Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN thiết kế một giờ dạy ôn tập vật lí 9 theo một hướng mới hoàn toàn trong đó có sử dụng cả kênh thí nghiệm để hs thấy được toàn bộ chủ đề được trình bày cùng lúc và đi kèm với kiến thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.06 KB, 14 trang )

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Các kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên nói chung và các kiến thức về
vật lí nói riêng có mối liên hệ mật thiết với nhau . Từng chương từng phần, từng
đơn vị kiến thức đơn lẽ nó có mối liên quan chặt chẽ. Các kiến thức vật lí của từng
chương,từng chuyên đề được SGK biên soạn dựa trên những đặc điểm chung, được
trình bày logic và đạt đến độ thống nhất cao phù hợp với quá trình nhận thức của
người học . Như vậy ta thấy đứng trước một chương , một chuyên đề vật lí ta có rất
nhiều cách để tiếp cận nó ,để chuyển tải nó đến hs và lẽ dĩ nhiên cách trình bày của
các tiết ôn tập ở cuối mỗi chương là một cách nhưng nó không phải là duy nhất,
còn nhiều, nhiều nữa các cách khác để tạo ra một tiết ôn tập đạt hiệu quả cao nhờ
gây được hứng thú cho hs thông qua những cái mới những cái bất ngờ trong quá
trình dạy .
Thực tế các tiết ôn tập thuộc bộ môn vật lí 9 THCS thường trình bày theo 2
phần. Phần tự kiểm tra và phần vận dụng đây là một cách làm hay vì hs tự đánh gia
kết quả học tập của mình qua phần tự kiểm tra sau đó vận dụng kiến thức vào giải
bài tập nếu như không vướng mắc các vấn đè khác. Chính những vấn đề nêu ra sau
đây đã làm rào cản cho việc học tập của hs trong những tiết ôn tập .
Khó khăn về phía xã hội
- Là hệ thống sách giải quá nhiều trong thị trường môn nào người ta củng có
sách giải bán lậu trên thị trường hs mua về và chỉ việc ghi lại để đối phó
- Ý thức tự giác của học sinh Việt Nam ta rất kém .
- H s có xu thế đối phó chứ ít nổ lực trong tiếp thu kiến thức .

1


- Do căn bệnh thành tích có trong mọi ngành nghề của nước ta nó ảnh hưởng
không nhỏ đến thế giới quan của hs
Khó khăn về phía SGK
- Tiết ôn tập kiểu này không làm nổi bật được tính logic của kiến thức , các
phép liên tưởng ,suy luận không thực hiện do rời rạc nội bộ


- Chưa làm nổi bật tính chủ đề
- Khó khăn cho hs trong việc xây dựng bản đồ tư duy
- Rất khó thực hiện cùng thí nghiệm ( Thí nghiệm là một trong những yêu cầu
mà hs cần đạt khi học môn vật lí )
Tiêu cực về phía người dạy .
- Nếu người dạy không tâm huyết thì người học sẻ gặp khó khăn đó là thầy chỉ
yêu cầu hs làm còn mình ngồi chơi( điều này phù hợp với quan điểm dạy học mới )
Hs thì cứ mang sách giải ra và chép vào thé là xong .Nhưng nguy hại vô cùng
vì chắc chắn hs không tiếp thu được nhiều kiến thức và chăc chắn kiến thức không
sâu .
-Thầy không làm thí nghiệm trong giờ ôn tập
Ngày nay đất nước ta đang trong thời kì hội nhập các nền văn minh mới đang
du nhập vào nước ta ngày càng nhiều . Ngành giáo dục cần có nhiều đổi mới để sản
phẩm của mình theo kịp bạn các nước khác . Việc dạy học môn vật lí củng cần có
những đổi mới để nó xứng với từ " Vật lí là lí thuyết của thực hành " HS cần được
thấy những kiến thức mình học được, được thể hiện trên thực tế , được trải nghiệm
làm ra sản phẩm , được sữ dụng nó trong học tập. Người dạy phải đổi mới cách dạy
để người học được đổi mới cách học và người đánh giá cần đổi mới tư duy đánh giá
2


để giáo dục thực sự tạo ra nguồn nhân lực mới cho thời kì hội nhập . Để tránh tình
trạng VN luôn đạt giải cao tong các kì thi trên thế giới nhưng người việt không gia
công nổi một con ốc vít, thì chắc chắn nay mai cả dân tộc ta phải làm nô lệ cho kẻ
khác thôi
Chính vì lẽ đó ngay trong từng tiết dạy ôn tập chúng ta cần xây dựng một cách
dạy mới nó phải làm sao đảm bảo tính chủ đề , bản đồ tư duy phải theo hương dễ
suy luận nhất . Đặc biệt thấy được nội dung của kiến thức của toàn chương thể hiện
trên thí nghiệm
Chính vì lẽ đó mà tôi chọn việc thiết kế một giờ dạy ôn tập vật lí 9 theo một

