Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

MODULE MN 25 BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MẦM NON (Bản word đã chỉnh sửa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.75 KB, 12 trang )

MODULE 25: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TÍCH CỰC TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
1. Xác định nội dung phát triển thẩm mỹ.
2. Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội
dung phát triển thẩm mỹ.
3. Thực hành phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội
dung phát triển thẩm mỹ.

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Giáo dục thẩm mĩ trong trường mầm non là một trong năm lĩnh vực chủ yếu
nhằm bước đầu hình thành và phát triển ở trẻ những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về
thẩm mĩ đối với môi trường thiên nhiên, với con người và xã hội. Giáo dục thẩm
mĩ trong trường mầm non là tạo môi trường giáo dục phát triển thẩm mĩ phù hợp
với trẻ lứa tuổi mầm non, những điều kiện cần thiết nhằm giúp trẻ có khả năng cảm
nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật; có khả
năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình. Đặc biệt là
tạo cho trẻ niềm yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
Để đạt được mục tiêu giáo dục thẩm mĩ như trên, giáo viên cần áp dụng các
phương pháp tổ chức hoạt động dạy học một cách linh hoạt, lấy trẻ làm trung tâm,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
B. MỤC TIÊU
1. VỀ KIẾN THỨC
- Nắm và hiểu rõ đặc điểm phát triển thẩm mĩ của trẻ mầm non.
- Nắm chắc nội dung giáo dục thẩm mĩ trong chương trình giáo dục mầm non
mới.
- Biết nguyên lí, cách thức ứng dụng phương pháp dạy học tích cực vào tổ chức
hoạt động học âm nhạc và tạo hình cho trẻ.
2. VỀ KỸ NĂNG
Người học biết cách ứng dụng phương pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt
vào tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc và thẩm mĩ theo từng nội dung cụ thể.
3. VỀ THÁI ĐỘ


- Tiếp thu và phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình vận dụng kiến thức,
kĩ năng vào hoạt động chuyên môn, tránh tư duy lối mòn, thụ động.
- Coi việc ứng dụng các phương pháp mới là một hoạt động sư phạm thường
xuyên để nâng cao hiệu quả giáo dục và năng lực bản thân.
C. NỘI DUNG


Hoạt động 1:
PHÂN TÍCH MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG CHÍNH VỀ GIÁO DỤC
THẨM MĨ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON.
* Mục tiêu giáo dục thẩm mĩ trong trường mầm non.
Nhà trẻ:
- Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.
- Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.
- Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.
- Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc: thích vẽ, dán, xếp hình…
Mẫu giáo:
- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm
nghệ thuật.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
* Nội dung giáo dục thẩm mĩ trong trường mầm non.
Nhà trẻ:
- Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc: tùy lứa tuổi mà có những nội
dung phù hợp. Đặc điểm lứa tuổi này là trẻ chưa biết nói hoặc mới đang tập nói,
chưa hoàn chỉnh phát âm, tay chân còn yếu ớt, do đó đối với hoạt động âm nhạc thì
chủ yếu cho trẻ nghe nhạc, nghe hát, việc dạy trẻ hát thực chất chủ yếu là luyện
phát âm cho trẻ và cho trẻ làm quen với âm thanh âm nhạc là chính. Đối với hoạt
động tạo hình cũng vậy, chủ yếu cho trẻ xem tranh, di màu, xé, vò, xếp hình.
Mẫu giáo:

- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi
xung quanh trẻ và rong các tác phẩm nghệ thuật.
- Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo nhạc) và
hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình).
- Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ MẦM NON.
Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non:
Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non nhằm phát huy mạnh mẽ
hơn vai trò chủ thể của trẻ để phát triển toàn diện nhân cách dưới sự hướng dẫn hợp
lí của giáo viên. Tổ chức hoạt động dạy học tích cực là quá trình vận dụng, phối
hợp các phương pháp dạy học một cách phù hợp, phát huy hết những ưu điểm và
khả năng có sẵn của các phương pháp truyền thống, đồng thời phối hợp các


