Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Luận văn sư phạm Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống đậu xanh trồng vụ hè 2009 trên đất Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.15 KB, 51 trang )

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
VŨ THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ
GIỐNG ĐẬU XANH TRỒNG VỤ HÈ
2009 TRÊN ĐẤT CAO MINH – PHÚC
YÊN – VĨNH PHÚC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học
Th.s Dương Tiến Viện

HÀ NỘI – 2010
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
1


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp em đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của các thầy,cô giáo trong khoa Sinh – KTNN, đặc biệt là các
thầy, cô trong tổ KTNN Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới
Th.S Dương Tiến Viện, người đã tận tình giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô công tác
trong Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khoá
luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, xin được gửi lời biết ơn chân thành tới gia đình và bạn bè,
những người đã động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài của em còn nhiều
hạn chế, thiếu sót em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các
bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, Tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Hạnh

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
2


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2


Khoa Sinh - KTNN

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng
suất của một số giống đậu xanh trồng vụ hè 2009 trên đất Cao Minh – Phúc
Yên – Vĩnh Phúc” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và do chính bản thân tôi
thực hiện.
Người thực hiện
Vũ Thị Hạnh

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
3


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3
Chương I: Tổng quan tài liệu
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam . 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ............................................................................ 4
1.1.2. Tình hình sản xuất ................................................................................ 6
1.2. Giống ...................................................................................................... 9

1.3. Giá trị dinh dưỡng ................................................................................. 10
1.4. Yêu cầu sinh lý – sinh thái của cây đậu xanh ......................................... 14
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 16
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 16
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
2.3.1. Đất thí nghiệm .................................................................................... 16
2.3.2. Bố trí thí nghiệm................................................................................. 16
2.4. Quy trình kỹ thuật.................................................................................. 17
2.4.1. Mật độ, khoảng cách........................................................................... 17
2.4.2. Bón phân .............................................................................................. 7
2.4.3. Phòng trừ sâu, bệnh ............................................................................ 17
2.4.4. Chăm sóc ruộng đậu xanh................................................................... 18
2.4.5. Thu hoạch ........................................................................................... 19
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 19
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
4


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

2.5.1. Các chỉ tiêu hình thái .......................................................................... 19
2.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển ..................................................... 19
2.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ...................................... 21

2.6. Phương pháp sử lý số liệu...................................................................... 21
Chương III: Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh ........................................... 22
3.1.1. Đặc điểm thân cành, lá ....................................................................... 22
3.1.2. Đặc điểm hoa, quả, hạt ....................................................................... 24
3.1.3. Đặc điểm của bộ rễ ............................................................................. 25
3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống đậu xanh .................. 25
3.2.1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh ...................... 25
3.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính ........................................ 30
3.2.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu xanh ......................... 31
3.2.4. Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu xanh ............................ 33
3.3. Khả năng chống chịu của các giống đậu xanh........................................ 35
3.3.1. Mức độ nhiễm sâu, bệnh ..................................................................... 35
3.3.2. Khả năng chống đổ ............................................................................. 37
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đậu xanh38
3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu xanh38
3.4.1.1. Tổng số quả trên cây........................................................................ 39
3.4.1.2. Tỷ lệ đậu quả ................................................................................... 39
3.4.1.3. Khối lượng 1000 hạt ........................................................................ 39
3.4.2. Năng suất của các giống đậu xanh ...................................................... 40
Chương IV: Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận ................................................................................................. 42
4.2. Đề nghị .................................................................................................. 42
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 44
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
5



Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh .................................. 22
Bảng 3.2: Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu xanh ................... 26
Bảng 3.3: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu xanh ....................... 29
Bảng 3.4: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu xanh
..................................................................................................................... 30
Bảng 3.5: Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu xanh .............. 32
Bảng 3.6: Khối lượng tươi và khô của các giống đậu xanh ........................... 34
Bảng 3.7: Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu xanh ................... 36
Bảng 3.8: Khả năng chống đổ của các giống đậu xanh ................................. 38
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu xanh ............... 39
Bảng 3.10: Năng suất của các giống đậu xanh .............................................. 40
Hình 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu xanh
..................................................................................................................... 31
Hình 3.2: Năng suất của các giống đậu xanh ................................................ 41

