Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

NGHIÊN cứu độc TÍNH và HIỆU QUẢ của KEM NGHỆ vầ VITAMIN THÁI DƯƠNG TRÊN mô HÌNH TRỨNG cá ở ĐỘNG vật THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.8 KB, 53 trang )

1
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ NGỌC MAI

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ HIỆU QUẢ
CỦA KEM NGHỆ VẦ VITAMIN THÁI DƯƠNG
TRÊN MÔ HÌNH TRỨNG CÁ Ở ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

HÀ NỘI - 2017


2
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ NGỌC MAI


NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ HIỆU QUẢ
CỦA KEM NGHỆ VẦ VITAMIN THÁI DƯƠNG
TRÊN MÔ HÌNH TRỨNG CÁ Ở ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Chuyên ngành

: Dược lý và độc chất

Mã số

: 60720120

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THANH TÙNG

HÀ NỘI - 2017


3
3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GBP
HE
IL
INF
N
PBS
P.acnes

SHBG

: Giải phẫu bệnh
: Hematoxylin eosin
: Interleukin
: Tumor necrosis factor
: Ngày
: Phosphate buffered saline
: Propionibacterium acnes
: Sexual Hormone Binding Globulin


4
4

MỤC LỤC


5
5

DANH MỤC BẢNG


6
6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH VẼ



7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trứng cá (Acnes) là một bệnh ngoài da do rối loạn bất thường trong đơn vị
nang lông tuyến bã. Căn nguyên sinh bệnh học của bệnh trứng cá rất phong phú,
trong đó phải kể đến các yếu tố quan trọng: sản xuất chất bã quá mức, sừng hóa cổ
nang lông, sự có mặt và tăng cường hoạt động của vi khuẩn Propinibacterium
acnes (P.acnes), sự giải phóng các chất trung gian trong viêm [1]. Tuy không gây
biến chứng nguy hiểm, song bệnh kéo dài, đặc biệt để lại các sẹo lồi, sẹo lõm làm
ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống [2]. Tại Mỹ, ước tính có khoảng 40-50 triệu người mỹ bị trứng
cá,tỉ lệ mắc bệnh của lứa tuổi từ 12 đến 24 là 85% . Tuy nhiên bệnh có thể gặp ở nhiều
lứa tuổi khác nhau, có thể dai dẳng suốt thời kỳ trưởng thành [3]. Theo thống kê, chi
phí điều trị trứng cá trực tiếp và gián tiếp là khoảng 3 tỉ đô la mỗi năm [4].
Điều trị bệnh trứng cá hiện nay dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, hoặc
chiếu laser…, với mục đích làm mất sừng hóa cổ nang lông, giảm hoạt động quá
mức của tuyến bã, giảm vi khuẩn ở nang lông (đặc biệt là P.acnes), sử dụng chất
chống viêm một cách hiệu quả [1], [2].
Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc bôi, thuốc uống theo y học hiện đại có một
số nhược điểm như giá thành cao, nhiều tác dụng phụ… Do đó, một xu hướng mới
rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới là sử dụng các thuốc có nguồn gốc
dược liệu, với những ưu điểm như nguồn dược liệu sẵn có, phong phú, ít tác dụng
phụ… Nhiều bài thuốc y học cổ truyền đã được sử dụng để điều trị trứng cá ở các
dạng uống hay bôi ngoài da. Dựa trên các dược liệu Y học cổ truyền được sử dụng
trong các bài thuốc điều trị trứng cá, chế phẩm Kem nghệ và vitamin Thái Dương đã
được bào chế và đưa ra thị trường sử dụng như một mỹ phẩm từ năm 2009, được sử
dụng trong các trường hợp mụn trứng cá. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá

tính an toàn của chế phẩm này cũng như tác dụng trên điều trị mụn trứng cá trên
thực nghiệm.


8

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu độc tính và hiệu quả của Kem
nghệ và vitamin Thái Dương trên mô hình trứng cá ở động vật thực nghiệm”
nhằm đánh giá và cung cấp bằng chứng khoa học về an toàn và hiệu quả của chế
phẩm Kem nghệ và vitamin Thái Dương. Đề tài được tiến hành với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm Kem nghệ và vitamin

Thái Dương trên động vật thực nghiệm;
Đánh giá hiệu quả điều trị của chế phẩm Kem nghệ và vitamin Thái Dương trên
mô hình gây trứng cá bằng tác nhân vi khuẩn Propionibacterium acnes và tác
nhân acid oleic.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Đại cương về bệnh trứng cá
1.1.1. Mô học nang lông tuyến bã

Biểu bì
Tuyếnbã

Nang lông


Tuyến mồ hôi
Tế bào mỡ

Hình 1.1. Da và tổ chức dưới da
1.1.1.1. Nang lông
Có hai loại nang lông:
Nang lông tơ: nằm rải rác trên toàn bộ da của cơ thể, trừ lòng bàn tay, lòng bàn
chân. Nang lông tơ có kích thước nhỏ, nhưng có tuyến bã phát triển, tế bào tuyến bã
lớn. Kích thước tuyến bã ở nang lông tơ lớn hơn ở nang lông dài.
Nang lông dài: có ở da đầu, râu, lông nách, lông mu. Những vị trí này lông mọc
toàn bộ, tuyến bã quanh nang lông kém phát triển so với tuyến bã ở nang lông tơ [5],
[6], [7].


