Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đối với cán cân thanh toán của các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 69 trang )

Chương I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu cán cân thanh toán nước ngoài và trong nước
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu cán cân thanh toán quốc tế ở nước ngoài
Bài báo “The Impact of Trade Liberalisation on Exports, Imports, the Balance of
Payments and Growth: the Case of Mexico”1 của tác giả Penélope Pacheco-López đã gỡ
rối được tác động của tự do hoá thương mại liên qua tới Hiệp định Thương mại Tự do
Bắc Mỹ lên Xuất nhẩp khẩu và cán cân thanh toán quốc tế của Mexico. Bài báo tập trung
chủ yếu vào sử dụng các mô hình hồi quy để chứng tỏ tác động lớn lao của Hiệp định này
đã giúp ích cho cán cân vãng lai ở Mexico thay đổi một cách tích cực như thế nào. Song,
bài báo chỉ tập trung phân tích cán cân thương mại nhiều hơn mà chưa chỉ rõ tác động
ảnh hưởng của Tự do hoá thương mại tác động tới cán cân vốn và tài chính cùng các sai
sót được thể hiện qua như thế nào.
“Assessing the economic impact of free trade agreement on Indonesia” 2 của tác
giả Par Muhammad SOFJAN đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế của
Indonesia sau khi kí kết Hiệp đinh Thương mại Khu vực, đặc biệt tập trung vào cán cân
thương mại để cho thấy được tác động tích cực mà các Hiệp định tự do đã đem lại tới cho
quốc gia này. Song, chính vì phạm vi nghiên cứu quá rộng nên tác giả chưa đưa ra được
một cách chi tiết tác động của sự tư do hoá thương mại lên từng đề mục bản Cán cân
thanh toán quốc tế.
Bài báo “The impact of Foreign Trade on Economic Growth in Ghana (1980 –
2012)”3 đã nghiên cứu tác động của việc gia tăng thương mại với các nước bên ngoài đã
giúp thúc đẩy nền kinh tế của Ghana. Tuy nhiên bài báo chỉ nghiên cứu việc thương mại
hoá các hoạt động và xúc tiến tiên tiến hoá quy trình buôn bán, sản xuất mà chưa hề phân
1 Penélope Pacheco-López. (2012). The Impact of Trade Liberalisation on Exports, Imports, the Balance of
Payments and Growth: the Case of Mexico. University of Kent, Department of Economics. P. 22-25
2 Par Muhammad SOFJAN. (2016). Assessing the economic impact of free trade agreement on Indonesia.
Doctorate Thesis, Università de Bordeaux. P. 164
3 Patrick Enu., Emmanuel Dodzi k. Havi. & Edmond Hagan. (2012). The impact of Foreign Trade on Economic
Growth in Ghana (1980 – 2012). International Journal of Academic Research in Economics and Sciences, Vol.2,
No.5. P. 174 – 191.



1


tích các chính sách, các hiệp định thương mại tự do mà Ghana đã và sẽ kí kết để có cái
nhìn toàn cảnh hơn về việc thúc đẩy kinh tế.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu cán cân thanh toán quốc tế trong nước
Công tác nghiên cứu khoa học xoay quanh vấn đề Cán cân thanh toán vẫn luôn
được đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều những đề tài nghiên cứu trong nước có giá trị
cao, có thể kể đến tên
“Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế - lý luận và thực
tiễn ở Việt Nam’’ – Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Nguyễn Thị Hiền, ĐH Ngoại Thương 2011,
đã phân tích thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ
giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam ,giúp bình ổn tỷ giá thị trường ngoại
hối. Luận án tiếp tục làm rõ các vấn đề lý thuyết của tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế,
chính sách tỷ giá, đưa ra các chỉ tiêu phân tích cán cân thanh toán quốc tế và đặc biệt rút
ra mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán. Nghiên cứu cho thấy, giữa tỷ giá thực
và cán cân thương mại có mối quan hệ tương tác hai chiều và sự tác động có độ trễ nhất
định. Từ đó đề xuất ý kiến để Việt Nam phá giá tiền tệ trong tương lai nhằm cải thiện cán
cân thương mại , cải thiện cán cân thanh toán, một khi đã hội tụ đủ các điều kiện cần thiết
khác
“Hoàn thiện các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế “ – Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Phạm Minh Anh,
ĐH Ngoại thương 2011, đã đưa ra những đánh giá về các chính sách điều chỉnh cán cân
thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1997-2008, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp
điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế để phù hợp giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu của
Việt Nam. Luận án đã chỉ ra rằng chính sách tự do hóa thương mại là biện pháp quan
trọng đảm bảo duy trì và ổn định cán cân thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, cần tiến hành
tự do hóa cán cân vãng lai, tuy nhiên cần cân nhắc với việc mở cửa tài khoản vốn. Những
nghiên cứu chỉ ra trọng luận án được tiến hành dựa trên phương pháp đưa ra mô hình để

phân tích lý thuyết, phân tích thống kê để đánh giá thực trạng, kết hợp với lý thuyết hệ
thống và tư duy logic để đề xuất giải pháp mới và luận giải các vấn đề có liên quan.

2


“Chính sách thu hút và quản lý dòng vốn đầu tư tư nhân gián tiếp nước ngoài tại
Việt Nam 2012” – Luận án Tiến sĩ kinh tế - Đặng Minh Tiến, Học viện khoa học xã hội
2012. Luận án tập trung vào phân tích khuôn khổ chính sách thu hút và quản lý FDI ở
Việt Nam, thực trạng thu hút FDI kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam được thành
lập 2000, hiệu quả và hạn chế của dòng vốn FDI vào Việt Nam, và tác động tích cực của
nó tới nền kinh tế Việt Nam là góp phần lớn vào làm cân bằng cán cân thanh toán4.
1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
1.2.1. Cán cân thanh toán quốc tế
1.2.1.1.

