Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Luận văn sư phạm Thành phần, số lượng, phân bố của giun đất và các nhóm Mesofauna khác tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 50 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Huỳnh Thị Kim
Hối và ThS. Đào Duy Trinh là những người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, em muốn gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ Phòng Sinh thái Môi trường đất
- Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, các cán bộ của Trạm đa dạng sinh học Mê Linh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em rất tận tình trong thời gian em thực hiện khóa luận.
Để hoàn thành khóa luận này, em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
trong bộ môn Động vật học , khoa Sinh - KTNN, Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong 4 năm học vừa qua.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã ủng
hộ và động viên em hoàn thành tốt khóa luận.
Do thời gian và điều kiện có hạn nên trong khóa luận không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô cùng các bạn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

1


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này được thực hiện và hoàn thành tại Phòng Sinh thái Môi trường đất Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, dưới sự hướng dẫn của TS. Huỳnh Thị Kim Hối
cùng với sự nỗ lực của bản thân và có tham khảo tài liệu của một số tác giả (phần tài liệu


tham khảo).
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các kết quả nghiên
cứu, các số liệu trình bày trong khóa luận là trung thực và không trùng với kết quả của các
tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

2


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

A

: Ấu trùng

N

: Nhộng

RK

: Rừng keo

RT


: Rừng thông

RTN

: Rừng tự nhiên

T

: Trưởng thành

TB

: Trung bình

VN

: Việt Nam

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

3


Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích...................................... 14
Bảng 2. Tổng số mẫu đã thu (hố đào).....................................................


15

Bảng 3. Một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở các sinh cảnh
nghiên cứu...............................................................................................

16

Bảng 4. Thành phần phân loại học của giun đất ở khu vực nghiên
cứu...........................................................................................................

19

Bảng 5. Các loài giun đất trong các nhóm hình thái - sinh thái ở các
sinh cảnh nghiên cứu...............................................................................

21

Bảng 6. Thành phần loài và phân bố của giun đất tại các sinh cảnh
nghiên cứu...............................................................................................

23

Bảng 7. Độ phong phú các loài giun đất trong các sinh cảnh nghiên
cứu............................................................................................................ 25
Bảng 8. Thành phần các nhóm mesofauna khác đã gặp ở khu vực
nghiên cứu...............................................................................................

29

Bảng 9. Độ phong phú của các nhóm mesofauna khác ở các sinh cảnh

nghiên cứu...............................................................................................

32

Bảng 10. Vị trí của giun đất trong nhóm mesofauna tại các sinh cảnh
nghiên cứu...............................................................................................

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

4

35


Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Độ pH của đất tại các sinh cảnh nghiên cứu..............................

16

Hình 2. Độ ẩm của đất tại các sinh cảnh nghiên cứu..............................

17

Hình 3. Hàm lượng mùn của đất tại các sinh cảnh nghiên cứu..............

17

Hình 4. Các loài thuộc nhóm hình thái-sinh thái trong các sinh cảnh

nghiên cứu...............................................................................................

22

Hình 5. Mật độ của loài giun đất trong các sinh cảnh nghiên cứu..........

27

Hình 6. Sinh khối trung bình của loài giun đất trong các sinh cảnh
nghiên cứu...............................................................................................

27

Hình 7. Mật độ của các nhóm mesofauna khác trong các sinh cảnh
nghiên cứu...............................................................................................

34

Hình 8. Sinh khối trung bình của các nhóm mesofauna khác trong các
sinh cảnh nghiên cứu...............................................................................

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

5

34


Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................

3

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIUN ĐẤT VÀ CÁC NHÓM

3

MESOFAUNA KHÁC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI...............
1.1.1. Vai trò của giun đất và các nhóm mesofauna khác.......................

3

1.1.2 Tình hình nghiên cứu giun đất và các nhóm mesofauna khác trên
thế giới và ở Việt Nam............................................................................

5

1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU........................................................................................................

7

1.2.1. Vị trí địa lý....................................................................................


7

1.2.2. Địa hình.........................................................................................

8

1.2.3. Khí hậu, thời tiết............................................................................

8

1.2.4. Thổ nhưỡng...................................................................................

8

1.2.5. Sông suối.......................................................................................

8

1.2.6. Hệ sinh thái và thảm thực vật rừng...............................................

8

1.2.7. Điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội..............................................

11

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......

12


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................

12

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................

12

2.2.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa............................................

12

2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm...................

13

2.2.3. Phân tích và xử lý số liệu..............................................................

14

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................

16

3.1. MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC CỦA ĐẤT TẠI KHU

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

6



Khóa luận tốt nghiệp
VỰC NGHIÊN CỨU..............................................................................