10

Hình 1.2. Nang lông tơ và nang lông dài
1.1.1.2. Tuyến bã
Tuyến bã là tuyến chùm gồm nhiều nang, mỗi nang có đường kính từ 0,2-2 mm,
các nang nối với một ống bài tiết chung. Tế bào tuyến bã có hai loại: tế bào chế tiết
nằm phía trong (kích thước lớn, bào tương có nhiều hạt mỡ) và tế bào tuyến ít biệt hoá
nằm sát màng đáy (có khả năng phân chia, chứa nhiều ARN và các loại enzym
esterase, phosphatase) [5], [6].


11

Hình 1.3. Mô học tuyến bã (cắt ngang tuyến) [8].
Tuyến bã gắn vào nang lông (lòng bàn tay, bàn chân không có tuyến bã), tạo

thành một đơn vị nang lông tuyến bã. Tuyến bã tiết ra chất bã đổ vào nang lông nhờ
một ống dẫn rồi bài xuất lên mặt da. Tuyến bã ở niêm mạc đổ thẳng lên bề mặt niêm
mạc như hạt Fordyce và tuyến Tison [8].
Tuyến bã là tuyến toàn huỷ, chất bã và tế bào tuyến được đào thải toàn bộ, tế
bào chế tiết của tuyến bã trong bào tương chứa nhiều hạt mỡ. Hạt mỡ dần phát triển
chiếm thể tích tế bào, tế bào mất bào quan, mất nhân trở thành hạt mỡ [7].
Hoạt động của tuyến bã chịu tác động rất lớn của hormon (nhất là hormon sinh
dục nam), ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như di truyền, kích thích.
Tuyến bã hoạt động mạnh lúc mới sinh do angdrogen của mẹ truyền qua rau thai hoạt
hoá, sau đó gần như bất hoạt ở trẻ em từ 2-6 tuổi. Tuyến bã hoạt động trở lại từ 7 tuổi,
phát triển mạnh ở tuổi dậy thì, giảm tiết ở tuổi 60-70 đối với nam và ở tuổi 50 đối với
nữ. Hoạt động của tuyến bã theo nhịp ngày đêm: tuyến bã hoạt động mạnh và bài tiết
nhiều chất bã nhất là cuối giờ sáng và đầu giờ chiều, bài tiết ít chất bã nhất vào cuối
giờ chiều và tối [8].


12

Chất bã được sản xuất chủ yếu từ tuyến bã và một phần từ thượng bì. Là một
hợp chất vô khuẩn, được tiết ra lên trên bề mặt da, có tác dụng giữ độ ẩm, chống nước
thoát khỏi da và chống nước xâm nhập từ ngoài vào. Ngoài ra, tuyến bã còn góp phần
chống lại vi khuẩn, vi rút, nấm. Thành phần của chất bã chủ yếu là acid béo dưới dạng
este hỗn hợp [5], [6], [8].
Số lượng tuyến bã khác nhau ở từng vùng da. Ở mặt, ngực và lưng, l cm 2 da có
từ 400-900 tuyến bã [8]. Ở những vùng da khác số lượng tuyến bã ít hơn vì vậy trứng
cá thường xuất hiện ở mặt, ngực, lưng nhiều hơn so với vùng da khác .

1.1.2. Bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá là bệnh lý của nang lông tuyến bã, hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu
niên. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng với nhiều hình thái tổn thương (nhân trứng

cá, sẩn, mụn mủ, cục, nang) và gặp ở nhiều vị trí (trán, má, mũi, cằm, cổ, lưng, ngực).
Tiến triển của bệnh thường là lành tính, nhưng có nhiều trường hợp tiến triển dai dẳng,
từng đợt và đòi hòi phải điều trị kịp thời.
1.1.2.1. Nguyên nhân bệnh trứng cá
- Tăng tiết chất bã và vai trò của chất bã:
Bình thường chất bã được tiết ra làm cho da, lông tóc mềm mại, mượt mà, luôn
giữ được độ ẩm. Trong bệnh trứng cá, chất bã bài tiết quá nhiều. Người ta đã nghiên
cứu và xác định rằng: mức độ bệnh trứng cá càng nặng thì lượng chất bã tiết ra càng
nhiều.Hoạt động bài tiết của tuyến bã có liên quan chặt chẽ với các hormon, trong đó
quan trọng nhất là hormon sinh dục nam, đặc biệt là testosteron. Các hormon này làm
phát triển, giãn rộng, tăng thể tích tuyến bã (kể cả các tuyến bã không hoạt động), kích
thích tế bào tuyến bã hoạt động mạnh, dẫn tới sự bài tiết chất bã tăng lên rất nhiều so
với bình thường. Bên cạnh đó, sự bài tiết chất bã còn chịu tác động của một số yếu tố:
di truyền, stress, thời tiết...Trong bệnh trứng cá, chất bã tăng tiết quá mức có thể xảy ra
theo các cơ chế sau:


13

+ Tăng hormon sinh dục nam (testosteron).
+ Tăng việc gắn testosteron vào các thụ thể của tuyến bã.
+ Tăng hoạt động của enzym 5α-reductase.
+ Lượng SHBG (Sexual Hormone Binding Globulin) trong máu giảm, dẫn đến
lượng testosteron tự do đi đến tế bào tuyến bã tăng nhiều hơn.
- Sừng hóa cổ nang lông tuyến bã:
Quá trình sừng hoá cổ nang lông tuyến bã chịu tác dụng của một số yếu tố:
hormon androgen (testosteron), thiếu hụt acid linoleic, tăng acid béo tự do ở tuyến bã,
vi khuẩn, và yếu tố di truyền.
Sự phát triển của tuyến bã, bài tiết chất bã liên quan đến androgen, và chính
androgen góp phần quan trọng vào sự sừng hoá cổ nang lông tuyến bã.

