Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Bài tập môn khoa học lãnh đạo, chương trình cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.47 KB, 26 trang )

Câu hỏi:
Câu 1.Có người cho rằng “Người lãnh đạo là người biết con đường, đi trên
con đường và chỉ cho mọi người biết con đường đó”? Anh (chị) hãy phân tích luận
điểm trên và chỉ ra sự khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý.
Câu 2. Có người cho rằng “Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ chứ
không đe doạ và sử dụng mánh khoé với người khác” Anh (chị) hãy phân tích luận
điểm trên và chỉ ra sự khác nhau giữa thủ đoạn và nghệ thuật lãnh đạo.
Bài làm
Câu 1:
Lãnh đạo là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.
Và do đó, người lãnh đạo phải có những phẩm chất nhất định để có thể dẫn dắt tổ
chức của mình đi đúng và vươn tới mục tiêu.
Có người cho rằng “Người lãnh đạo là người biết con đường, đi trên con
đường và chỉ cho mọi người biết con đường đó”. Đây có thể coi là một trong những
phẩm chất và khả năng cần có của một nhà lãnh đạo.
Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ
chức - nhân sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo
tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh
đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người
nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo còn là người gây ảnh hưởng.
Tóm lại, hoạt động lãnh đạo là một quá trình hành vi giữa người lãnh đạo và
người bị lãnh đạo thông qua một phương thức nhất định, kết hợp lại cùng thực hiện
một mục tiêu của tổ chức, cũng chính là quá trình vận động làm cho các yếu tố của
hoạt động lãnh đạo liên hệ với nhau và tác động lẫn nhau.
Trong hoạt động lãnh đạo thì người lãnh đạo là nhân tố quan trọng đầu tiên.
Khái niệm người lãnh đạo là chỉ cá nhân hoặc tập thể có quyền lực nhất định trong
1


hoạt động lãnh, đạo gánh vác trách nhiệm lãnh đạo nhất định, cầm đầu chỉ huy, tổ
chức một quần thể xã hội nhất định, để thực hiện mục tiêu lãnh đạo.


Từ khái niệm về người lãnh đạo cho thấy, quan niệm: “Người lãnh đạo là
người biết con đường, đi trên con đường và chỉ cho mọi người biết con đường đó”.
Một người lãnh đạo cần phải có tầm nhìn chiến lược, nhìn thấy và vạch ra một chặng
đường toàn cục cho tổ chức. Đồng thời, người lãnh đạo cũng có mối quan hệ gắn
chặt với tổ chức, với những người bị lãnh đạo để cùng họ thực hiện mục tiêu. Người
lãnh đạo phải chỉ đạo, dẫn dắt tổ chức lựa chọn những biện pháp và phương pháp
chính xác để thực hiện quyết sách một cách triệt để, mới có thể thực hiện được một
tiêu lãnh đạo và đưa tổ chức đi tới đích.
“Người lãnh đạo là người biết con đường” điều này đòi hỏi người lãnh đạo
phải có một tầm nhìn chiến lược. Xây dựng tầm nhìn của nhà lãnh đạo chính là quá
trình hình thành một hình ảnh tinh thần để thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, và giải
quyết vấn đề để chèo lái tổ chức đi đến tương lai. Vì vậy, đó là bước đầu tiên để thiết
lập mục tiêu. Trong khi các sứ mệnh được đặt ra là kim chỉ nam định hướng cho tổ
chức hoạt động mỗi ngày, thì tầm nhìn đưa ra một định hướng về dài hạn - các
phương thức trên con đường hướng tới tương lai.
Tầm nhìn có thể được xem là một “công cụ” lãnh đạo hữu hiệu. Với một tầm
nhìn đúng đắn, cao cả, được mọi người trong tổ chức chia sẻ, người lãnh đạo có thể
thu phục được những người trong tổ chức đồng lòng theo mình vượt qua những khó
khăn, thách thức, đưa tổ chức chinh phục những thành tựu đỉnh cao.
Ngược lại, một người lãnh đạo không có tầm nhìn, không biết con đường đi
cho tổ chức thì tổ chức đó sẽ không có định hướng chiến lược phát triển rõ ràng. Tổ
chức đó, thành viên trong tổ chức đó nếu có thể chỉ hoạt động theo những guồng
máy sẵn có. Thành tích tốt nhất mà họ có thể đạt được là bảo toàn những gì mình đã
có nếu không nói là có thể đi chậm lại hoặc bị tụt lùi; Một người lãnh đạo không có
tầm nhìn sẽ khó có thể thu phục được người khác, tạo ảnh hưởng với người khác. Và
2


chính bởi việc không thu phục được lòng người một cách chính đáng, họ có thể thu
phục mỗi người bằng một “cách riêng”. Và chính cách riêng này sẽ dẫn đến nhiều hệ

lụy khó lường về sau trong suốt quá trình làm việc, ảnh hưởng không nhỏ đến các
quyết sách và hoạt động của tổ chức; Một người lãnh đạo không có tầm nhìn sẽ thiếu
khả năng tạo động lực thúc đẩy người khác. Con người sẽ không thể tiến lên nếu họ
không biết họ sẽ phải đi về đâu, sẽ không có cảm hứng để làm việc nếu như họ
không biết họ làm điều đó để làm gì và đạt được gì. Một tổ chức thiếu nhà lãnh đạo
có tầm nhìn sẽ giống như một ngôi nhà thiếu sinh khí. Dù mỗi người bằng một cách
nào đó đều phải cố tự tạo động lực cho mình nhưng sẽ không bao giờ có thể có một
tiếng nói chung, một sự đồng lòng tập thể.
Người lãnh đạo phải là người “đi trên con đường và chỉ cho mọi người biết
con đường đó”. Đây chính là công việc tiếp theo – truyền đạt tầm nhìn, truyền đạt ý
tưởng tới mọi người trong tổ chức và cùng nhau thực hiện nó. Không chỉ có một tầm
nhìn xa, người lãnh đạo còn phải biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho
người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp
được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao; người lãnh
đạo phải cho thấy được sự đam mê, lòng nhiệt huyết của mình với đích đến mong
muốn. Sẽ không một ai muốn hành động nếu như họ không cảm nhận được sự cam
kết và niềm tin vững chắc vào tầm nhìn từ chính người lãnh đạo.
Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy và truyền được cảm
hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện. Nếu tầm nhìn không được truyền
đạt tới mọi người và không được thực hiện thì tầm nhìn trở nên vô nghĩa. Vậy công
việc thứ hai của nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng cho mọi người.
Nhưng truyền cảm hứng ở đây không phải là việc miêu tả lại “con đường” một
cách đơn giản, mà nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìn một cách lôi cuốn, hấp dẫn
nhất. Truyền cảm hứng ở đây cũng chính là tạo động lực cho những người đi theo
mình. Khi thiếu động lực thì ngay cả công việc vô cùng đơn giản cũng trở thành
3