16

3.2. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ GIUN ĐẤT TRONG CÁC
SINH CẢNH TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................................

18

3.2.1. Danh sách thành phần loài giun đất trong khu vực nghiên cứu....

18

3.2.2. Phân bố các loài giun đất trong các sinh cảnh nghiên cứu............

20

3.2.3. Độ phong phú các loài giun đất trong các sinh cảnh nghiên
cứu............................................................................................................

25

3.3. THÀNH PHẦN NHÓM, ĐỘ PHONG PHÚ VỀ SỐ LƯỢNG VÀ
SINH KHỐI CỦA CÁC NHÓM MESOFAUNA KHÁC TẠI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU..............................................................................

28


3.3.1. Thành phần các nhóm mesofauna khác ở các sinh cảnh nghiên
cứu.........................................................................................................

28

3.3.2. Độ phong phú và phân bố của các nhóm mesofauna khác ở các
sinh cảnh nghiên cứu...............................................................................

31

3.4. VỊ TRÍ CỦA GIUN ĐẤT TRONG NHÓM MESOFAUNA...........

35

KẾT LUẬN.............................................................................................

37

KIẾN NGHỊ............................................................................................

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................

39

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

7



Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Đã từ lâu, giun đất và các nhóm mesofauna khác là đối tượng được
nhiều nước trên thế giới nghiên cứu bởi chúng là một trong những nhóm động
vật đất giữ vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người.
Các nhóm động vật không xương sống cỡ trung bình trên có kích
thước cơ thể từ 0,2-20cm có thể phân biệt bằng mắt thường và có thể bắt được
bằng tay. Chúng bao gồm các nhóm sâu bọ và ấu trùng của chúng (Insecta):
chân khớp hình nhện (Arthropoda: Arachnida) chân khớp nhiều chân như rết,
cuốn chiếu (Arthropoda: Myriapoda: Chilopda và Diplopoda); giun đất
(Annelida: Oligochaeta), một số nhóm thân mềm và giáp xác ở cạn…[14].
Trong hệ sinh thái đất, khu hệ động vật đất cỡ trung bình mesofauna
tuy có số lượng cá thể không lớn nhưng chúng luôn chiếm sinh khối chủ yếu
của khu hệ động vật đất [12]. Chúng có vai trò to lớn trong quá trình phân hủy
xác vụn hữu cơ tạo mùn và hình thành đất, trong chu trình tuần hoàn vật chất
và dòng năng lượng cũng như trong quá trình làm sạch đất khỏi ô nhiễm chất
thải (hữu cơ và hóa học). Mặt khác các loài động vật đất cỡ trung bình lại rất
nhạy cảm với những thay đổi của môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, pH, hàm
lượng mùn, N, P, K…) nên chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ thị cho
chất lượng môi trường đất.
Thêm vào đó, theo các nghiên cứu về động vật đất cỡ trung bình
mesofauna trước đây cho thấy cấu trúc định tính (thành phần loài, nhóm phân
loại) của chúng có liên quan chặt chẽ với kiểu đất và các điều kiện của môi
trường sống. Trong khi đó, cấu trúc định lượng (mật độ, sinh khối) lại được
quyết định bởi đặc điểm thảm phủ thực vật và cây trồng [13].
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc
huyện Mê Linh, là phần kéo dài về phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa
hình đồi và núi thấp với xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Các nghiên


Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

8


Khóa luận tốt nghiệp
cứu về khu hệ giun đất và các nhóm mesofauna khác trong khu vực còn ít.
Xuất phát từ điều này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thành
phần, số lượng, phân bố của giun đất và các nhóm mesofauna khác tại
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu tính đa dạng sinh học, độ phong phú, đặc điểm
phân bố của giun đất và các nhóm mesofauna khác ở đất rừng tại Trạm đa
dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc. Từ đó đã góp phần tìm hiểu vị trí của
giun đất trong nhóm mesofauna.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Điều tra xác định thành phần loài giun đất và các nhóm mesofauna
khác ở các sinh cảnh nghiên cứu.
- Phân tích số lượng, phân bố của giun đất và các nhóm mesofauna khác
ở các sinh cảnh nghiên cứu.
- Tìm hiểu vị trí của giun đất trong nhóm mesofauna, các loài và mối
liên quan của một số tính chất lí, hóa học của đất đến giun đất và các nhóm
mesofauna khác ở khu vực nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài đã đưa ra được danh sách thành phần loài giun đất và các nhóm
mesofauna khác ở 3 loại hình rừng trong khu vực nghiên cứu tại Trạm ĐDSH
Mê Linh - Vĩnh Phúc.
Đã phân tích được độ phong phú về số lượng, sinh khối của giun đất và
các nhóm mesofauna khác cũng như phân bố của chúng tại các sinh cảnh

nghiên cứu.
Đã tìm hiểu được sự sai khác giữa mật độ và sinh khối của giun đất và
các nhóm mesofauna khác, bước đầu tìm hiểu được vị trí của giun đất trong
nhóm mesofauna.

