Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN một số kinh nghiệm giải bài tập hóa học trương học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.23 KB, 29 trang )

Một số kinh nghiệm giải bài tập hóa học trương học cơ sở

A.MỞ ĐẦU
1,Lý Do Chọn Đề Tài
Bài tập hóa học có tác dụng to lớn trong dạy học hóa học như:
- Làm chính xác hóa các khái niệm.
- Củng cố các kiến thức cơ bản.
- Rèn luyện kỷ năng kỷ xảo,sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Liên hệ với thực tiển đời sống,áp dụng vào sản xuất.
Quá trình giải BTHH,ơn tập,luyện tập được xem là những khâu quan trọng trong sự
hồn thiện kiến thức,kỷ năng trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng,thông
qua đó kiến thức được củng cố 1 cách vững chắc,chính xác hóa và vận dụng được vào cuộc
sống
Chương trình Hóa học THCS theo đổi mới PPDH đã tăng bài và thời lượng các tiết
luyện tập và ôn tập lên rất nhiều.(Hóa học 8 có 13/70 tiết chiếm tỷ lệ 18.57%,).Đã tạo điều
kiện cho GV rèn luyện giải các BTHH củng như kỷ năng vận dụng Bài tập hóa học .Tuy
nhiên vấn đề nâng cao kỷ năng giải BTHH cho HS không phải là công việc đơn giản khi nó
đòi hỏi GV phải có kinh nghiệm và phương pháp hướng dẫn,giảng giải 1 cách khoa
học,logic,đòi hỏi GV phải có phương pháp giải riêng đặc thù cho từng dạng tốn.
Phát huy kết quả đạt được của Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008, Xuất phát từ
thực tế, đa số HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải BTHH,bản thân tơi cố gắng đúc kết
những kinh nghiệm ,phương pháp dạy học hay nhất của mình nhằm giúp cho các em HS
giải các BTHH tốt hơn. Mặc dầu đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những sai sót,rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Xin trân
trọng cảm ơn.
2,Mục đích:
Nâng cao kỷ năng giải BTHH cho HS THCS bằng những phương pháp đặc trưng cho từng
dạng BT thông qua những kinh nghiệm rút ra được trong quá trình dạy học. Nâng cao chất
lượng dạy học .
3, Nhiệm vụ-Phương pháp nghiên cứu.
Đi sâu nghiên cứu phương pháp giải từng loại BTHH và các bước tiến hành cụ thể khi giải


BTHH THCS giúp HS hiểu và nắm vững cách giải quyết từng kiểu BTHH cơ bản
Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp tổng kết kinh nghiệm,Thực nghiệm sư phạm,Nghiên
cứu lý luận quan sát ,nhận diện từ thực tế.
Qua một số dạng bài tác giả đánh giá thơng qua phiếu đánh giá.
1


B.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI.
Thông qua các tài liệu nghiên cứu,Từ những kinh nghiệm của bản thân
Thực tế cho thấy rất ít HS giải 1 cách hoàn thiện BTHH,nhất là BT khó rất ít HS có thể làm
hoàn thiện.

C.NỘI DUNG-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHẦN I:BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH(BT LÝ THUYẾT,BT THỰC NGHIỆM)
1,Vấn đề chung
BT định tính là dạng BT thường được đưa ra dưới dạng những câu hỏi lý thuyết xoay quanh
các khái niệm hóa học,thành phần cấu tạo,tính chất ,ứng dụng.Thông thường BT định tính
HH THCS gồm các dạng sau:
@ Viết các phương trình phản ứng,thực hiện chuỗi biến hóa
@ Xét các khả năng phản ứng xẩy ra,dấu hiệu xẩy ra phản ứng hóa học.
@ Nhận biết các chất
@ Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
@ Điều chế chất
@ Từ CTHH xem xét hóa trị của các nguyên tố và ngược lại từ các số liệu lập CTHH của
chất
@ …..
2.Những khó khăn gặp phải khi giải BT định tính và biện pháp giải quyết:
Nội dung bài tập định tính trong chương trình HH THCS nhiều kiểu,nhiều dạng
bài khác nhau.Phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu những dạng bài tập cơ bản nhất .
2.1.Kiểu BT phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học:

Đây chưa phải là kiểu Bài tập khó.Một số hiện tượng đơn giản HS có thể nhận
biết được. Tuy nhiên với một hiện tượng đòi hỏi HS phải phân tích tìm ra bản chất của hiện
tượng ,không ít HS đã bế tắc trong việc xác định đó là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa
học.
a,Nguyên nhân:
HS chưa nắm vững bản chất của hiện tượng hóa học-là có hiện tượng biến đổi
tạo ra chất khác.Hoặc nắm được bản chất của hiện tượng hóa học nhưng lại không xác định
được tạo ra chất mới hay chưa?dấu hiệu nào xác định sinh ra chất mới?
GV không có đủ thời gian để hướng dẫn tỷ mỉ phương pháp phân biệt hai hiện
tượng đó.
b.Biện pháp:
Trong quá trình dạy học có nhiều cách để GV giúp HS giải quyết vấn đề này.

2


Cách 1 : Khắc sâu cho HS nhận biết được hiện tượng vật lý(Chỉ có sự biến đổi trạng
thái,khơng cĩ sự biến đổi tính chất của chất)sau đĩ dùng phương pháp loại trừ(hiện tượng cịn
lại là hiện tượng hóa học)
Cách 2:Khắc sâu cho HS nhận biết được hiện tượng hóa học(Có sự biến đổi tính chất của
chất )sau đó loại trừ.Nhưng cả hai phương pháp chưa tối ưu mà phải kết hợp cả hai phương
pháp và lưu ý HS rèn luyện kỷ đặc điểm nhận biết đã có sự biến đổi tính chất của chất.
Cụ thể với bài 12 SGK hĩa học 8 trang 46 + 46 + 47.
Để giúp HS phân biệt được GV nên cho HS trao đổi kỷ qua hoạt động nhĩm BT số1 trang 47
để HS khắc sâu dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lý. Bên
cạnh đó GV cũng nên cung cấp thêm 1 số dấu hiệu khác để phân biệt.GV nên ghi những dấu
hiệu phân biệt đó ở góc bảng sử dụng giải quyết BT 2 và 3 trang 47.
c,Kết quả:
PHIẾU THU THẬP
HÃY PHÂN BIỆT CÁC HIỆN TƯỢNG SAU VÀ GIẢI THÍCH

1.
Mở nắp chai bia cĩ hiện tượng sủi bọt.
2.
Thắng đường nấu thịt bị khét.
3.
Nấu chảy đồng đúc thành trống đồng.
4.
Đèn điện sáng khi bật cơng tắc điện.
5.
Phơi nước biển thu được muối ăn
Mỗi hiện tượng đúng được 2 điểm.Thời gian làm bài trong 5 phút
Điểm
Số lượng
%

