Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thực tiễn dạy học văn hiện nay còn nhiều bất cập, chất lượng học
văn còn nhiều hạn chế, do vậy việc đổi mới phương pháp dạy học văn là điều
tất yếu. Nhà trường Cách mạng Việt Nam từ 1945 đến nay đã trải qua nhiều
lần cải cách giáo dục, từ việc phân bố lại nội dung, chương trình, SGK đến
đổi mới phương pháp dạy học,… song nhìn chung, chất lượng dạy học văn
vẫn còn thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do người
dạy không nắm vững nội dung và phương hướng của của môn học Ngữ văn.
Trước tình hình đổi mới, năm 2000, Quốc hội quyết định thay đổi chương
trình SGK, nội dung tất cả các môn học ở bậc PT nhằm đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. Ba phân môn văn trước đây là Văn Tiếng Việt - Làm văn được xây dựng thành một môn học tích hợp lấy tên là
Ngữ văn. Cùng với việc lấy tích hợp làm nguyên tắc để xây dựng chương
trình SGK, tập thể các tác giả chương trình SGK còn lấy thể loại làm một
trong những nguyên tắc để tổ chức SGK cho cả hai bậc học THCS và THPT.
Sở dĩ chọn thể loại làm nguyên tắc tổ chức SGK vì chương trình hướng tới
mục tiêu người học Ngữ văn phải có năng lực đọc văn và làm văn. Muốn vậy,
cần phải biết được người sáng tác đã làm ra tác phẩm ấy, đã sáng tạo ra văn
bản Ngữ văn ấy như thế nào, bằng con đường nào, bằng cách thức ra sao, có
nghĩa là muốn hiểu được tác phẩm thì phải biết nó được sáng tác theo thể loại
nào. Đó cũng là một trong những con đường đi vào thế giới văn học nói
chung cũng như đi vào khám phá văn bản tự sự nói riêng. Việc vận dụng cách
dạy này sẽ giúp HS hiểu sâu sắc TPVH, đồng thời còn hình thành trong các
em niềm say mê, hứng thú và có khả năng sáng tạo.
KhuÊt Thu Trang
-1-
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
1.2. Trong cuộc sống con người, thưởng thức, tiếp nhận văn học từ lâu
đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Văn học là một nguồn năng lượng
tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ và tiếp sức cho con người trong cuộc sống.
Nó đem lại cho con người sự hiểu biết, sự thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ, góp
phần hoàn thiện nhân cách. Chính vì vậy, việc dạy và học văn trong nhà
trường PT là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Hơn thế nữa, môn Văn
trong nhà trường PT còn có một vị trí quan trọng hơn hẳn nhiều môn khác.
Nó là môn học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Nó có khả
năng nhanh nhạy nhất để đi sâu vào tâm linh giới bạn đọc trẻ tuổi, lắng đọng,
kết tinh trong tâm hồn họ những niềm hứng thú, say mê, sự chân thành, cởi
mở mộc mạc mà thấm đẫm hương vị tình đời, tình người, giúp họ khao khát
vươn tới cái chân, thiện, mỹ. Nó còn là công cụ và phương tiện giúp HS biết
được những cái hay, cái đẹp về con người, về cuộc sống. Do vậy dạy văn học
chính là dạy cho HS biết tiếp nhận văn chương một cách sáng tạo, là bồi
dưỡng năng lực tư duy văn học, tư duy thẩm mỹ để mỗi em có thói quen tiếp
nhận chủ động nhữnh giá trị văn minh, văn hoá tinh thần của dân tộc và nhân
loại.
Thực chất của quá trình dạy học TPVC là GV hướng dẫn HS tiếp nhận
tác phẩm. HS một mặt chịu sự tác động của GV, mặt khác phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của mình để có thể nhận thức được “cái
hay”, “cái đẹp” trong tác phẩm; đồng thời có thể định hướng sự tiếp nhận của
mình để đón nhận, nâng tầm hiểu biết về giá trị nhân đạo, nghệ thuật của
TPVH, để nắm bắt các giá trị tinh thần, thể chất, nắm được chiều sâu của tác
phẩm và thi pháp tác giả. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề tiếp nhận văn
học không chỉ giúp cho cá nhân người dạy và người học có điều kiện hiểu sâu
sắc hơn TPVC mà quan trọng hơn nó còn giúp cho cả thầy và trò có con
đường tiếp nhận đúng đắn tác phẩm.
KhuÊt Thu Trang
-2-
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
1.3. VHDG giữ một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử
văn học dân tộc. Đó là một kho tàng lưu giữ những kinh nghiệm, những sáng
tác, những điều tinh tuý mà cha ông ta đã để lại. “Mỗi thể loại VHGD có cách
nói riêng của nó nhằm biểu đạt những nội dung riêng của nó. Thi pháp thể
loại là một cách nói riêng ấy. Vì thế, có nắm được thi pháp thể loại mới có
khả năng “giải mã” được tác phẩm thuộc thể loại ấy”[19, tr. 6]. Trong hệ
thống thể loại VHDG, TCT được xác định là “là một trong những bộ phận
quan trọng trong các thể loại tự sự dân gian”[19, tr. 6]. Nó dùng “một thứ
tưởng tượng và hư cấu riêng”, kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù
khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận
thức, thẩm mỹ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kì, những
hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp. Đến với TCT, con người
tìm thấy ở đó tình yêu và khát vọng vươn tới cuộc sống với bao điều kì lạ mà
thực tại không có. “TCT là một thể loại lớn, gồm ba biến thể (hoặc tiểu loại):
TCT thần kì, TCT về loài vật, TCT sinh hoạt (hoặc TCT thế sự)” [19, tr. 7].
Tuy ở những biến thể này có sự khác nhau đáng kể về mặt thi pháp nhưng
chúng ta vẫn quan niệm TCT là một thể loại duy nhất vì giữa các tiểu loại của
nó có sự tương đồng về những đặc trưng cơ bản, kể các đặc trưng thi pháp.
Trước đây, để phù hợp với yêu cầu giảng dạy tác phẩm tự sự nói chung, tác
phẩm tự sự dân gian nói riêng theo thể loại, hầu hết câu hỏi hướng dẫn học
bài trong SGK đều chủ yếu yêu cầu HS tìm hiểu các yếu tố của thể loại.
