Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn sư phạm Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch của Victo Huygô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.01 KB, 114 trang )

Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa ngữ văn
**************

Bùi thị hồng

Nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tác phẩm kịch của victo
huygô
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Đỗ Thị Thạch

Hà nội - 2010

Bùi Thị Hồng

1

Khoa Ngữ Văn


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỉ XIX đầy biến động, giữa nước Pháp - xứ sở được coi như
là nơi bắt đầu một kỉ nguyên mới của nhân loại do cuộc cách mạng tư sản,
Victo Huygô xứng đáng được tôn vinh là đứa con tinh thần của thời đại. Bước
vào văn đàn lúc mười bảy tuổi, với cuộc sống kéo dài trong hơn 80 năm đầy
ắp những biến cố sôi động, V.Huygô đã có mãnh lực thu hút áp đảo độc giả


trên nhiều lĩnh vực khác nhau của văn chương nghệ thuật và cường độ sáng
tạo hiếm hoi trong lịch sử văn học xưa nay. Huygô là hiện thân của chủ nghĩa
lãng mạn.
Sự nghiệp sáng tác của Huygô bao trùm lên cả ba thể loại văn học là
thơ, kịch, tiểu thuyết. Dù ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu
lớn lao. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông đã để lại mười vở kịch, mười tiểu
thuyết lớn và truyện vừa, mười lăm tập thơ, ngoài ra còn hàng trăm bài chính
luận, lý luận văn chương, hàng nghìn bức thư tình, vài ba nghìn tranh vẽ. Sự
phong phú trong sáng tác của Huygô bắt nguồn từ mối quan hệ của ông với
đời sống nhân dân, sự tham gia trực tiếp vào các phong trào chính trị và văn
hóa tiến bộ.
Nếu như ở thể loại thơ ca, tiểu thuyết, V.Huygô được mệnh danh là nhà
thơ lớn, nhà tiểu thuyết vĩ đại thì ở thể loại kịch, với nhiều vở kịch tiêu biểu
như Crômoen (1827), Hecnani (1830), Mariông Đơlormơ (1831), Ruy Blas
(1838)… đã đưa tên tuổi của V.Huygô trở thành người đứng đầu tao đàn lãng
mạn. Ở lĩnh vực này, Huygô đã khẳng định được tên tuổi của mình, ghi lại
dấu ấn thành công trước chủ nghĩa cổ điển khi mà ảnh hưởng của trào lưu này
còn khá sâu đậm trong văn học đương thời.

Bïi ThÞ Hång

2

Khoa Ng÷ V¨n


Sáng tác kịch của V.Huygô thu gọn trong một khoảng thời gian tương
đối hẹp: mười vở từ 1827 đến 1843, tức là vào những năm cuối cùng của thời
kì Trung hưng (1815 - 1830) và kéo dài gần hết thời kì quân chủ tư sản (1830
- 1848) ở Pháp: Crômoen (1827), Hecnani (1830), Mariông Đơlormơ

(1831), Nhà vua vui chơi (1832), Luycrexơ Borgia (1833), Mari Tuyđo
(1833), Ănggiêlô (1835), Ruy Blas (1838), Những người Buyêcgravơ
(1843), Tuôckêmađa (1882)…
Huygô đã đổi mới kịch không chỉ về nội dung mà cả về hình thức thể
loại, đổi mới từ kịch bản đến việc dàn dựng và diễn xuất ở nhà hát. Bằng việc
phá vỡ luật Tam duy nhất của chủ nghĩa cổ điển, đưa vào sân khấu hình ảnh
“nhân vật nổi loạn”, gia tăng thêm chất bình dân trong ngôn ngữ kịch, Huygô
đã làm cho các vở kịch của mình có chỗ đứng vững chắc và gây tiếng vang
lớn trên kịch trường lúc bấy giờ. Cống hiến của Huygô ở lĩnh vực kịch đã mở
toang cánh cửa sáng tạo nghệ thuật để đến với “Nghệ thuật tự do”.
Do vậy chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm
kịch của V.Huygô” làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi mong muốn tìm
hiểu thấu đáo cặn kẽ hơn về một số đặc điểm nghệ thuật làm nên bút pháp
lãng mạn trong kịch Huygô. Qua đó giúp người tiếp nhận có được cái nhìn
khái quát về tác phẩm cũng như bước vào thế giới nghệ thuật tuyệt diệu của
thơ văn Huygô.
2. Lịch sử vấn đề
Thế kỷ XIX là thế kỷ mà nước Pháp có rất nhiều tài năng tỏa sáng,
trong số đó có V.Huygô. Ông là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn, hiện thân
của nền văn học Pháp thế kỷ XIX, hiện thân của khát vọng hòa bình và lý
tưởng tự do, bác ái của nhân loại.
Ông xuất hiện như “một ngôi sao mọc sớm và lặn muộn chân trời của
thế kỷ” [5, 475]. Mãnh liệt và cường tráng, thiên tài ấy ngay từ đầu đã khẳng

Bïi ThÞ Hång

3

Khoa Ng÷ V¨n



định mình như chủ soái của trường phái lãng mạn. V.Huygô được nhân dân
Pháp, các nhà phê bình nghiên cứu Pháp gọi là “Huygô đại dương”, “Huygô
ánh sáng”, “Huygô khổng lồ”, “Huygô trái núi”, “Không thể hình dung
nước Pháp mà không có Huygô” [10, 146].
Là nhà nghệ sỹ lãng mạn nhưng V.Huygô lại luôn khẳng định văn học
phải phản ánh hiện thực cuộc sống. Ông đặc biệt chú ý lý thuyết về cái thô
kệch và phê phán các nhà văn cổ điển không phản ánh những mặt tương phản
trong tự nhiên, xã hội và con người mà chỉ chạy theo cái đẹp vĩnh cửu. Cho
nên, cống hiến to lớn của Huygô là mở toang cánh cửa sáng tạo nghệ thuật.
Ông đã đề xuất “Tất cả cái gì tồn tại trong tự nhiên đều tồn tại trong nghệ
thuật”.
2.1. Đánh giá chung về tác giả V.Huygô
Với những thành tựu chói lọi trên văn đàn thế giới, V.Huygô cũng như
tác phẩm của ông đã thu hút bao tâm trí của các nhà phê bình, nghiên cứu
trong và ngoài nước.
Ở Việt Nam, sự phổ biến của V.Huygô khá mạnh mẽ. Do đó, những
công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của ông xuất hiện khá nhiều.
Giáo sư Đặng Anh Đào - Hoàng Nhân trong cuốn “Văn học phương
Tây” (2003, NXB Giáo dục, H) đánh giá “V.Huygô đã trở thành hiện thân
của chủ nghĩa lãng mạn, là tiếng vọng âm vang của thời đại. Chẳng những
thế, cho tới nay ông vẫn được coi là nhà văn đã kết hợp được qua một sự
nghiệp đồ sộ gồm thơ và văn xuôi, những tình cảm phổ biến nhất, những khát
vọng bình dị và sâu xa nhất của con người và được coi như tiên tri của hòa
bình thế giới” [4, 473].
Giáo sư Hoàng Nhân trong cuốn “ Văn học Pháp thế kỷ XIX”, (NXB
Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 1997) đã đánh giá cao về V.Huygô. Giáo sư cho
rằng “V.Huygô là nhà văn lớn nhất thế kỷ XIX, là một nghệ sỹ toàn diện. Ông