phương pháp đó trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ một cách hợp lí,
nhằm phát huy cao tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của trẻ. Hay nói cách
khác, trong giáo dục mầm non phương pháp dạy học tích cực không phải là một
phương pháp cụ thể mà là một nhóm các phương pháp dạy học hướng tới hoạt
động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của trẻ.
Từ đó cho thấy các hoạt động giáo dục phải lấy trẻ làm trung tâm, mọi nội dung,
hình thức phải hướng vào trẻ. Cụ thể, trẻ phải được trực tiếp tham gia vào các hoạt
động. Giáo viên cần khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào quá trình giáo dục một
cách chủ động chứ không thụ động. trẻ học qua chơi, qua khám phá, tìm hiểu, trải
nghiệm bằng các giác quan tự học là chính. Trẻ được phép chọn góc chơi, thảo luận
với bạn, sau đó trẻ tự tay sáng tạo ra sản phẩm qua các hoạt động như vẽ, nặn, xây
dựng, cắt dán... mà giáo viên không can thiệp sâu cũng như càng không được làm
hộ trẻ. Vai trò của giáo viên chính là người tổ chức môi trường, tạo điều kiện cho
trẻ hoạt động nhằm phát huy hững thú, nhu cầu, kinh nghiệm và mặt mạnh của

từng trẻ. Giáo viên xác định chủ đề, lên kế hoạch lồng ghép các hoạt động phù hợp
với trình độ phát triển của mỗi trẻ cho trẻ tự trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá, nhận
thức.
Học tích cực trong giáo dục mầm non được hiểu là trẻ được hoạt động với các đồ
vật. đồ chơi cùng mối liện hệ với thự tế và con người trong môi trường gần gũi
xung quanh để hình thành nên những hiểu biết của bản thân.
*Học tích cực trong giáo dục mầm non gồm có năm thành phần:
- Các vật liệu được sử dụng theo nhiều cách.
- Trẻ tìm hiểu thao tác, kết hợp làm biến đổi các vật liệu một cách tự do (sự thao
tác).
- Trẻ tự lựa chọn những gì trẻ muốn làm (sự lựa chọn).
- Trẻ mô tả những gì trẻ đang làm bằng chính ngôn ngữ của trẻ (ngôn ngữ).
- Người lớn khuyến khích trẻ nêu vấn đề, giải quyết các tình huống.
*Những biểu hiện tích cực của trẻ:
- Trực tiếp hoạt động với đồ dùng, đồ chơi.
- Tự giải quyết các vấn đề hoặc các tình huống đến cùng.
Phương pháp dạy học tích cực coi trọng việc tăng cường tổ chức các hoạt động
của trẻ.
Trẻ phát triển tốt khi được tham gia hoạt động. Trẻ hoạt động càng tích cực thì sự
phát triển của trẻ càng nhanh. Phương pháp dạy học tích cực trước hết là thông qua
việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trẻ được cuốn hút vào các hoạt động, được tự
tìm tòi, khám phá, trải nghiệm để chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng của cuộc sống.
Ví dụ: Khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực cho trẻ làm quen với bất cứ
một chủ đề hay một nội dung nào đó, giáo viên cần tổ chức các hoạt động phù hợp
với khả năng nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi và theo một trình tự sau:


- Tổ chức các hoạt động quan sát, tiếp xúc với đối tượng nhiều lần bằng sự phối
hợp các giác quan (nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm...).
- Tổ chức cho trẻ thảo luận, nói lên những hiểu biết về chủ đề hay đối tượng mà

trẻ đã được hoạt động hay tiếp xúc trực tiếp. Qua đó, hiểu biết của trẻ được củng
cố, mở rộng, chính xác hơn và tư duy, ngôn ngữ của trẻ phát triển.
- Tổ chức cho trẻ thực hành thông qua các hoạt động vui chơi, lao động, vẽ, nặn,
cát dán... Nhờ đó, những biểu tượng đã hình thành ở trẻ trở nên đầy đủ, chính xác
và sâu sắc hơn. Trẻ cũng được rèn luyện năng lực hành động, giải quyết các tình
huống đặt ra trong cuộc sống.
Hoạt động 3:
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON.
I. Mục tiêu:
- Biết lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động âm nhạc.
- Xây dựng một hoạt động học cụ thể.
- Ứng dụng âm nhạc vào các hoạt động trong ngày.
II. Nội dung:
Hoạt động 1:
Các hình thức và nội dung tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non.
Hoạt động âm nhạc trong trường mầm non có những hình thức và nội dung nào?
* Cách lựa chọn và tiến hành xây dựng hoạt động âm nhạc.
YÊU CẦU
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, được
giao tiếp thường xuyên, hoạt động với đồ vật và vui chơi, được trải nghiệm, tìm tòi
khám phá MTXQ với nhiều hình thức. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo
dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng
tạo. Mọi hoạt động giáo dục cần được vận dụng một cách linh hoạt, không gò bó,
không áp đặt.
1. Tổ chức hoạt động học
* Trẻ từ 3- 12 tháng tuổi:
+ Nghe nhạc:
Trẻ nghe nhạc một cách thụ động, không chủ đích. GV cho trẻ nghe bất kỳ lúc nào
và lựa chọn bài hát phù hợp.