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
6


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Cây đậu xanh có tên khoa học Vigna radiata L.ilczek, thuộc họ đậu
Leguminoseae có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á, được trồng nhiều ở Đông
Nam Á, Australia, Tây Ấn Độ và Đông Châu Phi[14].
Lịch sử trồng đậu xanh ở Việt Nam đến nay chưa đủ nguồn xác định,
xong theo “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thì cây đậu xanh ở nước ta
được trồng từ lâu đời.
Ngày nay, cây đậu xanh được trồng rộng rãi khắp trong nước từ các
vùng đồng bằng, trung du đến miền núi, đã góp phần đáng kể nâng cao đời
sống vật chất sức khoẻ của con người.
Đậu xanh là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng và kinh
tế cao. Đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh
nhiệt, mát gan, giải được trăm thứ độc, chữa lở loét, làm sáng mắt, hạ huyết
áp, bổ dạ dày[16].
Hạt đậu xanh chứa nhiều chất bổ dưỡng , giàu protein, dễ tiêu hoá với
hệ số đồng hoá cao. Hàm lượng Protein có thể đạt tới 24% khối lượng khô
của hạt. Ngoài ra, đậu xanh cũng rất giàu các thành phần dinh dưỡng khác
như: cacbonhidrat 56,7%, lipit 1,3%, các chất khoáng (Ca,Fe,P,Na,Mg,K…)
3,5%, các Vitamin (B1,B2 và các Vitamin khác) 0,03%. Protein ở đậu xanh
không chỉ có giá trị về hàm lượng mà còn về chất lượng vì trong thành phần
có chứa đầy đủ các axit amin không thay thế như: Lizin, Methionin,
Triptophane,… Đặc biệt, dùng protein của đậu xanh trộn với protein của hạt
một số cây khác như: gạo, đậu tương, đậu đen…để chế biến bột dinh dưỡng
chất lượng cao làm thức ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Người thường
xuyên ăn đậu xanh và chế phẩm từ đậu xanh huyết áp của họ sẽ thấp. Trong
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
7



Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

đậu xanh còn có thành phần hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cho cơ thể
phòng chống xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công
hiệu bảo vệ gan và giải độc. Do vậy, đậu xanh không những là thực phẩm quý
cung cấp cho con người và vật nuôi mà nó còn là nguồn nguyên liệu cho
ngành công nghiệp thực phẩm. Các sản phẩm được chế biến từ đậu xanh dễ
tiêu thụ và ít bị biến động về giá cả nên rất thích hợp với việc tiêu dùng và
xuất khẩu [16].
Cây đậu xanh còn có một vị trí quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa
cũng như góp phần cải tạo và sử dụng lâu bền tài nguyên đất đai nhờ có hệ vi
khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với rễ có khả năng cố định đạm tự do bổ
sung cho cây, đồng thời trả lại một lượng đạm không nhỏ cho đất làm cho đất
trở nên tơi xốp, màu mỡ hơn, không gây ô nhiễm môi trường và chai cứng
đất.
Theo Hut-Men thì lượng đạm này khoảng từ 30-70kg N/ha. Theo Prencs
(1977) thì có thể lên đến 100kg N/ha. Thân, lá đậu xanh được dùng làm phân
xanh.
Cây đậu xanh có lịch sử nghiên cứu trồng trọt lâu đời ở Châu Âu,
nhưng chỉ sau năm 1970 loại cây trồng này mới được quan tâm nhiều hơn
trong nghiên cứu và định hướng phát triển.
Gần đây tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến đậu xanh đang có chiều
hướng gia tăng liên quan đến việc tạo giống mới, ngắn ngày, năng suất cao
thích ứng rộng…đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong mô hình tăng
vụ, thâm canh tăng năng suất.
Ở Việt Nam đậu xanh được gieo trồng từ rất lâu, song với vai trò là cây

trồng phụ nhằm tận dụng đất đai và lao động nên diện tích trồng cây đậu xanh
từ năm 1983 đến nay đã tăng nhanh nhưng năng suất và sản lượng lại tăng
chậm và không liên tục. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đậu xanh của
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
8


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

chúng ta hiện nay là: Đậu xanh được trồng chủ yếu trên đất xấu, thiếu giống
phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau, trình độ thâm canh và đầu tư còn
thấp, chưa được chú trọng từ khâu chọn giống tốt, xác định thời vụ gieo trồng
thích hợp, chăm sóc, xới xáo…chưa có tính khoa học. Mặt khác đậu xanh có
đặc điểm chín rải rác, gây khó khăn cho việc thu hoạch. Đó cũng là nguyên
nhân hạn chế mở rộng diện tích trồng đậu xanh. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất
và sử dụng đậu xanh ngày càng cao của con người, nhiều nhà khoa học đã đầu
tư nghiên cứu chọn tạo giống mới và các biện pháp thâm canh, cùng với sự
quan tâm của nhà nước trong công tác nhập nội nguồn gen đậu xanh nên đã
tạo ra nhiều giống đậu xanh cho năng suất khá cao. Vì vậy, để mở rộng diện
tích trồng đậu xanh, cùng với công tác tạo giống thì việc nghiên cứu để chọn
giống thích hợp với từng vùng sinh thái khác nhau là việc làm có ý nghĩa thực
tiễn sâu sắc. Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn và tiến hành đề tài :
“ Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu
xanh trồng vụ hè 2009 trên đất Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích của đề tài:
Trong quá trình trồng và nghiên cứu về các giống đậu xanh ở điều kiện

sinh thái tương tự chọn ra các giống đậu xanh có triển vọng cho năng suất cao
góp phần làm phong phú thêm nguồn giống đậu xanh cho địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu
xanh (năng suất, sức chống chịu…) để lựa chọn ra một số giống có khả năng
thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương và cho năng suất cao
nhất.