Trong giờ dạy học văn, người GV chủ yếu định hướng cho HS tìm hiểu các
yếu tố của tác phẩm là nhân vật, một số yếu tố (biện pháp) nghệ thuật mà
chưa xuất hiện các kiến thức về thi pháp. Chính vì vậy kiến thức về thi pháp
được áp dụng vào giảng dạy tác phẩm tự sự nói chung, TCT nói riêng trong
nhà trường PT vẫn còn ở trong chừng mực.
KhuÊt Thu Trang
-3-
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
1.4. Là sinh viên sư phạm, việc nghiên cứu vấn đề dạy học văn bản văn
học không chỉ giúp cho người nghiên cứu có con đường tiếp cận văn học
đúng đắn, khoa học mà còn từng bước vận dụng lý thuyết ấy vào thực tiễn
dạy học sau này.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy
học truyện cổ tích theo đặc trưng thi pháp thể loại”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu về dạy học TPVC theo loại thể
GS. Trần Thanh Đạm trong cuốn Vấn đề giảng dạy TPVH theo loại thể
đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề thể loại, trong đó có thể loại tự sự, tự sự dân
gian. Cũng trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã ra một số phương
hướng giảng dạy TPVH theo đặc trưng thể loại.
Cuốn sách Phương pháp dạy học TPVC (theo loại thể) (Nguyễn Viết
Chữ) đã hệ thống lại cách nhìn vào môn Văn, các phương pháp, biện pháp,
câu hỏi, các cách thức chiến thuật… nhằm góp thêm một tiếng nói về việc vận
dụng các phương pháp, biện pháp… vào các thể tài cụ thể trong nhà trường
mà người GV đứng lớp thương xuyên phải giải quyết.
Như vậy, ở các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đều quan tâm
đến đặc trưng chung của các thể loại lớn.
2.2. Các công trình nghiên cứu về dạy học tác phẩm VHDG nói chung và
dạy học TCT nói riêng theo thể loại
GS. Đỗ Bình Trị trong Những đặc điểm thi pháp của thể loại VHDG đã
đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm về thi pháp thể loại. Trong công trình
nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu kỹ vấn đề thể loại, đặc biệt đi sâu vào
thể loại VHDG. Song, tác giả chưa đưa ra phương pháp giảng dạy các thể loại
ấy một cách cụ thể, rõ ràng.
KhuÊt Thu Trang
-4-
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
Cuốn sách Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu VHDG
(Hoàng Tiến Tựu) tập trung vào những vấn đề về phương pháp giảng dạy
VHDG đang được đặt ra trong nhà trường, đặc biệt là trường THPT. Những
vấn đề này chỉ được chú ý đề cập đến trong chừng mực cần thiết và có lợi cho
việc trình bày và giải quyết những vấn đề phương pháp giảng dạy VHDG.
Trong cuốn Bình giảng truyện dân gian (Hoàng Tiến Tựu), tác giả đã
nêu lên nhiều suy nghĩ, nhận xét, những điều thể nghiệm xung quanh công
việc bình giảng, thưởng thức truyện dân gian (trong đó có TCT) nhằm góp
phần kích thích, khơi nguồn cảm hứng, giúp cho người đọc tiếp tục suy nghĩ,
tìm tòi, cảm thụ và thưởng thức những giá trị, những vẻ đẹp riêng của từng
tác phẩm cụ thể.
Trong giáo trình Phương pháp dạy học văn, TS. Nguyễn Xuân Lạc đã
nêu lên vấn đề giảng dạy VHDG theo thi pháp thể loại và đưa ra phương pháp
dạy học cụ thể một số loại VHDG ở trường THPT, trong đó có TCT.
Trong cuốn Phân tích tác phẩm VHDG, GS. Đỗ Bình Trị đã nêu lên bản
chất, đặc trưng của VHDG và vấn đề phân tích VHDG theo quan điểm khoa
học. Cũng trong công trình này, tác giả còn đưa các đặc trưng của từng thể
loại VHDG, trong đó có TCT và việc phân tích tác phẩm VHDG theo thể loại.
Tuy nhiên, “cho đến nay phương pháp giảng dạy văn học được truyền
thụ ở trường sư phạm chủ yếu đề cập một cách tổng quát đến văn học thành
văn. Phương pháp giảng dạy VHDG, với tư cách là văn học truyền miệng,
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tập trung và trực diện”.[22, tr. 3]
Trên cơ sở thành tựu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà giáo tâm
huyết, chúng tôi mong muốn có được những đóng góp nhất định nhằm giúp
người dạy và người học tiếp nhận một cách có hiệu quả VHDG nói chung,
TCT nói riêng.
KhuÊt Thu Trang
-5-
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm:
- Xây dựng hệ thống hoạt động tổ chức học sinh tiếp nhận văn bản TCT
theo đặc trưng thi pháp thể loại.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát
huy vai trò chủ động, sáng tạo của HS; đồng thời đáp ứng yêu cầu của dạy
học Ngữ văn theo chương trình, SGK mới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản
sau:
- Nghiên cứu đặc trưng thi pháp thể loại TCT
- Nghiên cứu đặc trưng của hoạt động dạy học văn bản văn học.
- Xây dựng hệ thống hoạt động tổ chức HS tiếp nhận văn bản văn học
TCT theo đặc trưng thể loại.
- Thiết kế giáo án thực nghiệm.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Thể loại TCT.
- Hoạt động dạy học văn bản TCT ở trường THPT.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Vấn đề dạy học văn bản tự sự dân gian (TCT) theo thể loại.
- Các văn bản TCT trong SGK Ngữ văn 10 (cơ bản và nâng cao).
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, trong pham vi của khoá luận, chúng
tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp hệ thống.
KhuÊt Thu Trang
-6-
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp thực nghiệm.
7. Đóng góp của khoá luận
7.1. Về lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ vấn đề tiếp nhận tác phẩm dân gian theo đặc
trưng thi pháp thể loại.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo nguyên tắc cấu
tạo và tổ chức chương trình SGK.
7.2. Về thực tiễn
Bước đầu xây dựng quy trình tổ chức HS tiếp nhận văn bản TCT ở
trường THPT.
8. Bố cục của khoá luận
Ngoại trừ Tài liệu tham khảo, khoá luận gồm ba phần:
- Mở đầu.
- Nội dung: Gồm ba chương:
Chương 1: Thể loại truyện cổ tích.
Chương 2: Dạy học văn bản truyện cổ tích ở trường THPT theo đặc
trưng thi pháp thể loại.
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm bài học Tấm Cám (Ngữ văn 10, tập 1).
- Kết luận.