* Trẻ từ 12- 24 tháng tuổi:
+ Nghe nhạc và tập hát:
Ngoài nghe nhạc, trẻ còn được tập hát và cũng hổ trợ trẻ tập nói, phát âm; GV kết
hợp vận động vỗ tay gõ đệm bằng nhạc cụ tạo hứng thú cho trẻ hoạt động.


* Trẻ ở độ tuổi 24- 36 tháng và trẻ mẫu giáo:
+Dạy hát; Nghe nhạc; Vận động theo nhạc; Trò chơi ÂN
- Dạy hát: Việc sử dụng hình ảnh, đồ dùng, vật dụng… hổ trợ là điều vô cùng cần
thiết vì trẻ tư duy trực quan là chủ yếu.GV có thể sử dụng: Giới thiệu bài trong lúc
dạy hát hay
ôn lại hát.
DẠY HÁT:
- Quá trình dạy hát có 3 phần chính: LQ bài hát; Dạy trẻ hát; Luyện tập, củng cố.
- LQ bài hát: GV linh hoạt với cách vào bài trực tiếp, cần cho trẻ nghe trọn vẹn
tác phẩm. Với cách gián tiếp có thể là câu hỏi, tiểu phẩm, câu chuyện ngắn… nhằm
gây ấn tượng tốt bài hát.
- Dạy trẻ hát: Dạy trẻ hát đúng, thuộc và thể hiện tình cảm, kết hợp rèn kỹ năng
hát, tùy theo mức độ khó - dễ, dài - ngắn, đơn giản - phức tạp của bài hát, cô có thể
chọn cách dạy hát sao cho phù hợp với trẻ lớp mình.
- Luyện tập, củng cố: Khi trẻ đã tự hát được GV khuyến khích trẻ hát theo đàn,
theo giai điệu bài hát hay hát theo băng, đĩa. Lúc này có thể cho trẻ hát kết hợp vận
động theo cô hoặc do trẻ tự sáng tạo ra. Bên cạnh đó GV cần chú ý tới việc phát âm
chính xác lời ca của trẻ, giúp trẻ hát đều, nhịp nhàng hơn.
- Ví dụ: Dạy hát “Đồ dùng bé yêu” (Lê Minh Châu)
- Nội dung kết hợp: Trò chơi “Ai đoán giỏi”
- (Trang 133)
NGHE HÁT- NGHE NHẠC :
+ Ở độ tuổi MG việc nghe nhạc có mục đích hơn GV cần mở rộng hình thức tổ
chức cho trẻ nghe. Điều lưu ý GV không được “độc diễn” khi cho trẻ nghe nhạc

GV luôn quan sát thái độ của trẻ, khuyến khích trẻ vận động, nếu trẻ có biểu hiện
nghe miễn cưỡng GV có thể chuyển đổi hình thức khác.
+ Nghe nhạc từ trước đến nay đã được coi là 1 hoạt động độc lập, là 1 phần trong
tiết ÂN. Tuy nhiên để tổ chức 1 tiết mà nghe nhạc là HĐ chủ đạo là khá mới mẻ và
khiến không ít gv còn lúng túng khi triển khai nội dung này.
* Để tổ chức hoạt động này hiệu quả gv cần thực hiện:
+ Lựa chọn bài hát, bản nhạc:
- Nếu là bài hát mới trẻ sẽ dễ có sự hứng thú tò mò và thích khám phá. Tuy nhiên
gv phải chuẩn bị nhiều hơn giúp trẻ cảm nhận, hiểu nội dung bài hát, cũng như có
khả năng “vỡ bài” bằng cách xướng âm hoặc đánh giai điệu bài hát trên đàn.
Với bài hát quen thuộc thì trẻ dễ dàng “hòa nhập” bằng cách hát theo, làm điệu
bộ theo. Tuy nhiên, nó cũng rất dễ gây cho trẻ sự nhàm chán mất tập trung.
- Nên chọn bài hát phù hợp với chủ đề, lứa tuổi và thực tế với địa phương; độ dài
của bài hát vừa phải.


