Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đồ án tốt nghiệp: Thiết Kế Và Thi Công Mô Hình Cửa Tự Động​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH CỬA TỰ ĐỘNG

Ngành:

CƠ ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành: CƠ KHÍ

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Dương Đăng Danh
Sinh viên thực hiện

: Tống Đức Huân

MSSV: 1311030084

Lớp: 13DCT03

TP. Hồ Chí Minh, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian thực hiện đề tài em đã học hỏi được nhiều điều bổ ích từ thầy
hướng dẫn và các thầy khác. Sinh viên thực hiện bày tỏ lòng biết ơn đến thầy
Dương Đăng Danh, trên cương vị là người hướng dẫn đề tài và thầy Nguyễn
Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt đề
tài. Sinh viên thực hiện cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện Kỹ
Thuật HUTECH cùng các bạn đã đóng góp ý kiến và kinh nghiệm quý báu trong
quá trình thực hiện đề tài này.

Tp. Hồ Chí Minh,

tháng năm 2017

Sinh viên thực hiện
Tống Đức Huân


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8

1.9
2.0
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
3.0
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20

3.21

Tên
Cửa cuốn
Cửa cuốn
Sơ đồ cửa cuốn
Cửa trượt xếp lớp
Sơ đồ cửa trượt xếp lớp
Cửa trượt
Cửa trượt
Cửa trượt cong
Cửa trượt tự động sử dụng trong siêu thị
Khung mô hình thực tế
Sơ đồ kích thước cánh cửa trái
Sơ đồ kích thước cánh cửa phải
Sơ đồ kích thước bánh răng động cơ
Sơ đồ lắp ráp 2 cánh cửa
Kích thước thanh gá cánh cửa
Động cơ DC 24V
Động cơ gắn hộp số
Sơ đồ nguyên lý hệ thống
Cảm biến hồng ngoại thụ động
Cảm biến phát hiện ánh sáng hồng ngoại
Bộ bức xạ hồng ngoại
Mô phỏng hoạt động của cảm biến
Biến dạng tín hiệu
Ngưng tụ ánh sáng
Ống kính của cảm biến
Sơ đồ cảm biến được chia nhỏ
Sơ đồ chân Arduino Pro mini

Mạch Arduino Pro mini
Chip AT Mega 328P
Relay
Giao diện chương trình Arduino IDE
Vùng lệnh
Phần mềm Altium
Giao diện phần mềm Altium
Giao diện 3D phần mềm Altium
Giao diện vẽ mạch nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý toàn mạch
Mạch in
Mạch mô phỏng 3D

Trang
3
3
4
5
6
7
7
8
9
11
12
13
14
15
16
17

17
18
19
19
20
21
21
22
22
23
23
24
25
27
30
31
35
36
37
37
38
39
39


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

3.22
3.23
4.1

4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
5.1

Mạch mô phỏng 3D nhìn từ trái qua
Mạch mô phỏng 3D nhìn từ phải qua
Bìa sản phẩm
Súng bắn keo
Dây điện
Dao cắt bìa
Mica
Thực hiện khung mô hình
Thực hiện lắp ráp động cơ điện
Thực hiện thi công mạch điều khiển
Thực hiện gắn mạch vào động cơ
Thực hiện cắm điện chạy thử
Cửa không hoạt động khi không có người
Cửa hoạt động khi có người đi qua
Đèn tắt báo hết hành trình

Cửa bắt đầu đóng lại
Mô hình hoàn chỉnh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

