Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

QUẢN TRỊ HỌC CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT CỦA CÔNG TY FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 29 trang )

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT
TẠI CÔNG TY FPT TELECOM

NHÓM 5
MÃ HỌC PHẦN: 2017BMGM0111
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: CHU THỊ HÀ

HANOI, 2020
Danh sách thành viên

STT

Họ và tên

Mã SV

45

NGUYẾN THỊ NGỌC HUYỀN

18D170067

46

ĐẶNG THẢO LAN

18D170221

47


ĐÀO THỊ HƯƠNG LAN

18D170270

48

LÊ THỊ THANH LAN

18D170171

49

ĐINH THỊ LÀNH

18D170321

50

TRẦN THỊ LỆ

18D170172

51

VŨ NHẬT LỆ

18D170222

52


NGUYỄN THỊ LIÊN

18D170322

53

DƯƠNG THỊ LINH

18D170123

54

HÀ THÙY LINH

18D170173

55

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

18D170075

1


PHẦN MỞ ĐẦU
Quản trị là hoạt động không thể thiếu của mỗi tổ chức. Các tổ chức dù lớn
hay nhỏ muốn tồn tại và hoạt động vững chắc đều cần có quản trị. Đây là hoạt
động của một hoặc một số người được coi là đứng đầu của tổ chức phối hợp với
các hoạt động khác nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hoạt động quản trị

là vô cùng quan trọng vì nó giúp tổ chức đi đúng hướng, đồng thời sẽ là bộ phận
khen thưởng hoặc xử lý sai phạm, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển vững chắc
của tổ chức nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thực
hiện nhiệm vụ quản trị thường là các bộ phận, cơ quan đầu não của công ty như
chủ tịch, tổng giám đốc, cổ đông, hội đồng quản trị,…
Hoạt động quản trị có 4 chức năng, bao gồm chức năng hoạch định, chức
năng tổ chức, chức năng lãnh đạo và chức năng kiểm soát. Bài thảo luận này đề
cập đến chức năng cuối cùng – chức năng kiểm soát tại Công ty Cổ phần Viễn
thông FPT.

2


MỤC LỤC
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................................... 1
I.

Khái niệm và các nguyên tắc kiểm soát ...................................................................... 1
1.

Khái niệm kiểm soát ............................................................................................. 1

2.

Vai trò của kiểm soát ............................................................................................ 2

3.

Các nguyên tắc kiểm soát ..................................................................................... 2


II.

Phân loại kiểm soát ................................................................................................. 3

1.

Theo thời gian tiến hành kiểm soát ....................................................................... 3

2.

Theo tần suất các cuộc kiểm soát.......................................................................... 3

3.

Theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm soát .................................................... 3

4.

Theo đối tượng kiểm soát...................................................................................... 4

III. Quy trình kiểm soát..................................................................................................... 4
1.

Xác định các tiêu chuẩn kiểm soát ........................................................................ 4

2.

Đo lường kết quả hành động ................................................................................ 5

3.


So sánh với tiêu chuẩn kiểm soát .......................................................................... 7

4.

Tiến hành điểu chỉnh ............................................................................................ 8

B. PHÂN TÍCH THỰC TẾ .................................................................................................. 9
I. Giới thiệu về công ty FPT Telecom ................................................................................ 9
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phẩn viễn thông FPT .................................................. 9
2.

Tóm tắt quá trình phát triển của công ty ............................................................... 9

3.

Các lĩnh vực kinh doanh ..................................................................................... 11

4.

Các giải thưởng tiêu biểu ................................................................................... 12

II. Nguyên tắc kiểm soát của công ty FPT ..................................................................... 12
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc đảm bảo tính chiến lược, hiệu quả. ...................................... 12
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đúng lúc, đúng đối tượng và công bằng. .............................. 13
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc công khai, chính xác, hiện thực khách quan. ........................ 13
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý ........................................ 13
II. Ưu, nhược điểm trong kiểm soát tại FPT Telecom ................................................... 13
1.


Ưu điểm ............................................................................................................. 13

2.

Nhược điểm ........................................................................................................ 14

III. Các quy trình kiểm soát tại công ty FPT................................................................... 14
1.

Xác định các tiêu chuẩn...................................................................................... 14

2.

Đo lường kết quả hành động .............................................................................. 15

3.

So sánh với tiêu chuẩn kiểm soát ........................................................................ 16

4. Tiến hành điều chỉnh ................................................................................................ 18
3


C. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ .............................................................................................. 19
I. Đánh giá về công tác kiểm soát của công ty FPT ........................................................ 19
1. Kết quả kiểm soát ..................................................................................................... 19
2. Nguyên nhân ............................................................................................................ 20
3. Ưu, nhược điểm trong phương pháp kiểm soát tại FPT ............................................. 20
II.


Vai trò của chức năng kiểm soát đối với một doanh nghiệp nói chung ................ 21

III.

Bài học rút ra cho tất cả các doanh nghiệp .......................................................... 22

1.

Môi trường kiểm soát ......................................................................................... 22

2.

Đánh giá rủi ro .................................................................................................. 22

3.

Hoạt động kiểm soát ........................................................................................... 22

4.

Hệ thống thông tin và truyền thông..................................................................... 23

5.

Hệ thống giám sát và thẩm định ......................................................................... 23

4


A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Khái niệm và các nguyên tắc kiểm soát
1. Khái niệm kiểm soát
Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn,
phát hiện sai lệch và nguyên nhân tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả
cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định.
 Kiểm soát vừa là một quá trình kiểm tra các chỉ tiêu, vừa là việc theo dõi các
ứng xử của đối tượng.
 Kiểm soát không chỉ dành cho những hoạt động đã xảy ra và đã kết thúc, mà
còn là sự kiểm soát đối với những hoạt động đang xảy ra và sắp xảy ra.
 Trong quá trình kiểm soát, có hai yếu tố luôn tham gia vào kiểm soát và ảnh
hưởng đến hiệu quả của kiểm soát, đó là nhận thức và phản ứng cuiar người
kiểm soát và ảnh hưởng đến hiệu quả của kiểm soát, đó là nhận thức và phản
ứng của người kiểm soát và đối tượng kiểm soát. Điều này thể hiện ở chỗ:
Trong quá trình kiểm soát, nhà quản trị phải trả lời các câu hỏi sau đây:
- Kiểm soát cái gì?
- Kiểm soát khi nào?
- Kiểm soát ở đâu?
- Kiểm soát như thế nào?...
- Chờ đợi thấy cái gì ở kiểm soát?...
- …?
Với khái niệm trên, kiểm soát là 1 quá trình 2 mặt: Quá trình thụ động và chủ
động. Việc đo lường các kết quả thực hiện, thông qua việc theo dõi các chỉ tiêu, phản
ánh các hoạt động đã diễn ra trong quá khứ cho thấy tính thụ động của kiểm soát. Tuy
nhiên mặt chủ động được thể hiện qua sự hướng về tương lai của kiếm soát, đó là việc
phát hiện những sai lệch giữa kết quả thực hiện với kết quả mong muốn, làm rõ nguyên
nhân của chúng để có những hành động điều chỉnh đảm bảo cho việc thực hiện các mục
tiêu đã xác định. Chính vì vậy, nếu xét cả quá trình thì kiểm soát là hoạt động mang tính
chủ động của nhà quản trị.
Kiểm soát thường hướng vào các mục tiêu sau đây:
+ Bảo đảm kết quả thực hiện phù hợp với mục tiêu đã được xác định.