0
0
0
%

2
0
0
%

4
0
0
%


6
5
12.
5%

8
20
50
%

10
15
37.
5%

2.2 Kiểu BT viết phương trình phản ứng,thực hiện các biến hóa
2.2.1 Kiểu đơn giản nhất :Cho biết công thức hóa học của các chất tham gia và tạo thành
sau phản ứng.
a,Khó khăn
Đây là dạng BT đối với HS THCS đặc biệt là HS lớp 8 không có một cách cân
bằng chung cho mọi loại phản ứng nên HS rất khó khăn nắm bắt được phương pháp cân
bằng phương trình phản ứng.GV không thể truyền đạt cho HS phương pháp cân bằng
phương trình phản ứng 1 cách thông dụng,thông thường. Do vậy HS THCS thường rất lúng
túng, bế tắc, hoặc mất rất nhiều thời gian,như thử đi thử lại,thậm chí học thuộc lòng những
hệ số đặt trước CTHH của các chất trong PTPƯ.Không ít HS không thể cân bằng PTPƯ dù
là PTPƯ đơn giản nhất.
b,Biện pháp:

3



Có rất nhiều PP cân bằng PTHH. Bằng những tài liệu thu thập và kinh nghiệm
thực tế,bản thân xin đề xuất phương pháp viết và cân bằng PTPƯ theo phương pháp cân
bằng Chẵn:
Bước 1: Tìm CTHH của hợp chất phức tạp nhất trong PTPƯ mà có số nguyên tử là số
lẻ cao nhất (Gọi là hợp chất A)
Bước 2: Đặt các hệ số chẵn như 2,4,6… trước hợp chất A để làm chẵn số nguyên tử lẻ
trong hợp chất A (Chỉ số lẻ x Hệ số = Tổng số chẵn )
Bước 3: Cân bằng các hệ số còn lại của các nguyên tử các chất ở hai vế của PTPƯ 1
cách thích hợp
VÍ DỤ: Bài tập 2 câu b trang 57 SGK hĩa học 8
Với PTPƯ: P + O2 ---> P2O5
Phương pháp: GV hướng dẫn HS xác địng CTHH phức tạp nhất có chứa số nguyên tử lẻ cao
nhất là P2O5 với O có chứa 5 nguyên tử(số lẻ).Phải làm chẳn bằng cách thêm vào hệ số 2
P + O2 ---> 2P2O5
Từ đó cân bằng các hợp chất còn lại
P + O2 ---> 2P2O5
4P + O2 ---> 2P2O5
2 × 2 =4
4P + 5O2 -> 2P2O5
2 × 5=10
Tuy nhiên GV nên lưu ý HS khơng phải PƯHH nào cũng cân bằng theo phương pháp cân
bằng Chẵn
c.Kết quả
Sau khi hướng dẫn theo phương pháp trên.Tổng hợp kết quả đánh giá như sau
Điểm
Số lượng
%

0

0
0
%

2
0
0
%

4
0
0
%

6
5
12.
5%

8
20
50
%

10
15
37.
5%

2.2.2 Kiểu bài cho biết một số chất (còn thiếu một số chất ) viết hoàn chỉnh PTHH

a. Khó khăn:
Đây là dạng bài tương tự dạng bài điền vào chổ trống những gì còn thiếu 1
cách thích hợp nhất.Tuy nhiên với đặc trưng của môn hóa học việc tìm CTHH để hoàn
chỉnh PTHH không phải là việc đơn giản,bởi lẻ có vô vàn CTHH khác nhau nhưng lại có
những tính chất tương tự nhau. Mặc khác điều kiện xẩy ra phản ứng đối với Phản ứng đó
4


cũng là điều đáng quan tâm vì vậy đây là Bài tập khó nếu HS không nắm được nguyên tắc
để hoàn thành BT và nắm vững kiến thức bài học trên lớp.
b.Phương pháp:
GV hướng dẫn HS phải căn cứ vào tính chất hóa học của những chất đã
biết(chất tham gia phản ứng)
Ví dụ : Bài tập 7 SGK hóa học 8 trang 58 câu c: hoàn thành PƯHH sau:
CaO + HNO3 ---> Ca(NO3)2 + ?
Ở phản ứng này GV hướng dẫn HS căn cứ vào các chất đã có ở hai vế
Ở chất tham gia có CaO và HNO3
Ở sản phảm có Ca(NO3)2 như vậy trong sản phẩm còn thiếu O (ở CaO)
Thiếu H (ở HNO3)
H và O kết hợp với nhau trong cùng một CTHH đó chỉ có thể là H 2O. Sau đó GV yêu cầu
HS hoàn thành tiếp.
Bên cạnh đó còn có những dạng bài khó hơn như:
*** Dạng bài chỉ cho chất tham gia phản ứng,yêu cầu HS tìm sản phẩm và cân bằng
Ví dụ : A + B ---> ? + ?
Ở dạng bài này GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu từng chất tham gia phản ứng thuộc loại chất
nào đã học, đối chiếu với kiến thức lý thuyết để dự đốn sản phẩm phải thuộc loại chất nào,
sau đó căn cứ vào thành phần hóa học của các chất tham gia phản ứng để xác định CTHH
của các chất trong sản phẩm sẽ được tạo thành.
Ở dạng bài này trong chương trình hóa học THCS còn có dạng bài phải căn cứ vào điều
kiện phản ứng để xác định sản phẩm tạo thành

Dạng bài này thường gặp ở hóa học 9 thuộc về phản ứng dạng
Axit + Bazơ
Axit + Muối
Bazơ + Muối
Muối + Muối
Muốn làm tốt dạng bài này HS phải nắm vững điều kiện xẩy ra phản ứng trao đổi, độ mạnh
yếu của Axit
Ví dụ : Ba(NO3)2 + A ---> BaSO4 + B
Chất A chắc chắn phải chứa gốc =SO= có thể là Axit H 2SO4 hoặc muối có gốc SO4 (Muối
Sunphat).
Nếu A là H2SO4 thì B phải là HNO3
Nếu A là muối thì B cũng phải là một muối tan
Cịn phản ứng:
Na2SO4 + X ---> NaCl + Y
X phải là gốc Clorua tan.Y phải chứa gốc =SO 4 không tan .Y không thể là H 2SO4 vì vậy
phải lựa chọn một kim loại chứPHIEÁU
gốc sunphat
tan nhưng muối Clorua phải tan(HS phải
THUkhông
THAÄP
căn cứ vào bảng tính tan)Hãy bổ túc và cân bằng các phản ứng sau
? khảo sát+ ápCuSO
---> CuSO
+dẫn? trên:
c.Kết1.quả
dụng 4phương
pháp hướng
4
2. NaOH +
?