những chướng ngại vật. Nhưng khi có động lực, chúng ta sẽ thấy một tương lai xán
lạn, chướng ngại chỉ còn là chuyện nhỏ và những rắc rối chỉ còn là tạm thời. Và công

việc của nhà lãnh đạo chính là tạo động lực để cuốn hút mọi người.
Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để
gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây mới
là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ
con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ.
Tóm lại, lãnh đạo là dẫn đường. Do đó người lãnh đạo phải “biết đường”. Tùy
theo trách nhiệm mà người lãnh đạo phải biết những “Đường” khác nhau. Người
lãnh đạo là người xác định nên đi đâu trước, rồi kêu gọi mọi người đi theo. Đây là
điều rất quan trọng trong lãnh đạo.
Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm đôi khi dễ gây nhầm lẫn. Khi chưa hiểu
bản chất của mỗi khái niệm này, chúng có thể cho rằng chúng gần nghĩa với nhau,
đều muốn nói đến công việc, hay vai trò của người đứng đầu. Khi một người nắm
giữ một chức vụ trong một tổ chức hay trong một nhóm, chúng ta nói họ là nhà quản
lý và cũng là nhà lãnh đạo, nhưng không hẳn như vậy.
*Sự khác biệt giữa người lãnh đạo và người quản lý được thể hiện cụ thể
như sau:
Tiêu chí so sánh
Tố chất

Người lãnh đạo
Người quản lý
Có tầm nhìn chiến lược, coi Làm việc phải có tính chiến
trọng đại cục, tư duy tổng hợp

Mục tiêu hoạt động

tính chuyên môn cao
Mang tính định hướng, chiến Mang tính chất cụ thể,
lược, định tính (dài hạn)


Chức năng

thuật, quán xuyến cục bộ và

chiến thuật, định lượng

(ngắn hạn)
Đề ra chính sách chiến lược và Chấp hành chính sách và
cổ vũ việc chấp hành chính việc quán triệt chấp hành
sách

chính sách dưới sự cổ vũ
4


Nguyên tắc cơ bản

của người lãnh đạo
Nắm việc lớn của tổ chức, Phải tính toán kỹ đến các
không đi sâu vào những công tình tiết nhỏ nhất có thể
việc vụn vặt.

Phương thức làm việc

xảy ra trong quá trình

chấp hành.
Hướng dẫn, động viên, khích Duy trì kỷ luật, kỷ cương
lệ, duy trì kỷ luật, kỷ cương, và động viên, khích lệ cấp
điều hành công việc như một dưới; được đào tạo, có kỹ

môn nghệ thuật, thường đảm năng,

dày

dạn

kinh

nhận vai trò trung gian, quản nghiệm thực tế, là người
Định hướng

lý từ xa
giám sát trực tiếp
Có thể thay đổi trình tự, có Duy trì trật tự, thực tế và
những sáng tạo vượt thời đại, hiệu

quả

trước

mắt.

có thể tìm con đường mới, Thường đi những con

Mục tiêu theo đuổi

chấp nhận thách thức.

đường có sẵn từ trước,


Hiệu năng của công việc

chấp nhận nguyên trạng.
Hiệu suất công việc

5


Câu 2: “Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ chứ không đe doạ và sử dụng
mánh khoé với người khác”. Câu nói này gợi lên rất nhiều vấn đề về nghệ thuật
lãnh đạo và thủ đoạn lãnh đạo trong hoạt động của người lãnh đạo.
BÀI LÀM
Lãnh đạo thực chất là một quy trình phát huy sức hút của bản thân, tác động
đến sự hợp tác của người khác và nhằm đạt đến mục tiêu mong muốn.
Xét về hiệu quả lãnh đạo, chúng ta cần phải thừa nhận một điều: Sức hút có
tầm ảnh hưởng nhiều hơn quyền lực.
Lãnh đạo con người phải xuất phát từ ý chí. Làm một người lãnh đạo thành
công, trừ phi chúng ta có sức hút và sức ảnh hưởng mạnh mẽ, nếu không sẽ rất khó
thực hiện được bài học đầu tiên của người lãnh đạo: Giành được niềm tin và sự trung
thành của cấp dưới bằng cách cổ vũ, khích lệ:
- Khiến người khác thấy rằng họ quan trọng. Ai cũng mong muốn mình được
coi trọng, nên hãy tìm cách để cấp dưới thấy bản thân họ rất quan trọng, để họ có
được động lực to lớn trong việc cống hiến.
- Đưa ra tầm nhìn, mục tiêu của bạn đồng thời thuyết phục cấp dưới tin tưởng
rằng mục tiêu của bạn đáng để họ toàn tâm toàn ý thực hiện.
- Muốn người khác đối xử với mình thế nào thì hãy ứng xử tương tự với họ
như thế. Muốn người khác đi theo cần quan tâm đến họ, đối xử công bằng với họ.
- Có trách nhiệm đối với hành vi của bản thân và cũng cần phải chịu trách
nhiệm với hành vi của cấp dưới. Nhất thiết không được đùn đẩy trách nhiệm cho
người khác.