hướng mới hoàn toàn trong đó có sử dụng cả kênh thí nghiệm để hs thấy được toàn
bộ chủ đề được trình bày cùng lúc và đi kèm với kiến thức .
Tôi muốn qua tiết học này hs thấy được mối liên quan chặt chẻ giữa li thuyết
và thực hành, thấy được từng đơn vị kiến thức nằm rải rác trong chương được khâu
nối trình bày một cách khoa học liên quan chặt chẻ với nhau,sức liên tưởng được
tăng lên tạo thêm sức mạnh cho tư duy của hs thúc đẩy các em đưa được kiến thức
ra áp dụng vào thực tiễn!

Phần 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Kiến thức về phần Điện từ học rất trừu tượng vì nó nghiên cứu về từ trường,
đó là một dạng vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh ta mà ta không thể cảm nhận nó
bằng các giác quan của con người được mà phải gián tiếp thông qua các thí
nghiệm . Chính vì lẽ đó mà thí nghiệm đới với phần này rất quan trọng nó là cầu
3


nối giữa trừu tượng với trực quan , giúp hs tận mắt nhìn thấy vấn mình đang nghiên
cứu , phù hợp với nhận thức trực quan của học sinh THCS.
Mạt khác như đã đặt vấn đề ở trên thì tiết ôn tập phần điện từ vẩn được SGK
biên soạn theo cấu trúc là : Phần tự kiểm tra và phần vận dụng . Điều này sẻ gây
cho hs sự nhàm chán trong tiếp thu kiến thức và một phần quan trọng đó là thực
hành không được thể hiện trong tiết ôn tập . Điều này có nghĩa là một kênh thí
nghiệm liên thông giữa các đơn vị kiến thức không được thực hiện . Hs thiếu hẳn
tính hệ thống của kiến thức được thể hiện trong thực hành . Đây lại là mấu chốt cho
sáng tạo vì khả năng tổng hợp kém .
Một vấn đề không kém phần quan trọng nữa là phần này nặng về định tính
nhưng kiến thức lại rất quan trọng khi giải thích các hiện tượng trong thực tế , cho
nên những đơn vị kiến thức không được khâu nối và thể hiện chúng một cách thật

khoa học và sinh động thì hs khó mang kiến thức điện từ học ra giải thích các hiện
tượng được vì một hiện tượng trong thực tế đời sống nó là tổng hòa của rất nhiều
đơn vị kiến thức đơn lẻ . Ví dụ " Hãy giải thích tại sao máy biến thế không hoạt
động được ở dòng điện một chiều? Để giải thích vấn đề này ta cần ít nhất 2 đơn vị
kiến thức đó là
- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng .
- Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế .
Trong 2 vấn đề lớn này lại chứa đựng các vấn đề nhỏ trong đó
Một vấn đề nữa là cần tạo ra một cách dạy khác , tạo ra sự bất ngờ mới để hs
khỏi nhàm chán khi họ tiết ôn tập vì kiến thức ôn tập là kiến thức củ

4


Vậy vấn đề đặt ra là :
Phải tạo ra một tiết ôn tập chương "ĐIỆN TỪ HỌC " mới hoàn toàn , thoát li
hoàn toàn sách giáo khoa . Đảm bảo tính hệ thống , bao quát được vấn đề .làm nổi
rõ quan điểm " Từ trương như là một sợi chỉ xuyên suốt toàn chưng " Đặc biệt một
tiết ôn tập có sữ dụng thiết bị dạy học .
II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

A- Phát hiện từ một bài tập :
Treo một nam châm gần một ống dây ( Hình 1 )

N

S

a- Có hiện tượng gì xẩy ra với thanh nam châm ?
b- Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, có hiện tượng gì xẩy ra ?

c - Làm thí nghiệm kiểm tra các câu trên .
( Trích : Bài 1 trang 30 SGK vật lí 9 )
B - Phát triển bài tập trên :
I- Hoạt động 1

5


Giáo viên treo thanh nam châm lên một dây không giản , không xoắn trong
không gian ( hình 2 )

S

N

N

S

S

- Giáo viên nêu câu hỏi :
- Điều gì sẻ xẩy ra với thanh nam châm ?
( Nam châm chỉ hướng Nam- Bắc )
- Tại sao có điều này ?
( Do từ trường của trái đất - Trái đất là một nam châm lớn )
- Đặc tính này của nam châm có ứng dụng gì quan trọng .( Làm la bàn )
- Đưa một nam châm lại gần điều gì sẻ xẩy ra ?
( Hai nam châm tương tác với nhau )
- Hãy mô tả hiện tượng này?