40
40
41
41
42
42
42
43
43
44
44
45
46
46
47
48
49


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1.Tổng quan về các loại cửa .................................................................................3
1.1.1. Cửa cuốn ...................................................................................................3
1.1.2. Cửa trượt xếp lớp ......................................................................................5
1.1.3. Cửa trượt: ..................................................................................................7
1.2.Giới thiệu đề tài .................................................................................................8
1.3. Nhiệm vụ thiết kế và thi công ..........................................................................9
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH ........................................10
2.1. Các yêu cầu của mô hình cửa tự động: ..........................................................10
2.1.1. Yêu cầu về cơ khí:..................................................................................10
2.1.2. Mục đích của việc thiết kế: .....................................................................10
2.1.3. Nhiệm vụ các bước thiết kế.....................................................................10
2.2. Giới thiệu các chi tiết trong mô hình: ............................................................11
2.2.1. Khung mô hình ........................................................................................11
2.2.2. Cánh cửa: ................................................................................................11
2.2.3. Động cơ: ..................................................................................................16
CHƯƠNG 3: PHẦN ĐIỀU KHIỂN ......................................................................18
3.1.Yêu cầu của mô hình: ......................................................................................18
3.2.Sơ đồ khối của hệ thống: .................................................................................18
3.3.Các linh kiện điện tử sử dụng trong mô hình ..................................................18
3.3.1.Cảm biến ..................................................................................................18
3.3.2. Arduino pro mini:....................................................................................23
3.4 Chương trình điều khiển: ................................................................................28
3.4.1 Sơ đồ thuật toán........................................................................................28
3.4.2. Phần mềm viết chương điều khiển arduino.............................................30
3.5. Sơ đồ nguyên lý: ...........................................................................................35
3.5.1. Nguyên lý hoạt động của mạch : .............................................................35
3.5.2. Giới thiệu phần mềm thiết kế sơ đồ: .......................................................35
3.5.3. Sơ đồ nguyên lý: .....................................................................................38



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ THỰC NGHIỆM ...................................................41
4.1. Thực hiện mô hình: ........................................................................................41
4.2. Nguyên lý hoạt động của mô hình .................................................................45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .....................................49
5.1. Kết luận ..........................................................................................................49
5.2 Hạn chế ............................................................................................................50
5.3 Hướng phát triển của đề tài .............................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU

Trong xã hội văn minh hiện đại, cửa là một bộ phận không thể thiếu được
trong từng công trình kiến trúc. Tuy nhiên loại cửa bình thường (cửa không tự
động) mà chúng ta hay dùng hiện nay lại có những nhược điểm gây phiền toái cho
người sử dụng, đó là: cửa thường chỉ đóng mở dược khi có tác động của con người
vào nó. Vì vậy mà dùng cửa thường làm tốn thời gian và gây cảm giác ngại cho
người sử dụng. Việc thiết kế ra một loại cửa tiện ích hơn, đa năng hơn, phục vụ tốt
hơn cho đời sống con người trong thời điểm xã hội ngày càng hiện đại và phát triển
hiện nay là tất yếu và vô cùng cần thiết. Vì vậy cần thiết kế ra một loại cửa tự động

khắc phục tốt những nhược điểm của cửa thường. Mục đích của việc thiết kế cửa tự
động là để tạo ra được một loại cửa vừa duy trì được những đặc tính cần có của cửa,
vừa khắc phục những nhược điểm lớn của loại cửa bình thường . Do đó, khi sử
dụng cửa tự động, người dùng hoàn toàn không phải tác dụng trực tiếp lên cánh cửa
mà cửa vẫn tự động đóng mở theo ý muốn của mình. Với tính năng này, cửa tự
động mang lại những thuận lợi lớn cho người sử dụng: Thứ nhất, cửa tự động rõ
ràng sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng, loại bỏ hoàn toàn cảm giác
ngại, khó chịu như khi dùng cửa thường. Thứ hai, nếu người dùng cửa đang bê vác
vật gì đó (bằng cả hai tay ) thì cửa tự động không những chỉ tạo cảm giác thoải mái
mà thực sự đã giúp người dùng, tạo thuận lợi cho người hoàn thành công việc mà
không bị cản trở. Thứ ba, sử dụng cửa tự động sẽ giúp người dùng nó đỡ tốn thời
gian để đóng mở cửa’ tức là tiết kiệm cho họ một khoảng tời gian dù là rất nhỏ
nhưng cũng có thể rất cần thiết trong nhịp sống công nghiệp hiện đại ngày nay. Đặc
biệt, ở những nơi công cộng, công sở, cửa tự động ngày càng phát huy ưu điểm. Đó
là vì cửa tự động sẽ giúp cho lưu thông qua cửa nhanh chóng dễ dàng, cũng như sẽ
giảm đi những va chạm khi nhiều người cùng sử dụng chung một cánh cửa. Thêm
vào đó, hiện nay hệ thống máy lạnh dược sử dụng khá rộng rãi ở những nơi công sở,
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