Khái niệm

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, “Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of payment
manual), là một báo cáo thống kê một cách hệ thống các giao dịch kinh tế của một nền
kinh tế với phần còn lại của thế giới cho một thời kì nhất định.”5
Theo Pháp lệnh ngoại hối 2005 của Việt Nam, “Cán cân thanh toán quốc tế là
bảng cân đối tổng hợp thống kê một cách có hệ thống toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa
Việt Nam và các nước khác trong một thời kì nhất định.”
Như vậy ta có tổng kết định nghĩa cán cân thanh toán quốc tế như sau:
Cán cân thanh toán quốc tế là bảng đối chiếu những giao dịch thu chi bằng tiền mà
nước ngoài trả cho một nước và nước đó trả cho nước ngoài trong một thời kì nhất định,
thường là một năm. Các giao dịch này chủ yếu là giữa những người cư trú (Residents) và
những người phi cư trú (Non-residents) bao gồm 3 loại:
-


Những giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và thu nhập
Các giao dịch liên quan đến quyền lợi hay nghĩa vụ tài chính với phần còn lại của

-

thế giới;
Các giao dịch (như quà tặng) được phân loại thành các giao dịch chuyển giao
(transfer) liên quan đến các bút toán bù trừ trên cán cân, nếu hiểu theo nghĩa kế
toán là các giao dịch chuyển giao một bên (đơn phương).

4 TSKH. VÕ ĐẠI LƯỢC (2012) Tự do hóa thương mại và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề an
ninh.
Nguyễn Thị Hiền (2011) bảo vệ luận án: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế lý luận thực tiễn tại Việt Nam
5 International Monetary Fund. (1993). Balance of payments manual (the fifth edition), P.6

3


1.2.1.2.

Kết cấu cơ bản

 Cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai ghi chép các giao dịch kinh tế quốc tế với các khoản thu nhập
hoặc thanh toán phát sinh trong năm, bao gồm các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ, các
khoản chuyển dịch thanh toán và các khoản chuyển giao vãng lai một chiều.
Cán cân vãng lai có liên quan đến sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản.
Cán cân vãng lai bao gồm 4 cán cân bộ phận: Cán cân thương mại (Trade
balance), Cán cân dịch vụ (Service Balance), Cán cân thu nhập (Income Balance) và Cán

cân chuyển giao vãng lai một chiều (Current transfer balance)
-

Cán cân thương mại (Trade balance) - còn được gọi là cán cân hữu hình (visible
account): Là chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi từ nhập

-

khẩu.
Cán cân dịch vụ (Service Balance): Là chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu

-

dịch vụ và các khoản chi từ nhập khẩu dịch vụ.
Cán cân dịch vụ bao gồm các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải,
du lịch, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, hàng không, ngân hàng… giữa một quốc
gia với phần còn lại của thế giới. Dịch vụ quốc tế phổ biến trong cán cân dịch vụ
là các dịch vụ liên quan tới tài chính được cung cấp bởi các ngân hàng, dịch vụ
hàng không và dịch vụ xây dựng. Đối với các nước công nghiệp thì cán cân bộ

-

phận này có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những thập kỉ vừa qua.
Cán cân thu nhập (Income Balance) ghi chép các khoản thu chi về thu nhập giữa
người cư trú và người không cư trú. Trong đó, thu nhập của người lao động bao
gồm các khoản tiền lương, thưởng và thu nhập bằng tiền, hiện vật và thu nhập từ
đầu tư bao gồm lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào trái phiếu và các giấy

-


tờ có giá.
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Current transfer balance) ghi chép các
khoản kiều hối, viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu, và các khoản chuyển
giao khác bằng tiền và hiện vật cho mục đích tiêu dùng. Như vậy có thể nói nó

phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa người cư trú và người không cư trú.
 Cán cân vốn
4


Cán cân vốn bao gồm Cán cân vốn dài hạn và Cán cân vốn ngắn hạn
-

Cán cân vốn dài hạn là luồng vốn dài hạn chảy ra, vào một quốc gia. Cán cân vốn
dài hạn bao gồm: Vốn đầu tư trực tiếp (thường trên 30%), vốn đầu tư gián tiếp
(trái phiếu công ty, chính phủ, cổ phiếu nhưng chưa kiểm soát được công ty nước

-

ngoài) và vốn dài hạn khác (ODA, tín dụng thương mại dài hạn)
Cán cân vốn ngắn hạn là luồng vốn ngắn hạn chảy vào, ra một quốc gia, có kì hạn
dưới 1 năm. Cán cân vốn ngắn hạn bao gồm: Tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt
động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có gvias ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân

hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối…
 Cán cân tài chính
Cán cân tài chính bao gồm: Đầu tư trực tiếp, Đầu tư gián tiếp và Các giao dịch đầu
tư tài sản tài chính khác.
-


Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà một bên là người cư trú của một quốc gia
đầu tư vào, một bên là người cư trú của một quốc gia khác với mục đích đầu tư và

-

thu lợi ích lâu dài.
Đầu tư gián tiếp là đầu tư vào chứng khoán, cổ phần, chứng khoán nợ dưới dạng
trái phiếu, các công cụ của thị trường tiền tệ, thị trường tài chính phái sinh,…

Các giao dịch đầu tư tài sản tài chính khác là các giao dịch về tín dụng thương mại, sử
dụng tín dụng của IMF, các khoản tín dụng khác, tiền và tiền gửi,…
Theo tiêu chuẩn của IMF, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và đầu tư vào các tài sản
thống kê trong Cán cân tài chính (Financial account) trong khi các dòng vốn chuyển giao
tài sản tài chính, mua lại và chuyển nhượng tài sản không phải là tài sản tài chính sẽ được
thống kê trong Cán cân vốn.
 Sai số và bỏ sót (Error and omission) (Discrepencies)
Sai số và bỏ sót (Chênh lệch) phản ánh các sai số do công tác thống kê và báo cáo.
 Tài sản dự trữ
Tài sản dự trữ phản ánh các giao dịch với những tài sản được cơ quan quản lý tiền
tệ của một quốc gia coi như là nguồn vốn để tài trợ cho các khoản thiếu hụt cán cân và
trong một số trường hợp, được dùng để đáp ứng nhu cầu tài chính của quốc gia đó.
5


Tài sản dự trữ bao gồm: vàng dùng làm phương tiện thanh toán (vàng tiêu chuẩn),
SDR, các tài sản ngoại hối khác (tiền tệ, tiền gửi, chứng khoán)…
1.2.1.3.