Trong bệnh trứng cá, acid béo tự do tăng, đóng vai trò quan trọng làm tăng quá
trình viêm, kích thích làm tăng sự sừng hoá và gây xơ hoá cổ tuyến bã. Chính acid béo
tự do tăng kết hợp với sự có mặt của vi khuẩn có enzym phân huỷ chất bã và tình trạng
chất bã bị ứ trệ góp phần làm bệnh nặng thêm.
Sự sừng hoá cổ nang lông còn liên quan đến sự hoạt động và hiện diện của
interleukin-α (IL-α) và các cytokin khác. Các yếu tố này làm tăng quá trình sừng hoá ở
cổ nang lông tuyến bã, tạo ra khối sừng ở cổ nang lông làm hẹp đường thoát chất bã lên
mặt da, thậm chí gây bít tắc hoàn toàn. Kết quả chất bã bị ứ đọng không được bài tiết
lên mặt da. Đồng thời, có sự thay đổi của quá trình sừng hoá trong lòng nang lông: ở
đáy phễu nang lông, chất sừng trở nên đông đặc hơn, các hạt dẹt hình lá thưa thớt, các
hạt sừng trong suốt tăng lên, một số tế bào có chứa chất vô định hình là chất mỡ được
tạo ra trong quá trình sừng hoá. Kết quả tuyến bã bị giãn rộng, chứa đầy chất bã, dẫn
tới hình thành nhân trứng cá.
- Vi khuẩn và vai trò của vi khuẩn trong nang lông:
Trong nang lông có một loạitrực khuẩn Propionibacterium, kị khí. Bằng sinh
hoá và huyết thanh học, loại trực khuẩn này được phân thành hai nhóm: P.acnes (trước


14

đây gọi là Corynebacterium typ 1) và Propionibacterium grannulosum (P.grannulosum
- trước đây gọi là (Corynebacterium typ 2).
Bình thường, trong độ tuổi từ 11-14 và 16-20 không tìm thấy P.acnes ở những
người không bị trứng cá. Ngược lại, ở những bệnh nhân trứng cá trung bình có
khoảng 114.800 P.acnes/cm2. Các vi khuẩn P. grannulosum chủ yếu gặp ở phần nang
lông với số lượng rất ít. Ngoài các vi khuẩn trên người ta còn thấy một số nấm men
Pityrospomm ovale ở trong một số nang tuyến bã.
Vi khuẩn P.acnes có khả năng phân huỷ lipid, giải phóng acid béo tự do gây
viêm mạch. Điều này đã được chứng minh trong thực nghiệm bằng cách tiêm P.acnes
sống vào trong các nang chứa đựng toàn acid béo đã este hoá. Sau khi tiêm, các nang

này bị vỡ, các tổ chức xung quanh bị viêm tấy nhiều. Thậm chí khi tiêm trực tiếp
P.acnes vào trung bì cũng chỉ gây viêm nhẹ hoặc trung bình. Thí nghiệm đã chứng
minh rằng enzym lipase của P.acnes sống đã phân huỷ lipid, giải phóng acid béo tự do,
gây viêm rõ rệt ở tổ chức dưới da.
Qua thực nghiệm và thực tế lâm sàng, người ta nhận thấy chất bã bị ứ đọng là
điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các vi khuẩn ở phần dưới cổ nang lông tuyến bã:
P.acnes, P.grannulosum, S.blancs, S.albus, S.epidermidis và nấm Pityrosporum ovale
và Pityrospomm arbicular. So với P.acnes, P.grannulosum có khả năng phân huỷ lipid
mạnh hơn nhiều nhưng số lượng ít hơn nhiều nên vai trò gây viêm yếu hơn. Những vi
khuẩn này tiết ra enzym hyaluronidase, protease và lipase có khả năng gây viêm và các
yếu tố hoá ứng động bạch cầu. Các yếu tố hoá ứng động bạch cầu sẽ giải phóng
hydrolase thấm vào thành và làm yếu thành nang lông gây viêm và vỡ cùng nhân trứng
cá vào lớp trung bì. Phản ứng viêm hình thành trứng cá sẩn, mụn mủ, cục và nang.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy P.acnes gắn vào các thụ thể trên bề mặt các tế
bào bạch cầu đa nhân và bạch cầu đơn nhân dẫn tới việc giải phóng nhiều cytokin có khả
năng gây viêm: interleukin 8 (IL-8), interleukin 12 (IL-12), yếu tố hoại tử u (TNF). Sự gây
viêm của một số vi khuẩn khác cũng bằng cách kích thích theo cơ chế miễn dịch.


15

1.1.2.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá chịu tác động của nhiều yếu tố. Các yếu tố này có thể là nguyên
nhân gây ra bệnh, nhưng cũng có thể là yếu tố góp phần làm cho bệnhnặng thêm.
- Tuổi: bệnh trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, 90% bệnh nhân ở lứa
tuổi 13-19, sau đó bệnh giảm dần, nhưng cũng có thể bắt đầu ở tuổi 20-30 hoặc muộn
hơn thậm chí tới tuổi 50-59.
- Giới: đa số các tác giả đều thấy nữ bị trứng cá nhiều hơn nam, nhưng hình thái
lâm sàng ở bệnh nhân nam thường nặng hơn ở bệnh nhân nữ. Ngoài ra, ở giới nữ còn
có thể gặp trứng cá ở thời kỳ mãn kinh.