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
9


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở Việt
Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu
Cây đậu xanh là cây đậu đỗ quan trọng đứng hàng thứ ba sau đậu nành
và đậu phộng (hai loại cây công nghiệp ngắn ngày). Đậu xanh có nguồn gốc
từ Ấn Độ và Trung Á, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, là
cây trồng khá quen thuộc ở Châu Á và rất phổ biến ở nước ta.
Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích
nghi với các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Khu vực Đông và Nam Châu Á,
cây đậu xanh được trồng nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan,
Bangladesh, Srilanka, Nepal, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Mianma,

Inđonexia; hiện nay đã được phát triển tại một số quốc gia ở vùng ôn đới, ở
Châu Úc, lục địa Châu Mỹ. Năm 1972 đậu xanh được xác định là cây trồng
chính của Trung tâm nghiên cứu rau quả Châu Á (AVRDC) đóng tại Đài
Loan [13].
Do vị trí quan trọng của đậu xanh trong hệ thống cây trồng nên gần đây
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên đối tượng đậu xanh ở trong nước và
thế giới.
Dựa vào đặc điểm nông sinh học của đậu xanh rất thích hợp trong hệ
thống đa canh với nhiều cây trồng nên có nhiều nghiên cứu về lựa chọn
những cây trồng xen, trồng gối, trồng luân canh nhằm tận dụng tối đa năng
suất cây trồng.

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
10


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Tại Srilanca năm 1987 thí nghiệm về trồng xen đậu xanh với sắn, ngô,
khoai tây đã cho một hiệu quả kinh tế rất lớn. Ở Việt Nam kĩ thuật này đã
được áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long và cũng cho một kết quả khá khả
quan[14].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả Châu Á (AVRDC) đã có
tập đoàn đậu xanh lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong đó có
giống cho năng suất 18 – 25 (tạ/ha và thâm canh có thể đạt gần 40 (tạ/ha)[15].
Mặt khác, giá trị sinh học của đậu xanh rất quan trọng, Bressani (1973)

cho rằng phân đạm mà cơ thể cây đậu xanh hấp thụ và giữ lại được là 40,66%
nên có tác dụng rất tốt trong cải tạo, bồi dưỡng đất vì sau khi trồng đậu xanh
đất được tơi xốp và tăng được một lượng đạm khoảng 30 – 70 kg/ha (Hutman,
1862).
Tuy nhiên, năng suất của cây đậu xanh rất thấp, khoảng 6 – 8 tạ/ha vì
chưa được đầu tư đúng mức nên gần đây nhiều nước đã chọn được giống cho
năng suất bình quân 10 – 12 (tạ/ha) với các ưu điểm là hạt to, màu đẹp, thời
gian sinh trưởng ngắn, chín tập trung, chống chịu một số sâu bệnh hại chính.
Ngày nay, các nhà chọn giống đang nghiên cứu tạo ra giống đậu xanh
có thể cải thiện năng suất và tính kháng bệnh[12]. Ấn Độ có 22 trung tâm
khắp cả nước nghiên cứu về cây đậu xanh. Thái Lan cũng có nhiều trung tâm
và các viện trường tham gia nghiên cứu về cây đậu xanh.
Ở Việt Nam, chương trình đậu đỗ cấp Nhà Nước cũng được thành lập
từ năm 1986 và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các cơ sở đậu đỗ như: Viện
Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Ngô Việt Nam đã tiến hành
nhiều nghiên cứu khác nhau về cây đậu xanh.
Nhìn chung, các nghiên cứu tập trung vào công tác giống đậu xanh có
năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng thích ứng với các điều kiện sinh
thái khác nhau[5, 10]. Một số tác giả đề cập đến việc lựa chọn các giống đậu
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
11