+ Xácđịnh rõ những kết quả thực hiện theo các kế hoạch đã được xây dựng.
+ Xác định rõ và dự đoán những biến động trong hoạt động của tổ chức.
+ Phát hiện những sai lệch, thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình hoạt
động để kịp thời điều chỉnh.
+ Phát hiện cơ hội, phòng ngừa rủi ro.
1


+ Bảo đảm các nguồn lực trong tổ chức được sử dụng một cách hữu hiệu.
2. Vai trò của kiểm soát
 Kiểm soát giúp nhà quản trị nắm được tiến độ và chất lượng thực hiện công
việc của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức.
 Kiểm soát tạo ra chất lượng tốt hơn cho mọi hoạt động trong tổ chức
 Kiểm soát giúp nhà quản trị đối phó kịp thời với những thay đổi của môi
trường kiểm soát giúp cho các tổ chức thực hiện đúng các chương trình, kế
hoạch với hiệu quả cao.
 Kiểm soát tạo thuận lợi thực hiện tốt việc phân quyền và cơ chế hợp tác trong
tổ chức.
 Kiểm soát là một hệ thống phản hồi quan trọng đối với công tác quản trị.
Chính nhờ hệ thống phản hồi này mà các nhà quản trị biết rõ được thực trạng
tổ chức mình, những vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, từ đó chủ động tìm
các biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
 Kiểm soát là chức năng quan trọng trong hoạt động quản trị, mặc dù quy mô
của đối tượng kiểm soát và tầm quan trọng của chức năng này thay đổi tùy
thuộc từng cấp bậc quản trị song phải khẳng định rằng kiểm soát là một chức
năng cơ bản đối với mọi cấp quản trị.
Tuy nhiên cần nhận thức rằng kiểm soát không phải là”viên thuốc thần
diệu” chữa bách bệnh,giải quyết được mọi vấn đề.Tự nó không giải quyết
được gì cả mà chỉ phát huy tác dụng nếu nó được nhà quản trị sử dụng một
cách khéo léo và sáng tạo nghĩa là phải có năng lực giải thích các số liệu thống

kê và các bản biểu mà hình thức, nội dung đã được phác họa một cách cẩn
thận.
3. Các nguyên tắc kiểm soát
 Đảm bảo tính chiến lược và hiệu quả
Cơ sở để tiến hành kiểm soát là dựa vào chiến lược, kế hoạch các loại đã
được xây dựng, do đó các hoạt động kiểm soát phải được thiết kế theo chiến
lược, kế hoạch, hoạt động của tổ chức. Đặc biệt hoạt động kiểm soát của các
nhà quản trị cấp cao càng cần chú ý nhiều hơn để tính chiến lược phục vụ và
hướng đến việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Việc đảm bảo tính hiệu quả của công tác kiểm soát là tất yếu và được hiểu
khá đơn giản trên lý thuyết nhưng lại thường khó trong thực hành. Thực tế
cho thấy các nhà quản trị chi phí khá nhiều thời gian và công sức cho công
tác kiểm tra, nhưng kết quả thu được do việc kiểm soát lại không tương xứng.
 Đúng lúc, đúng đối tượng và công bằng
Khi đã xác định rõ được mục đích của việc kiểm soát, cần xác định được
khi nào cần kiểm soát, cần kiểm soát ở đâu, phạm vi như thế nào cho phù hợp.
Nếu không xác định chính xác thời gian và khu vực trọng điểm, như kiểm
soát trên một phạm vi quá rộng hoặc không đúng thười điểm cần thiết gây
lãng phí về thời gian và tiền bạc.
2


 Linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý
Quá trình kiểm soát có thể được điều chỉnh linh hoạt cho hợp lý cả về thời
gian, phạm vi, nội dung kiểm soát và hành động điều chỉnh chỉ có như vậy
mới đảm bảo tính hiệu quả và phát huy tác dụng của nó trong hoạt động quản
trị.
II. Phân loại kiểm soát
1. Theo thời gian tiến hành kiểm soát
 Kiểm soát trước (tiền kiếm): là tiến hành được kiểm soát trước khi công việc bắt đầu

nhằm ngăn chặn các vấn đề có thể xảy ra, cản trở cho việc thực hiện công việc. Loại
kiểm soát này tập trung vào việc phòng ngừa những sai lệch về chất lượng và số
lượng của các nguồn lực được sủ dụng trong tổ chức. Chẳng hạn: nhân viên phải có
đủ thể lực và trí lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; vật tư phải đáp ứng
được trình độ chất lượng được chấp nhận; nguồn tài chính phải đảm bảo đủ số lượng
và đúng thời hạn.
Với loại kiểm soát này, dự báo tiến trình để có thể điều chỉnh các nhân tố tác
động đến kết quả trước khi quá muộn.
 Kiểm soát trong: là kiểm soát được thực hiện thời gian tiến hành công việc nhằm
giảm thiểu các vấn đề có thể cản trở công việc khi chúng xuất hiện, và để đảm bảo
chắc chắn rằng mọi việc đều đang diễn ra hướng đến mục tiêu. Việc kiểm tra trong
công việc được thực hiện chủ yếu bằng những hoạt động giám sát của nhà quản trị.
Thông qua việc quan sát trực tiếp, taị chỗ, nhà quản trị sẽ xác định được việc làm
của những người khác có diễn ra theo đúng những chính sách và thủ tục đã quy định
hay không. Trong tâm của biện pháp điều chỉnh ở đây là các hoạt động.
 Kiểm soát sau (hậu kiểm): là kiểm soát được tiến hành sau khi công việc được hoàn
thành hằm điều chỉnh các vấn đề đã xảy ra. Với kiểu kiểm soát này người ta mòng
muốn xác định rõ thực trạng và rút ra những bài học kinh nghiệm cho phép cải tiến
những hoạt động tương lai (lấy kết quả lịch sử để chỉ đạo những hoạt động tương
lai). Trọng tâm của biện pháp điều chỉnh ở đây là các kết quả.
2. Theo tần suất các cuộc kiểm soát
 Kiểm soát liên tục: là kiểm soát được tiến hành thường xuyên ở mọi thời điểm đối
với đối tượng kiểm soát.
 Kiểm soát định kỳ: là kiểm soát được thực hiện theo kế hoạch đã dự kiến trong mỗi
thười kỳ nhất định.
 Kiểm soát đột xuất: là kiểm soát được tiến hành tại thời điểm bất kỳ, không theo kế
hoạch.
3. Theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm soát
 Kiểm soát toàn bộ: là kiểm soát được tiến hành trên tất cả lĩnh vực, hoat động, các
bộ phận, các khâu, các cấp nhằm đánh giá tổng quát mức độ thực hiện các mục tiêu

chung.
 Kiểm soát bộ phận: là kiểm soát được thực hiện đối với từng lĩnh vực, hoạt động,
từng bộ phận, từng khâu, từng cấp.
3


 Kiểm soát cá nhân: là kiểm soát được thực hiện đối với từng con người cụ thể trong
tổ chức.
4. Theo đối tượng kiểm soát
 Kiểm soát cơ sở, vật chất, kĩ thuật: là kiểm soát được thực hiện nhằm đánh giá tình
hình cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức, như đánh giá thực trạng nhà xưởng, máy
móc, thiết bị…
 Kiểm soát con người: là kiểm soát được thực hiện nhằm đánh giá con người trên các
mặt: năng lực, tính cách, kết quả thực hiện công việc, tinh thần trách nhiệm, sự thảo
mãn với công việc…
 Kiểm soát thông tin: là kiểm soát được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng của thông
tin trong hoạt động của tổ chức.
 Kiểm soát tài chính: là kiểm soát được thực hiện hằm đánh giá tình hình hoạt động
của tổ chức như đánh giá ngân sách, công nợ, …
III. Quy trình kiểm soát
Trong một tổ chức, hoạt động kiểm soát được tiến hành theo các bước có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau.
1. Xác định các tiêu chuẩn kiểm soát
Tiêu chuẩn kiểm soát là những chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ mà dựa vào đó có thể đo
lường và đánh giá kết quả thực tế của hoạt động.
Khi các định các tiêu chuẩn kiểm soát, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Tiêu chuẩn và mục tiêu
Tiêu chuẩn kiểm soát phải gắn với mục tiêu của tổ chức, hay phải hướng đến mục
tiêu của tổ chức. Tiêu chuẩn là các yếu tố quy chiếu, tức yếu tố được dùng làm cơ sở khi
so sánh kết quả mong muốn. Có thể thấy, một mặt, số lượng các yếu tố cần tính đến khá

nhiều; mặ khác, tính chất các yếu tố ấy thường khác nhau, có yếu tố định tính, có yếu tố
định lượng và bắt buộc nhà quản trị phải lựa chọn. Vấn đề được đặt ra là cần phải lựa
chọn những yếu tố như thế nào và làm sao để chịn ra các yếu tố đó.
Cần lưu ý rằng: thứ nhất, các tiêu chuẩn được chọn tùy thuộc vào những kêt quả mà
ta muốn có, tức là tùy thuộc vào những mục tiêu đã định; Thứ hai, không hề chỉ chú
trọng một mục tiêu riêng biệt nào, mà phải chú ý tất cả những gì có thể góp phần tạo ra
mục tiêu ấy.
b) Tiêu chuẩn và dấu hiệu thường xuyên
Mỗi tổ chức, hoạt động đều có chu kỳ, và trong mỗi chu kỳ có các giai đoạn phát triển
khác nhau. ở mỗi giai đoạn có đặc diểm hoạt động khác nhau, có điều kiện thực hiện
khácnhau và vì vậy có mục tiêu khác nhau. Tiêu chuẩn đánh giá cho một hoạt động, cho
nột cá nhân hay cho một tổ chức phải bao quát hết được các giai đoạn đó. Nói cách khác,
tiêu chuẩn kiểm soát phải được lựa chọn thế nào để đặc biệt lưu tâm đến các giai đoạn
4


