ở từng khu vực nhất định [5], [9] chứ chưa đánh giá được vai
trò của chúng như một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc dinh dưỡng
và chu trình luân chuyển vật chất của các quần lạc sinh vật cạn.
Từ năm 1975, các nhà nghiên cứu về nhóm Microarthropoda và các
nhóm động vật không xương sống khác ở đất mới bắt đầu được các tác giả
Việt Nam tiến hành khá đồng bộ, trên một số địa điểm của đất nước. Đặc biệt

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh


6


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu được thực hiện tập trung
chủ yếu vào một số vườn Quốc Gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN)
hoặc một số vùng miền, khu vực khác nhau, trải dài từ Bắc đến Nam như:
VQG Tam Đảo, VQG Cát Tiên (2002 2004), VQG Cát Bà (2005 -2006),
VQG Ba Bể (2002), KBTTN Na Hang, Tuyên Quang (2002 -2003), KBTTN
Đakrong, Quảng Trị (2002- 2003), KBTTN Thượng Tiến, Hòa Bình (2005),
khu vực miền Trung....
Mặc dù thời gian nghiên cứu chưa nhiều, nhưng đến nay đã thu được
những kết quả đáng chú ý. Có thể kể đến một số công trình luận văn Thạc sĩ,
luận án Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ chuyên ngành như:
Đầu tiên là công trình nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh (1980) về thành
phần, phân bố và số lượng của các nhóm Microarthropoda ở một số kiểu hệ
sinh thái đồng bằng Sông Hồng và rừng nhiệt đới. Trong công trình này tác
giả cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên chính đã
ảnh hưởng tới sự phân bố và sự biến động số lượng của hai nhóm Acarina và
Collembola ở đất .
Tiếp theo là hàng loạt các nghiên cứu của nhiều tác giả nhằm đề xuất
phương pháp nghiên cứu, xác định mật độ, thành phần loài, khu hệ (chủ yếu là
nhóm Acarina và Collembola) ở một số vùng địa lý, loại đất và kiểu hệ sinh
thái của Việt Nam.
Năm 1989, Vũ Quang Mạnh nghiên cứu thành phần loài, quy luật
phân bố, số lượng cá thể và sự ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên và nhân

tác chính tới cơ chế hình thành cấu trúc các quần lạc Oribatei ở miền Bắc Việt
Nam và đã xác định được 73 loài Oribatei trong đó có 7 loài mới cho khoa
học, 53 loài mới cho khu hệ Oribatei Việt Nam [11].
Năm 1990, Vũ Quang Mạnh đã tổng kết tất cả các công trình nghiên
cứu về Chân khớp bé ở Việt Nam cho tới thời điểm đó. Tác giả đã đưa ra
những kết luận về thành phần, đặc điểm phân bố và số lượng Chân khớp bé,

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

7


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

nêu một số quy luật sinh thái quyết định sự hình thành cấu trúc định tính và
cấu trúc định lượng của quần xã Oribatei ở đất. Tác giả còn dẫn ra một danh
sách 117 loài Oribatei đã biết ở Việt Nam, cùng với các đặc điểm phân bố của
chúng theo vùng địa lý, theo loại đất và theo hệ sinh thái [5].
Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hoà (1995) đã giới thiệu danh sách 146
loài và phân loài Oribatei ở Việt Nam và phân tích đặc điểm thành phần loài
của chúng [7].
Năm 2002: Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hoà có nhận xét cấu trúc quần
xã Ve Giáp ở hệ sinh thái đất có liên quan rõ rệt với sự suy giảm của cây gỗ
rừng. Nó có thể được xem xét và đánh giá như một đặc điển sinh học, chỉ thị
quá trình diễn thế của thảm rừng Tam Đảo nói riêng và của Việt Nam nói
chung .
Cùng với những công trình nghiên cứu về Acarina, các nghiên cứu về
Collembola cũng được thực hiện.