Bïi ThÞ Hång


4

Khoa Ng÷ V¨n


đã sáng tác một khối lượng lớn các tác phẩm đủ mọi thể loại. V.Huygô là nhà
văn lãng mạn tiến bộ, là một nhà chính trị dân chủ đã hiến dâng trọn vẹn
cuộc đời cho những lý tưởng nhân đạo cao cả” [11, 120].
Lê Hồng Sâm, Phùng Văn Tửu trong cuốn “Lịch sử văn học Pháp thế
kỷ XVIII - XIX” (tập 2, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2005) đã đánh giá
V.Huygô ở nhiều mặt “V.Huygô là nguyên lão nước Pháp” đồng thời “là một
nghệ sỹ quốc hội” là “người mang trong mình dòng máu có thể gọi là bình
dân”. Vì vậy mà V.Huygô đã “khuấy lên bão tố từ đáy lọ mực” [21, 408].
Đỗ Quang Lưu - Lê Văn Khoa trong cuốn “Victo Huygô” (NXB Giáo
dục, 1978) cũng khẳng định “V.Huygô trở thành ngọn cờ đầu của trường
phái lãng mạn tiến bộ” [12, 215].
Bằng Việt trong “V.Huygô - Chân dung một thời đại” khẳng định
“V.Huygô đã sinh ra đúng thời điểm cần có. V.Huygô lại sinh ra trong một
cái nôi văn học bậc nhất Châu Âu. Và V.Huygô là tính cách Pháp đến mức
chúng ta có thể nói: Không thể hình dung nước Pháp mà không có V.Huygô”
[24, 85].
Trên đây là một số ý kiến tiêu biểu đánh giá về tác giả V.Huygô. Vẫn
còn rất nhiều ý kiến khác đánh giá cao con người, tài năng và sự nghiệp văn
chương của Huygô. Mọi nhận xét đều nhằm mục đích khẳng định và ngợi ca.
M.Gorki khẳng định: “V.Huygô là cả diễn đàn, ông gầm thét trên đỉnh
đầu thế giới như một cơn giông tố kêu gọi quyền được sống cho tất cả những
gì là cao đẹp nhất. Trong con người ông đã biết dạy cho tất cả mọi người biết
yêu cuộc đời, yêu cái đẹp, yêu sự thật, yêu nước Pháp” [11, 115].
2.2. Những ý kiến đánh giá về tác phẩm kịch của V.Huygô

Mặc dù kịch không phải là thể loại chủ yếu của chủ nghĩa lãng mạn,
nhưng chính lĩnh vực sân khấu lại là nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhất

Bïi ThÞ Hång

5

Khoa Ng÷ V¨n


giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa cổ điển. Vì vậy, các vở kịch của
V.Huygô có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử văn học Pháp.
PGS. TS Lê Phong Tuyết trong bài viết “Hecnani và những vấn đề lí
luận về kịch Đram” (Tạp chí văn học số 6/2002) đã đề cao tính chiến đấu
chống lại những nguyên tắc cứng nhắc của chủ nghĩa cổ điển trong kịch
V.Huygô. Tác giả chỉ ra rằng “Với trận đánh Hecnani, V.Huygô đã đưa chủ
nghĩa lãng mạn đi đến sự thắng lợi. Nếu kịch cổ điển chỉ có thể đưa vào
những phần thanh nhã cao quý thì V.Huygô lại chấp nhận đưa cả những yếu
tố bình thường của cuộc sống vào trong kịch” [22, 64].
Đặng Thị Hạnh trong cuốn “Victo Huygô” (NXB Văn hóa Hà Nội,
1978) đã đánh giá rất cao vở kịch Crômoen và bài tựa mang tính lí luận về
kịch. Bài tựa đó có thể coi là cương lĩnh để sáng tạo nghệ thuật. “Với bài tựa
vở Crômoen, Huygô đã trở thành chủ súy của trường phái mới. Những luận
điểm của Huygô không có gì thật mới so với các nhà lãng mạn đi trước với
cảm hứng say sưa, bài tựa đã trở thành tuyên ngôn của trường phái lãng
mạn” [8, 87].
Về nghệ thuật sáng tác kịch, Vũ Đức Phúc trong bài viết “Lí luận và
sáng tác kịch lãng mạn của V.Huygô” có nhận xét về đặc điểm xung đột –
kịch tính trong kịch Huygô: “Tính kịch của V.Huygô rất căng thẳng, nó
không chỉ căng thẳng ở đỉnh điểm của hành động chính mà là căng thẳng

trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Vào kịch đã thấy ngay lập tức không
khí căng thẳng, hết tình huống căng thẳng này người xem vừa cảm thấy nhẹ
nhõm thì lại thấy tình huống khác, kết thúc mỗi tình huống đều là bất ngờ”
[23, 194].
Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm trong cuốn “Văn học lãng mạn và văn
học hiện thực phương Tây thế kỷ XIX” (NXB Đại học và THCN, 1985) lại
đề cập tới những hình tượng nhân vật trung tâm trong tác phẩm kịch và ý

Bïi ThÞ Hång

6

Khoa Ng÷ V¨n


nghĩa lớn lao của những hình tượng đó “Các nhân vật trung tâm trong các vở
kịch của ông đều thuộc tầng lớp “thấp hèn” mà đều cảm thấy mình được tạo
ra cho một sự nghiệp lớn vô tận hoặc đều là “người dân đen hào hiệp” giành
được tình yêu của các tiểu thư và phu nhân cao quý. Qua các nhân vật của
mình, V.Huygô muốn ám chỉ sự vươn lên của quần chúng trong đời sống
chính trị, xã hội của các dân tộc, mặc dù yêu cầu đòi tự do của các nhân vật
nổi loạn này chủ yếu mới chỉ giới hạn trong tự do yêu đương” [9, 165].
Nhìn chung các công trình này đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời, sự
nghiệp sáng tác của V.Huygô. Tuy nhiên, trong một số tài liệu chúng tôi bao
quát được, vấn đề “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch của
V.Huygô” chưa được nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu, và có hệ thống.
Nghiên cứu về “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch
của V.Huygô” là một đề tài khá lí thú, mới mẻ và cũng không đơn giản. Tài
liệu nghiên cứu của các tác giả kể trên là những gợi ý vô cùng quý giá giúp
chúng tôi thực hiện khóa luận này. Những ý kiến đánh giá trong các bài

nghiên cứu sẽ là cơ sở, nền tảng cho chúng tôi tìm hiểu “Nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tác phẩm kịch của V.Huygô” một cách cụ thể và sâu
sắc hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
tác phẩm văn học, khóa luận sẽ đi nghiên cứu các biện pháp nghệ thuật mà
Huygô sử dụng để xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch của mình. Đồng
thời, khóa luận đi vào tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tác phẩm kịch của V.Huygô.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm
kịch của V.Huygô.