Sử dụng mánh khóe là sử dụng hành vi hoặc lời nói vào mục đích lừa lọc,
không đàng hoàng, không chính đáng để đạt được lợi ích của cá nhân. Mánh khóe dù
là nhỏ nhất cũng phá vỡ bức tường niềm tin trong một mối quan hệ. Chúng ta sẽ gặt
hái được nhiều thành quả bằng sự trong sáng và trung thực hơn là mánh khóe và xảo
quyệt. Như vậy, nếu đe dọa và dùng thủ đoạn sẽ dẫn đến tác dụng ngược lại, cấp
6


dưới sẽ không phục, gây sự chống đối. Hãy phát triển con người bằng việc khẳng
định và khen ngợi, họ sẽ có động lực trong công việc và trung thành với bạn.
Nghệ thuật lãnh đạo là năng lực điều hòa nhu cầu cá nhân và tập thể, sáng tạo
và phát huy nội lực của quần chúng, thực hiện nhiệm vụ quần chúng với hiệu quả
cao trong những tình huống nhất định trên cơ sở những tố chất cá nhân như kinh
nghiệm, tri thức, sự mưu lược của người lãnh đạo. Nó thể hiện ở trình độ và mức độ
thành thục trong xử lý và giải quyết vấn đề của người lãnh đạo, là sự thể hiện cao độ
tính năng chủ quan của người lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo.
* Vai trò và tác dụng của nghệ thuật lãnh đạo:
- Là cơ sở của khoa học lãnh đạo
- Chế ước, ảnh hưởng đến sự thành công của khoa học lãnh đạo.
- Là thủ pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả lãnh đạo.
* Đặc trưng của nghệ thuật lãnh đạo:
- Tính linh hoạt sáng tạo: căn cứ vào tình hình cụ thể, dựa vào mưu trí để vận
dụng xử lý tình huống.
- Tính sáng tạo: dựa vào trực giác, trí tưởng tượng của nhà lãnh đạo để tiến
hành công việc.
- Tính đa dạng: do cá tính của người lãnh đạo quyết định, khi xử lý những sự
việc giống nhau thường vận dụng nghệ thuật lãnh đạo khác nhau.
* Sự khác nhau giữa thủ đoạn và nghệ thuật lãnh đạo.
Nghệ thuật lãnh đạo chính là sự miêu tả, tổng kết và thăng hoa kinh nghiệm
thực tiễn công việc lãnh đạo và công việc liên quan đến lĩnh vực này của những

người lãnh đạo. Nghệ thuật lãnh đạo không do trời sinh, cũng không phải vốn có
trong tư duy của người lãnh đạo mà ở một mức độ rất lớn nhờ vào sự từng trải, kinh
nghiệm lãnh đạo phong phú của người lãnh đạo. Vì vậy nghệ thuật lãnh đạo mang
dấu ấn kinh nghiệm cá nhân và có sắc thái cá tính rõ rệt.

7


Thủ đoạn là thuật thống trị, thuật lừa bịp, lợi dụng quyền lực chính trị để đạt
được quyền lợi riêng cho cá nhân hoặc tập đoàn. Nó khác với nghệ thuật lãnh đạo về
bản chất.
a.Mục đích khác nhau
Thủ đoạn là sản phẩm tư tưởng của những tập đoàn, đảng phái không chân
chính, được dùng với mục đích là thoả mãn hoặc bảo vệ lợi ích riêng của cá nhân
hoặc tập đoàn. Đặc điểm của nó là lợi mình hại người, lợi tư hại công, thậm chí bất
chấp lợi ích của người khác, của tổ chức, thậm chí quốc gia để thực hiện mục đích cá
nhân của mình. Còn nghệ thuật lãnh đạo dùng để bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân
tộc, phục vụ cho mưu cầu hạnh phúc của nhân dân, có lợi cho sự nghiệp cách mạng.
Trong lich sử tư tưởng, khi bàn về chính trị nói chung và lãnh đạo, đạo đức nói
riêng, nhà tư tưởng Hy Lạp là Platon (427-347 trước Công nguyên) đã chủ trương
gắn liền hoạt đọng lãnh đạo với đạo đức, chính trị phải đáp ứng cho việc bảo vệ giá
trị đạo đức xã hội, ông nhấn mạnh yếu tố đạo đức con người, nhất là người lãnh đạo.
Ngược lại, nhà tư tưởng người Italia là Machiavel (1469-1527) lại coi đạo đức
là thứ trang sức phù hợp với kẻ yếu lòng. Ông cho rằng trong hoạt động lãnh đạo,
chính mục đích biên minh cho phương tiện, dù phương tiện phi đạo đức.
Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, công tử nước Hàn là Hàn Phi đã tiến hành
nghiên cứu thủ đoạn từ góc độ lý luận. Ông từng nêu ra lý luận lấy pháp trị làm gốc,
kết hợp pháp, thuật, thế, coi thủ đoạn là một trong ba công cụ cai trị hữu hiệu.
Nhà tư tưởng Machiavel thế kỷ XVI, trong cuốn Quân chủ luận đã hô hào:
“Vua phải lấy đoạt quyền và giữ quyền làm mục đích, thủ đoạn để đạt được mục đích

sẽ được coi là sáng suốt”. Ông ta cho rằng, vua phải vừa là con hồ ly có thể phân loại
được cạm bẫy vừa phải là con sử tử có thể hù doạ được con sói. Vua có thể dùng tay
người khác làm chuyện xấu xa, và tự mình ban phát ân huệ. Có thể thấy sự khác biệt
căn bản giữa thủ đoạn và nghệ thuật lãnh đạo chính là ở mục đích khác nhau.
b. Phương pháp khác nhau
8