đầu của tiến trình chứ không phải chỉ chú ý đến giai đoạn cuối. Hơn nữa, đặc điểm của
một hệ thống kiểm soát tốt là định hướng của nó về những sự kiện tương lai, nên tiêu
chuẩn kiểm soát cần phải bao quát toàn bộ quá trình chứ không chỉ tạp trung vào một
công đoạn nào đó của toàn bộ quá trình.
c) Tiêu chuẩn và quan sát tổng hợp
Tiêu chuẩn là những chỉ tiêu của nhiệm vụ cần được thực hiện, nên phải gắn với yêu
cầu đặt ra của nhiệm vụ. Tuy nhiên, không nên có quá nhiều tiêu chuẩn, bởi vì nếu có
quá nhiều tiêu chuẩn làm cho sự chú ý của người quản lý bị phân tán và dễ xa rời những
yếu tố quan trọng nhất. Mặt khác, nếu có quá nhiều tiêu chuẩn thì khả năng thực thi sẽ
khó khăn. Vấn đề cốt lõi là lựa chọn trong tất cả các tiêu chuẩn có thể sử dụng những
tiêu chuẩn có liên quan đến hướng biểu thị toàn bộ hoạt dộng của tổ chức.
d) Tiêu chuẩn và trách nhiệm
Mỗi đối tượng kiểm soát, mỗi tình huống kiểm soát có mục đích, yêu cầu riêng, gắn
với chức trách, nhiệm vụ, và quyền hạn của mỗi đối tượng. Vì vậy, khi xây dựng tiêu

chuẩn kiểm soát, phải xác định được quan hệ giữa tiêu chuẩn và người chịu trách nhiệm
về tác nghiệp được kiểm soát. Trong trường hợp cùng một tác nghiệp do người nhiều
người thực hiện thì phải định ra cho mỗi giai đoạn, và do đó cho mỗi người phụ trách
những tiêu chuẩn riêng.
e) Xác định mức chuẩn
Sau khi xác định tiêu chuẩn, vấn đề là định mức cho mỗi tiêu chuẩn đó. Mức chuẩn
thể hiện những mong muốn về kết quả đạt dược. Tuy nhiên, mức chuẩn này không được
trở thành quá cứng nhắc, trái lại phải chấp nhận một quyền tự do hành động nào đó để
có thể tính đến những điều kiện thay đổi mà một tác nghiệp phải chịu. Mức chuẩn càng
được lượng hóa cụ thể càng tốt.
f) Sử dụng các tiêu chuẩn định tính
Trong một số trường hợp, cần bổ sung cho việc theo dõi tiêu chuẩn bằng những yếu
tố định tính cho phép cân đối kết quả quan sát. Tuy nhiên, việc sử dụng các yếu tố định
tính khó khăn và cần sự thận trọng hơn vì nó có thể: gây tranh luận hay có ý kiến trái
ngược, có lẽ vì vậy người ta thường có xu hướng xem nhẹ yếu tố định tính.
2. Đo lường kết quả hành động
Căn cứ vào những tiêu chuẩn đã được xác định trong bước 1, tiến hành đo (đối với
những hoạt động đang xảy ra hoặc đã xảy ra và kết thúc), hoặc lương trước (đối với
những hoạt động sắp xảy ra) nhằm phát hiện sai lệch và nguy cơ sai lệch với những mục
tiêu đã được xác định.
2.1. Yêu cầu đối với đo lường kết quả
a) Hữu ích
5


Sự đo lường phải cho phép nhà quản trị tiến hành đánh giá kết quả và tổ chức hoạt
động điều chỉnh thích hợp. Muốn vậy, hoạt động kiểm soát phải được tổ chức đơn giản
và thích hợp với điều kiện, nhiệm vụ và yêu cầu của những người có lên quan.
b) Có độ tin cậy cao
Mọi sự đo lường , khi được thực hiện bằng những biện pháp khác nhau lại cho những

kết quả khác nhau thì đó không phải là sự đo lường tốt. Nếu việc đo lường không đảm
bảo độ tin cậy thì không được sử dụng nó trong việc kiểm soát. Đo lường chính xác mới
có sơ sở nhận xét, đánh giá chính xác; Ngược lại, nếu đo lường không chính xác làm
cho việc nhận xét, đánh giá thiếu chính xác, thậm chí trái ngược nhau, làm giảm ý nghĩa
của công tác kiểm soát.
c) Không lạc hậu
Hoạt động kiểm soát diễn ra theo một tiến trình và kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Khi đã
có tiêu chuẩn làm căn cứ, cần tiến hành đo lường theo đúng kế hoạch đề ra. Quá trình
đo lường phải đảm bảo tính thời gian, không lỗi thời, không chậm chễ. Nếu sử dụng
thông tin lỗi thời, có thể dẫn đến những hậu quả tai hại không mong muốn khi đo lường.
d) Tiết kiệm
Cần chú ý đến yếu tố chi phí trong đo lường, tìm ra điểm dừng phù hợp trong khoảng
cách giữa đo lường quá nhiều và quá ít, trong đó tiêu chuẩn cơ bản là lợi ích của tổ chức
và chi phí để đo lường . Điều đó đòi hỏi phải lựa chọn công cụ, phương pháp, hình thức
đo lường phù hợp với từng đối tượng cụ thể, phù hợp với thời gian và không gian cũng
như các điều kiện cho phép. Tránh các cuộc kiểm tra không cần thiết, hay kéo dài thời
gian kiểm tra nhiều hơn so với yêu cầu thực tế; Loại bỏ những “nhũng nhiễu” trong quá
trình kiểm tra... Giải quyết được các vấn đề đó sẽ tiết kiệm chi phí khá lớn cho mỗi cá
nhân, tổ chức và rộng hơn là cho xã hội.
2.2. Các phương pháp đo lường kết quả
Chất lượng kiểm soát phụ thuộc phần lớn vào chất lượng đo lường. Muốn nâng cao
chất lượng kiểm soát cần chú trọng đến khâu đo lường, trong đó đặc biệt là lựa chọn
phương pháp đo lường phù hợp.
Các phương pháp đo lường kết quả phổ biến là: quan sát các dữ kiện, sử dụng các
dấu hiệu báo trước, quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân, dự báo, khải sát điều tra...
a) Quan sát các dữ kiện
Phương pháp này dựa vào các dữ kiện định lượng như số liệu thống kê, tài chính, kế
toán để đo lương kết quả thực hiện.
Tuy nhiên, không được bỏ quên những dữ kiện định tính vì chúng tuy khó đo lường
nhưng lại thường cung cấp những thông tin cần thiết, có thể bất ngờ nhưng có tính chất

bổ sung quan trọng và rất có ý nghĩa đối với công việc đang kiểm soát.
6


b) Sử dụng các dấu hiệu báo trước
Phương phá này được thực hiện dựa vào những “triệu chứng” báo hiệu những vấn đề
liên quan đến kết quả thực hiện công việc hay những trục trặc của đối tượng kiểm soát.
Sự trục trặc mà các dấu hiệu cung cấp cho ta biết có thể do những nguyên nhân chủ quan
hoặc khách quan, vì vậy, cần phân tích từng trường hợp cụ thể.
c) Quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân
Phương pháp này được tiến hành thông qua việc nắm bắt tình hình thực hiện công
việc trực tiếp từ đối tượng kiểm soát.
Đây là phương pháp kiểm soát diễn ra thường xuyên, thậm chí hàng ngày của nhà
quản trị. Phương pháp này có một số ưu điểm:
-

Cho phép nhanh chóng nắm bắt tình hình thực tế và cảm nhận được những vấn
đề còn tiềm tàng ở dạng khả năng.
Cho phép có cái nhìn toàn diện về toàn bộ công việc đang kiểm soát.
Cho phép kiểm tra lại chính hệ thống kiểm soát bằng cách so sánh những nhận
xét của mình và kết quả thu được từ kiểm soát hệ thống.