Bïi ThÞ Hång

7

Khoa Ng÷ V¨n


Phạm vi nghiên cứu: V. Huygô có tất cả trên mười vở kịch bao gồm:
Crômoen (1827), Hecnani (1830), Mariông Đơlormơ (1831), Nhà vua vui
chơi (1832), Luycrexơ Borgia (1833), Mari Tuyđo (1833), Ănggiêlô (1835),
Ruy Blas (1838), Những người Buyêcgravơ (1843), Tuôckêmađa (1882)…
Nhưng trong khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi chỉ khảo sát ba vở kịch tiêu
biểu là: Hecnani (1830), Mariông Đơlormơ (1831), Ruy Blas (1838). Ba tác
phẩm này được lấy từ bản dịch tiếng Việt trong Tuyển tập kịch V.Huygô của
dịch giả Phùng Văn Tửu, NXB Văn học, Hà Nội, 2002.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp khảo sát, phân tích.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp của khoá luận
Khoá luận chúng tôi lựa chọn góp phần khẳng định giá trị xuất sắc
trong kịch Huygô và những nét mới trong tác phẩm kịch của ông, góp phần
vào việc nghiên cứu giảng dạy văn học nước ngoài nói chung và Huygô nói
riêng trong nhà trường hiện nay.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch của
V.Huygô.
Chương 3: Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch của
V.Huygô.

Bïi ThÞ Hång

8

Khoa Ng÷ V¨n


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Lý luận về nhân vật
1.1.1. Khái niệm về nhân vật
Nhân vật là khái niệm không chỉ dùng trong văn chương mà còn ở
nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, trong lịch sử nghiên cứu đã có rất nhiều khái

niệm về nhân vật.
Theo bộ “Từ điển Tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê
chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2002 thì “nhân vật” là khái niệm mang hai nghĩa:
Thứ nhất, đó là “đối tượng” (thường là con người) được miêu tả, thể
hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật.
Thứ hai, đó là “người có một vị trí quan trọng trong xã hội”.
Như vậy, với cách hiểu như trên, “nhân vật” được dùng phổ biến ở
nhiều mặt, cả đời sống văn học nghệ thuật, đời sống chính trị, xã hội, văn
hóa…Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi chỉ đề cập
đến khái niệm “nhân vật” theo nghĩa thứ nhất của bộ “Từ điển Tiếng Việt”
như vừa trích ở trên. Tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương.
Cuốn giáo trình “Lý luận văn học”, NXB Giáo dục, 1993 do Giáo sư
Hà Minh Đức chủ biên định nghĩa về nhân vật văn học như sau: “Nhân vật
trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải
là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể
hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp,
tính cách…và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm “nhân vật” thường
được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người
có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua
trong tác phẩm, mà còn là những sự vật, loài vật khác mang bóng dáng, tính
cách của con người (…). Cũng có khi đó không phải là con người, sự vật cụ
Bïi ThÞ Hång

9

Khoa Ng÷ V¨n


thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người,
được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [5, 102].

Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan
trọng nhất, “là nội dung của mọi nhân vật văn học” [13, 64]. Vì vậy, trước kia
trong một số giáo trình đã gọi nhân vật là tính cách. Ở đây cần hiểu tính cách
là những phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua một vài đặc
điểm cá nhân, gắn với phẩm chất tâm sinh lý của họ.
“Tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một
chất lượng tư tưởng nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến mức độ là những
điển hình” [5,105]. Và tính cách tự nó cũng bao gồm những thuộc tính riêng
biệt độc đáo mang tính cá nhân nhưng lại mang những nét chung tiêu biểu cho
nhiều người khác trong một phạm vi nhất định. Đồng thời tính cách có một
quá trình phát triển phù hợp với logic khách quan của đời sống.
Như vậy, tính cách tiêu biểu cho nhân vật. Trong tác phẩm văn chương
có nhân vật được khắc họa tính cách ít hay nhiều nhưng cũng có những nhân
vật không được khắc họa tính cách điều này phụ thuộc vào ý đồ sáng tạo nghệ
thuật của nhà văn.
1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Chúng ta biết rằng, nhân vật là hình ảnh của con người. Khi tính cách
của nhân vật được khắc họa ở mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình
tượng về con người. Và khi được khai thác ở mức độ điển hình về tính cách
thì lúc đó nhân vật sẽ trở thành điển hình cho con người, cho thời đại mà con
người đang sống. Nói rộng ra, văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng,
bằng những nhân vật cụ thể. Do đó, vai trò đầu tiên, quan trọng nhất của nhân
vật là làm phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực. Văn học không thể
thiếu nhân vật bởi vì qua nhân vật nhà văn thể hiện nhận thức của mình về
con người, xã hội, lịch sử…Với những đặc điểm về số phận và tính cách của

Bïi ThÞ Hång

10


Khoa Ng÷ V¨n


nó “nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời
sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định” [5, 126].
Tính cách của nhân vật mang vai trò hết sức quan trọng đối với cả nội
dung và hình thức của tác phẩm văn học.
Về nội dung: nhân vật với tính cách của nó là phương tiện để nhà văn
thể hiện tư tưởng của tác phẩm, nó có nhiệm vụ cụ thể hóa sự thực hiện của
chủ đề tác phẩm, tức là thông qua hành động và mối liên hệ giữa các tính
cách, người đọc sẽ có những khái quát đầu tiên về mặt nhận thức tư tưởng.
Về hình thức: nhân vật với tính cách của nó quyết định phần lớn các
yếu tố như kết cấu, ngôn ngữ, các biện pháp thể hiện…Về luận điểm này
Hêghen đã từng nói “tính cách là điểm trung tâm của mối liên hệ giữa nội
dung và hình thức”. Như vậy, tính cách ở một phương diện nào đó đã trở
thành cầu nối giữa hai mặt nội dung và hình thức của tác phẩm văn chương.
Tuy nhiên, tính cách nhân vật mang tính chất lịch sử, tức là mỗi thời
đại khác nhau tính cách được đề cao hay coi nhẹ phụ thuộc vào nhận thức và
quan điểm lịch sử, có thể cùng một tính cách trong thời kỳ này được tôn sùng,
ca ngợi thì đến sau không hẳn được đánh giá như vậy.
Đó là những vai trò, chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn
chương. Với những vai trò như thế, chúng ta có thể khẳng định nhân vật là
yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn chương, góp phần tạo nên sự hấp
dẫn và sức sống bền lâu cho tác phẩm văn chương.
1.1.3. Các loại nhân vật văn học cơ bản
Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật thành
công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Nhà văn trong quá
trình sáng tác, muốn xây dựng nhân vật theo phong cách riêng của mình vì thế
nhân vật văn học rất phong phú. Nhưng nhìn tổng thể trong lịch sử văn học từ
trước tới nay, các nhà nghiên cứu lí luận văn học đã chia thế giới nhân vật