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

9


Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIUN ĐẤT VÀ CÁC NHÓM MESOFAUNA
KHÁC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. Vai trò của giun đất và các nhóm mesofauna khác
Các nhóm mesofauna là các nhóm động vật không xương sống ở đất có
kích thước cơ thể trung bình lớn hơn 2mm, có thể dễ dàng thu bắt bằng tay.
Chúng bao gồm đại diện của các lớp: Giun ít tơ (Oligochaeta), Đỉa
(Hirunidea), Côn trùng (Insecta), Hình nhện (Arachnida), Giáp xác
(Crustacea), Chân kép (Diplopoda), Chân môi (Chilopoda), Lớp chân bụng
trung (Mesogastropoda: Mollusca) và đại diện của một số lớp động vật khác
[4].
Do hình thức dinh dưỡng của các nhóm mesofauna là nhóm ăn vụn xác
hữu cơ động thực vật và ăn các biểu mô thực vật sống. Do vậy, chúng là
những nhóm có vai trò rất quan trọng trong quá trình phân hủy xác hữu cơ tạo
lớp mùn và luân chuyển vật chất cho nhiều nhóm sinh vật khác. Chính vì vậy,
giun đất và các nhóm mesofauna khác là đối tượng được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu từ lâu.
Giun đất và các nhóm mesfauna khác đóng vai trò quyết định nhiều đến

hoạt tính sinh học của môi trường nơi chúng sống. Chúng có quan hệ mật
thiết đến quá trình tạo đất và góp phần quyết định độ phì nhiêu của đất. Thông
qua các hoạt động sống của chúng, các thành phần hữu cơ và vô cơ của đất
được phối trộn, độ xốp, độ thoáng khí và thấm nước cũng thay đổi. Ngoài ra,
nguồn thức ăn cơ sở của chúng là xác thực vật được nghiền nhỏ, ít nhiều được
phân hủy và được đưa vào trong đất. Kết quả là giải phóng các chất dinh
dưỡng cho cây trồng sử dụng.
Giun đất và các nhóm mesofauna khác còn đóng vai trò quan trọng
trong quá trình hình thành độ phì nhiêu của đất. Một trong những giai đoạn

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

10


Khóa luận tốt nghiệp
đầu tiên của quá trình hình thành độ phì nhiêu của đất là sự phân hủy xác hữu
cơ, mà chúng góp phần rất lớn. Xác thực vật bị phân hủy tạo nên các hợp chất
hữu cơ, các hợp chất khoáng khác nhau, đây là cơ sở để hình thành lớp mùn
trên bề mặt đất. Mặt khác, thông qua hoạt động sống (đào hang, di chuyển)
chúng còn góp phần đáng kể vào việc cải tạo tính chất vật lý đất và làm phát
tán lượng mùn vào sâu trong các lớp đất và rải rác theo bề mặt đất, làm tăng
độ phì của đất. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ nơi nào đất có đa dạng động vật
lớn thì tốt hơn cho cây trồng. Trong việc phân hủy xác hữu cơ ở nhóm
mesofauna thì đáng chú ý là giun đất. Thức ăn của chúng là đất cùng xác hữu
cơ qua quá trình tiêu hóa thải ra phân tơi xốp, giàu nitơrat, photphat và kali
dạng dễ tiêu trở lại môi trường đất. Qua hệ thống hang, rãnh của mình giun
đất kéo xác vụn hữu cơ thực vật từ trên mặt đất xuống các tầng sâu rồi đùn lên
mặt đất một khối lượng lớn đất và phân giun. Saclơ Đac Uyn đã phát hiện
giun đất có thể ăn một lượng thức ăn hàng ngày bằng chính khối lượng của nó

và ước tính cứ 10 năm lượng đất do giun xáo trộn có thể trải một lớp dày 5cm
lên khắp diện tích bề mặt trái đất [7].
Giun đất và nhiều nhóm mesofauna khác ngoài vai trò giúp làm tăng độ
phì nhiêu cho đất, chúng còn chứa đựng nhiều ý nghĩa thực tiễn cho đời sống
con người. Ở nước ta đã từ lâu giun đất được dùng làm thức ăn cho gà, vịt.
Còn tại nhiều nước trên thế giới (như Canada, Nhật Bản, Đài Loan,…) trong
những năm gần đây đã nuôi giun đất và một số loài động vật đất khác để chế
biến thành các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng cho người và vật nuôi. Y
học dân gian của nhiều nước đã biết dùng giun đất để trị bệnh. Ở nước ta từ
đời nhà Trần, giun đất đã được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh
(thương hàn, cổ trướng, kinh gián, ôn dịch,…) [7].

