Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011 – Môn Lịch Sử.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.33 KB, 6 trang )

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011 – Môn Lịch Sử
(Đính kèm Công văn số ……… /SGD&ĐT-GDTrH ngày ………….)
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011
MÔN LỊCH SỬ
Thực hiện công văn số 1245/SGD&ĐT-GDTrH ngày 10/09/2010 của Sở Giáo dục và
Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010-2011,
Phòng GDTrH lưu ý một số vấn đề về hoạt động dạy và học bộ môn Lịch sử bậc trung
học như sau:

1. THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN:
1.1. Thực hiện phân phối chương trình:
Các trường cần chỉ đạo chặt chẽ việc dạy - học bộ môn phải thực hiện đúng, đủ
phân phối chương trình do Sở GD&ĐT ban hành:
- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT ban
hành phân phối chương trình cấp THCS, cấp THPT trên địa bàn tỉnh. Dựa vào Phân
phối chương trình do Sở GD&ĐT ban hành, các trường THCS-THPT hướng dẫn tổ
chuyên môn lập Kế họach giảng dạy bộ môn từng khối và cá nhân cả năm học theo
mẫu chung ( mốc thời gian theo kế hoạch thời gian năm học của đơn vị ) nội dung theo
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ Giáo Dục&Đào Tạo ban hành
năm 2010.Kế hoạch phải được Ban giám hiệu phê duyệt vào đầu năm học khi bắt đầu
thực hiện. Các trường có thể chủ động điều chỉnh thời lượng các chương, bài (phần,
chủ đề,...) cho phù hợp với điều kiện cụ thể nhưng phải đảm bảo thời lượng theo khung
phân phối chương trình quy định
- Giáo viên phải soạn mới bài giảng (Giáo án) cho phù hợp với yêu cầu của
chuẩn kiến thức- kỹ năng của chương trình GDPT: Thiết kế bài giảng khoa học, sắp
xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập
trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải. Giáo án soạn mới có ghi rõ các phần tích
hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh , giáo dục bảo vệ
môi trường ở các bài cụ thể do Bộ GD-ĐT quy định.
- Sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng dạy trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu
học sinh ghi quá nhiều theo lối đọc-chép. Cần thiết phải tự soạn phần bổ sung các đơn


vị kiến thức cho hoàn chỉnh các nội dung trong Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức
kĩ năng để việc giảng dạy đạt yêu cầu cao hơn trong các kì kiểm tra và thi đối với lớp 9
và 12.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý
CNTT, các phương tiện nghe nhìn. Cần lưu ý các tiết dạy bằng bài giảng điện tử đều
phải có giáo án nền.
- Thực hiện tốt việc tham gia xây dựng và sử dụng có hiệu quả “nguồn học liệu
mở môn Lịch sử” đề thi chọn học sinh giỏi cấp THCS, THPT nội dung sọan theo
SGK và SGV.
1
Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011 – Môn Lịch Sử
(Đính kèm Công văn số ……… /SGD&ĐT-GDTrH ngày ………….)
Phân công cho năm học 2010-2011 : mỗi trường THCS và THPT có học sinh dự thi
gởi về Phòng GDTrH-Môn Lịch sử 01 bộ đề thi chọn học sinh giỏi : hình thức theo
mẫu chung của SGD-ĐT, soạn theo font Times New Roman size 14, gởi theo hình thức
E-mail cho chuyên viên bộ môn.
- Coi trọng việc tổ chức bồi dưỡng học sinh tham gia các kỳ thi chọn học sinh
giỏi cấp Huyện, Tỉnh.(lưu ý việc điều chỉnh mới về thời gian, hình thức và nội dung thi
HSG )
- Phải soạn giảng đầy đủ các tiết Lịch sử địa phương được quy định trong
chương trình đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học
những bài học lịch sử dân tộc. Cần thay đổi hình thức giảng dạy tại lớp bằng việc kết
hợp tham quan các di tích lịch sử, nhà Bảo tàng, tiếp xúc các nhân vật từng trải qua 2
cuộc kháng chiến . . .
- Quy định số tiết /tuần /lớp , cột điểm tối thiểu cho 1 học sinh/học kỳ, thời
lượng kiểm tra các cột điểm định kì .....thực hiện theo đúng Hướng dẫn thực hiện của
Sở Giáo Dục&Đào Tạo .
1.2. Đổi mới hoạt động tổ, nhóm chuyên môn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ
trưởng chuyên môn :Tổ trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên
môn, nhắc nhở và kiểm tra các quy định về việc soạn giảng, hồ sơ sổ sách, sinh hoạt tổ