Một số công thức trong cán cân thanh toán quốc tế:


Cán cân thương mại và dịch vụ = Cán cân thương mại + Cán cân dịch vụ
Cán cân cơ bản (basic account) = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn (+ Cán cân tài chính)
Cán cân tổng thể (Overall balance) = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Sai số và bỏ sót.
1.2.1.4.

Mối quan hệ giữa các hạng mục trong cán cân thanh toán quốc tế

(CCTTQT)
Khi nói CCTTQT thặng dư hay thâm hụt có nghĩa là nói đến sự thặng dư hay thâm
hụt của một hay một nhóm các cán cân bộ phận nhất định trong CCTTQT.
Xét cán cân thương mại và dịch vụ, ta có một quốc gia xuất siêu khi cán cân thặng
dư, nhập siêu khi cán cân thâm hụt. Cán cân thương mại là nòng cốt của cán cân thanh
toán, trong khi cán cân dịch vụ đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong cán cân
thanh toán. VD tiêu biểu là Thái Lan, Thụy Sĩ.
Xét cán cân cơ bản, có thể coi cán cân cơ bản phản ánh thực lực tài chính của một
quốc gia. Cán cân cơ bản thâm hụt không nhất thiết là điều xấu, thặng dư không nhất
thiết là điều tốt. Trong phân tích cán cân này, phân loại các luồng vốn thành ngắn hạn hay
dài hạn là tương đối, tính chất ngắn hạn hay dài hạn của chúng thay đổi theo thời gian.
Xét cán cân tổng thể, cán cân tổng thể thặng dư cho biết số tiền quốc gia có để có
thể tăng (mua vào) dự trữ ngoại hối quốc gia. Cán cân tổng thể thâm hụt cho biết số tiền
mà quốc gia phải hoàn trả bằng cách giảm (bán ra) dự trữ ngoại hối hoặc vay dự trữ của
các nước khác hoặc vay quỹ tiền tệ quốc tế để trả nợ.
1.2.2. Tự do hóa thương mại:
Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên nhằm
làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên
cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Những hàng rào nói trên có thể là thuế quan, giấy phép xuất
nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, yêu cầu kiểm dịch, phương pháp

6



đánh thuế, v.v... Các hàng rào nói trên đều là những đối tượng của các hiệp định mà WTO
đang giám sát thực thi6
1.2.2.1.

Tại sao lại tự do hóa thương mại?

Thực tế đã rõ ràng. Tự do hóa thương mại tạo ra của cải vật chất cho các xã hội
đáp ứng nhu cầu và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của họ; việc dựng lên các rào cản
thương mại sẽ khiến cho các quốc gia và người dân của họ nghèo đi. Hoa Kỳ đã đúc kết
được bài học này sau khi áp dụng Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley lợi bất cập hại vào
thập niên 1930. Kể từ đó tới nay, Hoa Kỳ đã tiên phong trong việc mở cửa thị trường
quốc tế, nhờ đó đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển của các quốc gia, đồng thời
giúp hàng triệu người thoát nghèo. Tuy vậy, vẫn cần phải có nhiều nỗ lực hơn để thực sự
khai thác được lợi ích của mở cửa thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng
hóa, dịch vụ và nhiều khía cạnh khác nữa. Đặc biệt, các quốc gia đang phát triển chắc
chắn sẽ được hưởng lợi nếu chúng ta có thể phá vỡ thế bế tắc hiện nay trong các cuộc
đàm phán thương mại đa phương. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy sẽ có
thêm hàng chục triệu người nữa thoát nghèo nhờ tăng cường thương mại.
2.1.1.1Sự phát triển của tự do hóa thương mại trên thế giới.
Từ thập kỷ 1990 đến nay tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đã có
bước phát triển đột biến mạnh mẽ thể hiện trên các mặt: sự ra đời của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) bao gồm gần như tất cả các nền kinh tế thế giới (hiện đã có 148
nước tham gia và hầu hết các nước còn tại đều muốn tham gia); các khu thương mại tự do
phát triển mạnh mẽ từ EU, NAFTA, AFTA đến các khối kinh tế khác ở hầu khắp các châu
lục; các Hiệp nghị thương mại tự do song phương phát triển chưa từng có giữa các quốc
gia với nhau như Mỹ - Singapore, Mỹ - Thái Lan . . . đến các Hiệp nghị thương mại tự do
giữa các khối thương mại tự do với các quốc gia như: ASEAN - Trung Quốc, ASEAN Nhật Bản. . . Hàng rào thuế quan giữa các nước phát triển với nhau đã giảm xuống còn
3%, mức thuế quan quân bình của các nước đang phát triển cũng đã được hạ thấp xuống
6 Luật Việt (2017) thế nào là tự do hoá thương mại, những tác động của quá trình đó là gì?


7


còn khoảng 14%. Những cam kết giảm bỏ hàng rào bảo hộ đang là nội đung chủ yếu của
các cuộc đàm phán đa phương và song phương hiện nay.
Sự tiến triển của tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay có thể
cho phép dự báo những xu hướng chính trong thời gian từ nay đến năm 2030 như
-

Tổ chức thương mại thế giới sẽ trở thành tổ chức kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế
quốc gia sẽ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu về cơ bản không còn biên
giới; không có phân biệt đối xử giữa các quốc gia, giữa các công ty; hoạt động

-

kinh tế toàn cầu sẽ được điều tiết bởi tổ chức kinh tế toàn cầu này.
Sẽ hình thành ngày càng đầy đủ một hệ thống thể chế kinh tế toàn cầu, hệ thống

-

thể chế này sẽ quy định hệ thống thể chế kinh tế của các quốc gia.
Sẽ hình thành một hệ thống cơ sở hạ tầng toàn cầu phục vụ cho nền kinh tế toàn
cầu như: các đường cao tốc xuyên lục địa, các tuyến hàng hải cao tốc xuyên đại

-

dương, các tuyến hàng không cao tốc, các hành lang thông tin toàn cầu. . .
Hệ thống giáo dục, đào tạo toàn cầu sẽ hình thành với những trung tâm giáo đục
toàn cầu, có chương trình giáo đục chung, hệ thống bằng cấp chung - đủ sức đào


-

tạo nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Các công ty xuyên quốc gia sẽ hoạt động mạnh mẽ và sẽ là hình thức kinh doanh

-

phổ biến ở mọi quốc gia.
Các nền kinh tế quốc gia vẫn sẽ tồn tại thích ứng với tình hình mới, các khối kinh
tế khu vực có thể vẫn sẽ tồn tại, nhưng với mức độ hội nhập cao hơn mức hội nhập
toàn cầu.

