Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Bộ đề kiểm tra 15 phút môn vật lý 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 38 trang )

Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 12 bài 1

Kiểm tra 15 phút Vật lý 12: Dao động điều hòa
1. Một vật dao động điều hoà với biên độ A = 4 cm và chu kì T = 2 s, chọn gốc thời gian
là lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
A. x = 4.cos(πt - π/2) (cm).
B. x = 4.cos(πt + π/2) (cm).
C. x = 4.cos(2πt - π/2) (cm).
D. x = 4.cos(2πt + π/2) (cm).
2. Vật dao động điều hoà với chu kỳ T = 1 s, biên độ A = 2 cm. Chọn gốc thời gian lúc vật
qua vị trí có li độ x = -√2 (cm) cùng chiều (+). Phương trình dao động điều hoà của vật là:
A. x = 2. cos(2πt − π/4) (cm).
B. x = 2. cos(2πt + π/4) (cm).
C. x = 2. cos(2πt − 3π/4) (cm).
D. x = 2. cos(2πt + 3π/4) (cm).
3. Chọn câu đúng. Một vật dao động điều hoà với biên độ 4cm, tần số 20Hz. Chọn gốc
thời gian là lúc vật có ly độ cm và chuyển động ngược chiều với chiều dương đã chọn.
Phương trình dao động của vật là:
A. x = 4. cos(40πt + 5π/6) (cm)
B. x = 4. cos(40πt + π/6) (cm)
C. x = 4. sin(40πt + π/6) (cm)
D. x = 4. sin(40πt + 5π/6) (cm)
4. Vật dao động điều hoà: Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến li độ x = 0,5A
là 0,1 s. Chu kỳ dao động của vật là:
A. 0,12 s.
B. 0,8 s
C. 1,2 s.
D. 0,24 s.
5. Vật dao động điều hoà: Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến li độ cực đại là
0,1s. Chu kỳ dao động của vật là:
A. 0,1 s


B. 0,2 s
C. 0,05 s
D. 0,4 s
6. Vật dao động điều hoà, câu nào sau đây đúng?
A. Khi vật ở biên vận tốc bằng 0, gia tốc bằng 0.


B. Khi vật qua vị trí cân bằng vận tốc bằng 0, gia tốc bằng 0.
C. Khi vật qua vị trí cân bằng vận tốc bằng 0, gia tốc bằng cực đại.
D. Khi vật qua vị trí cân bằng vận tốc cực đại, gia tốc bằng 0.
7. Chọn câu đúng. Chu kỳ của dao động là:
A. khoảng thời gian ngắn nhất mà trạng thái dao động được lặp lại như cũ.
A. khoảng thời gian mà trạng thái dao động được lặp lại như cũ.
C. khoảng thời gian vật thực hiện dao động.
D. khoảng thời gian mà vật đi được một quãng đường bằng biên độ.
8. Một vật có khối lượng m = 500 g, dao động điều hòa với năng lượng E = 0,025 J. Tại vị
trí x = 3 cm thì vận tốc của vật là v = -8π cm/s. Xác định tần số góc của vật. Với: π2 = 10.
A. 2π rad/s.
B. 4π rad/s.
C. 3π rad/s.
D. π rad/s.
9. Dòng điện dân dụng có tần số 50Hz thì
A. Chu kì của dòng điện là 0,05s.
B. Mỗi giây dòng điện thực hiện 100 dao động
C. Chu kì của dòng điện luôn nhỏ hơn 0,2s
D. Mỗi giây dòng điện thực hiện 50 dao động.
10. Vật dao động cơ học điều hòa đổi chiều chuyển động khi
A. Lực tác dụng bằng không.
B. Lực tác dụng đổi chiều
C. Lực tác dụng có độ lớn cực đại.

D. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.
----------------------------


Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 12 bài 2

Kiểm tra 15 phút Vật lý 12: Con lắc lò xo
1. Lò xo dao động điều hòa, vị trí lực tác dụng lên lò xo bằng 0 là vị trí nào?
A. Vị trí lò xo bị nén nhiều nhất
B. Vị trí lò xo không biến dạng.
C. Vị trí cân bằng.
D. Vị trí lò xo dãn.
2. Một con lắc lò xo có khối lượng m = 300 g và có độ cứng k = 30 N/m. Con lắc dao
động điều hòa với biên độ bằng 5 cm. Hỏi tốc độ của con lắc khi qua vị trí cân bằng?
A. 0 m/s
B. 5 m/s
C. 0,5 m/s
D. một giá trị khác
3. Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 1kg và lò xo khối lượng
không đáng kể có độ cứng 100 N/m, dao động điều hoà. Trong quá trình dao động chiều
dài của lò xo biến thiên từ 20cm đến 32cm. Vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là:
A. ± 0,6 m/s
B. 1,73 m/s
C. ± 2,45 m/s
D. 0,6 m/s
4. Đồ thi biểu diễn li độ x của một dao động điều hòa theo thời gian như hình vẽ. Biểu
thức vận tốc của dao động điều hòa là:

Đáp án đúng B



5. Một lò xo treo thẳng đứng. Xác định vị trí lực đàn hồi cực đại:
A. Vị trí lò xo bị nén nhiều nhất.
B. Vị trí cân bằng.
C. Vị trí lò xo không nén không dãn.
D. Vị trí lò xo bị dãn nhiều nhất.
6. Một lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k = 100 N/m. Treo vào lò xo một
vật nặng có khối lượng m = 500 g. Vật dao động điều hòa theo phương trình dao động là:
x = 6sin (2πt + π/3) cm. Xác định lực đàn hồi tác dụng lên vật tại vị trí lò xo dãn 8 cm.
A. 5 N
B. 8 N
C. 1 N
D. 2 N
7. Con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m treo thẳng đứng dao động điều hoà, ở vị trí cân
bằng lò xo dãn 4 cm. Độ dãn cực đại của lò xo khi dao động là 9 cm. Xác định lực đàn hồi
tác dụng vào vật khi vật có li độ x = + 0,5 A.
A. 6,5 N
B. 2,5 N
C. 4,5 N
D. 5,5 N
8. Một vật treo vào lò xo làm nó dãn ra 4 cm. Cho g = 10m/s2, π2 ≈ 10. Biết lực đàn hồi
cực đại, cực tiểu lần lượt là 10 N và 6 N. Chiều dài tự nhiên của lò xo 20 cm. Chiều dài
cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động là:
A. 25 cm và 23 cm
B. 26 cm và 24 cm
C. 25 cm và 24 cm
D. 24 cm và 23 cm
9. Một con lắc lò xo có khối lượng vật nặng m = 1 kg dao động điều hòa theo phương
thẳng đứng với vận tốc cực đại là 0,6 m/s. Khi vật qua vị trí xo = 3√2 cm thì động năng
bằng thế năng của nó. Biết rằng độ biến dạng của lò xo lúc vật qua vị trí cân bằng là 8 cm.

Lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động là:
A. 6 N
B. 14 N
C. 8 N
D. 10 N
10. Chọn câu đúng. Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động là:


x = 5. cos(2πt + π/3) (x tính bằng cm, t tính bằng s, lấy π2 ≈ 10, π ≈ 3,14). Vận tốc của vật
khi có ly độ x = 3cm là:
A. ± 12,56 cm/s
B. ± 25,12 cm/s
C. 12,56 cm/s
D. 25,12 cm/s
----------------------------


Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 12 bài 3

Kiểm tra 15 phút Vật lý 12: Con lắc đơn
1. Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao
động của con lắc
A. giảm đi 2 lần.
B. giảm đi 4 lần.
C. tăng lên 4 lần.
D. tăng lên 2 lần.
2. Một con lắc đơn dao động điều hoà. Khi tăng chiều dài con lắc lên 4 lần, thì chu kỳ dao
động nhỏ sẽ:
A. Tăng 4 lần.
B. Giảm 4 lần.

C. Tăng 2 lần.
D. Giảm 2 lần.
3. Vật dao động điều hoà có động năng bằng thế năng khi vật có li độ:
A. x = ±A
B. x = ± 1/2A
C. x = 0
D. x = ± √2/2A
4. Một con lắc đơn có chu kì dao động T = 3 s, thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ VTCB
đến vị trí có li độ x = A/2 là
A. t = 0,750 s.
B. t = 1,50 s.
C. t = 0,25 s.
D. t = 0,375 s.
5. Tại một nơi có hai con lắc đơn đang dao động với các biên độ nhỏ. Trong cùng một
khoảng thời gian, người ta thấy con lắc thứ nhất thực hiện được 4 dao động, con lắc thứ
hai thực hiện được 5 dao động. Tổng chiều dài của hai con lắc là 164 cm. Chiều dài của
mỗi con lắc lần lượt là
A. l1 = 6,4 cm, l2 = 100 cm.
B. l1 = 100 m, l2 = 6,4 m.
C. l1 = 1,00 m, l2 = 64 cm.
D. l1 = 64 cm, l2 = 100 cm.
6. Chọn câu đúng. Một con lắc đơn được thả không vận tốc từ vị trí có ly độ góc αo. Khi
con lắc qua vị trí có ly độ góc α thì vận tốc của con lắc là:


A. v = √2g/l (cos α + cos α0)
B. v = √2g/l (cos α - cos α0)
C. v = √2gl (cos α + cos α0)
D. v = √2gl (cos α - cos α0)
7. Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây l tại nơi có gia tốc trọng

trường g, dao động điều hoà với chu kì T phụ thuộc vào
A. m và l.
B. m và g.
C. l và g.
D. m, l và g.
8. Tại nơi làm thí nghiệm, con lắc l1 dao động với chu kỳ 2(s). Con lắc có chiều dài l2 dao
động với chu kỳ 2√2 (s). Tỉ số l1/l2 là:
A. 1/2 lần.
B. 1/√2 lần
C. √2 lần.
D. 2 lần.
9. Một con lắc đơn có trọng lượng 1,5N biên độ góc là 600 thì lực căng dây ở vị trí cân
bằng là
A. 3 N.
B. 5 N.
C. 4 N.
D. 2 N.
10. Một con lắc đơn có độ dài l1 dao động với chu kì T1 = 0,8 s. Một con lắc đơn khác có
độ dài l2 dao động với chu kì T2 = 0,6 s. Chu kì của con lắc đơn có độ dài l1 + l2 là
A. T = 0,7 s.
B. T = 0,2 s.
C. T = 1,0 s.
D. T = 1,4 s.
----------------------------


Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 12 bài 4

Kiểm tra 15 phút Vật lý 12: Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
Câu 1. Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc.
B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
C. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
Câu 2. Dao động cưỡng bức có đặc điểm
A. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.
B. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.
C. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn.
Câu 3. Một người đèo hai thùng nước ở phía sau xe đạp và đạp trên một con đường lát
bêtông. Cứ cách 3 m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Chu kỳ dao động riêng của nước
trong thùng là 0,9s. Nước trong thùng dao động mạnh nhất khi xe đạp đi với vận tốc:
A. 3,3 m/s.
B. 0,3 m/s.
C. 2,7 m/s.
D. 3 m/s.
Câu 4. Chọn câu đúng. Dao động tắt dần là:
A. dao động có chu kỳ luôn luôn không đổi.
B. dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
C. dao động của hệ chỉ chịu ảnh hưởng của nội lực.
D. dao động của một vật có ly độ phụ thuộc vào thời gian theo dạng sin.
Câu 5. Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự cộng hưởng.
A. Chu kỳ lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kỳ riêng.
B. Lực cưỡng bức phải lớn hơn lực làm vật dao động riêng.
C. Tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng.
D. Tần số lực cưỡng bức phải lớn hơn tần số riêng.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực vào vật dao
động cùng chiều với chiều chuyển động trong một phần của từng chu kì.
B. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã làm mất lực cản của môi trường

đối với vật dao động.


C. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực biến đổi điều
hoà theo thời gian vào vật dao động.
D. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã kích thích lại dao động sau khi dao
động bị tắt hẳn.
Câu 7. Một người xách một xô nước và thấy rằng nếu mỗi bước đi dài 45 cm thì nước
sóng sánh mạnh nhất. Biết chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3 s thì vận tốc của
người đó là
A. 5,4 km/h.
B. 3,6 m/s.
C. 4,2 km/h.
D. 4,8 km/h.
Câu 8. Dao động tắt dần là dao động
A. Có chu kì tăng dần theo thời gian.
B. Có tần số giảm dần theo thời gian.
C. Có biên độ giảm dần theo thời gian.
D. Có biên độ và chu kì giảm dần theo thời gian.
Câu 9. Dao động của con lắc đồng hồ là
A. dao động cưỡng bức.
B. dao động tự do.
C. dao động tắt dần.
D. hệ tự dao động.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong dầu nhờn thời gian dao động của một vật dài hơn so với thời gian vật ấy dao
động trong không khí.
B. Chu kỳ của hệ dao động điều hoà phụ thuộc vào biên độ dao động.
C. Trong dao động điều hoà tích số giữa vận tốc và gia tốc của vật tại mọi thời điểm luôn
luôn dương.