Mục đích quyết định phương pháp, mục đích lãnh đạo thế nào thường sẽ có
phương pháp lãnh đạo tương ứng. Nghệ thuật lãnh đạo là vì lợi ích của số đông
người, vì yêu cầu của sự nghiệp tiến bộ loài người. Vì vậy, nghệ thuật lãnh đạo là sự
thống nhất của chân, thiện, mỹ, là quang minh chính đại. Còn thủ đoạn là vì lợi ích
đen tối, vì vậy nó không từ một thủ đoạn dối trá, xấu xa nào. Đúng như Hàn Phi quan
niệm kẻ thống trị nung nấu âm mưu để hơn người mà ngấm ngầm trị người. Có thể
nói thủ đoạn luôn gắn liền với âm mưu. Đương nhiên, nghệ thuật lãnh đạo cũng
không phải không có bí mật, không phải cái gì cũng có thể công khai, nhưng bảo mật
không phải là âm mưu.
c. Hậu quả khác nhau
Mục đích khác nhau, phương thức khác nhau sẽ dẫn tới kết quả khác nhau.
Thủ đoạn lấy lợi ích cá nhân làm mục đích, dùng mưu quỷ kế, đi ngược lại phương
hưởng phát triển của lịch sử xã hội loài người. Nó tiêu diệt chính nghĩa, bại hoại
thuần phong xã hội, làm tăng mâu thuẫn xã hội, nhất định bị quần chúng kiên quyết
phản đối. Người có thủ đoạn, mặc dù có lúc đạt được mục đích nhưng rốt cuộc
không thoát khỏi thân bại danh liệt, để tiếng xấu muôn đời. Một danh nhân lịch sử
từng nói: anh có thể nhất thời đánh lừa được nhiều người, anh cũng có thể đánh lừa
được một số người trong thời gian dài, nhưng anh không thể lừa gạt được mọi người
trong một thời gian. Mà nghệ thuật lãnh đạo lấy chính nghĩa làm mục đích, vì vậy có
thể giành được sự đồng tình của quần chúng, có lợi cho sự phồn vinh của quốc gia,
dân tộc, có lợi cho sự tiến bộ của xã hội loài người.
Nghệ thuật lãnh đạo là vũ khí quan trọng chiến thắng thủ đoạn. Người lãnh

đạo các cấp phải luôn học tập, nghiên cứu, vận dụng nghệ thuật lãnh đạo, không
ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo, phản đối thủ đoạn, chiến thắng sự gây rối, quấy
nhiễu của thủ đoạn, áp đảo được việc dùng âm mưu, thủ đoạn.

9


Họ và tên: Nguyễn Minh Ngọc
Lớp: Cao học QLXH K22.1
MÔN: KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
Câu hỏi:
Câu 1.Có người cho rằng “Người lãnh đạo là người biết con đường, đi trên
con đường và chỉ cho mọi người biết con đường đó”? Anh (chị) hãy phân tích luận
điểm trên và chỉ ra sự khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý.
Câu 2. Có người cho rằng “Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ chứ
không đe doạ và sử dụng mánh khoé với người khác” Anh (chị) hãy phân tích luận
điểm trên và chỉ ra sự khác nhau giữa thủ đoạn và nghệ thuật lãnh đạo.
Bài làm
- Ý kiến của câu nói trên mang ý nghĩa :
Người lãnh đạo là người chỉ đường, dẫn dắt, hướng dẫn và lôi kéo. Là người
đứng đầu, người chỉ huy, nhạc trưởng và là lãnh tụ với chức năng được quy định
trên người ta có thể nói rằng Người lãnh đạo là người lãnh đạo là người biết con
đường đi, đi trên con đường và chỉ cho con người biết con đường đó.
Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng đến người khác để hoàn
thành những mục tiêu mong muốn. Là chỉ đường, dẫn dắt, hướng dẫn và lôi kéo.
Có 2 loại lãnh đạo:
a. Lãnh đạo chính thức: Là người lãnh đạo có thực quyền. Người lãnh đạo
có thực quyền là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ
chức, được trao quyền hạn và chức năng hành xử trên ngường khác để thi hành một
công tác theo hoạch định

b. Lãnh đạo không chính thức: Hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người
lãnh đạo do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác. Tuy họ không có quyền
hạn chính thức để sai khiên, nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng
10


nghe và thực hiện. Những người lãnh đạo tự nhiên này thương được người khác
ngưỡng mộ như một chính nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với
đời sống cá nhân cũng như xã hội.
Hoạt động lãnh đạo là gì?
Hoạt động lãnh đạo là một quá trình hành vi giữa người lãnh đạo và người bị
lãnh đạo thông qua một phương thức nhất định kết hợp lại cùng thực hiện một mục
tiêu của tổ chức. Là quá trình hành động của người lãnh đạo trong một hoàn cảnh
nhất định để thực hiện mục tiêu tiến hành tổ chức hướng dẫn và chỉ huy đối với
người bị lãnh đạo.
Chức năng cơ bản của hoạt động lãnh đạo:
- Lập kế hoạch:
Là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng của lãnh đạo. Đây là chức năng rất
quan trọng vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động
trong tương lai, giúp người lãnh đạo xác định được các chức năng khác còn lại
nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Như vậy lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các
phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Lập kế hoạch nhằm mục đích xác định
mục tiêu cần phải đạt được là cái gì? Và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó
như thế nào? Tức là, lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu đã đặt ra,
và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt
động.
- Tổ chức:
Giúp cho chủ thể lãnh đạo tạo ra được chuỗi các hoạt động có tính tối ưu
nhất, thích ứng với sự thay đổi một cách nhanh chóng, tổ chức hoạt động hiệu quả

sẽ tạo ra được ê kíp làm việc có hiệu suất, chất lượng cao.
Việc sắp xếp lại cấu trúc tổ chức thường chỉ diễn ra trong giai đoạn quá độ,
nhưng lại chiếm một vị trí quan trọng trong cả quá trình và thường được xem như là
11