công cộng. Nếu ta dùng loại cửa bình thường thì phải đảm bảo cửa luôn đóng khi
không co người qua lại để tránh thất thoát hơi lạnh ra ngoài gây lãng phí. Thế
nhưng điều này trong thực tế lại rất khó thực hiện vì ý thức của mỗi người ở nơi
công cộng là rất khác nhau. Do đó, cửa tự động, với tính chất là luôn đóng khi
không có người qua lại đã đáp ứng được tốt yêu cầu này. Chính vì những ưu điểm
nổi bật của cửa tự động mà chúng ta càng phải phát triển ứng dụng nó rộng rãi hơn,

đồng thời nghiên cứu để cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt đ động của cửa tự
động để nó ngày càng hiện đại hơn, tiện ích hơn. Để nghiên cứu một cách chính xác
và cụ thể về cửa tự động, cần thiết phải chế tạo ra mô hình cửa đóng mở tự động,
mô tả hoạt đọng, hình dáng, cấu tạo của cửa tự động. Từ mô hình này t có thể quan
sát và tìm hiểu hoạt động của cửa tự động, cũng như có thể lường trước những khói
khăn có thể gặp phải khi chế tạo cửa tự động trên thực tế. Cũng từ mô hình có thể
thấy được ưu nhược điểm của thiết kế mà từ đó khắc phục những hạn chế, phát huy
thế mạnh thiết kế cánh cửa ưu việt hơn, hoàn thiện hơn cho con người.

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về các loại cửa
Hiện nay có nhiều loại cửa tự động : cửa kéo,cửa đẩy, cửa cuốn, cửa trượt
1.1.1. Cửa cuốn

Hình 1.1 .Cửa cuốn

Hình 1.2 .Cửa cuốn

3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.3 .Sơ đồ cửa cuốn

Loại cửa này có ưu điểm là gọn nhẹ tiện dụng và dễ sử dụng, lại chỉ cần
động cơ công suất nhỏ. Loại cửa này thường được dùng cho gara ô tô. Nó có tính
kinh tế khá cao vì không mấy khó khăn khi làm được loại cửa này. Nhưng có nhược
điểm là cửa không chắc chắn và dễ bị hỏng hơn các loại cửa khác .

4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.1.2. Cửa trượt xếp lớp

Hình 1.4 . Cửa trượt xếp lớp

5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.5 .Sơ đồ cửa trượt xếp lớp
Là loại cửa đi nhiều cánh được mở bằng cách trượt và xếp trên ray, ngoài ra còn
6



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

có các cánh có thể mở quay. Được làm từ profile định hình có kích thước
lớn, vững chắc. Có tính cách âm, cách nhiệt và độ kín, khít cao.
Đa dạng kích thước, kiểu dáng, phù hợp nhiều kiểu kiến trúc.
1.1.3. Cửa trượt:

1.6 .Cửa trượt

1.7 .Cửa trượt

7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.8 .Cửa trượt cong
Loại cửa này có đặc điểm là có một rãnh trượt cố định cho phép cánh cửa thể
trượt qua trượt lại. Loại cửa này thường được sử dụng trong nhà hàng, khách sạn,
cơ quan hay sân bay, nhà ga... Loại cửa này có ưu điểm là kết cấu khá nhẹ
nhàng,tạo ra một cảm giác thoáng đạt và thoải mái và lịch sự rất thích hợp với
nhưng nơi công cộng, cơ quan...
Loại cửa này thiết kế rất toàn vẹn, nó có thể nhận biết được người, máy móc
cũng như loài vật có thể đi qua Nhược điểm của loại cửa này là không hề chắc chắn,

nhẹ nhàng nhưng không có nghĩa là gọn gàng mà ngược lại có khi lại rất cồng kềnh
Có một điều không thể phủ nhận đó là tính phổ biến của loại cửa này.
1.2.Giới thiệu đề tài
Cửa tự động đang dần dần trở thành xu hướng thiết kế của cuộc sống hiện
đại do các ưu điểm vượt trội như khả năng sử dụng đáp ứng mật độ lưu thông cao,