- Yếu tố gia đình: yếu tố gia đình có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh trứng cá. Theo
tác giả Goulden cứ 100 bệnh nhân bị trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình .
- Yếu tố thời tiết: các yếu tố khí hậu nóng ẩm, hanh khô cũng liên quan đến
bệnh trứng cá.
- Yếu tố chủng tộc: người da trắng và da vàng bị bệnh trứng cá nhiều hơn người
da đen.
- Yếu tố nghề nghiệp: khi tiếp xúc với dầu mỡ, tiếp xúc ánh nắng nhiều làm
tăng khả năng bị bệnh.
- Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh trứng cá.
- Chế độ ăn: một số thức ăn có thể làm tăng bệnh trứng cá như sô-cô-la, đường,
bơ, cà phê...
- Các bệnh nội tiết: khi mắc một số bệnh nội tiết có thể bị trứng cá như bệnh
Cushing, bệnh cường giáp trạng, hội chứng buồng trứng đa nang...
- Thuốc: một số loại thuốc có thể làm tăng bệnh trứng cá, đó là corticoid,
isoniazid, thuốc có nhóm halogen (iod, brom), testosteron, lithium,....
- Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng
phương pháp và lạm dụng mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.


16

1.1.2.3. Các thể bệnh trứng cá
- Trứng cá thông thường (acne vulgaris): Bệnh trứng cá thông thường gặp ở cả
hai giới, đặc biệt ở lứa tuổi thanh, thiếu niên. Vị trí tổn thương khu trú ở vùng da mỡ
như ở mặt (trán, má, cằm), vùng giữa ngực, lưng, vai. Tổn thương rất đa dạng, có thể là
nhân trứng cá, sẩn đỏ, sẩn mủ, mụn mủ, cục, nang viêm tấy đỏ. Các loại tổn thương
này thường xuyên kết hợp với nhau và có đầy đủ trên một bệnh nhân.
- Bệnh trứng cá đỏ (acne rosacea): Bệnh thường gặp ở những người có cơ địa
da dầu, những người bị trứng cá thông thường nhưng điều trị bằng corticoid. Tổn
thương trứng cá thường ở giữa mặt, tiến triển qua nhiều giai đoạn theo trình tự bất kỳ.

Trên nền da đỏ xuất hiện từng đợt sẩn mủ, đôi khi cộm giống như u hạt, không có
nhân, tổn thương xuất hiện hết đợt này đến đợt khác.
- Trứng cá mạch lươn (acne conglobata): Bệnh thường bắt đầu sau tuổi dậy thì
và tồn tại nhiều năm sau đó. Khởi đầu các mụn mủ ởnang lông, sau to dần và loét. Các
ổ mủ có thể nông, sâu tạo cục viêm từng cụm 2-3 cái, thành hang hốc với nhiều lỗ dò,
tổn thương có dịch vàng nhầy lẫn máu. Bệnh thường tiến triển dai dẳng, điều trị còn
nhiều khó khăn.
- Trứng cá kê hoại tử (acne necrotica miliaris): Bệnh gặp chủ yếu ởnam giới,
hay gặp ở trán, thái dương, rìa chân tóc. Khởi đầu là sẩn nang lông màu đỏ, xung
quanh có bờ viền viêm tấy màu hồng, có thể có ngứa, đau. Tổn thương nhanh chóng
hoá mủ màu ngà vàng, lõm ở giữa. Mụn mủ dần sẽ khô đét lại tạo thành vảy màu ngà
nâu, bám rất chắc, dưới vảy là ổ loét nhỏ, khi khỏi để lại sẹo lõm vĩnh viễn.
- Trứng cá sẹo lồi (acne keloidalis): Chủ yếu gặp ởđàn ông, hay khu trú ở gáy,
vùng rìa chân tóc. Khởi đầu là tổn thương viêm nang lông, về sau liên kết với nhau
thành dải hình vằn vèo hay thẳng, sau đó tổn thương tiến triển thành củ xơ hoặc dải xơ,
phì đại gồ lên khỏi mặt da như sẹo lồi, có thể có một vài mụn mủ riêng rẽ trên bề mặt,
có giãn mạch.


17

- Trứng cá do thuốc (acne iatrogenic): Các thuốc chứa testosteron làm tăng
hoạt động và phì đại tuyến bã, các steroid gây sừng hoá nang lông và bít tắc cổ nang
lông, các halogen (muối iod và brom) có trong các muối điều trị bệnh tuyến giáp,
thuốc long đờm, thuốc điều trị hen, thuốc cản quang, phenobarbital, cyclosporin,
cimetidin.
1.1.2.4. Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường
- Tổn thương không viêm:
+ Nhân mỡ (nhân đầu đen):tổn thương là những kén bã (chất lipid) kết
hợp với những lá sừng của thành nang lông nổi cao hơn mặt da, làm cho nang lông bị

