BÀI 1. NHẬP MÔN NGHỀ SỬA CHỮA MÁY NÔNG NGHIỆP
1. Giới thiệu tổng quan về nghề sửa chữa máy nông nghiệp.
Giáo trình “Sửa chữa máy nông nghiệp” nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học
của giáo viên và học sinh, nhu cầu phát triển cơ giới hoá trong sản xuất nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và tại địa
phương trong những năm tới.
Giáo trình giới thiệu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ và máy
làm đất nông nghiệp. Thử nghiệm vận hành động cơ sau khi sửa chữa.
Trong quá trình biên soạn, đã cố gắng đề cập đến những vấn đề cơ bản có
tính chất chung nhất của quá trình công nghệ kỹ thuật sửa chữa hiện đại trên thế
giới và điều kiện thực tế tại địa phương .
Sau khoá học, học viên sẽ nắm được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt
động, các hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục các hư hỏng đó của các
chi tiết của máy nông nghiệp. Thực hiện được kỹ năng tháo ráp, kiểm tra, Sửa
chữa, bảo dưỡng, thay thế và vận hành máy nông nghiệp. Học viên sẽ đạt được
trình độ công nhân bán lành nghề, có kiến thức và kỹ năng phục vụ tại hộ gia
đình.
Việc xây dựng một giáo trình dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu
động ở nước ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy, giáo trình còn nhiều hạn chế và
thiếu sót nên tập thể biên soạn mong muốn sự đóng góp ý kiến của các chuyên
gia, các bạn đồng nghiệp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Tài liệu này được thiết kế theo từng mô đun thuộc hệ thống mô đun của
một chương trình, để đào tạo hoàn chỉnh Nghề : Sửa chữa máy nông nghiệp ở
cấp trình độ Sơ cấp được dùng làm Giáo trình cho học viên trong các khoá đào
tạo, cũng có thể được sử dụng cho đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ
thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực tham khảo.
2. Giới thiệu tổng quan về máy nông nghiệp.
Máy nông nghiệp được dùng trong cơ giới hoá canh tác hiện nay rất phổ
biến cụ thể như là các máy kéo xích DT-75, máy kéo bốn bánh cỡ lớn như MTZ50, MTZ-80, MTZ-82, MTZ-510, STEYR 768…, cỡ trung như KUBOTA,
1
YANMAR... và một số máy kéo mới nhập gần đây được dùng để thử nghiệm
trong canh tác.
2.1. Các bộ phận, cụm lắp ráp và hệ thống của máy nông nghiệp(máy kéo).
2.1.1. Các bộ phận chính của máy nông nghiệp (máy kéo)
Máy nông nghiệp là loại máy phức tạp gồm nhiều cơ cấu, hệ thống khác
nhau, có tác động lẫn nhau. Cấu trúc và phân bố những cơ cấu và hệ thống này có
thể khác nhau, nhưng về nguyên tắc cấu tạo và nguyên lý làm việc của chúng
giống nhau. Cấu tạo chung của máy nông nghiệp có thể chia làm các phần chính
sau đây: động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, cơ cấu điều khiển,
các trang bị làm việc và trang bị phụ.
Các bộ phận chính của máy nông nghiệp (máy kéo) gồm có: động cơ , ly
hợp chính , truyền lực trung gian , hộp số , truyền lực chính , bộ vi sai và bộ
phận truyền lực cuối cùng với các bán trục . Bộ phận truyền lực chính, bộ vi sai
và bộ phận truyền lực cuối cùng của máy kéo bánh thường đặt trong một thân
chung. Nhóm cơ cấu này gọi là cầu sau chủ động của máy kéo.
2.1.2 Động cơ
Động cơ dùng để biến nhiệt năng của nhiên liệu cháy trong xi lanh thành
công cơ học (cơ năng) tác động lên trục khuỷu và truyền đến phần truyền lực của
máy kéo.
Động cơ sử dụng trên máy kéo chủ yếu là loại động cơ Điezen 4 kỳ với các
dải công suất khác nhau. Động cơ Điezen có loại bố trí hệ thống tăng áp hoặc
không, hiện nay trên máy kéo sử dụng 2 dạng động cơ Điezen khác nhau của các
nước tư bản như Mỹ, Pháp, Nhật… và của các nước thuộc hệ thống XHCN
trước đây như Nga, Balan, Hungari, Trung Quốc… Các dạng động cơ này khác
nhau chủ yếu ở hệ thống cung cấp nhiên liệu (bơm cao áp có cấu tạo và hoạt
động khác nhau).
Động cơ gồm có những cơ cấu và hệ thống chính sau đây:
* Cơ cấu biên tay quay: dùng để thực hiện chu trình làm việc của động cơ và
biến chuyển động tịnh tiến của piston trong xilanh thành chuyển động quay tròn
của trục khuỷu.