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

11


Khóa luận tốt nghiệp
1.1.2. Tình hình nghiên cứu giun đất và các nhóm mesofauna khác trên
thế giới và ở Việt Nam
Đã từ lâu, giun đất và các nhóm mesofauna khác là đối tượng được
nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới nghiên cứu. Một trong những công bố
khoa học đầu tiên về nghiên cứu động vật đất nói chung và giun đất nói riêng
là của nhà bác học Saclơ-Đacuyn. Năm 1881, ông cho ra đời cuốn sách “Sự
tạo tầng mùn thực vật nhờ các hoạt động của giun đất”, được xuất bản ở Luân
Đôn. Sang đến những năm cuối thế kỷ 19, hàng loạt các công trình nghiên
cứu về giun đất như của H. Post (1862), V. Hensen (1877, 1882) hay các công
trình nghiên cứu về vai trò phân hủy xác vụn thực vật của nhà khoa học Đan
Mạch P. Miiller (1879, 1884) [10].
Đến nay, nhiều nước đã có sách chuyên khảo của mình về giun đất như:

công trình nghiên cứu về khu hệ giun đất ở Niudilân (Newzeland) của Lee;
khu hệ giun đất ở Pháp của Bouches; khu hệ giun đất ở Lào của Samphon
Keungphachanh; ở Trung Quốc có nghiên cứu của ChenY; khu hệ giun đất
Mianma của Gates (1972) [15]. Ở Việt Nam có sách chuyên khảo về giun đất
của Huỳnh Thị Kim Hối 2005 [10].
Công trình đầu tiên mở đầu cho nghiên cứu giun đất ở Việt Nam là của
Perrier (1872) ở đồng bằng sông Cửu Long, Cao nguyên Lâm Viên [8].
Tuy nhiên đến năm 1934, các công trình điều tra của Michaelsen mới
được tiến hành trên diện rộng. Bằng việc phân tích các mẫu thu ở một số vùng
xung quanh Đà Lạt, Quy Nhơn, Phú Thọ…tác giả đã bổ sung cho khu hệ giun
đất nước ta một danh sách 20 loài giun đất. Sau công trình này còn có một số
công trình nhỏ bổ sung cho khu hệ giun đất vùng đồng bằng sông Cửu Long,
khu hệ phía Bắc Việt Nam. Có thể nói rằng trong giai đoạn này gồm phần lớn
các công trình nghiên cứu là của tác giả nước ngoài.

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

12


Khóa luận tốt nghiệp
Tính đến năm 1956, ở Việt Nam đã thống kê được 27 loài giun đất,
thuộc 6 giống. Cuối giai đoạn này mới có 2 thông báo của Thái Trần Bái
(1960, 1965).
Từ năm 1975 về sau, việc nghiên cứu giun đất và các nhóm mesofauna
khác được sự tham gia đông đảo của các chuyên gia khác và được thực hiện
toàn diện trong phạm vi cả nước, không chỉ giới hạn trong thành phần loài mà
cả đặc điểm phân bố, đặc điểm địa động vật học, các đặc trưng về số lượng,
đặc điểm hình thái, sinh thái, so sánh. Nhìn chung, lúc này công tác nghiên
cứu được tiến hành theo một kế hoạch, từng bước giải quyết yêu cầu điều tra

và sử dụng chúng trong thực tiễn [19].
Năm 1983, Thái Trần Bái đã công bố dẫn liệu về thành phần loài giun
đất của 61 vùng, thuộc 28 tỉnh ở Việt Nam, gồm 110 loài thuộc 4 họ, 17
giống. Sau năm 1983, Thái Trần Bái và các cộng sự đã tiếp tục điều tra thành
phần loài giun đất trong các vùng còn ít được nghiên cứu như vùng núi Kỳ
Sơn - Nghệ Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, miền Tây Bắc. Ngoài các nghiên
cứu của Thái Trần Bái còn có các công trình của Trần Thúy Mùi (1985) [16]
nghiên cứu khu hệ giun đất ở đồng bằng sông Hồng, miền Đông Bắc có công
trình nghiên cứu của Lê Văn Triển (1995) [19], miền Tây Bắc có nghiên của
Đỗ Văn Nhượng (1994), phía nam miền Trung có công trình nghiên cứu của
Huỳnh Thị Kim Hối (1996) [8]…
Đặc biệt là từ những năm 90 của thế kỷ XX, ngoài các nghiên cứu cơ
bản về đa dạng sinh học động vật đất Việt Nam, các nhà nghiên cứu còn chú ý
đến ứng dụng sinh vật đất vào việc cải tạo và tăng độ phì nhiêu của đất, sinh
vật đất trong quản lý và phát triển tài nguyên rừng [11].
Những công trình nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của quần xã
động vật đất trên cơ sở khoa học với các phương pháp chuẩn đã được thực
hiện trong những năm gần đây. Đó là công trình nghiên cứu sử dụng các