Những xu thế trên đang trở nên hiện thực: APEC đã chấp nhận tự do hoá thương mại
và đầu tư vào năm 2020. 34 nền kinh tế của Tây bán cầu đã nhất trí thành lập một vùng
thương mại tự do ban đầu năm 2005. EU đã nhất trí với 12 nước Địa Trung hải thành lập
khu vực tự do thương mại vào năm 2010. Các quốc gia đông dân như Trung Quốc, Ấn
Độ, Inđônêxia, Nga, Braxin đã thức tỉnh và có chiến lược hội nhập kinh tế sâu rộng; Các
nền kinh tế OECD đã có tiến triển to lớn về cơ cấu kinh tế, về tự do hoá thương mại và
đầu tư7…
1.2.3. Ảnh hưởng của tự do hoá thương mại tới cán cân thanh toán quốc tế
7 TSKH. VÕ ĐẠI LƯỢC (2012) Tự do hóa thương mại và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề an
ninh.

8


Khi thực hiện tự do hóa thương mại, Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để
từng bước giảm thiểu những hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ
thương mại với nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt

động thương mại quốc tế. Từ đó tự do hóa thương mại đã tác động đến cán cân thanh
toán như sau:
1.2.3.1.

Tích cực

Theo nghiên cứu của Yi Wu và Li Zeng (2008), khi xem xét tác động của tự do
hóa thương mại đối với nhập khẩu, xuất khẩu và cán cân thương mại cho mẫu lớn các
nước đang phát triển, nghiên cứu chỉ ra bằng chứng rõ ràng và nhất quán rằng tự do hóa
thương mại dẫn đến nhập khẩu và xuất khẩu cao hơn. 8
Mở cửa thương mại giúp hình thành sự bình đẳng trong hoạt động đầu tư kinh tế,
các luồng vốn luân chuyển linh hoạt và hiệu quả, tạo điều kiện tiếp cận các luồng vốn
quốc tế, tăng vốn đầu tư trong nước.
Khi tự do hóa thương mại, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao giúp cải thiện
điều kiện thanh khoản, ổn định cung-cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường, góp phần bình
ổn cán cân thanh toán.
Nhờ các hiệp định thương mại song phương và hiệp định thương mại tự do, bên
cạnh việc dòng vốn FDI tiếp tục dồi dào, thâm hụt các khoản đầu tư khác (bao gồm tiền
và tiền gửi tiết kiệm, cho vay, tín dụng thương mại, và các khoản phải thu/phải trả khác)
giảm mạnh cũng giúp giảm thâm hụt tài khoản tài chính.
1.2.3.2.

Tiêu cực

Đối với các nước đang phát triển, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới sau khi tự
do hóa thương mại và tài chính đóng vai trò then chốt trong việc kích thích tăng trưởng
kinh tế, nhưng lại khiến tài khoản vãng lai thâm hụt, qua đó ảnh hưởng tiếu cực đến cán
cân thanh toán.

8 Trần Thị Thanh Thúy. (2013). Mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại, tăng trưởng kinh tế và cán cân

thương mại, Luận văn thạc sĩ kinh tế

9


Trong quá trình tự do hóa, các luồng vốn vào ngày càng tăng mạnh. Trong đó,
luồng vốn vào quá mức có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế quá nóng, nếu tiền cung ứng
tăng quá mức so với tăng trưởng GDP thực tế sẽ làm tăng tổng phương tiện thanh toán
(M2), gây áp lực lạm phát và biến động về tỉ giá hối đoái, làm tăng thâm hụt cán cân
vãng lai, nhất là khi sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, làm tiềm
ẩn rủi ro cho cán cân thanh toán.
Tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về khía cạnh cung như sử
dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, thúc đẩy cạnh tranh, và tăng dòng chảy chất xám qua
biên giới các quốc gia. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại có thể dẫn đến tăng trưởng
nhanh hơn trong nhập khẩu so với tăng trưởng xuất khẩu và do đó những lợi ích ở khía
cạnh cung có thể bị bù đắp bằng các cân bằng không bền vững trong vị thế của cán cân
thanh toán.

10


Chương II. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI LÊN CÁN
CÂN THANH TOÁN CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
2.1 Tác động của tự do hoá thương mại lên cán cân thanh toán của Việt Nam
2.1.1 Cán cân thanh toán của Việt Nam sau khi kí hàng loạt những hiệp định
thương mại tự do
2.1.1.1Khu vực Thương mại Tự do (ASEAN Free Trade Area)
Khu vực thương mại tự do ASEAN, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa
phương giữa các nước trong khối ASEAN. Trong đó Việt Nam kí và bắt đầu thực hiện
năm 1996. Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực

chung (Common EffectivePreferential Tariff - CEPT). Về thực chất, CEPT là một thỏa
thuận giữa các nước thành viên ASEANvề việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống
còn 0-5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Trong vòng 5 năm sau khi đạt
mức thuế ưu đãi cuối cùng, các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập
khẩu và những hàng rào phi quan thuế khác.
2.1.1.2Hiệp định Thương mại Hàng hóa asean (ATIGA)
Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có
tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992.
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng
hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ
thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có
liên quan
Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc
thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự
do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+)
Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như:
xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan,
các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ.