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

xanh có khả năng chín tập trung, đưa ra các phương pháp thu hoạch khác

nhau để giảm bớt công sức và thời gian thu hái[14].
Qua kết quả nghiên cứu của Lê Khả Tường đã đưa ra một số phương
trình hồi quy về sự tương quan giữa số quả trên cây với năng suất. Nếu số
quả/cây đạt 20 – 22 quả thì đây thường là giống có năng suất cao, ra hoa 2
đợt. Nếu số quả/ cây nhiều hơn 22 thì thường là giống ra hoa 3 đợt hoặc hơn,
nhưng năng suất không cao, quả những lứa sau thường ngắn, hạt nhỏ, lép[11].
1.1.2. Tình hình sản xuất
Theo kết quả điều tra của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả
Châu Á (AVRDC) năm 1986: hàng năm trên thế giới có ít nhất 23 nước sản
xuất đậu xanh. Trong đó Banglades, Ấn Độ, Pakistan, Philippin, Srilanca, Đài
Loan, Thái Lan được coi là các trọng điểm về diện tích, năng suất và sản
lượng.
Ấn Độ là nước trồng đậu xanh với diện tích lớn nhất trên Thế Giới, tiếp theo
là Thái Lan, Pakistan, Philippin, Banglades, Srilanca…
Về năng suất, Thái Lan xếp thứ nhất sau đó là Triều Tiên, Srilanca,
Banglades, Philippin, Đài Loan, Pakistan và Ấn Độ.
Về sản lượng thì Ấn Độ vẫn là thứ nhất tiếp theo là Thái Lan,
Pakistan…
Về năng suất, diện tích và sản lượng đậu xanh hàng năm đều có xu
hướng tăng trưởng mạnh. Tại Srilanca tăng 30% trong 5 năm, 38% sản
lượng/năm, 5,55% năng suất/năm.
Với Việt Nam, đậu xanh đã được trồng lâu đời, khắp nơi trong cả nước,
nhưng bị xem là cây trồng phụ tận dụng đất đai, lao động nên năng suất rất
khiêm tốn. Đậu xanh chiếm diện tích khoảng 40 nghìn ha, năng suất trung
bình 6 – 7 (tạ/ha) [14].

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
12



Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Các nhà tuyển chọn giống đậu xanh đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận với nhiều giống mới như: ĐX – 044, ĐX – 06, ĐX – 92 – 1, V87 –
13, HL89 – E3, V91 – 15…là những giống ngắn ngày, chín tập trung cho
năng suất khi thâm canh đạt 15 – 17 (tạ/ha).Tiềm năng năng suất đậu xanh
của chúng ta khá lạc quan. Tuy nhiên vì là cây chống đói, lấp vụ, xen canh
nên ít được đầu tư đúng mức, vì vậy cần thiết phải xây dựng quy trình kỹ
thuật thâm canh tổng hợp để trong tương lai gần Việt Nam sẽ đứng đầu về
kinh nghiệm canh tác đậu xanh.
Như vậy có thể xem đậu xanh là cây trồng dân dã nhưng giá trị kinh tế
cao vì là nguồn thực phẩm có nhiều dinh dưỡng, đa dạng trong đời sống, thích
hợp với tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài hạt, lá non và ngọn của cây
đậu xanh có thể làm rau, muối dưa; thân lá đậu xanh làm thức ăn chăn nuôi.
Từ năm 1983, diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh tăng nhưng
chậm và không liên tục. Năng suất đậu xanh thời kỳ 1981 – 1985 là 5,5
(tạ/ha), 1986 – 1991 là 5,9 (tạ/ha). Năm 1999 là năm có năng suất cao nhất:
8,2 (tạ/ha) nhờ sự chuyển đổi giống mới. Năng suất đậu xanh ở các tỉnh phía
Nam thường cao hơn các tỉnh phía Bắc, một số vùng ở An Giang, Đồng Tháp,
Hậu Giang đã đạt gần 20 (tạ/ha) trong vụ Đông Xuân vì có nhiều điều kiện
thích hợp cho canh tác đậu xanh (Phạm Văn Thiều).
Từ đó rút ra những yếu tố làm hạn chế năng suất đậu xanh là [15].
 Giống sử dụng là các giống cũ của địa phương không được chọn
lọc.
 Đậu xanh thường được trồng trên đất xấu không thể trồng cây lương
thực vì thiếu nước, đất tranh thủ, trồng xen, gối với các loại cây

trồng khác nên không có điều kiện thâm canh.
 Quan niệm là cây trồng phụ nên được mùa là tốt nếu không cũng ít
quan tâm bằng cây trồng chính vì thế tất cả các khâu chọn giống,
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
13


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

chăm sóc, xới xáo, tưới nước, bảo vệ thực vật không đúng phương
pháp khoa học.
 Nông dân nghèo vùng sâu, vùng xa còn thiếu thông tin, chưa có điều
kiện tiếp cận những thành tựu về cây đậu xanh.
Tuy có những thành tựu lớn về giống, về giá trị kinh tế. Nhưng diện
tích trồng đậu xanh vẫn còn hạn chế so với các cây họ đậu khác (đậu nành,
đậu phộng). Hầu hết diện tích trồng đậu xanh trong nước đều nhỏ lẻ, manh
mún, thường được trồng xen, gối vụ với các cây trồng khác. Một số nguyên
nhân ảnh hưởng đến sự phát triển diện tích canh tác đậu xanh:
1. Năng suất đậu xanh còn hạn chế so với năng suất các cây trồng
khác (điển hình là đậu nành) trên cùng một diện tích.
2. Đậu xanh khá mẫn cảm với một số loại sâu bệnh nên chi phí cho
thuốc bảo vệ thực vật còn cao.
3. Công đoạn thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn, thường thì thu
hoạch từ 2 – 4 lần, nên gặp khó khăn về công lao động (lao động
nông thôn hiện nay rất khan hiếm).
4. Chưa có cơ giới hoá trong công đoạn thu hoạch đậu xanh, hiện