một thách thức tạo bầu không khí tiếp nhận sự thay đổi. chức năng tổ chức được thể
hiện qua việc như: Phân công, điều hành, giao quyền, thiết kế bộ máy làm việc, kết
quả của quá trình tổ chức là công việc được hoàn thành.
- Lãnh đạo:
Là việc đề ra chủ trương, đường lối, là khả năng thuyết phục và gây ảnh
hưởng đến người khác để hoàn thành những mục tiêu mong muốn
Khái niêm lãnh đạo được khái quát trên hai phương diện: Lãnh đạo là hoạch
định chủ trương, đường lối, có nghĩa là xác định các nội dung, nhiệm vụ cần phải
làm, những yêu cầu, mục đích cần đạt trong một thời kỳ hay một giai đoạn; là nêu
lên các quan điểm, nguyên tác và phương pháp tiến hành để đạt mục tiêu. Tất cả
đều nhằm điều khiển, định hướng hành động cho các đối tượng trong quá trình thực
hiện các mục đích đã xác định.
- Kiêm tra:
Là việc đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra nhằm đảm bảo các mục
tiêu được thực hiện.
Mục đích của kiểm tra nhằm đảm bảo cho những kết quả đạt được phù
hợp với mục tiêu của tổ chức, đơn vị.
Đảm bảo các nguồn lực được sử dụng một cách hữu hiệu, xác định và
điều chỉnh được những bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch. Phổ biến những
chỉ dẫn cần thiết một cách liên tục để cải tiến việc hoàn thành công việc nhằm tiết
kiệm thời gian.
Các nguyên tắc để xây dựng cơ chế kiểm tra là căn cúa kế hoạch hoạt
động và theo cấp bậc của đối tượng kiểm tra; dựa vào đặc điểm cá nhân của người
quản lý và được thực hiện ở những điểm trọng yếu.

2. Phân biệt người lãnh đạo và người quản lý:
*Sự giống nhau:
- Lãnh đạo là hoạt động quản lý Xh của người lãnh đạo thống nhất điều khiển
12


người lãnh đạo nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định.
- Quản lý là qúa trình tiến hành chỉnh lý về nhân lực, vật lực và các tài
nguyên khác nhằm thực hiện những mục tiêu đã được xác định.
- Sự giống nhau giữa lanh đạo và quản lý:
+ Lãnh đạo là quản lý ở tầm cao
+ Lãnh đạo là quản lý có tính chiến lược
+ Lãnh đạo là quản lý “phóng khoáng”: nắm việc lớn, buông việc nhỏ,lãnh
đạo khoongt nên xa vào công việc nhỏ nhặt, lãnh đạo cần dựa vào quyền uy, uy tín
thông qua công việc, khả năng, năng lực
*Sự khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý
ST

Tiêu chí

T

đánh giá
Bản chất

1
2.

Sự tập trung


Người lãnh đạo

Người quản lý

-Là người luôn cần có sự thay đổi

-Là người cần có sự ổn

-Tập trung quan tâm đến con

định
-Chỉ quan tâm đến công

người như: lực lượng lòng cốt,

việc: hiệu quả công việc,

quan tâm đến từng người, quan

có gì chưa đúng, chưa hợp

tâm tới việc sắp xếp bố trí công

lý.

việc cho mọi người, quan tâm tới
công việc để cải thiện cuộc sống
3.

4


Khả năng

Mục tiêu

cho người bị lãnh đạo.
-Là người đưa ra các quyết sách

-Là người chấp hành các

chính trị hoặc là những việc lớn.

chính sách.

-Là người thống nhất điều khiển

-Là người tổ chức hoàn

con người và công việc

thành các chính sách đã

-Người lãnh đạo luôn dồn sức cho

được đề ra.
-Người quản lý là người

hiệu quả của toàn bộ tổ chức và

thiên về theo đuổi hiệu quả


của xã hội.

của 1 loại công việc nào
13


5
6

7

8
9
10

11

Quan tâm

-Là người quan tâm tới những vấn

đó.
-Là người quan tâm đến

Tầm nhìn

đề chưa hiệu quả
-Đây là người biết phân tích tình


hiệu quả của công việc
-Là người thực hiện hay

hình, chiến lược.

triển khai quyết định chiến

Vai trò trong

-Làm điểm tựa, uy tín cho tổ chức

lược
-Là người đảm bảo bộ máy

tổ chức

ở bên trong cũng như bên ngoài

hoạt động một cách trơn

-Niềm đam mê, hăng say làm việc
-Chấp nhận tìm kiếm rủi ro

chu
-Tiền và công việc.
-Là người tối thiểu hóa rủi

-Biết phá bỏ nguyên tắc, quy tắc

ro

-Biến các nguyên tắc, quy

cũ đã lạc hậu và không còn phù

tắc này thành hiện thực.

hợp.

-Tuân thủ nguyên tắc, quy

-Thực hiện 1 cách mềm hơn.
-Biết sử dụng xung đột

tắc một cách chặt chẽ.
-Tránh các xung đột trong

Sự trao đổi
Rủi ro
Nguyên tắc

Xung đột

tổ chức.
12

Tham vọng

-Có tầm nhìn vĩ mô

-Điều hành công việc hàng


-Đưa ra được con đường, phương

ngày.
-Đi trên con đường đã có

13

Chỉ

14

định hướng
Quyền lực

hướng mới.
-Dựa vào quyền uy, uy tín của cá

-Dựa vào quyền lực ủy thác

Sự tác động

nhân
-Tác động đến trái tim của con

chính thức.
-Tác động đến trí óc của

16


Những

người
-Có người tin theo

con người.
-Có cấp dưới, thuộc cấp,

17

anh ta đã có
Sự
theo

-Có người đi theo
-Phat triển tầm nhìn

nhân viên.
-Theo đuổi mục tiêu

15

dẫn,

-Say mê với công việc.

-Đảm bảo sự hài hòa.
-Kiểm soát công việc




14


đuổi,
18
19

tìm

kiếm
Sự trỉ trích
Sự đổ lỗi

-Tránh sự chỉ trích người khác.