chuyên môn, tổ chức trao đổi về nội dung và cách dạy các bài khó (chú ý lớp lớp 12)
và tập hợp những thắc mắc, đề xuất (nếu có)… gởi về Phòng GDTrH. Kiểm tra việc
lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cụ thể của
từng giáo viên; tổ chức trao đổi, báo cáo kinh nghiệm dạy và học.Trong các buổi họp
tổ cần tập trung trao đổi về nội dung và phương pháp dạy bộ môn; báo cáo kinh
nghiệm và ứng dụng các sáng kiến, các phần mềm ứng dụng trong dạy học lịch sử giúp
nâng cao tay nghề của giáo viên trong giảng dạy.
1.3. Tích cực khai thác có hiệu quả các đồ dùng dạy học đã được trang bị, sử dụng
đúng các đồ dùng dạy học tối thiểu quy định trong các bài, tự làm thêm đồ dùng dạy
học để đảm bảo đủ các đồ dùng dạy học cho từng tiết lên lớp.
1.4. Về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Lịch sử (theo Tập huấn
tháng 8/2010 do Sở GD-ĐT tổ chức cho giáo viên THCS ), để có thể thực hiện tốt việc
tích hợp các nội dung này, giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
+ Tìm hiểu kĩ các nội dung có thể tích hợp trong từng bài học để xác định rõ nội
dung, mức độ tích hợp và phương thức tích hợp.
+ Việc tích hợp các nội dung cần được chuẩn bị một cách cẩn thận và được thể hiện
cụ thể trong kế hoạch bài dạy học cũng như khi lên lớp.
+ Việc tích hợp các nội dung cần phải hợp lí, tránh gò ép, gây quá tải nội dung học tập.
1.5. Về tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :
Sở GD-ĐT sẽ tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên THCS và THPT vào ngày
2
Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011 – Môn Lịch Sử
(Đính kèm Công văn số ……… /SGD&ĐT-GDTrH ngày ………….)
17/10/2010 đểtriển khai từ năm học 2010-2011 trong đó lưu ý việc phải thực hiện tích
hợp ở các bài học lịch sử cụ thể đã được BGD-ĐT quy định gồm :
Lớp TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lớp TRUNG HỌC CƠ SỞ
11 Bài 24 8 Bài 30
12 Bài 12-13-15-16-17-18-19-20-21-
22-23-24-25-26-
9 Bài 15-16-17-19-21-22-23-24-

25-26-27-28-29-30-31-32-33-
2. ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Định hướng đổi mới chung là : khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến
thức, tăng cường kiểm tra mức độ thông hiểu và kỹ năng vận dụng tổng hợp tri thức để
giải quyết một vấn đề; tăng cường ra đề “mở” nhằm đòi hỏi vận dụng tổng hợp kiến
thức, kỹ năng với yêu cầu biểu đạt chính kiến khi trình bày.
2.1 Về đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Coi trọng kiểm tra đánh giá kỹ năng diễn đạt các sự kiện bằng lời nói, chữ viết;
đọc và khai thác sơ đồ, lược đồ, sa bàn, hiện vật; sử dụng máy tính, máy chiếu và các
thiết bị nghe nhìn.Giáo dục quan điểm duy vật lịch sử thông qua rèn luyện kỹ năng
phân tích, bình luận, đánh giá các sự kiện lịch sử, sự kiện thời sự, rút ra bài học và quy
luật lịch sử ; bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ trân trọng và phát huy
truyền thống lịch sử của dân tộc, của địa phương Tiền Giang.
- Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá, lưu ý thiết kế đề, đáp
án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm, bài tập thực hành . .
đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng theo 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận
dụng; phân hóa đối tượng học sinh; khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập.
- Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh
THPT do Bộ GDĐT ban hành; tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định
kỳ, kiểm tra học kỳ; giáo viên không được tự ý đặt ra các hình thức kiểm tra trái quy
định, gây áp lực cho học sinh trong học tập.
- Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, khi ra
đề kiểm tra nội dung và đáp án phải thực hiện theo cấu trúc đề kiểm tra và thi do Sở
GD-ĐT quy định và bám sát Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của
Chương trình GDPT. Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về
KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra:
+ Hình thức kiểm tra:
- Về đề kiểm tra, thi : Không nên dừng ở mức độ kiểm tra kiến thức, khả năng
ghi nhớ - đòi hỏi học sinh phải nhớ nhiều sự kiện, con số nhưng không hiểu được mục
đích ghi nhớ ngoài mục đích ứng phó với thi, kiểm tra – do đó gây tình trạng học tủ,