- Không chọn bài hát quá dài, bài hát có tiết tấu, giai điệu khó, bài hát có nội
dung về chuyện yêu đương của người lớn, bạo lực…
- Chọn bài hát trong năm học khác nhau về nội dung, hình thức và thể loại.
• Lựa chọn hoạt động, nội dung kết hợp:
- Nhằm bổ sung thêm cho việc tiếp cận tìm hiểu bài hát, bản nhạc trẻ được nghe
và giúp cho tiết học phong phú hơn. Cô có thể dạy cho trẻ hát chính bài hát trẻ
được nghe; tổ chức trò chơi hướng vào nội dung bài hát hoặc sử dụng làm nhạc nền
cho trò chơi; vận động theo nhạc, bài hát đó. Phần mở rộng có thể cho trẻ nghe
thêm1 bài hát, bản nhạc cùng thể loại, cùng vùng miền hoặc khác thể loại, khác
vùng miền cho trẻ có những khái niệm so sánh ban đầu.
- Gv xác định rõ mọi hoạt động kết hợp luôn hổ trợ cho hoạt động chính là nghe
nhạc. Điều này cần thiết bởi tránh được sự ôm đồm, hàng loạt các hoạt động tản
mạn và tạo điểm nhấn trong tiết hoạt động.
+ Việc lựa chọn các hoạt động kết hợp cần dựa vào một số nguyên tắc sau:

- Cân đối về hình thức: Nếu HĐTT là dạy hát thì HĐKH có thể là VĐTN, TCÂN.
- Tương quan về số lượng hoạt động, thời lượng hoạt động: Ngoài HĐTT, gv chỉ
lựa chọn thêm 1 hoặc tối đa là 2 HĐKH. Nhất thiết phải dành thời gian cho
HĐTT lớn hơn toàn bộ HĐKH.
- Hài hòa về nội dung: HĐTT là chủ đạo, nổi bật và xuyên suốt toàn bộ giờ hđ.
Các HĐKH chỉ nhằm mục đích làm rõ thêm nội dung của HĐTT, hoặc thay đổi
hình thức giúp trẻ khỏi nhàm chán mà thôi.
• Xây dựng hoạt động chi tiết
Với mỗi bài hát, bản nhạc cụ thể, gv chọn các hình thức cho trẻ tiếp cận như: cô
hát, mở băng/ đĩa tiếng/ hình, vừa hát vừa múa, vận động. Ở lứa tuổi mầm non,
việc bắt trẻ ngồi ngay ngắn từ đầu đến cuối để nghe là không hợp lý bởi sự tập
trung chú ý có chủ đích của trẻ có giới hạn thời gian. Do đó toàn bộ tiết hoạt động
chỉ nên chọn thời điểm thích hợp để trẻ nghe trọn vẹn tác phẩm từ 2 đến 3 lần. Còn
lại sau mỗi lần nghe hoặc thậm chí sau từng đoạn (nếu như bài hát có nhiều lời
hoặc bản nhạc dài), gv nên dừng lại trò chuyện với trẻ về bài, hoặc để trẻ tham gia
vào một hoạt động nào đó. Các hoạt động này đều chuẩn bị từ trước, nhưng giả
thiết sử lý tình huống bất ngờ ngoài chuẩn bị (vd: khi nghe gv hát, xem băng hình,
nghe đàn, chơi trò chơi trên lớp, trên máy vi tính thì trẻ có thể rất hứng thú
chạy lên cùng cô múa hát với cô, múa hát theo băng đĩa…lúc này gv sẽ dành thời
gian cho hoạt động đó nhiều hơn so với giáo án và giãn thời gian hay cắt bớt hoạt
động khác; đồng thời mở rộng hình thức đó như: cho trẻ làm theo động tác rồi cùng
hát theo…
* Tổ chức cho trẻ nghe nhạc:
Việc chuẩn bị kỹ trước khi cho trẻ nghe nhạc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ
cảm nhận bài tốt hơn. Lớp học được trang trí một vài thứ khác với mọi ngày (vật


dụng, đồ dùng, tranh ảnh phác họa nội dung bài; gv mặc trang phục phù hợp nếu có
thể.
Trong quá trình cho trẻ nghe nhạc, tất cả mọi hoạt động đều phải được triển khai 1