Năm 1995, công trình Một số đặc điểm cấu trúc của Bọ nhảy
(Collembola) ở các hệ sinh thái Bắc Việt Nam là sự tổng kết kết quả nghiên
cứu đồng bộ cả về khu hệ sinh thái Bọ nhảy trong thời gian gần 15 năm của
Nguyễn Trí Tiến đã hoàn thành. Trong thời gian 1995 2005, Nguyễn Trí
Tiến đã mô tả và công bố 28 loài Bọ nhảy mới cho khoa học, bổ sung hàng
trăm loài cho khu hệ Bọ nhảy Việt Nam. Đồng thời, phân tích các đặc điểm
sinh thái và phân bố của Bọ nhảy theo dải độ cao, theo loại đất, theo kiểu hệ
sinh thái, lập bảng phân loại 4 nhóm Bọ nhảy. Phân tích mối quan hệ của Bọ
nhảy với các nhóm động vật không xương sống khác ở đất, tác giả đã sử dụng
Collembola như một công cụ kiểm tra sinh thái khi đánh giá chất lượng đất và
như chỉ thị sinh học tốt để đánh giá mức độ tác động của con người đến môi
trường đất và mức độ ô nhiễm đất bởi các yếu tố ngoại cảnh [11].

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

8


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Đồng thời với việc nghiên cứu phân loại Ve bét, Bọ nhảy, trong những
năm gần đây, cũng đã có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh thái
học và vai trò chỉ thị của Chân khớp bé. Cụ thể:
Về vai trò chỉ thị sinh học của Chân khớp bé thì bước đầu đã nghiên cứu
ảnh hưởng của một số yếu tố như: pH, chất độc Đioxin, một số hoá chất bảo
vệ thực vật sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, phân bón hữu cơ, một số
phương thức canh tác, sử dụng đất, lớp thảm phủ thực vật...[3], [4], [12], [13],
[14],...

Trên cơ sở phân tích các phản ứng của Bọ nhảy, thể hiện qua sự biến
đổi các giá trị chỉ số định lượng: Thành phần và số lượng loài, tỉ lệ các nhóm
ưu thế độ phong phú và chỉ số đa dạng, chỉ số đồng đều, chỉ số tương đồng về
thành phần loài ... các tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về nguyên
nhân và mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến Bọ nhảy đến chất lượng
đất nơi nghiên cứu và đề xuất việc sử dụng Bọ nhảy như một công cụ kiểm tra
sinh thái khi đánh giá chất lượng đất nơi nghiên cứu và như chỉ thị sinh học
nhạy cảm để đánh giá mức độ tác động của con người đến môi trường đất
nước, tình trạng ô nhiễm, thoái hoá đất bởi các yếu tố ngoại cảnh [11].
Năm 2005, Vương Thị Hoà và các cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng
của một số thuốc sử dụng trong nông nghiệp như: Shachong Shuang 200SL,
Butavi 60EC lên cấu trúc quần xã động vật Chân khớp bé Microarthropoda đã
cho thấy: chỉ với 50ml cộng với khoảng 10 -20 lít nước cũng gây ảnh hưởng
rất nhiều tới số lượng của nhóm Microarthropoda. Đồng thời cho thấy trong
điều kiện thời tiết khác nhau, kể cả tác động của hai loại thuốc trên thì nhóm
Oribatei luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cấu trúc của nhóm Microarthropoda.
Năm 2006, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh đã nghiên cứu Ve giáp
trong cấu trúc của nhóm Chân khớp bé Microarthropoda ở các đai cao địa lý
của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ, kết quả cho thấy: ảnh hưởng của thời

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

9


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

tiết lên sự phân bố của nhóm Microarthropoda theo tầng là rất cao và phát hiện

được 8 họ [8].
Vẫn còn nhiều các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về
Microarthropoda đang và đã được thực hiện và đạt được những kết quả đáng
chú ý. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được mới chỉ là những kết quả bước
đầu mang tính chất thăm dò định hướng, vẫn còn nhiều hạn chế và nhiều điều
chưa biết đến. Để thực sự hiểu được một cách thấu đáo ý nghĩa vai trò của
Microarthropoda trong môi trường đất và khai thác những mặt tích cực của
chúng để ứng dụng vào thực tiễn, phục vụ con người thì còn phải tích cực đẩy
mạnh việc nghiên cứu chúng trong tương lai.