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

13


Khóa luận tốt nghiệp
nhóm sinh vật đất, giun đất, động vật chân khớp bé… làm sinh vật chỉ thị sinh
học cho các mục đích cải tạo thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống [11], [18].
Tóm lại, những nghiên cứu về giun đất và các nhóm mesofauna khác
của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã giúp cho con người hiểu rõ
hơn về vai trò và vị trí của chúng đối với hệ sinh thái đất, đặc biệt là vai trò

của chúng đối với quá trình hình thành đất cũng như việc góp phần làm tăng
độ phì của đất và bảo quản chất dinh dưỡng. Đồng thời những nghiên cứu đó
cũng đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn vai trò của chúng đối với con người.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vị trí địa lý
Trạm ĐDSH Mê Linh nằm trong địa phận của hợp tác xã Đồng Trầm,
xã Ngọc Thanh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc, cách thị xã Phúc Yên khoảng
35km, cách thị trấn Xuân Hòa khoảng 22km và cách hồ Đại Lải khoảng 12km
đều về phía Bắc.
Diện tích của Trạm là 170,3 ha nằm ở độ cao từ 100-520m so với mặt
biển [5].
Khu vực Trạm ở tọa độ 21023’57’’-21025’35’’ độ vĩ Bắc và 105042’40’’105046’65’’ độ kinh Đông, phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên,
phía Đông và phía Nam giáp Hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, huyện
Mê Linh, phía Tây giáp vùng đệm của Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
Tọa độ của Trạm: Điểm cực Bắc: N21025’35’’, E 105046’85’’;
Điểm cực Nam: N21023’57’’, E 105043’20’’;
Điểm cực Tây: N21023’35’’, E 105042’40’’;
Điểm cực Đông: N21025’15’’, E 105046’65’’.

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

14


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2. Địa hình
Trạm ĐDSH Mê Linh thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê
Linh, là phần kéo dài về phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và
núi thấp với xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, điểm cao nhất cao 520m.
Địa hình phần lớn là đất dốc (độ dốc trung bình 15-30 0), các bãi bằng

rất ít, rải rác vài ba bãi nhỏ dọc theo ven suối ở biên giới phía Tây. Đây là khu
vực rừng đầu nguồn của một vài suối nhỏ chảy ra hồ Đại Lải.
1.2.3. Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ trung bình trong
năm là 23,50C; trung bình mùa hè 27-290C, mùa đông 16-170C.
Lượng mưa trong năm vào loại thấp, khoảng 1135-1650ml/năm; lượng
mưa phân phối không đều, thường tập trung vào mùa hè, từ tháng 6 đến tháng
8 hàng năm.
Độ ẩm không khí trung bình khoảng 85%, thấp nhất vào tháng 2, dưới
80%.
1.2.4. Thổ nhưỡng
Có 2 loại đất: Đất feralitic màu vàng phát triển trên đá sa thạch cuội kết
hoặc dăm kết và đất feralitic màu vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch.
Thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất 30-40cm.
1.2.5. Sông suối
Cả khu vực chỉ có một con suối có nước chảy thường xuyên, bắt nguồn
từ điểm cực Bắc chảy dọc biên giới phía Tây (phân cách với huyện Tam Đảo)
và gặp suối Thanh Lộc rồi chảy ra hồ Đại Lải. Ngoài ra còn có một số suối
cạn ngắn ngày chỉ có nước trong ít ngày sau những trận mưa.
1.2.6. Hệ sinh thái và thảm thực vật rừng
Kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cho thấy
khu hệ thực vật trong khu vực tương đối đa dạng, bao gồm nhiều kiểu rừng