cách liên hoàn nhịp nhàng và linh hoạt. Ví dụ sau khi hát 1-2 lần, gv đọc cho trẻ
nghe lời ca của bài hát, rồi nói về nội dung của bài hát, cho trẻ đặt tên bài, cho nghe
lại, tiếp đó trò chơi, rồi nghe lại bài hát theo hình thức khác.
Tất cả các hình thức thể hiện đều để âm lượng vừa phải. Khi gv biểu diễn cần có
khoảng cách không gian nhất định giữa gv và trẻ để trẻ đủ tầm quan sát các động
tác, cử chỉ, nét mặt của gv.
Gv luôn quan sát, chú ý thái độ của trẻ hướng trẻ vào bài, cùng trẻ vận động múa
hát theo nếu trẻ muốn cùng tham gia. Nếu trẻ miễn cưỡng không còn hứng thú gv
có thể chuyển đổi sang hình thức khác không nhất trí cho nghe đủ số lần đã chuẩn
bị. (VD: Nghe hát: “Năm ngón tay ngoan”
Nội dung kết hơp: Vận động theo nhạc: “Năm ngón tay ngoan”
• Vận động theo nhạc:
Cho trẻ vận động theo nhạc nhằm giúp trẻ cảm nhận và thể hiện được nhịp điệu
âm nhạc bằng các vận động của cơ thể phù hợp với giai điệu, tiết tấu và nội dung
của bản nhạc, bài hát. Các chuyển động truyền cảm theo âm nhạc sẽ giúp cho việc
thưởng thức bài hát, bản nhạc được trọn vẹn hơn và giúp cho trẻ có cơ hội hoạt
động linh hoạt, khỏe mạnh và sáng tạo hơn. Gv hướng dẫn cho trẻ vận động theo
hoặc kết hợp một số hình thức: vận động cơ bản (là những động tác cơ bản, có thể
1 động tác xuyên suốt từ đầu đến cuối bài hát: lắc lư theo nhạc, vỗ tay theo nhịp,
phách, tiết tấu)-Vận động, múa các động tác minh họa theo tính chất ÂN và nội
dung bài hát: Các động tác nâng cao hơn, có thể vận động múa đơn hoặc theo
nhóm, theo đội hình.Vận động tự do: Thực chất là giúp trẻ vận dụng những động
tác đã học, kết hợp với sáng tạo, cảm thụ âm nhạc của riêng mình để múa, vận
động.
+Lưu ý: khi cho trẻ múa, vận động, có những động tác chung cho cả lớp, nhưng
cũng có những động tác cần có sự khác biệt giữa nam và nữ. Đặc biệt đạo cụ, trang
phục thì phải hết sức chú ý đến vấn đề giới tính.
Ví dụ: Dạy vận động bài: “Mấy chú ngan con” (Phan Trần Bảng). Trang 139.
* Tổ chức trò chơi âm nhạc:
Không những giúp trẻ cảm nhận âm thanh âm nhạc tốt hơn mà nó còn giúp trẻ

phát triển trên nhiều lĩnh vực khác. Lúc tham gia chơi, trẻ được hòa vào không khí
chung của nhóm, lớp, được vận động, sáng tạo… tổ chức mỗi trò chơi, gv nên chọn
một nội dung nhỏ làm chủ đạo, từ đó phối hợp với 1- 2 nội dung là cùng. Tránh ôm
đồm dễ dẫn đến chơi xong trẻ không đọng lại gì cho dù tham gia đủ thứ. (Ví dụ:
“để tìm xuất sứ bài hát: Làm 1 tấm bản đồ Việt Nam phóng to, tô màu 3 miền BắcTrung- Nam khác nhau. Phác họa hình ảnh và tên bài hát dân ca quen thuộc của 3
miền cho trẻ quan sát, sau đó gỡ ra và đề nghị trẻ xung phong lên dán lại. Có thể
hát 1 đoạn bài hát nào đó rồi cho trẻ lên đính lại cho đúng khu vực…) Qua trò chơi