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

10


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Chương 2. Đối tượng, thời gian, địa điểm và
phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chân khớp bé thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda) sống trong môi
trường đất, với các đại diện chính: Acarina thuộc lớp Hình nhện (Arachnida),
Collembola thuộc phân lớp Không cánh nguyên thuỷ (Apterygota) và một số
Chân khớp bé khác: Nhiều chân (Myriapoda), Chân đều (Isopoda), Nhện
(Aranei), Côn trùng và ấu trùng côn trùng (Insecta, Larva)(Theo Thái Trần
Bái, 1998) [3].
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thu mẫu tại vườn Quốc gia Xuân Sơn vào ngày 25/05/2008. Việc xử lý

mẫu thu từ thực địa được thực hiện trong phòng thí nghiệm của phòng Động
vật Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Các đợt thực địa thu mẫu được thực hiện tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn,
Phú Thọ. Mẫu được thu ở sinh cảnh rừng tự nhiên trên các đai cao khí hậu
khác nhau (300- 600m, 600-1000m, 1000-1600m) với tổng 45 mẫu định
lượng. Mỗi đai cao tiến hành thu 15 mẫu ở các tầng: rêu, thảm lá, tầng đất
(sâu từ 0 10cm).
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp lấy mẫu ở thực địa
Mẫu đất được thu từ độ sâu 0 10 cm (từ mặt đất) với kích thước mỗi
mẫu là (5x5x10) cm. Mẫu thảm lá (tầng 0): Thu tất cả các thảm lá, vụn lá trên
mặt đất với kích thước (20 x 20) cm. Mẫu rêu thu ở độ cao từ 0 100 cm (từ
mặt đất): thu tất cả các thảm rêu từ độ cao 0 100 cm trên thân cây hay quanh
gốc cây, với mỗi mẫu có trọng lượng từ 250g đến 500g.

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

11


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Các mẫu định lượng của đất, lá, rêu đều được thu lặp lại 5 lần cho mỗi
đợt điều tra và cho vào túi polyetylen, bên trong có ghi đầy đủ các thông số:
ngày tháng, địa điểm, kiều sinh cảnh và buộc chặt.
Trong khi thu mẫu, còn mang theo sổ thực địa ghi nhật kí thu mẫu.
2.4.2 .Phương pháp tách lọc mẫu động vật.

Các mẫu đất sau khi thu ở thực địa về, chúng tôi tiến hành tách Chân
khớp bé ra khỏi đất theo phương pháp phễu lọc "Berlese - Tullgren" dựa theo
tập tính hướng đất dương và hướng sáng âm của động vật đất [16].
Dụng cụ lọc mẫu gồm có:
- Rây lọc: Hình trụ, thành là vành kim loại, đường kính 15 cm, cao
4cm, lưới lọc bằng sợi nilon, kích thước mắt lưới 1.5x1.5mm.
- Phễu lọc: Bằng thuỷ tinh, cao 30cm, đường kính miệng là 18cm,
đường kính vòi là 1.0cm.
- Giá gỗ: Để phễu.
- ống nghiệm chứa dung dịch formon 4% bên trong có nhẵn ghi ngày,
tháng, năm thu mẫu, nơi thu mẫu, tầng đất.
Cách tiến hành đặt mẫu:
- Trước khi đặt mẫu phải vệ sinh sạch sẽ phễu lọc, rây lọc, ống nghiệm
không cho bụi và các vật khác bám vào.
- Mẫu đất được rải đều lên rây lọc, rây để lên phễu được đặt trên giá,
đáy phễu có gắn ống nghiệm nhỏ có chứa formon và đựng nhãn. Các mẫu bị
khô dần từ lớp mặt và Chân khớp bé chui dần xuống lớp sâu hơn, chui qua lưới
lọc, rơi vào phễu và trượt theo thành bình rơi vào ống nghiệm.
- Sau 7 ngày đêm, thu các ống nghiệm nhỏ gắn dưới đáy phễu lại, dùng
bông không thấm nước nút kín ống nghiệm và dùng dây chun bó các ống
nghiệm cùng tầng và cùng sinh cảnh với nhau rồi cho vào lọ nhựa có chứa
formon, có nhãn chung để khi phân tích không bị hỏng mẫu và nhầm lẫn [16].

