Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Bất ổn chính trị ảnh hưởng của nó đến tỷ giá hối đoái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 33 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hằng ngày, thông qua phương tiện truyền thông – đại chúng, ta tiếp xúc được
với rất nhiều những tin tức thời sự chính trị - xã hội. Có thể thấy rằng, tình hình
chính trị luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân từ tình hình trong
nước đến tình hình ở nước ngoài, và các quốc gia có quan hệ song phương, đa
phương với Việt Nam.
Những tình hình chính trị luôn có gắn bó mật thiết vào những mặt khác nhau
của đời sống con người, nhưng chúng ta thường bỏ quên đến một mảng rất quan
trọng khác đó là: Tài chính – tiền tệ. Và chính vì lý do đó, trong bài tiểu luận này,
nhóm sẽ tập trung vào phân tích bất ổn chính trị ở Anh trong quá trình rời khỏi
Liên minh châu Âu EU (hay còn gọi là Brexit) và đất nước Thái Lan. Tiếp theo,
nhóm sẽ phân tích tác động của bất ổn chính trị lên hai nền kinh tế, đặc biệt là tỷ
giá hối đoái của quốc gia đó.
Cấu trúc bài tiểu luận gồm 3 chương chính:

Chương I: Khái niệm và Cơ sở lý thuyết

Chương II: Phân tích vấn đề bất ổn chính trị và ảnh hưởng đến nền kinh tế


Chương III: Kết luận

Do còn thiếu kinh nghiệm và sự hạn chế về mặt kiến thức nên bài tiểu luận sẽ
không thể tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý
của giảng viên. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Kim Hương Trang đã
tận tình giảng dạy các kiến thức môn học và hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong
quá trình thực hiện bài tiểu luận này.

2



CHƢƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Bất ổn chính trị
1. Khái niệm:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về bất ổn chính trị. Theo Zahid Hussain
viết ở tài liệu báo cáo World Bank: “Bất ổn chính trị có thể là xu hướng thay đổi
trong chế độ hoặc chính phủ, hay là tỷ lệ biến động chính trị hoặc bạo lực trong
một xã hội như ám sát, biểu tình…”. Một cách tiếp cận khác của bất ổn chính trị là
sự không ổn định trong các chính sách gây ra những hệ luỵ khác nhau lên đời sống
ngƣời dân.
2. Tác động:
Bất ổn chính trị ảnh hƣởng rất nhiều đến các mặt khác nhau của đời sống,
công việc hằng ngày, vấn đề môi trƣờng, … Điển hình, có thể thấy chỉ cần một vụ
bạo động hay một cuộc biểu tình xảy ra, sẽ gặp rất nhiều biến cố có thể xảy ra, di
chuyển khó khăn, trong đó, phải kể đến ảnh hƣởng của bất ổn chính trị lên kinh tế.
Môi trƣờng chính trị không ổn định có thể làm giảm đầu tƣ và làm giảm tốc độ
phát triển kinh tế, làm giảm cán cân xuất nhập khẩu, … Ngoài ra, bất ổn chính trị
còn gây ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái của một quốc gia, những gì xảy ra ở Anh
trong quá trình diễn ra Brexit và những sự bất ổn ở Thái Lan là những điển hình.
II. Biến động giá trị tiền tệ:
Theo Enacademic.com, biến động tiền tệ là sự thay đổi về giá trị của đồng
tiền ở các quốc gia. Đó là kết quả của sự thay đổi về tỷ giá hối đoái giữa các loại
tiền tệ. Ngoài các nhận tố tác động rõ rệt nhƣ lạm phát, lãi suất, tỷ lệ trao đổi
thƣơng mại, ... thì sự ổn định về chính trị cũng là 1 nhân tố ảnh hƣởng đến biến
động tiền tệ.

3


III. Phƣơng pháp thực nghiệm:
Trong bài tiểu luận này, chúng em sử dụng hai phƣơng pháp yết giá cho hai

quốc gia khác nhau. Ở Vƣơng quốc Anh, chúng em sử dụng phƣơng pháp yết giá
gián tiếp, với đồng tiền yết giá là đồng Bảng Anh (GBP) còn đồng tiền định giá là
Đô la Mỹ (USD) và Euro (EUR). Trong khi đó, chúng em sử dụng phƣơng pháp
yết giá trực tiếp tại Thái Lan, với đồng tiền yết giá là đồng USD (đô la Mỹ) còn
đồng tiền định giá là Baht Thái (THB) cho Thái Lan.
Ở bài tiểu luận này, chúng em xử lý số liệu theo phƣơng pháp định tính, đo
lƣờng và phân tích dựa vào đồ thị.