( Cùng cực thì đẩy nhau , khác cực thì hút nhau )
II-Hoạt động 2
Cất nam châm kia đi và đưa lại gần nam châm đang treo một mạch điện
(hình 3)
- Đóng khóa k , có hiện tượng gì xẩy ra ?
6


A

V
+

-

K

(có lực tác dụng lên nam châm )
-Lực này có tên là gì ?
( Lực từ )
- Có cái gì tồn tại ở xung quanh 2 vật trên ?
( Xung quanh chúng có từ trường )
- Nhận biết từ trường bằng cách nào ?
( Dùng nam châm thử )
Thay điện trở trên bằng một ống dây, khi dòng điện chạy qua ống dây cho ta
thông tin gì ?
( Ta có từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua )
Hãy mô tả từ trường này và so sánh nó với từ trương của nam châm thẳng .
( hs mô tả và so sánh )
- Để xác định chiều của đương sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua ta

dùng quy tắc nào ?
( Quy tắc nắm tay phải )
-Yêu cầu học sinh phát biểu và ứng dụng vào thực tế trên ống dây trên .
7


III - Hoạt động 3
- Nếu bỏ vào trong lòng ống dây một lõi sắt non ta có vật gì ? (hình 4)

( Ta có nam châm điện )
- Nam châm điện có gì giống nhau và có gì khác nhau với nam châm vĩnh cửu.
( Từ cực của nam châm điện phụ thuộc vào chiều dòng điện và từ tính phụ
thuộc vào cương đọ dòng điện và số vòng dây quấn )
- Các nam châm có những ứng dụng gì ?
( Hs đưa ra các ứng dụng của nam châm )
IV-Hoạt động 4
- Đặt một dây dẫn trước nam châm như hình 5

K2
1

DC

DC

- Đóng k 1 và k 2 có hiện tượng gì xẩy ra ?
( Xuất hiện lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua )
- Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

8



( Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều của đường sức từ )
- Để thuận tiện ta dùng công cụ nào ?
( Quy tắc bàn tay trái )
- Dẫn dắt hs vào giải một số bài tập ( Minh họa bằng cả thí nghiệm )
V- Hoạt động 5
-Đưa một nam châm vĩnh cửu lại gần, cùng với một khung dây dẫn có dòng
điện và bố trí thí nghiệm như (hình 6.)

- Cho dòng điện chạy qua khung dây có hiện tượng gì xẩy ra ?
(Khung dây sẻ quay )
- Đây là cái gì ?
( Đây là động cơ điện một chiều )
- Hãy đưa ra cấu tạo và hoạt động, ứng dụng trong thực tế của động cơ điện
một chiêu ?
(Hs đưa ra câu trả lời )
VI-Hoạt động 6
Cất khung dây và nam châm vĩnh cửu , đặt trước ống dây một dây dẫn kín có
nối với một am pe kế nhạy ( hình 7 )

9


A

Di chuyển vòng dây ra xa ống dây . Có hiện tượng gì xẩy ra ?
( Kim am pe kế dịch chuyển do trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng,
đây là hiện tượng cảm ứng điện từ .)
Hãy nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng ? Từ đó hãy nêu các cách tạo

ra dòng điện cảm ứng

6

( Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đương sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên . Để tạo ra dòng điện cảm ứng
ta tạo ra chuyển dộng tương đối ( Sao cho số đương sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn
kín biến thiên ) giữa nam châm và cuộn dây dẫn kín )
VII- Hoạt động 7
Cấp nguồn cho nam châm điện, di chuyển nam châm lại gần ,ra xa cuộn day có
am pe kế thì dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín có đặc điểm gì? (Hình 8 )

K

( Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín là dòng điện xoay chiều )
- Em biết được thông tin gì về dòng điện xoay chiều ?
10


( Hs nêu nhắc lại khái niệm, cách tạo ra chúng, các tác dụng,dụng cụ đo, đặc
điểm của máy phát điện xoay chiều )
- Để đưa dòng điện xoay chiều đến tận nơi tiêu thụ người ta làm cách nào?
( Tuyền tải bằng đường dây )
- Nêu những ưu điểm và nhược điểm khi truyền tải bằng phương pháp này?
Dễ làm và đang làm phổ biến hiện nay song lại gây hao phí do điện trở của dây
tải gây ra hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây khi dòng điện chạy qua nó )
- Nêu cách hạn chế nhược điểm này ?
( Tăng hiệu điện thế trên đường dây giữa hai đầu đường dây tải điện lên )

VIII Hoạt động 8

Trên hình 8 ,đặt thêm một ống dây thư 2 chung một lõi sắt non của nam châm
điện trên , thay nguồn điện lúc nảy bằng nguồn xoay chiều ,mắc vào hai đầu cuộn
dây mới một am pe kế xoay chiều ( Hình 9 )

K

A

AC

Có hiện tượng gì xẩy ra trên cuộn dây mới lắp vào ?
( Xuất hiện dòng diện xoay chiều trong cuộn dây mới lắp này )
- Đây là cái gì ?