11


Biểu cam kết cắt giảm thuế quan trong ATIGA của mỗi nước , bao gồm toàn bộ
các sản phẩm trong Danh mục hài hóa thuế quan của ASEAN (AHTN) và lộ trình cắt
giảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng năm. Do đó, so với CEPT, cam kết thuế quan
trong ATIGA rất rõ ràng và dễ tra cứu.
2.1.1.3Các cam kết chính ATIGA về cắt giảm thuế quan
Nguyên tắc cam kết: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của
ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong bản cam kết thuế quan của từng nước trong
ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm không

phải cắt giảm thuế.
Đa số các sản phẩm trong biểu thuế quan sẽ được các nước xóa bỏ hoặc giảm thuế
xuống còn dưới 5%, trừ một số sản phẩm nhạy cảm như: các sản phẩm nông nghiệp chưa
chế biến, các sản phẩm nhạy cảm như súng đạn, thuốc nổ, rác thải….
Thực trạng của Việt Nam,theo thông tin từ Bộ Tài chính, thực hiện cam kết
ATIGA, tính đến ngày 1/1/2014, Việt Nam đã cắt giảm về 0% đối với 6.897 dòng thuế
(chiếm 72% tổng Biểu thuế nhập khẩu). Đến ngày 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm về 0%
thêm 1.706 dòng thuế nữa. Số còn lại gồm 669 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu
là những sản phẩm nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0%
vào năm 2018, bao gồm: ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật, hoa
quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm sữa…
Các sản phẩm không phải xóa bỏ thuế nhập khẩu (duy trì thuế suất MFN) gồm
Thuốc lá điếu, lá thuốc lá, các mặt hàng an ninh quốc phòng như thuốc nổ, súng đạn,
pháo hoa, rác thải y tế, lốp cũ...
Thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan theo ATIGA giai đoạn 2015-2018, Bộ
Tài chính đã ban hành Thông tư số 165/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 về việc ban hành
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định thương mại hàng
hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018.
2.1.1.4Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA)

12


Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) được ký kết tháng 2/2009 và có hiệu
lực từ 29/3/2012 thay thế cho Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA)
1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998)
Hiệp định ACIA bao gồm 4 nội dung chính là Tự do hóa đầu tư, Bảo hộ đầu tư,
Thuận lợi hóa đầu tư và Xúc tiến đầu tư.
2.1.2 Tác động của các Hiệp định tới Cán cân thanh toán Việt Nam
Ở phần này, nhóm nghiên cứu tập trung chủ yếu phân tích tác động của những

Hiệp định Thương mại Tự do lên Cán cân vãng lai của Việt Nam bởi trong suốt thời gian
kí hơn 36 Hiệp định, sự thay đổi lớn nhất trong bản Cán cân thanh toán của Việt Nam
chính là trong cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính.
2.1.2.1Cán cân vãng lai

Hình. Cán cân vãng lai Việt Nam năm 1995 – 2010
Nguồn: TradingEconomics.com
Sau khi gia nhập AFTA, cán cân vãng lai của Việt Nam hiện nay đã chuyển từ
thặng dư nhỏ ở mức 1,2 tỷ đôla Mỹ trong 2000 sang thâm hụt khá lớn ở mức 9,2 tỷ đôla
Mỹ trong năm 2008. Mặc dù cán cân vãng lai hình thành xu hướng đi xuống rất rõ, nhưng
giá trị có biến động khá lớn, trong đó đột biến xảy ra trong thời gian Khủng hoảng Tài
chính châu Á 1997. Đáng chú ý là kể từ những năm 80 thì Hoa Kỳ luôn ghi nhận thâm
hụt lớn còn EU thì có sự biến động mang tính chu kỳ xung quanh mức 0 của cán cân
13


vãng lai. Tính chất biến động lớn của cán cân vãng lai ở Việt Nam về cơ bản giống các
nước các nước ASEAN 58 trước khủng hoảng châu Á, tuy nhiên ASEAN 5 đã giải quyết
được vấn đề này kể từ Khủng hoảng Tài chính châu Á và duy trì thặng dư. Việc chuyển
từ thâm hụt sang thặng dư thực ra là kết quả của quá trình các nước này dịch chuyển dần
lên mức giá trị gia tăng cao hơn trong công nghiệp sản xuất chế tạo và đạt được cải thiện
đáng kể về năng suất lao động. Việt Nam thì năm nào cũng thâm hụt kể từ thập kỷ 1980,
chỉ trừ 3 năm nền kinh tế Đông Nam Á đi xuống nghiêm trọng (1999-2001).
Trong giai đoạn 2012 - 2018, Việt Nam ghi nhận thặng dư Tài khoản vãng lai 4300
triệu USD trong quý III năm 2017. Tài khoản vãng lai ở Việt Nam tính trung bình -17.40
USD Triệu từ năm 1983 cho đến năm 2017, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 9471 USD
Triệu trong quý IV năm 2013 và thấp kỷ lục trong -10823 triệu USD trong quý IV năm
2008.
Sau khi hiệp định ATIGA có hiệu lực 17/5/2010 và hiệp định ACIA có hiệu lực
vào 29/3/2012, cán cân vãng lai Việt Nam tăng, thặng dư nhiều so với những năm trước,

sau quá trình thâm hụt suốt nhiều năm. Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do
giữa các nước trong khối ASEAN đã giúp trao đổi, xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, quy mô
mở rộng, phát triển từ đó tác động làm cán cân vãng lai thặng dư liên tục.

Hình. Cán cân vãng lai Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Nguồn: TradingEconomics.com
14


2.1.2.1.1 Cán cân thương mại
Trước khi gia nhập AFTA, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước
ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn với 13.7% vào năm 1995.
Năm

Tổng xuất nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

(Triệu USD)
(Triệu USD)
(Triệu USD)
1986
2.944
789
2.155
1987
3.309
854

2.455
1988
3.795
1.038
2.757
1989
4.512
1.946
2.566
1990
5.156
2.404
2.752
1991
4.425
2.087
2.338
1992
5.122
2.581
2.541
1993
6.909
2.985
3.924
1994
9.880
4.054
5.826
1995