8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

tốc độ đóng mở nhanh, tính an toàn, và tiết kiệm diện tích sử dụng. Khi không có
không gian rộng để lắp các loại cửa thông thường thì giải pháp cửa đóng mở tự
động là giải pháp tối ưu, giúp người sử dụng không còn phải bận tâm về chiều rộng
cũng như không gian của nơi lắp đặt. Đặc biệt là cửa trượt tự động 2 cánh – một hệ
cửa tự động thực sự đã tạo nên phong cách mới cho mọi công trình.
Cửa tự động đóng mở sử dụng Motor và board mạch điều khiển cửa trượt.
Phù hợp cho lắp đặt tất cả các công trình văn phòng, cửa hàng, siêu thị...

Hình 1.9. Cửa trượt tự động sử dụng trong siêu thị
1.3. Nhiệm vụ thiết kế và thi công
- Thiết kế cơ khí
- Thiết kế điện
- Thiết kế mạch điều khiển
9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH
2.1. Các yêu cầu của mô hình cửa tự động:
- Kích thước gọn gàng
- Hệ thống cơ hoạt động tốt
- Hệ thống cửa đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra.
2.1.1. Yêu cầu về cơ khí:
- Yêu cầu của thiết kế lầ phải giống cửa thật cả về hình thức lẫn chất lượng hoạt
động, phải chắc chắn gọn gàng. Do đó, việc thiết kế cơ khí cho mô hình phải đảm
bảo những yêu cầu kỹ thuật như đối với cửa thật: khung cửa, cánh cửa, bánh răng,
rãnh trượt, xích, bánh răng...
- Động cơ là loại động cơ một chiều được cấp nguồn bởi chỉnh lưu cầu 1 chiều và
kết hợp với bộ đảo chiều cho phép động cơ có thể quay thuận hoặc quay ngược.
2.1.2. Mục đích của việc thiết kế:
- Nghiên cứu, chế tạo mô hình cửa tự động này giúp cho sinh viên có những hiểu
biết sâu sắc về lĩnh vực điều khiển thông minh và có thể nắm bắt được nhiều kiến
thức về ngành nghề như: điện tử, điện cơ, cơ khí....
- Việc tạo ra mô hình hoạt động tốt sẽ tạo điều kiên cho sinh viên có cơ hội học tập
và nghiên cứu một cách thực tế là một cơ hội rất tốt giúp sinh viên khỏi bỡ ngỡ khi
làm việc thực tế.
2.1.3. Nhiệm vụ các bước thiết kế
Nhiệm vụ của đề tài này là thiết kế mô hình cửa tự động dùng arduino ta cần biết:
Bước 1: Đi khảo sát thị trường, thăm dò nhu cầu người sử dụng như muốn thiết kê
cổng theo dáng nào, khối lượng cổng bao nhiêu, vận hành như thế nào.
Bước 2: Nêu các yêu cầu với 1 cửa tự động mà thị trường đang cần và bắt đầu ý
tưởng thiết kế mô hình sản phẩm
Bước 3: Phân tích ưu nhược điểm của từng ý tưởng một để chọn ra mô hình cuối
cùng


10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bước 4: Bắt tay vào làm sản phẩm thực và lập trình cho chạy thử
2.2. Giới thiệu các chi tiết trong mô hình:
2.2.1. Khung mô hình

Hình 2.0. Khung mô hình thực tế
2.2.2. Cánh cửa:
- Sử dụng vật liệu mica 5mm.

11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.1 .Sơ đồ kích thước cánh cửa trái
Kích thước cánh cửa bên trái:
Rộng: 100mm
Dài: 116mm
Thanh răng:
Rộng: 28mm
Dài: 180mm

Bước răng: 5mm
Chiều cao răng: 2mm
Rãnh nhỏ:
Rộng: 2mm
Dài: 60mm
Rãnh lớn:
Rộng: 2mm
Dài: 80mm
12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.2 .Sơ đồ kích thước cánh cửa phải
Kích thước cánh cửa bên trái:
Rộng: 100mm
Dài: 116mm
Thanh răng:
Rộng: 46mm
Dài: 200mm
Bước răng: 5mm
Chiều cao răng: 2mm
Rãnh nhỏ:
Rộng: 2mm
Dài: 60mm
Rãnh lớn:
Rộng: 2mm
Dài: 80mm

