Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học phân hóa môn Vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.1 KB, 44 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH
TRƯỜNG THPT KIM BÔI

Nguyễn Thị Mai

ĐỀ TÀI
“DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG MÔN VẬT LÍ”

KIM BÔI 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Trong
đề tài này không có sự sao chép một cách bất hợp pháp từ các đề tài, luận văn hoặc
công trình nghiên cứu khoa học của người khác. Mọi trích dẫn trực tiếp hoặc gián
tiếp từ các nguồn tư liệu đều được ghi nhận trong các chú thích tham khảo và phần
tài liệu tham khảo.

2


LỜI CẢM ƠN
Trước hết cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu trường trung
học phổ thông Kim Bôi, sở giáo dục đào tạo Hòa Bình đã tạo cơ hội cho tôi tham
gia nghiên cứu đề tài.
Tôi xin cảm ơn tất cả đồng nghiệp trường trung học phổ thông Kim Bôi, bạn
bè, người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn hội đồng khoa học đã quan tâm đến đề tài. Tôi xin
tiếp thu tất cả các ý kiến nhận xét, góp ý của các đồng chí, bạn bè để đề tài này
được hoàn thiện hơn và tôi cũng có thêm kiến thức, kinh nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn!



3


MỤC LỤC

4


PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi môn học trong chương trình trung học phổ thông đều có vai trò rất quan
trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích đó là giúp
học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo
thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm
lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại.
Môn Vật lý là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra
hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao, cần vận dụng những kiến thức toán học.
Học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về những vấn
đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
Một trong những giải pháp sư phạm nhằm giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về mọi mặt và tạo mọi cơ hội để
phát triển năng lực tiềm tàng bản thân là dạy học phân hóa.
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

5


Dạy học phân hoá là một quan điểm dạy học tập trung vào việc thiết kế

giảng dạy xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh, dựa vào đặc điểm cá nhân,
tâm lí, sinh lí, nhu cầu, động cơ, hứng thú, nguyện vọng, điều kiện hoàn cảnh... của
các em mà tìm cách dạy cho phù hợp, giúp cho mọi học sinh đều có cơ hội phát
triển toàn diện năng lực tiềm tàng của bản thân.
Đặc thù của dạy học phân hóa là dạy sao cho vừa sức với đối tượng: Học
sinh ở mức độ khá, giỏi thì dạy sao cho các em hứng thú, đam mê với việc học;
Đối với học sinh trung bình thì tạo động lực để các em vươn lên; Với học sinh yếu,
kém thì phải bù đắp được chỗ hổng về kiến thức để lĩnh hội được kiến thức cơ bản.
Như vậy, dạy học phân hóa xuyên suốt và chi phối mọi phương pháp dạy học. Dạy
học phân hóa là dạy theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng,
nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đưa ra kiến thức về dạy học phân hóa và áp dụng vào một số đơn vị kiến
thức cụ thể của môn vật lí từ đó nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
Áp dụng đề tài giúp người giáo viên gần gũi, thân thiện hơn với học sinh, rút
gọn khoảng cách giữa thầy – trò.
Hưởng ứng phong trào của bộ giáo dục và đào tạo xây dựng “ Nhà trường
thân thiện, học sinh tích cực”

6


PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, ngành GD- ĐT đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh
hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức với nhiều biện pháp, giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả trong đó tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh

là một vấn đề đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên ngoài việc thực hiện nhuần nhiễn các phương pháp thì người dạy
cần phải căn cứ theo trình độ mà nêu những yêu cầu sát hợp trong việc thực hiện
chương trình, soạn giáo án và hệ thống bài tập. Mỗi bài giảng cần có những phần
thích ứng với từng đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Có thang bậc
đánh giá, cho điểm cụ thể cho từng loại đối tượng, căn cứ vào mức khởi điểm. Vì
nếu áp dụng theo một công thức chung cho cả lớp sẽ không thấy được nỗ lực của
những em yếu kém và không tạo động lực cho những em khá, giỏi. Vô hình chung
sự đánh giá đồng loạt là không công bằng.
Quán triệt đường lối trên, hiện nay, ở các trường phổ thông đã có những thay
đổi cơ bản về phương pháp giảng dạy, tùy theo đặc thù của môn học, điều kiện cụ
thể của từng trường và kinh nghiệm của từng cá nhân. “Dạy học chú ý sự khác biệt
cá nhân” một phương pháp giáo dục tiến bộ, tôn trọng độc lập tư duy, khơi gợi
sáng tạo, ươm mầm cho từng cá nhân phát triển. Không máy móc nào có thể thay
thế được người thầy với tình cảm cao đẹp tâm hồn phong phú, nhân cách hướng
thiện và sự nhạy cảm với từng cá nhân học sinh.