giãn rộng. Do hiện tượng oxy hoá chất keratin nên đầu nhân trứng cá bị đen lại tạo
thành những nốt đen hơi nổi cao. Loại nhân trứng cá này có thể thoát ra tự nhiên, ít
gâytổn thương trầm trọng, tuy nhiên cũng có thể bị viêm và thành mụn mủ trong vài
tuần. Chích nặn sẽ lấy được nhân có dạng giống trứng của cá màu trắng ngà.
+ Nhân kín (nhân đầu trắng):loại tổn thương này có kích thước nhỏ hơn
nhân đầu đen, thường mầu trắng hoặc hồng nhạt, hơi gồ cao và không có lỗ mở trên
mặt da. Tổn thương này có thể tự biến mất hoặc chuyển thành nhân đầu đen, những
loại trứng cá này thường gây ra viêm tấy ở nhiều mức độ khác nhau.
- Tổn thương viêm: Tuỳ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, trên lâm sàng biểu
hiện nhiều hình thái tổn thương khác nhau. Đặc điểm chung của loại tổn thương này là
viêm nhiễm ởvùng trung bì với các biểu hiện là sẩn viêm, mụn mủ, cục, nang.
+ Sẩn viêm đỏ: các nang lông bị giãn rộng, vùng kế cận tuyến bã xuất
hiện phản ứng viêm nhẹ. Bệnh xuất hiện những đợt sẩn đỏ hình nón, gồ lên mặt da, sờ
thấy được, mềm hơi đau gọi là trứng cá sẩn.
+ Mụn mủ: sau khi tạo sẩn, một số sẩn có mụn mủ ở trên tạo thành trứng
cá sẩn mụn mủ, sau đó mụn mủ khô lại hoặc vỡ ra, đồng thời sẩn cũng xẹp xuống và
biến mất, tạo thành trứng cá mụn mủ nông.


18

+ Cục:hiện tượng viêm nhiễm cóthể xuống sâu hơn, tới trung bì sâu
tạothành các cục hay nang viêm khu trú dưới trung bì có đường kính < lcm.
+ Dát và sẹo: quá trình tiến triển bệnh các thương tổn thuyên giảm để lại
các dát đỏ, dát thâm, nếu tổn thương có viêm nhiễm nhiều, sâu và hoá mủ có thể để lại
sẹo. Sẹo có thể là sẹo teo tạo vết lõm sâu, cũng có thể là sẹo lồi hoặc sẹo quá phát.

1.1.3. Điều trị bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá phát sinh do nhiều nguyên nhân và chịu nhiều yếu tố tác động, do
vậy khi điều trị phải quan tâm chú ý đến các vấn đề này để điều trị có hiệu quả. Bốn

nguyên tắc chính khi điều trị bệnh trứng cá là:
- Điều chỉnh những thay đổi về sừng hóa nang lông

-

Giảm hoạt động tiết bã

-

Diệt khuẩn, đặc biệt là P.acnes

-

Chống viêm
1.1.3.1. Điều trị tại chỗ
- Retinoid: là một dạng của vitamin A, trong bệnh trứng cá retinoid có vai trò làm
thay đổi các yếu tố có liên quan đến sự tăng sinh, tình trạng viêm, sản xuất bã nhờn,
giảm sự kết tụ chất bã và giảm hình thành nhân trứng cá, kích thích biệt hóa tế bào biểu
mô, ức chế sự sừng hóa tế bào biểu mô. Do đó, các thuốc chứa retinoid có tác dụng
giảm và phòng ngừa sự tắc nghẽn của nang lông, giảm hình thành nhân trứng cá và tổn
thương viêm. Chất dùng trong điều trị:
Tretinoin: làm tiêu nhân mụn và ngăn ngừa hình thành nhân trứng cá. Thời gian
tác dụng trong vòng 3 tháng cho kết quả đáng kể. Tác dụng phụ có thể gặp là: khô da,
kích thích da, tróc vảy, tăng mụn trứng cá tạm thời.
Adapalen: là một retinoid thế hệ mới trong điều trị mụn trứng cá tại chỗ, tác dụng
phụ giống như tretinoin, nhưng tỷ lệ ít gặp hơn.
Tazaroten: một khảo sát gần đây tại Mỹ (2003) so sánh hiệu quả giữa tazaroten và
adapalen cho thấy tazaroten có tác dụng nhanh và mạnh hơn nhưng tác dụng phụ tương



19

đương nhau.
Nhóm retinoid có tác dụng tiêu nhân mụn, ngăn hình thành nhân mụn, chống
viêm... nhưng do tác dụng phụ của nhóm thuốc này nhiều nên trên lâm sàng ít được sử
dụng. Thuốc thường chỉ dùng cho những trường hợp nhân mụn đơn thuần còn trường
hợp có viêm thường sử dụng kháng sinh trước sau đó mới dùng. Tác dụng phụ thường
gặp nhất của nhóm thuốc này là: khô da, đỏ da, kích ứng da, hồng ban tróc vẩy, nhạy
cảm ánh sáng.
- Kháng sinh:
+ Clindamycin: thuộc nhóm lincosamid, gắn vào tiểu phần 50S của ribosom vi
khuẩn, cản trở tạo chuỗi đa peptid. Clindamycin là kháng sinh kìm khuẩn mạnh, diệt
khuẩn yếu, có tác dụng tốt trong điều trị trứng cá.
+ Erythromycin:kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được bào chế dưới dạng
dung dịch hay dạng gel bôi tại chỗ với nồng độ 2-4% trong điều trị bệnh trứng cá. Cơ
chế tác dụng: thuốc gắn vào tiểu phần 50S của ribosom vi khuẩn, cản trở tạo chuỗi đa
peptid của vi khuẩn. Phổ tác dụng tương tự penicilin G: cầu khuẩn, rickettsia ... Tác
dụng kìm khuẩn mạnh, có tác dụng diệt khuẩn nhưng yếu.
+ Metronidazol: có độc tính chọn lọc trên các vi khuẩn kỵ khí và cả tế bào
trong tình trạng thiếu oxy. Cơ chế tác dụng: nhóm nitro của thuốc bị khử bởi các
protein vận chuyển electron đặc biệt của vi khuẩn, tạo ra các sản phẩm độc, diệt vi
khuẩn, làm thay đổi cấu trúc ADN. Đây là thuốc dùng hiệu quả trong điều trị trứng cá,
nhất là trứng cá đỏ.
- Benzoyl peroxid: Có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh trứng cá thông thường.
Thuốc có các dạng kem, gel, có nồng độ từ 2,5-10%. Điều chỉnh liều lượng theo dấu
hiệu lâm sàng, đáp ứng điều trị và dung nạp của mỗi cá thể.
1.1.3.2. Điều trị toàn than
- Kháng sinh:
+ Nhóm tetracyclin: Kháng sinh phổ rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn hiếu
khí, kị khí gram (+) và gram (-).Tác dụng kìm khuẩn: thuốc ức chế vi khuẩn tổng hợp