---> Ba(OH)2 + ?
3. HCl
+
?
---> NaCl
+ H 2O
4. AgNO3 +
?
--->
?
+ AgCl
5. NaOH +
?
--->
?
+ Na2SO4
5
Thời gian 15 phutr. Mỗi phẩn ứng đúng được 2 điểm


Số HS đánh giá : 40 HS
Điểm
Số lượng
%

0
0
0%

2

0
0%

4
1
2.5%

6
12
30%

8
18
45%

10
9
22.5%

2.2.3 Dạng bài chuỗi các PTPƯ biến hóa:
a. Khó khăn:Dạng bài này đòi hỏi HS phải tư duy phân tích tổng hợp
b. Biện pháp:
GV hướng dẫn
Bước 1: Từ chuỗi biến hóa viết tách rời thành các PTPƯ
Bước 2: Phân tích, nắm vững TCHH của chất ban đầu(chất tham gia phản ứng). GV cần
hướng dẫn HS tìm hiểu từng chất tham gia phản ứng thuộc loại chất nào đã học, đối chiếu
với kiến thức lý thuyết để xác định chất tham gia phản ứng để hồn thành PTHH.
Bước 3: Hồn thành từng PTPƯ

VÍ DỤ:

MgO

MgSO4
1

MgCl2

2
Mg ---5---> Mg(NO3)
3
4
MgS

Bước 1: Từ chuỗi biến hĩa viết tách rời thành các PTPƯ
(1) Mg
--> MgO
(2) Mg
---> MgSO4
(3) Mg
--> MgCl2
(4) Mg
--> MgS
(5) Mg
--> Mg(NO3)
Bước 2: Phân tích,nắm vững TCHH của chất ban đầu(chất tham gia phản ứng) Tính chất
hóa học của kim loại (Mg)
6


Phản ứng 2,3,4,5 sản phẩm là muối nên có hai khả năng:

1.
Mg tác dụng với axit tạo thành muối và nước
2.
Mg tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối và kim loại (kim loại này phải yếu
hơn Mg nên dung dịch muối cũng phải là dung dịch muối của kim loại yếu hơn Mg)
Phản ứng 1 và 4 sản phẩm là oxit và muối :Kim loại tác dụng với phi kim
3.
Hoàn thành từng PTPƯ.
c.Kết quả thu được:

PHIẾU THU THẬP
HOÀN THÀNH CHUỖI PHẢN ỨNG SAU
Fe2 (SO4)3 ---5----> Fe(OH)3
1

2

3

4

FeCl3
Số HS đánh giá 40. Thời gian 10 phút
ĐiỂM
Số lượng
%

0
0
0%


2
0
0%

4
0
0%

6
9
22.5
%

8
21
52.5

10
10
25%

%

2.2.4. Dạng bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp
a.Khĩ khăn:
Nguyên tắc của dạng bài này đòi hỏi sự chính xác cao ( Sản phẩm thu
được không mất mát nhiều và sản phẩm tách không lẫn chất khác )
Điều đó đòi hỏi HS phải tư duy cao để đưa ra phương án thích hợp nhất.
Bản chất của bài tách chất ra khỏi hỗn hợp là phải căn cứ vào những tính chất vật lý và tính

chất hóa học khác nhau giữa các để thực hiện quá trình tách chất
b.Phương pháp:
GV có thể hướng dẫn HS theo phương pháp sau:
Bước 1: Phân loại các chất (Đơn chất hay hợp chất; Oxit; Bazơ; Axit; Muối; kim loaị hay
phi kim).
Xác định hướng tách:Dùng phương pháp vật lý có tách chất được hay không?Nếu
không phải dùng phương pháp nào?
HS phải phác thảo sơ bộ quá trình tách chất để có được phương hướng tách chất.
7


Bước 2: Tách chất theo phương hướng đã vạch ra.Viết các PTPƯ(Xem xét các phản ứng có
xảy ra hay không?)
@Phương pháp vật lý gồm:
- Phương pháp lọc : Dùng để tách chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng
- Phương pháp cô cạn : Dùng để tách chất rắn (tan, không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra
khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.
- Phương pháp chưng cất phân đoạn : Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu
nhiệt độ đông đặc của chúng cách biệt nhau lớn.
- Phương pháp chiết : Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng đồng nhất.
@Phương pháp hóa học:
#. Tách gián tiếp:

Sử dụng phương pháp hóa học :
Sơ đồ tách :
+X
Hỗn hợp

XY


+Y
AX Ph ản ứng tái tạo

Ph ản ứng
tách
A,B

Tách bằng PP
vật lý để thu
được A

A

(B)

Tách bằng PP
vật lý để thu
được B

GV cần Lưu ý HS: Phản ứng được chọn để tách phải thỏa mãn 3 điều kiện :
- Chỉ tác dụng lên 1 chất trong hỗn hợp cần tách.
- Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng khỏi hỗn hợp.
- Từ sản phẩm phản ứng tạo thành có khả năng tái tạo được chất ban đầu.
#. Tách trực tiếp :
Chất cần tách không phản ứng với chất thực hiện phản ứng trung gian.
VÍ DỤ :Hỗn hợp gồm bột CaCl2 và CaO.hãy tách riêng từng chất:
Bước 1: Phân loại chất :CaCl2 là muối tan được trong nước
CaO là oxit cũng tan được trong nước
Xác định phương hướng tách:
+ H2O

CaCl2;CaO

Dung dịch
Ca(OH)2

+ CO2
CaCO3

8


CaO
Nhiệt phân

Dung
dịch
CaCl2

CaCl2

+ Qúa trình tách: Cho hỗn hợp hòa tan trong nước và cho tác dụng hoàn toàn với khí
Cacbonic vừa đủ.Sau đó lọc,nước lọc là dung dịch CaCl 2,cô đặc dung dịch này thu được bột
CaCl2. Chất rắn thu được trên giấy lọc là CaCO3 đem nung ở nhiệt độ cao thu được CaO.
+ PTHH : CaO
+ H2O ->
Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 ->
CaCO3 +H2O
0
CaCO3

--t -> CaO + CO2
c.Kết quả khảo sát:
PHIẾU KHẢO SÁT
Tách muối KNO3 ra khỏi hỗn hợp KNO3 lẫn KCl
HS làm bài trong 5 phút
Số HS đánh giá 15HS.Kết quả thu được
Điểm
≤5
5<7
7<10
Số lượng 0
6
9
Tỷ lệ %
0% 40% 60%
2.2. 5.Dạng bài tập nhận biết hóa chất (HÓACHẤT VƠ CƠ)
a.Khó khăn:
Kiến thức bài học hồn tồn không cung cấp các dấu hiệu để phân biệt chất này
với chất khác,nên HS hồn tồn khơng biết cách phân biệt cũng như màu sắc của các chất
phức tạp.HS chỉ biết được trạng thái của các chất
HS chỉ biết được
Dung dịch axit

Đỏ

Dung dịch bazơ

Xanh

Quỳ tím

Dung dịch Phenolptalein không màu

Dung dịch Bazơ

Hồng(Đỏ)
9


b.Biện pháp:
b. I /Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết chất
- - Muốn nhận biết hay phân biệt các chất ta phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có các
hiện tượng như : Có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu dung dịch, giải phóng
chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc có thể sử dụng một số tính chất vật lí
(nếu như bài cho phép ) như : Nung ở nhiệt độ khác nhau, hòa tan các chất vào nước …
- Phản ứng hóa học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng, đơn giản và có dấu
hiệu rõ ràng .Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết n hóa chất cần
phải tiến hành (n-1) thí nghiệm .
- Tất cả các chất được chọn dùng để nhận biết các hó chất theo yêu cầu của đề bài đều
được xem là thuốc thử .
- Lưu ý : Khái niệm phân biệt bao hàm ý so sánh (ít nhất phải có 2 hóa chất trở lên )
nhưng mục đích cuối cùng của phân biệt cũng là để nhận biết tên của 1 số hóa chất nào
đó .
b.II/ Phương pháp làm bài
1/ Chiết (Trích ) mẫu thử các chất cần nhận biết vào các ống nghiệm có đánh số.
2/ Chọn thuốc thử thích hợp (tùy theo yêu cầu của đề bài : Thuốc thử tùy chọn, hạn chế hay
không được phép dùng thuốc thử nào khác ).
3/ Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng và rút ra kết luận đã nhận biết, phân
biệt được hoa schaats nào ?
4/ Viết phương trình hóa học.
b.III/ Các dạng bài tập thường gặp :