4


CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH BẤT ỔN CHÍNH TRỊ VÀ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ
I. EU – BREXIT
1. Nguyên nhân Anh muốn rời khỏi EU.
 EU đe dọa chủ quyền của Anh: trong vài thập kỉ qua, một loại hiệp ƣớc của
EU bị xem là đã chuyển lƣợng lớn quyền lực từ các nƣớc thành viên sang
cơ quan trung ƣơng của EU ở Brussels (Bỉ); nhiều quy định của EU nhƣ về
cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các
quốc gia thành viên.
 Các quy định của EU ngày càng ngặt nghèo, thậm chí là khó khả thi và gây
phản cảm thực thi, những ngƣời phản đối EU cho rằng Anh đang bị nhiều
quy định của EU gây cản trở.
 Ngƣời Anh quyết liệt ủng hộ Brexit do cho rằng đồng tiền EUR là một thảm
họa, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm suy
yếu nền kinh tế thế giới, trong đó những nƣớc áp dụng đồng tiền EUR bị
ảnh hƣởng sâu sắc nhất, nhiều nhà kinh tế cho rằng đồng EUR là thủ phạm
gây ra tình trạng khủng hoảng trên của các nƣớc thành viên EU.
 Ngƣời nhập cƣ sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nƣớc Anh: những
ngƣời nhập cƣ đến nƣớc Anh đã làm giảm việc làm, tiền lƣơng của ngƣời

dân địa phƣơng, thậm chí là đặt gánh nặng lên các dịch vụ công của nƣớc
này.
 EU yêu cầu Anh đóng góp hàng năm cho ngân sách trung ƣơng của EU, Anh
đóng góp khoảng 13 tỷ Bảng Anh (khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm.
2. Quá trình Brexit thực thi việc rời khỏi EU

5


a. Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên Liên minh Châu Âu
của vương quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ireland tháng 6/2016.
 Ngày 23/6/2016, Vƣơng quốc Anh đã bỏ phiếu rời khỏi EU. Kết quả cuộc
bỏ phiếu cho thấy phe Brexit thắng thế với 52% phiếu ủng hộ rời khỏi EU.
 Ảnh hƣởng: Chỉ sau vài giờ khi kết quả đƣợc công bố: thị trƣờng chứng
khoán toàn cầu giảm mạnh, giá dầu sụt giảm, cổ phiếu đều lao dốc thảm hại
với khối lƣợng hơn 2000 tỷ đô la Mỹ bốc hơi chỉ trong ngày 24/6. Đồng
bảng Anh bị mất giá nghiêm trọng, đạt mức lần lƣợt là 1,2 EUR và 1,32
USD.

6


Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng EUR ngày 1/6/2016 đến 1/7/2016

Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng USD ngày 1/6/2016 đến 1/7/2016

7


b. Anh kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước về Liên minh Châu Âu.

 Tin tức David Cameron từ chức Thủ tƣớng, thị trƣờng hoảng loạn hơn và
đồng Bảng Anh biến động dữ dội. Ngay sau đó, bà Theresa May lên nắm
quyền vào ngày 13/7/2016 đã giúp đồng bảng Anh đạt đƣợc mức 1,34 EUR
- mức giá cao nhất kể từ khi trƣng cầu dân ý.
 Tháng 10/2016, khi bà May tuyên bố Vƣơng Quốc Anh sẽ kích hoạt việc rời
khỏi EU vào tháng 3/2017, đồng Bảng Anh đã giảm xuống còn 1,11 EUR,
mức thấp nhất trong ba năm so với đồng EUR và giảm xuống còn 1,23 USD
- đạt mức thấp nhất lần đầu tiên sau 30 năm.
 Tháng 1/2017, đồng Bảng Anh giảm xuống còn 1,21 USD lần thứ 2 kể từ
cuộc trƣng cầu dân ý.
 Điều 50 đƣợc kích hoạt vào ngày 29/3/2017 nhƣng đồng bảng Anh vẫn
tƣơng đối ổn định.

