Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

50 câu Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm – Đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.31 KB, 6 trang )

Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm

ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ :
A. a : b = 1 : 4

B. a : b < 1 : 4

C. a : b = 1 : 5

D. a : b > 1 : 4

Câu 2: Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho a
gam dung dịch muối X tác dụng với a gam dung dịch Ba(OH)2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X
là :
A. NaHS

B. NaHSO4

C. KHSO3

D. KHS

Câu 3: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây ?
A. Điện phân nóng chảy MgCl2

B. Điện phân dung dịch MgSO4

C. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2

D. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2




Câu 4: Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3 . Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước

cứng trên là :
A. HCl

B. Na2CO3

C. H2SO4

D. NaCl

Câu 5: Oxit nhôm không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây ?
A. Dễ tan trong nước

B. Có nhiệt độ nóng chảy cao

C. Là oxit lưỡng tính

D. Dùng để điều chế nhôm

Câu 6: Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). Chất X là
A. Na2SO4

B. NaNO3

C. Na2CO3

D. NaCl


Câu 7: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl ?
A. AlCl3

B. Al2(SO4)3

C. NaAlO2

D. Al2O3

Câu 8: Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối ?
A. Al2O3

B. Fe3O4

C. CaO

D. Na2O

Câu 9: Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào
X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, tạo ra chất Z tan trong nước.
Chất Z là :
A. Ca(HCO3)2

B. Na2CO3

C. NaOH

D. NaHCO3


Câu 10: Trộn bột kim loại X với bột oxit sắt (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để
hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là
A. Fe.

B. Cu.

C. Ag.

D. Al.

Câu 11: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa ?
A. NaCl.

B. Ca(HCO3)2.

C. KCl.

D. KNO3.

Câu 12: Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl tạo ra chất khí ?
A. Ba(OH)2.

B. Na2CO3.

C. K2SO4.

Câu 13: Cho các sơ đồ phản ứng sau :

i�
n ph�

n dung d�
ch
� X2 + X3 + H2
X1 + H2O ������
c�m�
ng ng�
n

Page 1

D. Ca(NO3)2.


Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm

X2 + X4 ��
� BaCO3 + Na2CO3 + H2O
� X1 + X5 + H2O
X2 + X3 ��

X4 + X6 ��
� BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Các chất X2, X5, X6 lần lượt là
A. KOH, KClO3, H2SO4.

B. NaOH, NaClO, KHSO4.

C. NaHCO3, NaClO, KHSO4.

D. NaOH, NaClO, H2SO4.


Câu 14: Cho các phát biểu sau :
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.
(b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
(c) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.
(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.
(e) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3.
Số phát biểu đúng là :
A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 15: Quặng nào sau đây có thành phần chính là Al2O3 ?
A. Hematit đỏ

B. Boxit

C. Manhetit

D. Criolit

Câu 16: Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây ?
A. KCl

B. KNO3


C. NaCl

D. Na2CO3

Câu 17: Cho các phát biểu sau :
(a) Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư, thu được kết tủa.
(c) Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt.
(d) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(e) Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy.
Số phát biểu đúng là :
A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 18: Thực hiện các phản ứng sau :
(1) X + CO2 ��
� Y ;

(2) 2X + CO2 ��
� Z + H2O

(3) Y + T ��
� Q + X + H2O ;

(4) 2Y + T ��

� Q + Z + 2H2O

Hai chất X, T tương ứng là :
A. Ca(OH)2, NaOH

B. Ca(OH)2, Na2CO3

C. NaOH, NaHCO3

D. NaOH, Ca(OH)2

Câu 19: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là
A. Al

B. Mg

C. Ca

D. Na

Câu 20: Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng ?
A. Ca(HCO3)2

B. Na2SO4

C. CaCl2

D. NaCl

Câu 21: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra ?

Page 2


Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm

A. NaOH

B. HCl

C. Ca(OH)2

D. H2SO4

Câu 22: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3
(d) Sục khí CO2 đến dư vào đung dịch Ca(OH)2.
(e) Cho NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(g) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là :
A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 23: Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y.

Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là :
A. Mg(OH)2

B. Al(OH)3

C. MgCO3

D. CaCO3

Câu 24: Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH
?
A. Fe

B. Al

C. Cu

D. Ag

Câu 25: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây ?
A. Na2SO4

B. KNO3

C. KOH

D. CaCl2

Câu 26: Cho ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau :
– X tác dụng với Y tạo thành kết tủa

– Y tác dụng với Z tạo thành kết tủa
– X tác dụng với Z có khí thoát ra
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là :
A. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4

B. AlCl3, AgNO3, KHSO4

C. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4

D. NaHCO3, Ca(OH)2, HCl

Câu 27: Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng vĩnh cửu ?
A. NaCl

B. Na3PO4

C. NaNO3

D. HCl

Câu 28: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH ?
A. Al(OH)3

B. AlCl3

C. BaCO3

D. CaCO3

Câu 29: Tiến hành các thí nghiệm sau :

(a) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.
(b) Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịch NaOH.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(g) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là :
Page 3


Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 30: Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho X vào nước dư, đun nóng,
dung dịch thu được chứa chất tan là :
A. KCl, BaCl2

B. KCl, KOH

C. KCl

D. KCl, KHCO3, BaCl2


Câu 31: Cho Ba kim loại lần lượt vào các dung dịch sau : NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Số
dung dịch tạo kết tủa là :
A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 32: Có các dung dịch riêng rẽ sau : AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ dùng thêm một dung dịch nào sau đây
để nhận biết được 4 dung dịch trên ?
A. NaOH

B. quỳ tím

C. AgNO3

D. BaCl2

Câu 33: Nhận định nào sau đây đúng
A. Dung dịch NaHSO4 có môi trường axit
B. Phèn nhôm có tác dụng làm trong nước vì tạo ra kết tủa Al2(SO4)3
C. Dung dịch NaHCO3 có môi trường axit
D. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều tác dụng với nước ở điều kiện thường
Câu 34: Cho dãy các chất : Al, Al2(SO4)3, Al(OH)3, Al2O3, Zn, ZnO, Zn(OH)2, PbS, CuS, FeS, NaHCO3,
Na2HPO4, Na3PO4, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cl-H3N-CH2-COOH. Số chất trong dãy không tác dụng với dung dịch
HCl là :
A. 4


B. 3

C. 6

D. 5

Câu 35: Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3 Nung X trong không khí đến khối lượng
không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần
không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn
toàn). E chứa tối đa :
A. 1 đơn chất và 2 hợp chất

B. 3 đơn chất

C. 2 đơn chất và 2 hợp chất

D. 2 đơn chất và 1 hợp chất

Câu 36: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X gồm AlCl3, ZnCl2 và FeCl3 thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y
thu được chất rắn Z. Cho luồng khí H2 dư qua Z (đun nóng) thu được chất rắn T. các phản ứng xảy ra hoàn
toàn.Trong T có chứa :
A. Al2O3, Zn

B. Al2O3, Fe

C. Fe

D. Al2O3, ZnO, Fe

Câu 37: Cho các cặp dung dịch sau : (1) Na2CO3 và AlCl3; (2) NaNO3 và FeCl2; (3) HCl và Fe(NO3)2

(4) NaHCO3 và BaCl2; (5) NaHCO3 và NaHSO4 .
Hãy cho biết cặp nào xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau :
A. (1), (3), (4)

B. (1), (4), (5)

C. (1), (3), (5)

D. (3), (2), (5)

Câu 38: Cho các nhận định sau :
(1) Amilopectin có cấu trúc phân nhánh, amilozơ có cấu trúc không gian
(2) Amilopectin gồm các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit
(3) Quặng boxit là nguyên liệu để điều chế Mg trong công nghiệp
Page 4


Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm

(4) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường
(5) Điện phân nóng chảy AlCl3 ở catot thu được kim loại Al
(6) Vinylaxetat, o-crezol, p-xilen, ancol anlylic đều làm mất màu nước Br2
Số nhận xét đúng là :
A. 2

B. 4

C. 6

D. 1


Câu 39: Tiến hành các thí nghiệm sau :
(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
(2) Cho dung dịch Al2(SO4)3 tới dư vào dung dịch NaAlO2
(3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch FeCl3.
(4) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4.
(5) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.
(6) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch Cu(NO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là :
A. 6

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 40: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào các dung dịch sau :
(1) Dung dịch NaHCO3. (2) Dung dịch Ca(HCO3)2. (3) Dung dịch MgCl2. (5) Dung dịch Na2SO4.
(5) Dung dịch Al2(SO4)3. (6) Dung dịch FeCl3.