- Nhận biết các hóa chất (rắn, lỏng, khí )riêng biệt .
- Nhận biết các chất trong cùng hỗn hợp .
- Xác định sự có mặt của các chất hoặc ion trong cùng 1 dung dich .
Tùy theo yêu cầu của bài tập mà trong mỗi dạng có thể gặp 1 trong các trường hợp sau :
+ Nhận biết với thuốc thử tự do (tùy chọn ).
+ Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có giới hạn )
+ Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài .
1. Đối với chất khí
- Khí CO2 Dùng dung dịch nước vôi trong dư .Hiện tượng Nước vôi trong bị vẫn đục .
- - Khí SO2 Có mùi hắc khó ngửi, làm phai màu hoa hồng hoặc làm mất màu dung dịch
nước brom hoặc làm mất màu dung dịch thuốc tím.
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O   2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
- Khí NH3 : Có mùi khai, làm quỳ tím ẩm hóa xanh.
- Khí Clo : Dùng dung dịch KI + hồ tinh bột để thử clo làm cho dung dịch từ màu trắng
chuyển thành màu xanh .
Cl2 + KI   2KCl + I2
- Khí H2S : có mùi trứng thối, dùng dung dịch Pb(NO3)2 để tạo thành kết tủa màu đen
PbS .
- Khí HCl : Làm quỳ tím ẩm hóa đỏ hoặc sục vào dung dịch AgNO 3 tạo thành kết tủa
màu trắng AgCl .
10


- Khí NO2 (màu nâu đỏ ) mùi hắc, làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.
4NO2 + 2H2O + O2   4HNO3
- Khí N2 : Làm tắt que diêm dang cháy .
- Khí NO (Không màu ) Hóa nâu ngoài không khí .
2 Nhận biết Bazơ ( kiềm ) : Làm quỳ tím hóa xanh
- Nhận biết Ca(OH)2: Dùng khí CO2 sục vào đến khí xuất hiện kết tủa thì dừng lại. Dùng
dung dịch Na2CO3 tạo thành kết tủa màu trắng .

- Nhận biết Ba(OH)2 : Dùng dung dịch H2SO4 tạo thành kết tủa trắng BaSO4 .
3.Nhận biết dung dịch axit : Làm quý tím hóa đỏ
- dung dịch HCl dùng dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa trắng AgCl
- Dung dịch H2SO4 dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2 tạo ra kết tủa trắng BaSO4.
- Dung dịch HNO3 dùng bột Cu đỏ và nung ở nhiệt độ cao làm xuất hiện dung dịch màu
xanh và có khí màu nâu thoát ra .
- Dung dịch H2S : Dùng dung dịch Pb(NO3)2 xuất hiện kết tủa đen của PbS.
- Dung dịch H3PO4 : Dùng dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa vàng của Ag3PO4.
4. Nhận biết dung dịch muối :
- Muối Clorua : Dùng dung dịch AgNO3 .
- Muối Sunfat : Dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2 tạo ra kết tủa trắng BaSO4.
- Muối Cacbonat : Dùng dung dich HCl hoặc H2SO4 có hiện tượng sủi bọt .
- Muối Sunfua : Dùng dung dịch Pb(NO3)2 xuất hiện kết tủa đen của PbS
- Muối Photphat : Dùng dung dịch AgNO3 hoặc dung dịch Ca(OH)2 xuất hiện kết tủa vàng
của Ag3PO4 hoặ kết tủa trắng Ca3(PO4)2.
5. Nhận biết oxit của kim loại :
* Hỗn hợp oxit : Hòa tan từng oxit vào nước (chia thành 2 nhom s : Tan được và không tan
được trong nước ).
- Nhóm tan trong nước : Cho tác dụng với khí CO2
+ Nếu không có kết tủa : Kim loại trong oxit là kim loại nhóm I (kim loại kiềm )
+ Nếu có kết tủa : Kim loại trong oxit là kim loại nhóm II (kim loại kiềm thổ )
- Nhóm không tan trong nước cho tác dụng với dung dịch kiềm :
+ Nếu oxit tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong ooxit là Be,Al,Zn,Cr…
+ Nếu oxit không tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ .
*** Nhận biết 1 số oxit :
- Na2O; K2O; BaO) cho tác dụng với nước tạo thành dung dịch trong suốt làm xanh quỳ
tím .
- ZnO; Al2O3 vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch bazo.
- CuO tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịc có màu xanh đặc trưng.
- P2O5 tác dụng với nước tạo thành dung dịch làm đỏ quỳ tím .

- SiO2 không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch NaOH hoặc HF
GV nên cung cung cấp cho HS bảng nhận biết tổng hợp.

11


Trong trường hợp không dùng bất kỳ thuốc thử nào khác thì phải trích mỗi lọ một ít hĩa
chất cho phản ứng với nhau.kẻ bảng phản ứng,dựa vào dấu hiệu phản ứng để so sánh và kết
luận
Ví dụ: Nhận biết 5 chất A, B, C, D, E ( điều kiện không dùng hóa chất nào khác )
=> kẻ bảng : ( ví dụ dấu hiệu thu được như sau )
A
B
C
D
E
___
____


A
___



B
___




C
____


D
___


E
___
___
Trình bày : Nhỏ lần lượt mỗi lần 1 vài ml chất này vào các chất còn lại. Nếu :
Ở 2 ống nghiệm dung dịch sủi bọt đĩ là chất A
Ở 2 ống nghiệm dung dịch sủi bọt, 1 ống nghiệm xuất hiện kết tủa, đĩ là chất B.
Ở 2 ống nghiệm xuất hiện kết tủa, 1 ống nghiệm dung dịch sủi bọt, đĩ là chất C.
Ở 1 ống nghiệm xuất hiện kết tủa và 1 ống nghiệm dung dịch sủi bột, đĩ là chất D.
Ở 1 ống nghiệm dung dịch sủi bọt và 1 ống nghiệm xuất hiện kết tủa, đĩ là chất E.
Hướng dẫn và trình bày bài tập :
Về mặt lí thuyết cần hướng dẫn cho HS phân loại các chất cần nhận biết , xem thử những
chất cần nhận biết đĩ thuộc loại chất nào ? bài tâp đã cho thuộc dạng bài tập nào ? Từ đó nhớ
lại những phản ứng đặc trưng của từng loại chất . Từ những phản ứng dặc trưng đĩ nên vân
dụng và nhận biết loại chất nào trước . Người thầy giáo phải hướng dẫn cho HS con đường
nhận biết ngắn nhất , đúng đắn nhất để HS tự lập được sơ đồ nhận biết các chất
Ví dụ 1 : Nhận biết 4 lọ mất nhãn , mỗi lọ đựng một trong 4 dung dịch sau NaOH ,
Na2SO4 , H2SO4 lỗng và HCl .
Giáo viên cĩ thể đặt một số câu hỏi sau :
Hãy đọc tên và phân loại các chất trên ( thuộc loại chất vơ cơ nào đã học ) ?
Những phản ứng đặc trưng nào để nhận biết dung dịch axit ?
Những phản ứng đặc trưng nào để nhận biết dung dịch bazơ ?
Dung dịch muối Na2SO4 có làm đổi màu chất chỉ thị (quì tím) hay không ?