-Có thể chỉ trích,phê bình

-Nhận lỗi về mình

người khác.
-Đổ lỗi cho người khác.

Câu 2: Có người cho rằng: “Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ chứ
không đe dọa và sử dụng mánh khóe với người khác”. Anh (chị ) hãy phân tích
luận điểm trên và chỉ ra sự khác nhau giữa thủ đoạn và nghệ thật lãnh đạo.
Bài làm:
1. Phân tích luận điểm: “Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ chứ
không đe dọa và sử dụng mánh khóe với người khác”
Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ là vì người lãnh đạo là người có

mục đích đó là hướng mọi người cùng thực hiện những mục tiêu, những phương
hướng đã được đề ra trong tổ chức hay là một nhóm nào đó. Người lãnh đạo là
người quản lý con người, mà mỗi người lại có những tính cách và thái độ khác
nhau đối với công việc cũng như đối với mọi người xung quanh. Chính vì vậy
để giúp cho sự lãnh đạo đạt được hiệu quả thì người lãnh đạo cần phải sử dụng
phương pháp cổ vũ và khích lệ mọi người trong công việc để mọi người có thể
toàn tâm toàn ý trong công việc mà mình đã thực hiện. Ngoài ra giúp cho người
bị lãnh đạo cảm thấy bản thân mình được tôn trọng cũng như quan tâm từ đó họ
sẽ cố gắng làm việc tốt hơn.
Người lãnh đạo không đe dọa người bị lãnh đạo vì người lãnh đạo là người
cần sự mềm mỏng trong công tác lãnh đạo để họ có thể thu phục nhân tâm nhằm
phát huy được tính đoàn kết, nội lực của tập thể nhằm thực hiện nhiệm vụ chung
một cách hiệu quả. Nếu người lãnh đạo dựa vào quyền lực của mình nhằm đe
dọa người bị lãnh đạo sẽ đi ngược lại với mục đích của công tác lãnh đạo và sẽ

15


làm cho công tác lãnh đạo không đạt được hiệu quả và cũng không giúp cho
công việc không hoàn thành được những gì đã đề ra.
Người lãnh đạo không sử dụng mánh khóe với người khác là vì người lãnh
đạo thực hiện các công việc nhằm thỏa mãn nhu cầu cũng như bảo vệ lợi ích của
dân tộc, quốc gia cũng như của số đông mọi người, cũng như có lợi cho sự tiến
bộ và phát triển của con người. Do vậy người lãnh đạo không thể sử dụng mánh
khóe để lấy cái lợi về cho mình mà gây hại cho người khác cũng như làm mất
long tin của những người bị lãnh đạo vào bản thân mình được.
2. Sự khác nhau giữa thủ đoạn và nghệ thật lãnh đạo
Thủ đoạn và nghệ thuật lãnh đạo là hai khái niệm có sự khác nhau nhất định
ở một vài tiêu chí, điều đó được thể hiện rất rõ dưới đây:
ST


Tiêu chí

Thủ đoạn

Nghệ thuật lãnh đạo

T
1

Mục đích

-

Là sản phẩm tư

-

Là sản phẩm của những

tưởng của những tập đoàn, tập đoàn, đảng phái chính
đảng phái không chính đảng
đáng

-

Thỏa mãn, bảo vệ lợi

VD: Tổ chức nhà nước ích của quốc gia, dân tộc và
Hồi giáo tự xưng IS


người dân.

- Thỏa mãn hoặc bảo vệ

-

Phục vụ lợi ích của số

lợi ích riêng của cá nhân đông.
hay tập đoàn.
-

Thủ

đoạn

Có lợi cho sự nghiệp

luôn của cách mạng.

hướng tới việc lợi mình và

-

Có lợi cho sự tiến bộ

hại người, luôn lợi tư và của loài người.
hại công.
-


Bất chất lợi ích của

người khác để đạt được kết
16


2

Phương

quả.
- Không từ cách thức,

pháp

dối trá, sỗ sang, bất chấp chân, thiện, mỹ.
miễn là đạt được mục đích
-

3

-

Là sự thống nhất của
Luôn mang tính chính

Gắn với âm mưu, đại

Hậu quả


thủ đoạn thấp hèn.
- Lấy lợi ích cá nhân



là mục đích, dung mọi âm mục đích.

quả

hiệu

mưu, quỷ kế đi ngược lại

-

Lấy chính nghĩa làm
Dành được sự đồng

với sự phát triển của lịch tình, ủng hộ của mọi người.
sử.
nghĩa,

Tiêu
bại

Có lợi cho sự phồn

diệt


chính vinh của quốc gia, dân tộc và

hoại

thuần có lợi cho sự tiến bộ của loài

phong, mỹ tục, làm phát người.
triển mâu thuẫn xã hội, bị
đa số mọi người phản đối.
-

Không thoát khỏi

thân bại danh liệt để tiếng
xấu hơn người khác.
- Sự phân biệt giữa thủ đoạn và nghệ thuật là sự phân biệt mang tính chất
tương đối. Sự phân biệt này cần phải đặt trong những hoàn cảnh khách
quan.
- Nếu những cái gì hướng tới điều tích cực thì đó chính là nghệ thuật còn
không ngược lại đó là thủ đoạn.