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

15


Khóa luận tốt nghiệp
khác nhau [5]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ khóa luận này chúng tôi chỉ

nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật ở 3 kiểu sinh cảnh:
Rừng tự nhiên:
Điểm nghiên cứu của đề tài là rừng tự nhiên ở trạng thái thứ sinh. Khởi
nguyên là rừng nguyên sinh bị khai thác kiệt, sau đó bỏ hoang và phục hồi tự
nhiên, qua các pha của quá trình diễn thế: trảng cỏ  thảm cây bụi  rừng
non. Rừng tại điểm nghiên cứu mang nhiều đặc trưng của thảm cây bụi.
Cấu trúc rừng ở khu vực nghiên cứu gồm các dạng:
- Cây thân gỗ: gồm những loài cây gỗ tiên phong, ưa sáng, có thời
gian sống ngắn và một số loài cây gỗ có thời gian sống lâu hơn: Lành ngạnh,
Mua bà, Ba soi, Hoắc quang, Sau sau (Liquidambar formosana), Thừng mức
trâu, Dẻ gai (Castanopsis indica), Giềng trắng (Xylopia perrei), Trám chim
(Canarium parvum), Hậu phát (Cinnamomum iners), Kháo (Machilus sp.),
Bời lời vòng (Litsea sp.), Bi điền lá xoan (Bridelia monoica ), Sụ thon
(Phoebe lanceolata), Tráng lá to (Linociera ramiflora), Mùng quân rừng
(Flacourtia indica).
- Cây bụi chủ yếu là: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Tháu kén
(Helicteres sp.)…
- Thảm cỏ gồm một số loài như: Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Cỏ tranh
(Imperata cylindrica), Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), Cói lông (Cyperus
pilosus), Ngọc nữ (Clerodendrum tonkinensis), Thóc lép (Desmodium
gangeticum), Guột (Dicranoteris linearis), mọc thành cụm hoặc rải rác một
vài chỗ.
- Một số loại dây leo, bụi trườn như: Kim cang (Smilax corbularia),
Trầu rừng (Piper chaudocanum), Chua ngút (Embelia ribes), Dây mật (Derris
elliptica )...

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

16



Khóa luận tốt nghiệp
Rừng keo:
Rừng keo tại điểm thu mẫu có cả 4 dạng sống đều có mặt. Nhóm cây
bụi chiếm ưu thế nhất, sau đó đến dạng cây gỗ, cây thảo và cuối cùng là dây
leo.
- Nhóm cây gỗ gồm các loài: Keo (Acacia auriculifomis), Thầu tấu
(Aporosa sphaerosperma), Kháo nhớt (Machilus leptophylla), Vai trắng
(Daphniphyllum calycinum), Trám chim (C.parvum), Dẻ gai (Castanopsis
chinensis)...
- Nhóm cây bụi gồm các loài: Thành ngạnh (Cratoxylum polyanthum),
Cơm nguội (Ardisia aciphylla), Lấu (Psychotria silvestris), Ba chạc (Euodia
lepta), Mắt trâu (Micromelum hirsutum), Màng tang (Litsea cubeba), Sau sau
(Liquidambar formosana), Chòi mòi (Antidesma ghaesembilla), Sảng cánh
(Sterculia alata), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa)...
- Nhóm cây thảo gồm các loài: Vú bò (Ficus heterophylla), Cỏ chè vè
(Microstegium floridulus), Cỏ rác lông (Microstegium cliatum), Cỏ lá tre
(Centhotheca lappacea), Cỏ chân vịt (Dactyloctenium aegyptiacum)...
- Nhóm dây leo gồm: Bòng bong leo (Ligodium flexuosum), Hà thủ ô
trắng (Streptocaulon juventas).
Rừng thông đuôi ngựa:
Gồm có 3 nhóm dạng sống, nhóm cây bụi, nhóm cây gỗ và nhóm dây
leo, không có nhóm cây thảo.
- Nhóm cây gỗ, gồm các loài: Thông (Pinus massoniana),Thành
ngạnh (Cratoxylum polyanthum), Thầu tấu (Aporosa sphaerosperma), Hoắc
quang (Wendlandia paniculata)...
- Nhóm cây bụi gồm các loài: Muối (Rhus chinensis), Sau sau
(Liquidambar formosana), Nhựa ruồi (Ilex cymosa), Sầm (Memecylon
fruticosum), Me rừng (Phyllanthus emblica)...


Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

17


Khóa luận tốt nghiệp
- Nhóm dây leo gồm các loài: Bòng bong leo (Ligodium flexuosum),
Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas). Cỏ lông lợn (Lophopogon
intermedius), Cỏ chỉ (Digitaria adscendens)...
1.2.7. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
Dân số
Dân số xã Ngọc Thanh là 11.000 người, trung bình mật độ dân số là
138 người/km2, tổng số hộ là 2.100 hộ, có hai dân tộc: Kinh và Sán Dìu.
Sản xuất nông nghiệp
Về trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp là 1.000ha. Nhìn chung diện
tích trồng trọt không còn nhiều. Cây lúa chính, cây màu là ngô, khoai, sắn.
Bình quân sản lượng lương thực là 300kg/ha, tuy nhiên lúa ở đây chỉ trồng
được một vụ. Cây chè từng bước cũng được phát triển tại đây. Chè ở đây có
chất lượng tốt với năng suất 3 tấn/ha/nhà.
Về chăn nuôi: Trâu, bò phát triển, bình quân 2 đến 3 con mỗi hộ. Đàn
dê mới được quan tâm, hiện có 200 con. Lợn, gà, gia cầm khác phát triển bình
thường, đang chăn nuôi ở mức tận dụng thức ăn trong sản xuất nông nghiệp,
lấy phân bón cho cây trồng và lấy thịt cải tạo bữa ăn gia đình.
Sản xuất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp của xã có diện tích 6000 ha, diện tích rừng trồng chủ
yếu là rừng kinh tế (bạch đàn, keo) chiếm 87%. Đánh giá độ che phủ trong
vùng là 56%. Tổng trữ lượng gỗ khoảng 73.000m3 [5].