KhuÊt Thu Trang
-7-
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH
1.1. Khái niệm truyện cổ tích
Một trong những khó khăn đáng chú ý đầu tiên khi đi vào học tập tìm
hiểu TCT là vấn đề định nghĩa, vấn đề xác định nội dung cơ bản của khái
niệm TCT, nhận ra những đặc điểm chủ yếu nhất của thể loại này để phân biệt
nó với các thể loại VHDG khác, nhất là với các loại truyện dân gian gần gũi.
TCT là gì? Mới nghe, câu hỏi tưởng như thừa, vì chỉ bằng kinh nghiệm
tiếp xúc với TCT, mọi người dường như đã có thể cảm nhận được TCT là gì.
Tuy nhiên, tình hình thực tế lại không phải là đơn giản như vậy. Tình hình
thực tế tài liệu TCT lại hết sức đa dạng, phức tạp. Ranh giới giữa nó với một
số thể loại dân gian khác nhiều khi rất khó xác định. Về tình hình này, nhà
nghiên cứu TCT Việt Nam Nguyễn Đổng Chi đã có nhận xét như sau: “Khi
nói đến mấy tiếng “TCT” hay “truyện đời xưa”, chúng ta đều sẵn có quan
niệm rằng đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy các loại truyện do quần
chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại”. [2, tr. 11, 12]
Sau đó, ông lại nêu lên ba đặc điểm đáng chú ý hơn cả để nhìn nhận
loại hình cổ tích: Một là tính chất cổ của sự việc.TCT được xác định trước
tiên ở phong cách cổ của nó… Hai là trong sự việc được kể đừng có yếu tố gì
quá xa lạ với bản sắc dân tộc… Ba là TCT ít nhiều phải thể hiện tính tư tưởng
và tính nghệ thuật.
Khái niệm TCT được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhà bác học Phần
Lan, H. Honti, đã có phát biểu như sau: “Định nghĩa một cách phiến diện một
khái niệm mà ai nấy đều đã biết, thực ra là một việc làm thừa: mọi người đều
KhuÊt Thu Trang
-8-
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
biết TCT là gì, và nhờ có linh cảm đều có thể phân biệt được TCT với các thể
loại gần gũi với nó như truyền thuyết, truyện truyền kì, giai thoại”. Nhận xét
có phần đúng, song dù như vậy thì khoa học cũng không thể dựa vào linh
cảm. [4, tr. 433]
Thường thì khái niệm “TCT” được hiểu theo nghĩa rộng, chỉ các loại
truyện dân gian nói chung, do đó không có sự phân biệt với các khái niệm
“truyện đời xưa”, “truyện cổ”, “truyện cổ dân gian”. Song những năm gần
đây, trong khoa học ngày càng có xu hướng cố gắng phân biệt “TCT” với
truyện cổ dân gian nói chung và với các loại truyện cổ dân gian khác nói
riêng, như thần thoại, truyền thuyết. Trong các giáo trình đại học cũng như
trong một số công trình biên khảo về VHDG, TCT về nguyên tắc được xếp
thành một thể loại riêng.
Vậy TCT là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt: TCT là “truyện cổ dân gian phản ánh cuộc
đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm , đạo đức, mơ ước của nhân dân, về
hình thức thường mang nhiều yếu tố thần kì, tượng trưng và ước lệ”. [17, tr.
1034]
SGK Ngữ văn 10, tập 1 đưa ra định nghĩa: TCT là “tác phẩm tự sự dân
gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con
người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của
nhân dân lao động”. [24, tr. 18]
Còn Từ điển Thuật ngữ văn học lại định nghĩa: TCT là “một thể loại
truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển
trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những
vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn
màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia
KhuÊt Thu Trang
-9-
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt”. [9, tr.
368]
Tóm lại: Khái niệm TCT có nội dung rất rộng, bao gồm nhiều loại
truyện khác nhau về đề tài, đặc điểm nghệ thuật,… “Nói một cách vắn tắt thì
TCT là một loại truyện dân gian ra đời từ thời cổ đại, gắn liền với quá trình
tan giã của chế độ xã hội nguyên thuỷ, hình thành của gia đình phụ quyền và
phân hoá giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những
hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là những xung
đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã
hội”.[23, tr. 41]
1.2. Phân loại truyện cổ tích
Tài liệu TCT hết sức phong phú và phức tạp. Vì vậy không thể nghiên
cứu được nếu không phân chia tài liệu ấy ra thành từng phần, nghĩa là nếu
không phân loại nó. Phân loại đúng đắn là một trong những bước đầu tiên của
việc miêu tả khoa học. Việc nghiên cứu tiếp theo đó có chính xác hay không
là phụ thuộc vào việc phân loại tài liệu đó có chính xác hay không. Mặt khác,
tuy phân loại là cơ sở đầu tiên của nghiên cứu, song bản thân việc phân loại
cũng là kết quả của sự khảo sát sơ bộ những tài liệu nghiên cứu.
Phân loại tác phẩm cổ tích là một trong những vấn đề tồn tại đáng kể
của khoa học về TCT trên thế giới. Ở nước ta, vấn đề này cũng chưa có nhiều
người đi sâu nghiên cứu, kết quả đạt được còn rất ít. Phương pháp phân loại,
tiêu chí và thuật ngữ chỉ loại đều chưa được xây dựng có hệ thống. Do đó trên
con đường tìm tòi để đi tới một sự phân loại thực sự khoa học về TCT đã có
nhiều kiến giải khác nhau. Một trong những cách phân loại chung (phân loại
tổng quát hay phân loại lớn) về TCT được nhiều người tán thành và vận dụng
hiện nay là cách chia TCT ra làm “ba biến thể (hoặc ba tiểu loại): TCT thần
kì, TCT sinh hoạt (hoặc TCT thế sự) và TCT về loài vật”.[19, tr. 7]
KhuÊt Thu Trang
- 10 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
TCT thần kì là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích.
Ở loại truyện này nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng
những nhân vật lực lượng thần kì, siêu nhiên có một vai trò rất quan trọng.
Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không
thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kì (ví dụ: truyện Tấm Cám, truyện
Thạch Sanh, truyện Sọ Dừa, truyện Chử Đồng Tử,…)
TCT sinh hoạt (hay cổ tích thế sự) là những TCT không có hoặc rất ít
yếu tố thần kì. Ở đây các mâu thuẫn,xung đột xã hội giữa người với người
được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến yếu tố siêu nhiên. Những
yếu tố thần kì nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là
đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫn.