20

protein do gắn vào tiểu đơn vị 30s và có thể gắn vào 50s của ribosom đối với vi khuẩn
nhạy cảm và cũng có thể thay đổi màng bào tương. Các thuốc thuộc nhóm này đều có
thể dùng trong điều trị trứng cá.
+ Nhóm macrolid: Erythromycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid được
sử dụng trong điều trị trứng cá. Tuy nhiên tỉ lệ kháng erythromycin của P.acnes được
báo cáo là 60%. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là rối loanjt iêu hóa (buồn nôn,
nôn, tiêu chảy…)
+ Nhóm lincosamid: Clindamycin là kháng sinh được sử dụng để điều trị
trứng cá. Liều dùng 300 – 600mg/ngày. Tác dụng phụ: nguy cơ gây viêm đại tràng giả
mạc.
- Nội tiết tố:Điều trị bằng hormon là nhằm ức chế canh tranh với androgen tại
tuyến bã, thích hợp trong những trường hợp bệnh nhân nữ bị bệnh trứng cá, không đáp
ứng với điều trị thông thường. Thường sử dụng estrogen giúp làm giảm sản xuất chất
bã ở phụ nữ tăng tiết bã nhiều.
- Chất đối kháng androgen:
+ Spironolacton: Là một chất đối kháng androgen thông qua cơ chế ức chế
thụ thể androgen khi dùng liều cao, có hiệu quả trong điều trị bệnh trứng cá.
+ Cyproterone acetate (CPA): Là chất kháng androgen mạnh và được
dùng điều trị trứng cá. CPA cạnh tranh do gắn với thụ thể androgen, do đó làm ức chế
hoạt động của androgen ở cơ quan đích.
- Isotretinoin (13-cis-retinoid-acid):Isotretinoin được chỉ định trong bệnh trứng
cá nặng, bệnh trứng cá không đáp ứng với điều trị bằng đường uống và tại chỗ

thông thường, các biến thể bất thường như cơn bộc phát trứng cá, trứng cá đỏ
nặng. Liều lượng: 0,5-2mg/kg/ngày trong khoảng hơn 20 tuần trong giai đoạn
tấn công sau đó duy trì 0,2-0,3mg/kg/ngày. Hiệu quả lâm sàng của isotretinoin

trong điều trị trứng cá rất tốt, thường làm giảm hơn 90% tổn thương trong vòng
3 tháng điều trị. Chống chỉ định tuyệt đối của retinoid đường uống gồm: người


21

đang mang thai, phụ nữ cho con bú, viêm gan trầm trọng, suy thận, rối loạn
chức năng thần kinh trung ương. Tác dụng không mong muốn: uống liều cao
kéo dài dễ gây thừa vitamin A, biểu hiện bằng da khô, tróc vẩy, ngứa, viêm da,
rụng tóc, đau xương, tăng áp lực nội sọ, đau đầu, chán ăn mệt mỏi, dễ bị kích
thích và có thể gặp xuất huyết.
1.2. Các mô hình gây trứng cá trên thực nghiệm
1.2.1. Chất gây trứng cá thực nghiệm trên động vật và các mô hình gây trứng
cá trên thế giới
Gây mô hình viêm dạng trứng cá trên động vật giống như ở người là sự cần thiết
để đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc bôi y học cổ
truyền.Có một số mô hình đã được tiến hành trên thế giới như trên chó Mexico của tác
giả Schwartman để mô phỏng hiệu quả của retinoid. Tuy nhiên theo Schwartman nhận
định, dạng trứng cá xuất hiện trong mô hình này không gần giống bệnh trứng cá ở
người. Wahlberg tiến hành gây trứng cá cấp tính trên thỏ với muối lauryl sulfat và lưỡi
kim chích, tuy nhiên mô hình này còn cách xa sự tương quan với lâm sàng.
Thử nghiệm trên tai thỏ là mô hình phổ biến dùng để thử nghiệm các chất điều
trị trứng cá. Fulton cho rằng đây là mô hình hữu ích nhất cho việc kích thích da tại chỗ,
có thể mất tới 6 tháng để gây đáp ứng giống người. Mô hình ở thỏ nhạy cảm với ban đỏ
bề mặt và chống sừng hóa hay vùng nang có biểu mô sừng hóa như theo những tác
nhân đã được kiểm tra trong 2 tuần. Thực tế chứng minh rằng mô hình trên tai thỏ nhạy
cảm với chất gây mụn hơn da người.William và các cộng sự đã tiến hành thử nghiệm
gây trứng cá trên tai thỏ bằng việc bôi nhiều loại dầu khác nhau như: dầu thực vật, este
acid béo, dầu cừu và nhiều hóa chất đã được chiết xuất như acid lanolin, rượu acetyl
lanolin, isopropyl lanolate, isopropyl isotearate, để xem đáp ứng của các chất này thế

nào. Kết quả thu được khá đa dạng, từ phản ứng nhẹ đến sẹo trứng cá nặng. Trong các
loại dầu thực vật tự nhiên đã sử dụng, các acid béo không no oleic, linoleic chiếm tỉ lệ
cao(60-80%) như dầu hạnh nhân, dầu nho, dầu táo, dầu hướng dương. Những dầu này