11


( Máy biến thế )
- Nêu những hiểu biết của em về máy biến thế ?
(Hs nêu cấu tạo, hoạt động ,mối quan hệ giữa số vòng dây và điện áp trên mỗi
cuộn dây , ứng dụng trong thức tế. )
C - Kết quả đạt được khi dạy ôn tập theo cách này.
Những nhận xét khi dạy theo cách này :
Khi áp dụng cách dạy này tối thấy hs có hứng thú trong khi học các em tham
gia xây dựng bài sôi nổi hơn , thoát li hoàn toàn SGK và đặc biệt với hệ thống đồ
dùng
dạy học đi kèm đã giúp các em được quan sát lại thí nghiệm một lần nữa nên
khắc sâu được phương pháp và kĩ năng làm thực hành , phục vụ tốt cho việc học lên
vòng ngoài của kiến thức và công tác làm sáng tạo khoa học kĩ thuật .
Khi gv nêu câu hỏi : Qua chương Điện từ học em nắm được gì ? Các em đã

nêu được phần lớn các kiến thức cơ bản cần nắm trong chương.
Khi yêu cầu hs tự xây dựng cho mình một bản đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức
nhiều em làm rất tốt , có nhiều bản đồ rất hay ,sáng tạo và rất khoa học .
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
I- Kết luận:
Đổi mới tư duy là vấn đề quan trọng nhất mà sáng kiến này đề cập đến , cụ thể
là cách dạy cách học, người dạy ,người học.
Đảm bảo tính hệ thống , xây dựng được bản đồ tư duy trong các tiết ôn tập có
lẽ là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong mỗi giờ dạy ôn tập.

12


Đưa được kênh đồ dùng dạy học vào tiết dạy ôn tập rất quan trọng đối với
những môn học đặc thù như vật lí .hóa học .
Nếu làm được theo sáng kiến này thì học sinh được nám bắt kiến thức một
cách có hẹ thống về cả li thuyết lẫn thực hành. đó là nền tảng quan trọng cho sáng
tạo của học sinh sau này vì cần sáng tạo ra một vấn đề gì đó của một chủ đề kiến
thức nào đó ta cần nắm vững toàn bộ kiến thức có trong chủ đề đó kết hợp với chủ
đề khác thì sản phẩm sáng tạo mới thực sự có giá trị.
II- Đề xuất .
1 - Đề xuất dành cho các cấp lãnh đao ngành:
- Cần nâng cấp và mua mới các thiết bị dạy học ( Không thể dạy học theo
kiểu này mà thành công được nếu không có hệ thống thiết bị dạy học tiên tiến phù
hợp với sụ phát triển của khoa học . Đơn cử bộ biến đổi nguồn từ AC sang DC đã
quá lỗi thời, bóng đèn bút thử điện đã quá lỗi thời vì nó ra đời trước khi đèn Com
pắc ra đời , bây giờ không ai dùng nữa ..... )
- Đi kèm với trang thiết bị hiện đại tiên tiến là phòng học phải đạt chẩn quốc
tế.
- Nguồn điện phải thường xuyên tuyệt đối không để mất điện

- Khuyến khích công cấp dưới phát huy sáng tạo trong dạy học, tạo ra các tiết
dạy thoát tài liệu , gây được hứng thú cho người học.
- Thay đổi cách đánh giá cho cả người dạy lẫn người học.
- Nâng cao năng lực của đội ngủ cán bộ thiết bị thư viện.
2 - Đề xuất dành cho giáo viên dạy.

13


- Cần sáng tạo trong cách dạy, nắm bắt nội dung, mục tiêu yêu cầu của từng
chương để xây dựng những tiết dạy ôn tập có hiệu quả.
- Cần hướng dẫn hs cách xây dựng bản đồ tư duy của riêng mình để đảm bảo
tính hệ thống trong ghi nhớ kiến thức
- Rèn luyện để làm chủ cách sữ dụng đồ dùng dạy học, dự đoán tình huống và
xây dựng rèn luyện cách xử lí tình huống , sự cố.
3 Đề xuất dành cho học sinh:
- Cần xây dựng cho mình một cách học mới .
- Cần luyện tập cách xây dựng bản đồ tư duy để ghi nhơ kiến thức thật hiệu
quả qua từng chương, từng chủ đề .
- Chú ý rèn luyện kĩ năng làm nghiệm, xây dựng phương án làm thí nghiệm để
khảo sát một vấn đề nào đó
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình học là biết -hiểu- vận dụng ( chưa hiểu bài
thì chưa nên làm bài tập )
Lưu ý của tác giả
Chắc chăn trong sáng kiến này sẻ có sai sót mong quý bạn đọc góp ý
Xin chân thành cảm ơn

14




×