17


18


Họ và tên: Lê Duy Đặng
Lớp : Cao học QLXH K22.1
Môn: Khoa học lãnh đạo

Câu hỏi:
Câu 1.Có người cho rằng “Người lãnh đạo là người biết con đường, đi trên
con đường và chỉ cho mọi người biết con đường đó”? Anh (chị) hãy phân tích luận
điểm trên và chỉ ra sự khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý.
Câu 2. Có người cho rằng “Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ chứ
không đe doạ và sử dụng mánh khoé với người khác” Anh (chị) hãy phân tích luận
điểm trên và chỉ ra sự khác nhau giữa thủ đoạn và nghệ thuật lãnh đạo.
Bài làm:
1. Khái niệm
- Lãnh đạo là phạm trù cơ bản của khoa học lãnh đạo. Lãnh đạo được hiểu
chung là sự chỉ đường, sự dẫn dắt, lôi kéo…
- Hoạt động lãnh đạo là một quá trình hành vi giữa người lãnh đạo và người
bị lãnh đạo thông qua một phương thức nhất định, kết hợp lại cùng thực hiện một
mục tiêu của tổ chức, cũng chính là quá trình vận động làm cho các yếu tố của hoạt
động lãnh đạo liên hệ với nhau và tác động lẫn nhau.
- Nói một cách khác, hoạt động lãnh đạo là quá trình hoạt động của người
lãnh đạo trong một hoàn cảnh nhất định để thực hiện mục tiêu đã định, tiến hành
hoạt động tổ chức, hướng dẫn, chỉ huy với người bị lãnh đạo.
- Chủ thể lãnh đạo – hay người lãnh đạo là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu
thành hoạt động lãnh đạo. Người lãnh đạo là khái niệm để chỉ cá nhân hoặc tập thể
có quyền lực nhất định trong hoạt động lãnh đạo, gánh vác trách nhiệm lãnh đạo
nhất định, cầm đầu chỉ huy, tổ chức một quần thể xã hội nhất định, để thực hiện
mục tiêu lãnh đạo.
19


2. Phân tích luận điểm: “Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ chứ
không đe dọa và sử dụng mánh khóe với người khác”
Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ là vì người lãnh đạo là người có
mục đích đó là hướng mọi người cùng thực hiện những mục tiêu, những phương

hướng đã được đề ra trong tổ chức hay là một nhóm nào đó. Người lãnh đạo là
người quản lý con người, mà mỗi người lại có những tính cách và thái độ khác
nhau đối với công việc cũng như đối với mọi người xung quanh. Chính vì vậy
để giúp cho sự lãnh đạo đạt được hiệu quả thì người lãnh đạo cần phải sử dụng
phương pháp cổ vũ và khích lệ mọi người trong công việc để mọi người có thể
toàn tâm toàn ý trong công việc mà mình đã thực hiện. Ngoài ra giúp cho người
bị lãnh đạo cảm thấy bản thân mình được tôn trọng cũng như quan tâm từ đó họ
sẽ cố gắng làm việc tốt hơn.
Người lãnh đạo không đe dọa người bị lãnh đạo vì người lãnh đạo là người
cần sự mềm mỏng trong công tác lãnh đạo để họ có thể thu phục nhân tâm nhằm
phát huy được tính đoàn kết, nội lực của tập thể nhằm thực hiện nhiệm vụ chung
một cách hiệu quả. Nếu người lãnh đạo dựa vào quyền lực của mình nhằm đe
dọa người bị lãnh đạo sẽ đi ngược lại với mục đích của công tác lãnh đạo và sẽ
làm cho công tác lãnh đạo không đạt được hiệu quả và cũng không giúp cho
công việc không hoàn thành được những gì đã đề ra.
Người lãnh đạo không sử dụng mánh khóe với người khác là vì người lãnh
đạo thực hiện các công việc nhằm thỏa mãn nhu cầu cũng như bảo vệ lợi ích của
dân tộc, quốc gia cũng như của số đông mọi người, cũng như có lợi cho sự tiến
bộ và phát triển của con người. Do vậy người lãnh đạo không thể sử dụng mánh
khóe để lấy cái lợi về cho mình mà gây hại cho người khác cũng như làm mất
long tin của những người bị lãnh đạo vào bản thân mình được.
3. Phân biệt người lãnh đạo và người quản lý:
*Sự giống nhau:
20


- Lãnh đạo là hoạt động quản lý Xh của người lãnh đạo thống nhất điều khiển
người lãnh đạo nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định.
- Quản lý là qúa trình tiến hành chỉnh lý về nhân lực, vật lực và các tài
nguyên khác nhằm thực hiện những mục tiêu đã được xác định.

- Sự giống nhau giữa lanh đạo và quản lý:
+ Lãnh đạo là quản lý ở tầm cao
+ Lãnh đạo là quản lý có tính chiến lược
+ Lãnh đạo là quản lý “phóng khoáng”: nắm việc lớn, buông việc nhỏ,lãnh
đạo khoongt nên xa vào công việc nhỏ nhặt, lãnh đạo cần dựa vào quyền uy, uy tín
thông qua công việc, khả năng, năng lực
*Sự khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý
ST

Tiêu chí đánh giá

Người lãnh đạo

Người quản lý

Bản chất

-Là người luôn cần có

-Là người cần có sự ổn

Sự tập trung

sự thay đổi
định
-Tập trung quan tâm đến -Chỉ quan tâm đến công

T
1
2.


con người như: lực lượng việc: hiệu quả công việc,
lòng cốt, quan tâm đến có gì chưa đúng, chưa hợp
từng người, quan tâm tới lý.
việc sắp xếp bố trí công
việc cho mọi người, quan
tâm tới công việc để cải
thiện cuộc sống cho người
3.

Khả năng

bị lãnh đạo.
-Là người đưa ra các

-Là người chấp hành các

quyết sách chính trị

chính sách.

hoặc là những việc lớn.

-Là người tổ chức hoàn

-Là người thống nhất

thành các chính sách đã

21



4

5

6

7

8
9
10

11

điều khiển con người và

được đề ra.

công việc
-Người lãnh đạo luôn

-Người quản lý là người

dồn sức cho hiệu quả

thiên về theo đuổi hiệu quả

của toàn bộ tổ chức và


của 1 loại công việc nào

của xã hội.
-Là người quan tâm tới

đó.
-Là người quan tâm đến

những vấn đề chưa hiệu

hiệu quả của công việc

quả
-Đây là người biết phân

-Là người thực hiện hay

tích tình hình, chiến

triển khai quyết định chiến

Vai trò trong tổ

lược.
-Làm điểm tựa, uy tín

lược
-Là người đảm bảo bộ máy


chức

cho tổ chức ở bên trong

hoạt động một cách trơn

Sự trao đổi

cũng như bên ngoài
-Niềm đam mê, hăng

chu
-Tiền và công việc.