22

gây ra đáp ứng viêm dạng trứng cá khá mạnh với sự tăng sừng hóa nang lông tuyến bã,
tăng kích thước và chất bã trong tuyến, có thể xuất hiện viêm.
Trong thực tế, mô hình ở động vật không hoàn toàn giống trứng cá ở người.
Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về sự thấm và trao đổi vật chất giữa da động vật
và da người. Mô hình tăng sừng hóa ở tai thỏ không giống mụn trứng cá thông thường
bởi vì: vành tai thỏ không có vi khuẩn P.acnes gây trứng cá, tổn thương viêm không
xuất hiện vì không có hiện tượng vỡ thành nang tuyến bã, chất sừng hóa không được
kết dính chặt chẽ.Nghiên cứu trứng cá thông thường cho thấy, trứng cá thông thường
chỉ có ở người mà không phổ biến ở các động vật khác. Trên mô hình tai thỏ nhận thấy
có sự tăng sản của biểu mô tuyến bã trong quá trình hình thành mụn trứng cá thông
thường ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên điều này không xảy ra trong giai đoạn sớm của
mụn trứng cá ở người.Hoạt động bài tiết của tuyến bã cũng khác nhau giữa các loài.
Chưa có một cơ chế nào được chấp nhận về mối liên quan giữa số lượng chất béo để gây
trứng cá ở người, và số lượng hợp chất bã nhờn đòi hỏi để đáp ứng trong tai thỏ.
Zhang Xiao-dong và cộng sự đã thử nghiệm tác dụng chống sừng hóa của
Qingrexiaocuo – một dược liệu cổ truyền của Trung Quốc, và so sánh với dẫn xuất của
vitamin A là isotretinoin. Mô hình gây trứng cá được tiến hành trên ống tai ngoài của
thỏ: bôi acid oleic nồng độ 50% lên ống tai ngoài của thỏ hàng ngày trong vòng 2 tuần,
sau đó cho thỏ uống Qingrexiaocuo đã được chiết xuất dưới dạng dung dịch và
isotretinoin trong vòng 2 tuần. Kết quả cuối cùng nhận thấy có sự tương đồng giữa 2
dược chất trong hiệu quả điều trị.

1.2.2. Mô hình trứng cá trên vành tai chuột bằng vi khuẩn P.acnes

Pandey Chetana và cộng sự trong nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị trứng cá
của một số chiết xuất thảo mộc đã tiến hành thử nghiệm đặc tính kháng vi khuẩn
P.acnes của chiết xuất dung dịch rễ cây họ nghệ Curcuma (C.aromatica, C.amada,
C.zedoaria) và vỏ cây Adina Cordifolia trên tai chuột. Mô hình sử dụng 140 µg vi
khuẩn P.acnes được ủ ở nhiệt độ 65 oC trong vòng 30 phút, sau đó tiêm vào vành tai
chuột. Kết quả cho thấy, nồng độ dịch chiết Curcuma và Adina cordifolia tối thiểu ức


23

chế vi khuẩn P.acnes là 125 µg/ml. Độ dày vành tai chuột được đo hàng ngày cho đến
hết ngày thứ 35, tuy nhiên không thấy sự thay đổi độ dày vành tai chuột từ sau ngày
thứ 10.

1.2.3. Mô hình trứng cá trên ống tai ngoài của thỏ bằng cách gây sừng hóa
Zhang Xiao-dong và cộng sự đã thử nghiệm tác dụng chống sừng hóa của
Qingrexiaocuo – một dược liệu cổ truyền của Trung Quốc, và so sánh với dẫn xuất của
vitamin A là isotretinoin. Mô hình gây trứng cá được tiến hành trên ống tai ngoài của
thỏ: bôi acid oleic nồng độ 50% lên ống tai ngoài của thỏ hàng ngày trong vòng 2 tuần,
sau đó cho thỏ uống Qingrexiaocuo đã được chiết xuất dưới dạng dung dịch và
isotretinoin trong vòng 2 tuần. Kết quả cuối cùng nhận thấy có sự tương đồng giữa 2
dược chất trong hiệu quả điều trị.

1.3. Các phương pháp nghiên cứu độc tính
Các mô hình nghiên cứu độc tính được thực hiện nhằm mục đích đánh giá mức
độ của các tác động bất lợi hoặc có hại của thuốc (nếu có) lên người, động vật hoặc
môi trường, cũng như nghiên cứu cơ chế gây độc của thuốc. Những nghiên cứu độc
tính này có thể sử dụng để tìm hiểu về: tác dụng có hại của thuốc sau lần đầu tiên sử
dụng 1 liều duy nhất (độc tính cấp); đánh giá khả năng tương tác, ảnh hưởng đến di
truyền của một thuốc (độc tính di truyền); đánh giá độc tính xảy ra sau một thời gian sử

dụng thuốc liên tục (độc tính bán trường diễn); đánh giá khả năng phát triển ung thư
sau một thời gian sử dụng thuốc; và đánh giá độ an toàn của thuốc.
Các mô hình nghiên cứu độc tính đã được phát triển đáng kể trong 3 thập kỉ vừa
qua, các phương pháp nghiên cứu được cải tiến cho phù hợp cũng như các phương
pháp mới đã được tiến hành. Hiện nay, một phần lớn các nghiên cứu độc tính được
thực hiện theo các hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD
(Organisation of Economic Cooperation and Development), hình thành nên các phương
pháp đánh giá chuẩn được chấp nhận rộng rãi ở hơn 30 quốc gia thành viên cũng như
nhiều quốc gia khác trên thế giới.