này sẽ giúp trẻ cảm nhận giai điệu 1 số bài hát khác nhau, bước đầu nhận biết về sự
khác nhau của âm nhạc mỗi vùng.
* Kết hợp hoạt động âm nhạc với các hoạt động giáo dục khác:
Việc dùng các phương tiện diễn tả âm nhạc như một công cụ hiện hữu để kết hợp
các HĐGD khác như LQVT; CV; MT, kết hợp vận động đã trở nên phổ biến trong
các hoạt động giáo dục. (VD: “5 ngón tay ngoan”; “Thỏ nghe hát nhảy vào
chuồng”…Hoặc thêm phần âm nhạc cho các hđ khác: PTTC; PTNN…)
2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NGOẠI KHÓA:
a. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi
+Dùng nhạc hiệu: là dùng đoạn nhạc hoặc cả bài phát lên để làm 1 hiệu lệnh
thực hiện một việc gì đo xảy ra đều đặn. (TDBS; Giờ ăn; giờ ngủ, bài hát được
chọn phù hợp với hđ).
+ Thể dục sáng: Chọn các bài hát có nhịp điệu đều đặn, nhịp nhàng, khỏe khoắn,
theo chủ đề.
+ HĐNT: Có thể gv hát hoặc cho trẻ hát, cùng múa hát các bài hát có nội dung
gần gũi với thiên nhiên, các bài hát sử dụng trong các trò chơi ngoài trời.
+HĐ ở khu vực góc nghệ thuật, phòng nghệ thuật: Gv không can thiệp sâu vào
hđ này của trẻ mà chỉ gợi ý cho trẻ sáng tạo múa hát, vận động, sử dụng nhạc cụ
cho riêng mình hoặc cùng với nhóm.
Biểu diễn văn nghệ

+ Gồm có: Biểu diễn sau mỗi chủ đề và biểu diễn vào các ngày lễ hội. Thông qua
biểu diễn văn nghệ trẻ được thêm 1 dịp củng cố, rèn luyện các kỹ năng hoạt động
nghệ thuật. Trẻ được trải nghiệm những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng
cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Biểu diễn văn nghệ còn giúp trẻ tăng
thêm sự mạnh dạn, tự tin trình bày trước những người khác cũng như sự phối hợp
của các thành viên trong nhóm. Để tổ chức tốt cần lưu ý:
- Tiết mục: Nội dung phù hợp với chủ đề, các hình thức đơn ca, múa phụ họa...xen
kẽ hài hòa. Lưu ý phần mở màn, phần kết và phần nhấn trong chương trình.
- Trang phục: Sử dụng màu sắc tươi sáng, phù hợp.
- Đạo cụ, âm thanh, ánh sáng và các thiết bị khác: Gv cần lên kịch bản, chi tiết kể
cả việc phối hợp âm thanh, ánh sáng và sử dụng đạo cụ thế nào. Có như vậy các
thành viên tham gia mới chủ động và buổi biểu diễn đạt kết quả cao.
b. LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG KỊCH BẢN
Không chuẩn bị giáo án như phần tổ chức hoạt động học, đối với HĐ này, nhà
trường và GV cần lập kế hoạch cho các HĐÂN mọi lúc, mọi nơi và trong tổ
chức lễ hội cũng như xây dựng kịch bản chi tiết cho một lễ hội.
HĐÂN mọi lúc mọi nơi.


Ngay từ đầu năm học, nhà trường và các lớp xây dựng kế hoạch sử dụng âm
nhạc vào các hoạt động như thế nào,lựa chọn các bài hát, bản nhạc vào từng giai
đoạn, từng chủ đề. (vd: TDBS)
* Biểu diễn văn nghệ.
Lập kế hoạch cả năm cho toàn trường và từng lớp, từng khối, có thể tham gia
cùng khu vực hoặc cấp quận/huyện, tỉnh/ TP. Đ/V các lớp lập KH bồi dưỡng sau
mỗi chủ đề và lựa chọn hạt nhân cho các HĐVN của trường Đ/V nhà trường, cần
xác định rõ mỗi năm chọn
1 sự kiện trọng tâm để tổ chức quy mô hơn. Đ/v buổi BDVN mang tính chất quan
trọng
đó nhà trường cần XD kịch bản chi tiết để tiến hành chủ động, hiệu quả.