13.604
5.449
8.155
Bảng. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1986-1995
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Việt Nam xuất khẩu phần lớn là sang Singapore: thị trường này chiếm 66.4% giá
trị xuất khẩu sang ASEAN giai đoạn 1991 – 1995. Đây là thị trường tạm nhập tái xuất
điển hình, do đó khi nền kinh tế Việt Nam trở nên mở cửa hơn, hội nhập sâu hơn vào thị
trường quốc tế, buôn bán qua trung gian sẽ giảm, khi đó giá trị xuất khẩu sang Singapore
sẽ giảm và ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sang ASEAN
nói riêng.
Các mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN giai đoạn này còn đơn điệu, chủ yếu là
nguyên liệu thô và nông sản. Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN giai đoạn
1991 – 1995 đã tăng trưởng với tốc độ lớn trong điều kiện hàng rào thuế quan và phi thuế
quan vẫn chưa được bãi bỏ.
Sau khi gia nhập AFTA, cán cân thương mại Việt Nam ở trạng thái thặng dư trong
hai năm liên tiếp 2000 - 2001, hoạt động xuất khẩu khởi sắc và đạt được những kết quả
hết sức khả quan. Từ năm 2002 trở lại đây, cán cân thương mại Việt Nam lại rơi vào tình
trạng thâm hụt. Nguyên nhân không phải do sự giảm sút trong xuất khẩu mà do nhập
khẩu tăng quá nhanh. Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 17,76 tỷ USD năm 2002 lên đến mức
15


kỷ lục 97,4 tỷ USD vào năm 2011. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên nhanh
chóng nhưng nhìn chung cho cả giai đoạn, kim ngạch nhập khẩu luôn vượt trội so với
kim ngạch xuất khẩu dẫn đến cán cân thương mại vẫn thường xuyên trong trạng thái
thâm hụt.
Năm
Giá trị
(Tỷ


Kim

USD)
Tăng

ngạch
xuất khẩu

trưởng
(%)
Giá trị

Kim

(Tỷ

ngạch
nhập

USD)
Tăng

khẩu

trưởng

200

200


200

200

200

200

200

200

200

200

201

201

0

1

2

3

4


5

6

7

8

9

0

1

14,4

15,

16,7 20,1 26,4 32,4 39,8 48,5 62,6

5

03

1

57,1

72,2


96,9

25,2

4,0

11,2 20,6 31,4 22,5 22,7 21,9 29,1

-8,9

26,4

34,2

14,0

14,

17,7 22,7 28,7 34,8

7

4

6

65,4

77,3


97,4

34,5

3,4

22,1 28,0 26,6 21,2 22,1 38,3 28,1

18,3

25,9

0,6

-

3

1,05 2,58 2,28 2,44 2,77

-5,1

-0,4

5

3

9


7

5

9

3

42,6

6

9

58,9 75,4
2

7

(%)
Cán cân thương mại
(Tỷ USD)

0,38

-

-


-

-

-

13,3

-

10,3 12,7

-8,3

6
8
Bảng . Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2011
Nguồn: IMF Country Report Vietnam
Sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu qua các năm xuất phát từ nhiều nguyên

nhân, trong đó việc gia nhập AFTA chỉ góp một phần nhỏ, chủ yếu nhờ vào việc cắt giảm
thuế nhập khẩu, cụ thể như sau
Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế quan tham gia AFTA từ ngày
1/1/1996 khi đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT. Tất cả những mặt hàng này
đã nằm ở khung thuế suất từ 0 – 5% từ trước đó nên không tác động nhiều tới nhập khẩu
giai đoạn 1996-2000.
16


Cuối năm 2002, 5500 mặt hàng (chiếm khoảng 86% mặt hàng trong biểu thuế

nhập khẩu) đã được đưa vào chương trình cắt giảm. Toàn bộ những mặt hàng này đã có
thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm chỉ còn 0 – 5% trong giai đoạn 2002 – 2006.
Theo số liệu của tờ Dow Jones, vào những ngày đầu năm 2003, mức thuế suất trung bình
của Việt Nam chỉ hơn 2% và Việt Nam là nước có thuế suất trung bình thấp thứ 3 trong
ASEAN, sau Singapore và Brunei.
Đến ngày 1/7/2003, 1416 mặt hàng thuộc TEL được chuyển sang IL. Đa số những
mặt hàng đó đều được bảo hộ với mức thuế rất cao (30-100%), hoặc đang được quản lý
bằng hạn ngạch như xi măng, giấy, cơ khí, vật liệu xây dựng,… Vì đây là những mặt
hàng quan trọng nên việc giảm thuế và xóa bỏ hạn ngạch góp phần thúc đẩy nhập khẩu
tăng mạnh.
Trong giai đoạn từ 2010 đến nay, Việt Nam đạt thặng dư thương mại 294 triệu
USD vào tháng 2 năm 2018. Cán cân thương mại ở Việt Nam tính trung bình -355,71
USD Triệu từ năm 1990 đến năm 2018, đạt mức cao nhất là 2181 triệu USD vào tháng 10
năm 2017 và mức thấp kỷ lục -3888 USD Triệu trong tháng 12 năm 1996. Cán cân
thương mại sau năm 2010 đã dần được cải thiện hơn, đến năm 2012 khi thêm một hiệp
định nữa đi vào thực hiện là ACIA đã huy động nhiều vốn đầu tư và thị trường xuất nhập
khẩu hàng hóa phát triển mạnh hơn, cán cân được thặng dư, và nó tiếp tục duy trì sự
thặng dư đó trong những năm gần đây, đến năm 2017 thì cán cân thương mại đạt mốc
tăng trưởng kỉ lục.