Rủi ro

say làm việc
-Chấp nhận tìm kiếm rủi

-Là người tối thiểu hóa rủi

Nguyên tắc

ro
-Biết phá bỏ nguyên tắc,

ro
-Biến các nguyên tắc, quy

quy tắc cũ đã lạc hậu và


tắc này thành hiện thực.

không còn phù hợp.

-Tuân thủ nguyên tắc, quy

-Thực hiện 1 cách mềm

tắc một cách chặt chẽ.

hơn.
-Biết sử dụng xung đột

-Tránh các xung đột trong

Mục tiêu

Quan tâm

Tầm nhìn

Xung đột

tổ chức.
12

13

Tham vọng


Chỉ

dẫn,

định

-Say mê với công việc.

-Đảm bảo sự hài hòa.
-Kiểm soát công việc

-Có tầm nhìn vĩ mô

-Điều hành công việc hàng

-Đưa

ngày.
-Đi trên con đường đã có

ra

được
22

con


hướng


đường, phương hướng

Quyền lực

mới.
-Dựa vào quyền uy, uy

-Dựa vào quyền lực ủy thác

Sự tác động

tín của cá nhân
-Tác động đến trái tim

chính thức.
-Tác động đến trí óc của

16

Những gì anh ta

của con người
-Có người tin theo

con người.
-Có cấp dưới, thuộc cấp,

17


đã có
Sự theo đuổi, tìm

-Có người đi theo
-Phat triển tầm nhìn

nhân viên.
-Theo đuổi mục tiêu

18

kiếm
Sự trỉ trích

-Tránh

Sự đổ lỗi

người khác.
-Nhận lỗi về mình

14
15

19

sự

chỉ


23

trích

-Có thể chỉ trích,phê bình
người khác.
-Đổ lỗi cho người khác.


Câu 2: Có người cho rằng: “Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ
chứ không đe dọa và sử dụng mánh khóe với người khác”. Anh (chị ) hãy phân
tích luận điểm trên và chỉ ra sự khác nhau giữa thủ đoạn và nghệ thật lãnh đạo.
Bài làm:
1.Phân tích luận điểm: “Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ chứ
không đe dọa và sử dụng mánh khóe với người khác”
Người lãnh đạo là người cổ vũ và khích lệ là vì người lãnh đạo là người có
mục đích đó là hướng mọi người cùng thực hiện những mục tiêu, những phương
hướng đã được đề ra trong tổ chức hay là một nhóm nào đó. Người lãnh đạo là
người quản lý con người, mà mỗi người lại có những tính cách và thái độ khác
nhau đối với công việc cũng như đối với mọi người xung quanh. Chính vì vậy
để giúp cho sự lãnh đạo đạt được hiệu quả thì người lãnh đạo cần phải sử dụng
phương pháp cổ vũ và khích lệ mọi người trong công việc để mọi người có thể
toàn tâm toàn ý trong công việc mà mình đã thực hiện. Ngoài ra giúp cho người
bị lãnh đạo cảm thấy bản thân mình được tôn trọng cũng như quan tâm từ đó họ
sẽ cố gắng làm việc tốt hơn.
Người lãnh đạo không đe dọa người bị lãnh đạo vì người lãnh đạo là người
cần sự mềm mỏng trong công tác lãnh đạo để họ có thể thu phục nhân tâm nhằm
phát huy được tính đoàn kết, nội lực của tập thể nhằm thực hiện nhiệm vụ chung
một cách hiệu quả. Nếu người lãnh đạo dựa vào quyền lực của mình nhằm đe
dọa người bị lãnh đạo sẽ đi ngược lại với mục đích của công tác lãnh đạo và sẽ

làm cho công tác lãnh đạo không đạt được hiệu quả và cũng không giúp cho
công việc không hoàn thành được những gì đã đề ra.
Người lãnh đạo không sử dụng mánh khóe với người khác là vì người lãnh
đạo thực hiện các công việc nhằm thỏa mãn nhu cầu cũng như bảo vệ lợi ích của
dân tộc, quốc gia cũng như của số đông mọi người, cũng như có lợi cho sự tiến
bộ và phát triển của con người. Do vậy người lãnh đạo không thể sử dụng mánh
24


khóe để lấy cái lợi về cho mình mà gây hại cho người khác cũng như làm mất
long tin của những người bị lãnh đạo vào bản thân mình được.
2. Sự khác nhau giữa thủ đoạn và nghệ thật lãnh đạo
Thủ đoạn và nghệ thuật lãnh đạo là hai khái niệm có sự khác nhau nhất định
ở một vài tiêu chí, điều đó được thể hiện rất rõ dưới đây:
ST

Tiêu chí

Thủ đoạn

Nghệ thuật lãnh đạo

T
1

Mục đích

-

Là sản phẩm tư


- Là

sản

phẩm

của

tưởng của những tập

những tập đoàn, đảng

đoàn, đảng phái không

phái chính đảng

chính đáng

- Thỏa mãn, bảo vệ lợi

VD: Tổ chức nhà nước
Hồi giáo tự xưng IS

tộc và người dân.

- Thỏa mãn hoặc bảo vệ
lợi ích riêng của cá nhân
hay tập đoàn.
-


Thủ

ích của quốc gia, dân
- Phục vụ lợi ích của số
đông.
- Có lợi cho sự nghiệp

đoạn

luôn

hướng tới việc lợi mình
và hại người, luôn lợi tư

của cách mạng.
- Có lợi cho sự tiến bộ
của loài người.

và hại công.
-

Bất chất lợi ích của

người khác để đạt được
2

Phương

kết quả.

Không

pháp

thức, dối trá, sỗ sang, bất

từ

cách

chấp miễn là đạt được
mục đích
-

- Là sự thống nhất của
chân, thiện, mỹ.
- Luôn mang tính chính
đại

Gắn với âm mưu,
25


×