Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

50 câu Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm – Đề 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.66 KB, 6 trang )

Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm

ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không tạo ra NaHCO3 ?
A. Sục CO2 vào dung dịch C6H5ONa

B. Sục CO2 vào dung dịch Na2CO3

C. Sục CO2 vào dung dịch NaAlO2

D. Cho dung dịch NaOH vào Ba(HCO3)2

Câu 2: Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua khi M+ là
A. K+ hoặc NH4+.

B. Na+.

C. K+.

D. NH4+.

Câu 3: Phát biểu sai là :
A. Cho AgNO3 vào dung dịch H3PO4, thu được kết tủa trắng
B. Kim loại Ca được dùng để tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép
C. Kim loại Cs có thể dùng để chế tạo tế bào quang điện
D. Trong ăn mòn điện hóa, ở catot xảy ra sự khử còn anot xảy ra sự oxi hoá
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Cho Al2S3 vào nước, có khí mùi trứng thối thoát ra.
B. Cho BaCl2 vào dung dịch KHSO4, xuất hiện kết tủa trắng.
C. Cho NaHSO3 vào dung dịch Ca(OH)2, thu được kết tủa đen.
D. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa trắng.


Câu 5: Cho các phản ứng hoá học sau :
(1) Ca(OH)2 + dung dịch NaHCO3 →

(2) FeCl3 + dung dịch Na2S →

(3) Ba(OH)2 + dung dịch (NH4)2SO4 →
(5) CO2 + dung dịch NaAlO2 →

(4) H2S + dung dịch ZnCl2 →
(6) NH3 + dung dịch AlCl3 →

Số trường hợp có kết tủa xuất hiện là :
A. 3

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3.
A. KCl

B. KNO3

C. NaCl

D. HCl

Câu 7: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH ?

A. Cu

B. Fe

C. Al

D. Ag

Câu 8: Thực hiện các phản ứng sau:
(a) X (dư) + Ba(OH)2 ��
� Y+Z
(b) X + Ba(OH)2 (dư) ��
� Y + T + H2O
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai chất nào
sau đây đều thỏa mãn tính chất của X ?
A. AlCl3, Al2(SO4)3

B. AlCl3, Al(NO3)3

C. Al(NO3)3, Al2(SO4)3

D. Al(NO3)3, Al(OH)3

Câu 9: Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng

B. HCl đặc

C. NaOH đặc


Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng sau :
Page 1

D. HNO3 đặc, nguội


Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm

Biết X1, X2, X3, X4, X5 là các chất khác nhau của nguyên tố nhôm.
Các chất X1 và X5 lần lượt là :
A. AlCl3 và Al2O3

B. Al(NO3)3 và Al

C. Al2O3 và Al

D. Al2(SO4)3 và Al2O3

Câu 11: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3 ?
A. H2SO4

B. NaCl

C. Na2SO4

D. KCl

Câu 12: Cho các chất : Al, Al2O3, Al(OH)3, Si, SiO2, Zn(OH)2, Cr(OH)3, Na2O, NaCl, Al4C3, Fe(OH)3,
Ba(HCO3)2. Số chất trong dãy thỏa mãn khi hòa tan trong dung dịch NaOH loãng dư, điều kiện thường thấy tan
hết và chỉ thu được một dung dịch duy nhất là :

A. 7

B. 8

C. 4

D. 6

Câu 13: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3 ?
A. KNO3

B. K2SO4

C. KCl

D. HCl

2
Câu 14: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg2+, Ca2+, Cl–, SO 4 . Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng

trên là :
A. NaHCO3

B. BaCl2

C. Na3PO4

D. H2SO4

Câu 15: Trường hợp nào sau đây không thu được kết tủa khi các phản ứng kết thúc ?

A. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
B. Cho AgNO3 vào dung dịch CuCl2.
C. Cho dung dịch Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng.
D. Nhỏ từ từ tới dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
Câu 16: Cho các thí nghiệm sau :
(1) Sục O3 vào dung dịch KI.
(3) Nhiệt phân NaHCO3.

(2) Nhiệt phân KMnO4.
(4) Cho SO2 vào dung dịch KMnO4.

(5) Điện phân NaCl nóng chảy.

(6) Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.

Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra sản phẩm có O2 ?
A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 17: Phát biểu đúng là
A. Chỉ có các kim loại mới có khả năng dẫn điện.
B. Chỉ có kim loại kiềm và một số kim loại kiềm thổ tác dụng được với H2O.
C. Tính khử của kim loại kiềm thổ mạnh hơn kim loại kiềm.
D. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần khi đi từ Li đến Cs.
Câu 18: Để phân biệt các chất rắn riêng biệt: Na, Al, Fe, Al2O3, Na2O thì cần dùng thêm tối thiểu bao nhiêu

thuốc thử bên ngoài ?
A. 2

B. 1

C. 3

Page 2

D. 4


Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm

Câu 19: Có các phát biểu sau:
(1) Hiện tượng trái đất nóng lên bởi hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do khí CO2.
(2) Tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ngay ở nhiệt độ thường.
(3) Nhiệt phân Na2CO3 thu được Na2O và H2O.
(4) Nhôm không tan trong dung dịch kiềm đặc nóng.
(5) Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O.
Số phát biểu sai là :
A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau :

(1) Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.

(2) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.
(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.

(6) Cho dung dịch Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng.

Sau khi kết thúc các phản ứng, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa ?
A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa + 1.
B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ liti đến xesi) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
C. Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp thủy luyện.
D. Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Câu 22: Khi nói về kim loại kiềm thổ, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Tính khử của kim loại kiềm thổ luôn yếu hơn kim loại kiềm.
B. Từ beri đến bari khả năng phản ứng với H2O giảm dần.
C. Phương pháp cơ bản để điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối clorua nóng chảy của chúng.
D. Khi đốt nóng, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy trong không khí.
Câu 23: Cho dãy chất : Al, Al(OH)3, NaHCO3, (NH4)2CO3, CH3COONH4, CH3COOC2H5. Số chất trong dãy có
tính lưỡng tính là :

A. 3

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 24: Cho các thí nghiệm sau :
(1) Cho nhôm vào dung dịch NaOH.
(2) Cho etyl axetat vào dung dịch NaOH, đun nóng.
(3) Cho natri tác dụng với nước.
(4) Cho từ từ bari vào dung dịch chứa HCl dư.
Có bao nhiêu thí nghiệm mà nước là chất oxi hóa ?
A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 25: Tác hại nào sau đây không phải do nước cứng ?
A. Làm tốn bột giặt tổng hợp khi giặt rửa

B. Làm giảm mùi vị thực phẩm khi nấu và lâu chín
Page 3


Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm


C. Đóng cặn khi đun nấu

D. Làm ảnh hưởng tới chất lượng vải, sợi sau khi giặt

Câu 26: Cho một số tính chất: (1) nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp; (2) màu trắng bạc và ánh kim; (3) là
kim loại nặng; (4) có tính khử yếu; (5) không tan trong dung dịch BaCl2. Các tính chất của kim loại kiềm là :
A. (1), (3), (4)

B. (3), (5)

C. (1), (2), (3), (5)

D. (1), (2), (3)

Câu 27: Dãy chỉ gồm các chất tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là :
A. Al2O3, Ba, BaCl2, CaCO3

B. Al(OH)3, Cr(OH)3, Fe(OH)3

C. NaCl, Al(OH)3, Al2O3, Al

D. Al, Al2O3, Cr2O3, Cr(OH)3

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
B. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
C. Trong một nhóm IIA các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ sôi giảm dần
D. Đám cháy nhôm có thể được dập tắt bằng khí cacbonic
Câu 29: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học ?

A. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2

B. Cho kim loại Be vào H2O

C. Nhiệt phân Ba(HCO3)2

D. Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội

Câu 30: Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống là :
A. CaSO4.0,5H2O

B. CaSO4.H2O

C. CaSO4

D. CaSO4.2H2O

Câu 31: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ?
A. Ca

B. Fe

C. Cu

D. Ag

Câu 32: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Để bảo quản kim loại kiềm cần ngâm chúng trong dầu hỏa.
B. Các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài loại lò phản ứng hạt nhân.
C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ liti đến xesi) có bán kính nguyên tử tăng

dần.
D. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Câu 33: Tính chất nào sau đây không phải của kim loại kiềm ?
A. Có tính khử rất mạnh .
B. Đều khử được nước dễ dàng.
C. Chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
D. Đều phải bảo quản trong lọ đựng cồn 95o.
Câu 34: Khi nước thải các nhà máy có chứa nhiều các ion: Cu2+, Fe3+, Pb2+ thì có thể xử lí bằng chất nào trong
các chất sau ?
A. Giấm ăn