17


Hình. Cán cân thương mại Việt Nam 2010-2018
Nguồn: World Bank
2.1.2.1.2 Cán cân dịch vụ
Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 liên tục trong trạng thái thâm
hụt. Trừ năm 2006, cán cân dịch vụ gần đạt trạng thái cân bằng (thâm hụt rất nhỏ, 8 triệu
USD) do những ảnh hưởng tích cực từ chỉ thị về phát triển dịch vụ của Chính phủ năm
2005 nhằm chuẩn bị cho quá trình mở cửa tự do hóa dịch vụ của Việt Nam theo Hiệp

định thương mại Việt - Mỹ và tiến tới gia nhập WTO, từ năm 2007 đến nay, thâm hụt cán
cân dịch vụ ngày càng tăng với tốc độ nhanh, năm 2007 mức thâm hụt là 0,894 tỷ USD,
đến năm 2011 là 2,98 tỷ USD.
Năm

2000

Khoản thu

2695

Khoản chi

3310

Dịch vụ
ròng
18

-615

200

200

200

200

200


200 200

200

200

201

201

1
281

2
294

3
327

4
386

5
417

6
7
510 603


8
704

9
576

0
746

1
887

0
338

8
369

2
405

7
473

6
439

0
0
510 692


1
795

6
689

0
990

9
118

2

7

0

9

5

8

4

6

-


-

-

5
-

0
-

59
-

778

871

219

-8

-894 -915 112

244

298

0


0

572

-749

9


Bảng. Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Đơn vị: Triệu USD)
Nguồn: IMF Country Report Vietnam, Tổng cục Thống kê, 2011
Xuất khẩu dịch vụ tuy có tăng nhưng quy mô xuất khẩu còn rất nhỏ. Tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vừa nhỏ lại
vừa có xu hướng giảm đi (từ 15,7% năm 2000 xuống còn khoảng 8,4% năm 2011). Trong
khi đó, chi phí nhập khẩu dịch vụ tăng rất nhanh qua các năm khiến cho nước ta luôn ở
trong tình trạng nhập siêu. Chi dịch vụ tăng phần lớn là do kim ngạch nhập khẩu tăng đã
làm tăng các chi phí về vận tải, bảo hiểm bởi hầu hết các giao dịch nhập khẩu của Việt
Nam đều thực hiện theo điều kiện CIF.
Theo số liệu Tổng cục thống kê, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2017
ước tính đạt 13,1 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2016, trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch
đạt 8,9 tỷ USD, chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 7,4%; dịch vụ vận tải 2,6
tỷ USD, chiếm 19,7% và tăng 5,7%.
Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2017 đạt 17 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm
trước, trong đó nhập khẩu dịch vụ vận tải đạt 8,2 tỷ USD, chiếm 47,9% tổng kim ngạch
nhập khẩu và giảm 2,8%; dịch vụ du lịch đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 29,8% và tăng 12,7%.
Nhập siêu dịch vụ năm 2017 là 3,9 tỷ USD, bằng 29,9% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.
1.2.3.3.

19



2.1.2.1.3 Cán cân thu nhập
Năm

2000

200

200

200

200

200

200

200

1

2

3

4

5


6

7

2008

200
9

2010

201
1

Các khoản
thu

0,19

0,16 0,17 0,13 0,19 0,36 0,67 1,09

1,36

0,8

0,5

0,4

0,78


0,8

0,96 0,94 10,8 1,58 2,1

3,26

5,76

3,8

5,0

5,4

-

-

-

Các khoản
chi
Thu nhập
ròng

-0,59

-


-

-

-

- 4,4 -3,0 -4,6
0,64 0,79 0,81 0,89 1,22 1,43 2,17
Bảng 5. Cán cân thu nhập của Việt Nam 2000-2011 (Đơn vị: Tỷ USD)

-5,1

Nguồn: IMF Country Report Vietnam
Theo nguyên tắc chung của IMF, cán cân thu nhập của Việt Nam bao gồm các
khoản thu nhập của người lao động (các khoản tiền lương, tiền thưởng) và thu nhập của
nhà đầu tư (lãi từ hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp) thuộc các đối tượng người Việt
Nam cư trú ở nước ngoài và người không cư trú ở Việt Nam. Nhưng do thiếu sót thống
kê, các số liệu về thu nhập lao động không có sẵn. Do đó, trong cán cân thanh toán quốc
tế của Việt Nam cũng như các nước khác thường chỉ tổng hợp và cung cấp số liệu về thu
nhập ròng nói chung và thu nhập ròng đầu tư. (Bảng 5)
Thâm hụt cán cân thu nhập gia tăng do phần thu của các hạng mục thu nhập đầu tư
(gồm thu lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng, thu cổ tức từ hoạt động đầu tư trực tiếp của
Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư vào chứng khoán do người không cư trú phát hành)
tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng chi của các khoản mục này.
Các khoản thu được phản ánh trong cán cân thu nhập còn bao gồm cả các khoản
tiền lương, tiền thưởng của người cư trú làm việc tại nước ngoài. Trong những năm gần
đây thì số lượng người Việt Nam làm việc tại nước ngoài tăng lên nhanh chóng do những
chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động của Nhà nước. Giai đoạn 2003 - 2005, cả
nước đã đưa được 173.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, năm 2006 đạt 78.855
người, năm 2007 tăng lên 79.950 người. Năm 2011, nước ta đã xuất khẩu trên 88.000 lao

20


động với 4 thị trường xuất khẩu trọng điểm là: Ðài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật
Bản (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2011). Ðây là một trong những biện pháp
giúp tạo công ăn việc làm đồng thời tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể bổ sung và bù đắp
cán cân thu nhập và cán cân vãng lai của Việt Nam.
2.1.2.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều bao gồm các khoản chuyển giao bằng
tiền, hiện vật mang ý nghĩa là quà tặng, viện trợ, bồi thường của tư nhân và chính phủ.
Bảng 6 cung cấp số liệu về tình hình cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt
Nam trong giai đoạn 2000 - 2011.
Trong giai đoạn 2000 - 2011, cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam tăng
trưởng nhanh (bình quân tăng trưởng cả giai đoạn là 18,61%), trong đó năm 2007, mức
chuyển giao vãng lai ròng tăng đột biến 58,8% so với năm 2006. Nguyên nhân lượng
kiều hối tăng đột biến là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO cộng với
sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế đứng ở mức cao, sự sôi động của thị trường
chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, thị
trường xuất khẩu lao động khởi sắc và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên. Từ năm
2007 đến nay, chuyển giao vãng lai ròng luôn ở mức trên 6,4 tỷ USD. Các khoản chuyển
giao, đặc biệt là các khoản chuyển giao của tư nhân, đã góp phần không nhỏ vào việc cải
thiện cán cân vãng lai cũng như cán cân tổng thể. Từ số liệu bảng 6 có thể thấy các khoản
chuyển giao vãng lai của khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức chuyển giao
vãng lai ròng hàng năm của Việt Nam (trên 90%), trong đó các khoản chuyển giao của tư
nhân chủ yếu là các khoản kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài.
Năm