7


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Thuận lợi
- Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình, luôn chủ động, tích cực trong
bồi dưỡng kĩ năng và phương pháp dạy học.
- Ban giám hiệu có tầm nhìn, định hướng trong vấn đề giáo dục, tạo điều
kiện thuận lợi cho các giáo viên học tập, rèn luyện chuyên môn.
- Cơ sở vật chất đáp ứng được cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy.
- Bộ giáo dục đào tạo phát động phong trào ‘Trường học thân thiện, học sinh

tích cực”
2.2. Khó khăn
- Giáo viên chưa thống nhất được cách tổ chức tiết học theo hình thức dạy
phân hoá đối tượng học sinh. Hệ thống bài tập, câu hỏi đưa ra cho học sinh chưa có
tác dụng phát huy khả năng của học sinh (có khi quá khó, hoặc quá dễ).
- Trong cùng một thời gian ngắn (45 phút trên lớp) phải dạy 3 trình độ học
sinh : khá giỏi, trung bình , yếu kém nên chất lượng chưa cao.
- Ý thức của một bộ phận học sinh còn yếu, chưa chú ý đến việc học, các em
còn hay nói chuyện riêng. Một số em cảm thấy mỏi mệt khi tham gia học tập, đặc
biệt là học sinh yếu - kém.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
- Khả năng tư duy sáng tạo của các em còn nhiều hạn chế.

8


CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ
3.1. Các hình thức của dạy học phân hóa
3.1.1. Phân hoá theo hứng thú
Căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của học sinh để tổ chức cho học sinh
tìm hiểu khám phá nhận thức.
Biện pháp: Phân nhóm theo cường độ hứng thú mạnh, trung bình, thấp và
dựa vào cường độ này mà giáo viên có thể giao các nhiệm vụ cho nhóm. Nhóm có
cường độ mạnh thì có nhiệm vụ tìm tòi và độc lập sáng tạo, nhóm có cường độ
thấp thì có nhiệm vụ làm theo mẫu.
VD: Tiết 55 - Lăng kính
Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho 4 nhóm chuẩn bị báo.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm theo cường độ hứng thú của học sinh. (sau
một thời gian dạy và tiếp xúc học sinh)

- Nhóm 1 (cường độ hứng thú yếu): Nêu cấu tạo của lăng kính, chỉ rõ các
phần tử của lăng kính? Vẽ đường truyền tia sáng qua lăng kính (giống sgk), mô tả
trên hình vẽ?
- Nhóm 2 (cường độ hứng thú trung bình): Viết 4 công thức lăng kính và
chứng minh?
- Nhóm 3 (cường độ hứng thú mạnh): Tìm hiểu công dụng của lăng kính
trong cuộc sống?
Sản phẩm trình bày của 3 nhóm - Lớp 11A1 – Trường THPT Kim Bôi.
(Báo cáo bằng giấy bản to hoặc trình chiếu powerpoint)

9


NHÓM 1
CẤU TẠO CỦA LĂNG KÍNH

Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa…),
thường có dạng lăng trụ tam giác.
Các phần tử của lăng kính: cạnh, đáy, hai mặt bên.
Về phương diện quang học, một lăng kính được đặc trưng bởi:
+ Góc chiết quang A
+ Chiết suất n
ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA TIA SÁNG QUA LĂNG KÍNH

10


NHÓM 2
CÁC CÔNG THỨC LĂNG KÍNH
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng và một số định lí hình học về góc, ta

thiết lập được các công thức lăng kính sau đây:
sini1 = nsinr1
sini2 = nsinr2
A = r1 + r2
D = i1 + i2 – A
- Nhóm 2 phân công thành viên trong nhóm trình bày cách chứng minh hai
công thức:
A = r 1 + r2
D = i1 + i2 – A

11


NHÓM 3
CÔNG DỤNG CỦA LĂNG KÍNH

Hiện tượng tán sắc ánh sáng

Máy quang phổ lăng kính
Là dụng cụ quang học có tác dụng phân tách chùm sáng phức tạp thành các
thành phần đơn sắc dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.