 Sau đó học sinh lên bảng trình bày sơ đồ nhận biết của mình . Giáo viên cho
nhận xét bổ sung
NaOH , Na2SO4 , H2SO4 , HCl .
+ quì tím
Màu đỏ
Màu xanh
Màu tím
H2SO4 , HCl
+ dd BaCl2

NaOH

Na2SO4

12


H2SO4
(có kết tủa trắng)

HCl
(không có kết tủa)

Học sinh trình bày bài của mình vào vở sao cho rõ ràng , mạch lạc , ngắn gọn mà đầy
đủ , sao cho người đọc hiểu được cách làm của HS .
Lấy mỗi lọ một ít cho vào 4 ống nghiệm khác nhau .
Lần lượt cho quì tím vào từng ống nghiệm . Ống nghiệm nào làm quì tím hóa xanh là
dung dịch NaOH , ống nghiệm không làm đổi màu quì tím là dung dịch Na 2SO4, 2 ống
nghiệm làm quì tím hóa đỏ là 2 dung dịch H2SO4 và HCl .
Nhỏ vài giọt BaCl2 vào 2 ống nghiệm đựng 2 axit H2SO4 và HCl . Ống nghiệm nào có

kết tủa trắng là H2SO4 . Chất cịn lại là HCl .
Phương trình phản ứng :
H2SO4 + BaCl2  BaSO4  + 2HCl
VÍ DỤ 2: Nhận biết các chất rắn mất nhãn sau:MgO, P2O5, Ba(OH)2.Na2SO4
Bước 1: Phân loại chất : P2O5 là oxitaxit tan được trong nước
MgO là oxitbazơ khơng tan trong nước
Ba(OH)2 bazơ tan trong nước
Na2SO4 muối tan trong nước
Bước 2:Xác định phương hướng nhận biết:do có một chất không tan trong nước,có chất tan
trong nước tạo thành axit,một chất tạo thành dung dịch bazơ và một muối.
Bước 3 :Tiến hành nhận biết:
1.
Trích mấu thử và đánh số thứ tự các ống nghiệm
2.
Lấy các mẫu thử hịa tan trong nước.mẫu thử nào không tan là MgO,mẫu thử nào tan
và làm quỳ tím hóa đỏ là mẫu thử P 2O5 ,mẫu thử nào tan và làm quỳ tím hóa xanh là mẫu
Ba(OH)2, mẫu thử nào tan và không làm thay đổi màu quỳ tím là mẫu Na2SO4
VÍ DỤ 3: Không dùng hóa chất nào khác hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch
HCl,H2SO4 và Na2CO3
Bước 1: Phân loại chất : HCl và H2SO4 là axit
Na2CO3 muối tan trong nước
Bước 2:Xác định phương hướng nhận biết: Do không dùng thêm hóa chất nào khác nên
phải cho 3 mẫu thử phản ứng với nhau và dựa vào dấu hiệu để kết luận.
Bước 3 :Tiến hành nhận biết:
1.
Trích mấu thử và đánh số thứ tự các ống nghiệm.
2.
Cho lần lượt các mẫu thử tác dụng với nhau.Thu được kết quả sau
HCl
H2SO4

Na2CO3

HCl
CO2

H2SO4
-

Na2CO3
CO2
CO2
-

Kết luận:

Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại mà làm cho 1 ống nghiệm có hiện tượng
sủi bọt là mẫu HCl.
13



Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại mà Không có hiện tượng gì là mẫu
H2SO4

Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại mà làm cho 2 ống nghiệm có hiện tượng
sủi bọt là mẫu Na2CO3
2HCl + Na2CO3
 2NaCl + H2O + CO2
H2SO4 + Na2CO3  Na2SO4 + H2O + CO2
c.Kết quả khảo sát:

PHIẾU KHẢO SÁT
Khơng dùng hĩa chất nào khác hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn chứa 5 dung dịch BaCl 2, H2SO4,
NaCl, Ba(NO3)2, Ag2SO4
HS làm bài trong 15 phút
Số HS đánh giá 30HS.Kết quả thu được
Số HS đánh giá 30HS.Kết quả thu được
Điểm
≤5
5<7
7<10
Số lượng 0
18
12
Tỷ lệ %
0%
60%
40%
2.2.6 Bài tập điều chế chất (Thường gặp ở hóa học 9)
a.
Khó khăn: HS phải có kiến thức rộng về PTHH, TCHH đặc trưng của chất và biết
cách tư duy sâu rộng.
b.
Biện pháp : GV nên cho HS biết phương pháp làm dạng bài này
Tĩm tắt phương pháp điều chế:

TT

Loại chất
cần điều chế


1

Kim loại

2

Oxit bazơ

Phương pháp điều chế ( trực tiếp)
1) Đối với kim loại mạnh ( từ K  Al):
+ Điện phân nóng chảy muối clorua, bromua …
ñpnc
� 2R + xCl2
2RClx ���
+ Điện phân oxit: ( riêng Al)
ñpnc
� 4Al + 3O2
2Al2O3 ���
2) Đối với kim loại TB, yếu ( từ Zn về sau):
+) Khử các oxit kim loại ( bằng : H2, CO, C, CO, Al … )
+ ) Kim loại + muối  muối mới + kim loại mới.
+ ) Điện phân dung dịch muối clorua, bromua …
ñpdd
2RClx ���
� 2R + xCl2
( nước không tham gia pư )
t
1 ) Kim loại + O2 ��
� oxit bazơ.
0


14


t
2) Bazơ KT ��
� oxit bazơ + nước.
3 ) Nhiệt phân một số muối:
t
Vd: CaCO3 ��
� CaO + CO2 
0

0

t
1) Phi kim + O2 ��
� oxit axit.
2) Nhiệt phân một số muối : nitrat, cacbonat, sunfat …
t
Vd:
CaCO3 ��
� CaO + CO2
3) Kim loại + axit ( có tính oxh) : muối HT cao
Vd: Zn + 4HNO3  Zn(NO3)2 + 2H2O + 2NO2 
4) Khử một số oxit kim loại ( dùng C, CO, ...)
t
C + 2CuO ��
� CO2 + 2Cu
5) Dùng các phản ứng tạo sản phẩm không bền:

Ví dụ : CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2 
0

0

3

Oxit axit

0

4

Bazơ
tan

không + ) Muối + kiềm  muối mới + Bazơ mới.