TCT về loài vật là loại TCT chủ yếu lấy các loài vật (phần lớn là động
vật) làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lí giải.
Mặc dù, tất cả các thể loại đều mang những đặc điểm thi pháp chung
của thể loại cổ tích - “thế giới cổ tích” nhưng trong từng thể loại nhỏ có cách
nói riêng nhằm biểu đạt những nội dung riêng. Trong đề tài này, người viết đi
vào nghiên cứu kĩ hơn về một thể loại nhỏ mang đặc thù chung cho TCT và
được gọi là “TCT đích thực”.
“Không phải ngẫu nhiên mà nó được gọi là “TCT đích thực”. Trên thực
tế phần lớn những nhận xét, đánh giá về biến thể này có thể dùng chung cho
toàn bộ thể loại TCT”. [19, tr. 9]
1.3. Đặc trưng thi pháp thể loại truyện cổ tích
1.3.1. Thi pháp là gì?
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm về thi
pháp.Theo Từ điển Tiếng Việt: Thi pháp (nói một cách tổng quát) “là phương
pháp, quy tắc làm thơ”. [17, tr. 1163]
KhuÊt Thu Trang
- 11 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
Còn trong Thi pháp thơ Đường: “Thi pháp là hệ thống các phương thức,
phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn
học. Hệ thống đó có thể chia tách thành các phương diện (yếu tố); thể loại, kết
cấu, phương pháp, không gian, thời gian, ngôn ngữ…”. [8, tr. 10]
Theo GS. Trần Đình Sử, thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật
chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi
pháp không phải là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài mà là nguyên tắc bên
trong vốn có của sáng tạo nghệ thuật. Nó là mĩ học nội tại của sáng tác nghệ
thuật gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ văn hoá nghệ thuật nhất định,
mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ
thuật. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả
và bao trùm là cả nền văn học.
Như vậy từ những góc nhìn khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu có các khái
niệm thi pháp khác nhau nhưng đều có ý kiến chung là thi pháp nghiên cứu
tác phẩm nghiêng về phương diện hình thức, từ hình thức khám phá nội dung
tác phẩm.
Từ khái niệm thi pháp dẫn theo khái niệm thi pháp học. Theo Đỗ Đức
Hiểu, thi pháp học là một ngành khoa học chuyện nghiên cứu cấu trúc hình
thức của TPVH để hướng dẫn cho sáng tác và tiếp nhận văn học.Thi pháp học
đem đến cho diễn đàn nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học nhiều thuật
ngữ mới, cách diễn đạt mới.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “thi pháp học là khoa học nghiên
cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu
hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học” [9, tr 304].
Mục đích của thì pháp học là chia tách và hệ thống hoá các yếu tố của văn bản
nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và
chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật.
KhuÊt Thu Trang
- 12 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp, có thể nói tới thi pháp tác
phẩm cụ thể, thi pháp tác giả (sáng tác một nhà văn), thi pháp một trào lưu, thi
pháp văn học một thời đại, thời kì lịch sử, thi pháp văn học dân tộc.
Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể
nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của những phương pháp, thi pháp của
phong cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thi pháp ngôn ngữ…
Xét về cách tiếp cận, thi pháp học có ba phạm vi nghiên cứu: thi pháp
học đại cương, thi pháp học chuyên biệt và thi pháp học lịch sử.
Thi pháp học giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt
cách tư duy cuả tác giả và các thời kì văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao năng
lực cảm thụ tác phẩm.
Như vậy có thể thấy điểm xuất phát của thi pháp là coi TPVH là văn
bản ngôn từ. Từ văn bản ngôn từ ấy hiện lên một thế giới nghệ thuật - hình
thức để phân tích tác phẩm. Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà
văn. Người đọc có thể cảm nhận được thế giới nghệ thuật đó khi mở trang đầu
của TPVH. Khi đọc xong, gấp sách lại người đọc trở về với thế giới hiện thực
đang sống mặc dù nỗi ám ảnh về những gì đã trải nghiệm trong thế giới nghệ
thuật vẫn còn dư vang mãi. Mỗi một tác phẩm có một thế giới nghệ thuật
riêng nhưng là không gian, thời gian được sắp xếp, cấu tạo lại nên gọi là
không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. Trong thế giới nghệ thuật, con
người giữ vai trò trung tâm, là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Con
người trở thành nhân vật văn học thể hiện tư tưởng của tác giả.
Vì vậy, phân tích tác phẩm theo thi pháp học là phải đi từ những yếu tố
hình thức đến nội dung. Những điều thuộc văn bản thế giới nghệ thuật là
phạm vi hình thức, là cái phản ánh. Nội dung là cái biểu hiện, là thông tin
nghệ thuật chứa trong cái phản ánh và được rút ra từ các yếu tố hình thức.
KhuÊt Thu Trang
- 13 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
1.3.2. Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích
Trong di sản văn hoá nhân loại, TCT chiếm một vị trí độc đáo và có lẽ
là loại nghệ thuật ngôn từ được nhiều người biết đến nhất. TCT quen thuộc
đối với mỗi người ngay từ thuở còn nhỏ. TCT hấp dẫn đối với tuổi thơ và
thường để lại dấu vết không phai mờ trong tư tưởng và tình cảm của các em.
“TCT là một loại truyện kể, phân biệt với các loại truyện kể khác do những
nét đặc trưng về thi pháp thể loại của nó”. [4, tr. 441]
Trong đề tài này, chúng tôi trình bày những nét đặc trưng cơ bản về thi
pháp thể loại TCT:
1.3.2.1. Đặc điểm bao trùm và nổi bật của thi pháp thể loại TCT là “thế giới
cổ tích”
“Thế giới cổ tích” là một sáng tạo độc đáo của trí tưởng tượng dân gian.
Thế giới ấy có mối quan hệ như thế nào với thực tại? Mặc dù “trong mỗi TCT
đều có yếu tố thực tế” (V.I.Lênin), nhưng “những yếu tố của thực tế” ấy đã
được trí tưởng tượng dân gian nhào nặn, hư cấu để xây dựng nên một thế giới
khác với thế giới thực tại mà ta gọi là “thế giới cổ tích”. Đây là một thế giới
không có thực, không thể xảy ra trong thực tế mà chỉ có trong…cổ tích! Điều
này được biểu hiện ở tâm lý sáng tác và tâm lý tiếp nhận TCT. Người kể và
người nghe TCT đều mơ ước về những điều “nên có và có thể có” diễn ra
trong “thế giới cổ tích”, nhưng không ai coi câu chuyện kể là có thực. Đây
chính là sự khác biệt cơ bản của thể loại TCT với thể loại truyền thuyết, giữa
“thế giới cổ tích” và lịch sử.