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là: Công việc kiểm soát có nguy cơ trở
nên nặng nề, người bị kiểm soát bị áp lực cao và chi phí kiểm soát có thể tăng lên nhiều.
d) Dự báo
Phương pháp này được thực hiện dựa trên những nhận định, phán đoán về kết quả
thực hiện công việc trên cơ sở dữ liệu tình hình thực tế và đang diễn ra, phương pháp
này thực hiện nhanh, dễ dàng, nhưng phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người dự báo
nếu thiếu các công cụ, phương tiện dự báo chính xác, tin cậy.
e) Điều tra

Phương pháp này đươc tiến hành bằng cách xây dựng các phiếu điều tra để thăm dò
ý kiến của các đối tượng có liên quan. Phương pháp này thu thập được thông tin trực
tiếp từ các đối tượng có liên quan, giúp cho kiểm soát viên có thể đánh giá sát thực, kết
quả nhanh, song lại phụ thuộc vào sự trung thực cũng như nhận thức, hiểu biết của người
được điều tra.
3. So sánh với tiêu chuẩn kiểm soát
Căn cứ vào kết quả đo lường, tiến hành so sánh kết quả hoạt động với tiêu chuẩn đã
được xác định, từ đó phát hiện ra sai lệch giữa kết quả với tiêu chuẩn, tìm nguyên nhân
của sự sai lệch đó.
Sau khi xác định được các sai lệch giữa kết quả với tiêu chuẩn, tìm nguyên nhân của
sự sai lệch đó, công việc tiếp theo là tiến hành thông báo.
Đối tượng thông báo:
7


Các nhà quản trị cấp trên có liên quan: là những người thực sự có quyền quyết
định đối với công việc đang được kiểm soát và chính họ có quyền quyết định việc
tiến hành các hoạt động điều chỉnh một cách nhanh chóng và thích hợp.
Các bộ phận, cơ quan chức năng có liên quan: trước hết là cơ quan có nhiệm vụ
hoạch định, sau đó là các cơ quan tác nghiệp mà hoạt động của nó có liên quan
đến các kết quả đo lường.
Đối tượng bị kiểm soát: là những cá nhân, đơn vị, bộ phận nằm trong kế hoạch
kiểm tra.

-

-

-


Nội dung thông báo:
-

Kết quả kiểm soát bao gồm các số liệu, kết quả phân tích, tình hình thực hiện
công việc... kèm theo đó là các nhận định, đánh giá.
Chênh lệch giữa kết quả với tiêu chuẩn và nguyên nhân của chúng.
Dự kiến các biện pháp điều chỉnh nếu có sự sai lệch giữa kết quả với tiêu chuẩn.

-

Yêu cầu khi thông báo:
4.

Phải kịp thời.
Phải đầy đủ.
Phải chính xác.
Phải đúng đối tượng.
Tiến hành điểu chỉnh

Sau đo lường và so sánh kết quả với tiêu chuẩn kiểm soát, trong trường hợp cần
thiết phải xúc tiến các hành động điểu chỉnh tiến tới thực hiện mục tiêu, hoặc để tiến
hành kiểm soát trong tương lai được tốt hơn.
Tiến hành điểu chỉnh là bước cuối cùng của quá trình kiểm soát, bao gồm những
công việc, giải pháp cụ thể tác động trực tiếp đến đối tượng kiểm soát cần điều chỉnh để
hướng chúng đi đến những trạng thái mong đợi (mục tiêu, tiêu chuẩn, yêu cầu) đã được
định ra trong kế hoạch điều chỉnh.
Các hoạt động điều chỉnh:
 Điều chỉnh mục tiêu dự kiến
Nếu quá trình kiểm soát phát hiện ra vấn đề cho phép kết luận những mục tiêu đó
được hoạch định là chưa đầy đủ, cần bổ sung hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình thực

tế. Hoặc nếu mục tiêu quá cao hay quá thấp so với thực tế thì điều chỉnh cho phù hợp
với hiện thực.
Điều chỉnh chương trình hành động
Kết quả kiểm soát có thể cho thấy mốt số công việc có thể làm nhanh hơn, một số
khác đòi hỏi thêm thời gian, cũng có thể thay đổi trình tự các công việc, hoặc bổ sung
thêm nguồn lực… Các hoạt động điều chỉnh này đều nhắm đến các mục tiêu (tiêu chuẩn)
đề ra.
Tiến hành hành động dự phòng
8


Những hành động dự phòng nhằm hướng đến kết quả tương lại hoặc ảnh hưởng đến
kết quả công việc giai đoạn sau. Đây là sự điều chỉnh tích cực phòng ngừa những nguy
cơ tiềm ẩn có thể xảy ra ở giai đoạn tiếp theo.
 Không hành động gì cả
Không hành động gì cả không phải là hành vi vô trách nhiệm, ỷ lại, thụ động của
nhà quản trị, thực chất đó là hành vi tự điều chỉnh. Đối tượng kiểm soát là một hệ thống
có khả năng tự điều chỉnh. Do vây, trong một số trường hợp, vấn đề xuất hiện rồi tự nó
mất đi, hoặc tự nó, theo thời gian sẽ cải thiện tốt hơn lên mà không cần phải nhờ đến sự
tác động nào từ bên ngoài.
Yêu cầu đối với hành động điều chỉnh:
 Phải nhanh chóng, kịp thời: Khi đã phát hiện được sai lệch, tìm được nguyên
nhân, cần thiết phải điều chỉnh ngày trước khi các điều kiện, môi trường thay đổi. Nếu
không hiệu quả của hành động điều chỉnh sẽ giảm, thậm chí trở thành lỗi thời. Trong
kinh doanh, nếu không có quyết định nhanh chóng, kịp thời sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
 Điều chỉnh với “liều lượng” thích hợp: Nếu áp dụng các biện pháp quá mạnh mẽ,
hoặc thô bạo có thể tạo ra những sai biệt mới theo chiều ngược lại. Ngược lại, nếu không
đủ liều lượng sẽ khồn tạo ra được những thay đổi cần thiết của đối tượng. Điều chình ở
mức độ nào và theo hướng nào cần phải căn cứ vào đặc điểm của đối tượng kiểm soát
và mục địch của hành động điều chỉnh.

 Điều chỉnh phải hướng tới kết quả: Mục đích của điều chỉnh la hướng tới mục
tiêu chứ không phải theo ý muốn của chủ quan của nhà quản trị hay của đối tượng kiểm
soát. Vì vậy, hành động điều chỉnh phải hướng tới kết quả, góp phần đảm bảo thực hiện
mục tiêu đặt ra với kết quả mong muốn, thâm chí tốt hơn.
B. PHÂN TÍCH THỰC TẾ
I. Giới thiệu về công ty FPT Telecom
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phẩn viễn thông FPT
Địa chỉ: Tầng 2, toà nhà FPT, phố Duy Tân, phường Dịch Hậu Vọng, quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội, Việt Nam.

2.

Tóm tắt quá trình phát triển của công ty

9


Tên doanh nghiệp CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT
Tên giao dịch quốc FPT Telecom Joint Stock Company
tế
Tên viết tắt
FPT Telecom
Địa chỉ
Điện thoại
Fax
Website

Tầng 2, toà nhà FPT, phố Duy Tân, phường Dịch Hậu Vọng,
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
04.7300.2222

04.3795.0047


Logo

Người đại diện cho Chu Thi Thanh Hà ( Chủ tịch Hội đồng Quản trị )
pháp luật

“Khách hàng là trọng tâm”
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (tên gọi tắt là FPT Telecom) là thành viên thuộc
Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT, hiện là một trong những nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông và Internet có uy tín và được khách hàng yêu mến tại Việt Nam
và khu vực.
10


Thành lập ngày 31/01/1997, khởi nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến do 4 thành
viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Internet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ
Việt Nam – TTVN”, sản phẩm được coi là đặt nền móng cho sự phát triển của
Internet tại Việt Nam. Sau 22 năm hoạt động, công ty có hơn 9.000 nhân viên chính
thức với gần 200 văn phòng giao dịch tại 59 tỉnh thành, thuộc gần 90 chi nhánh
Bên cạnh đó, công ty đã và đang đặt dấu ấn trên trường quốc tế bằng 12 chi nhánh
trải dài khắp Campuchia và 1 chi nhánh tại Myanmar.Với sứ mệnh tiên phong mang
Internet, mang kết nối đến với người dân Việt Nam, với mong muốn lớn lao mỗi gia
đình Việt Nam đều sử dụng ít nhất một dịch vụ của công ty, FPT Telecom đã và
đang nỗ lực đầu tư nâng cấp hạ tầng cũng như chất lượng sản phẩm – dịch vụ, tăng
cường ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm mang đến cho khách hàng những trải
nghiệm không ngừng được nâng cao.