Bïi ThÞ Hång

11

Khoa Ng÷ V¨n


thành các kiểu loại khác nhau để người đọc dễ tiếp nhận, dễ phân tích và
khám phá theo tiêu chí như: nội dung, cấu trúc, chức năng của nhân vật.
Thứ nhất, dựa trên vai trò của nhân vật đối với cấu trúc và cốt truyện
của tác phẩm có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Nhân vật
chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt
của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên quan đến các sự
kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của
mình. Trong các nhân vật chính lại có thể nhận thấy nổi lên nhân vật trung
tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. “Đó là nơi quy tụ
các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác
phẩm” [13, 71]. Trong tác phẩm văn chương, ngoài nhân vật chính còn lại là
nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ
sung.
Thứ hai, dựa trên phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng
nhân vật lại có thể chia ra làm nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân
vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Hai kiểu nhân vật này cũng mang tính lịch
sử. Nhân vật chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp
của tác giả, của thời đại mà tác giả khẳng định và đề cao như những tấm
gương về phẩm chất tốt đẹp của con người một thời. Trái lại, nhân vật phản
diện mang những phẩm chất xấu xa trái với đạo lí và lí tưởng, đáng lên án,
phủ định.
Ngoài hai cách chia phổ biến như vậy về nhân vật. Dựa vào kiểu cấu

trúc nhân vật, người ta lại có thể nói tới nhân vật chức năng, nhân vật loại
hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng. Trong phạm vi có hạn của khóa
luận, chúng tôi xin không bàn sâu về những loại nhân vật này. Việc phân chia
nhân vật thành các kiểu loại khác nhau như trên, tất nhiên đều mang tính chất
tương đối và ở bình diện nào đó còn mang tính chất lịch sử. Nhưng tựu chung

Bïi ThÞ Hång

12

Khoa Ng÷ V¨n


lại, điều cần chú ý nhất vẫn là khả năng phản ánh và tác động đến cuộc sống,
khả năng hấp dẫn, lôi cuốn người đọc của nhân vật.
1.1.4. Nhân vật trong tác phẩm kịch
Nói như nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Lý: “Chúng ta không giảng
dạy kịch với tư cách là một loại hình nghệ thuật mà chỉ giảng dạy kịch về
phương diện văn học” [3, 239] thì nhân vật kịch chúng ta xem xét cũng không
phải là diễn viên trên sân khấu được hóa trang, diễn xuất theo sự chỉ đạo của
đạo diễn mà là nhân vật của kịch bản văn học, chính xác hơn là một nhân vật
văn học bởi kịch bản văn học cũng là một loại văn.
Ở mỗi loại văn khác nhau thì đặc trưng nhân vật cũng khác nhau. Nếu
nhân vật trong tác phẩm tự sự được miêu tả một cách tỉ mỉ, mang nhiều màu
sắc thẩm mĩ, nhân vật trong tác phẩm trữ tình thiên về khám phá cảm xúc,
tình cảm thì nhân vật kịch lại có những nét khu biệt đặc thù. Với mục đích
viết để diễn trên sân khấu, kịch bản văn học chịu sự chi phối của không gian,
thời gian do đó buộc nhân vật cũng có những đặc điểm phù hợp với thể loại.
Đặc điểm nổi bật thứ nhất: Nhân vật kịch xuất hiện vào lúc dòng chảy
của cuộc đời đang cao trào, sôi động nhất. Bởi vì, trong truyện, tiểu thuyết

không hạn định về không gian, thời gian nên nhà văn có thể đề cập đến nhân
vật một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng theo ý đồ chủ quan của nhà văn, những mối xung
đột của các nhân vật được xem xét từ trạng thái manh nha, âm ỉ rồi đến giai
đoạn đối lập, đấu tranh xung đột… Nhưng kịch do hạn định của không gian,
thời gian nên khi nhân vật xuất hiện trong tác phẩm cũng là lúc hoàn cảnh,
mâu thuẫn của cốt truyện kịch đã phát triển tới chỗ xung đột, đòi hỏi phải giải
quyết. Đó chính là lúc dòng chảy của cuộc đời không êm ả mà đã có dòng
xoáy bắt đầu dữ dội. Trong hoàn cảnh cam go ấy, các nhân vật mới có cơ hội
tự bộc lộ mình rõ ràng và chính xác nhất.

Bïi ThÞ Hång

13

Khoa Ng÷ V¨n


Đặc điểm riêng biệt thứ hai của nhân vật trong tác phẩm kịch: Nhân vật
kịch là loại nhân vật hành động. Nếu trong tác phẩm trữ tình mọi tác động của
môi trường sống đều làm cho nhân vật nảy sinh tình cảm, cảm xúc rung động
thì trong tác phẩm kịch lại dẫn đến nhân vật hành động (tất nhiên không phải
bất cứ sự tác động nào của hoàn cảnh sống cũng dẫn đến nhân vật hành động).
Bởi nhân vật kịch có hành động thì mới đi tới giải quyết mâu thuẫn, xung đột
và cũng qua hành động là cơ sở để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình.
Chúng ta cần hiểu hành động ở đây bao gồm cả hành vi cử chỉ, việc làm, cả
hành động ngôn ngữ (tức lời nói của nhân vật). Lời nói của nhân vật trong
kịch mang tính hành động khá rõ nét, thông qua ngôn ngữ ta có thể thấy hành
động tấn công - phản công, thăm dò - lảng tránh, chất vấn - chối cãi, thuyết
phục - phủ nhận, đe dọa - coi thường, cầu xin - từ chối… Cốt truyện của kịch
rất tập trung, lại diễn ra theo một nhịp độ rất gấp rút nên những hành động

cũng dồn dập, cô đúc hơn, liên tiếp hành động nọ làm nảy sinh hành động kia.
Các hành động ở những mức độ khác nhau tùy từng tính cách và mức độ căng
thẳng của mâu thuẫn, xung đột.
Nét đặc trưng thứ ba của nhân vật kịch đó là: nhân vật kịch có sự biến
đổi số phận dễ dàng, nhanh chóng cũng vẫn do tính quy phạm của không
gian, thời gian trong kịch, buộc nghệ sỹ phải thể hiện được tất cả các mâu
thuẫn, xung đột cùng với việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột ấy trong
một thời gian nhất định. Cho nên cùng với mỗi lần mâu thuẫn, xung đột được
giải quyết lại là một lần số phận nhân vật thay đổi. Trong thơ trữ tình, do cảm
xúc đóng vai trò chủ yếu nên biến đổi trong thơ chủ yếu là biến đổi về tâm
trạng, không có biến đổi số phận cũng như con đường đời của nhân vật.
Do đặc điểm cốt lõi của kịch là những mâu thuẫn, xung đột nên nhân
vật kịch thường được khắc họa tính cách rất nổi bật. Mỗi nhân vật kịch
thường mang ít phẩm chất thẩm mĩ nhưng phẩm chất đó phải nổi trội.