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh


18


Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu là giun đất thuộc lớp Giun ít tơ (Oligochaeta),
ngành Giun đốt (ANNELIDA) và các nhóm mesofauna khác.
- Một số tính chất lí, hóa học của đất tại khu vực nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
Các mẫu động vật đất và các mẫu đất được thu ở ba sinh cảnh chính là:
Rừng tự nhiên (rừng thứ sinh), rừng trồng keo (rừng keo - RK) và rừng trồng
thông (rừng thông - RT).
2.2.1.1. Phương pháp thu mẫu định tính
Thu mẫu định tính để bổ sung sự đa dạng thành phần loài các nhóm
động vật không thu được trong các hố đào định lượng. Mẫu định tính được
thu ngẫu nhiên trong tất cả các sinh cảnh của địa điểm thu mẫu định lượng.
Mẫu định tính được thu bằng các dụng cụ đơn giản (cuốc, xẻng).
2.2.1.2. Phương pháp thu mẫu định lượng
Việc thu mẫu định lượng được tiến hành theo phương pháp thu mẫu
động vật đất của Ghiliarov M.S, 1975 [6] .Mẫu định lượng mesofauna được
thu trong các hố đào 25x25cm theo từng lớp đất 10cm cho đến khi không còn
thu được mẫu động vật. Thực tế trong các hố đào, hầu hết chúng tôi chỉ gặp
động vật ở lớp đất (0 - 10cm) . Ứng với mỗi sinh cảnh chúng tôi tiến hành thu
mẫu trong 15 hố đào. Việc thu mẫu định lượng để xác định mật độ, sinh khối
trung bình, độ phong phú về số lượng và sinh khối của giun đất và các nhóm
mesofauna khác. Mẫu vật được thu trong 2 đợt: Đợt 1 (tháng 4/2009) và đợt 2
(tháng 9/2009).


Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

19


Khóa luận tốt nghiệp
2.2.1.3. Lấy mẫu đất
Ứng với mỗi hố đào lấy mẫu động vật, đất được lấy ở mỗi sinh cảnh
theo 2 tầng đất: từ 0-10cm và từ 11-20cm. Tổng số mẫu đất thu được cho mỗi
sinh cảnh là 30 mẫu.
2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
2.2.2.1. Phương pháp phân tích động vật đất
Các mẫu giun đất và các nhóm mesofauna khác được định hình và cố
định trong dung dịch formol 4%. Trước khi định hình, mẫu được rửa sơ bộ
trong nước cho sạch đất mùn hữu cơ bám bên ngoài.
Mẫu sau khi định hình sẽ được tiến hành định loại theo các tài liệu
chuyên ngành. Mẫu động vật được phân tích ở phòng thí nghiệm bằng kính
lúp có độ phóng đại 50 lần, sinh khối được xác định bằng cân kỹ thuật. Ngoài
ra còn dùng panh, kim nhọn trong quá trình mổ định loại (đối với giun đất).
Phân tích cấu trúc định tính (thành phần nhóm), cấu trúc định lượng (mật độ
sinh khối và độ phong phú). Sau khi định loại xong chúng tôi tiến hành tính
số lượng (n) bằng cách đếm số lượng cá thể của từng nhóm động vật, tính
sinh khối (p) bằng cách cân khối lượng nhóm động vật bằng cân điện tử với
độ chính xác 0,001g.
2.2.2.2. Phân tích mẫu đất
Mẫu đất sau khi lấy về được hong khô, giã nhỏ và qua rây 1mm sau đó
tiến hành phân tích các tính chất vật lý và hóa học theo các phương pháp
thông dụng trong phòng thí nghiệm tại bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường
đất - Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, với các chỉ tiêu

ở bảng 1.