8


Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng EUR ngày 1/7/2016 đến 31/3/2017

Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng USD ngày 1/7/2016 đến 31/3/2017

9


c. BoE (Ngân hàng Trung ương Anh) tăng lãi suất sau Brexit.
 Bất ổn chính trị ở Anh đã ảnh hƣởng tới lãi suất: đồng bảng Anh yếu hơn đã
đẩy chi phí sinh hoạt và tăng giá thực phẩm nhập khẩu cũng nhƣ nhiên liệu
và các hàng hóa khác, vì thế lạm phát đã chạm mức 3% trong tháng 9/2017,
mức cao nhất kể từ khủng hoảng năm 2012.
 Ngày 2/11/2017, lần đầu tiên sau 10 năm Ngân hàng Anh tăng lãi suất. Đồng
bảng Anh đã giảm từ 1,32 USD xuống 1,3 USD. Đồng bảng Anh cũng giảm

so với đồng EUR, từ 1,13 EUR xuống còn 1,11 EUR.

10


Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng EUR ngày 1/4/2017 đến 30/11/2017

Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng USD ngày 1/4/2017 đến 30/11/2017

11


d. Sự không chắc chắn của thỏa thuận Brexit.
 Tháng 11/2018, Bà May đã đồng ý một thỏa thuận dự thảo với Brussels về
các vấn đề hóc búa nhất, bao gồm: biên giới giữa Anh và Cộng Hòa Ireland
hậu Brexit; thỏa thuận chứa đựng những điều đặc biệt dành cho Bắc Ireland,
đi sâu vào các vấn đề thuế quan và phù hợp các luật lệ của các thị trƣờng
đơn nhất hơn là với phần còn lại của Vƣơng quốc Liên hiệp Anh. Trong thời
gian này, đồng Bảng Anh đã tăng 1,4% so với đồng USD để giao dịch ở mức
1,3 USD và đạt mức cao gần 7 tháng so với đồng Euro, giao dịch ở mức 1,15
EUR.
 Sau sự từ chức của bộ trƣởng Brexit, ông Dominc Rabb và những bất đồng
nội bộ. Ngày 15/11 đồng bảng Anh giảm 1,7% so với đồng USD, chỉ còn
1,27 USD và giảm 1,9% so với đồng EURO, chỉ còn 1,12 EUR.
 Ngày 10/12/2018, sau khi cuộc bỏ phiếu của Common về thỏa thuận Brexit
của tháng 5 bị trì hoãn và chuyến đi tới Brussels để cứu vãn thỏa thuận bị
thất bại, đồng bảng Anh đã giảm 0,5% so với đồng USD, chỉ còn 1,26 USD.
 Sau khi lên lịch lại cuộc bỏ phiếu vào ngày 15/1/2019, giá trị đồng bảng Anh
đã tăng lên, đạt mức 1,16 EUR. Sau đó thỏa thuận Brexit của chính phủ bị
đa số nghị sĩ từ chối, đồng bảng Anh lại giảm 1% giá trị ban đầu, nhƣng sau

đó lại tăng trở lại.

12


Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng Euro ngày 1/11/2018 đến 31/1/2019

Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng USD ngày 1/11/2018 đến 31/1/2019

13


e. Cuộc bỏ phiếu của nghị viện tín nhiệm Brexit tại quốc hội Anh.
 Ngày 26/2/2019, khi chỉ còn 33 ngày nữa là thời hạn Brexit sẽ có hiệu
lực, thủ tƣớng Anh - bà May lại tiếp tục trì hoãn bỏ phiếu tín nhiệm
Brexit tại Quốc hội Anh, trong bối cảnh bà cần thêm thời gian để đàm
phán với EU và ổn định mâu thuẫn trong lòng đất nƣớc. Thủ tƣớng cho
biết cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 12/3 - tức chỉ trƣớc 17 ngày khi
Brexit có hiệu lực. Tin tức này khiến đồng Bảng Anh bắt đầu tăng giá,
đạt 1,16 EUR - là mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2017, và đạt 1,32
USD trong giao dịch trong ngày trƣớc khi bắt đầu giảm trở lại.
 Trƣớc ngày 29/3/2019, trƣớc khi dự định Brexit có hiệu lực, đồng Bảng
có tăng giá lên 1,1745 EUR và gần 1,3250 USD. Nhƣng ngày
29/3/2019, lần thứ 3 liên tiếp không thể thông qua thỏa thuận Brexit,
nhƣng đồng Bảng vẫn ổn định.