Bïi ThÞ Hång

14

Khoa Ng÷ V¨n


Timôphêép đã từng giải thích: “Hình tượng kịch phản ánh những mâu
thuẫn của cuộc sống đã chín muồi gay gắt nhất và đã được xác định. Chính vì
vậy nó đã được xác định trên cơ sở nhấn mạnh trong tính cách con người sự
cảm xúc phiến diện do các mâu thuẫn trên quy định” [13, 254]. Từ sự nổi bật
về tính cách như thế, các nhân vật dễ dàng đứng thành các tuyến riêng trong
mỗi tuyến, nhân vật có những đặc điểm chung nào đó, cũng đối lập mâu thuẫn
với tuyến khác nhưng tính cách nổi bật và tính cách ít phẩm chất thẩm mĩ của
nhân vật kịch không có nghĩa rằng nhất nhất mọi hàng động, suy nghĩ của

nhân vật đều đơn giản, một chiều, mà xoay quanh nét nổi bật còn có những
tính cách khác vừa tương quan, vừa tương phản làm cho gương mặt nhân vật
sinh động và đa dạng hơn.
Như vậy, từ những đặc điểm chung về nhân vật, vào kịch đã có những
nét riêng, đặc thù mang màu sắc thể loại. Nhà văn là người cần nhạy cảm đối
với điều đó để xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình sao cho phù hợp
với thể loại.
1.2. Lý luận về nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch
Như đã trình bày ở trên, nhân vật ngoài chức năng quan trọng là
phương tiện để nhà văn gửi gắm ý tưởng nghệ thuật của mình, còn có vai trò
quyết định tới phần lớn những yếu tố hình thức của tác phẩm văn chương. Vì
thế qua mỗi yếu tố hình thức của tác phẩm, ta sẽ thấy được cụ thể nghệ thuật
xây dựng nhân vật của tác giả.
Cũng giống như các tác phẩm tự sự, trữ tình, các tác phẩm kịch cũng
phải cần đến các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật. Để xây dựng được
nhân vật trong tác phẩm kịch một cách sinh động, hấp dẫn, các tác giả sử
dụng các thủ pháp nghệ thuật sao cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc
càng cụ thể, càng rõ nét thông qua càng nhiều các giác quan càng tốt. Các
phương thức thể hiện nhân vật kịch hết sức đa dạng, trong đó phải kể đến bốn

Bïi ThÞ Hång

15

Khoa Ng÷ V¨n


yếu tố nghệ thuật sau : Biện pháp đối thoại, biện pháp độc thoại, biện pháp tạo
xung đột kịch tính, biện pháp tương phản. Việc sử dụng các biện pháp nghệ
thuật này “gắn liền với việc xây dựng hình tượng nhân vật toàn vẹn và sinh

động” [13, 27].
1.2.1.Biện pháp đối thoại
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ do Hoàng Phê chủ biên
thì “Đối thoại là hình thức nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với
nhau” [16, 86].
Cuốn “Lý luận văn học”, NXBGD, H, 1987 do Phương Lựu chủ biên,
cũng chỉ ra rằng: “Đối thoại trong văn chương là hình thức nhà văn để các
nhân vật trò chuyện, trao đổi, thậm chí tranh luận gay gắt với nhau về một vấn
đề nào đó”. Các mối quan hệ giữa các nhân vật càng đa dạng, các nhân vật
đối thoại càng nhiều thì càng bộc lộ được những đặc điểm thuộc về tính cách,
cá tính, nghề nghiệp, giai cấp, lứa tuổi, giới tính…của mình. Sự bộc lộ đó qua
cả nội dung lời đối thoại, qua cả cách (hình thức) nhân vật đối thoại. Chẳng
hạn, trong vở kịch Hamlet của Secxpia, ta có thể thấy được những đặc điểm
về tính cách của nhân vật Hamlet và Clôđiut qua đoạn đối thoại ở hồi V,
cảnh 1.
Vua : Chao ôi! Chao ôi! Hamlet…
Hamlet : Một gã lấy con bọ đã xơi thịt vua làm mồi câu cá rồi lại ăn
con cá đã xơi mồi bọ.
Vua : Nhà ngươi nói thế có ý gì ?
Hamlet : Có nghĩa gì đâu, chẳng qua cũng chỉ muốn nói cho ngài hay
một ông vua đã ngự giá chu du như thế nào trong bao tử của một anh chàng
hành khất.
Ở màn đối thoại này, Hamlet dùng một thứ ngôn ngữ sắc nhọn, lạnh
lùng, lột trần ngay chân tướng của Clôđiut. Hamlet như muốn vạch mặt chỉ

Bïi ThÞ Hång

16

Khoa Ng÷ V¨n



tên kẻ thù, đã gọi Clôđiut là “một thằng sát nhân, một gã đê tiện, một tên vô
lại…một tên vua hề, một tên ăn cắp ngai vàng và quyền uy, xoáy trộm vương
miện trên giá cao đút vào túi áo”. Qua đối thoại, Hamlet luôn thể hiện một
con người đấu tranh - con người tiên tiến - lý tưởng của thời đại Phục Hưng.
Có thể nói, đối thoại là một biện pháp nghệ thuật quan trọng trong việc
thể hiện nhân vật kịch. Arixtôt đã từng nói “Kịch sẽ trở nên vô nghĩa nếu
không có xung đột và càng vô nghĩa hơn nếu ở đó không có các nhân vật đối
thoại với nhau”. Vì vậy, đối thoại trong kịch nhiều về số lượng và quan trọng
về chất lượng, khả năng thể hiện nội dung của biện pháp đối thoại là rất lớn.
Với ngôn ngữ đối thoại của mỗi nhân vật, biện pháp thể hiện nghệ thuật này
có tác dụng cá biệt hóa các nhân vật, làm cho mỗi nhân vật có một đặc điểm
riêng, không nhân vật nào giống nhân vật nào.
1.2.2.Biện pháp độc thoại
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì “Độc thoại (hay độc thoại nội
tâm) là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm
lý, nội tâm, mô phỏng hoạt động, cảm xúc suy nghĩ của con người trong dòng
chảy trực tiếp của nó” [7, 122].
Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học”, tác giả Lại Nguyên Ân cho
rằng: “Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình,
trực tiếp qua trình phản ánh tâm lý bên trong, kiểu độc thoại thầm (hoặc “lẩm
bẩm”) mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy
trực tiếp của nó” [1, 126].
Trong cuốn “Thi pháp tiểu thuyết Lep Tônxtôi”, giáo sư Nguyễn Hải
Hà đã đưa ra một định nghĩa về độc thoại nội tâm: “Độc thoại nội tâm là tiếng
nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ thầm hoặc
nhân vật nói to lên với mình. Độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống tinh thần của
nhân vật, làm hiện rõ con người bên trong của nó” [6, 87].


