Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Luận văn sư phạm Mạch lạc của hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.86 KB, 63 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

A. Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ do người
nghệ sĩ sáng tạo ra. Bởi vậy, đòi hỏi về tính mạch lạc là tất yếu. Mạch lạc là
một trong những vấn đề quan trọng của phân tích diễn ngôn nói chung, của
ngữ pháp truyện nói riêng. Vấn đề này đã được nhiều nhà ngôn ngữ học
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, nhưng mạch lạc của hội thoại trực tiếp là đề tài
còn bỏ ngỏ chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này chúng
tôi muốn tìm ra sự thống nhất về đích giao tiếp và sự thể hiện mạch lạc của
hội thoại trực tiếp trong tác phẩm văn học. Chẳng hạn như vấn đề mạch lạc
trong diễn ngôn của từng nhân vật hội thoại ( đích giao tiếp, sự thương lượng
hội thoại, ở cách thức lập luận của từng nhân vật) và mạch lạc được thể
hiện trong tính thống nhất của toàn cuộc thoại (sự thống nhất về đề tài hội
thoại, sự dung hợp nhau giữa các hành động ngôn ngữ)
Nam Cao là một tác giả có đóng góp quan trọng cho nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại đặc biệt là văn học hiện thực phê phán. Sự nghiệp sáng tác của
Nam Cao là mảnh đất mầu mỡ cho các nhà nghiên cứu cày xới và thu hoạch
được nhiều kết quả khác nhau. Nghiên cứu về Nam Cao các nhà nghiên cứu đã
tập trung khám phá ý nghĩa hiện thực, nhân đạo chủ nghĩa...cũng như phản
ánh nghệ thuật độc đáo của ông. Trong đó nghiên cứu về hội thoại trực tiếp
trong truyện ngắn của Nam Cao là một đề tài hấp dẫn vì thế chúng tôi chọn đề
tài nghiên cứu: Mạch lạc của hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nam
Cao để thấy được cách thể hiện ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm, đồng thời
góp phần rất lớn trong việc giảng dạy tác phẩm của Nam Cao sau này ở trường
phổ thông.

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 1 -



Khoá luận tốt nghiệp
2. Lịch sử vấn đề
Mạch lạc là vấn đề được rất nhiều nhà ngôn ngữ học trong và ngoài
nước quan tâm. Cho đến nay, vấn đề này đã xuất hiện một số công trình
nghiên cứu của các tác giả như:
Trong bài viết Về mạch lạc của văn bản viết do TS. Nguyễn Thị Thìn,
(Tạp chí ngôn ngữ, số 3, 2003) đã đưa ra một số khái niệm tiêu biểu về mạch
lạc của các tác giả như M.A.K. Halliday và Hasan, D.Togeby, Đỗ Hữu Châu,
Diệp Quang Ban, Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, tập 1. Tuy khái niệm mạch
lạc văn bản chưa thống nhất nhưng các nhà nghiên cứu đều coi mạch lạc là
điều kiện và đặc trưng cơ bản nhất của một văn bản đích thực. Đồng thời, tác
giả trình bày khá cụ thể về vấn đề mạch lạc của văn bản viết ở hai phương
diện: Thứ nhất, mạch lạc được hiểu là logic của sự trình bày. Thứ hai, mạch
lạc của văn bản viết là sự thống hợp của nhiều phương diện như (sự thống nhất
về chủ đề và đích của văn bản; trình tự triển khai chủ đề văn bản đảm bảo tính
hợp lí; những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố nội dung của văn bản).
Đi sâu nghiên cứu về sự thể hiện của mạch lạc, GS.TS. Diệp Quang Ban
trong cuốn Văn bản và liên kết trong Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục,
1998 đã phân chia thành ba kiểu thể hiện mạch lạc rất rõ ràng:
Thứ nhất, mạch lạc trong triển khai mệnh đề, bao gồm:
Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài chủ đề.
Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lí (logic) của sự triển khai mệnh đề.
Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lí (logic) giữa các câu (mệnh đề).
Thứ hai, mạch lạc trong hành động ngôn ngữ.
Mạch lạc thể hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hoạt động
ngôn ngữ.
Thứ ba, mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác hội thoại.

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 2 -



Khoá luận tốt nghiệp
Tác giả đã đi sâu tìm hiểu về sự thể hiện của mạch lạc trong văn bản, từ
đó thấy rằng chính mạch lạc là yếu tố có tác dụng làm cho một sản phẩm ngôn
ngữ có tư cách là một văn bản.
GS.TS. Diệp Quang Ban tiếp tục bàn về mạch lạc trong bài viết Ngữ
pháp truyện và một vài biểu hiện của tính mạch lạc trong truyện, (Tạp chí
ngôn ngữ, số 10, 2002) đã đề cập đến một vài biểu hiện của tính mạch lạc
trong truyện như: Quan hệ thời gian với tư cách biểu hiện mạch lạc của truyện
và quan hệ nguyên nhân với tư cách cái biểu hiện mạch lạc của truyện.
Trong bài viết Mạch lạc theo quan hệ thời gian - một biểu hiện của
thiên tài Nguyễn Du trong nghệ thuật bố cục Truyện Kiều, Luận văn thạc sĩ
khoa học Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội, 2002 của Trần Thị Vân Anh
cũng nói đến mạch lạc, song ở đây, tác giả chỉ dừng lại nghiên cứu mạch lạc
theo quan hệ thời gian, chứ chưa nghiên cứu mạch lạc của hội thoại trực tiếp.
Vậy mạch lạc là một trong những vấn đề quan trọng của phân tích diễn
ngôn nói chung, của ngữ pháp truyện nói riêng. Mạch lạc được các tác giả
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, song nghiên cứu về mạch lạc của hội thoại trực
tiếp thì chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách cụ thể.
Nam Cao là một nhà văn lớn đã được nghiên cứu nhiều, nhưng nghiên
cứu về hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn của ông thì chưa có bài viết nào.
Do vậy, đề tài Mạch lạc của hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nam Cao
là một vấn đề khá hấp dẫn.
Trên cơ sở tiếp thu thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng
tôi xin mạnh dạn trình bày cách hiểu của mình về Mạch lạc của hội thoại
trực tiếp trong truyện ngắn Nam Cao.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu mạch lạc của hội thoại trực tiếp (có hai nhân
vật cùng tham gia) được thể hiện trong truỵên ngắn Nam Cao tập 1 và 2, Nhà
xuất bản Văn học, 2002.


Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 3 -


Khoá luận tốt nghiệp
Nghiên cứu mạch lạc hội thoại trực tiếp chúng tôi đi sâu vào hai khía
cạnh: Thứ nhất, mạch lạc trong diễn ngôn của từng nhân vật. Thứ hai, mạch
lạc thể hiện trong tính thống nhất của toàn cuộc thoại trong truyện ngắn Nam
Cao.
Như vậy, thông qua truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra
được mạch lạc được thể hiện trong hội thoại trực tiếp. Từ đó thấy được phong
cách độc đáo trong xây dựng ngôn ngữ nhân vật của Nam Cao.
4. Mục tiêu và ý nghĩa
4.1. Mục tiêu
Nghiên cứu đề tài: Mạch lạc của hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn
Nam Cao, chúng tôi nhằm những mục tiêu cụ thể sau:
Thông qua lí thuyết hội thoại, lí thuyết về mạch lạc trong văn bản của
các nhà ngôn ngữ, chúng tôi tìm ra những biểu hiện của mạch lạc được thể
hiện một cách cụ thể trong hội thoại trực tiếp của truyện ngắn Nam Cao: mạch
lạc trong diễn ngôn của từng nhân vật hội thoại; mạch lạc thể hiện trong tính
thống nhất của toàn cuộc thoại. Từ đó thấy được đặc điểm trong cách xây
dựng ngôn ngữ nhân vật của tác giả.
4.2. ý nghĩa
4.2.1. ý nghĩa khoa học
Tập hợp những quan điểm đã có, bước đầu xây dựng một hệ thống lý
luận về mạch lạc và hội thoại trên cơ sở lí thuyết đó để giải quyết những yêu
cầu mà đề tài đặt ra.
Hình thành nên phương pháp nghiên cứu mạch lạc của hội thoại trực
tiếp, trong đó hình thành nên một hệ thống những vấn đề và các bước cụ thể
nghiên cứu mạch lạc của hội thoại trực tiếp.

4.2.2. ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp những lí thuyết cơ bản về mạch lạc và hội thoại vào thực tiễn
giảng dạy về mạch lạc và hội thoại ở trường phổ thông.
Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 4 -


Khoá luận tốt nghiệp
Góp phần vào việc nhận diện và phân tích mạch lạc của hội thoại trực
tiếp trong truyện ngắn Nam Cao.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Dựa trên những cơ sở lí thuyết, chúng tôi thống kê các hình thức mạch
lạc của hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nam Cao (Mạch lạc trong diễn
ngôn của từng nhân vật hội thoại; mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất của
toàn cuộc thoại). Để thấy biểu hiện cụ thể của mạch lạc trong hội thoại trực
tiếp.
5.2. Phương pháp phân tích
Phân tích các mạch lạc từng cuộc thoại trực tiếp để thấy được sự chi
phối của chúng trong nội dung của toàn văn bản.
5.3. Phương pháp hệ thống hoá
Luận văn vận dụng phương pháp hệ thống hoá, chủ yếu vận dụng quan
hệ đồng nhất, đối lập giữa các đối tượng nghiên cứu. Phương pháp hệ thống
hoá chi phối sự phân loại bước đầu các hình thức mạch lạc của hội thoại trực
tiếp, đồng thời chi phối cách thử nghiệm xây dựng cách tiếp cận chung cho
việc nghiên cứu các hình thức mạch lạc của hội thoại trực tiếp.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương.
-Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
-Chương 2: Mạch lạc trong diễn ngôn của từng nhân vật hội thoại.

-Chương 3: Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất của toàn cuộc thoại.
Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 5 -


Khoá luận tốt nghiệp

B. Phần Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Lý thuyết hội thoại
Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên phổ biến của
ngôn ngữ.
1.1.1. Vận động hội thoại
Trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: trao lời,
trao đáp và tương tác.
1.1.1.1. Sự trao lời (allocution)
Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu
cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một
lượt lời. Chúng ta đã dùng ký hiệu SP để chỉ người tham gia vào hội thoại, SP1
là vai nói, SP2 là vai nghe. SP1, SP2 Và SPn là các đối tác hội thoại.
Trao lời là vận động mà SP1 nói lượt lời của mình và hướng lượt lời của
mình về phía SP2 nhằm làm cho SP2 nhận biết được rằng lượt lời nói ra đó là
dành cho SP2. Trong một song thoại, vấn đề xác định SP2 không đặt ra bởi vì
chỉ có một người nói và một người nghe. Nhưng đối với những cuộc đa thoại
thì vận động trao lời có khi hướng vào toàn thể người nghe trong cuộc hội
thoại, nhưng cũng có khi chỉ nhằm vào một (hoặc một số) người trong toàn bộ
người nghe đương trường. Trong trường hợp này, lượt lời của SP1 phải có dấu
hiệu để báo cho những người nghe đương trường biết ai là người nghe đích
thực của lượt lời đó. Bình thường thì SP1 và SP2 là hai người khác nhau. Tuy

nhiên, ở những trường hợp độc thoại, độc thoại không phải đơn thoại và là độc
thoại đời thường không phải trên sân khấu, người nói là một nhưng có sự phân
đôi nhân cách: nhân cách nghe và nhân cách nói. Có những vận động cơ thể
(điệu bộ, cử chỉ, nét mắt) hướng tới người nhận hoặc tự hướng về mình (gãi
đầu, gãi tai, đấm ngực) bổ sung cho lời của người nói. Tình thế giao tiếp
Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 6 -


Khoá luận tốt nghiệp
trao lời ngầm ẩn rằng người nhận SP2 tất yếu phải có mặt, đi vào trong lời
của SP1.
Ngay trước khi SP2 đáp lời, anh ta, ngôi thứ hai, đã được đưa vào trong
lời trao của ngôi thứ nhất tôi và thường xuyên kiểm tra, điều hành lời nói
của SP1. Cũng chính vì vậy, ở phía người nói, người trao lời nói năng có nghĩa
là lấn trước vào người nghe SP2, tức xây dựng hình ảnh tinh thần của SP2,
phải dự kiến trước phản ứng của người nghe để vạch được kế hoạch định hành
động sao cho có thể áp đặt điều mình muốn nói với SP2.
1.1.1.2. Sự trao đáp (echange, exchange)
Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi SP2 nói ra lượt lời đáp lại lượt
lời của SP1. Vận động trao đáp, cái lõi của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc
nhịp nhàng lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm với sự đổi thay liên tục vai nói
vai nghe.
Cũng như sự trao lời, sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi
lời, thường thường thì hai loại yếu tố này đồng hành với nhau. Chúng ta đã
biết diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ. Tất cả các hành vi ngôn
ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể bằng các hành vi ngôn ngữ
tương thích với hành vi dẫn nhập lập thành cặp như hỏi / trả lời, chào / chào,
cầu khiến/ nhận lời hoặc từ chốicảm ơn/ đáp lời, xin lỗi/ đáp lời mà sau này
sẽ được gọi là cặp kế cận (adjacency pair), mà cũng có thể thực hiện được
bằng những hành vi bất kỳ, không tương thích với hành vi dẫn nhập. Ngay cả

những hành vi tự thân không đòi hỏi sự hồi đáp như hành vi cảm thán hay
khảo nghiệm vẫn cần được hồi đáp. Tất nhiên có những diễn ngôn mà người
nghe không thể hồi đáp được như những diễn ngôn viết, những diễn ngôn
trong những cuộc hội thoại mà người nghe không đương diện hoặc những
cuộc hội thoại miệng trong đó người nghe không có quyền hồi đáp nếu không
được phép như lời tuyên án của quan toà. Tuy nhiên đây là nói sự hồi đáp trực
tiếp, đương trường. Trong chiều sâu, những diễn ngôn trên vẫn phải tính đến
khả năng cũng như cách thức hồi đáp có thể của người tiếp nhận. Nói khác đi
Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 7 -