nay công đoạn thu hoạch và tách hạt thường chỉ thực hiện thủ
công, rất khó khăn cho việc trồng với diện tích lớn.
Trong thời gian gần đây do ngày càng nhận thấy vai trò, ý nghĩa của
cây đậu xanh, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên đối tượng đậu xanh, các
vấn đề nghiên cứu tập trung vào việc chọn giống , nâng cao tính chống chịu
của cây, nâng cao năng suất, phẩm chất đậu xanh…Luận án tiến sĩ của Lê
Khả Tường đã đề cập đến việc đánh giá và tuyển chọn một số giống đậu xanh
có khả năng thích ứng với vụ Thu Đông ở đồng bằng Bắc Bộ [13]. Công trình
nghiên cứu về cây đậu xanh của Trần Đình Long – Lê Khả Tường 1998 [5],
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
14


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

nghiên cứu của Phạm Văn Thiều năm 2002 về cây đậu xanh - kỹ thuật trồng
và chế biến cây đậu xanh nhằm khuyến khích việc trồng và tiêu thụ sản phẩm
[11]. Về vai trò của các nguyên tố khoáng có công trình nghiên cứu ảnh
hưởng của Môlipden đến một số chỉ tiêu sinh hoá và năng suất của cây đậu
xanh trên đất bạc màu Mê Linh – Vĩnh Phúc - Luận án thạc sĩ của Điêu Mai
Hoa [1]. Công trình nghiên cứu khả năng chịu hạn của cây đậu xanh năm
1999 của Nguyễn Xuân Thành [10]…
Các nghiên cứu đã làm rõ được đặc tính sinh lý của cây đậu xanh, cho
thấy rõ ảnh hưởng của các nhân tố khoáng đến cây đậu xanh và đã tuyển chọn
được những giống tốt sử dụng cho sản xuất đại trà.
1.2. Giống:

Có thể coi đậu xanh có 2 nhóm giống: Nhóm giống địa phương và
nhóm giống cải tiến.
1.2.1. Nhóm giống địa phương:
Là những giống đã được trồng từ lâu đời ở nước ta. Tên giống thường
căn cứ vào màu sắc và dạng hạt. Ví dụ: đậu mốc (vỏ hạt mốc), đậu da tre (hạt
màu da tre), đậu tiêu (hạt nhỏ như hạt tiêu), đậu mỡ (hạt bóng mỡ). Những
giống hạt mốc thường nhỏ nhưng phẩm chất ngon. Hạt đậu mỡ to hơn, năng
suất cao hơn đậu mốc nhưng phẩm chất kém, giá trị thương phẩm thấp. Điểm
nổi bật là các giống địa phương đều thuộc nhóm năng suất thấp, không chịu
phân, dễ lốp đổ.
1.2.3. Nhóm giống cải tiến:
Là những giống nhập nội trong thời gian gần đây hoặc những giống lai
tạo trong nước từ các giống bố mẹ có đặc điểm nông học tốt. Đặc điểm chung
của nhóm giống cải tiến là sinh trưởng khoẻ, chịu phân bón và có tiềm năng
năng suất cao (15 - 20 tạ/ha), phẩm chất tốt (các giống có hạt bóng mỡ cũng
có chất lượng hạt cao - chất lượng hạt không phụ thuộc vào màu sắc vỏ hạt),
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
15


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

hạt to (khối lượng 1.000 hạt đạt trên 50 g). Đặc điểm sinh trưởng quan trọng
là tầng quả thường vượt trên tầng lá vì vậy dễ chăm sóc quả và dễ thu hái.
Trong sản xuất hiện nay, nhóm giống cải tiến đang được phổ biến nhanh với
các giống như ĐX.044, No.9, VN.93.1, T135 ĐX - 044, ĐX - 06, ĐX - 92-1,

V87 - 13, HL 89 – E3 -E3, V91 – 15. Thực tế sản xuất đậu xanh cho thấy
rằng: Muốn đậu xanh trở thành cây kinh tế nhất thiết phải sử dụng các giống
cải tiến trên.
Chọn giống đậu xanh cũng còn cần phải căn cứ vào mục đích sử dụng.
Đậu để làm giá đỗ yêu cầu giống có hạt nhỏ, kích thước hạt đồng đều, sức
sống của hạt khoẻ. Đậu làm hàng xáo và các chế biển khác chỉ cần có năng
suất cao, chất lượng hạt ngon, bở để dễ chế biến [2].
1.3. Giá trị dinh dưỡng
Về phương diện dinh dưỡng, hạt đậu xanh có chứa nhiều dưỡng chất
như; protein (21 – 24 %), lipid (1 – 4 %), đường bột (57 – 58 %) và hàm
lượng chất sắt rất cao (6 mg/100 g hạt khô). Vì thế hạt đậu xanh có thể được
sử dụng làm bột dinh dưỡng cho người hoặc thức ăn bổ sung cho gia súc [8].
Hạt đậu xanh là 1 loại nông sản quen thuộc được dùng rộng rãi trong
nhân dân để làm thực phẩm như các loại bánh (bánh tét, bánh đậu xanh, bánh
chưng...),chè, xôi, cháo...Đặc biệt hạt đậu xanh dùng để ủ giá được sử dụng
nhiều nhất trong nhân dân.
Giá đậu là 1 loại rau truyền thống ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Nó
là thành phần của nhiều món ăn như: phở, cháo, hủ tiếu...Giá đậu được tạo ra
một cách rất đơn giản, nó không đòi hỏi cần đất và không khí nhiều như
những hạt rau khác. Giá đậu chỉ cần nước và chum vại hay lu kiệu (để chứa
hạt đậu cần được làm giá) là sau 4 - 8 ngày là hạt đậu mọc thành giá đậu. Quá
trình làm giá đậu rất đơn giản nên có thể áp dụng cho mọi tầng lớp nhân dân
nhất là dân nghèo muốn tìm thêm thu nhập.
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
16