HOẠT ĐỘNG 2:
Thực hành xây dựng tổ chức hoạt động âm nhạc
DẠY HÁT, NGHE HÁT, VẬN ĐỘNG THEO NHẠC, TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
* Các nhóm thực hiện các công việc sau:
+ Xác định nội dung, hình thức hoạt động, lựa chọn nội dung kết hợp.
+ Xây dựng giáo án chi tiết.
+Thực hành dạy cùng với nhóm của mình.
+ Trao đổi, góp ý giữa các nhóm.
* Trao đổi góp ý các nội dung:
+ Nội dung, hình thức đã phù hợp chưa?
+ Giáo án khoa học? Kiến thức chính xác?
+Những ưu điểm và hạn chế?
+ Có những sáng tạo nào?.
Tôi đã thực hiện thiết kế giáo án điện tử tiết giáo dục âm nhạc: “Em đi chơi
thuyền” và tiến hành giảng dạy ở lớp mình.
Bài tập thực hành: Bạn hãy thiết kế một hoạt động giáo dục âm nhạc có ứng dụng
phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: Giáo dục âm nhạc
Tên bài dạy: Dạy vận động: “Cháu yêu cô chú công nhân”
Nghe hát: “Anh phi công ơi”
Trò chơi: “Hát theo hình vẽ”
I. Mục đích yêu cầu:


1. Kiến thức: Trẻ được hát, vỗ tay, vận động nhịp nhàng và nhảy một cách tự
nhiên, đúng tiết tấu chậm bài “Cháu yêu cô chú công nhân”. Trẻ hiểu được cách
chơi, luật chơi của trò chơi “Hát theo hình vẽ”.
2. Kỹ năng: Khi hát trẻ biết kết hợp vỗ tay, sử dụng nhạc cụ, làm động tác và nhảy
nhịp nhàng đúng tiết tấu chậm theo bài “Cháu yêu cô chú công nhân”. Trẻ biết vận
động minh họa cùng cô theo bài hát “Anh phi công ơi” thêm sinh động. Biết lắng

nghe và tham gia chơi trò chơi sôi nổi.
3. Giáo dục: Trẻ biết yêu quý các cô chú công nhân, yêu quý các nghề trong xã hội
và giữ gìn sản phẩm của các nghề đã làm ra.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Đĩa nhạc, một số hình ảnh các nghề như: bác sỹ, nghề nông, nghề bán hàng,
nghề xây dựng và nghề thợ may trên PowerPoint. Tranh có nội dung về các bài hát.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Phách dừa, phách tre.
3. Nội dung tích hợp: Bài hát “Làm chú bộ đội”; Bài thơ “Bé làm bao nhiêu
nghề”; “Ước mơ của bé”.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
1. Ổn định trò chuyện:
- Cô giáo nói: Hằng ngày các con đến lớp được
cô giáo dạy hát, đọc thơ, kể chuyện. Cô còn dạy
chúng mình làm những người thợ qua các trò chơi,
đó là ai các con cùng kể cho cô nghe.
- Có rất nhiều nghề nhưng cô chọn cho mình
nghề cô giáo để chăm sóc và dạy dỗ các con.
Trong xã hội còn những nghề gì, cô mời các con
cùng nhìn lên màn hình xem đó là những nghề gì
nhé.
- Cô giới thiệu cho trẻ biết các nghề qua hình
ảnh.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các nghề qua các
hình ảnh trên ti vi.
- Cô hỏi trẻ, các được học dưới ngôi trường
khang trang như thế này là nhờ ai?
- Các con mặc những bộ quần áo đẹp là nhờ ai?

- Cô nói: Các con ạ! Chúng ta được học dưới
mái trường khang trang, được mặc những bộ quần
áo đẹp là nhờ công lao của các cô chú công nhân
đấy. Các cô chú công nhân làm việc rất vất vả,
tình cảm của các con đối với cô chú công nhân thế
nào, cô và các con cùng tâm sự qua lời bài hát
“Cháu yêu cô chú công nhân” nhạc và lời của

Dự Kiến hoạt động của cháu

- Cả lớp đọc thơ “Bé làm bao nhiêu
nghề” cùng cô.

- Trẻ nói lên tên các nghề mà trẻ biết.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.