Khoá luận tốt nghiệp
khi nói ra những diễn ngôn này, người nói vẫn phải dự tính đến sự hồi đáp của
người nhận để nói ra sao cho không thể phản bác được nếu người tiếp nhận
muốn phản bác.
1.1.1.3. Sự tương tác
Trong hội thoại, các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác động
qua lại với nhau làm biến đổi lẫn nhau. Trước cuộc hội thoại giữa các nhân vật
có sự khác biệt, đối lập, thậm chí trái ngược về các mặt (hiểu biết, tâm lý, tình
cảm, ý muốn). Không có sự khác biệt này thì giao tiếp thành thừa trong hội
thoại và qua hội thoại những khác biệt này giảm đi hoặc mở rộng ra, căng lên
có khi thành xung đột.
Trong hội thoại nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tương tác
(interactants). Họ tác động lẫn nhau về mọi phương diện, đối với ngữ dụng
học quan trọng nhất là tác động đến lời nói (và ngôn ngữ) của nhau. Liên
tương tác trong hội thoại trước hết là liên tương tác giữa các lượt lời của SP1
và SP2như thế, lượt lời vừa là cái chịu tác động vừa là phương tiện mà SP1,
SP2 sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói và qua lời nói mà tác động đến
tâm lý, sinh lý, vật lý của nhau.
Hội thoại có thể ở hai cực: Điều hoà, nhịp nhàng hoặc hỗn độn vướng

mắc mà tiêu biểu là những cuộc cãi lộn. ở những cuộc cãi lộn, ngoài cử chỉ,
điệu bộ và ngữ điệu, sự trùng lời, dẫm đạp lên lượt lời của nhau, cướp lời của
nhau là dấu hiệu của các cuộc chiến bằng lời này. Như vậy, có nghĩa là trong
các cuộc đối thoại đều phải có sự hoà phối (Synchroni Sation) các hoạt động
của các đối tác về mọi mặt, trước hết là hoà phối các lượt lời. Sự hoà phối nếu
hoàn hảo thì cuộc thoại sẽ diễn ra nghiêng về cực thứ nhất nếu không tốt thì
cuộc đối thoại nghiêng về thế cực thứ hai.
Trong quá trình hoà phối, mỗi nhân vật thực hiện sự tự hoà phối
(Autosy Chroni sation) tức là tự mình điều chỉnh hoạt động, thái độ, lượt lời
của mình theo từng bước của cuộc đối thoại sao cho khớp với những biến đổi
của đối tác và của tình huống hội thoại đang diễn ra. Tất nhiên bởi con người
Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 8 -


Khoá luận tốt nghiệp
là sinh vật có ý thức, có lý chí và ý chí cho nên sự tự hoà phối không phải là bị
động mà là chủ động, tự giác và có ý định. Trong cuộc đối thoại không phải
cứ thấy lời lẽ, điệu bộ của đối tác hội thoại căng là ta căng theo mà ta có thể
tìm cách làm dịu tình hình. Cũng có khi ta cố tình khiêu khích, gây căng
thẳng cho đối tác.
Vậy, tương tác là một kiểu quan hệ xã hội giữa người với người. Hễ có
một hoạt động xã hội thì có sự tương tác. Tương tác bằng lời chỉ là một trong
những dạng tương tác giữa người với người. Có tương tác bằng lời mà cũng có
sự tương tác không bằng lời. Vũ hội, trò chơi, thể thao, đi lại trên đường là
những tương tác không bằng lời chỉ là trường hợp riêng của tương tác nói
chung. Giữa tương tác bằng lời và tương tác không bằng lời có những yếu tố
đồng nhất.
1.1.2. Các quy tắc hội thoại
Nhà ngôn ngữ học Pháp, nữ GS.C.K.Orecchioni chuyên gia về ngữ dụng
học tương tác cho rằng các quy tắc hội thoại chia thành ba nhóm. Theo

GS.TS.Đỗ Hữu Châu thêm một nhóm nữa: nhóm quy tắc điều hành nội dung
của hội thoại.
1.1.2.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời gồm một hệ những điều
khoản mà Sacks và các đồng tác giả phát biểu như sau:
Thứ nhất, vai nói thường xuyên thay đổi nhau (luân phiên) trong một
cuộc thoại.
Thứ hai, mỗi lần chỉ có một người nói.
Thứ ba, lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài do đó cần có
những biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt.
Thứ năm, thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác
kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau.

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 9 -


Khoá luận tốt nghiệp
Thứ sáu, trật tự (nói trước, nói sau) của những người nói không bị cố
định, trái lại luôn luôn thay đổi. Do đó, một số phương tiện được dùng để chỉ
định và phân phối lượt lời là cần thiết. Việc chỉ định và phân phối lượt lời tất
nhiên không đặt ra đối với những cuộc song thoại mặt đối mặt, ở những cuộc
đối thoại này thông thường người đang nói, nói xong thì người nói sau sẽ tiếp
lời. Nếu như người đang nói nói xong mà người nói sau không nói hoặc kéo
dài quãng ngừng thì người đang nói hoặc phải tiếp tục nói hoặc phải tiếp tục
tìm cách khơi gợi để cho người nói sau nói. Những cuộc đối thoại chỉ một
người nói hoặc thời gian im lặng lớn hơn thời gian nói phần lớn là những cuộc
đối thoại có vấn đề.
Sự chỉ định và phân phối lượt lời chỉ đặt ra ở những cuộc đa thoại. ở
những cuộc đa thoại không người điều khiển (hoặc không có người có vị thế
giao tiếp mạnh tuyệt đối) thì việc phân phối và chỉ định người nói sau có thể

diễn ra ở hai dạng: hoặc người đang nói nói phân phối, lựa chọn hoặc người
nghe tự lựa chọn, tự chỉ định. Đằng sau sự liên hoà phối là các quy tắc luân
phiên lượt lời. Phải liên hoà phối là để cho các quy tắc luân phiên lượt lời vận
hành được tốt mà các quy tắc luân phiên lượt lời có vận hành tốt thì cuộc hội
thoại mới có kết quả.
1.1.2.2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại
Nội dung của một cuộc hội thoại được phân phối thành nội dung của
các lượt lời. Quy tắc luân phiên lượt lời có mục đích là phục vụ cho sự phát
triển của vấn đề mà cuộc hội thoại chấp nhận làm nội dung. Không thể có một
cuộc hội thoại mà sự liên hoà phối các lượt lời được bảo đảm một cách rất
hoàn hảo nhưng nội dung của các lượt lời lại đầu Ngô, mình Sở. Bởi vậy,
một cuộc hội thoại còn cần đến những quy tắc điều hành nội dung của nó,
đúng hơn là điều hành quan hệ giữa nội dung các lượt lời tạo nên cuộc hội
thoại đó. Bởi vì nội dung của diễn ngôn, của hội thoại không chỉ gồm nội
dung miêu tả, nội dung thông tin mà còn gồm nội dung liên cá nhân, nội dung