Người xưa đã sáng tác ra “thế giới cổ tích” không có thực ấy trong câu
chuyện kể của mình vì họ muốn qua văn học để giải quyết cái mâu thuẫn giữa
ước muốn của con người với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Chúng ta đều biết
nhân vật trung tâm của TCT thần kì là những con người bất hạnh, họ là “nạn
nhân của chế độ tư hữu tài sản, của chế độ gia đình phụ quyền, và của xã hội
KhuÊt Thu Trang
- 14 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
có giai cấp” [14, tr. 348]. Nhưng TCT thần kì đã miêu tả những nhân vật bất
hạnh ấy theo khuynh hướng lý tưởng hoá, muốn thế, phải tạo ra cho họ một
thế giới khác với thế giới thực tại: đó là một thế giới của ước mơ. TCT đã
miêu tả họ, tuy ở vào những địa vị bị rẻ rúng trong gia đình và xã hội, nhưng
lại có phẩm chất tốt đẹp, có tài năng, đôi khi có những tài năng phi thường; và
mặc dầu phải trải qua nhiều đau khổ, gian truân, nhưng bao giờ cũng đi đến
một kết thúc tốt đẹp: từ những người nghèo khổ, bị coi thường trở thành
những người giàu sang, phú quý hoặc được giữ quyền cao chức trọng trong xã
hội. Một kết cục như thế là không tưởng trong thực tế xã hội. Cho nên TCT
phải nhờ đến các yếu tố thần kì như nhân vật thần kì (Tiên, Bụt), vật thần kì
(chim thần, gậy thần, cây đàn thần…) hoặc sự biến hoá thần kì (chết đi sống
lại, vật biến thành người) can thiệp vào cốt truyện để có thể từ việc miêu tả
hiện thực cuộc sống (số phận đau khổ của nhân vật) dẫn đến được một kết cục
mang tính chất ước mơ (sự đổi đời của nhân vật). Vì vậy cái không có thực
của cổ tích thường mang tính chất hoang đường, và tưởng tượng trong cổ tích
không giống tưởng tượng trong thơ ca mà là để tạo nên tính chất kì lạ, khác
thường của câu chuyện kể. Điều này đã làm nên “thế giới cổ tích” với chất thơ
bay bổng, với sức cuốn hút kì diệu của nó - không chỉ với trẻ thơ mà cả với
người lớn, đem lại cho con người hứng thú, niềm tin và ước mơ. Trẻ em cảm
thấy được đến với một thế giới khác với cuộc đời hàng ngày ở đó các em
thường bị gò bó theo ý người lớn, “một thế giới trong đó trẻ em vận động,
chống chọi, đem cái thiện chí của mình ra đối kháng với kẻ ác”
(V.Xukhômlinxki) [14, tr. 349]; còn với người lớn thì “thế giới cổ tích” là
một thế giới khác hẳn “cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn, đầy tiếng thở
than của những kẻ tham lam khôn cùng và ghen ghét đến thành bản năng…”
(M.Gorki) [14, tr. 349], một thế giới trong đó “sự giản dị đẹp đẽ, sự dốt nát kì
diệu của người thời cổ…được bảo quản tươi nguyên như hoa với cả những
KhuÊt Thu Trang
- 15 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
hương thơm” [20, tr. 120]. “Thế giới cổ tích” là thế giới huyền ảo của những
giấc mơ, thể hiện mọi ước vọng sâu xa và cao đẹp nhất của nhân dân.
Các nhà khoa học cần và có thể dựa vào các ngành khoa học hữu quan
để giải mã “thế giới cổ tích” ấy, nhưng điều hấp dẫn người nghe TCT, điều có
ý nghĩa đối với họ chủ yếu là ở chính cái “thế giới cổ tích”ấy, chứ không phải
ở chỗ thế giới phản ánh thực tế nào. Bởi vì “thế giới cổ tích” mang vẻ đẹp của
một thế giới con người lý tưởng, một thế giới đầy hoa thơm cỏ lạ, ý nghĩa
chiến thắng gian tà, con người được lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để có cuộc
sống hạnh phúc trong tình yêu thương. Thế giới ấy đầy ắp điều kì diệu khác
thường do con người tưởng tượng ra để thoả mãn ước mơ, đem lại niềm tin và
sự thích thú cho chính họ. Đó là thế giới của tình người, của cái đẹp - thế giới
của thiện, mỹ trong cổ tích.
TCT còn có những đặc điểm thi pháp về nhân vật, về xung đột, về kết
cấu, về không gian và thời gian, về những “công thức” nhất định… Về những
đặc điểm thi pháp này, ba biến thể của TCT có sự khác nhau đáng kể.
1.3.2.2. Nhân vật cổ tích
Đối tượng của văn học là con người và cuộc sống con người. Vì thế
TPVH không thể thiếu nhân vật. Nhân vật là một trong những đặc trưng nổi
bật của tác phẩm tự sự và tự sự dân gian. VHDG xuất hiện khá sớm trong nền
văn học của mỗi dân tộc, trên cơ sở một trình độ tư duy nghệ thuật tuy còn
hạn chế, nhưng có vẻ đẹp riêng. Chính trình độ tư duy nghệ thuật này quy
định phương thức xây dựng hình tượng nhân vật, tạo cho nhân vật trong tác
phẩm tự sự dân gian có những đặc điểm riêng.
Đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật trong TCT là nhân vật không được
miêu tả tâm lý, nhân vật chưa được cá thể hoá, càng chưa được tâm lý hoá,
tính cách của nó chưa được bộc lộ qua hành động. Nhân vật trong TCT là
nhân vật hành động của nó. Vì vậy, cái nét riêng của nhân vật cổ tích là ở các
KhuÊt Thu Trang
- 16 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
kiểu dạng hành động, chẳng hạn như “làm theo vợ dặn” một cách máy móc là
một kiểu dạng hành động của nhân vật khờ khạo; dùng “mẹo lừa” là một kiểu
dạng hành động của nhân vật trí xảo; sự nhận được “phương tiện thần kì” là
một kiểu dạng hành động của nhân vật bất hạnh trong TCT thần kì…Nó chưa
phải là cái nét riêng của “con người này” như Hêghen nói về nhân vật điển
hình trong văn học cổ điển và hiện đại sau này.