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2


Khoa Sinh - KTNN

Giá đậu xanh có đủ các chất dinh dưỡng, nhiều vitamin C và E, lượng
calo thấp. Giá thường được dùng cho người bị viêm thanh quản mất tiếng, vận
động thể thao bị mỏi cơ, người béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, cao
huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol máu cao, hiếm muộn, dễ xảy thai. Do
có nhiều vitamin A, C, E nên giá đậu xanh còn khử gốc tự do, chống lão hóa,
chống ung thư (đặc biệt là ung thư vú, ung thư trực tràng) thoái hóa khớp, một
số bệnh nan y như Parkinson, Alzheimer (sa sút trí tuệ người cao tuổi).
Một số tài liệu nước ngoài viết: giá đậu là phương thuốc chống lão hóa
rất tốt. Các bạn gái quan tâm đến sắc đẹp hãy nhớ đến giá vì nó tập hợp các
chất chống ôxy hóa. Ăn giá hằng ngày sẽ thấy da mặt tươi sáng hơn. Giá đậu
giàu protein (hạt chứa 40%, gần bằng thịt sữa) nên là món ăn chay tốt. Chất
béo trong giá không gây đầy bụng, và cung cấp chủ yếu axít béo cần cho tế
bào não nên là món ăn tốt cho người làm việc nhiều về trí óc. Axít béo thực
vật này cộng hưởng với các chất khác trong giá sẽ giảm nhiều cholesterol
trong máu nên được chỉ định cho các bệnh có liên quan đến cholesterol cao
[16].
Một số thành phần dinh dưỡng trong hạt đậu xanh:

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
17


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


1,00 X 1

1,00 X 1
Dinh dưỡng

Đơn

tách

vị

-------

Dinh dưỡng

Đơn vị

tách
------202g

202g
Vitamin A,

Thành phần

IU

IU


48

Nước

g

146,77

Vitamin E

mg

0,30

Năng lượng

kcal

212

Vitamin K

mcg

5,5

Năng lượng

kj


891

Amino acids

Protein

g

14,18

Tryptophan

g

0,154

Chất béo

g

0,77

Threonine

g

0,465

Tro


g

1,60

Isoleucine

g

0,600

Carbohydrate

g

38,68

Leucine

g

1,099

Chất xơ

g

15,4

Lysine


g

0,990

Đường tổng số

g

4,04

Methionine

g

0,170

Cystine

g

0,125

Phenylalanine

g

0,858

Khoáng chất
Calcium, Ca


mg

55

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
18


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Iron, Fe

mg

2,83

Tyrosine

g

0,424

Magnesium, Mg

mg


97

Valine

g

0,735

Phosphorus, P

mg

200

Arginine

g

0,994

Potassium, K

mg

537

Histidine

g


0,414

Sodium, Na

mg

4

Alanine

g

0,624

Zinc, Zn

mg

1,70

Aspartic acid

g

1,640

Copper, Cu

mg


0,315

Glutamic acid

g

2,537

Manganese, Mn

mg

0,602

Glycine

g

0,568

Selenium, Se

mcg

5,0

Proline

g


0,652

Serine

g

0,699

mcg

28

Vitamins
Vitamin C

mg

2,0

Thiamin

mg

0,331

Riboflavin

mg


0,123

Niacin

mg

1,166

Pantothenic acid

mg

0,828

Vitamin B-6

mg

0,135

Chất khác
Carotene,
beta

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
19



Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

1.4. Yêu cầu sinh lý – sinh thái của cây đậu xanh.
- Nhiệt độ: Cây đậu xanh có nguồn gốc từ Nhiệt đới và Á nhiệt đới nên
yêu cầu nhiệt độ cao để nảy mầm, sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ bình
quân là 230C đến 250C và lượng mưa từ 1300 mm đến 1500 mm là rất thuận
lợi cho sự sinh trưởng và phát triển và phát triển của cây đậu xanh. Ở điều
kiện nhiệt độ từ 220C đến 300C cây đậu xanh sẽ phát triển tốt rễ, thân, lá và
hoa. Cho nên ở phía Bắc vụ đậu xanh hè nhờ có nhiệt độ cao, có mưa, đủ ẩm.
Cây sinh trưởng và phát triển tốt, ra nhiều hoa, quả hơn trong vụ xuân dẫn đến
năng suất cũng cao hơn vụ xuân và vụ đông.
- Ánh sáng: Đậu xanh là cây ưa sáng. Khi có đủ ánh sáng thì lá sẽ dày,
có màu xanh đậm, hoa quả nhiều, đạt năng suất cao. Cho nên khi bố trí trồng
cây đậu xanh xen với các loại cây trồng khác, cần bố trí thời gian làm sao cho
đậu xanh khi ra hoa, kết quả thân lá phát triển mạnh thì chưa bị bộ lá của cây
trồng chính che lấp mất ánh sáng.
Độ dài của ánh sáng cũng ảnh hưởng nhiều đến việc ra hoa của cây đậu xanh.
Hiệu suất quang hợp của cây đậu xanh kém hơn một số cây như: mía,
ngô…cho nên thiếu ánh sáng sẽ làm năng suất giảm. Cũng vì thế mà năng
suất của đậu xanh vụ hè thường cao hơn vụ xuân và vụ thu đông. Năng suất
của cây đậu xanh ở các tỉnh phía Nam cao hơn phía Bắc một phần cũng là do
nhiều ánh sáng hơn so với các tỉnh phía Bắc.
- Nước: Do cây đậu xanh có bộ rễ kém phát triển nên khả năng chịu
hạn và chịu úng của cây đậu xanh đều kém hơn đậu tương và lạc. Độ ẩm
thường xuyên cho cây mọc tốt nhất là 70 – 80%, khi độ ẩm xuống dưới 50%
thì năng suất giảm. Ngược lại, nếu gặp độ ẩm quá cao cây sẽ cây rất dễ bị thối
rễ, lá vàng và rụng. Nếu ngập úng nhiều cây sẽ bị chết hàng loạt.


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
20


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

- Đất và dinh dưỡng: Do đặc điểm khả năng chống úng và hạn kém
của bộ rễ cây đậu xanh nên khi trồng cây đậu xanh cần chọn loại đất có thành
phần cơ giới tương đối nhẹ, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt.
Yêu cầu các chất dinh dưỡng của cây đậu xanh cũng giống như một số cây họ
đậu khác là cần đủ các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, Bo,…để bổ sung một
lượng đạm, nhất là những nơi đất xấu mà vi khuẩn nốt sần không cung cấp đủ
cho cây.

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
21


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

CHƯƠNG II:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu với 5 giống đậu xanh: VN
99-3, VN4, D208, D23 do Viện nghiên cứu ngô cung cấp và một giống địa
phương (giống đối chứng).
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Các giống khảo sát được trồng vào vụ hè thu năm 2009 trên nền đất vàn
cao trồng 2 vụ lúa của xã Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2009.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.Đất thí nghiệm: Đất vàn cao trồng 2 vụ lúa, pHKCl = 4,6; mùn = 1,2%;
N tổng số = 0,17%; N dễ tiêu = 0,54 mg/100 g; P2O5 tổng số = 0,21%; P2O5
dễ tiêu = 25,3 mg/100 g; K2O tổng số = 0,53%; K2O dễ tiêu = 6,8 mg/100 g.
2.3.2. Bố trí thí nghiệm: Được bố trí theo khối ngẫu nhiên 3 lần nhắc lại
Dải bảo vệ
I
Dải
bảo
vệ

D23

VN99-3

D208

VN99-3

VN4


D23

Địa

D23

D208

VN4

Địa
phương

II

D208

Địa
phương

III

VN4

VN99-3

Dải
bảo
vệ


phương
Dải bảo vệ
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
22


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

2.4. Quy trình kỹ thuật
2.4.1. Mật độ khoảng cách


Mật độ: 35 cây/ m2



Khoảng cách: 35 cm × 7 cm.

2.4.2. Bón phân
Bón phân là biện pháp thâm canh quan trọng. Lượng phân và loại phân
tuỳ thuộc ở khả năng và tập quán canh tác ở địa phương. Lượng phân nên
chuẩn bị như sau:
Phân ủ (phân chuồng, phân rác, phân xanh ủ hoai mục) bón với lượng 3
tấn/ha.
Công thức phân bón áp dụng: 40 N – 60 K2O5 cho 1 ha; tương đương
87 – 130 kg Super Lân + 100 kg KCL được chia ra:

 Bón lót: Khi gieo hạt, toàn bộ phân lân.
 Bón thúc lần 1: 7 – 10 ngày sau mọc, ½ N + ½ K2O, kết hợp làm cỏ.
 Bón thúc lần 2: 20 – 25 ngày sau mọc, ½ N + ½ K2O, kết hợp làm cỏ.
Trong thời gian gieo trồng tôi tiến hành bón phân trước khi cây ra hoa
từ 3 – 5 ngày và không bón phân khi cây đã ra hoa. Làm sạch cỏ gốc và trên
hàng để cây chuẩn bị khép tán, đây là vấn đề rất quan trọng để tránh cỏ dại
phát triển sau khi cây ngả tán trở lại. Hạn chế tối đa vấn đề làm cỏ sau khi cây
ra hoa và đậu quả (gây rụng hoa và giảm tỷ lệ đậu quả).
2.4.3. Phòng trừ sâu bệnh.
a. Sâu hại
 Dòi đục thân (Ophiomyia phaseoli)
 Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata)
 Sâu xanh (Heliothis armigera)
 Sâu đục quả ( Maruca testulalis)

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
23


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Phòng trừ: Phải xác định biện pháp phòng là chủ yếu. Có 3 lần phun cơ
bản (có thể kết hợp với phân bón lá) như sau:
o Lần 1: Trước khi cây ra hoa 5-7 ngày (22-25 ngày sau mọc), phun
ngừa để hạn chế bướm đẻ trứng .
o Lần 2: Trong giai đoạn ra hoa (30 -32 ngày sau mọc), phun buổi

chiều mát.
o Lần 3: Sau khi ra hoa rộ đợt 1 từ 5-7 ngày (40-42 ngày sau khi
mọc), phun buổi chiều .
Tuỳ theo tình trạng gây hại trên đồng ruộng để có những biện pháp
phòng trừ cụ thể .Nếu sâu phát triển thành dịch thì có thể rút ngắn thời gian
phun ,nên cần gieo đúng thời vụ. Các loại thuốc có thể sử dụng là Fenobucarb
45% + Phenthoate 30% , Lambdacyhalothrin, Basudin, Sumithion.
b. Bệnh hại
Đậu xanh có các bệnh chính sau:
 Bệnh phấn trắng
 Bệnh héo cây con
2.4.4. Chăm sóc ruộng đậu xanh
Thời gian sinh trưởng, phát triển của đậu xanh rất ngắn, vì vậy các biện
pháp chăm sóc cần khẩn trương.
Trong quá trình tiến hành đề tài tôi đã thực hiện các kỹ thuật chăm sóc
sau:
- Tỉa cây: Đậu xanh hạt nhỏ vì vậy khi gieo có thể gieo với lượng hạt
nhiều. Sau khi mọc phải tỉa bớt, chỉ để lại số cây thích hợp. Đồng thời tiến
hành tỉa 2 – 3 lần để đảm bảo độ đồng đều về mật độ cây trên đồng ruộng.
- Xới vun: Tôi tiến hành vun 1 lần trong thời kỳ cây con và 1 lần khi
cây đậu bắt đầu ra hoa. Xới cho vùng gốc cây được thoáng, phá váng sau
mưa.
Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Hạnh
24


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2


Khoa Sinh - KTNN

- Xới kết hợp vun: Lần xới cuối cùng (khi đậu có hoa) kết hợp vun cao
chống đổ. Biện pháp này rất quan trọng đối với đậu xanh ở vụ hè thu.
2.4.5. Thu hoạch
Thu hoạch lúc nắng ráo khi quả chuyển màu đen, thu đợt 1 khi có tỷ lệ
quả chín 70 – 80 %, nên thu tập trung để tiện chăm sóc, sau khi thu đợt 1 có
thể phun phân bón lá và các chế phẩm kích thích ra hoa để giữ được bộ lá
xanh lâu và tăng cường tỷ lệ đậu quả cho đợt thu sau. Trong mùa nắng có thể
để quả chín hoàn toàn thu cùng một đợt nhưng không được để tách hạt ngoài
đồng.
Thu quả xong, phơi mỏng dưới nắng sau 2 – 4 giờ, sau đó đập tách hạt và
làm sạch. Có thể phơi khô quả từng đợt thu, bảo quản trong bao rồi đập tách
hạt sau.
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi
2.5.1. Các chỉ tiêu hình thái
- Màu sắc thân mầm
- Màu sắc, hình dạng lá
- Màu sắc hoa, hạt
2.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
 Thời gian mọc mầm: từ gieo đến khi 50% số cây mọc khỏi mặt đất.
 Tỷ lệ mọc mầm: Tính số hạt mọc mầm/số hạt gieo(%)
 Thời gian từ mọc đến ra hoa: từ 50% mọc đến 50% ra hoa(ngày).
 Thời gian sinh trưởng (ngày).
 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính: Đo từ đốt 2 lá mầm đến
đỉnh sinh trưởng khi cây có 3 lá thật, 7 ngày đo 1 lần.
 Nốt sần: Đếm và cân khối lượng nốt sần 15 cây/giống và lấy trung bình
 Khả năng tích lũy chất khô: Tính khối lượng cây tươi, sấy khô đến khối
lượng không đổi và cân khối lượng cây khô.
Khóa luận tốt nghiệp


Vũ Thị Hạnh
25


×