12


Mặt cắt của kính thiên văn có sử dụng lăng kínhphản xạ toàn phần

Máy ảnh sử dụng lăng kính phản xạ toàn phần để tạo ảnh thuận chiều
13



3.1.2. Phân hoá theo sự nhận thức
Lấy sự phân biệt nhịp độ lĩnh hội làm căn cứ phân hoá. Nhịp độ được
tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm
vụ này sang nhiệm vụ khác.
Lớp học có rất nhiều nhịp độ, nhưng chỉ có thể phân hoá theo một số nhóm
điển hình. Chẳng hạn, nhóm có nhịp độ nhận thức nhanh, nhóm có nhịp độ nhận
thức trung bình, nhóm có nhịp độ nhận thức chậm. Tương ứng với từng nhóm lại
có các nhiệm vụ nhận thức các phương pháp biện pháp khác nhau.
Khi giáo viên đã có cơ hội làm việc với lớp nhiều lần, phải ghi chú nhịp độ
này ở từng học sinh, phân thành từng nhóm nhanh chậm khác nhau để có thực hiện
quá trình dạy học cho vừa sức từng nhóm, tránh tình trạng những học sinh nhịp độ
tiếp nhận nhanh phải chờ đợi, học sinh chậm cảm thấy giáo viên lướt nhanh vấn
đề.
VD. Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài tập áp dụng kiến thức về từ trường
của nhiều dòng điện.
Đề bài: Hai dòng điện I1 = 3A, I2 = 2A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài,
song song cách nhau 50cm theo cùng một chiều. Xác định véc tơ cảm ứng từ tại
điểm M nằm trong mặt chứa hai dây dẫn và cách dòng I1 30cm, cách dòng I2 20cm.
Hướng dẫn:
Bước 1. Tính cảm ứng từ tại M do từng dòng điện gây ra B1, B2?
Bước 2. Vẽ hình biểu diễn ,
Bước 3. Căn cứ vào hình vẽ tính được BM, kết luận.
Nhận xét
+ Các nhóm có nhịp độ nhận thức khác nhau đều dễ tiếp cận bước 1 khi
giáo viên hướng dẫn.
Nhóm có nhịp độ nhận thức chậm: biết cách sử dụng công thức thay số ra
kết quả với những sai sót thường thấy như đơn vị quên đổi, đổi sai, kĩ năng bấm
14



máy tính còn hạn chế. Do đó giáo viên nên chú ý những lỗi sai mà học sinh có thể
xảy ra hoặc sự chú ý này có thể nhấn mạnh qua việc đặt câu hỏi đối với học sinh có
nhận thức trung bình hoặc nhận thức nhanh, để tránh sự nhàm chán do chờ đợi đối
với hai nhóm này.
Nhóm có nhịp độ nhận thức trung bình: hoàn thành tốt bước 1. Bước 2 và
3 nắm được cơ bản vấn đề tuy nhiên việc xác định chiều của ba véc tơ ,

chưa

nhuần nhuyễn?
Nhóm có nhịp độ nhận thức nhanh: hiểu và hoàn thành tốt 3 bước giáo
viên hướng dẫn. Tuy nhiên để tránh tình trạng nhóm này không tập trung khi đã
làm xong bài tập, giáo viên nên giao thêm nhiệm vụ cho nhóm: làm lại bài toán nếu
hai dòng điện ngược chiều để khắc sâu kiến thức, đồng thời dãn thời gian cho hai
nhóm còn lại kịp tư duy và hiểu vấn đề.
3.1.3. Phân hoá giờ học theo sức học
Căn cứ vào trình độ học lực có thực của học sinh để tổ chức những hoạt
động, những tác động sư phạm phù hợp với học sinh.
Dựa trên các trình độ giỏi, khá, trung bình, yếu mà giáo viên giao cho học
sinh những nhiệm vụ tương ứng.
VD: Xây dựng phiếu học tiết 3 - Bài tập – Chương I: Dao động cơ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01
Câu 1: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất mà sau đó trạng thái
dao động của vật được lặp lại như cũ được gọi là:
A. tần số dao động.
B. chu kì dao động.
C. chu kì riêng của dao động.
D. tần số riêng của dao động.