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

12


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

2.4.3 Xử lý, phân tích mẫu và số liệu
Đặt giấy lọc có chia ô lên phễu lọc, đổ dung dịch có chứa trong ống
nghiệm lên tờ giấy lọc đó. Tráng lại nhiều lần bằng nước cất để tránh sót mẫu.
Sau khi đã lọc hết nước, đặt các tờ có chứa mẫu vào đĩa petri và tiến hành
phân tích dưới kính hiển vi. Dùng kim phân tích nhặt từng cá thể động vật để
tập trung lại một góc của đĩa petri, nhận dạng và ghi số lượng từng nhóm vào
sổ nhật ký phòng thí nghiệm. Tất cả các mẫu phân tích sau khi được ThS.Đào
Duy Trinh kiểm tra, sẽ được cho vào ống nghiệm nhỏ có chứa dung dịch định
hình, trong có nhãn ghi địa điểm, thời gian, sinh cảnh tầng đất rồi nút bằng
bông không thấm nước.
Trong khi phân tích mẫu, chúng tôi đã tách riêng một số nhóm động vật
và tính toán số lượng của từng nhóm, cụ thể như sau:
Với Acarina, chúng tôi tách ra 4 nhóm phân loại:
- Oribatei (kí hiệu là: O).
- Gamasina (kí hiệu là: G).
- Uropodina (kí hiệu là: U).
- Acarina khác ( bao gồm các nhóm Ve bét còn lại, ngoài 3 nhóm
trên, kí hiệu là: A#).
Với Collembola, chúng tôi tách ra 3 nhóm phân loại:
- Poduromorpha (kí hiệu là: P).
- Entomobryomorpha (kí hiệu là: E).
- Symphypleona (kí hiệu là: S).
Với Microarthropoda khác, chúng tôi tách thành 4 nhóm phân loại:
- Chân đều (kí hiệu là: Cđ).
- Nhiều chân (kí hiệu là: Nc).
- Nhện (kí hiệu là: N).
- Côn trùng và ấu trùng côn trùng (kí hiệu là: Atct).


Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

13


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Số liệu trong các bảng đã được tính toán, quy ra tính mật độ trung bình
của từng nhóm trên 1m2 (hay số lượng cá thể trung bình/m2) đối với mẫu đất,
mẫu thảm lá và mật độ trung bình của từng nhóm trên 1kg (hay số lượng cá
thể trung bình/kg) đối với mẫu rêu.
2.5. Vài nét về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu
2.5.1 Vị trí địa lý, địa hình, đất đai
Vườn Quốc gia Xuân Sơn có tổng diện tích là 15048 ha, trong đó khu
bảo vệ nghiêm ngặt 11148 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 3000 ha và 900 ha
dành cho phân khu hành chính, dịch vụ [15].
Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm chủ yếu trên địa bàn xã Xuân Sơn, thuộc
huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, tiếp giáp với hai tỉnh Hoà Bình và Sơn La.
Có toạ độ địa lý 2105 21011 vĩ độ Bắc, 104050 104058 kinh độ Đông [15].
Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm ở cuối dãy núi Pulông, với khoảng 40%
tổng diện tích đất đai phân bố độ cao trên 700 m. Phía Tây Bắc khu bảo tồn
thiên nhiên là dãy núi cấm, với đỉnh cao khoảng 1140 m, còn phía Tây Nam là
dãy núi Voi với hai đỉnh Voi và Ten, tương ứng cao khoảng 1390 m và 1250
m, dọc Đông Bắc là dãy núi đất, nằm cao trung bình 0 700 m, với hai hệ
thống sông suối chính là Thanh và Chiềng [15].
2.5.2 Khí hậu
Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm và mưa nhiều theo
mùa. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Miền Bắc của Việt Nam có mùa hè nóng,

ẩm và lượng mưa lớn, mùa đông ít mưa và khá lạnh do chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc mùa xuân có mưa phùn.Vườn Quốc gia Xuân Sơn cũng mang
những đặc trưng của khí hậu Việt Nam [15].