5

Bazơ tan

6

Axit

7

Muối


1 ) Kim loại + nước  dd bazơ + H2 
2) Oxit bazơ + nước  dung dịch bazơ.
3 ) Điện phân dung dịch muối clrorua, bromua.

pdd
� 2NaOH + H2 + Cl2
2NaCl + 2H2O ���
m.n
4) Muối + kiềm  muối mới + Bazơ mới.
1) Phi kim + H2  hợp chất khí (tan / nước  axit).
2) Oxit axit + nước  axit tương ứng.
3) Axit + muối  muối mới + axit mới.
4) Cl2, Br2…+ H2O ( hoặc các hợp chất khí với hiđro).
1) dd muối + dd muối  2 muối mới.
2) Kim loại + Phi kim  muối.
3) dd muối + kiềm  muối mới + Bazơ mới.
4 ) Muối + axit  muối mới + Axit mới.
5 ) Oxit bazơ + axit  muối + Nước.
6) Bazơ + axit  muối + nước.
7) Kim loại + Axit  muối + H2  ( kim loại trước H).
8) Kim loại + dd muối  muối mới + Kim loại mới.
9) Oxit bazơ + oxit axit  muối ( oxit bazơ phải tan).
10) oxit axit + dd bazơ  muối + nước.
11) Muối Fe(II) + Cl2, Br2  muối Fe(III).
12) Muối Fe(III) + KL( Fe, Cu)  muối Fe(II).
13) Muối axit + kiềm  muối trung hoà + nước.
14) Muối Tr.hoà + axit tương ứng  muối axit.
15



PHẦN II:BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG
I/ DẠNG BT TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC
1.Dạng 1:Tính khối lượng của nguyên tố trong a gam hợp chất AxBy...
a.Khó khăn:Có nhiều dạng bài khác nhau;HS không xác định số nguyên tử của các nguyên
tố trong hợp chất phức tạp.
b.Biện pháp :
Gv nên cung cấp cho HS phương pháp giải tổng quát sau:
Với công thức AxBy....phải xác định được

mA =

x.MA.a
---------M AxBy

mB =

x.MB.a
---------M AxBy

Trong đó x,y là số nguyên tử của nguyên tố A và B
MA và MB là nguyên tử khối của nguyên tố A và B
A là khối lượng chất.
*VÍ DỤ:Tính khối lượng nguyên tố N trong 250gam Phân Urê CO(NH2)2
mN =

2.14.250
---------- = 116.66 gam
60

2.Dạng 2:Tính thành phần % về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất AxBy....hoặc

trong a gam hợp chất
3.Dạng 3:Xác định cơng thức của một chất dựa vào kết quả phân tích định lượng:
Một hợp chất vơ cơ AxByCz cĩ chứa phần % về khối lượng nguyên tố A là a%; Phần % về
khối lượng của nguyên tố B là b%;phần % về khối lượng nguyên tố C là c%.
Ta cĩ tỷ lệ số mol các nguyên tố là
a
b
c
x:y:z = ---- : ---- : ---MA MB MC

16


trong đó a,b,c là % về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.MA,MB,MC là khối lượng
mol nguyên tử của các nguyên tố A,B,C
-Với các hợp chất vơ cơ với tỷ lệ tối giản giữa x,y,z thường là chỉ số x,y,z....cần tìm
c.Kết quả khảo sát :
PHIẾU KHẢO SÁT
Lập công thức hóa học của hợp chất vơ cơ A biết trong hợp chất chứa 40% Cu,20%S và
40% O
HS làm bài trong 5 phút

Điểm


5

Số lượng
Tỷ lệ %


5
<7

0
0
%

3
2
0%

7
<10
12
80
%

II/ DẠNG BT TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
a.Khó khăn:
Hs không có một phương pháp giải cụ thể.Không có phương hướng giải cụ thể cho từng
dạng bài.các công thức tính thường phức tạp.HS không liên hệ được yêu cầu của bài ra.
b.Biện pháp :
b1>Dạng bài tốn không có chất dư
GV hướng dẫn HS các bước sau:
b1.1 Phải lập được các PTHH của các phản ứng xảy ra từ đó viết được các phương trình tỷ
lệ số mol
Ví dụ : Cho phương trình phản ứng sau : a A + b B -> p C + q D
Ta luôn có :

1

1
1
1
. nA = .nB = p . nC = q . nD
a
b

Nghĩa là tỷ số giữa số mol và hệ số của các chất trong phương trình phản ứng luôn bằng
nhau.
b.1.2 Nắm vững kỹ năng sử dụng quy tắc tam suất (tỷ lệ thuân ) và cách tính số mol :
Quy tắc tam suất (nhân chéo, chia ngang ) áp dụng cho 2 lượng chất A và B trong một
phương trình phản ứng .
Ví dụ : Áp dụng khi có mối liên hệ về A và B là :
A

B

A

B

A

B

A

B
17



g



g

g

 mol

g  l(đktc)

mol 

g
A



g
B

g
A

 mol

B


g  l(đktc)
A
B

l(đktc)  l(đktc)
A
B

l(đktc)

l(đktc)  g

g

g  dm3(đktc)

Mol 

mol



g

Kg  m3(đktc) Mol  l(đktc)
l(đktc)  g
l(đktc)  l(đktc)
*Nên chọn số mol làm căn bản tính toán , để giải toàn hóa học được gọn, kết quả chính
xác,dễ kiểm tra lại.
Cách tính số mol các chất :

mA

Nếu cho m (g) chất rắn A (rắn,lỏng,khí)

nA = M

V

Nếu cho V (lit) khí A ở đktc

n A = 22,4

Nếu cho V (lit) khí A ở t (oC), P (atm)

nA=

Nếu cho V (l) dung dịch A (CM, d)
Nếu cho m(g) cho dung dịch A(CM,d)

m.CM
d .1000
C %.V (ml ).d
nA = 100.M
A
m.C %
n A= 100.M
A

nA =


Nếu cho m(g), dung dịch A(C%)

-

P.V .273
P.V
= 22,4.(273  t )
R.T

nA = V.CM

Nếu cho V (lít) dung dịch A (C%, d)

-

A

Các loại công thức tính toán khác như : CM, C% …
Công thức tính nồng độ mol của dung dịch :
CM =

n
(1)
V

- Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch :
mct

C% = m .100% (2)
dd


Một số chú ý khi dùng công thức 2 (2):
- Khối lượng chất tan (mct) và khối lượng dung dịch (mdd) phải có cùng đơn vị về khối
lượng .
- Tronh 1 dung dịch : mdd = mct + mdm

18


- Khi hòa tan chất tan vào nước hoặc khi trộn lẫn 2 dung dịch với nhau mà có phản ứng
xảy ra thì phải xác định lại thành phần của dung dịch sau phản ứng và loại trừ các khí
thoát ra hay lượng kết tủa xuất hiện trong phản ứng ra khỏi dung dịch :
mdd sau = mdd tríc - m 
- Đa số các chất khi hòa tan vào nước thì khối lượng chất tan (m ct) không đổi chẳng
hạn như NaCl, HCl …nhưng cũng có những chất khi hòa tan vào nước thì lượng chất
tan (mct) thu được giảm (Ví dụ CuSO4.5H2O) Hoặc tăng (đối với trường hợp chất
đem hòa tan tác dụng với nước, ví dụ hòa tan SO3 vào nước thì do
SO3 + H2O-> H2SO4
nên mct = mH 2 SO 4

=

98a
80

gam

.