2000

Chuyển giao tư

nhân (ròng)
Chuyển giao
chính thức
(ròng)
21

200

200

200

200

200

200

200

200

200

201

201

1


2

3
2,1

4

5

6

7

8

9

0

1

2,31 3,15 3,80 6,18 6,80 6,02

7,6

7,6

0,18 0,23 0,25 0,25 0,51 0,4

0,3


0,3

1,34

1,10 1,77

0,14

0,15 0,15

0
0,1
4


Chuyển giao
vãng lai ròng

1,48

1,25 1,92

2,2

2,49 3,38 4,05 6,43 7,31 6,42 7,9
4
Bảng 6. Cán cân CGVL1CViệt Nam 2000-2011 (Đơn vị: Tỷ USD)

7,9


Nguồn: IMF Country Report Vietnam
Nhìn chung, cán cân thương mại có tác động quan trọng nhất đến trạng thái của
cán cân vãng lai và thâm hụt cán cân thương mại là nguyên nhân chính gây nên tình trạng
thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Ngoài ra, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và
chuyển giao vãng lai một chiều cũng có những tác động nhất định tới cán cân vãng lai
của Việt Nam. Ðặc biệt, mức thặng dư trong chuyển giao vãng lai một chiều đã giúp cải
thiện một phần tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai.
2.1.2.2Cán cân vốn và tài chính

Hình.
Diễn biến

Tài

khoản vốn

của Việt

Nam, 2000

– 2009
Nguồn: IMF (2009)

Tài khoản vốn ở Việt Nam thông thường có mức thặng dư nhờ luồng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào khá lớn, đạt đỉnh là 7,8 tỷ đôla Mỹ trong năm 2008.

22



Hình.

Đăng ký
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 12 năm qua
Nguồn: World bank

Ngay sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào
tháng 1/1996, tốc độ thu hút FDI từ các nước ASEAN đã tăng nhanh chóng, đạt tới trên
547 triệu USD vào thời điểm giữa năm 1997. Nhưng một phần do những hạn chế về
AIGA và AIA, nên FDI từ ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 1995-2005 không có gì nổi
bật, thậm chí còn có xu hướng giảm, không như kỳ vọng. Mặt khác, do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến các nước ở châu Á nói chung và
ASEAN nói riêng bị ảnh hưởng rất lớn nên nguồn FDI nội khối cũng trở nên hạn chế.
Tuy nhiên, bước sang năm 2008, nguồn FDI từ ASEAN vào Việt Nam đã có một bước
tiến nổi bật với số vốn đầu tư đạt mốc hơn 2,7 tỷ USD. Điều này là do việc Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cũng như hiệu
quả từ những đổi mới chính sách về thu hút đầu tư của Việt Nam đã giúp khối lượng vốn
FDI từ ASEAN tăng lên nhanh chóng. Giai đoạn 2009 - 2013, dòng FDI từ ASEAN vào
Việt Nam đã tăng gấp 3 – 4 so với giai đoạn từ 1995 – 2005.
Tính đến tháng 9/2014, các nhà đầu tư khu vực ASEAN có 2.431 dự án còn hiệu
lực, tổng vốn đăng ký 51,83 tỷ USD, chiếm trên 21,4% tổng vốn FDI đăng ký tại Việt
Nam. Quy mô vốn bình quân 1 dự án của ASEAN là 21,3 triệu USD/dự án, cao hơn so
với mức bình quân chung 1 dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (là 14,45 triệu USD/dự
án).

23


Hình. Tỷ trọng Vốn FDI vào Việt Nam chia theo từng nước năm 2016
Tuy nhiên, trong tổng vốn FDI ròng vào Việt Nam, FDI từ các quốc gia ngoại khối

ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn 3-5 lần so với FDI nội khối ASEAN vào Việt Nam.
Cụ thể, trong hai năm gần đây 2012 và 2013, FDI ngoại khối chiếm lần lượt là 84,9% và
76,6%, trong khi FDI từ các nước thành viên ASEAN chỉ chiếm lần lượt là 15,1% và
23,4% trong tổng số FDI vào Việt Nam.
Trong các quốc gia ngoại khối ASEAN, thì Nhật Bản là quốc gia chiếm tỷ trọng
mức FDI (lũy kế đến năm 2013) đầu tư vào Việt Nam lớn nhất với 20%; tiếp đó là Hàn
Quốc và EU với 15%; Đài Loan 12% và Mỹ là 11%.

24


Hình.

Diễn
biến dự trữ quốc tế của Việt Nam, 2000 – 2009
Nguồn: IMF (2009)

Mặc dù dự trữ giảm xuống, tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn không
bị coi là trầm trọng bởi một số lý do. Thứ nhất, nghĩa vụ nợ ngắn hạn của Việt Nam có
thể được thực hiện. Mức dự trữ hiện nay cao hơn so với nhiều năm trước đây đồng thời
nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn tương đối nhỏ, vì vậy xét về ngắn và trung hạn nhu cầu đối với
dự trữ quốc tế không lớn. Dự trữ hiện nay lớn hơn so với giai đoạn 2002 và 2006 (xem
Biểu đồ 7), đủ lớn để đảm bảo thanh toán 3 tháng nhập khẩu của năm kế tiếp. Mất cân
đối thương mại của Việt Nam cũng đang có những dấu hiệu được cải thiện trong năm
2009. Luồng vốn quốc tế có khả năng sẽ quay trở lại xu hướng như trước đây khi nền
kinh tế thế giới phục hồi trong năm 2010. Điều quan trọng là Việt Nam phải giành được
niềm tin vào nền kinh tế của mình từ đó hạn chế tối đa hiện tượng rút vốn. Để đạt được
điều này, không chỉ cần ổn định tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam mà còn cần đảm bảo
môi trường đầu tư hấp dẫn.
Theo số liệu được công bố 12/1/2018, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã

tăng lên tới 54,5 tỷ USD, trước đó một tuần thì con số này mới dừng lại ở 53 tỷ USD
25


×