* Cơ cấu phân phối khí: dùng để nạp không khí sạch vào xi lanh, đồng thời đẩy
khí cháy ra khỏi động cơ vào những thời điểm xác định, theo đúng trật tự làm
việc của động cơ.
* Hệ thống cung cấp nhiên liệu: có nhiệm vụ cung cấp hỗn hợp đốt hoặc không
khí và nhiên liệu vào xilanh động cơ.
* Hệ thống bôi trơn: có nhiệm vụ cung cấp liên tục dầu nhờn sạch đến bề mặt
làm việc các chi tiết máy của động cơ với một lượng cần thiết, với một áp suất
và nhiệt độ nhất định.
2
*Hệ thống làm mát: dùng để thu nhiệt lượng từ các chi tiết của động cơ bị nóng
lên trong quá trình làm việc và truyền ra ngoài, nhằm giữ cho động cơ làm việc
ở chế độ nhiệt tốt nhất.
*Hệ thống khởi động: dùng để thực hiện việc khởi động động cơ chính được dễ
dàng.
Ôtô - máy kéo và xe chuyên dụng đều là các xe tự hành, vì vậy chúng đều có các
bộ phận chính có chức năng giống nhau. Các bộ phận và hệ thống chính của ôtô máy kéo gồm: Động cơ, hệ thống truyền lực, truyền lực cacđăng, cầu chủ động,
hệ thống di động, hệ thống treo (hay còn gọi là hệ thống giảm xóc), hệ thống điều
khiển gồm hệ thống lái và hệ thống phanh, trang bị điện và các trang bị làm việc
khác.
2.1.3 Hệ thống truyền lực (HTTL) là tổ hợp của một loạt các cơ cấu và hệ thống
nhằm truyền mô men quay từ trục khuỷu động cơ đến bánh chủ động của máy
kéo. HTTL còn có tác dụng nhằm biến đổi về trị số và chiều của mô men quay
truyền, cho phép máy kéo dừng tại chỗ lâu dài mà động cơ vẫn làm việc, hệ thống
truyền lực còn có thể trích một phần công suất của động cơ để truyền đến bộ phận
làm việc của máy công tác. Phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo của xe máy cụ thể mà
trong hệ thống truyền lực của máy kéo có thể có một hai hay nhiều cầu chủ động.
- Cầu chủ động là tổ hợp của các cụm máy và cơ cấu cho phép các bánh chủ
động quay với tốc độ khác nhau để bảo đảm các bánh lăn êm dịu trên mặt đường
không bằng phẳng hay khi đi vào đường vòng, nó còn làm tăng tỷ số truyền
chung cho hệ thống truyền lực và liên kết bánh xe với khung máy.
- Truyền lực cacđăng dùng để truyền mô men từ hộp số hay hộp phân phối đến
các cầu chủ động của ôtô máy kéo, hoặc từ truyền lực chính đến các bánh xe chủ
động trên cùng một cầu khi các bánh xe treo độc lập với nhau. Truyền lực
cacđăng cho phép các trục của các bộ phận máy được truyền động không nằm
trong cùng một mặt phẳng và có thể dịch chuyển tương đối với nhau trong một
giới hạn nhất định.
2.1.4 Hệ thống di động: gồm các bánh xe với lốp đàn hồi hay các chi tiết trong
cụm dải xích của máy kéo xích, hệ thống di động là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với
mặt đường hoặc mặt đất, nó nhận mô men chủ động từ động cơ qua hệ thống
truyền lực và biến mô men chủ động thành lực kéo tiếp tuyến hay còn gọi là lực
chủ động để làm máy kéo chuyển động.
+ Hệ thống treo (hay còn gọi là hệ thống giảm xóc) là tổ hợp của một số các chi
tiết và phần tử đàn hồi, liên kết giữa bộ phận di động với khung xe, nhằm giúp
cho khung xe được êm dịu trong khi bộ phận di động luôn chịu tác động của các
lực va đập do mấp mô mặt đường khi chuyển động.
2.1.5 Hệ thống điều khiển: gồm một loạt các cơ cấu và hệ thống nhằm điều
khiển máy kéo theo các hướng và chiều cần thiết, đồng thời giúp máy kéo
3
chuyển động ổn định không trượt lê sang trái hay phải. Ngoài ra hệ thống điều
khiển còn cho phép máy kéo giảm tốc độ chuyển động hoặc dừng lại nhanh
chóng khi gặp sự cố khẩn cấp.