B. Muối ăn

C. Vôi tôi

D. Phèn chua

Câu 35: Nhận định nào sau đây đúng ?
A. Dung dịch đường saccarozơ được dùng làm dịch truyền cho những người suy nhược cơ thể
B. Hỗn hợp tecmit là hỗn hợp bột nhôm và sắt oxit
Page 4


Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm

C. Dầu ăn và dầu bôi trơn máy có cùng thành phần các nguyên tố hóa học
D. Khi thêm chất xúc tác thì hiệu suất phản ứng tổng hợp SO3 từ SO2 và O2 sẽ tăng
Câu 36: Khi bị bỏng bởi axit sunfuric đặc nên rửa nhanh vết bỏng bằng dung dịch nào sau đây là tốt nhất ?
A. Nước vôi trong


B. Giấm ăn

C. Nước muối

D. Dung dịch nabica (NaHCO3)

Câu 37: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Nhôm không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
B. Nhôm có tính dẫn điện và dẫn nhiệt lớn hơn tính dẫn điện và dẫn nhiệt của sắt.
C. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit.
D. Nhôm không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường hoặc khi đun nóng.
B. So với nguyên tử natri, nguyên tử magie có độ âm điện lớn hơn và bán kính nhỏ hơn.
C. Các kim loại kiềm (từ Li đến Cs) có bán kính nguyên tử tăng dần.
D. Các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có độ âm điện giảm dần.
2
Câu 39: Cho mẫu nước cứng có chứa các ion : Ca2+, Mg2+, OH–, SO 4 . Hóa chất dùng để làm mềm mẫu nước

cứng trên là :
A. BaCl2

B. NaCl

C. AgNO3

D. Na3PO4

Câu 40: Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Kim loại xesi dùng để chế tạo tế bào quang điện.

B. Công thức hóa học của phèn chua là (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Các kim loại Na và Ba đều có tính khử mạnh.
D. Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng.
Câu 41: Thành phần chính của đá vôi là :
A. CaCO3

B. BaCO3

C. MgCO3

D. FeCO3

C. Fe

D. Al

Câu 42: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ ?
A. Na

B. Ca

Câu 43: Phương trình hóa học nào sau đây sai ?
o

t
A. 2NaHCO3 ��
� Na2O + 2CO2 + H2O

B. NaHCO3 + NaOH ��
� Na2CO3 + H2O


C. 2Li + 2HCl ��
� 2LiCl + H2

t
D. 2Mg + O2 ��
� 2MgO

o

Câu 44: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Cho kim loại K vào dung dịch HCl.

(2) Đốt bột Al trong khí Cl2.

(3) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.

(4) Cho NaOH vào dung dịch Mg(NO3)2.

(5) Điện phân Al2O3 nóng chảy, có mặt Na3AlF6.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là :
A. 2

B. 1

C. 3

Câu 45: CaO được dùng để làm khô khí nào trong các khí sau ?
Page 5


D. 4


Ôn Tập Lý Thuyết Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm

A. CO2

B. HCl

C. NH3

D. Cl2

Câu 46: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
(2) Cho Na2O vào H2O.
(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3.
(4) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ có màng ngăn.
Số thí nghiệm có NaOH tạo ra là :
A. 4

B. 2

C. 1

D. 3


Câu 47: Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3 . Hóa chất không có khả năng làm mềm mẫu


nước cứng trên là :
A. dung dịch Na2CO3

B. dung dịch HCl

C. dung dịch Na3PO4

D. dung dịch Ca(OH)2 (vừa đủ)

C. BaO

D. CaO

Câu 48: Oxit kim loại không tác dụng với H2O là :
A. MgO

B. K2O

Câu 49: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Trồng và bảo vệ rừng là một giải pháp phát triển bền vững – bảo vệ môi trường.

3
2
B. Các ion NO3 , PO 4 , SO4 nồng độ cao và các ion kim loại nặng như Hg2+, Mn2+, Cu2+, Pb2+,… gây ô

nhiễm nguồn nước.
C. Các chất khí như CO, CO2, SO2, H2S, NOx… gây ô nhiễm không khí.
D. Khí CO2 là nguyên nhân chính gây khói mù quang hóa.
Câu 50: Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây ?
A. Dung dịch HNO3 đặc, nguội


B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch HCl

D. Dung dịch H2SO4 loãng, nguội

Page 6



×