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 10 -


Khoá luận tốt nghiệp
ngữ dụng cho nên các quy tắc điều hành nội dung của hội thoại điều hành cả
nội dung miêu tả và nội dung liên cá nhân, ngữ dụng của nó.
Trong lời nói của chúng ta thường truyền báo nhiều hơn những điều
được nói trực tiếp, theo câu chữ. Nói cách khác, trong bất cứ lời nói nào, lượt
lời nào cũng có nghĩa tường minh, nghĩa được nói ra trực tiếp theo câu chữ và
những nghĩa hàm ẩn, không được nói trực tiếp, chỉ được suy ra từ nghĩa trực
tiếp. Quy tắc điều hành nội dung hội thoại do đó phải điều hành không chỉ
những nghĩa trực tiếp, theo câu chữ mà còn phải điều hành cả những nghĩa
hàm ẩn, những nghĩa phải suy ra mới nắm bắt được nữa. Quy tắc điều hành
nội dung của hội thoại được GS.TS.Đỗ Hữu Châu trình bày theo hai nguyên

tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắc quan yếu nhưng chúng tôi không đi tìm
hiểu vấn đề này mà chỉ giới thiệu.
1.1.2.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân phép lịch sự
Một cuộc hội thoại vẫn gặp trở ngại nếu như quan hệ liên cá nhân bị va
chạm cho dù nội dung thông tin, đích, hướng là đúng đắn, khoa học, cấp thiết.
Có khi chúng ta vì thiếu một lời chào mà bỏ cả mâm cỗ thịnh soạn đấy
thôi!
Nữ GS.C.K.Orecchioni định nghĩa: khái niệm lịch sự bao trùm tất cả
các phương diện của diễn ngôn bị chi phối bởi các quy tắc có chức năng giữ
gìn tính chất hài hoà của quan hệ liên cá nhân.
Các lý thuyết về lịch sự được GS.TS.Đỗ Hữu Châu giới thiệu tương đối
hoàn chỉnh đó là ba quan điểm của R.Lakoff, của G.N.Leech và của P.Brown
và S.Levinson trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học tập hai.
Tất cả những lý thuyết được nói đến trong đó cho thấy trong tương tác
bằng lời và trong tương tác xã hội những quan hệ liên cá nhân có vai trò
không kém quan trọng so với những quan hệ nội dung. Phép lịch sự bị chi
phối bởi những quy tắc tương tự như quy tắc của Lakoff hay của Leech nhưng
những quy tắc này chỉ phát huy tác dụng trên cơ sở thể diện của những người

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 11 -


Khoá luận tốt nghiệp
tham gia tương tác. Có thể nói quy tắc lịch sự chi phối quan hệ giữa thể diện
của người nói và người nghe trong hội thoại.
1.1.3. Thương lượng hội thoại
Hội thoại là một vận động. Từ khi các nhân vật hội thoại gặp nhau bắt
đầu cuộc tiếp xúc cho đến khi kết thúc, hình thức và nội dung không phải đã
được đặt ra từ đầu và giữ nguyên vẹn và không thay đổi. Phải trải qua một
cuộc thương lượng, thương lượng có khi có ý thức, trực diện nhưng thường là

ngầm (trừ những cuộc hội đàm có tính chất quan phương trong đó sự thương
lượng về hình thức, nội dung, các phía đối tác tham giađược tách riêng
thành một mục thảo luận lớn trước khi cuộc hội đàm chính thức bắt đầu) các
đối tác mới đạt được một sự thoả thuận về nội dung và hình thức cho cuộc hội
thoại. Lại nữa, trong khi trò chuyện, đề tài hành vi, cách ứng xử của các nhân
vật có thể có sự trục trặc kỹ thuật cần được điều chỉnh ngay. Cũng phải trải
qua thương lượng mới đạt được sự điều chỉnh đó.
Nói tổng quát thương lượng không chỉ xảy ra lúc khởi đầu mà còn xuất
hiện liên tục trong diễn tiến của hội thoại.
1.1.3.1. Đối tượng thương lượng
Các đối tác có thể thương lượng về:
a. Hình thức của hội thoại
Các nhân vật phải thoả thuận về ngôn ngữ được dùng. Ngay cả trường
hợp nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, vẫn phải có sự thương lượng về
phong cách, về giọng điệu (trang trọng, thân mât, bỗ bã, tranh luận, phỏng
vấn)
b. Cấu trúc của hội thoại
Thương lượng về các đoạn mở đầu, kết thúc, về sự phân bố các lượt lời.
c. Lý lịch và vị thế giao tiếp của các đối tác
Trong những cuộc hội thoại giữa những người mới gặp nhau lần đầu,
những người này phải thương lượng để dò tìm lý lịch của nhau, tức là xác định
được vị trí của mỗi người trên trục dọc và trục ngang.
Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 12 -


Khoá luận tốt nghiệp
d. Các yếu tố ngôn ngữ
Các nhân vật hội thoại còn phải thương lượng về từ ngữ được dùng,
thương lượng về ý nghĩa của chúng, về câu cú.
e. Nội dung hội thoại