24

Khi nghiên cứu độc tính của thuốc, 2 khía cạnh được quan tâm bao gồm: các tác
dụng phụ do thuốc gây ra và liều dùng mà tại đó quan sát được các tác dụng phụ của
thuốc. Một số mô hình nghiên cứu độc tính được thiết kế cho một loại tác dụng phụ cụ
thể (như mô hình đánh giá kích ứng da và mắt, các mô hình gây đột biến gen...). Một
số mô hình khác (như mô hình nghiên cứu độc tính bán trường diễn và độc tính trường
diễn) lại được thiết kế để quan sát một loại các tác dụng phụ ít đặc hiệu hơn trên các hệ
cơ quan và khoảng liều gây ra các tác dụng phụ đó.
Các thông tin, dữ liệu thu được từ nghiên cứu trên động vật thực nghiệm về mối
liên quan giữa đáp ứng độc tính và liều sẽ được sử dụng để đánh giá nguy cơ, cũng như
làm căn cứ tìm ra các biện pháp cần thiết giúp quản lý và giảm thiểu các rủi ro đã được
quan sát trong các nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu trên động vật kết hợp với các dữ
liệu về hiệu lực của thuốc cũng được sử dụng khi cân nhắc giữa lợi ích – nguy cơ của
thuốc, từ đó đưa ra quyết định có nên sử dụng thuốc trên người hay không, và nếu sử
dụng được trên người thì liều an toàn là bao nhiêu, đường dùng nào phù hợp. Bên cạnh
đó, nghiên cứu độc tính trên động vật thực nghiệm cũng chỉ ra các tác dụng phụ của
thuốc có thể xảy ra trên người, giúp cho việc quản lý và đánh giá tác dụng phụ khi đưa
thuốc vào thử nghiệm lâm sàng được cẩn thận và chặt chẽ hơn.

Các nghiên cứu độc tính cơ bản hiện nay đang được sử dụng bao gồm:

1.3.1. Độc tính cấp (acute toxicity)
1.3.2. Độc tính bán trường diễn (sub-acute toxicity) hay độc tính liều lặp lại
(repeated-dose toxicity)
1.3.3. Độc tính gây ung thư (carcinogenicity)
1.3.4. Độc tính di truyền (genotoxicity)
1.3.5. Độc tính trên sinh sản (toxicity on reproduction and development)
Độc tính cấp là những tác động có hại cho cơ thể xảy ra sau lần dùng thuốc liều
đầu đường uống, đường bôi trong vòng 24 giờ hoặc được hít trong vòng 4 giờ. Đánh


25

giá độc tính loại này thông qua chỉ số LD50 (đường uống hoặc tiếp xúc qua da), LC50
(đường hít).
Độc tính bán trường diễn là những tác động có hại cho cơ thể xuất hiện do sử
dụng thuốc liều thấp nhưng lặp đi lặp lại, kéo dài trong 21 ngày. Với loại độc tính này,
người ta tiến hành so sánh các thông số của các nhóm động vật thực nghiệm, bao gồm:
nhóm chứng (không dùng thuốc), nhóm dùng thuốc liều thấp và nhóm dùng thuốc liều
cao. Các thông số được đánh giá bao gồm: chức năng sống (tình trạng chung, thể trọng,
mức độ ăn uống, bài tiết của động vật thực nghiệm); các thông số huyết học (số lượng
hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu, số lượng bạch cầu,
công thức bạch cầu, số lượng tiểu cầu); mức độ hủy hoại tế bào gan (qua hoạt độ AST,
ALT); chức năng gan (albumin, bilirubin, prothrombin); chức năng thận (creatinin);
cholesterol; xét nghiệm đánh giá đại thể và vi thể nhu mô các cơ quan (gan, thận, lách,
dạ dày, tim, phổi, ruột). Nghiên cứu độc tính bán trường diễn cung cấp thông tin chi tiết
về ảnh hưởng của thuốc lên các chức phận và cơ quan chính của cơ thể. Các thông tin
này giúp đưa ra quyết định có đưa thuốc đó ra thử nghiệm lâm sàng hay không, và nếu
có thử nghiệm thì cần theo dõi những độc tính nào, ưu tiên chú trọng các độc tính đã

biết trước ở nghiêm cứu độc tính bán trường diễn. Đây là mô hình nghiên cứu độc tính
phổ biến trên động vật hiện nay.
Độc tính trường diễn là những tác động có hại cho cơ thể xuất hiện sau thời gian
sử dụng thuốc kéo dài, trung bình từ 18 – 24 tháng trở lên. Nghiên cứu độc tính loại
này chủ yếu sử dụng trong đánh giá ung thư.

1.4. Tổng quan về sản phẩm Kem nghệ và vitamin Thái Dương
Kem nghệ và vitamin Thái Dương là sản phẩm của công ty cổ phần Sao Thái
Dương, dạng tuýp bôi da 20g, với thành phần chính là tinh chất nghệ Curcuma longa,
nano bạc, vitamin B2, vitamin E. Sản phẩm được sử dụng trong các trường hợp:
- Muỗi đốt, côn trùng cắn, rôm sảy;
- Các vết trầy xước, vết thương nhẹ, da khô nứt nẻ;


×