Hoàng Văn Yến nhé.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Dạy vận động vỗ tay theo tiết tấu
chậm bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Cô và trẻ cùng hát 2 lần trên nền nhạc đệm,
tóm tắt nội dung bài hát: Chú công nhân xây dựng
nhiều ngôi nhà đẹp, nhiều ngôi trường và công
trình khang trang. Cô công nhân may cho chúng ta
nhiều quần áo đẹp, các con rất yêu quý các cô
công nhân, các con đã thể hiện tình cảm của mình
qua bài hát điệu múa. Cô cũng muốn thể hiện tình

cảm của mình qua bài hát bằng cách vỗ tay theo
tiết tấu chậm. Cô mời các con cùng lắng nghe.
- Cô hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm cho trẻ xem
1 lần, hướng dẫn cách vỗ tiết tấu chậm: để vỗ tay
theo tiết tấu chậm chính xác và hòa nhịp với bài
hát, các con vỗ hai tay vào nhau liên tục 3 lần sau
đó mở hai tay ra. Cứ như vậy khi hát và vỗ theo
tiết tấu chậm sẽ hay hơn đấy
- Cả lớp cùng cô hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm
2-3 lần.
- Các con nhận xét xem, khi hát và vỗ tay theo
tiết tấu chậm các con thấy thế nào?
- Bài hát được kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm
làm bài hát sinh động hơn. Thế nhưng với tiết tấu
chậm được thể hiện bằng nhiều hình thức bài hát
sinh động hơn nhiều. Theo con để bài hát sôi nổi
hơn con sẽ thể hiện bằng hình thức nào? Cô hỏi
một vài trẻ.

- Trẻ hát cùng cô.

- Trẻ xem cô hát và vỗ tay theo tiết
tấu chậm.

- Trẻ thực hiện cùng cô.
- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Các tổ hát kết hợp sử dụng nhạc cụ âm nhạc,

- Trẻ hát sử dụng nhạc cụ, nhảy và
nhảy theo bài hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm.
làm động tác minh họa. Trẻ thực hiện
- Mời cả lớp thực hiện lại một lần.
theo nhóm.
* Hoạt động 2: Nghe hát bài “Anh phi công ơi”
- Cô nói: Chúng mình vừa bày tỏ tình cảm với
cô thợ may và chú công nhân xây nhà, còn rất
nhiều nghề trong xã hội. Ước mơ của các con sẽ - Cháu đọc thơ “Ước mơ của bé”.
làm gì?
- Lắng nghe cô giới thiệu.
- Cô giới thiệu nội dung bài hát.
* Nhạc “Anh phi công ơi”.
- Cô hát diễn cảm, phong cách vui tươi, giao lưu - Trẻ nghe cô hát.
với
trẻ
(
lần
1).
+ Các con vừa nghe bài hát có tên là gì? Do ai - Trẻ trả lời.
sáng tác?
Thật là thích khi được là phi công. Đó cũng là


ước mơ của bạn... chúng mình cùng xem bạn lái
máy bay như thế nào nhé!
- Cô hát lại lần 2 kết hợp cùng một số cháu múa
phụ họa.
* Hoạt động 3: Trò chơi: “Hát theo hình vẽ”
- Các con học rất ngoan. Cô cho các con chơi trò

chơi “Hát theo hình vẽ” nhé.
+ Cách chơi: Cô có các bức tranh: Cô thợ may,
chú lái máy cày, tranh chú bộ đội, cô giáo...
- Những bức tranh này đang úp ngược, khi chọn
bức tranh và lật ra, thấy hình ảnh tương ứng với
bài hát đã học hoặc đã nghe thì các con đọc thật
nhanh tên bài hát.
- Cho trẻ thi đua nhìn hình vẽ, đoán tên bài hát,
sau đó hát, múa hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Cho cháu chơi 4-5 lần.
* Giáo dục:
- Cô nói: Trong xã hội có rất nhiều nghề khác
nhau, nghề nào cũng có ích cho xã hội, nghề xây
dựng xây cho ta ngôi trường khang trang để chúng
ta ngồi học và còn xây nhiều công trình khác nữa.
Nghề bác sĩ chữa bệnh cho mọi người... Vì thế các
con phải biết yêu mến những người làm nghề và
biết giữ gìn sản phẩm mà họ đã làm ra.
3. Kết thúc: Các con à! Trong tháng 12 này có
một ngày hội dành cho các chú bộ đội. Các con có
biết các chú bộ đội làm nhiệm vụ gì không?
Chú bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc cho
chúng ta được sống hòa bình đấy. Cô cháu mình
cùng tập làm chú bộ đội nào.

- Trẻ múa phụ họa.

- Trẻ lắng nghe cô nói cách chơi.
- Cháu tham gia chơi.


- Trẻ lắng nghe cô giáo dục.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo
bài hát cùng cô.



×