Các nhân vật hội thoại phải thương lượng với nhau về các vấn đề được
đưa ra trò chuyện với nhau. Tất nhiên đối với những cuộc hội thoại quan
phương thực hiện theo những đề tài đã định từ trước (hội thảo khoa học, hội
đàm chính trị) thì không cần phải thương lượng (mặc dù trong quá trình hội
thoại có khi các phía đối tác muốn thay đổi đề tài, lúc đó lại cần đến thương
lượng). Trong những cuộc hội thoại thường ngày có thể A thích đề tài này, B
thích đề tài khác, C lại thích đề tài khác nữalúc đó vận động thương lượng
đề tài sẽ được đặt ra. Ngay cả khi A muốn kết thúc nhưng B, C chưa muốn,
cũng phải qua thương lượng mới có thể quyết định được việc chấm dứt cuộc
hội thoại.
1.1.3.2. Phương thức thương lượng
a. Thời gian thương lượng
Thương lượng có thể xuất hiện ngay ở đầu cuộc hội thoại sau một thời
gian dò dẫm mở thoại, dò dẫm để xác lập quan hệ hội thoại (để xem đối tác
với mình có bắt lời mình, tức có chịu hội thoại với mình hay không) một cách
trực tiếp hay gián tiếp vừa trò chuyện vừa thương lượng.
b. Thể thức thương lượng
Về nguyên tắc có thể nêu đề tài một cách trực tiếp, nhưng những lối
thương lượng như vậy có vẻ áp đặt, thô vụng, không thích hợp với hội thoại
đời thường giữa bạn bè. Bởi vậy, thể thức thương lượng ngầm, gián tiếp theo
kiểu dò dẫm thường gặp hơn.
c. Kết cục của hội thoại
Cuộc hội thoại có thể có các kết cục: thành công và thất bại. Thành
công có thoả thuận và tự nguyện liên kết:

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 13 -


Khoá luận tốt nghiệp
Thoả thuận là kết cục lý tưởng nhất trong đó hai phía hội thoại tác động

lẫn nhau một cách hài hoà mà đạt được.
Liên kết tự nguyện kém hơn, trong đó một phía phải chấp nhận lập
trường của phía bên kia.
Thất bại gồm có mỗi người giữ vững lập trường riêng và liên kết miễn
cưỡng.
Sự liên kết miễn cưỡng phải nhờ vào áp lực của một phía và sự thành
công của cuộc hội thoại chỉ ở bên ngoài.
Vậy, thương lượng trong hội thoại là không tránh được bởi vì bao giờ
cũng có sự bất đồng, xung đột sơ khởi đối với bất kỳ cuộc hội thoại nào.
1.1.4. Ngữ pháp hội thoại
Gotz Hinder Lang cho rằng nói đến ngữ pháp của hội thoại là ngầm
thừa nhận sự tồn tại của hệ thống những quy tắc chi phối chuỗi những hành vi
ngôn ngữ quyết định một cuộc hội thoại có tính mạch lạc. Tác giả cho rằng ở
vận động đầu tiên của mô hình hội thoại một đối tác SP1 sẽ nêu ra một đích,
đối tác thứ hai SP2 sẽ phải phản ứng lại cái đích đó. Cuối cùng thì hoặc là SP2
chấp nhận đích của SP1 hoặc SP1 phải từ bỏ đích của mình. Như vậy quan
niệm xem hội thoại là một hoạt động có đích và có hướng dường như sẽ loại
bỏ ra khỏi đối tượng nghiên cứu của mình những kiểu đối thoại như chuyện
phiếm, tán gẫu, đấu hót. Tuy nhiên, chuyện phiếm có đặc điểm là nhảy cóc từ
cuộc thoại con này sang cuộc thoại con khác. Mặc dù đích tổng quát không
được đặt ra nhưng mỗi cuộc thoại con lại có đích riêng, do đó nó vẫn có thể
được nghiên cứu theo ngữ pháp hội thoại, tức là nghiên cứu theo ngữ pháp của
những cuộc thoại có hướng và đích. Chúng ta xem xét về phân loại và cấu trúc
nội tại của những cuộc hội thoại đơn giản.
Ngữ pháp hội thoại của Gotz Hinder Lang trước hết nói về ngữ pháp của
các cuộc hội thoại đơn giản. Tác giả vận dụng quan điểm của Franke (1990)
và Hundsnurscher (1995) phân loại các cuộc hội thoại đơn giản theo tiêu chí
kết hợp đích và lợi ích. ở bậc phân loại thứ nhất chúng ta phân biệt hội thoại
Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 14 -



Khoá luận tốt nghiệp
hài hoà và hội thoại bất hoà. Những cuộc hội thoại hài hoà là những cuộc hội
thoại mà lợi ích của SP1 và SP2 hoặc đã đồng nhất từ đầu hoặc dễ dàng tương
hợp. SP2 dễ dàng tương hợp với SP1 hoặc ngược lại.
Trong các cuộc hội thoại bất hoà, lợi ích của SP1 và SP2 hoặc khác
nhau hoặc trái ngược nhau lúc đầu. ở hội thoại kiểu này cần phân biệt những
cuộc thoại trong đó cả hai đối tác đều sẵn sàng nhượng bộ nhau và những
cuộc thoại mà mỗi đối tác bướng bỉnh, không chịu nhượng bộ.
1.1.5. Hội thoại đời thường và hội thoại trong tác phẩm văn học
1.1.5.1. Những điểm tương đồng
Về hình thức hội thoại trong tác phẩm văn học mô phỏng bắt chước
giống hội thoại đời thường, qua đó tác giả cho người đọc thấy hội thoại giống
y như đời thường.
1.1.5.2. Những điểm khác biệt
Về chức năng: dựa vào chức năng ngôn ngữ thì giao tiếp đời thường chủ
yếu có chức năng giao tiếp. Còn hội thoại trong tác phẩm văn học chủ yếu có
chức năng thẩm mỹ.
Về cấu trúc: hội thoại đời thường, thường tản mạn không định trước do
ngữ cảnh và nhân vật hội thoại quyết định. Hội thoại trong tác phẩm văn học,
tất cả những nhân vật nói như thế nào đều chịu sự chi phối sáng tạo của nhà
văn.
Về phương diện sử dụng: hội thoại đời thường do nhân vật nói chuyện
với nhau trực tiếp nó có những yếu tố kèm lời, phi lời. Còn hội thoại trong tác
phẩm văn học chủ yếu do nhân vật nên hạn chế yếu tố kèm lời, phi lời, nếu có
thì qua lời dẫn của tác giả.
1.2. Lý thuyết về mạch lạc
1.2.1. Khái niệm
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về mạch lạc như M.A.K.
Halliday và Hasan, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, D. Togeby, nhưng ở