Qua hành động của nhân vật trong suốt câu chuyện kể, ta có thể dễ dàng
đọc ra tình cách của nó. Nét riêng của nhân vật cổ tích ở chỗ: người ta có thể
quy các hành động của nó về một số lượng nhất định các kiểu dạng hành
động. Nhân vật trong TCT chỉ gồm một số kiểu dạng nhất định, đó là những
“kiểu nhân vật”: trong TCT thần kì có kiểu nhân vật bất hạnh (người em út,
người mồ côi, người con riêng, người xấu xí, người đi ở…) và kiểu nhân vật
kì tài (người có sức khỏe phi thường, người có tài nghệ kì tài); trong TCT
sinh hoạt có kiểu nhân vật trí xảo (như em bé thông minh) và kiểu nhân vật
khờ khạo (như các chú ngốc);… Ngoài ra còn có kiểu nhân vật xấu xí, kiểu
nhân vật đức hạnh, kiểu nhân vật là loài vật,…
Trong TCT, nhân vật thiện ác tốt xấu được phân biệt rành mạch, dứt
khoát, nhân vật thiện thì không có ác, tốt thì không có xấu và ngược lại. Các
nhân vật trong TCT thường có tính chất đơn thuần, hoặc tốt (như tấm trong
Tấm Cám, cô Út trong Sọ Dừa, Thạch Sanh trong Thạch Sanh,…) hoặc xấu
(như mẹ con Cám trong Tấm Cám, mẹ con Lý Thông trong Thạch Sanh,…)
hoặc tích cực, hoặc tiêu cực một cách rõ rệt; ít có nhân vật mang tính đa diện,
phức tạp, mâu thuẫn, không có thế giới nội tâm phong phú hay tính chất điển
hình như nhân vật trong thể loại tự sự có tác giả. Nhìn chung, nhân vật trong
tác phẩm tự sự dân gian được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng phong phú
của dân gian và các nhân vật này thường được gắn liền với cốt truyện, với
biến cố.
KhuÊt Thu Trang
- 17 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
Nhân vật trong TCT còn là nhân vật có một tính cách bất biến. Nhân vật
đã tốt, hoặc đã xấu thì vẫn tốt hay xấu từ đầu cho đến cuối tác phẩm, không
có sự chuyển hoá thay đổi. Nhân vật như là một ý niệm mang tính chất minh
hoạ cho một dạng, một kiểu, một quan niệm. Do đó, điển hình trong TCT
mang tính loại hình, nặng khái quát, nhẹ cụ thể. Và cũng chính vì nhân vật
được xây dựng như một quan niệm cho nên đã tạo ra một hệ thống môtíp
giống nhau trong nhiều truyện.
Bên cạnh đó, nhân vật trong truyện cổ dân gian nói chung, TCT nói
riêng còn là nhân vật có tính cách không phụ thuộc vào hoàn cảnh (khác với
truyện hiện đại, tính cách là con đẻ của hoàn cảnh), con người có thể vượt qua
một không gian rộng lớn một cách dễ dàng. Con người trải qua bao biến cố
mà vẫn “trẻ mãi không già”…như: cái xấu của người anh trong truyện Cây
khế là một cái xấu có tính cách tiềm ẩn. Hoàn cảnh cha chết hay chim đại
bàng đến chẳng qua là môi trường cho tính cách đó bộc lộ chứ không phải vì
có hoàn cảnh đó mà nảy sinh ra tính cách kia.
Trên đây là một vài đặc điểm riêng, những nét cơ bản của nhân vật
trong truyện cổ dân gian nói chung, TCT nói riêng. Nó đánh dấu một giai
đoạn nhất định của tư duy nghệ thuật - tư duy nhân loại.
1.3.2.3. Xung đột trong cổ tích
Theo Từ điển Tiếng Việt: Xung đột (nói một cách khái quát) là “đánh
nhau giữa những lực lượng đối địch”. [17, tr. 1431]
TCT đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa vừa rộng lớn, vừa sâu xa về
nhân sinh và xã hội. Xung đột trong ba biến thể của TCT có sự khác nhau
đáng kể.
TCT thần kì nổi lên hai loại xung đột: xung đột xã hội và xung đột giữa
con người với những lực lượng của thiên nhiên. Nếu vấn đề quan hệ của con
người (thời cổ) với thiên nhiên là đề tài chính của thần thoại và sử thi cổ đại
KhuÊt Thu Trang
- 18 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
thì xung đột xã hội là đề tài chính của TCT. Xung đột xã hội trong TCT
thường diễn ra trong phạm vi những quan hệ gia đình. Ta hiểu vì sao nhân vật
bất hạnh luôn là những nhân vật thành viên lép vế nhất trong gia đình gia
trưởng ngày xưa: người em út, người con riêng…(ví dụ: Tấm Cám, hai anh
em với cây khế,..). Bên cạnh đó là xung đột giữa con người với những trở lực
của thiên nhiên. Nhân vật trung tâm của TCT về đề tài này mang dáng dấp
của những anh hùng văn hoá, đó là những nhân vật kì tài - dũng sĩ, những
người có sức mạnh, tài nghệ siêu nhiên.
TCT sinh hoạt chủ yếu tập trung vào xung đột xã hội, cụ thể là hai đề
tài đạo đức (với nhân vật trung tâm là nhân vật đức hạnh, nhân vật xấu xa) và
đề tài trí khôn (với nhân vật trung tâm là nhân vật mưu trí và nhân vật khờ
khạo). So với TCT thần kì, TCT sinh hoạt nhìn chung đã vượt ra ngoài khuôn
khổ của những quan hệ gia đình.
Còn trong TCT về loài vật không đề cập đến xung đột trực tiếp giữa con
người với loài vật, nó thể hiện những môtíp nghệ thuật. Nhìn chung, xung đột
nổi bật trong TCT về loài vật là xung đột giữa kẻ yếu và kẻ mạnh.
Nói tóm lại, xung đột là một yếu tố quan trọng trong thi pháp TCT. Nó
góp phần quyết định tạo nên giá trị và sức sống cho tác phẩm; chi phối tất cả
những biến cố, sự kiện, tình tiết của tác phẩm.
1.3.2.4. Kết cấu truyện cổ tích
Kết cấu trong VHDG nói chung, TCT nói riêng thường theo đường
thẳng, theo sự việc, hành động, theo thứ tự thời gian, cái gì xảy ra trước kể
trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Tuy nhiên, kết cấu ở ba biến thể của TCT cũng
có sự khác nhau.