Câu 2: Chọn kết luận đúng khi nói về dao động điều hoà cuả con lắc lò
xo:
A. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
B. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
C. Quỹ đạo là một đoạn thẳng.
D. Quỹ đạo là một đường hình sin.

15


Câu 3: Chọn phát biểu sai khi nói về dao động điều hoà:
A. Vận tốc luôn trễ pha π /2 so với gia tốc.
B. Gia tốc sớm pha π so với li độ.
C. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau.
D. Vận tốc luôn sớm pha π /2 so với li độ.
Câu 4: Phương trình dao động của vật có dạng x = -Asin( ω t). Pha ban đầu của dao
động là:
A. 0.
B. π /2.
C. π .
D. - π /2.
Câu 5: Một vật dao động điều hoà có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10cm. Biên độ dao
động của vật là
A. 2,5cm.
B. 5cm.
C. 10cm.
D. 12,5cm.
Câu 6: Một vật dao động điều hoà đi được quãng đường 16cm trong một chu kì dao
động. Biên độ dao động của vật là:
A. 4cm.

B. 8cm.
C. 16cm.
D. 2cm.

π

 20t + ÷
3  cm. Vận tốc của vật có độ
Câu 7: Phương trình dđđh của một vật là: x = 3cos 

lớn cực đại là
A. vmax = 3 (m/s).
B. vmax = 60 (m/s).
C. vmax = 0,6 (m/s).
D. vmax = π (m/s).
Câu 8: Một vật dđđh với biên độ 5 cm. Khi vật có li độ 3 cm thì vận tốc của nó là 2π
(m/s). Tần số dao động của vật là
A. 25 Hz.
B. 0,25 Hz.
C. 50 Hz.
D. 50π Hz.
Câu 9: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6 cos( 4πt ) cm, chu kì dao động của
vật là:
A. T = 6s

B. T = 4s

C. T = 2s

D. T = 0,5s

Câu 10: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5 cos( 2πt ) cm, tần số dao động
của vật là:
A. f = 5Hz
B. f = 4Hz
C. f = 2Hz
D. f = 1 Hz.

π

x = 5 cos 2πt + 
3  cm. Vận tốc của

Câu 11: Một vật dao động điều hòa có phương trình là

vật khi có li độ x = 3cm là:
A. 25,13(cm/s)
B. ± 12,56(cm/s)

C. ± 25,13(cm/s)

vật khi có li độ x = 3cm là:
A. 60 (cm/s2)
B. – 118,4 (cm/s2)

C. 1,18(cm/s2)

D. 12,56(cm/s).

π


x = 5 cos 2πt + 
3  cm. Gia tốc của

Câu 12: Một vật dao động điều hòa có phương trình là

16

D. - 60(cm/s2).


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02
Câu 1: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của vận tốc theo li độ trong dao động điều hoà có
dạng là
A. đường parabol.
B. đường tròn.
C. đường elip.
D. đường hypebol.
ω
Câu 2: Một vật dao động điều hoà với tần số góc = 5rad/s. Lúc t = 0, vật đi qua vị trí
có li độ là x = -2cm và có vận tốc 10(cm/s) hướng về phía vị trí biên gần nhất. Phương
trình dao động của vật là
π
A. x = 2 2 cos(5t + 4 )(cm).

π
B. x = 2cos (5t - 4 )(cm).


C. x = 2 cos(5t + 4 )(cm).
D. x = 2 2 cos(5t + 4 )(cm).

Câu 3: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 4 cos(20πt − π / 2)(cm) . Thời

gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ x1 = 2cm đến li độ x2 = 4cm bằng:
A. 1/80s.
B. 1/60s.
C. 1/120s.
D. 1/40s.
Câu 4: Vận tốc của một vật dao động điều hoà khi đi quan vị trí cân bằng là 1cm/s và
gia tốc của vật khi ở vị trí biên là 1,57cm/s2. Chu kì dao động của vật là
A. 3,14s.
B. 6,28s.
C. 4s.
D. 2s.
Câu 5: Vật dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(10 π t+ π )(cm). Thời gian vật
đi được quãng đường S = 12,5cm kể từ thời điểm ban đầu t = 0 là:
A. 1/15s.
B. 2/15s.
C. 1/30s.
D. 1/12s.
Câu 6: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 10cos( 10πt )(cm). Thời điểm
vật đi qua vị trí N có li độ xN = 5cm lần thứ 1000 theo chiều âm là:
A. 199,833s.
B. 19,98s.
C. 189,98s.
D. 1000s.