D. Sự cộng hưởng thể hiện càng rõ nét khi ma sát của môi trường càng nhỏ.
----------------------------


Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 12 bài 5

Kiểm tra 15 phút Vật lý 12: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần
số và Phương pháp Fre-Nen
Câu 1. Hai dao động x1 = A.cos(ωt) và x2 = A.cos(ωt + π/2) là
A. Đồng pha.
B. Ngược pha.
C. Tất cả sai.
D. Vuông pha.
Câu 2. Hai dao động điều hòa lần lượt có phương trình là:
x1 = A1sin(20πt + π/2) (cm)
x2 = A2sin(20πt + π/6) (cm)
thì
A. Dao động thứ 1 trễ pha hơn dao động 2 một góc π/3
B. Dao động thứ 2 trễ pha hơn dao động thứ 1 một góc - π/3
C. Dao động thứ 1 sớm pha hơn dao động thứ 2 một góc - π/3
D. Dao động thứ 2 trễ pha hơn dao động thứ nhất 1 góc π/3
Câu 3. Chọn câu đúng. Nếu hai dao động điều hoà cùng tần số, cùng pha thì li độ của
chúng:
A. trái dấu khi biên độ bằng nhau, cùng dấu khi biên độ khác nhau.
B. luôn luôn trái dấu.
C. bằng nhau nếu hai dao động cùng biên độ.
D. luôn luôn bằng nhau.
Câu 4. Chọn câu đúng. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương
trình dao động: x1 = A1.cos(ωt + φ1) và x2 = A2.cos(ωt + φ2). Thì biên độ dao động tổng
hợp là:

A. A = |A1- A2| nếu hai dao động ngược pha.
B. |A1- A2| < A < A1+A2 nếu hai dao động có độ lệch pha bất kỳ.
C. A = A1 + A2 nếu hai dao động cùng pha.
D. Cả 3 phương án đúng.
Câu 5. Hai dao động điều hoà cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là
A. Δφ = (2n + 1)π/2 (với n nguyên).
B. Δφ = 2nπ (với n nguyên).
C. Δφ = (2n + 1)π/4 (với n nguyên).
D. Δφ = (2n + 1)π (với n nguyên).


Câu 6. Cho 2 dao động điều hoà sau: x1 = 2sin(ωt + π/6) (cm) và x2 = 2√3sin(ωt + 2π/3)
(cm). Dao động tổng hợp của hai dao động trên là:
A. x = 4sin (ωt − π/3) (cm)
B. x = 8sin (ωt − π/2) (cm)
C. x = 4sin (ωt + π/2) (cm)
D. x = 8sin (ωt + π/2) (cm)
Câu 7. Chọn câu đúng. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương
trình dao động x1 = A1.cos(ωt + φ1) và x2 = A2.cos(ωt + φ2). Pha ban đầu của dao động
tổng hợp được xác định

Đáp án đúng C
Câu 8. Có hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Dao động thứ nhất x1 =
5.cos(ωt) (cm). Biết dao động tổng hợp x = 5√3.cos(ωt + π/2) (cm). Biên độ của dao động
thứ hai là:
A. (5√3 + 5) cm
B. (5√3 − 5) cm
C. 5 cm.
D. 10 cm.
Câu 9. Hai dao động điều hoà nào sau đây được gọi là cùng pha?

A. x1 = 2cos(2πt + π/6) cm và x2 = 2cos(πt + π/6) cm
B. x1 = 3cos(πt + π/4) cm và x2 = 3cos(πt - π/6) cm
C. x1 = 4cos(πt + π/6) cm và x2 = 5cos(πt + π/6) cm
D. x1 = 3cos(πt + π/6) cm và x2 = 3cos(πt + π/3) cm
----------------------------


Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 12 bài 7

Kiểm tra 15 phút Vật lý 12: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
Câu 1. Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10Hz, dao động truyền đi với vận tốc 0,4m/s
trên phương Oy. Trên phương này có 2 điểm P và Q theo thứ tự đó PQ = 15cm. Cho biên
độ a = 1cm và biên độ không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó P có ly độ
1cm thì ly độ tại Q:
A. -1 cm.
B. 0 cm.
C. 0,5 cm.
D. 1 cm.
Câu 2. Chọn câu đúng. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là
vận tốc truyền sóng, T là chu kỳ của sóng. Nếu d = n.v.T (n = 0,1,2,....) thì hai điểm đó:
A. dao động ngược pha.
B. dao động cùng pha.
C. Không xác định được.
D. dao động vuông pha.
Câu 3. Một sóng cơ học lan truyền với vận tốc 320 m/s, bước sóng 3,2 m. Chu kì của sóng
đó là
A. T = 0,1 s.
B. T = 50 s.
C. T = 100 s.
D. T = 0,01 s.

Câu 4. Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận
tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức
A. λ = v.f
B. λ = 2v.f
C. λ = v/f
D. λ = 2v/f
Câu 5. Quan sát một chiếc phao trên biển người ta thấy nó nhô lên 8 lần trong 21 giây và
đo được khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng liên tiếp là 3m. Suy ra vận tốc truyền sóng trên
biển là
A. 0,5 m/s.
B. 1 m/s.
C. 3 m/s.
D. 2 m/s.