3.






Các lĩnh vực kinh doanh
Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng rộng
Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động
Dịch vụ Truyền hình trả tiền
Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động
11


 Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet
 Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet.
 Dịch vụ viễn thông cố định nội hạt.
 Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng
 Dịch vụ viễn thông cố định đường dài trong nước
Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT Telecom luôn không ngừng
nghiên cứu và triển khai tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng
một đường truyền Internet nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng. Đồng
thời, việc đẩy mạnh hợp tác với các đối tác viễn thông lớn trên thế giới, xây dựng các
tuyến cáp quang quốc tế là những hướng đi được triển khai mạnh mẽ để đưa các dịch vụ
tiếp cận với thị trường toàn cầu, nâng cao hơn nữa vị thế của FPT Telecom nói riêng và
các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam nói chung.
Các giải thưởng tiêu biểu
 Giải thưởng "Nhà cung cấp dịch vụ Internet Cố định được khách hàng hài lòng
nhất về Chất lượng Dịch vụ và Chăm sóc Khách hàng năm 2019" của IDG
 Đạt 21 Danh hiệu Sao Khuê liên tiếp trong nhiều năm từ 2012 – 2019.
 Top 100 Doanh nghiệp đạt chỉ số năng lực quản trị tài chính tốt trên sàn chứng

khoán Việt Nam năm 2018.
 Kỷ lục Thế giới cho chương trình “Hành trình Kết nối”.
 Giải thưởng “Nhà cung cấp có chất lượng dịch vụ Internet cố định tốc độ cao –
ADSL & FIBER tiêu biểu”.
 Giải thưởng TOP ICT 2017 của HCA
 Giải thưởng Doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số ATSA 2016
 Danh hiệu Sao Khuê liên tiếp trong nhiều năm từ 2012 – 2015
 Huy chương Vàng ICT Việt Nam 2015
 Thương hiệu Việt tiêu biểu 2014
 Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất 2013
 Huy chương Vàng đơn vị Internet, Viễn thông 2012
 Huy chương Vàng đơn vị CNTT-TT Việt Nam 2006
II. Nguyên tắc kiểm soát của công ty FPT
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc đảm bảo tính chiến lược, hiệu quả.
Cơ sở để tiến hành kiểm soát của FPT là dựa vào chiến lược, kế hoạch các loại
đã được xây dựng, do đó các hoạt động kiểm soát phải được thiết kế theo chiến lược, kế
hoạch hoạt động của tổ chức. Đặc biệt hoạt động kiểm soát của các nhà quản trị cấp cao
càng cần hú ý nhiều hơn đến tính chiến lược, phục vụ và hướng đến việc thực hiện các
mục tiêu chiến lược của tổ chức.
4.

Ví dụ như FPT có mục tiêu lớn dài hạn là trở thành doanh nghiệp số 1 và đứng
trong Top 50 Công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ, giái pháp chuyển đổi số
toàn diện vào năm 2030. Thì FPT phải kiểm soát đảm bào tính chiến lược, hiệu quả của
mình. Nên FPT phải theo dõi các chiến lược của mình trong đó có chiến lược phát triển
12


công nghệ 2020- 2022, họ thường xuyên kiểm soát các khối công nghệ, khối viễn
thông...Hoạt động của chúng diễn ra như thế nào, sự biến động của chúng có sự thay đổi

như thế nào so với chiến lược đã đề ra ban đầu.
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đúng lúc, đúng đối tượng và công bằng.
FPT xác định rõ được mục đích của sự kiểm soát, cần xác định khi nào cần kiểm
soát, nên kiểm soát ở đâu, phạm vi như thế nào cho phù hợp. Nếu không xác định chính
xác thời gian và khu vực trọng điểm, như kiểm soát trên một phậm vi quá rộng hoặc
không đúng thời điểm cần thiết sẽ gây lãng phí thời gian và cả tiền bạc. Ví dụ FPT kiểm
soát hoạt động kinh doanh của mình, luôn giám sát việc chấp hành nghĩa vụ của doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm các nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và các nghĩa vụ tài chính khác. Bằng cách kiểm soát đúng đối tượng là việc
chấp hành nghĩa vụ của doanh nghiệp thì FPT đã đảm bảo được giấp phép kinh doanh
của họ là đạt tiêu chuẩn, và được kinh doanh trên thị trường.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc công khai, chính xác, hiện thực khách quan.
Nếu FPT thực hiện kiểm soát không khách quan, với những định kiến có sẵn sẽ
không cho nhà quản trị có được những nhận xét đánh giá đúng mức về đối tượng kiểm
soát, kết quả kiểm soát sẽ sai lệch và sẽ đưa đến cho tổ chức những tổn thất, đôi khi là
rất lớn và nghiêm trọng. Trong kết quả kiểm soát trong nhiều trường hợp quan trọng thì
FPT công khai cho các đối tượng liên quan được biết. Ví dụ số lượng hàng hóa tại FPT
Shop rất lớn, vì thế việc kiểm soát, kiểm kê hàng hóa cần được công khai và chính xác
để tránh các trường hợp thất thoát. Thông thường nhân viên kiểm kê sẽ kiểm kê sản
phâm bằng cách bắn imei, mã sản phẩm, phụ kiện, kiểm tra ngày nhập, tình trạng thực
tế...có trung khớp với hệ thống rồi sẽ sử lý kiểm kê. Thì kết quả kiểm kê sẽ phải được
công khai, con số chính xác để tránh những trường hợp thất thoát sản phẩm mà không
rõ nguyên nhân mà thậm chí có thể kéo đến những tổn thất lớn hơn.
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý
Quá trình kiểm soát có thể phải được điều chỉnh linh hoạt cho hợp lý về thời gian,
phạm vi, nội dung kiểm soát và hành động điều chỉnh chỉ có như vậy mới đảm bảo tính
hiệu quả và phát huy tác dụng của nó trong hoạt động quản trị.
II. Ưu, nhược điểm trong kiểm soát tại FPT Telecom
Công ty FPT Telecom đã kết hợp tất cả các loại hình kiểm soát để tận dụng được tối ưu
lợi ích và lấp lổ hổng trong kiểm soát.

1. Ưu điểm
- Giúp công ty giám sát, đo lường, chấn chỉnh toàn diện:
Kết hợp nhiều loại hình kiểm soát giúp cho công ty đánh giá toàn diện về hoạt
động tại công ty. Đặc biệt, việc kiểm soát cả trước trong và sau khi thực hiện chỉ
tiêu giúp công ty vừa có thể kiểm soát tiến độ công việc, vừa bao quát được những
điểm mạnh điểm yếu của nhân viên trong quá trình làm việc.
- Có thể đối phó kịp thời với những thay đổi của môi trường.
13


Môi trường luôn luôn thay đổi. Vì vậy trong quá trình thực hiện, có thể sẽ có
những lúc chỉ tiêu ban đầu đề ra không còn phù hợp. Ví dụ như hiện tại giai đoạn
năm 2019-2020, dịch bệnh covid 19 bùng phát khiến cho nhiều doanh nghiệp, tổ
chức tê liệt. Đó có thể là khó khăn đối với các công ty. Nhưng cũng có thể là một
cơ hội tốt. Bởi trong thời gian toàn dân thực hiện cách ly, nhu cầu sử dụng các
dịch vụ giải trí, sử dụng mạng internet tăng cao. Công ty nên tiến hành đẩy mạnh
hoạt động, đồng thời cũng phải thay đổi một số chính sách liên quan đến đảm bảo
sức khỏe nhân viên.
- Ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý.
Khi công ty đã có những thông tin cụ thể và kịp thời về tìnhhình hoạt độngt hông
qua việc kiểm soát, công ty có thể giảm khả năng rủi ro bằng cách thay đổi và xử
lý sai phạm một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Bởi nếu ko có hoạt động giám
sát ngay từ đầu, có thể 1 sai phạm ban đầu sẽ kéo theo nhiều sai phạm khác, khiến
cho kết quả cuối cùng bị ảnh hưởng nặng nề. Hơn nữa, việc đặt ra các nguyên tắc
kiểm soát cũng giúp công ty kịp thời chấn chỉnh các hành vi sai trái, vi phạm
nguyên tắc của công ty.
- Tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới trong kiểm soát
Khi đã phát hiện ra sai phạm trong thời gian sớm, công ty sẽ có những biện pháp
giải quyết kịp thời. Nhờ vậy mà có thể hoàn thiện và đổi mới các quy định chính
sách trong kiểm soát.