Nhận xét
- Các lớp từ A3 đến A9 (chủ yếu lực học bộ môn là trung bình, yếu)
+ Sử dụng phiếu học tập số 01
+ Học lực yếu, chú trọng 6 câu đầu với mục tiêu: nắm vững những lí thuyết

cơ bản và vận dụng theo lối mòn, không cần tính toán (vì kĩ năng này rất hạn chế).
- Các lớp A1, A2 (lực học bộ môn là trung bình, khá, giỏi)
+ Sử dụng hai phiếu học tập số 01 và 02.
+ Học lực trung bình: ưu tiên tập trung phiếu học tập số 01.
17


+ Học lực khá, giỏi: nắm chắc kiến thức triển khai ở phiếu học tập số 01, ưu
tiên tập trung phiếu học tập số 02.
Ở hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ đã được phân
hóa (thường thể hiện qua các phiếu học tập tại lớp) như:
Phân hoá về số lượng bài tập cùng loại phù hợp với từng loại đối tượng để
cùng đạt một yêu cầu (đáp ứng chuẩn kiến thức kĩ năng).
Phân hoá về nội dung bài tập… để tránh đòi hỏi quá cao đối với học sinh
yếu kém và quá thấp đối với học sinh giỏi.
Phân hoá yêu cầu về tính độc lập, bài tập cho đối tượng yếu kém chứa nhiều
yếu tố dẫn dắt hơn đối tượng khá giỏi.
Phân hoá bài tập về nhà: Ra riêng những bài tập nhằm tạo tiền đề xuất
phát cho đối tượng yếu kém để chuẩn bị cho bài học sau. Đồng thời ra riêng những
bài tập nâng cao cho đối tượng học sinh giỏi để xây dựng mũi nhọn học tập trong
lớp học.
Qua đó người học rèn luyện ý thức tự lực, ý thức trách nhiệm với kết quả
học tập của mình.
3.1.4. Phân hoá giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của học sinh
- Chọn các tác động dạy học giúp học sinh thấy lợi ích của việc học mà chủ
động tích cực học tập.
- Với học sinh có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao cần xác định nhiệm vụ học
tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho học sinh tự học. Với
nhóm học sinh có nhu cầu học tập không cao thì việc phân hoá dạy học phải chú ý
đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tế giúp học sinh hào

hứng học tập.
VD1. Bài “Thấu kính mỏng” – vật lí 11
- Các lớp từ A3 đến A9
+ Chú trọng:
18


Phân loại thấu kính
Tính chất tạo ảnh qua thấu kính
Bài toán xác định vị trí ảnh , tính chất, chiều, độ lớn, vẽ hình qua TKHT.
+ Phát triển: Vẽ hình qua TKPK
- Các lớp A1, A2:
+ Chú trọng:
Phân loại thấu kính
Tính chất tạo ảnh qua thấu kính
Bài toán xác định vị trí ảnh , tính chất, chiều, độ lớn, vẽ hình của một vật
thật qua TKHT, TKPK.
+ Phát triển: Bài toán về sự dịch chuyển vật, ảnh, xác định tiêu cự
thấu kính
Động cơ
+ Các lớp từ A3 đến A9: sử dụng cho các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết,
kiểm tra học kì 2, thi THPT QG
+ Các lớp A1, A2: sử dụng cho các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm
tra học kì 2, thi THPT QG, hsg tỉnh.
VD2. Mục IV “ Các tật của mắt và cách khắc phục ” - Bài “ Mắt ” – Vật lí 11
- Nhóm học sinh có nhu cầu học tập cao:
+ Tập trung đặc điểm, cách khắc phục của mắt cận, mắt viễn, mắt lão.
+ Làm một số bài tập về mắt có tật đeo kính.
- Nhóm học sinh có nhu cầu học tập không cao:
+ Tập trung đặc điểm, cách khắc phục của mắt cận, mắt viễn, mắt lão.