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 15 -


Khoá luận tốt nghiệp
đây chúng tôi đi theo khái niệm của D.Togeby: Mạch lạc, hiểu một cách
chung nhất là đặc tính của sự tích hợp văn bản, tức là cái đặc tính bảo đảm
cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản khớp được với nhau trong một
tổng thể gắn kết. [Tạp chí ngôn ngữ số 3, 2003]
Như vậy, mạch lạc là sự thống nhất nội dung bên trong, là sự thống nhất
nghĩa của văn bản. Mạch lạc trong văn bản được cụ thể ra thành sự thống nhất
về đề tài, sự nhất quán về chủ đề và sự chặt chẽ về logic.
1.2.2. Những biểu hiện của mạch lạc trong văn bản viết
1.2.2.1. Mạch lạc trong triển khai mệnh đề
a. Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài chủ đề
Tính thống nhất đề tài chủ đề có tầm quan trọng nhất định đối với
việc tạo lập và giải thuyết văn bản. Mặc dù đề tài chủ đề không phải tiêu
chuẩn cần và đủ để có văn bản (Halliday và Hasan, 1976). Tính thống nhất đề
tài chủ đề chỉ là kết quả của mạch lạc, không phải là nguyên nhân và cũng
không phải là điều kiện để có một văn bản, mặc dù văn bản có nó như một đặc
trưng thường gặp. Sự vi phạm tính thống nhất đề tài chủ đề được cụ thể hoá
thành sự vi phạm tính hợp lý của sự triển khai mệnh đề.
b. Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lý (logic) của sự triển khai mệnh đề
Sự vi phạm tính logic trong triển khai mệnh đề ở đây làm cho câu
(mệnh đề) cuối cùng không ăn nhập được với phần văn bản đi trước, tức là
không mạch lạc (đứt mạch) với phần văn bản đi trước, mặc dù ở đây tính
thống nhất đề tài chủ đề vẫn được bảo toàn.
c. Mạch lạc thể hiện trong trình tự hớp lý (logic) giữa các câu (mệnh đề)
Giữa các sự việc chứa trong các câu (mệnh đề) có thể có mối quan hệ
nguyên nhân, nhờ đó làm cho chuỗi câu có được mạch lạc.
1.2.2.2. Mạch lạc trong hành động ngôn ngữ (mạch lạc diễn ngôn)

Nôi dung từ ngữ (nội dung mệnh đề) của câu không giữ vai trò đáng kể
trong việc xem xét mạch lạc. Cái được chú ý là những hành động ngôn ngữ
Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 16 -


Khoá luận tốt nghiệp
được thể hiện trong những câu ấy có chấp nhận nhau (dung hợp được với
nhau) không.
1.2.2.3. Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác
Cách hiểu mạch lạc căn cứ vào nguyên tắc cộng tác của P.Grice là do
Green đưa ra (1989). Đây không phải là một trong cách thể hiện mạch lạc mà
là một cách hiểu, giải thuyết về mạch lạc, nó được dùng để giải thuyết toàn bộ
mạch lạc trong đó có những cách biểu hiện mạch lạc nêu trên.
1.2.3. Mạch lạc của hội thoại và mạch lạc văn bản
Mạch lạc hội thoại: thể hiện thông qua lời nói của các nhân vật giao
tiếp với nhau, trong đó mỗi nhân vật có một mục đích riêng, thực hiện một
chiến lược giao tiếp riêng và tác động lẫn nhau để đạt được đích của mình.
Mạch lạc văn bản: do chính tác giả tổ chức, sắp xếp và được thể hiện
xuyên suốt trong toàn văn bản.
1.3. Tiểu kết
Trên đây là toàn bộ cơ sở lý thuyết để từ đó chúng tôi soi chiếu vào
nghiên cứu đề tài. Lý thuyết về hội thoại và mạch lạc là những lý thuyết quan
trọng để thấy được mạch lạc trong diễn ngôn của từng nhân vật hội thoại và
mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất của toàn cuộc thoại.

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 17 -


Khoá luận tốt nghiệp


Chương 2
Mạch lạc trong diễn ngôn của từng
nhân vật hội thoại
2.1. Cơ sở xác định mạch lạc hội thoại
Để xác định mạch lạc của hội thoại trực tiếp, chúng tôi dựa trên hai cơ
sở sau:
2.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
Thứ nhất, dựa vào lý thuyết hội thoại chúng tôi đã nêu ở chương 1 như:
vận động hội thoại, các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, ngữ pháp
hội thoại, hội thoại đời thường và hội thoại trong tác phẩm văn học
Thứ hai, dựa vào các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ dụng (cấu trúc
câu, nghĩa của từ, lập luận, hành vi ngôn ngữ, nghĩa tường minh, nghĩa hàm
ẩn). Đặc biệt chú ý đến những nhân tố giao tiếp có mặt trong từng cuộc hội
thoại trong văn bản nghệ thuật. Trong đó, ngữ cảnh được chỉ dẫn trong tác
phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng để tạo lập và lý giải mạch lạc trong hội
thoại.
2.1.2. Cơ sở ngoài ngôn ngữ
Khi giao tiếp về một vấn đề nhất định nào đó, nhân vật giao tiếp phải
tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định: thống nhất về ngôn ngữ, quy ước,
ứng xử xã hội Ngoài ra, nhân vật giao tiếp trong tác phẩm văn học còn chịu
sự chi phối về quan điểm, tư tưởng của tác giả. Bởi vì, nhân vật trong tác phẩm
truyện cũng do tác giả sáng tạo, tưởng tượng ra. Vì thế, ngôn ngữ của nhân vật
trong truyện cũng do chính tác giả hư cấu và tưởng tượng lên. Nó trở thành
ngôn ngữ nghệ thuật (khác với ngôn ngữ hội thoại đời thường).

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 18 -


Khoá luận tốt nghiệp
2.2. Mạch lạc thể hiện qua đích giao tiếp của từng nhân vật

2.2.1. Đích giao tiếp
Khi giao tiếp nhân vật hội thoại đặt ra một hay những đích cần đạt đến.
Đích là nhân tố quyết định tới hiệu quả giao tiếp trong cuộc thoại đó.
Mỗi nhân vật khi giao tiếp phải thực hiện những hành vi ngôn ngữ khác
nhau như (yêu cầu, hỏi, bày tỏ, điều khiển) nhằm hướng tới một đích cụ thể
nào đó.
Đích giao tiếp của từng nhân vật có thể hiểu đơn giản là mục tiêu mà
nhân vật tự xác định cho mình trước hay trong khi giao tiếp và thực hiện bằng
hành động giao tiếp: mục tiêu đó có thể là bộc lộ quan điểm, ý kiến, hiểu
biết Nhằm thuyết phục đối tác tin và hành động theo ý muốn của mình.
Trước cuộc giao tiếp các nhân vật có thể có đích giống hoặc không
giống nhau. Nếu các nhân vật có đích giống nhau thì cuộc thoại tiến triển một
cách dễ dàng, thuận lợi và dễ thành công dẫn đến cuộc thoại có kết thúc hài
hoà. Ngược lại, các nhân vật không có đích giống nhau sẽ dẫn tới những mâu
thuẫn trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, nếu trong giao tiếp, các nhân vật
thương lượng đựơc với nhau về đích, cuộc thoại có thể thành công, nếu không
cuộc thoại sẽ thất bại (cãi nhau).
Ngoài ra, có những nhân vật chủ động tiến hành giao tiếp, nêu ra đề tài
cần bàn bạc. Trường hợp này, đích được xác định trước khi cuộc thoại bắt đầu.
Có nhân vật tham gia hội thoại một cách bị động (lôi kéo, rủ rê) đích nảy sinh
trong quá trình hội thoại.
Ví dụ: (1) ấy thế mà người đàn bà cũng chịu:
- SP1: Vâng, thì các ông cứ làm sao lôi được lúa về nhà cho nhà cháu
là được.
- SP2: ồ ! Nhưng mợ phải cho một đồng.
- SP1: Ông nói một đồng, chẳng lẽ ông lấy cả một đồng.