2. Nhược điểm
- Gây tốn kém cho công ty:
Khi tiến hành kiểm soát nếu phát hiện sai lệch thì việc tiến hành đánh giá và kiểm
tra sẽ đi theo vòng từ: xác định các sai lệch, phân tích nguyên nhân, xây dựng
chương trình điều chỉnh, thực hiện điều chỉnh, nhận được kết quả. Sau đó tiến
hành kiểm tra và đo lường kết quả. Cuối cùng là so sánh thực tế với các tiêu
chuẩn. Trong nhiều trường hợp có thể thu thập được các số liệu đo lường kết quả
theo thời gian thực. Trong nhiều trường hợp có thể so sánh các số liệu với các
tiêu chuẩn và có thể xác định được các sai lệch, việc đưa ra các chương trình điều
chỉnh và thực hiện các chương trình này rất tốn thời gian và tiền bạc.
- Gây áp lực cho nhân viên:
Việc thực hiện kết hợp nhiều quy trình kiểm soát tuy đem lại hiệu quả chặt chẽ
về tiến độ cũng như đảm bảo việc thực hiện công việc, nhưng nó lại gây sức ép
không nhỏ đối với nhân viên. Nỗi lo sợ vì vị cấp trên theo dõi, dò xét có thể sẽ
khiến nhân viên mất đi hứng thú với công việc. Hơn nữa giám sát chặt chẽ cũng
khiến nhân viên mất thời gian vào việc làm báo cáo, số liệu thống kê, hội họp,
gây chậm tiến độ thực hiện công việc.
III. Các quy trình kiểm soát tại công ty FPT
1.
Xác định các tiêu chuẩn

14


Tiêu chuẩn kiểm soát là những chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ mà dựa vào đó có thể
đo lường và đánh giá kết quả thực tế của hoạt động. Theo đó, công ty FPT đưa ra một
số tiêu chuẩn cho năm 2018.
Năm 2018 Công ty đặt mục tiêu doanh thu là 8.670 tỷ đồng, tăng trưởng 13,3%
so với năm 2017 (trong đó doanh thu từ dịch vụ viễn thông là 8.100 tỷ đồng, tăng trưởng
13,6% và doanh thu từ dịch vụ quảng cáo là 570 tỷ đồng, tăng trưởng 9,7%). Kế hoạch

lợi nhuận trước thuế của công ty là 1.394 tỷ đồng, tăng trưởng 14,6% so với năm 2017.
Công ty tiếp tục quang hóa hạ tầng và dự kiến sẽ hoàn thành việc chuyển đổi thuê
bao từ cáp đồng sang cáp quang trên toàn quốc trong 2 năm 2018-2019. Công ty sẽ triển
khai dự án xây dựng trung tâm dữ liệu (Datacenter) tại các địa điểm Tân Thuận 1 – Tp.
HCM, Quận 9 – Tp. HCM, tại Đà Nẵng và tại Cầu Giấy – Hà Nội; góp vốn đầu tư vào
dự án cáp biển AAE-1 với Viettel. Đồng thời, Công ty sẽ đẩy mạnh phát triển thuê bao
và đưa các sản phẩm dịch vụ mới ra thị trường (FPT Play Box, FPT Hi GIO Cloud, ...)
và duy trì vị thế của VNExpress, Ngôi sao để khai thác kinh doanh quảng cáo
Các tiêu chuẩn mà công ty đưa ra phù hợp với các yêu cầu của việc đặt tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn và mục tiêu: các tiêu chuẩn công ty đưa ra đều phù hợp với mục tiêu chung
của công ty. Mục tiêu chung ấy không chú trọng vào 1 mảng cụ thể nào mà dàn trải ra
nhiều mặt. Các yếu tố tính đến bao gồm cả định lượng và định tính. Yêu cầu thứ 2 là
tiêu chuẩn và dấu hiệu thường xuyên. Các tiêu chuẩn của công ty FPT năm 2018 hoàn
toàn phù hợp với tốc độ phát triển của công ty trong giai đoạn hiện tại. Các mức mục
tiêu đặt ra không quá cao để tránh gây sức ép cho toàn thể nhân viên trong công ty, đồng
thời cũng không quá thấp để đảm bảo sự tăng trưởng đồng đều và liên tục cho công ty.
Yêu cầu nữa là tiêu chuẩn và quan sát tổng hợp. Có thể thấy các tiêu chuẩn công
ty đặt ra bao phủ được tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty nhưng không hề đặt ra
quá nhiều tiêu chuẩn để dễ bị xa rời những mục tiêu quan trọng nhất.
Tiêu chuẩn và trách nhiệm: Không chỉ đặt ra mục tiêu chung cho toàn bộ công
việc kinh doanh, côngty cũng phân ra những mảng kinh doanh cụ thể và xác định rõ
những bộ phận chịu trách nhiệm riêng đối với từng tiêu chuẩn. Vs dụ như bộ phận kinh
doanh về Viễn Thông sẽ có trách nhiệm, mục tiêu khác với bộ phận Giáo Dục.
Xác định mức chuẩn: Mức chuẩn thể hiện rõ ràng nhất qua các con số, đó chính
là những mức doanh thu mà công ty muốn đạt được trong năm 2018.
Sử dụng tiêu chuẩn định tính: Không chỉ đưa ra các con số cứng nhắc, công ty
vẫn có những tiêu chuẩn định tính như đánh giá về thái độ lao động làm việc của nhân
viên, độ tin cậy và hài lòng từ phía khách hàng.
2.


Đo lường kết quả hành động

Căn cứ vào những tiêu chuẩn đã đặt ra với năm 2018, công ty đã tiến hành đo
lường ngay khi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một thời gian để nắm bắt tình
15


hình hoạt động và có những điều chỉnh nếu cần thiết. Theo đó, hoạt động đo lường giám
sát này không chỉ diễn ra ở thời điểm đầu mà nó còn tiếp tục xuyên suốt trong quá trình
hoạt động nhằm đảm bảo việc kinh doanh của công ty luôn giữ được mức độ tăng trưởng
như ý, đồng thời cũng có những kế hoạch, phương án kịp thời trong sự biến động đột
ngột và không ngừng nghỉ của môi trường kinh doanh.
Công ty FPT Telecom đã phối hợp nhiều phương pháp đo lường kết quả nhằm
thu được thông tin đo lường chuẩn xác, toàn diện và nhanh nhất, từ đó có những thúc
đẩy hoặc biện pháp cải thiện kịp thời đối với tình hình đang diễn ra.
Công ty đã thực hiện phương pháp quan sát trực diện bằng cách nhìn thẳng vào
những con số thống kê về kinh doanh của công ty. Phương pháp quan sát trực tiếp và
tiếp xúc cá nhân thể hiện ở việc các nhân viên quản lý ở từng bộ phận, cơ sở làm việc
trực tiếp tại chi nhánh với các nhân viên, từ đó quan sát và đánh giá thái độ cũng như
tiến độ làm việc cuả nhân viên.
Việc kết hợp các phương pháp đo lường như vậy đảm bảo được yêu cầu đối với
đo lường kết quả. Yêu cầu thứ nhất là sự hữu ích. Những số liệu quan sát được là những
thông tin chân thực và hữu ích để công ty đánh giá kết quả và tổ chức hoạt động điều
chỉnh phù hợp. Hơn nữa, các thông tin về thái độ khách hàng cũng vô cùng hữu ích trong
việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Yêu cầu thứ 2 là có độ tin
cậy cao. Các con số luôn luôn không thể chối cãi. Vì vậy sử dụng phương pháp quan sát
các dữ kiện sẽ giúp đem lại độ tin cậy cao. Yêu cầu thứ 3 là không lạc hậu. Do đã có
mục tiêu cụ thể nên việc đo lường kết quả không hề lạc hậu và khó khăn. Các chỉ tiêu
đo lường đều dựa trên các mục tiêu, tiêu chuẩn, yêu cầu đã đề ra, đồng thời căn cứ vào
các yếu tố, thông tin luôn cập nhật để nắm vững tình hình một cách chính xác và nhanh

nhất.
Ngoài ra, khi thực hiện đo lường kết quả cũng cần phải tiết kiệm. Công ty đã rất
thông minh khi lựa chọn cả phương pháp quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân. Điều
này vừa tận dụng được nguồn nhân lực quản lý ở các chi nhánh, lại vừa tiết kiệm thời
gian, chi phí đi lại nếu điều nhân viên của tổng công ty đi khảo sát tình hình, tiếp xúc
với nhân viên tại các chi nhánh.
3.