Động cơ
+ Nhóm học sinh có nhu cầu học tập cao: Có sự gắn kết giữa kiến thức thực
19


tế đã biết với bài học, đưa ra cách phòng tránh, khắc phục đối với các tật của mắt.
Có thêm kiến thức bộ môn phục vụ cho các bài kiểm tra học kì 2, thi THPT QG,
hsg tỉnh.
+ Nhóm học sinh có nhu cầu học tập không cao: hiểu hơn về các tật của mắt
(đặc điểm, nguyên nhân, khắc phục, phòng tránh), có sự liên hệ thực tế với bản
thân, với bạn bè và mọi người xung quanh. Từ đó thúc đẩy sự tò mò, hứng thú
trong học tập.
3.1.3. Phân hoá trong kiểm tra đánh giá
Trong quá trình dạy học phân hóa, sự phân hóa trong hình thức và nội dung
kiểm tra đánh giá là một thành tố không thể thiếu.
VD1. Kiểm tra miệng
- Bài “ Ba định luật Niu Tơn ” – Vật lí 10
Câu hỏi:
1. Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niu Tơn? Chỉ rõ tên, đơn vị các
đại lượng trong biểu thức?
2. Nếu một xe tải và một xe con có khối lượng nhỏ hơn đang chạy với cùng
tốc độ . Hỏi xe nào sẽ dừng lại trước nếu cả hai xe cùng được phanh lại bằng một
lực hãm như nhau? Hãy giải thích
- Bài “ Dòng điện không đổi. Nguồn điện ” – Vật lí 11
Câu hỏi:
1. Nêu định nghĩa suất điện động của nguồn điện? Biểu thức, chỉ rõ tên, đơn
vị các đại lượng trong biểu thức?
2. Vì sao trong các nguồn điện hóa học, hai cực của nguồn điện nhất thiết
phải làm từ hai kim loại khác nhau?
- Bài “ Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức ” – Vật lí 12

Câu hỏi:
20


1. Nêu đặc điểm của dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng là gì, điều
kiện có cộng hưởng?
2. Vào mùa hè, khi để quạt máy trên giường, lúc quạt chạy có một số vị trí
giường rung lên rất mạnh. Những lúc như vậy, chỉ cần xê dịch quạt đến một vị trí
khác là hết ngay. Hãy giải thích tại sao lại như vậy?
Nhận xét
+ Học sinh được 8 điểm miệng nếu trả lời chọn vẹn câu hỏi số 1.
+ Học sinh được 10 điểm miệng nếu trả lời chọn vẹn câu câu hỏi số 1 và 2.
+ Tùy mức độ chất lượng câu trả lời của học sinh đến đâu giáo viên cho
điểm tương ứng sao cho học sinh cảm nhận được sự rõ ràng trong điểm số của
mình. Từ đó có sự phấn đấu trong quá trình học tập.
VD2. Kiểm tra học kì I khối 11 trường THPT Kim Bôi năm học 2017 - 2018
1) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Tổng số
tiết đến
thời điểm
KT


thuyết

Chương I. Điện tích. Điện trường

10

Chương II. Dòng điện không đổi


Nội dung

Số tiết thực

Trọng số

LT

VD

LT

VD

7

4,9

5,1

14

14.5

13

7

4,9


8,1

14

23

Chương III. Dòng điện trong các
môi trường.

12

7

4,9

6,1

14

20,5

Tổng

35

21

14,7


20,3

42

58

2) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ
a) Trắc nghiệm (5 điểm)
21


Cấp độ

Nội dung (chủ đề)

Trọng số

Số lượng câu (chuẩn
cần kiểm tra)

Điểm số

Cấp độ 1,2

Chương I. Điện tích. Điện
trường

14

1,40 ≈ 2


1,0

Cấp độ 1,2

Chương II. Dòng điện
không đổi

14

1,40 ≈ 1

0,5

Cấp độ 1,2

Chương III. Dòng điện
trong các môi trường.

14

1,40 ≈ 2

1,0

Cấp độ 3, 4

Chương I. Điện tích. Điện
trường


14.5

1,45 ≈ 1

0,5

Cấp độ 3, 4

Chương II. Dòng điện
không đổi

23

2,30 ≈ 2

1,0

Cấp độ 3, 4

Chương III. Dòng điện
trong các môi trường.