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 19 -



Khoá luận tốt nghiệp
- SP2: Mợ đã nói thế thì chúng tôi xin bớt đi một hào. Cứ chín hào một
công, chẳng còn phải nói đi nói lại.
- SP1: Vâng, thì mời các ông về nhà.
[5, 180]
Trong cả đoạn thoại, SP1 và SP2 đều có đích riêng của mình. SP1 thể
hiện đích ở đây là thuê được người về nhà cắt lúa; SP2 có đích là được trả
công một đồng. ở đây đích của SP1 và SP2 được đặt ra trước khi giao tiếp vì
trước đó SP1 đã trao đổi với SP2 về công gặt là tám hào còn SP2 đòi trả
công là mợ cứ cho một đồng. Trong cuộc thoại trên cả SP1 và SP2 đều đạt
đích của mình đó là: SP1 thuê được người gặt lúa và SP2 có việc được trả công
là chín hào một công.
Nhân vật có thể thực hiện những hành vi ngôn ngữ khác nhau nhằm
hướng tới đích cụ thể do nhân vật ấy đặt ra.
Ví dụ: (2) Muốn lảng chuyện, tôi hỏi:
- SP1: Lúc này nhiều thời gian thế, chắc anh viết được. Anh đã viết
được cái gì thú chưa ?
- SP2: Chưa, bởi vì ngay đến một cái bàn viết ra hồn cũng không có
nữa. Nhưng thế nào chúng mình cũng phải viết một cái gì để ghi lại cái thời
này. Nếu khéo làm thì có thể hay bằng mấy cái số đỏ của Vũ Trọng Phụng,
Phụng nó còn sống đến lúc này phải biết.
[6, 248]
Trước đoạn thoại này, vợ chồng Hoàng đang kể những thói xấu, sự ngu
dốt của những người dân quê làm cách mạng. Độ không muốn nghe nữa muốn
chuyển sang đề tài khác nên đã dùng hành vi ngôn ngữ ở lời hỏi SP1, thể hiện
ở phát ngôn trả lời của SP2.
Bất cứ một cuộc thoại nào cũng đều đạt đến đích giao tiếp. Trong
truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi thống kê được 88 cuộc thoại đạt được
đích giao tiếp.
Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 20 -



Khoá luận tốt nghiệp
2.2.2. Các loại đích giao tiếp
Trong giao tiếp, các nhân vật có thể đạt được rất nhiều đích khác nhau.
Tuy nhiên trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ phân loại dựa trên ba loại
đích chính.
a. Đích nhận thức
Thông qua hội thoại, người nghe sẽ có những hiểu biết nhất định về một
sự vật, sự việcmà người nói đề cập đến.
Ví dụ: (3) Dần dần, thỉnh thoảng mụ hỏi ông lang về những bệnh
của bà:
- SP1: Này, ông lang này! Tôi chỉ có chứng thế này thì ông bảo ra sao?
Tôi ăn được, ngủ được, trong người không thấy bệnh hoạn gì, nhưng thỉnh
thoảng vùng mặt nóng bừng, y như cầm bó đóm mà hơ. Thế thì nó là cái bệnh
gì?
- SP2: Chân hoả vượng. Cái hoả nó bốc lên đầu.
- SP1: Có sao không?
- SP2: Kể mà có tiền uống thuốc cho nó hạ bớt cái chân hoả thì cũng
tốt. Để vậy, nó hay sinh váng vất nhức đầu.
- SP1: Đúng thế rồi! Tôi nhức đầu luôn.
- SP2: Nguyên do là tại chị không sinh đẻ, chứng bệnh của chị, những
đàn bà goá, những đàn bà không có chồng, không mấy người không có. Nhiều
người lấy chồng, tự nhiên khỏi bệnh, chả cần uống thuốc.
[5, 337,338]
Qua đoạn hội thoại, SP2 là ông lang Rận đã cung cấp cho mụ Lợi là SP1
biết về chứng bệnh Chân hoả vượng mà SP1 không biết là bị làm sao. SP2
còn cho biết nguyên do và cách chữa bệnh đó. Đó là cung cấp cho SP1 những
hiểu biết, nhận thức về bệnh của mình.
Hoặc (4) Tôi sửng sốt:

- SP1: Anh ta cưới vợ rồi! Lấy ai?
Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 21 -


Khoá luận tốt nghiệp
- SP2: Cái Thủa, con nhà chú Thuận lùn ấy mà!... Con bé tình ra phết!
Mà phải biết là đỏng đảnh. Lúc nào cũng cái áo cánh cát bá cái yếm cổ xây
thật trắng, cái quần lụa buông chùng xuống tận gót chân, với chùm chìa khoá
lúc la lúc lắc Nội bà lý, bà phó trong làng này cũng không ăn bận sang như
nó. Cô đầu cũng không ăn đứt.
- SP1: Thế mà nó chịu lấy anh ta?
- SP2: Thì còn lấy chó nào được thì chả lấy? Nó đĩ bỏ cha đi ấy! Hai
cái mắt thì lúc nào cũng tít đi, hai cái má thì đỏ tía ria, cái mồm thì toe toét,
động ai hơi nói đùa, nói bỡn một tí là hơ hớ cười. Nó nhân tình với trăm
thằng, bọn lý dịch chẳng anh nào không thậm thọt ra vào nhà nó.
[5, 258,259]
SP1 không biết Phúc đã lấy vợ nên hỏi sửng sốt lấy ai? và SP2 cung
cấp cho SP1 những thông tin về những người vợ của Phúc như tính nết: tình ra
phết, đỏng đảnh; ăn mặc sang trọng hơn bà lý, bà phó, là một người đàn bà
không tốt.
Trong tổng số 88 phiếu thống kê trong truyện ngắn của Nam Cao, về
đích nhận thức là 23 phiếu, chiếm 26,1%.
b. Đích quan hệ
Khi chúng ta trò chuyện, giao tiếp với nhau là chúng ta nhằm thiết lập,
duy trì, củng cố, tăng cường quan hệ với người tiếp nhận (hoặc làm cho mối
quan hệ mật thiết hơn, hoặc làm mất đi một quan hệ nào đó trước giao tiếp đã
có).
Ví dụ: (5) Tơ gục mặt xuống cánh tay để giấu miệng đi, cười nũng
nịu:
- SP1: Thế xưng bằng gì được?