Câu 6. Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với vận tốc v không đổi, khi tăng
tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng
A. tăng 4 lần.
B. tăng 2 lần.
C. không đổi.
D. giảm 2 lần.
Câu 7. Sóng cơ học là
A. sự truyền đi của những dao động có pha không đổi.
B. sóng chỉ truyền đi theo phương ngang còn phương dao động theo phương thẳng đứng.
C. những dao động đàn hồi lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian.
D. là sự truyền đi các phần tử vật chất trong môi trường vật chất.
Câu 8. Một sóng ngang truyền trên một dây rất dài có phương trình u = 25sin(20t + 5x)
(cm). Trong đó x đo bằng cm, t đo bằng giây. Phát biểu nào sau đây sai:
A. Vận tốc cực đại của mỗi phần tử môi trường là 500 cm/s.
B. Biên độ sóng là 25cm.

C. Vận tốc truyền sóng là 4cm/s.
D. Chu kỳ sóng là π (s).
Câu 9. Sóng cơ học là sự lan truyền
A. vật chất trong không gian.
B. các phân tử trong không gian.
C. vật chất trong môi trường đàn hồi.
D. dao động trong môi trường đàn hồi theo thời gian.
Câu 10. Điều nào sau đây là sai khi nói về năng lượng của sóng cơ học?
A. Năng lượng sóng luôn luôn không đổi trong quá trình truyền sóng.
B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
C. Khi sóng truyền từ một nguồn điểm trong không gian, năng lượng sóng giảm tỷ lệ với
bình phương quãng đường truyền sóng.
D. Khi sóng truyền từ một nguồn điểm trên mặt phẳng, năng lượng sóng giảm tỷ lệ với
quãng đường truyền sóng.
----------------------------


Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 12 bài 8

Kiểm tra 15 phút Vật lý 12: Giao thoa sóng
Câu 1. Chọn câu đúng. Trong hiện tượng giao thoa, những điểm đứng yên không dao
động thì:
A. Δ = (n + 1/2)λ với Δ = d2 - d1 hoặc d1 - d2 tùy theo quy ước ban đầu.
B. Δ = nλ với Δ = d2 - d1 hoặc d1 - d2 tùy theo quy ước ban đầu
C. Δφ = (2n + 1)π/2.
D. Δφ = nλ.
Câu 2. Trên mặt chất lỏng tại có hai nguồn kết hợp A, B dao động với chu kỳ 0,02s. Vận
tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 15cm/s. Trạng thái dao động của M1 cách A, B lần
lượt những khoảng d1 = 12cm; d2 = 14,4cm và của M2 cách A, B lần lượt những khoảng
d'1 = 16,5cm; d'2 = 19,05cm là:

A. M1 và M2 dao động với biên độ cực đại.
B. M1 và M2 đứng yên không dao động.
C. M1 đứng yên, không dao động và M2 dao động với biên độ cực đại.
D. M1 dao động với biên độ cực đại và M2 đứng yên không dao động.
Câu 3. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B
dao động với tần số 28Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng
d1 = 21cm, d2 = 25cm. Sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có
ba dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A. 28 cm/s.
B. 37 cm/s.
C. 112 cm/s.
D. 22,4 cm/s.
Câu 4. Hiện tượng giao thoa sóng có đặc điểm
A. Giao thoa là sự tổng hợp của 2 hay nhiều sóng kết hợp.
B. Quỹ tích những điểm có biên độ sóng cực đại là một hyperbol.
C. Tất cả đúng.
D. Điều kiện để có dao thoa là các sóng phải là các sóng kết hợp nghĩa là chúng phải có
cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 5. Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao
động có tần số 50 Hz và đo được khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp nằm trên đường
nối hai tâm dao động là 2 mm. Bước sóng của sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
A. λ = 2 mm.
B. λ = 1 mm.