Bïi ThÞ Hång

17

Khoa Ng÷ V¨n


Trong tác phẩm kịch, biện pháp này thường được sử dụng khi nhân vật
rơi vào những hoàn cảnh éo le, nhiều kịch tính xung đột, rơi vào trạng thái cô
lập, đòi hỏi nhân vật phải băn khoăn trăn trở để đưa ra quyết định cuối cùng.
Vở kịch Hamlet của Secxpia nổi tiếng với những đoạn độc thoại nội tâm
“Sống hay không sống”. “Sống hay không sống đó là vấn đề, chịu tất cả
những viên đá, mũi tên của số mệnh phũ phàng hay là cầm vũ khí đứng lên
mà chống lại với sóng gió của bể khổ, chống lại để mà tiêu diệt chúng đi,
đằng nào quý hơn ?” (hồi III, cảnh 1). Lời độc thoại nội tâm của Hamlet chính
là câu hỏi xoáy sâu vào mỗi con người chân chính ở mọi thời đại và buộc họ
phải suy nghĩ. Hamlet trở thành bất tử một phần từ chính những độc thoại nội
tâm này bởi nó đã thể hiện một thế giới nội tâm phong phú, một cuộc giằng co
quyết liệt trong một con người về quan niệm làm người.
Như vậy, cùng với những biện pháp thể hiện nhân vật, biện pháp độc
thoại nội tâm hoàn thiện nhân vật ở mức độ sâu hơn: đó là chiều sâu tâm hồn
nhân vật. Đây cũng chính là ưu thế của văn chương so với tất cả các loại hình
nghệ thuật khác. Nếu như hội họa, điêu khắc chỉ nhấn mạnh về ngoại hình,
vóc dáng của đối tượng, âm nhạc tác động trực tiếp vào thính giác để người
tiếp nhận tự suy ra hoàn toàn cái hồn của đối tượng thì nhờ độc thoại nội tâm,
văn chương có khả năng vượt trội trong miêu tả đời sống tâm lý – cái trừu
tượng, khó nắm bắt của đối tượng. Những suy nghĩ, tình cảm tinh tế của nhân
vật sinh động, tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của nhà văn chứ không bị hạn
chế như việc sáng tạo trong các ngành nghệ thuật khác.
1.2.3. Biện pháp tạo xung đột kịch tính

Biện pháp tạo xung đột kịch tính là biện pháp không thể thiếu trong các
tác phẩm kịch. Dù ở bất kì thời đại nào, tính xung đột kịch tính cũng là yêu
cầu quan trọng để tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm kịch.

Bïi ThÞ Hång

18

Khoa Ng÷ V¨n


Cuốn “Lý luận văn học” NXBGD, H, 1987 do Phương Lựu chủ biên
đã chỉ ra rằng “Biện pháp tạo xung đột kịch tính là việc nhà văn đặt nhân vật
vào tình huống mang tính kịch, tức nó có vấn đề. Hoàn cảnh đó có thể được
tạo dựng một cách đa dạng, đó là một trạng thái tình cảm cao độ, một nghịch
lý ngang trái, một tình cảnh éo le, trớ trêu của cuộc sống mà dẫn đến mâu
thuẫn” [13, 400].
Mâu thuẫn xung đột có thể từ trong chính bản thân nhân vật, có thể
giữa các nhân vật với nhau, hoặc giữa nhân vật với hoàn cảnh. Qua cách nhân
vật đối diện với tình huống ấy và giải quyết tình huống để thoát khỏi xung
đột, chúng ta nhìn nhận được bình diện nào đó tính cách nhân vật.
Biện pháp nghệ thuật này triệt để sử dụng mâu thuẫn làm nguyên tắc
xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các nhân vật. Trong tác phẩm kịch
thì việc xây dựng các mâu thuẫn, xung đột, là không thể thiếu bởi nó là linh
hồn, là cốt lõi của vở kịch. Biện pháp này ngoài tác dụng làm tăng tính kịch
cho tác phẩm, làm cho nhân vật hiện lên rõ nét còn kích thích hứng thú và sự
hiếu kì của bạn đọc trong việc dõi theo nhân vật tìm lối ra.
1.2.4. Biện pháp tương phản
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Khoa học xã hội, 1994 do Hoàng
Phê chủ biên thì “Tương phản là từ chỉ những sự vật có tính chất trái ngược,

đối chọi nhau rõ rệt”.
Trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt”, tác giả
Cù Đình Tú định nghĩa cụ thể hơn: “Tương phản là phép tu từ dùng từ ngữ để
biểu thị những khái niệm đối lập nhau, cùng xuất hiện trong một văn cảnh
nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả” [17, 94].
Các tác giả Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa trong cuốn
“Phong cách học Tiếng Việt” chỉ ra rằng “Phép tương phản (hay phép đối