học vẹt, ghi nhớ máy móc mà không nắm vững bản chất sự kiện. Đây là hệ quả của lối
dạy học cũ truyền thụ một chiều, xem nhẹ mức độ thông hiểu và kỹ năng vận dụng
kiến thức, suy luận, khái quát. Không nên ra đề kiểm tra quá khó làm cho học sinh có
3
Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011 – Môn Lịch Sử
(Đính kèm Công văn số ……… /SGD&ĐT-GDTrH ngày ………….)
học lực trung bình trở xuống chán học. Không nên ra đề kiểm tra một cách qua loa để
đạt mục đích dễ chấm, chấm nhanh – cần chú ý quy trình soạn đề để tránh tính chủ
quan của GV. Tuyệt đối tránh việc thực hiện kiểm tra miệng và các bài kiểm tra 15P,
45P quá nặng nề, sai yêu cầu của loại hình kiểm tra. Cần chú ý lời phê và sửa lỗi bài
làm để rèn luyện tư duy cho học sinh, một số lời phê của giáo viên thiếu thân thiện
cũng dễ gây ức chế tâm lý cho các em:
+ Đối với kiểm tra miệng : bắt buộc thực hiện việc hỏi của thầy và trả lời của trò
tại lớp . Không thực hiện hình thức khác để lấy điểm kiểm tra miệng.
+ Đối với bài kiểm tra học kì : thực hiện đề kiểm tra tự luận ( từ lớp 6 đến lớp 12 )
+ Đối với bài kiểm tra 15 phút và 45 phút : nên thực hiện kết hợp 2 hình thức tự
luận và trắc nghiệm khách quan trong đó tỉ lệ trắc nghiệm khách quan và tự luận là 3/7
hoặc 4/6, cần tránh trường hợp sử dụng chỉ 2 câu hỏi TNKQ trong bài kiểm tra.
+ Khuyến khích các hình thức kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động học tập
ngoài lớp học của học sinh như bài tập nghiên cứu nhỏ, dựa trên các hoạt động sưu
tầm; tham quan thực địa .....và lấy điểm thay cho các bài kiểm tra trong lớp học.
- Về phạm vi đề kiểm tra học kì do Sở Giáo Dục&Đào Tạo ra đề sẽ có văn bản hướng
dẫn trước mỗi kỳ kiểm tra.
+ Về kiến thức : Nội dung bám sát hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng.
+ Về kỹ năng : Sử dụng hiệu quả kênh hình, lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê . .
trong SGK .Sử dụng hiệu quả kỹ năng tư duy qua phân tích, so sánh , tổng hợp . . các
sự kiện lịch sử
2.2 Về đổi mới phương pháp dạy học :
- Cần khắc phục tình trạng “thầy đọc trò chép” kiểu truyền thụ 1 chiều, nên tăng
cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm của các sự kiện,hiện tượng,nhân

vật lịch sử. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cần theo 4 hướng
chủ yếu:
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh. (cơ bản)
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học.
+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Điểm cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới học tập chủ động, chống lại
thói quen học tập thụ động.
- Tổ chức cho học sinh làm việc nhiều hơn với các nguồn sử liệu có trong sách giáo
khoa để rèn luyện các phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử cho học sinh.
- Tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để
khuyến khích học sinh phát biểu những ý kiến riêng, độc đáo của mình .
4
Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011 – Môn Lịch Sử
(Đính kèm Công văn số ……… /SGD&ĐT-GDTrH ngày ………….)
- Luôn bám sát hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng đã được quy định
trong chương trình Giáo Dục Phổ Thông để dạy học theo chuẩn kiến thức-kĩ năng,
thông qua nội dung SGK để xác định và lựa chọn những nội dung chuẩn , cơ bản nhất,
trọng tâm của từng bài học giúp học sinh nắm vững những nội dung lịch sử đó.
- Để đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử trong trường Trung học đạt
hiệu quả, giáo viên cần quan tâm và thực hiện tốt các công việc sau đây:
+ Đầu tư nhiều hơn vào công tác thiết kế bài dạy học và tổ chức dạy học trên lớp
theo tinh thần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh; hướng dẫn học sinh về
phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức.
+ Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy
học mới như tổ chức học ngoài thực địa để giảm tính trừu tượng của kiến thức và tăng
tính thực tiễn của nội dung học tập.
+ Đa dạng hóa, phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm,
lớp, tham quan, hoạt động ngoại khóa.

+ Tích cực sử dụng phương tiện dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận
thức của học sinh; nắm chắc điều kiện của nhà trường để có thể khai thác giúp bản thân
đổi mới PPDH .
3. CẤU TRÚC ĐỀ THI – KIỂM TRA:
3.1. Kiê
̉
m tra học kỳ:
Hình thức
Số lượng
câu hỏi
Yêu cầu Thang điểm
Tự luận 2 - 4 câu Chuẩn kiến thức – kỹ năng 10
3.2. Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi:
Hình thức
Số lượng
câu hỏi
Yêu cầu Thang điểm
Tự luận 6
2 câu Lịch sử thế giới
3 câu Lịch sử Việt nam
1 câu kỹ năng LSTG hoặc LSVN
Nội dung theo chương trình cơ bản và
nâng cao 11 và 12 (THPT)
Nội dung theo chương trình 8 và 9
(THCS)
20
5

×