+ Trang bị điện là tổ hợp của hàng loạt bộ phận, thiết bị điện nhằm đảm bảo giúp
cho máy kéo làm việc ổn định, tin cậy, tăng tính tiện nghi, thuận lợi cho người lái,
hành khách và an toàn lao động. Trang bị điện là một hệ thống rất phức tạp nó có
thể được phân ra hai hệ thống là hệ thống nguồn điện và hệ thống các thiết bị tiêu
thụ điện. Hệ thống nguồn điện dùng tạo ra nguồn năng lượng điện để cung cấp
cho các phụ tải các thiết bị dùng điện). Hệ thống các thiết bị phụ tải là tổ hợp của
tất cả các thiết bị có trên máy kéo dùng năng lượng điện như hệ thống đốt cháy,
hệ thống khởi động, hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, hệ thống điều khiển bao gồm
cả máy tính điện tử điều khiển động cơ và điều khiển thân xe cùng các rơle hay
các bộ phận chấp hành đi theo máy tính, do tính phức tạp của trang bị điện, nên
phần này được trình bày trong một tài liệu riêng.
+ Trang bị làm việc là tổ hợp của nhiều thiết bị, bộ phận giúp cho máy kéo và xe
chuyên dụng thực hiện các công việc một cách thuận tiện và đạt hiệu quả cao. Sau
đây chúng ta tìm hiểu đại cương về sự bố trí các bộ phận chính trên máy kéo.
2.2.Vai trò của máy nông nghiệp.
Máy nông nghiệp là động lực đi động, có thể chạy trên địa hình phức tạp
và có lực kéo ở móc lớn. Máy nông nghiệp có công dụng rất lớn trong sản xuất
nông nghiệp dùng để kéo các máy nông nghiệp loại treo và móc, có trục trích
công suất của máy kéo để truyền chuyển động quay cho các bộ phận làm việc
của máy nông nghiệp, dùng để làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng,
thu hoạch, chuyên chở nông sản, phân bón, san ủi cải tạo đồng ruộng…. Máy
kéo còn dùng để truyền động cho những máy tĩnh tại như bơm nước, xay xát,
đập lúa...
2.3. Phân loại máy nông nghiệp.
2.3.1. Máy làm đất
2.3.1.1. Mục đích và nhiệm vụ của máy làm đất
* Mục đích: làm đất là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá
trình canh tác, nhằm mục đích nâng cao độ phì của đất, tạo điều kiện cho sự sinh
trưởng và phát triển của hạt giống và cây trồng.
* Nhiệm vụ: máy làm đất là làm nhỏ (nhuyễn) lớp đất trồng cỏ, diệt cỏ dại và sâu
bệnh, chuẩn bị đất tốt để gieo, trồng, cấy.
2.3.1.2. Các phương pháp làm đất
* Yêu cầu kỹ thuật
4
- Sau khi làm đất xong mặt đồng phẳng, đáy luống phẳng, cỏ rác, sâu bệnh phải
gom lại hoặc vùi xuống dưới hoặc dồn lên bờ. Yêu cầu trong khi làm việc máy
phải cân bằng đi thẳng, không được lỏi không được lặp.
- Có khả năng làm đất tới độ sâu 25 – 35 cm. Độ sâu phải đồng đều, độ sai lệch
cho phép về độ sâu không quá 10% so với yêu cầu.
- Khi cày đất có nhiều cỏ dại hoặc cày sâu lớn hơn 18 cm, trước các thân cày
chính nhất thiết phải lắp thêm thân cày phụ để chúng hớt lớp đất mặt tới độ sâu
8 – 12 cm và hất lớp đất đó cùng cỏ dại xuống đáy luống. Vì vậy, khi cày đất có
nhiều cỏ dại, rễ cây hệ thống máy và thiết bị làm đất phải tiêu diệt cỏ dại và lấp
cỏ dại cùng phân bón một cách triệt để.
- Sau khi làm đất xong bề mặt ruộng phải bằng phẳng hoặc gợn sóng (độ cao của
sóng đất không quá 5 cm). Đáy luống phải phẳng để tạo điều kiện cho hệ thống
máy làm việc tốt ở lượt sau.
- Hệ thống máy và thiết bị làm đất phải có hệ thống điều chỉnh cơ học để điều
chỉnh và sử dụng dễ dàng theo yêu cầu, làm việc chắc chắn, tuổi thọ cao, năng
suất và hiệu quả cao.
2.3.1.3. Máy cày
*. Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật đối với máy cày
Nhiệm vụ của cày là cày một lớp đất ởmặt đồng có độ sâu từ 10 đến 35 cm.
Thỏi đất được cày có thể bị lật úp hoặc không lật, có thể được làm vỡ sơ bộ hay
không. Hiện nay trong nông nghiệp nước ta, phổ biến vẫn là cày lật đất.