Bïi ThÞ Hång

19

Khoa Ng÷ V¨n


lập) là cách sử dụng các từ ngữ biểu thị các khái niệm trái ngược nhau trong
cùng một văn cảnh” [18, 86].
Có thể thấy, tương phản là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều
trong các ngành nghệ thuật. Trong hội họa, trong âm nhạc, sự tương phản về
màu sắc và các nốt nhạc sẽ gây cảm giác mạnh mẽ tạo nên ấn tượng sâu sắc.
Đặc biệt trong văn học, tương phản là một trong những biện pháp tu từ được
sử dụng rộng rãi ở tất cả các cấp độ khác nhau của ngôn ngữ và trong mọi thể
loại văn học. Trong thể loại kịch cũng vậy, các tác giả cũng triệt để sử dụng
biện pháp tương phản để xây dựng nhân vật cho tác phẩm của mình. Đặc biệt
trong hài kịch, các tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản giữa hình thức và
nội tâm, giữa cái quý phái và cái lố bịch để tạo nên chân dung những nhân vật
hề để qua sự tương phản đó tạo nên tiếng cười trào phúng như trong hài kịch
của Môlie với các vở: Trưởng giả học làm sang, Lão hà tiện, Tactuyt…Còn
trong chính kịch thì các tác giả lại sử dụng biện pháp tương phản chủ yếu vào
việc khắc họa chân dung tính cách, phẩm chất của nhân vật thông qua việc đặt

nhân vật thông qua việc đặt nhân vật vào thế tương phản giữa vị thế xã hội
với tính cách hoặc đơn giản là tương phản giữa các nhân vật với nhau để qua
đó làm nổi bật lên hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Tóm lại, các biện pháp nghệ thuật trên là những yếu tố quan trọng trong
việc xây dựng nhân vật kịch. Mỗi biện pháp này được sử dụng tất cả hay
không, đậm hay nhạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại nhân vật, ý đồ
nghệ thuật của nhà văn. Với sự phân tích bốn yếu tố nghệ thuật trên: biện
pháp đối thoại, biện pháp độc thoại, biện pháp tạo xung đột kịch tính, biện
pháp tương phản, chúng tôi thấy mỗi yếu tố đều góp phần vào việc xây dựng
nhân vật cho tác phẩm. Vì vậy, khi xem xét nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tác phẩm kịch của V.Huygô, chúng tôi sẽ đi xem xét ở bốn yếu tố này.

Bïi ThÞ Hång

20

Khoa Ng÷ V¨n


CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM KỊCH CỦA VICTO HUYGÔ
Kịch Đram (Kịch lãng mạn) là một sáng tạo độc đáo về loại hình kịch
của thế kỉ Ánh sáng. Thể loại này ra đời đã xóa nhòa ranh giới giữa bi kịch và
hài kịch. Cơ sở thẩm mỹ của nó là mối quan tâm đến tính chất hiện thực của
cuộc sống. Nhà soạn kịch Mecier đã nói “Kịch Đram viết ra là để diễn chứ
không phải để đọc” nên các nhà soạn kịch quan tâm tới cả việc đổi mới ở
khâu dàn dựng theo hướng hiện thực.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sức hấp dẫn của kịch
Đram đối với các nhà lãng mạn là “Nghệ thuật tự do”. Mọi thứ dây rợ ràng

buộc đôi cánh của ngòi bút và tâm hồn của tác giả đều bị đập phá. Mọi kiểu
lồng giam hãm nghệ thuật đều bị bẻ nát dù cho đó là lồng sơn son thiếp vàng.
Kịch Đram không có quy tắc cứng nhắc như trong kịch cổ điển.
Huygô là đại diện xuất sắc của thể loại kịch Đram. Ông viết không
nhiều nhưng những vở kịch của ông lại được đánh giá cao cả về nội dung và
hình thức. Việc thay đổi lối dàn dựng sân khấu đi vào những chủ đề, đề tài
khác nhau, đưa kiểu nhân vật mới lên sân khấu, Huygô đã đem lại một luồng
gió mới cho kịch trường Pháp. Với quan điểm nghệ thuật phải phục vụ chân
lý, phản ánh thực tế, những nhân vật kịch của V.Huygô bước lên sân khấu với
những diện mạo khác nhau nhưng đều mang tính chân thực. Đó có thể là một
vị lãnh tụ cách mạng (Crômoen), một tên tướng cướp (Hecnani), một anh
đầy tớ (Ruy Blas), một cô gái giang hồ (Mariông Đơlormơ)…Tuy xuất thân
từ những giai cấp khác nhau nhưng ở họ luôn toát lên một phẩm chất cao đẹp,
một tính cách mạnh mẽ, một vẻ đẹp tâm hồn lương thiện đáng được trân trọng
ngợi ca. Những nhân vật đó mang những nét tính cách của con người đời
Bïi ThÞ Hång

21

Khoa Ng÷ V¨n


thường. Những mặt khác nhau, thậm chí tương phản nhau đều có thể dung
hòa trong một con người. Trong Lời tựa kịch Crômoen, Huygô chỉ ra rằng
“Kịch Đram nhào lẫn cái thô kệch và cái trác tuyệt, cái khủng khiếp và cái hài
hước, bi kịch và hài kịch…Đram là đặc tính của văn chương hiện nay”. Vì
vậy, tính bình dị, chân thực đã khiến cho những nhân vật trong kịch Huygô
không còn xa cách với quần chúng như nhân vật trong kịch cổ điển.
Đó chỉ là những giới thiệu ban đầu về thể loại kịch Đram và nhân vật
trong kịch Đram của Huygô. Qua việc tìm hiểu khám phá về “Nghệ thuật xây

dựng nhân vật trong tác phẩm kịch của Victo Huygô”, chúng tôi sẽ đi “giải
mã” những đặc trưng của kịch lãng mạn và lý giải tại sao Huygô được coi là
“chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn” và là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”.
Ở chương 1, chúng tôi đã đưa ra và phân tích hệ thống lí luận cần thiết
có vai trò làm cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tác phẩm kịch của Victo Huygô”. Tới chương 2, chúng
tôi sẽ làm rõ thêm những vấn đề lý thuyết để thấy được tài năng sáng tạo
trong việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch của Victo Huygô.
2.1.Nghệ thuật đối thoại.
Trong kịch, biện pháp thể hiện nghệ thuật này được coi là chủ đạo và
cũng có thể coi là quan trọng nhất “Hành động mâu thuẫn, tóm lại kịch tính
bật ra đối đáp” [12, 262]. Lời đối thoại trong kịch còn “có khả năng kể
chuyện, thông báo sự kiện”, “thể hiện tâm hồn sâu kín”, “bộc lộ tư tưởng của
tác giả, ý nghĩa của kịch bản”, “diễn đạt tính trữ tình, tính thơ ca, tính anh
hùng ca... của tác phẩm” [2, 42] đối thoại cho thấy rõ nhất tiếng nói của nhân
vật, qua đối thoại ta thấy được tính cách, cá tính, quan niệm sống…và những
đặc điểm khác như nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, giai cấp, thời đại, dân
tộc… của nhân vật.