TCT thần kì được xây dựng theo một số sơ đồ chung nhất định. Cơ sở
để xác lập sơ đồ kết cấu TCT là những hành động của nhân vật chính. Vì trên
thực tế, số lượng các nhân vật trong TCT và những hành động của chúng là
KhuÊt Thu Trang
- 19 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
có giới hạn cho nên người ta đặt tên chung cho những nhân vật và những
hành động ấy đề từ đó lập ra sơ đồ chung của kết cấu TCT. Trong công trình
nổi tiếng Hình thái học của TCT, V.Ia.Prốp - nhà phônclo (nghệ thuật ngữ
văn dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian) học
Xô Viết lỗi lạc, dựa trên tư liệu TCT Nga, đã nêu lên một sơ đồ chung của kết
cấu TCT. Các nhà nghiên cứu đã nêu ra một phác thảo của kiểu sơ đồ kết cấu
phổ biến hơn của TCT thần kì dân tộc Việt, có thể chấp nhận được như sau:
Phần đầu: nhân vật chính xuất hiện.
Phần giữa: cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong “thế giới cổ tích”.
Phần kết: đổi đời hay là sự đổi thay số phận trong…“thế giới cổ tích”.
Khác với TCT thần kì, TCT sinh hoạt không được xây dựng theo một
hay một vài sơ đồ kết cấu chung nào. Câu chuyện kể của TCT sinh hoạt
thường linh động, vì những môtíp xã hội và sinh hoạt được dùng làm cơ sở
của nó có tính không bền vững. Tuy vậy, về đại thể, người ta vẫn có thể phân
biệt hai kiểu kết cấu khác nhau của thể loại TCT này - đó là kiểu kết cấu “kể
sự việc” và kết cấu “xâu chuỗi”.
Còn TCT về loài vật, do có đề tài đơn giản, câu chuyện thường ít sự
kiện. Môtíp được khai thác là sự gặp gỡ: con voi gặp con trâu, con cóc gặp
con voi, con le gặp con vịt,…Do đó, hình thức kết cấu phổ biến hơn cả của
TCT về loài vật là hình thức “truyện kể ngắn - đối thoại”.
Nói tóm lại, kết cấu trong TCT mang đậm màu sắc dân gian, nó làm
cho tác phẩm mang vẻ đẹp mộc mạc, trong sáng dễ hiểu, dễ kể, dễ nhớ.
1.3.2.5. Thời gian, không gian nghệ thuật cổ tích
Thời gian và không gian nghệ thuật trong VHDG nói chung, TCT nói
riêng mang tính phiểm chỉ (chỉ chung không xác định cụ thể và biểu trưng,
không xác định cụ thể như trong văn học viết. Và trong nhiều trường hợp nó
còn mang tính chất công thức, ước lệ, mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là “ngày
KhuÊt Thu Trang
- 20 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
xửa, ngày xưa, một hôm, hôm sau, đến một ngày…”, là “cảnh hội làng, quán
nước, bà lão, bống nuôi dưới giếng, gà gáy bên sông,…”. Cũng có những
trường hợp thời gian và không gian nghệ thuật đã trở thành những môtíp có
tần số lặp lại khá cao.
Tư duy cộng đồng và cảm hứng dân gian đã làm nên thời gian và không
gian nghệ thuật trong văn học viết. Với phương thức tự sự, tác giả dân gian đã
kể lại câu chuyện xảy ra trong quá khứ. Mở đầu bằng thời gian quá khứ mang
tính phiểm chỉ như vậy rất phù hợp và có lợi cho việc đặt truyện và kể chuyện
tự do của tác giả; đồng thời cũng dễ nhớ, dễ hiểu và dễ cảm nhận đối với
người nghe truyện. TCT là truyện đời thường chứ không phải là truyện lịch
sử, cho nên thời gian và không gian trong truyện càng mang tính chất ước lệ
và biểu trưng nhiều hơn.
Thời gian và không gian nghệ thuật trong TCT thường gần gũi với
người kể, người nghe truyện. Đó là những khung cảnh nông thôn và gia đình
nông dân, những truyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã;…tạo
cho câu chuyện có sự gần gũi, gây sức hấp dẫn với người kể, người nghe.
Như vậy, trong văn học nghệ thuật, không gian nghệ thuật chính là hình
thức tồn tại chủ quan của hình tượng và thời gian nghệ thuật là một hình
tượng thời gian sinh động gợi cảm, là thời gian được dùng làm hình thức nghệ
thuật và để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm.
1.3.2.6. Yếu tố cố định cấu thành câu chuyện kể
Ngoài các kiểu dạng hành động của các nhân vật, TCT thường sử dụng
một số yếu tố cố định để kết dệt thành câu truyện kể. Đó là những chi tiết
nghệ thuật có mặt trong nhiều TCT của nhiều dân tộc. Cố nhiên, những chi
tiết này chu du đến địa phương dân tộc nào cũng đều được địa phương hoá,
dân tộc hoá theo một xu hướng tự nhiên. Chẳng hạn môtíp “cái bàn thần” của
một số dân tộc Châu Âu chắc hẳn là cùng hệ với môtíp “cái mâm thần” ở
KhuÊt Thu Trang
- 21 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
TCT một số dân tộc dùng làm mâm ăn cơm, và ngay cả môtíp “nồi cơm ăn
hết lại đầy” của truyện Thạch Sanh của người Việt.
Các chi tiết nghệ thuật hoặc các môtíp như thế được coi là những đơn vị
hợp thành cơ bản của TCT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Xoay quanh vấn đề về khái niệm và phân loại truyện cổ tích có nhiều ý
kiến chưa thống nhất, song trong khoá luận này, chúng tôi đã đưa ra ý kiến
của mình dựa trên cơ sở thành tựu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà
giáo tâm huyết. Với những đặc trưng thi pháp thể loại như vậy, TCT đã trở
thành mảnh đất màu mỡ cho sự nghiên cứu và tìm hiểu ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Dạy học TCT theo đặc trưng thi pháp thể loại được xem là một
vấn đề rất được quan tâm. Nó giúp HS có cái nhìn toàn diện, có cách cảm,
cách nghĩ và lĩnh hội về văn sâu sắc hơn; đồng thời nhằm nâng cao chất lượng
dạy học văn ở trường PT. Trong chương 2 của khoá luận, chúng tôi xin được
bàn tới vấn đề này.