14


Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng EUR ngày 1/3/2019 đến 31/3/2019


Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng USD ngày 3/1/2019 đến 31/3/2019

15


f. Cuộc đàm phán giữa thủ tướng Anh, bà May và lãnh đạo Công
đảng đối lập (đảng Lao động đối lập) Jeremy Corbyn thất bại. Từ đó,
Thủ tướng Theresa May thông báo từ chức do những đề xuất mới
của bà về thỏa thuận liên quan tới việc Anh rời khỏi EU không

được ủng hộ.
 Cuộc đàm phán kéo dài 6 tuần không mang lại kết quả đáng mong đợi mặc dù
đã đi xa nhất có thể, các nhà đàm phán Đảng lao động nỗ lực tìm kiếm một liên
minh hải quan mang tính lâu dài và toàn diện, có nghĩa là sẽ không có thuế
quan nội bộ đƣợc đặt ra đối với hàng hóa mua bán trao đổi giữa Anh và các
nƣớc còn lại của EU, tuy nhiên, nhiều nghị sĩ phe Brexit lại muốn Anh có các
cuộc đàm phán về thƣơng mại riêng biệt và độc lập với các nƣớc trên toàn thế
giới, và không thể thành lập đƣợc một liên minh về hải quan.

Đồng bảng Anh ngày 17/5/2019 đã trƣợt xuống dƣới mức 1,28USD. So với
Đồng Euro, đồng nội tệ Anh cũng lùi 0,3% xuống còn 1,14 euro.
 Ngày 24/5/2019, sau khi thủ tƣớng May thông báo sẽ từ chức vào ngày
7/6/2019 do đã 3 lần thuyết phục Quốc hội Anh thông qua thỏa thuận Brexit
nhƣng đều không thành công.Việc này dẫn đến đồng bảng Anh tăng nhẹ sau
thời kỳ trƣợt giá, vƣợt mức 1,27USD, tăng lên 0,2% so với mức trƣớc đó.

16



Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng EUR ngày 1/5/2019 đến 30/6/2019

Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng USD ngày 1/5/2019 đến 30/6/2019

17


g. Cuộc bầu cử chọn ra thủ tướng mới của nước Anh.
 Vào ngày 23/7/2019, cựu ngoại trƣởng Anh Boris Johnson đã chiến thắng
trong cuộc bầu cử, và sẽ kế nhiệm bà May trên cƣơng vị thủ tƣớng. Ngay
trong ngày, Đồng bảng Anh tăng nhẹ.

Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng EUR ngày 20/7/2019 đến 25/7/2019

Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng USD ngày 20/7/2019 đến 25/7/2019

18


h. Nước Anh dưới thời thủ tướng Boris Johnson:
 Ngày 3/9/2019: Đồng bảng Anh đã xuống giá thấp so với đồng USD trong
bối cảnh các nghị sĩ phản đối thủ tƣớng Boris Johnson đang quyết tâm đƣa
nƣớc Anh rời khỏi EU vào ngày 31/10/2019 bằng mọi giá.
 Ngay trong ngày, Bảng Anh đã sụt xuống dƣới mức 1.2USD và có giá trị
dƣới 1.1 EUR.

Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng EUR ngày 1/9/2019 đến 6/9/2019

Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng USD ngày 1/9/2019 đến 6/9/2019
19