(7) Dung dịch ZnCl2.

(8) Dung dịch NH4HCO3.

Tổng số kết tủa thu được trong tất cả các thí nghiệm trên là :
A. 8

B. 6


C. 5

D. 7

Câu 41: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl ?
A. BaCl2

B. Al(OH)3

C. Al(NO3)3

D. MgCl2

Câu 42: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là :
A. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4
B. Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH
C. Sục khí O2 vào dung dịch KI
D. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2
Câu 43: Có các phát biểu sau :
1. AgCl, AgBr, AgI, AgF đều chất rắn không tan trong nước
2. Nhúng lá nhôm vào dung dịch đặc nguội thì lá nhôm tan dần
3. Thạch cao sống có công thức hóa học là CaSO4.2H2O
4. Các kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường
Số phát biểu đúng là :
A. 4

B. 2

C. 3


D. 1

Câu 44: Dãy gồm các chất đều tan trong dung dịch H2SO4 loãng, dư và dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng
hoàn toàn đều không có kết tủa tạo ra là
A. Al(OH)3, Zn, K, FeCl2, ZnO.

B. NaCl, (NH4)2CO3, Cr2O3, Zn, MgCl2.

C. Al2O3, BaO, K, Cr2O3, (NH4)2S.

D. Al, ZnO, Na, KOH, NH4Cl.
Page 5


Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm

Câu 45: Cho hỗn hợp bột gồm Al và Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn gồm 3 kim loại và dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch
NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn gồm :
A. Fe2O3, Al2O3

B. Fe2O3

C. Fe2O3

D. CuO

Câu 46: Trong các phát biểu sau :
(1) Trong nhóm IIA theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, từ Be đến Ba có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

(3) Trong nhóm IA theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, từ Li đến Cs có nhiệt độ sôi tăng dần.
(4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
Các phát biểu đúng là :
A. (2), (4)

B. (2), (5)

C. (1), (2), (3), (4), (5)

D. (2), (3), (4)

Câu 47: Nung bột Al với bột S trong bình kín (không có không khí) thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho hỗn hợp
X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y và một phần chất rắn không tan.
Khẳng định không đúng là :
A. Hỗn hợp X có khả năng tan hết trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư.
B. Trong hỗn hợp X có 3 chất hóa học.
C. Cho hỗn hợp X vào H2O có khí thoát ra.
D. Hỗn hợp X có khả năng tan hết trong dung dịch NaOH loãng, dư.
Câu 48: Cho sơ đồ phản ứng sau :
Mg
Ca (OH ) 2  Cl
2  X   Y   CO 2  
Z

X, Y, Z lần lượt là :
A. CaCl2, CaCO3, MgCO3.

B. CaOCl2, CaCl2, MgO.


C. CaOCl2, CaCO3, C.

D. CaCl2, Na2CO3, MgO.

Câu 49: Nhận xét nào sau đây không đúng về kim loại kiềm ?
A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 với n nguyên và 1  n �7 .
B. Kim loại kiềm khử H2O dễ dàng ở nhiệt thường giải phóng H2.
C. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
D. Khi cho kim loại kiềm vào dd HCl thì kim loại kiềm phản ứng với dung môi H2O trước, với axit sau.

Câu 50: Cho 2 cốc nước chứa các ion: Cốc 1: Ca2+, Mg2+, HCO3 .


Cốc 2 : Ca2+, HCO3 , Cl–, Mg2+.

Để khử hoàn toàn tính cứng của nước ở cả 2 cốc người ta :
A. cho vào 2 cốc dung dịch NaOH dư

B. đun sôi một hồi lâu 2 cốc

C. cho vào 2 cốc một lượng dư dd Na2CO3

D. cho vào 2 cốc dung dịch NaHSO4

Page 6



×