- Nếu lượng chất tan trong dung dịch được tạo thành từ nhiều nguồn khác nhau thì

lượng chất tan của dung dịch ( mct) = tổng khối lượng chất tan của các nguồn .
Ví dụ hòa tan a gam tinh thể CuSO4.5H2O ào b gam dung dịch CuSO4 C% thì
mct =

160a
b.C %
+
250
100

- Khi một dung dịch có nhiều chất tan ( dung dịch hỗn hợp ) thì lượng m ct được tính
riêng cho từng chất, còn mdd là chung cho tất cả các chất .
Ví dụ 1 :Hòa tan 10gam NaCl và 40 gam KNO 3 vào 200gam nước. Tính nồng độ phần trăm
của mỗi muối.
Giải
Mdd = 10+40+200=250 gam
C%(dd NaCl)=
C%(dd KNO3)=

10
.100 =4%
250
40
.100 = 16%
250

VÍ DỤ 2 : Đốt cháy 3.1 gam P trong khơng khí thì thu được bao nhiêu gam P2O5 ?
Gv phân tích :Trong dữ liệu bài tốn cho ta có thể tính được gì?( số mol của P
mP
3.1

theo cơng thức nP = ---- = ------ 0.1 mol
MP
31
19


Muốn tính được khối lượng của P2O5 ta cần biết điều gì?(Số mol của P2O5) muốn vậy phải
liên hệ theo PTHH)Như vậy phải viết và cân bằng đúng PTHH
4P + 5O2 -> 2P2O5
Theo PTHH ta có 4P -> 2P2O5 Hay nP = 2nP2O5
Hay nP2O5 = ½ nP = ½ *0.1 = 0.05 mol
Vậy mP2O5 = nP2O5*MP2O5 = 0.05*(31*2+16*5)= 7.1 gam
b2> Dạng bài tập có chất dư:
GV hướng dẫn HS các bước sau:
1.Bước 1: Đổi các giả thiết không cơ bản sang giả thiết cơ bản. sử dụng các công thức tính
sau:
+ Công thức liên hệ giữa số mol,số ngyên tử hoặc phân tử:
N = m/M
N = Số nguyên tử hoặc phân tử / 6.02*1023
n= V(đktc)/22.4
+ Công thức liên hệ giữa các đại lượng khác:
CM = n(mol)/V(l)
mct
C% .10D
C% = ---- x 100%
CM = ---------md d
M

D = m/ V
DA/B


MA
= -----MB

2.Bước 2: Lập tỷ lệ để biết chất dư ( chất tham gia A hay chất tham gia B)
nA (theo bài ra)
------------------- :
nA (theo PTHH)

nB (theo bài ra)
--------------------nB (theo PTHH)

Tỷ lệ chất nào lớn hơn chất đó dư (A>B --> chất A dư)
3. Bước 3: Viết tất cả các PTHH cĩ thể xẩy ra dựa vào dữ liệu bài cho.
4. Bước 4 : Liên hệ các đại lượng đã biết và đại lượng bài yêu cầu cần tìm.
* Lưu ý : Chỉ được phép tính các số liệu của sản phẩm theo số liệu của chất thiếu
VÍ DỤ 1 :Đốt cháy 3.1 gam P trong bình chứa 2.24l khí Oxi (đktc) thì thu được bao nhiêu
gam P2O5 ?
20


Gv phân tích :Trong dữ liệu bài tốn cho số liệu cả 2 chất tham gia phản ứng.Như vậy sẽ cĩ 3
trường hợp xẩy ra :

Trường hợp 1 : cả P và oxi đều phản ứng hết

Trường hợp 2: P dư,oxi thiếu.

Trương hợp 3 : Oxi dư cịn P thiếu.
Vì vậy phải tính số mol của oxi và số mol của P

2.24
theo cơng thức nO = ------ = 0.1 mol
22.4
mP
3.1
nP = ---- = ------ 0.1 mol
MP
31
*Phải viết và cân bằng đúng PTHH
4P + 5O2 -> 2P2O5
Theo PTHH ta có 4P -> 2P2O5 Hay nP = 2nP2O5
Hay nP2O5 = ½ nP = ½ *0.1 = 0.05 mol
Vậy mP2O5 = nP2O5*M P2O5 = 0.05*(31*2+16*5)= 7.1 gam
Ví dụ 2 : Cho 4.5 g Al vào 100ml dung dịch H2SO4 0,5M .
a. Tính thể tích khí hidro sinh ra ở đktc ?
b.Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng (Cho rằng thể tích dung dịch
không thay đổi )
Dạng bài tập này có nhiều cách giải khác nhau, GV có thể hướng dẫn HS tìm hướng giải
như sau
- Tính số mol của các chất theo bài ra đã cho : nAl =? nH2SO4 =?
-Viết PTHH
- Tìm tỷ lệ số mol các chất theo PTHH.
- Lập tỷ lệ số mol của các chất
nbài ra / nphương trình => so sánh tỷ lệ số mol của 2 cặp chất. Nếu hiệu suất phản ứng là 100% thì
có thể xảy ra các trường hợp sau :
+ Tỷ lệ số mol của 2 cặp chất bằng nhau thì cả 2 chất đều phản ứng hết, tính toán lượng
sản phẩm tạo thành theo lượng chất tham gia nào cũng được (1)
+ Tỷ lệ nH2SO4 > nAl => Al phản ứng hết , H2SO4 dư, Tính lượng sản phẩm và lượng
H2SO4 tham gia phản ứng theo lượng chất đã phản ứng hết (Al). (2)
+ Tỷ lệ nAl > n H2SO4 => H2SO4 phản ứng hết , Al dư, Tính lượng sản phẩm và lượng Al

tham gia phản ứng theo lượng chất đã phản ứng hết (H2SO4). (3)
- Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng => nếu như xảy ra trường
hợp 2, thì thực hiện tính lượng chất còn dư sau khi phản ứng kết thúc và xác định lượng chất
tạo thành sau phản ứng. Còn trường hợp 3 chỉ xác định lượng chất tạo thành sau phản ứng.
Sau đó chuyển về số mol và áp dụng công thức tính nồng độ mol .
21


HS sau khi nhận nội dung bài tập, phân tích đề bài và biết được hướng giải quyết vấn đề. Từ
đó thực hiện các bước giải và dần dần hình thành được cách giải dạng bài tập này .
Bài giải cụ thể:
nAl = 5,4:27=0,2(mol)
Trong 100ml dung dịch H2SO4: n H2SO4 =0,1x 0,5= 0,05(mol)
Phương trình phản ứng :
2Al + 3 H2SO4 —> Al2(SO4)3 + 3 H2
2mol 3mol
1mol
3mol
Tỉ lệ số mol H2SO4 :
n bài ra
0.05
------------- = ------ 0.1 mol
nphương trình
3
Tỉ lệ số mol của Al là
n bài ra
0.2
------------- = ------ 0.1 mol
n phương trình
2