3. Lý do giải thích sự biến động tiền tệ.
 Việc rời khỏi EU dẫn đến sự không chắc chắn cho các nhà đầu tƣ, và họ sẽ
không ƣu tiên cả dòng vốn đầu tƣ và đầu tƣ vào Anh, vì vậy nên nhu cầu
mua đồng bảng Anh sẽ giảm đi.
 Các nhà đầu tƣ quốc tế lo sợ khi Anh rời khỏi EU mà không đàm phán đƣợc
một thỏa thuận có trật tự, đồng nghĩa với việc hàng rào thƣơng mại sẽ đƣợc
dựng nên và làm gián đoạn chuỗi cung ứng và gây nên một cú sốc lớn đối
với toàn bộ nền kinh tế, vì vậy họ bắt đầu giảm nhu cầu đối với đồng bảng
Anh.
 Những nhà đầu tƣ mất quyền truy cập vào thị trƣờng đơn lẻ: nƣớc Anh là
thành viên của EU cho phép các công ty nƣớc ngoài có thể xuất khẩu từ Anh
sang Châu Âu mà không cần thuế quan và hàng rào phi thuế quan, vì vậy
Anh rời khỏi EU thì các công ty sẽ luôn muốn lựa chọn các nƣớc thành viên
khác trong tổ chức, và dẫn đến giảm giá đồng bảng Anh.
 Các nhà đầu tƣ trong nƣớc hoang mang về sự thay đổi trong điều kiện giao
dịch có thể không cổ vũ khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong nƣớc đầu tƣ, dẫn đến tăng trƣởng kinh tế thấp hơn, dẫn đến việc giảm
lãi suất và nới lỏng tiền tệ, không hấp dẫn để tiết kiệm tiền cũng nhƣ đầu tƣ.

20


Biểu đồ biến động tỷ giá của đồng bảng Anh theo USD từ năm 2014 - 2019

4. Sự kiện Anh - Brexit tác động đến tiền tệ Việt Nam
 Ngay sau khi có kết quả trƣng cầu dân ý về vấn đề Brexit tại Anh, đồng
Bảng Anh đã rớt giá kỷ lục xuống đáy 31 năm so với đồng Đô la Mỹ. Tại
Việt Nam, thị trƣờng chứng khoán (TTCK) và tỷ giá đồng USD đã có biến

động rõ rệt sau kết quả bỏ phiếu Brexit (ngày 25/6/2016): Giá USD tại Việt
Nam tăng 50 đồng, lên mức 22.348 VND/USD trên cả thị trƣờng liên ngân
hàng, cũng nhƣ trên thị trƣờng tự do, cũng trong ngày, đồng GBP giảm giá
ở Việt Nam, sụt giá nghiêm trọng từ 33.000VND xuống còn 30.000VND.

21


Tỷ giá đồng USD so với đồng VNĐ ngày 23/6/2016 đến 23/7/2016

Tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng VNĐ ngày 23/6/2016 đến 23/7/2016

22


5. Dự báo tương lai ảnh hưởng đến Việt Nam
 EU hiện là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 2 của nƣớc Việt Nam sau Mỹ; nếu
Anh rời khỏi EU thì EU sẽ yếu hơn nên hiệp định EVFTA cũng sẽ đem lại
cho Việt Nam ít lợi ích hơn trƣớc.
 Tuy nhiên quan hệ mậu dịch của nƣớc ta và Anh thì không lớn, xuất nhập
khẩu hay kể cả đầu tƣ cũng không nhiều. Vì vậy, nếu Anh rời khỏi EU, quan
hệ giữa Việt Nam với nƣớc Anh cũng sẽ không bị ảnh hƣởng quá nhiều, vì
các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang Anh chủ yếu mà mặt hàng nông
sản và công nghiệp phụ trợ, …
 Khi Anh rời EU, tỷ giá Bảng Anh và Euro sẽ giảm giá trong khi các đồng
tiền khác tăng lên bao gồm cả Việt Nam đồng, nên sẽ dẫn đến bất lợi cho
xuất khẩu của Việt Nam. Và những nhà đầu tƣ ƣa chắc chắn sẽ rút khỏi thị
trƣờng mới nổi và chƣa hoàn thiện nhƣ Việt Nam để trở về các thị trƣờng
truyền thống ổn định hơn.
II. THÁI LAN:

1. Bối cảnh chính trị trong giai đoạn 2014 - 2019:
a. Bối cảnh chính trị Thái Lan 2013 –
2014:
- Khủng hoảng chính trị Thái Lan năm 2013 là sự biểu hiện của những mâu
thuẫn gay gắt về lợi ích giữa hai cộng đồng cƣ dân lớn nhất: tầng lớp nông dân và dân
nghèo thành thị (chiếm đa số) với tầng lớp trung lƣu, hữu sản - lớp ngƣời hãnh tiến
trong đất nƣớc. Dƣới góc độ kinh tế, khủng hoảng chính trị ở Thái Lan là kết quả của
sự va chạm, đúng hơn là xung đột, về lợi ích kinh tế giữa hai tầng lớp
ngƣời chủ yếu trong xã hội. Từ đó, dẫn đến sự xung đột lợi ích của hai Đảng: Đảng
Vì ngƣời Thái đại diện cho lợi ích của nông dân và dân nghèo đô thị (chủ yếu ở