C. λ = 8 mm.
D. λ = 4 mm.
Câu 6. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động
cùng pha với tần số f = 13 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 =
19cm, d2 = 21cm, giữa M và đường trung trực không có dãy cực đại khác sóng có biên độ

cực đại. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
A. v = 52 cm/s.
B. v = 26 m/s.
C. v = 52 m/s.
D. v = 26 cm/s.
Câu 7. Tại hai điểm A và B trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống nhau với biên độ a,
bước sóng là 10cm. Điểm M cách A 25cm, cách B 5cm sẽ dao động với biên độ là
A. a.
B. a/2.
C. -2a.
D. 2a.
Câu 8. Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động với tần số 100 Hz, chạm vào mặt nước tại
hai điểm S1, S2. Khoảng cách S1S2 = 9,6 cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1,2 m/s. Có
bao nhiêu gợn sóng trong khoảng giữa S1 và S2?
A. 8 gợn sóng.
B. 14 gợn sóng.
C. 15 gợn sóng.
D. 17 gợn sóng.
Câu 9. Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B có phương trình dao
động là: uA = uB = 2.cos10πt. Vận tốc truyền sóng là 3m/s. Phương trình sóng tại M cách
A, B một khoảng lần lượt d1 = 15cm; d2 = 20cm là:
A. u = 2.cos(π/12).cos(10πt − 7π/12) (cm)
B. u = 4.cos(π/12).cos(10πt − 7π/12) (cm)
C. u = 2√3cos(10πt − 7π/6) (cm)
D. u = 4.cos(π/12).sin(10πt−7π/12) (cm)
Câu 10. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động
với tần số f = 16 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 30 cm, d2
= 25,5 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực có 2 dãy cực đại khác.
Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
A. v = 24 cm/s.



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

B. v = 36 m/s.
C. v = 24 m/s.
D. v = 36 cm/s.
----------------------------


Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 12 bài 9

Kiểm tra 15 phút Vật lý 12: Sóng dừng
Câu 1. Trên một dây có sóng dừng, tần số dao động là 10Hz, khoảng cách giữa 2 nút gần
nhau nhất là 5cm thì vận tốc truyền sóng trên dây đó là
A. 50 cm/s
B. 5 cm/s
C. 1 cm/s
D. 100 cm/s
Câu 2. Một ống trụ có chiều dài 1m. Ở một đầu ống có một pit-tông để có thể điều chỉnh
chiều dài cột khí trong ống. Đặt một âm thoa dao động với tần số 660 Hz ở gần đầu hở của
ống. Vận tốc âm trong không khí là 330 m/s. Để có cộng hưởng âm trong ống ta phải điều
chỉnh ống đến độ dài
A. l = 25,0 cm.
B. l = 0,50 m.
C. l = 12,5 cm.
D. l = 0,75 m.
Câu 3. Một sợi dây đàn dài 1m, được rung với tần số 200Hz. Quan sát sóng dừng trên dây
người ta thấy có 6 nút. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A. 66,6 m/s.

B. 80 m/s.
C. 72,7 m/s.
D. 100 m/s.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng dừng?
A. Bụng sóng là những điểm đứng yên không dao động.
B. Nút sóng là những điểm dao động với biên độ cực đại.
C. Khi một sóng tới và sóng phản xạ của nó truyền theo cùng một phương, chúng giao
thoa với nhau và tạo thành sóng dừng.
D. Các bụng sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng.
Câu 5. Trên sợi dây đàn hồi xảy ra hiện tượng sóng dừng. Khoảng cách giữa hai nút sóng
liên tiếp là:
A. λ/2.
B. 2λ.
C. λ.
D. λ/4.


Câu 6. Một sợi dây mảnh AB dài 64cm, đầu B cố định và đầu A dao động với tần số f.
Vận tốc truyền sóng trên dây 25cm/s. Điều kiện về tần số để xảy ra hiện tượng sóng dừng
trên dây là:
A. f = 1,28k
B. f = 0,195 (k+1/2)
C. f = 0,195k
D. f = 1,28(k + 1/2)
Câu 7. Khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp của sóng trên mặt nước là 8m. Sóng lan
truyền với vận tốc bằng bao nhiêu, biết 1 phút đập vào bề 6 lần
A. 3/2 m/s.
B. 0,93 m/s.
C. 0,8 m/s.
D. 2/3 m/s.

Câu 8. Sóng dừng trên 1 sợi dây có khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp bằng
A. Một bước sóng.
B. Một phần tư bước sóng.
C. Nửa bước sóng.
D. Hai lần bước sóng.
Câu 9. Một dây đàn dài 40 cm, căng ở hai đầu cố định, khi dây dao động với tần số 600
Hz ta quan sát trên dây có sóng dừng với hai bụng sóng. Vận tốc truyền sóng là
A. v = 240 m/s.
B. v = 24000 m/s.
C. v = 24 m/s.
D. v = 240 cm/s.
Câu 10. Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng dừng?
A. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng bước sóng λ
B. Sóng dừng là sóng có các bụng và các nút cố định trong không gian.
C. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng λ/2
D. Trong hiện tượng sóng dừng, sóng tới và sóng phản xạ của nó thoả mãn điều kiện
nguồn kết hợp nên chúng giao thoa với nhau.
----------------------------


Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 12 bài 10

Kiểm tra 15 phút Vật lý 12: Đặc trưng vật lí của âm
Câu 1. Sóng âm có tần số 450Hz lan truyền với vận tốc 360m/s trong không khí. Giữa hai
điểm cách nhau 1m trên phương truyền thì chúng dao động:
A. Lệch pha π/4.
B. Ngược pha.
C. Cùng pha.
D. Vuông pha.
Câu 2. Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ

được sóng cơ học nào sau đây?
A. Sóng cơ học có tần số 10 Hz.
B. Sóng cơ học có chu kì 0,3s.
C. Sóng cơ học có tần số 30 kHz.
D. Sóng cơ học có chu kì 2,0 ms.
Câu 3. Một sóng âm được mô tả bởi phương trình u = A.cos(ωt − 2πx/λ). Vận tốc cực đại
của mỗi phần tử môi trường bằng 4 lần vận tốc truyền sóng khi:
A. λ = π.A/ 2
B. λ = 4π.A
C. λ = π.A/ 4
D. λ = π.A
Câu 4. Hai điểm cách nguồn âm những khoảng 6,1 m và 6,35 m trên phương truyền. Tần
số âm 680Hz, vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Độ lệch pha của sóng âm tại
hai điểm đó là:
A. Δφ = π/4 (rad).
B. Δφ = π/2 (rad).
C. Δφ = π (rad).
D. Δφ = 2π (rad)
Câu 5. Tiếng còi có tần số 1000 Hz phát ra từ một ôtô đang chuyển động tiến lại gần bạn
với vận tốc 10 m/s, vận tốc âm trong không khí là 330 m/s. Khi đó bạn nghe được âm có
tần số là
A. f = 1031,25 Hz.
B. f = 1030,3 Hz.
C. f = 969,69 Hz.
D. f = 970,59 Hz.
Câu 6. Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng âm?


A. Sóng âm có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20000Hz.
B. Sóng âm không truyền được trong chân không.

C. Vận tốc truyền âm phụ thuộc nhiệt độ.
D. Sóng âm là sóng cơ học dọc truyền được trong môi trường vật chất kể cả chân không.
Câu 7. Tần số của sóng âm vào khoảng
A. > 20 kHz.
B. < 20Hz
C. 20 Hz đến 19 kHz.
D. 16 Hz đến 20 kHz.
Câu 8. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1 m, có
mức cường độ âm là LA = 90 dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là I0 = 0,1n W/m2. Cường
độ của âm đó tại A là:
A. IA = 0,1 W/m2.
B. IA = 0,1n W/m2.
C. IA = 0,1G W/m2.
D. IA = 0,1m W/m2.
Câu 9. Chọn câu đúng. Một trong những yêu cầu của các phát thanh viên về đặc tính vật
lý của âm là:
A. Tần số âm lớn.
B. Tần số âm nhỏ.
C. Biên độ âm bé.
D. Biên độ âm lớn.
Câu 10. Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s và khoảng cách 2 điểm gần nhau
nhất trên cùng phương truyền âm ngược pha nhau là d = 0,85m. Tần số f của âm bằng:
A. 0,005 Hz.
B. 170 Hz.
C. 578 Hz.
D. 200 Hz.
----------------------------


Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 12 - Đề 1


Đề kiểm tra Vật Lí 12 Học kì 2
Thời gian: 15 phút
Câu 1. Một chùm sáng trắng song song đi từ không khí vào thủy tinh, với góc
tới lớn hơn không, sẽ
A. chỉ có phản xạ.
B. có khúc xạ, tán sắc và phản xạ
C. chỉ có khúc xạ
D. chỉ có tán sắc.
Câu 2. Khi nghiêng các đĩa CD dưới ánh sáng mặt trời, ta thấy xuất hiện các
màu sặc sỡ như màu cầu vồng. Đó là kết quả của hiện tượng:
A. Giao thoa ánh sáng
B. Khúc xạ ánh sáng
C. Phản xạ ánh sáng
D. Tán sắc ánh sáng
Câu 3. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của
chiết suất môi trường vào:
A. Màu sắc của môi trường
B. Màu của ánh sáng
C. Lăng kính mà ánh sáng đi qua
D. Bước sóng của ánh sáng
Câu 4. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa
hai khe a = 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D =
2 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,5μm. Trên màn thu
được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i bằng
A. 0,1 mm

B. 2,5 mm

C. 2,5.10-2 mm


D. 1,0 mm


Câu 5. Thân thể con người ở nhiệt độ 37oC phát ra bức xạ nào trong các bức xạ
sau đây?
A. Bức xạ nhìn thấy
C. Tia hồng ngoại