So sánh với tiêu chuẩn kiểm soát
Sau khi đã có kết quả kiểm soát từ việc đo lường, cần phải so sách với các tiêu
chuẩn đã đặt ra nhằm đánh giá tình hình để công ty có các biện pháp thúc đẩy hoặc ngăn
chặn. Theo như các tiêu chuẩn đã đề ra của năm 2018, kết quả đạt được đến hết năm
2018 như sau:

16


Bảng lợi nhận trước thuế công ty FPT Telecom 2014 - 2018
(tỷ đồng)
1600

1458

1400
1193

1200
1000

1217


1040
930

800
600
400
200
0

Năm 2014

Năm

2014

Lợi nhuận 930
trước thuế

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

2015

2016

2017


2018

1040

1193

1217

1458

Năm 2018

Năm 2018 chứng kiến một bước nhảy vọt về hiệu quả hoạt động khi lợi nhuận trước
thuế tăng trưởng 19,8% so với năm 2017.
Kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2018

Năm 2017

% tăng giảm

Doanh thu

VNĐ


8,821,523

7,651,360

15.3%

Lợi nhuận

VNĐ

1,454,146

1,238,648

17.4%

Lợi
nhuận
VNĐ
trước thuế

1,457,531

1,216,922

19.8%

Lợi nhuận sau
VNĐ
thuế


1,159,596

974,624

19.0%

Lãi cơ bản trên
VNĐ
cổ phiếu (EPS)

4,156

3,453

20.3%

Năm 2018, FPT Telecom tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng nhanh và ổn định,
Doanh thu hợp nhất toàn công ty đạt 8.822 tỷ đồng, tăng trưởng 15,3% so với năm 2017.
17


Lợi nhuận trước thuế đạt 1.458 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.160 tỷ đồng. Lãi cơ
bản trên cổ phiếu thực tế đạt 4.156 đồng/cổ phần. Tổng tài sản của Công ty tính đến cuối
năm 2018 đạt 11.723 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 4.121 tỷ đồng, vốn điều lệ là 2.262
tỷ đồng.
Các mảng kinh doanh chính của Công ty vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao
và ổn định. Cụ thể, doanh thu từ mảng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp (kênh thuê
riêng, thoại trong nước, cho thuê máy chủ và chỗ đặt máy chủ, dịch vụ lưu trữ ảo hóa,
…) tăng trưởng 16,9% so với năm 2017 và hoàn thành 100% kế hoạch đề ra. Doanh thu

từ mảng dịch vụ broadband tăng trưởng 12,5% so với năm 2017 và hoàn thành 103% kế
hoạch đề ra. Số lượng thuê bao phát triển mới trong năm 2018 của Công ty tăng trưởng
tốt và vượt mức kế hoạch đề ra. Mảng dịch vụ truyền hình trả tiền cũng ghi nhận kết quả
tốt với phát triển thuê bao tăng mạnh và doanh thu hoàn thành 104% kế hoạch năm.
Doanh thu của mảng dịch vụ nội dung số tăng trưởng 3,5% so với năm 2017, đạt 94,4%
kế hoạch đề ra do sự cạnh tranh gay gắt của mạng xã hội (Facebook, Google+…), truyền
hình, digital marketing…
4. Tiến hành điều chỉnh
Theo kết quả điều tra được, các kế hoạch mục tiêu đề ra là hợp lý, việc thực hiện
kế hoạch đề ra đạt được hiệu quả nên kế hoạch của công ty trong năm 2019 sẽ không có
sự thay đổi đáng kể. Công ty vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đặt ra các
chỉ tiêu với mức độ tăng dần, đồng thời củng cố phát triển thêm một số dự án theo sự
thay đổi của yếu tố ngoại cảnh. Cụ thể, kế hoạch năm 2019 như sau:
Năm 2019, Công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 9.980 tỷ đồng, tăng trưởng
13,1% so với năm 2018 (trong đó doanh thu từ dịch vụ viễn thông tăng trưởng 13,5%
và doanh thu từ dịch vụ nội dung số tăng trưởng 7,8%). Kế hoạch lợi nhuận trước thuế
của công ty là 1.660 tỷ đồng, tăng trưởng 13,9% so với năm 2018.
FPT Telecom sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng viễn thông, mở rộng vùng
phủ để phát triển thuê bao mới. Đẩy mạnh phát triển và mở rộng quy mô mảng Truyền
hình trả tiền, đa dạng hóa nội dung và dịch vụ mới trên nền tảng hạ tầng vững mạnh,
mang đến nhiều trải nghiệm mới cho khách hàng. Công ty sẽ đẩy nhanh các dự án xây
dựng trung tâm dữ liệu tại các địa điểm Tân Thuận 1 – Tp. Hồ Chí Minh; Quận 9 – Tp.
Hồ Chí Minh và tại Đà Nẵng với mục tiêu đưa vào sử dụng ít nhất 1 trung tâm dữ liệu
mới trong năm 2019. Bên cạnh đó, Công ty sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào dự án cáp
quang biển thứ 4 để đảm bảo an toàn hạ tầng mạng viễn thông, nâng cao năng lực đáp
ứng cho băng thông quốc tế. Công ty sẽ triển khai đầu tư vào các dịch vụ mới như các
dịch vụ đám mây (Cloud), IP Camera… Ngoài ra, Công ty sẽ tăng cường chuyển đổi số
bằng cách số hóa quản trị để nâng cao hiệu suất lao động của cán bộ công nhân viên;
đẩy nhanh tốc độ đáp ứng các yêu cầu của quản trị, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của Công ty.

Trải qua 1 năm giám sát và thực hiện, kết quả đạt được vào cuối năm 2019 như sau:
18


Nền kinh tế thế giới trong năm 2019 đối mặt với nhiều rủi ro và tiếp tục tăng
trưởng chậm. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung và vấn đề địa chính trị càng làm
gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh hưởng không
nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu.
Trong bối cảnh bất ổn của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam vẫn nỗ lực
đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2019 với mức tăng trưởng GDP là 7,02%. Trong
mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%,
đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%,
đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tính
đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4.791 USD/lao động, tăng 272 USD so với
năm 2018. Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho
nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ mức 6,42 năm
2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,97 năm 2018; năm 2019 ước tính đạt 6,07. Bình quân giai
đoạn 2016-2019 hệ số ICOR đạt 6,14, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 20112015. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2019 ước tính đạt 20,4 tỷ USD,
tăng 6,7% so với năm trước.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với
năm 2018, với 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Kim ngạch hàng
hoá nhập khẩu ước tính đạt 253,51 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước. Chỉ số giá tiêu
dùng bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm trước, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.
Tổng doanh thu của toàn ngành viễn thông trong năm 2019 đạt khoảng 472,3
nghìn tỷ đồng (tăng 18,06%), nộp ngân sách 39.712 tỷ đồng (tăng 36,7%). Tính đến cuối
năm 2019, tổng số thuê bao điện thoại ước tính đạt 133,1 triệu thuê bao, giảm 1,2% so
với năm trước, trong đó số thuê bao di động đạt 129,5 triệu thuê bao, giảm 0,7%; số thuê
bao internet băng rộng cố định đạt 14,8 triệu huê bao, tăng 13,9%. Trong đó thuê bao
truy nhập qua hệ thống cáp quang và qua hệ thống cáp truyền hình vẫn tăng nhanh, thuê

bao truy nhập qua hình thức cáp đồng tiếp tục giảm.
C. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
I. Đánh giá về công tác kiểm soát của công ty FPT
1. Kết quả kiểm soát
Như vậy, quá trình kiểm soát của công ty đã đem lại những thành tựu cụ thể,
được chứng minh bằng các con số nêu trên. Công tác kiểm soát sáng suốt, hiệu quả với
định hướng cụ thể là đạt được mục tiêu đề ra, đã được kiểm chứng bằng doanh thu, lợi
nhuận và tốc độ tăng trưởng của công ty đều tăng. Cụ thể, FPT vừa tiếp tục được bình
chọn là một trong 5 Công ty Quản trị tốt nhất Việt Nam, bởi Asia Money - tạp chí tài
chính uy tín hàng đầu châu Á. Đây là giải thưởng thường niên có quy mô lớn nhất châu
Á về quản trị doanh nghiệp, được bầu chọn bởi hàng trăm lãnh đạo và chuyên gia tài
chính trong khu vực.
19