20,5

2,05≈ 2

1,0

100


10

5,0

Tổng

b)Tự luận ( 5 điểm)

22

Cấp độ

Nội dung (chủ đề)

Trọng số

Số lượng câu (chuẩn
cần kiểm tra)

Điểm số

Cấp độ 1,2

Chương I. Điện tích. Điện
trường

14

0,84 ≈ 1


0,5

Cấp độ 1,2

Chương II. Dòng điện
không đổi

14

0,84 ≈ 1

0,5

Cấp độ 1,2

Chương III. Dòng điện
trong các môi trường.

14

0,84 ≈ 0

0

Cấp độ 3, 4

Chương I. Điện tích. Điện
trường

14.5


0,87 ≈ 1

1,0

Cấp độ 3, 4

Chương II. Dòng điện
không đổi

23

1,38 ≈ 2

2,0


Cấp độ 3, 4

Chương III. Dòng điện
trong các môi trường.

Tổng

3. Thiết lập khung ma trận

23

20,5


1,23 ≈ 1

1,0

100

6

5


KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I
(Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra)
Môn: Vật lí lớp 11 THPT
(Thời gian: 45 phút, 10 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận (6ý)
Phạm vi kiểm tra: Chương 1, 2, 3
Vận dụng
Nhận
Cấp độ
biết
Thông hiểu
Tên Chủ đề
Cấp độ thấp
cao
(Cấp
(Cấp độ 2)
(Cấp độ 3)
(Cấp độ
độ 1)
4)

Chủ đề 1: Điện tích. Điện trường (10 tiết)
1. Điện
- Nêu được các - Vận dụng
tích. Định
cách nhiễm điện được định luật
luật Culông
một vật (cọ xát, Cu-lông
giải
(1 tiết) =
tiếp xúc và hưởng được các bài tập
2,8%
ứng).
đối với hai điện
- Phát biểu được
tích điểm.
định luật Cu-lông
và chỉ ra đặc điểm
của lực điện giữa
hai điện tích điểm.
[1 câu TL+1 câu TN ]
2. Thuyết
- Nêu được các - Vận dụng
êlectron.
nội dung chính được
thuyết
Định luật
của
thuyết êlectron để giải
bảo toàn
êlectron.

thích các hiện
điện tích
- Phát biểu được tượng
nhiễm
(1 tiết) =
định luật bảo toàn điện.
2,8%
điện tích.

3. Điện
trường và
cường độ
điện
trường.
Đường sức
điện
(3 tiết) =
8,5 %

4. Công của
lực điện.
(1 tiết) =
2,8%

24

- Nêu được điện
trường tồn tại ở
đâu, có tính chất
gì.

- Phát biểu được
định nghĩa cường
độ điện trường

- Vận dụng giải
được bài tập
cường độ điện
trường của điện
tích điểm.

[1 câu TL+1 câu TN ] ]
Nêu
được - Giải được bài
trường tĩnh điện tập về chuyển
là trường thế.
động của một
điện tích dọc

Cộng


theo đường sức
của một điện
trường đều.

5. Điện thế.
Hiệu điện
thế (2 tiết)
= 5,7%


6.Tụ điện
(2 tiết) =
5,7%

- Phát biểu được
định nghĩa hiệu
điện thế giữa hai
điểm của điện
trường và nêu
được đơn vị đo
hiệu điện thế.
- Nêu được mối
quan hệ giữa
cường độ điện
trường đều và
hiệu điện thế giữa
hai điểm của điện
trường đó. Nhận
biết được đơn vị
đo cường độ điện
trường.
[1 câu TN ]
Nêu
được
nguyên tắc cấu
tạo của tụ điện.
Nhận dạng được
các
tụ
điện

thường dùng.
- Phát biểu định
nghĩa điện dung
của tụ điện và
nhận biết được
đơn vị đo điện
dung.
- Nêu được ý
nghĩa các số ghi
trên mỗi tụ điện.

Số câu
3(1,5 đ)
(điểm)
15,0 %
Tỉ lệ %
Chủ đề 2: Dòng điện không đổi (13 tiết)
1. Dòng
- Nêu được dòng
điện không
điện không đổi là
đổi. Nguồn
gì.
điện (3 tiết)
- Nêu được suất

25

Giải được bài tập
về chuyển động

của một điện tích
dọc theo đường
sức của một điện
trường đều.

2 ( 1,5đ)
15,0%

5 (3 đ)
30 %


×