Vì 0,1 > 0,1 do đó H2SO4 phản ứng hết , Al dư. Trong dung dịch chỉ có Al2(SO4)3 .
Tính lượng các chất theo lượng H2SO4
Theo PTHH và tính toán :
a. nH2 tạo thành là n H2 = n H2SO4 =0,05(mol)
Thể tích hidro tạo thành ở đktc là: VH2 = 0,05x 22,4=1,12(l)
b. Số mol Al2(SO4)3 = n H2SO4 : 3 = 0,05:3 = 0,017(mol)
Nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 là
CM =0,017: 0,1=0,17M
Gv cần lưu ý HS có những bài tốn cho số liệu cả hai chất tham gia phản ứng nhưng không
cần lập tỷ lệ để biết chất dư mà thông tin đề bài đã cho biết chất dư (trong đề có các từ : tan
hoàn toàn, tan hết, tan trong dung dịch (dư).v.v.
b3> Dạng bài tập hỗn hợp : GV hướng dẫn HS các bước sau:
1.Bước 1: Đổi các giả thiết khơng cơ bản sang giả thiết cơ bản. sử dụng các cơng thức tính
sau:
+ Cơng thức liên hệ giữa số mol,số ngyên tử hoặc phân tử:
n = m/M
n = Số nguyên tử hoặc phân tử / 6.02*1023
n= V(đktc)/22.4
+ Công thức liên hệ giữa các đại lượng khác:
Công thức liên hệ giữa các đại lượng khác:
CM = n(mol)/V(l)
mct
C% = ---- x 100%
md d

22


CM
D = m/ V

DA/B

C% .10D
= ---------M

MA
= -----MB

2.Bước 2: Đặt x,y,z,...là số mol của chất A,B,C....trong hỗn hợp (X)
3. Bước 3: Viết tất cả các PTHH cĩ thể xẩy ra dựa vào dữ liệu bài cho.
4. Bước 4 : Liên hệ các đại lượng đã biết để thành lập hệ phương trình hai hoặc ba ẩn để
giải tìm x,y,z....và thực hiện các yêu cầu cần tìm.
- Lưu ý : Nếu chỉ lập được 1 phương trình mà có chứa hai ẩn thì phải biện luận để có được
hai nghiệm cho hai ẩn thích hợp nhất.
Ví dụ 1: Cho 38,2 gam hỗn hợp Na 2CO3 và K2CO3 vào dung dịch HCl.dẫn lượng khí sinh
ra qua nước vơi trong cĩ dư thu được 30gam kết tủa.
Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu
GV hướng dẫn HS:
Gọi x và y là số mol của Na2CO3 và K2CO3
Phải viết được PTHH
Liên hệ được các số liệu để cĩ hệ phương trình
106x + 138y = 38.2
x + y = 31.8

x = 0.1 mol
y = 0.2 mol

c.Kết quả khảo sát :
PHIẾU KHẢO SÁT
Hòa tan hoàn toàn 6.85g hỗn hợp hai kim loại Mg và Zn vào 200ml dung dịch HCl 2M.Tính

thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp ban đầu
HS làm bài trong 9 phút
Số HS đánh giá 15HS.Kết quả thu được
Điểm
≤5
5<6
Số lượng
0
3
Tỉ lệ %
0%
20%

7<10
12
80%

III . XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HÓA HỌC
1.Khó khăn :
23


Dạng bài này trong hố học 8 chỉ dành 1 tiết với dạng bài đơn giản nhất, nhiều GV khơng
đưa ra được nhiều phương pháp, hay phương pháp chung nhất cho HS biết cách giải, nên
HS lúng túng khi gặp các dạng bài khác nhau.
2.Biện pháp :
GV nên có thời gian rèn luyện cho HS các phương pháp sau :
Phương pháp 1 Xác định công thức hóa học dựa trên biểu thức đại số
 Cách giải :
Bước 1 : Đặt công thức tổng quát

Bước 2 : Lập phương trình (Từ biểu thức đại số )
Bước 3 : Giải phương trình => kết luận .
Các dạng toán thường gặp :
- Cho biết phần trăm của 1 nguyên tố
- Cho biết tỉ lệ khối lượng hoặc tỉ lệ phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố .
* Các công thức biến đổi
Công thức tính phần trăm của nguyên tố trong hợp chất
CTTQ AxBy
MA .x
%A
MA .x
A% = --------. 100%
-------- = ---------AxBy
%B
MB.y
Công thức tính khối lượng của nguyên tố trong hợp chất
CTTQ AxBy
mA
MA .x
mA = nA B .MA.x
-->
-------- = -------mB
MB.y
Lưu ý :
- Để xác định nguyên tố kim loại hoặc phi kim trong hợp chất có thể phải lập bảng xét hóa
trị ứng với nguyên tử khối của kim loại hoặc phi kim đó.
- Hóa trị của kim loại (n) : 1 ≤ n ≤ 4, với n nguyên. Riêng kim loại Fe phải xét thêm hóa trị
8/3
- Hóa trị của phi kim (n) : 1 ≤ n ≤ 7, với n nguyên .
- Trong oxit của phi kim thì số nguyên tử phi kim trong oxit không quá 2 nguyên tử .

Ví dụ : Một oxit của nitơ (A) có công thức NOx và có %N = 30.43%. Tìm công thức của A
Đáp án NO2
Phương pháp 2 : Xác định công thức dựa trên phản ứng :
Cách giải :
Bước 1 : Đặt Công thức tổng quát.
Bước 2 Viết Phương trình hóa học.
Bước 3 : Lập phương trình toán học dựa vào các ẩn số .
Bước 4 : Giải phương trình toán học
24


Một số gợi ý :
Với các bài toán có 1 phản ứng, khi lập phương trình ta nên áp dụng định luật tỷ lệ .
Tổng quát :
Có PTHH
aA + bB -------> qC + pD
(1)
Chuẩn bị :
a
b.MB
q.22,4
Đề cho:
nA pư nB pư
VC (l ) đktc
Theo(1) ta có:
a
b.MB .x
q . 22.4
----------- = ----------- = ------------nA phản ứng
mA phản ứng

VC

D.KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
Để hình thành cho HS kỷ năng,kỷ xảo giải BTHH THCS giáo viên cần chú ý các điểm sau:
* Khi chữa bài tập Nên:

Phải chữa rất chi tiết,diễn đạt chính xác,trình bày rõ ràng,trong khi chữa nên khắc ghi
cho HS những lỗi điển hình hay mắc phải.

Hướng dẫn HS cách phân tích bài tập,chứ khơng chỉ đi sâu vào việc giải cụ thể.Muốn
vậy GV phải kiên trì,đầu tư cơng sức và thời gian vận dụng thích hợp với từng đối tượng
HS
* Sử dụng triệt để các bài tập trong SGK,lặp đi lặp lại các BT mà Hs thường khó giải quyết
hoặc lúng túng
* Nắm được nguyên nhân HS không giải được hoặc giải 1 cách khĩ khăn
Nguyên nhân chính HS gặp khó khăn trong giải BTHH là do HS mới được làm quen và
giải một số dạng cơ bản,thậm chí không ít HS còn chưa giải thạo,đã phải chuyển sang
nghiên cứu những dạng bài tốn khác,phức tạp hơn.

Nên phân phối các tiết tự chọn hợp lý hơn ( Nên tập chung vào những yếu kém mà
HS hay mắc phải : Hóa học 8 nên tập trung nhiều vào chương 3 : MOL VÀ TÍNH TỐN
HÓA HỌC

25


×