2. Nguyên nhân
Nguyên tắc quản trị chuẩn mực: Kết quả đạt được là do công ty đã áp dụng
chính xác và đầy đủ các nguyên tắc kiểm soát, định hướng đường lối đúng đắn cho sự
phát triển của công ty, tạo nên giá trị cốt lõi trong công tác kiểm soát của công ty. Nguyên
tắc là yếu tố đầu tiên công ty xem xét tới trong quá trình kiểm soát để có thể đảm bảo
tính chuẩn mực trong quá trình thực hiện và điều hành công ty. Nguyên tắc là yếu tố tiền
đề cho công ty tiếp tục thực hiện quy trình kiểm soát và đi đúng hướng đồng thời giữ
được tính chất quy củ, bài bản trong một hệ thống điều hành lớn.
Quá trình kiểm soát chặt chẽ: Trong quá trình kiểm soát, công ty FPT đã lựa
chọn đi theo lộ trình chung, chuẩn mực của lý thuyết kiểm soát: xác định tiêu chuẩn, đo
lường kết quả hành động, so sánh với tiêu chuẩn kiểm soát và tiến hành điều chỉnh. Kết
quả của quá trình kiểm soát là giúp công ty làm chủ được toàn bộ hoạt động kinh doanh
của mình, nhìn thấy rõ mục tiêu đề ra và có phương pháp cụ thể trong việc thực hiện
những mục tiêu đó. Vì FPT là một công ty viễn thông lớn với nhiều chi nhánh, bộ phận,
nên việc thực hiệm nghiêm ngặt quy trình kiểm soát là một yếu tố căn bản và cần thiết

nhất để nhà quản trị điều hành công ty. Với quy trình đầy đủ 4 bước, FPT đã kiểm soát
tốt hoạt động kinh doanh của mình và đạt được những thành tựu cụ thể và tiếp tục định
hướng được mục tiêu cho tương lai.
Nhà quản trị có năng lực: Quy trình kiểm soát thực hiện hiệu quả đó là nhờ bởi
các nhà quản trị của công ty có chuyên môn và khả năng quản lý, kiểm soát tốt và có sự
thông minh trong việc kết hợp các loại hình kiểm soát. Cụ thể ở đây chính là Ban Kiểm
Soát của công ty – có nhiệm vụ kiểm soát, quản lý và theo dõi hoạt động của mọi bộ
phận trong công ty, theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện sai sót, rủi ro để đưa ra điều chỉnh
hợp lý nhằm đưa công ty phát triển theo đúng đường lối và đạt được mục tiêu đề ra.
3. Ưu, nhược điểm trong phương pháp kiểm soát tại FPT
a) Ưu điểm
Công ty FPT Telecom đã kết hợp tất cả các loại hình kiểm soát để tận dụng được tối ưu
lợi ích và lấp lổ hổng trong kiểm soát. Đây là phương pháp kiểm soát thông minh và
hiệu quả, tích hợp được tối đa ưu điểm của các loại hình kiểm soát. Công tác giám sát,
đo lường, chấn chỉnh đã được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo không bị bỏ sót bộ phận hay
quá trình nào để có thể kịp thời tìm ra lỗ hổng để chỉ ra những biện pháp cần thiết, giúp
hệ thống theo dõi và đối phó được với những thay đổi của môi trường, ngăn chặn các
sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý, hoàn thiện các quyết định quản lý, giảm
thiểu các chi phí trong quá trình quản lý, tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới
và đảm bảo thực thi quyền lực của các nhà quản lý.
b) Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong phương pháp kiểm soát công ty thực hiện vẫn còn tồn tại
những hạn chế cần tìm ra giải pháp để khắc phục. Đầu tiên, việc thực hiện theo quy trình
với nhiều giai đoạn sẽ gây ra tốn kém cho tổ chức, đòi hỏi nhiều nhà quản trị cấp trung,
20


gây khó khăn trong quá trình quản lý và ít có tác dụng đối với việc nâng cao chất lượng
trong quá trình hoạt động. Nhiều khi trong quá trình kiểm soát lý có thể xảy ra những
sai sót. Khi sai xót xảy ra, chi phí khắc phục lớn, ảnh hưởng đến tiến độ của kế hoạch.

Việc kiểm soát tính minh bạch của các nhà quản trị cấp thấp cũng là vấn đề đáng lo ngại.
Việc trải qua nhiều quy trình giai đoạn khiến cho quá trình xử lý sai sót và tìm ra nguyên
nhân cũng mất nhiều thời gian hơn, làm giảm đi hiệu quả công việc.
Do vậy việc áp dụng kết hợp các phương pháp kiểm soát là một quyết định mang tính
hai mặt, công ty vẫn cần đề ra các biện pháp xử lí hiệu quả hơn để giảm thiểu tối đa
những tiêu cực trong công tác kiểm soát.
II.

Vai trò của chức năng kiểm soát đối với một doanh nghiệp nói chung

Qua việc nghiên cứu hoạt động kiểm soát của công ty FPT Telecom, chúng ta thấy
rằng vai trò của kiểm soát rất quan trọng trong quá trình quản trị của một doanh nghiệp. Cụ
thể là:
Kiểm soát giúp nhà quản trị nắm được tiến bộ và chất lượng thực hiện công việc của
cá nhận, các bộ phận trong tổ chức. Từ đó có sự tác động, điều chỉnh kịp thời nếu có sai
sót hay gặp khó khăn, cản trở. Mặt khác, giúp nhà quản trị đánh giá đúng kết quả thực hiện
công việc của từng cá nhân, từng bộ phận trong tổ chức để thực hiện tốt chính sách và bố
trí và sử dụng nhân lực,chính sách bố trí và sử dụng nhân lực, chính sách đãi ngộ nhân lực,
có tác dụng động viên khuyến khích các thành viên trongtoor chức nâng cao chất lượng
hiệu quả công việc.
Kiểm soát tạo ra chất lượng tốt hơn cho moi hoạt động trong tổ chức. Một mặt, kiểm
soát kiểm tra tính đúng đắn của các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo; mặt khác
giúp các chức năng này được thực hiện tốt hơn, và đến lượt nó đảm bảo mọi hoạt động của
tổ chức tuân thủ theo một nề nếp nhật định, không đi chệch hướng mục tiêu của tổ chức.
Kiểm soát giúp các nhà quản trị đối phó kịp thời với những thay đổi của môi trường.
Qua quá trình kiểm soát, nhà quản trị phát hiện các cơ hội, nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn
để kịp thời có các giải pháp điều chỉnh nhằm tận dụng cơ hội, phòng ngừa rủi ro, giảm
thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Kiểm soát giúp cho các tổ chức thực hiện đúng các chương trình, kế hoạch với hiệu
quả. Mục đích của kiểm soát là đảm bảo các quyết định, các hành động, các kết quả theo

đúng các chương trình, kế hoạch đó được xây dựng. Mục đích này được thực hiện qua việc
phát hiện các sai lệch giữa các hoạt động thực tế với mục tiêu của các chương trình, kế
hoạch và kịp thời điều chỉnh sai lệch đó.
Kiểm soát tạo thuận lợi thực hiện tốt việc phân quyền và cơ chế hợp tác trong tổ chức.
Kiểm soát nhằm đảm bảo cho các thành viên, các đơ vị, các bộ phận trong tổ chức có ý
thức chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, những thiết chế của tổ chức; xác định
roc chức trách, quyền hạn của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong tổ chức. Quá trình kiểm soát
đòi hỏi sự tham gia của các thành viên, của các cấp quản trị trong tổ chức, và nhờ kiểm
soát cung cấp các thông tin mà họ thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình trong
mối quan hệ, hợp tác lẫn nhau để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
21


×