23


Bắc, Đông Bắc); đảng Dân chủ đại diện cho tầng lớp trung lƣu hữu sản ở Bangkok
và các đô thị phía Nam.
Cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra từ tháng 11 năm 2013, và sự kiện lật
đổ bà Yingluck diễn ra chính thức ngày 22 tháng 5 năm 2014. Căng thẳng leo
thang và mãi đến tận năm 2019 thì mới thực hiện cuộc bầu cử mới.
b. Nhà vua qua đời năm 2016 và hành động để quốc tang 1 năm.
Vào ngày 13/10/2016, nhà vua Thái Lan Rama IX Bhumibol Adulyadej
chính thức qua đời. Vị vua đƣợc xem là ngƣời cha của dân tộc Thái, chính vì vậy
khi nhà vua mất đi, thì Thái Lan quyết định để quốc tang trong vòng 1 năm.
c. Cuộc bầu cử năm 2019
Lúc đầu, Quốc hội Thái Lan dự tính cuộc tổng tuyển cử đƣợc tổ chức vào
ngày 20 tháng 7 năm 2014. Tuy nhiên, cuộc bầu cử đã bị hủy bỏ do cuộc đảo chính
phế truất chính phủ vào tháng 5.
Sau rất nhiều lần trì hoãn, cuối cùng vào ngày 24 tháng 3 năm 2019, đất
nƣớc Thái Lan tiến hành bầu cử. Tuy nhiên đến hiện tại, Thái Lan vẫn chƣa tìm
đƣợc ngƣời chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này.

2. Tình hình chính trị của Thái Lan trong giai đoạn 2014 – 2019 và ảnh hưởng
tới tỷ giá hối đoái:
a. 11/2013 – 2014: Cuộc đảo chính lật đổ bà Yingluck
 Thời điểm diễn ra cuộc đảo chính, có thể thấy đồng Baht Thái không ổn
định, có sự trồi sụt lên xuống.
 Vào ngày 9/12/2013, thủ tƣớng Yingluck Shinawatra đệ đơn trình lên Quốc
vƣơng Thái Lan kiến nghị giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm vào ngày

24


2 tháng 2 năm 2014. Lúc này, đồng Baht tăng giá trị thay vì vẫn đang trên đà
giảm giá.
 Vào ngày 2/2/2014, ngày đƣợc xem là bầu cử nhƣng bất thành, đồng Baht
tăng giá trị nhƣ trên biểu đồ trƣớc khi có khuynh hƣớng ổn định.

Tỷ giá đồng USD so với đồng Baht Thái ngày 1/11/2013 đến 26/5/2014

b. 10/2016 – 2017: Quốc Vương qua đời - Thái Lan để quốc tang
 Có thể nói Quốc vƣơng thái Lan Bhumibol Adulyadej là vị cha già của dân
tộc, do vậy ngày ông mất 13/10/2016, cả đất nƣớc Thái Lan đã tỏ lòng tiếc
thƣơng và tiến hành tổ chức Quốc tang suốt 1 năm, lễ đăng quang của nhà
vua Rama X phải dừng lại.
 Trong suốt thời gian có lễ tang nhà vua, ngày 13/10/2016 thông tin nhà vua
mất bắt đầu lan truyền, đồng Baht tăng giá khá sâu trƣớc khi giảm trở lại
vào ngày 21/10, từ gần 1USD = 35,5 Baht thành 1USD = 34 Baht

25



 Trong một năm Thái để quốc tang, đồng Baht còn có sự tăng giá lớn hơn, ở
thời kỳ này chính vì sự giá cả tăng, du lịch Thái Lan giảm khiến cho tỷ giá
đồng Baht tăng giá mạnh so với đồng USD, từ 1USD = 36 Baht nay thành
1USD = 33 Baht.

Tỷ giá đồng USD so với đồng Baht Thái ngày 13/10/2016 đến 31/10/2016

Tỷ giá đồng USD so với đồng Baht Thái ngày 31/10/2016 đến 31/10/2017

26


×