Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành lớp 1 2 3 tiến bộ trong học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.16 KB, 8 trang )

TRƯỜNG THTT TÂY SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ 1+2+3

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Tây Sơn, ngày 03 tháng 12 năm 2018

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ THÁNG 12
Năm học 2018-2019.
Tên chuyên đề: Một số biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành
lớp 1-2-3 tiến bộ trong học tập.
I.MỤC TIÊU:
- Nhằm cũng cố, bổ sung , hệ thống kiến thức bị ‘hổng’ cho một số học sinh
có nhận thức chậm và học lực chưa hoàn thành ở một số môn.
- Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành
ở các bộ môn cho học sinh lớp 1-2-3.
II. NỘI DUNG:
- Nguyên nhân học sinh học chưa hoàn thành trong học tập.
- Một số biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành 1-2-3 tiến bộ trong học tập.
- Kết luận
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Thời gian: Từ ngày 03/12/2018 đến ngày 31/12/2018


- Người báo cáo: Trần Thị Thúy Thành
Sau khi triển khai chuyên đề, các khối lớp cần có kế hoạch vận dụng linh hoạt
để giúp học sinh chưa hoàn thành lớp 1-2-3 tiến bộ trong học tập.

HIỆU TRƯỞNG



TỔ TRƯỞNG

Lê Minh Huấn

Phạm Thị Trà Giang

Chuyên đề: Một số biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành lớp 1-2-3
tiến bộ trong học tập.
I. Nguyên nhân:
1. Về phía giáo viên
- Mỗi giáo viên có cách giảng khác nhau có thể hợp với học sinh này nhưng
không phù hợp với học sinh khác.
- Còn một số giáo viên chưa nắm chắc yêu cầu kiến thức của từng bài dạy.
Việc dạy học còn dàn trải, nâng cao kiến thưc một cách tùy tiện.
- Một số giáo viên chưa chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém.


Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời những biểu hiện sa sút của học sinh.
- Nhiều giáo viên không chú trọng việc chỉ cho học sinh cách trình bày nên
nhiều học sinh mặc dù nghĩ được nhưng không biết cách trình bày ý của mình.
- Ngoài ra, một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, không
gây hứng thú cho học sinh, thiếu nghệ thuật cảm hóa học sinh yếu, kém, dần dần
các em cam chịu chấp nhận sự yếu kém của chính mình mà không có ý chí vươn
lên.
2. Về phía học sinh:
- Học sinh lười học: Ở lớp không tập trung vào việc học, ở nhà không chủ
động làm bài tập, không chuẩn bị bài, chưa có phương pháp và động cơ học tập
đúng đắn nên thường học vẹt để đối phó mà không hiểu cặn kẽ bài học…
- Học sinh bị hỏng kiến thức từ những lớp dưới: Vì nguyên nhân nào đó làm

cho học sinh một vài giai đoạn không chuyên tâm vào việc học làm kiến thức bị
gián đoạn, rất khó tiếp thu kiến thức mới. Nếu không kịp thời khắc phục việc lấy
lại kiến thức cơ bản càng về sau càng khó khăn.
- Học sinh chưa có phương pháp tự học: chưa biết chủ động sắp xếp thời gian,
chưa biết sử dụng tài liệu tham khảo hợp lí. Tình trạng tài liệu tham khảo tràn lan
trên thị trường và rất nhiều tài liệu trong quá trình xuất bản nội dung bị in sai, điều
này rất nguy hiểm với học sinh…
- Học sinh hiểu nhưng không biết cách trình bày ý của mình bằng lời hay
bằng chữ cũng là một khó khăn thường gặp ở không ít học sinh.
- Học sinh cẩu thả dẫn đến những sai xót quá nhiều trong bài kiểm tra và bài


thi.
3. Về phía phụ huynh:
- Thời nay, đa số phụ huynh đều bận rộn với rất nhiều công việc nên không có
thời gian theo dõi, kèm cặp con học tập, những vấn đề khó khăn của con gặp phải
trong quá trình học tập không có người chia sẻ cũng là một thiệt thòi với học sinh.
- Thiếu kỹ năng sư phạm để truyền đạt ý của mình đến con, hoặc không đủ
kiên nhẫn và bình tĩnh khi ngồi trao đổi, chỉ bảo, hướng dẫn con học tập…