KhuÊt Thu Trang
- 22 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
CHƯƠNG 2
DẠY HỌC VĂN BẢN TRUYỆN CỔ TÍCH Ở TRƯỜNG THPT
THEO ĐẶC TRƯNG THI PHÁP THỂ LOẠI
2.1.Văn bản và văn bản văn học
2.1.1. Văn bản
Theo Từ điển Thuật ngữ văn học: Văn bản là “bản ghi bằng chữ viết
hoặc chữ in, một phát ngôn hoặc một thông báo ngôn từ (phân biệt với thực
hiện phát ngôn hoặc thông báo ấy bằng nói miệng)”. [9, tr. 394]
Theo Đỗ Hữu Châu: “Văn bản là một thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn
vẹn về nội dung, thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp, là một biến
thể dạng viết liên tục của ngôn bản, thực hiện một hoặc một số đích nhất định
nhằm vào những người tiếp nhận nhất định, thường là không có mặt khi văn
bản được sản sinh”. [13, tr. 8]
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Về mặt
hình thức nó là tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ được tổ chức thành một hệ thống
chặt chẽ, các yếu tố trong hệ thống ấy quy định lẫn nhau tạo thành một kết
cấu bền vững, có chứa đựng một nội dung thông tin nào đó.
2.1.2. Văn bản văn học
2.1.2.1. Khái niệm
Văn bản văn học “là một tổ chức nghệ thuật gồm từ, câu, nhóm, đoạn
nhằm tạo thành một thế giới nghệ thuật mang tính khái quát nhằm phản ánh
đời sống và biểu hiện sự cảm nhận trước đời sống của tác giả, nhằm thức tỉnh
những thái độ, tình cảm nhất định đối với thực tại đời sống qua việc xây dựng
nhân vật, không gian, thời gian, qua việc sắp xếp các chi tiết để tạo thành bức
KhuÊt Thu Trang
- 23 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
tranh đời sống sinh động nhằm biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người
của tác giả”. [13, tr. 8]
Thông thường quá trình hình thành một văn bản văn học gồm: ý đồ của
tác giả - quan sát - nhập thân, mà then chốt là cảm hứng, sau đó diễn tả bằng
ngôn ngữ. Ngôn ngữ càng trau chuốt, cô đọng, hàm xúc, càng có tính biểu
cảm, tính hình ảnh… thì văn bản đó càng có sức hấp dẫn.
2.1.2.2. Phân biệt văn bản văn học và tác phẩm văn học
Văn bản trong tiếng Anh gọi là “text”, vì thế SGK gọi là “text-book”;
còn tác phẩm gọi là “work”. Có hai lí do để SGK Ngữ văn lần này sử dụng
khái niệm “văn bản”.
Thứ nhất: “Khái niệm văn bản bao quát rộng hơn các “sản phẩm”giao
tiếp. Trong khi TPVH thường chỉ sáng tạo văn chương mang tính hư cấu
tưởng tượng là chính, thì văn bản bao gồm nhiều dạng khác nữa”.[18, tr. 89,
90]
Thứ hai: “Theo lí thuyết tiếp nhận, văn bản khác tác phẩm ở chỗ, văn
bản chỉ là một mớ kí hiệu ngôn ngữ cố định, những con chữ “khô cứng”, “vô
hồn” trên trang giấy. Còn tác phẩm là kết quả của việc đọc - hiểu”. [18, tr. 89,
90]
Văn bản và tác phẩm là hai phạm trù khác nhau, không đồng nhất
nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau.Vản bản là tập hợp các
kí hiệu ngôn ngữ được nhà văn sử dụng như một phương tiện để chuyển tác
phẩm đến bạn đọc. Tác phẩm là cái tinh thần, là kết quả của quá trình lao
động nghệ thuật của nhà văn. Trên thực tế khi nói đến TPVH là nói đến cái
chúng ta không hề nhìn thấy. Cái chúng ta nhìn thấy và có khi tìm hiểu thực
chất chỉ là văn bản. “Vì thế văn bản chỉ trở thành tác phẩm khi có người đọc
nó”. [13, tr. 12]
Về quan hệ giữa văn bản và tác phẩm có nhiều quan niệm:
KhuÊt Thu Trang
- 24 -
K31A _ Ng÷ v¨n
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp
Theo quan niệm truyền thống: Mỗi văn bản ứng với một tác phẩm, văn
bản không đổi và tác phẩm cũng không thay đổi. Tìm hiểu văn bản (đọc, phân
tích, cắt nghĩa) thực chất là tìm hiểu tác phẩm.
Theo quan niệm hiện đại: Quan hệ giữa văn bản và tác phẩm là “mối
quan hệ hết sức phức tạp giữa cái ổn định (bất biến) và cái biến đổi (hằng
biến) trong quá trình tiếp nhận văn bản ở từng loại bạn đọc”. [13, tr. 13]
Vì vậy, mối quan hệ giữa văn bản và tác phẩm là mối quan hệ giữa tác
giả và bạn đọc thông qua văn bản.Quá trình biến văn bản thành tác phẩm là
một quá trình phức tạp của cảm xúc và lí tính.
Việc phân biệt văn bản văn học và TPVH có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc giảng dạy văn học trong nhà trường PT. Xác định khái niệm văn
bản cũng có nghĩa là khẳng định, đề cao vai trò bạn đọc, HS trong nhà trường;
là chú trọng vấn đề tiếp nhận văn học.
2.2. Hoạt động dạy học văn bản văn học trong nhà trường
Bản chất của hoạt động dạy học văn bản văn học trong nhà trường là
quá trình GV tổ chức HS tiếp nhận TPVH thông qua việc tiếp cận và chiếm
lĩnh văn bản.
Vậy hoạt động chiếm lĩnh văn bản diễn ra như thế nào? Để trả lời câu
hỏi đó trước hết chúng ta cần tìm hiểu lý thuyết tiếp nhận.
2.2.1. Tiếp nhận và tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn học ra đời từ rất sớm và hiện nay vấn đề tiếp nhận văn
học đang được rất nhiều người quan tâm, nó cũng đang mở ra những khả năng
mới cho việc khám phá và dạy học TPVC ở nhà trường PT.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Tiếp nhận là “đón nhận cái từ người khác, nơi
khác chuyển giao cho”. [17,tr. 1225]
GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng trong chuyên luận Đọc và tiếp nhận văn
chương cho rằng: “Tiếp nhận văn học là một quá trình đem lại cho người đọc
KhuÊt Thu Trang
- 25 -
K31A _ Ng÷ v¨n