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

20


Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 1. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích
STT Chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp phân tích

1

pH

Máy pH meter. TCVN 5979-1995

2

Độ ẩm

%

Moisture Tester

3


chất hữu cơ

%OM

Walkley-Black

2.2.3. Phân tích và xử lý số liệu
- Lập bảng danh sách nhóm động vật đã gặp
- Lập bảng về độ phong phú số lượng và sinh khối ở từng sinh cảnh
- Lập bảng, biểu đồ về mật độ, sinh khối trung bình của các nhóm động
vật trong các sinh cảnh. Các chỉ số được tính toán theo các công thức sau:
Mật độ 

n
x8 (con/m2)
N

Sinh khối trung bình 

p
x8 (g/m2)
N

Độ phong phú: n ' 

ni
x100%
n


p' 

pi
x100%
p

Trong đó:
n: tổng số lượng các các thể thu được trong sinh cảnh nghiên cứu
p: tổng sinh khối của các cá thể thu được trong sinh cảnh nghiên cứu
N: tổng số hố đào định lượng trong sinh cảnh nghiên cứu
n’: độ phong phú về số lượng
p’: độ phong phú về sinh khối
ni: số lượng cá thể của nhóm i trong quần xã
pi: sinh khối của nhóm i trong quần xã

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

21


Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2. Tổng số mẫu đã thu (hố đào)
Sinh cảnh
Mẫu đào

Rừng tự nhiên

Rừng keo

Rừng thông


Mẫu định tính

2

2

2

Mẫu định lượng

30

30

30

Tổng số

32

32

32

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

22



Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC CỦA ĐẤT TẠI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU

Tính chất lý, hóa học đất nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở
các sinh cảnh nghiên cứu
STT

Tính chất lý, hóa

Rừng tự

Rừng keo

Rừng thông

nhiên
1

pH

6.75

6.75

6.81

2


Độ ẩm

52.9

50.1

30.5

2.19

4.00

4.68

Hàm lượng chất hữu

3

cơ (OM%)

Độ pH: Kết quả phân tích cho thấy đất ở 3 kiểu rừng đều có pH trung
tính. Sự biến động chỉ số pH của các sinh cảnh nghiên cứu được biểu hiện ở
hình 1.
pH
10
9
8
7
6


6.75

6.75

6.81

RTN

RK

RT

5
4
3
2
1
0

Hình 1. Độ pH của đất tại các sinh cảnh
nghiên cứu

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

23

Sinh cảnh



Khóa luận tốt nghiệp
Độ ẩm: Sự biến động độ ẩm của đất ở các sinh cảnh nghiên cứu
được thể hiện ở hình 2.
60

%

52.9

50

50.1

40

30.5

30
20
10
0
RTN

RK

RT

Sinh cảnh

Hình 2. Độ ẩm của đất tại các sinh cảnh nghiên cứu


Từ hình 2 ta thấy độ ẩm của đất cao nhất ở rừng tự nhiên (52,9%), giảm
dần ở rừng thông (50,1%) và thấp nhất ở rừng keo (30,5%).
Hàm lượng mùn: Sự biến động hàm lượng mùn của đất theo diễn thế
sinh cảnh được thể hiện ở hình 3.
%OM
5

4,68
4,00

4
3

2,19

2
1
0
RTN

RK

RT

Sinh cảnh

Hình 3. Hàm lượng mùn của đất tại các sinh cảnh
nghiên cứu


Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

24


Khóa luận tốt nghiệp
Nhìn vào hình 3 ta thấy hàm lượng mùn thấp nhất ở rừng tự nhiên
(2,19%OM), tăng dần ở rừng keo (4,00%OM) và cao nhất ở rừng thông
(4,68%OM).
3.2. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ GIUN ĐẤT TRONG CÁC SINH CẢNH
TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2.1. Danh sách thành phần loài giun đất trong khu vực nghiên cứu
Đã gặp 16 loài giun đất trong các sinh cảnh nghiên cứu thuộc 4 họ, 5
giống.
Danh sách thành phần loài giun đất trong khu vực nghiên cứu như sau:
Họ GLOSSOSCOLECIDAE Michaelsen, 1928
Giống Pontoscolex Schmard, 1981
1. Pontoscolex corethrurus (Miiler, 1856)
Họ MEGASCOLECIDAE Michaelsen, 1900
Giống Dichogaster Beddard, 1888
2. Dichogaster modigliani ( Rosa, 1896)
Giống Pheretima Kinberg, 1866
3. Pheretima adexilis Thai, 1984
4. Ph. digna Chen, 1946
5. Ph. exigua exigua Gates, 1932
6. Ph. exilisaria esilisaria Thai, 1984
7. Ph. infantiloides Thai, 1984
8. Ph. lacertina Chen, 1946
9. Ph. leucocirca Chen, 1933

10. Ph. papulosa papulosa Rosa, 1896
11. Ph. penichaetifera Thai, 1984
12. Ph. robusta Perier, 1972
13. Phetima sp.1

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh

25


×