II. Biện pháp:
Trong trường hợp này tôi xin đề ra các biện pháp cụ thể như sau:
1. Tạo động cơ, lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích học tập cho học sinh.
- Nắm vững tâm lí lứa tuổi của các em học sinh tạo động cơ quyết tâm phấn
đấu vươn lên để tự khẳng định mình. “ Động cơ học tập không có sẵn, không thể
áp đặt, phải hình thành dần dần trong quá trình học tập dưới sự tổ chức và điều
khiển của thầy ”.
- Để thực hiện được vấn đề này, điều quan trọng là giáo viên phải luôn gần
gũi, là điểm tựa đáng tin cậy của các em học sinh. Để học sinh có thể thấy rằng
muốn đạt được mục tiêu trong học tập, phải có sự cố gắng quyết tâm của thầy và

trò trong quá trình học tập.
- Tạo hứng thú từ phong cách làm việc của thầy qua từng bài giảng, từ sự gần
gũi, sự nhìn nhận của thầy trong sự cố gắng, nỗ lực của học sinh. Tạo không khí
vui vẻ, thoải mái trong mỗi giờ học (yêu cầu nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng , không
căng thẳng ), đây chính là nghệ thuật sư phạm của người thầy nhờ sự nắm vững


kiến thức khoa học của bộ môn, hiểu và nắm vững quy luật nhận thức, tâm lý học
lứa tuổi, tâm lí sư phạm..., hiểu rõ và đồng cảm với đối tượng học sinh mà mình
dạy.
- Tạo hứng thú, yêu thích bộ môn từ việc lựa chọn bài tập có ý nghĩa , bài tập
có yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh, sao cho đối tượng yếu kém nếu thực sự
cố gắng cũng hoàn thành được. Bài tập được nâng dần theo chất lượng và mức độ
yêu cầu.

2. Thường xuyên gần gũi chăm lo, động viên học sinh, chỉ dẫn, kèm cặp
học sinh trong quá trình thực hiện. Tránh sự nóng vội, buông trôi, phó mặc.

3. Bù lấp kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém để các em kịp thời hòa
nhập với lớp.
4. Đổi mới phương pháp dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo,
chủ động học tập của học sinh. Việc đổi mới trên cơ sở bám sát nội dung sách giáo
khoa, yêu cầu bộ môn về chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Đổi mới phương pháp dạy học, phải đổi mới từ khâu soạn giảng, quá trình
lên lớp, đến kiểm tra đánh giá. Bài soạn thực sự là bản thiết kế để giáo viên thực
hiện trong giờ dạy, kèm theo bản thiết kế là sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần
thiết cho giờ dạy.
5. Dạy học sinh trong đó có tự học: Học ⇒Hỏi ⇒Hiểu ⇒Hành
- Biết cách học từng phần, từng nội dung, từng bài. Biết cách ghi nhớ, ghi nhớ



có chọn lọc, nhớ để hiểu và hiểu giúp ghi nhớ dễ hơn, sâu hơn lâu hơn.
- Hiểu mấu chốt, vì vậy học sinh phải biết cách xây dựng câu hỏi để tự trả lời
và nhờ người khác trả lời, luôn đặt ra câu hỏi “tại sao ?” để tự trả lời, trước một
vấn đề mới, vấn đề nghiên cứu, trước một lời giải hay cách giải quyết của bản thân
và người khác.
- Nâng cao năng lực khái quát, tổng hợp trong học và tự học, .
- Cho học sinh làm việc. “Hiểu” để “Hành” và “Hành” để sáng tỏ kiến thức đã
“Hiểu”. Học trước hết để hiểu, hiểu trên cơ sở đó mà hành. Hiểu là điểm tựa, hành
để phát triển.
6. Thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh.
Trong kiểm tra đánh giá cần:
- Ra đề theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng kiến thức, hạn
chế học vẹt, ghi nhớ máy móc nhưng phải phù hợp với đối tượng
- Kiểm tra thường xuyên với nhiều dạng bài, nhiều hình thức khác nhau: Bài
tập trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra việc
ghi chép, kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà…Đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra theo
tinh thần của Bộ GD & ĐT.
- Kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh, lấy sự chuyển biến của học
sinh để động viên khích lệ học sinh nỗ nực phấn đấu vươn lên trong học tập. Quan
trọng hơn là kiểm tra những sai xót, những lỗi mắc phải của học sinh để tìm ra
nguyên nhân dẫn đến sai xót và biện pháp khắc phục, bài học kinh nghiệm rút ra từ
sai lầm đó.
7. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên.


III. KẾT LUẬN:
Để đạt được kết quả tốt trong giảng dạy người thầy phải có niềm say mê, tình
yêu thương đối với mọi học trò, tính kiên nhẫn , có niềm tin và không ngại khó. Là

giáo viên đứng lớp, được tiếp xúc với các em hàng ngày, hiểu được tâm lí của lứa
tuổi học trò, luôn tạo cho các em niềm tin trong học tập.




×