- SP2: Bằng tôi, hay là em thì càng thú.
Hắn can đảm thêm chút nữa. Cô bao nhiêu tuổi nhỉ?
- SP1: Cậu đoán độ bao nhiêu?
Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 22 -


Khoá luận tốt nghiệp
- SP2: Mười tám phải không?
- SP1: Mười bảy.
- SP2: Thế thì tốt quá. Tôi mười tám. Gái hơn hai, trai hơn một, cô nhỉ!
[5, 239]
Trong truyện Tơ là SP1 đến mua dâu nhà Hàn (SP2), hai người chưa
biết về nhau. SP2 muốn thiết lập mối quan hệ với SP1 nên SP2 đã từng bước
dẫn dắt SP1 từ chỗ gọi là cậu đến gọi là anh, qua việc hỏi tuổi của
SP1.Như vậy, qua giao tiếp SP2 đã thiết lập được mối quan hệ mật thiết hơn
với SP1. Đó là đích tạo lập quan hệ của tác giả.
Hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao, thống kê về đích
quan hệ là 18/88 phiếu, chiếm 20,4%.
c. Đích hành động
Qua hội thoại, SP1 có thể hướng người tiếp nhận đến hành động,
nguyện vọng của mình.
Ví dụ: (6) Một đêm, sau khi đã than thở với con hết quá một trống
canh rồi, bố Dần thở dài bảo con rằng:
- SP1: Cơ cực này, nếu còn ở nhà, rồi đến chết đói cả lũ mà thôi. Bây
giờ mà còn thế, đến tháng hai tháng ba này còn khổ đến đâu? Bố con mình có
thân thì phải liệu dần đi. Cũng chẳng mấy ngày nữa mà đã hết thôi thì ta cố
mà chịu vậy qua giêng rồi sẽ tính.
- SP2: Thầy bảo: con tính thế nào? Nhà mình thì chỉ có cấp làm thuê.
Thời vụ lại hết rồi. Qua giêng, con chắc mười ngày nghỉ, chưa chắc có một
ngày có việc.

- SP1: ý thế mình mới lại cần phải tính. Nếu có việc thì còn phải lo gì
nữa? chẳng còn cơm thì cũng được cháo, miễn là không chết lảNhưng
không có việc!...cho nên tao định lên rừng một chuyến.
- SP2: Eo ôi!

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 23 -


Khoá luận tốt nghiệp
- SP1: Việc gì mà eo ôi? Bây giờ người ta đi như đi chợ. Nghe nói
trên ấy làm ăn còn dễ. Làng ta, về cánh nhà ông trương Huấn đấy, họ đi tất cả
bằng ấy anh em, mà anh nào về cũng có tiền.
- SP2: Tiền rừng, bạc bể chả dễ nuốt được đâu. Vô phúc mà ngã nước
một chuyến thì lại được!...
- SP1: Thì chỉ đến chết là cùng, chứ gì? Còn hơn ngồi nhà mà chết đói.
Thế mày bảo: không liều thân đi thế thì còn xoay xấp gì để kiếm ra tiền được
nữa nào.
[5, 350,351]
Vì quá nghèo, lại không còn việc để làm nên SP1 (bố của Dần) đã nghĩ
đến việc lên rừng để kiếm tiền nhưng Dần (SP2) vì sợ bố mình bị làm sao nên
không muốn bố đi. Biết rằng ở nhà không có việc thì cũng chết nên SP1 quyết
định thực hiện ước muốn của mình. Cuộc thoại giữa hai cha con để đạt đến
đích hành động là quyết đi lên rừng một chuyến để kiếm tiền dù phải chết.
Hoặc:
Ví dụ: (7) Anh cu mở mắt ra, chị giục:
- SP1: Kìa, dậy đi!
- SP2: Tạnh mưa rồi à?
- SP1: Tạnh rồi. Dậy đi!
- SP2: Yên đã nào!...
- SP1: Dậy đi! ra chõng kia mà nằm.

[5, 98]
Bằng hành vi ở lời yêu cầu, SP1 yêu cầu SP2 hướng tới hành động dậy
đi và ra chõng kia mà nằm. SP1 yêu cầu SP2 thực hiện hành động theo
nguyện vọng của mình.
Trong 88 phiếu thống kê, về đích hành động có 16 phiếu, chiếm 18,2%.

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 24 -


Khoá luận tốt nghiệp
2.3. Mạch lạc thể hiện ở sự thương lượng hội thoại của từng nhân vật
Trước cuộc hội thoại, giữa SP1 và SP2 có thể đặt ra những đích khác
nhau, nhưng trong quá trình giao tiếp, nhân vật giao tiếp phải thương lượng
với nhau vấn đề mà họ đang đề cập tới, đặc biệt là khi đối tác muốn thay đổi
đề tài để đạt được đích giao tiếp cần đạt tới.
Ví dụ: (8) Dần tức tối:
- SP1: Nể! Nể cái gì! Thầy cứ bảo rằng: mẹ con chết đi rồi, hai em thì
còn dại, chỉ có con hơi lớn một tí phải ở nhà thổi cơm, nấu nước.
- SP2: Thì tao vẫn bảo người ta thế. Nhưng người ta không chịu.
- SP1: Không chịu là không chịu thế nào? Quyền còn ở mình.
- SP2: Thì vẫn là quyền còn ở mình! Cho nên người ta có dám bắt mình
đâu? người ta chỉ cố nài. Người ta nói khó với mình. Tao thề với mày: hai ba
lần bà ấy không khóc với tao, tao chết! Rồi bà ấy lạy. Bà ấy bảo: thế này
này, ông ạ: ông cũng khổ, nhưng tôi còn khổ hơn ông, thầy cháu chết đi, tôi
chỉ được mình cháu là con trai, ông có thương tôi Như thế thì tao còn biết
từ chối người ta thế nào cho tiện?
[5, 352]
Đoạn trước SP2 (bố Dần) nói đến chuyện cho người ta cưới là gả
chồng cho Dần, nhưng Dần không muốn nên tức tối: Nể!NểSau đó SP2
thương lượng bằng các lí lẽ: họ đến xin cưới hai, ba lần còn khóc nữa, nói đến

nỗi khổ của họ, họ cũng không dám bắt phải cưới Từ những lý lẽ ấy SP2
hướng tới đích giao tiếp là nhất định Dần phải lấy chồng không thể từ chối
được và SP1 đã chấp nhận những lí lẽ mà SP2 đưa ra là đồng ý đi lấy chồng ở
đoạn hội thoại sau.
Hoặc
Ví dụ: (9) Nguy tai thật!... Thế là đích là anh ấy định kéo tôi đi cà
khịa với anh nào thật. Tôi nghiêm mặt bảo:

Nguyễn Thị Hạnh K29BNgữ Văn - 25 -


×