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

14


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2.5.3 Tài nguyên sinh vật
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường sống của con
người. ở Việt Nam, rừng nhiệt đới đa dạng và phong phú. Đây là một kho tài
nguyên sinh vật quý báu chứa một hệ sinh vật vô cùng phong phú gồm nhiều
loại động vật, thực vật quý hiếm trong đó có hệ động vật đất. Đặc biệt Vườn
Quốc gia Xuân Sơn cũng mang nhiều đặc điểm của rừng nhiệt đới Việt Nam,
có nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển của sinh vật [15].
Vườn Quốc gia Xuân Sơn tuy có diện tích không lớn, nhưng có mức độ
đa dạng cao cả về hệ động vật và thực vật.
Các kết quả nghiên cứu về khu hệ động, thực vật của vườn cho thấy:
- Hệ thực vật nơi đây có 465 loài bậc cao thuộc 311 chi,105 họ với
nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao: lát, sến mật, chò chỉ, nghiến, củ
dòm, rau sắng, dây ngót, rùng...[15].
- Hệ động vật có 282 loài động vật có xương sống, trong đó có 23 loài
lưỡng cư, 30 loài bò sát, 168 loài chim và 61 loài thú. Có 46 loài quý hiếm có
tên trong sách đỏ Việt Nam và 18 loài có tên trong sách đỏ thế giới [15].
2.5.4 Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá và giáo dục của cộng đồng dân cư tại
Vườn Quốc gia Xuân Sơn có 5 xóm với 181 hộ, 1.039 người ở, 2 dân tộc
Mường và Dao. Nhìn chung, điều kiện kinh tế xã hội các xã vùng đệm còn lạc
hậu, nghèo nàn, diện tích nông nghiệp ít, đời sống người dân còn rất nhiều
khó khăn [15].
Như vậy, với số lượng loài thực vật và động vật rất phong phú và đa
dạng, Vườn Quốc gia Xuân Sơn quả là một bảo tàng tự nhiên vô giá. Do đó
chúng tôi đã lựa chọn địa điểm này, đặc biệt là đai cao địa lý (thuộc núi Ten)
để nghiên cứu.

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

15


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Hinh 1. Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ [15].

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

16


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp


Chương 3. kết quả nghiên cứu

3.1. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân khớp bé theo
tầng phân bố ở đai cao 300-600m.
3.1.1. Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân khớp bé
3.1.1.1. Cấu trúc mật độ
Bảng 1 và biểu đồ 1 là các số liệu về cấu trúc mật độ của quần xã Chân
khớp bé ở đai cao 300- 600m bao gồm: Acarina, Collembola và Microarthropoda
khác. Qua bảng 1 và biểu đồ 1 ta nhận thấy:
ở tầng rêu: Trong tổng số Microarthropoda (8263 cá thể/kg), Acarina
chiếm số lượng cao nhất (4302 cá thể/kg), sau đó là Microarthropoda khác
(2943 cá thể/kg), thấp nhất là Collembola (1018 cá thể/kg).
ở tầng thảm lá: Trong tổng số Microarthropoda (1970 cá thể/m2),
Acarina chiếm số lượng cao nhất (950 cá thể/m2), sau đó là Microarthropoda
khác (590 cá thể/m2), thấp nhất là Collembola (430 cá thể/m2).
ở tầng đất: Trong tổng số Microarthropoda (10520 cá thể/m2), nhóm
Microarthropoda khác chiếm số lượng cao nhất (9360 cá thể/m2) chứ không
phải như tầng thảm lá và tầng rêu, sau đó là Acarina (760 cá thể/m2), thấp
nhất là Collembola (400 cá thể/m2).
3.1.1.2. Tỷ lệ thành phần
Bảng 1 và biểu đồ 2 là các số liệu về tỷ lệ thành phần của quần xã Chân
khớp bé. Qua bảng 1 và biểu đồ 2 cho ta thấy:
ở tầng rêu: Acarina chiếm tỷ lệ cao nhất (52,1%), sau đó là Microarthropoda
khác (35,6%), thấp nhất là Collembola (12,3%).
ở tầng thảm lá: Acarina vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (48,2%), sau đó là
Microarthropoda khác (30%) và thấp là Collembola (21,8%).

Đặng Thị Hải Lớp K32B Sinh

17



×