B. Tia Rơnghen
D. Tia tử ngoại

Câu 6. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng trong không khí, khoảng cách hai khe
a = 0,5mm. Khoảng cách hai khe tới màn là D, được chiếu bức xạ đơn sắc có
bưóc sóng λ. Nhúng toàn bộ thí nghiệm vào trong nước có chiết suất n = 4/3. Để
khoảng vân vẫn như trong không khí thì khoảng cách hai khe là:
A. 0,35 mm
C. 0,667 mm

B. 0,45 mm
D. 0,375 mm

Câu 7. Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai
khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m.
Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng
trong thí nghiệm này bằng
A. 0,40μm

B. 0,76μm


C. 0,48μm

D. 0,60μm

Câu 8. Trong thí nghiệm Young (Iâng) ánh sáng dùng trong thí nghiệm là đơn
sắc có bước sóng λ = 0,4μm, khoảng cách giữa 2 khe a = 0,4mm. Để trên màn tại
vị trí cách vân trung tâm 2,5mm ta có vân sáng bậc 5 thì khoảng cách từ hai khe
đến màn là:
A. 0,5m

B. 1m

C. 1,5m

D. 2m

Câu 9. Một nguồn sáng đơn sắc λ = 0,6μm chiếu vào một mặt phẳng chứa hai
khe hở S1, S2 hẹp, song song, cách nhau 1 mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một
màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe lm. Đặt trước khe S1 một
bản thuỷ tinh 2 mặt phẳng song song có chiết suất n = 1,5, độ dày e = 12μm. Hỏi
vị trí hệ thống vân sẽ dịch chuyển trên màn thế nào?
A. Về phía S1 2 mm
B. về phía S1 2 mm
C. Về phía S1 3 mm


D. Về phía S1 6 mm
Câu 10. Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe S1S2 đến màn
là 2m. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách đều hai khe một khoảng 0,5m.
Nếu dời S theo phương song song với S1S2 một đoạn 1mm thì vân sáng trung

tâm sẽ dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu trên màn ?
A. 4mm

B. 5mm

C. 2mm

D. 3mm

Đáp án & Thang điểm
Câu 1. Đáp án B
Một chùm sáng trắng song song đi từ không khí vào thủy tinh, với góc tới lớn
hơn không sẽ có khúc xạ, tán sắc và phản xạ.
Câu 2. Đáp án A
Đó là kết quả của hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Câu 3. Đáp án D
Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết
suất môi trường vào bước sóng của ánh sáng.
Câu 4. Đáp án D
Ta có:

Câu 5. Đáp án C
Thân thể con người ở nhiệt độ 37oC phát ra bức xạ hồng ngoại.
Câu 6. Đáp án D
Khoảng vân khi đặt trong không khí:

Khoảng vân khi đặt trong nước:


Theo bài ra:


Câu 7. Đáp án D
Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm, ta có:
4i = 3,6 → i = 0,9(mm)

Câu 8. Đáp án A
Vị trí của vân sáng bậc 5 (k = 5) đối với vân trung tâm là:

Câu 9. Đáp án D
Vì bản thủy tinh đặt trước S1 nên hệ thống vân trung tâm dịch chuyển về phía
S1 một khoảng:

Câu 10. Đáp án A
Vân trung tâm dịch chuyển 1 đoạn:


Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 12 - Đề 2

Đề kiểm tra Vật Lí 12 Học kì 2
Thời gian: 15 phút
Câu 1. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, hai khe cách nhau
một khoảng a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D,
hình ảnh giao thoa thu được trên màn có khoảng vân i. Bức xạ chiếu vào hai khe
có bước sóng A được xác định bởi công thức

Câu 2. Khi sử dụng phép phân tích bằng quang phổ sẽ xác định được
A. Màu sắc của vật
B. Hình dạng của vật
C. Kích thước của vật
D. Thành phần cấu tạo và nhiệt độ của các

Câu 3. Phát biểu nào dưói đây là SAI khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn
sắc?
A. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau có trị số như
nhau.
B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến
thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng mà không bị lăng kính làm tán sắc
D. Chiết suất môi trường trong suốt có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng màu tím,
nhỏ nhất đối với ánh sáng màu đỏ
Câu 4. Khi chiếu hai tia sáng đơn sắc song song màu đỏ và màu lục từ không
khí vào lăng kính thủy tinh và có tia ló thì:
A. Các tia ló song song
B. Các tia ló luôn luôn cắt nhau sau lăng kính


×