Bïi ThÞ Hång

22

Khoa Ng÷ V¨n


Trong các tác phẩm kịch của Victo Huygô, kiểu nhân vật đối thoại xuất
hiện nhiều, xuyên suốt các vở kịch là các nhân vật đối thoại với nhau. Chính
nhờ sự đối thoại của nhân vật mà ta nhận ra tính cách của từng nhân vật một
cách cụ thể và sâu sắc hơn. Đồng thời, qua đối thoại của các nhân vật chúng

ta còn thấy được ngoại hình, tính cách, tâm tình của nhân vật dù cho chúng ta
chỉ đọc kịch bản mà không xem kịch diễn trên sân khấu.
Bảng khảo sát sau đây sẽ thống kê số lần đối thoại của các nhân vật
trong tác phẩm kịch của V.Huygô. Qua đó chúng ta sẽ thấy được vai trò của
đối thoại trong việc miêu tả ngoại hình, tính cách, tâm tình, triết lý của nhân
vật kịch.
BẢNG KHẢO SÁT VỀ BIỆN PHÁP ĐỐI THOẠI TRONG TÁC PHẨM KỊCH
CỦA V.HUYGÔ.
Đối thoại nhằm

Đối thoại nhằm

Đối thoại nhằm

miêu tả ngoại

khắc họa tính

triết lý tâm tình

hình (số lần)

cách (số lần)

(số lần)

Hecnani

3


10

3

Đônha Xon

2

8

1

Đôn Carlox

1

5

1

Mariông

Mariông

4

10

3


Đơlormơ

Điđiê

0

3

0

Ruy Blas

5

9

2

Hoàng hậu

1

2

1

Đôn Xaluyxt

1


3

0

Tác phẩm

Nhân vật

Hecnani

Ruy Blas

Qua bảng khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy đối thoại là đặc trưng cơ
bản của kịch và nó chiếm một phần rất lớn trong các vở kịch của V.Huygô.
Những đoạn đối thoại thể hiện ngoại hình, tính cách, triết lý, tâm tình tập
trung chủ yếu ở những nhân vật chính. Do vậy, khi đi phân tích biện pháp đối
Bïi ThÞ Hång

23

Khoa Ng÷ V¨n


thoại ở ba vở kịch trên, chúng tôi sẽ tập trung vào đối thoại của những nhân
vật chính như Hecnani, Mariông Đơlormơ, Ruy Blas.
2.1.1. Đối thoại nhằm miêu tả ngoại hình nhân vật
Khi xây dựng nhân vật, hầu hết các nhà văn đều chú ý tạo cho nhân vật
của mình một ngoại hình, một diện mạo góp phần thể hiện tính cách. Ngoại
hình có thể chỉ giúp người đọc hiểu được phần nào tính cách của nhân vật,
nhưng đó là con đường quan trọng, bước đầu nắm bắt được nhân vật. Đặc

biệt, ở thể loại kịch, ngoại hình nhân vật lại càng được các tác giả chú ý khắc
họa vì nó tác động trực tiếp lên thị giác của người xem, người đọc, dẫn họ đến
những liên tưởng và đánh giá về nhân vật.
Các nhân vật trong tác phẩm kịch của V.Huygô hầu như ngoại hình đều
được khắc họa qua lời đối thoại của nhân vật, một số ít được khắc họa qua lời
miêu tả của tác giả. Ngoại hình ấy như tấm gương phản chiếu tâm hồn, tính
cách, đời sống, nghề nghiệp, thân phận của nhân vật. Trong ba vở kịch
Hecnani, Mariông Đơlormơ, Ruy Blas, chúng ta sẽ thấy được chân dung
ngoại hình của một tên tướng cướp, một tiểu thư quý tộc, một cô gái giang hồ
và một anh đầy tớ. Ở mỗi nhân vật sẽ có một nét riêng độc đáo thể hiện tài
năng viết kịch của V.Huygô.
Trong vở Hecnani, ngoại hình của “tên tướng cướp Hecnani” được
khắc họa ở ngay những hồi đầu, qua đối thoại của Jôdepha với Đôn Carlox,
của Đônha Xon với Hecnani và qua lời chỉ dẫn của tác giả.
Đầu tiên, qua lời chỉ dẫn của tác giả ở hồi I, lớp 2, ta có thể thấy
Hecnani tuy là một tướng cướp nhưng chàng lại mang phong thái đường
hoàng của một tráng sĩ lục lâm, giọng nói trong và cao quý “Chàng mặc một
chiếc áo khoác rộng, đội mũ rộng vành, bên trong là bộ quần áo tráng sĩ lục
lâm xứ Aragông màu xám, một bộ áo giáp bằng da, một thanh kiếm, một con
dao găm và một chiếc tù và ở thắt lưng”.

Bïi ThÞ Hång

24

Khoa Ng÷ V¨n


Lời chỉ dẫn của tác giả là một định hướng quan trọng giúp chúng ta
bước đầu nắm bắt được về trang phục, vẻ ngoài của nhân vật Hecnani. Nhưng

ngoại hình của nhân vật chủ yếu được thể hiện thông qua đối thoại của các
nhân vật.
Ở hồi I lớp 1, qua đối thoại của Jôdepha với Đôn Carlox (khi Đôn
Carlox lẻn vào nhà Đônha Xon để tìm gặp nàng, trong khi nàng và người hầu
Jôdepha đang đợi Hecnani tới) đã thể hiện điều đó.
Jôdepha : (ra mở cửa đón Hecnani) Xin kính chào tráng sĩ đẹp trai. Ơ
kìa, không phải ngài Hecnani sao?
Đôn Carlox : (Nắm lấy cánh tay u) Kêu lên hai tiếng nữa thì mụ sẽ
chết đó. Nói đi, có phải cô nàng Đônha Xon yêu thương một gã kị sĩ trẻ tuổi,
râu ria chưa có, tối nào cũng bất chấp những kẻ ghen tỵ, tiếp anh chàng tình
nhân trẻ tuổi đúng không?
Trong đoạn đối thoại trên, tuy tên nhân vật chính không được nhắc đến
nhưng người đọc vẫn biết rằng “ tráng sĩ đẹp trai” kia là Hecnani, và “gã kị sĩ
trẻ tuổi, râu ria chưa có” cũng chính là Hecnani. Hecnani - chàng trai trẻ
tuổi, tài ba. Mặc dù, chàng chưa xuất hiện nhưng qua lời nhận xét của các
nhân vật khác, người đọc cũng phần nào hình dung ra dáng vẻ, ngoại hình của
chàng. Ở chàng, ta nhận thấy chàng có tố chất của một người anh hùng dũng
cảm, gan dạ, chính trực. Từng chi tiết về áo giáp bằng da, thanh kiếm, chiếc tù
và và qua lời nhận xét của các nhân vật khác, chúng ta cũng thấy được điều
đó.
Ở những đoạn đối thoại giữa Hecnani và Đôn Carlox (hồi II, lớp 3)
giữa Hecnani và Đôn Ruy Gômê (hồi III, lớp 7) còn thể hiện Hecnani là một
người có tài đấu kiếm và đấu kiếm rất giỏi. Trong cuộc chạm trán với vua
Đôn Carlox - kẻ thù giết hại cha mình (hồi II, lớp 3) Hecnani có thừa khả

Bïi ThÞ Hång

25

Khoa Ng÷ V¨n



×