13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.3 .Sơ đồ kích thước bánh răng động cơ
Đường kính bánh răng: Ø21 mm
Bước răng: 5 mm
Chiều cao răng: 2mm
Đường kính trục: Ø6

14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.4 .Sơ đồ lắp ráp 2 cánh cửa
Kích thước cơ cấu cửa:
Rộng: 200mm
Dài: 160mm
Nguyên lý hoạt động của cơ cấu cánh cửa:
Khi động cơ quay theo chiều kim đồng hồ thanh răng 1 chạy sang phải làm cho
cánh cửa 1 chạy sang bên phải, thanh răng 2 chạy sang trái làm cho cánh cửa 2
chạy sang bên trái và ngược lại.

15



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.5 . Sơ đồ kích thước thanh gá cánh cửa
Kích thước thanh gá:
Rộng: 360mm
Dài: 51mm
Đường kính hình tròn tâm: Ø14
Kích thước lỗ gắn ốc: Ø4
Khoảng cách giữa 2 lỗ ốc: 5mm
2.1.3. Động cơ:
Động cơ được sử dụng trong mô hình là động cơ điện một chiều 24V vì một số ưu
điểm sau:
- Có moment mở máy lớn .
- Phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng .
- Khoảng nhảy cấp tốc độ nhỏ phù hợp với hệ thống tự động hóa khi cần thay
đổimịn tốc độ .
- Nhỏ gọn phù hợp với mô hình.
Động cơ sử dụng cho cửa

16


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Hình 2.6.Động cơ DC 24V.
Thông số của động cơ:
- Nguồn 24V.
- Tốc độ 80 vòng/phút.
- Công suất 15W.
- Khối lượng: 200g.
- Đường kính trục động cơ: 8mm.
- Chiều dài trục động cơ: 20mm.
- Đường kính động cơ: 40mm.
- Chiều dài động cơ: 60mm.
- Chiều dài động cơ tính cả hộp giảm tốc: 115mm.

Hình 2.7 .Động cơ găn hộp số

17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3: PHẦN ĐIỀU KHIỂN
3.1.Yêu cầu của mô hình:
- Các thiết bị điều khiển hoạt động chính xác, thời gian tác động nhanh, phổ biến
trên thịtrường thuận tiện cho sửa chữa và nâng cấp.
- Mô hình thiết kế sao cho nhỏ gọn thích hợp cho việc học tập nghiên cứu sau này,
cácthiết bị lắp đặt sao cho thuận tiện cho việc bảo trì, thay thế hoặc nâng cấp hoàn
thiệnmô hình.
3.2.Sơ đồ khối của hệ thống:
Ta có sơ đồ nguyên lý hệ thống như sau.


Hình 3.0. Sơ đồ nguyên lý hệ thống.
Ngoài ra có bộ nguồn cung cấp cho toàn bộ hệ thống
- Chức năng: cấp điện cho toàn hệ thống.
- Nhiệm vụ: chuyển điện áp từ 220V AC sang 12-24V DC cung cấp cho toàn hệ
thống.
Khối cảm biến
Cảm biến hồng ngoại thụ động (PIR motion sensor)
Khối điều khiển
Mạch điều khiển trung tâm sử dụng arduino pro mini
Khối chấp hành:
Động cơ điện servo 24 VDC

3.3.Các linh kiện điện tử sử dụng trong mô hình
3.3.1.Cảm biến
- Cảm biến chúng ta sử dụng loại cảm biến : “Cảm biến hồng ngoại thụ động” (PIR
motion sensor)

18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 3.1 .Cảm biến hồng ngoại thụ động
Cảm biến cho phép nhận diện những vật phát ra sóng hồng ngoại di chuyển
vào hay ra khỏi phạm vi quét của cảm biến.
Cảm biến có kích thước nhỏ, tiêu thụ ít điện năng, dễ sử dụng.
Cảm về cơ bản được làm bằng một cảm biến pyroelectric ( trên là kim loại

tròn với một tinh thể hình chữ nhật ở trung tâm), có thể phát hiện mức bức xạ hồng
ngoại.

Hình 3.2 .Cảm biến phát hiện ánh sáng hồng ngoại
19


×