Đối với cày lật đất cần đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật sau: bảo đảm cày
sâu đều và đúng yêu cầu đặt ra, độ cày sâu trung bình thực tế sai lệch so với yêu
cầu đặt ra không được vượt quá 1 cm. Cày phải lật đất, lấp kín cỏ rác, phân
bón. Đường cày thẳng, không cày lỏi và cày trùng lặp. Máy cày phải bền vững,
chăm sóc và sử dụng thuận tiện, lực cản riêng của cày nhỏ mà năng suất làm
việc cao.
Ở những vùng có xói mòn hoặc độ ẩm thấp, ta sử dụng cày không lật. Cày
loại này chỉ làm tơi sơ bộ lớp đất canh tác mà không lật thỏi đất.
2.3.2. Máy trồng cây
2.3.2.1. Nhiệm vụ phân loại, yêu cầu kỹ thuật nông học
2.3.2.2. Nhiệm vụ: máy có nhiệm vụ rạch đất thành rãnh, tiếp theo guồng đưa cây
nhả cây xuống rãnh đất sau đó bộ phận lấp sẽ nén đất từ hai phía lại và tưới nước
cho cây.
2.3.2.3. Phân loại: hiện nay có các loại máy trồng cây non có bầu hoặc không có
bầu đất, máy trồng cây theo hàng, theo hình chữ nhật, theo ô vuông...
2.3.2.4. Yêu cầu kỹ thuật nông học: máy phải đảm bảo các yêu cầu sau:
5
- Trồng đúng mật độ, khoảng cách hàng, khoảng cách giữa các cây trong hàng đúng
theo quy định.
- Trồng đúng độ sâu quy định.
- Sau khi trồng cây đứng tự nhiên, rễ cây không gập gãy, thân lá không bị vùi lấp
hoặc giập nát.
- Lấp nén và tưới nước vừa đủ cho cây, tuỳ thuộc loại cây và điều kiện đồng
ruộng mà sai lệch về khoảng cách hàng, khoảng cách cây trong hàng, độ trồng
sâu, mức nước tưới và độ nghiêng cây phải nằm trong giới hạn thích hợp.
2.3.2.5.Cấu tạo và hoạt động của máy
Máy gồm có các hệ thống làm việc như sau: bộ phận chứa cây, bộ phận đưa
cây, bộ phận tạo rãnh, bộ phận lấp đất vào gốc cây, hệ thống tưới nước, hệ thống
truyền lực và di động, hệ thống các bộ phận kiểm tra và điều chỉnh, hệ thống cần
chỉ tiêu, khung và bộ phận nối với máy kéo.
2.3.2.5.1. Cơ cấu trồng cây
Nhiệm vụ của máy trồng cây con là đưa cây con hoặc bầu đất có cây con
xuống rãnh đúng chiều (rễ xuống dưới, ngọn lên trên) mà rãnh đã được rạch sẵn
bởi lưỡi rạch. Nguyên tắc làm việc của cơ cấu trồng cây trong các máy này
thường dùng loại đĩa – tay kẹp, hay cơ cấu sai tâm (cơ cấu hình thang lệch tâm)
(H.4.24). Ở đây, Vp là tốc độ của bộ phận kẹp cây và Vs là tốc độ liên hợp máy.
Cây con được đưa vào cơ cấu kẹp cây từ vị trí P tới vị trí 0 và chuyển động với
vận tốc Vp. Ở điểm 0 tay kẹp nhả cây và được bộ phận lập nén đẩy đất vào rãnh
đã rạch để giữ cây thẳng đứng. Tốc độ Vs và Vp nói chung tương đương. Người
ta có thể điều chỉnh được vị trí của điểm 0 tùy theo độ trượt của máy khi di
chuyển vì độ cứng của đất thay đổi thì độ ổn định của máy cấy trồng có bị ảnh
hưởng.
2.3.2.5.2.Lưỡi rạch hàng và bộ phận lấp
Giống như nhiệm vụ của lưỡi rạch hàng ởmáy gieo hạt, lưỡi rạch ởmáy trồng
cây cũng tạo ra những rãnh sâu tùy theo yêu cầu của cây trồng được đem đặt vào
rãnh. Đối với cây con không có bầu đất, lưỡi rạch đào sâu 5-8 cm, còn khi có bầu
đất thì phải cần rạch sâu 8-12 cm. Việc điều chỉnh độ sâu có thể áp dụng giống như
ởmáy gieo.
Bộphận lấp cây khác với ở bộ phận lấp hạt trên máy máy gieo là được bố
trí sát ngay với điểm 0. Vì nếu không có sự tác động ngay có thể làm cho cây
ngả về phía trước hoặc về phía sau. Các loại bánh xe nén đất này có đường kính
400- 450 mm. Áp lực đè xuống của các bánh xe này phụ thuộc vào khối lượng
của nó. Đôi khi người ta dùng thêm cả các lò xo để tăng thêm áp lực của bánh xe
lên đất. Tùy thuộc vào bộ rễ của cây con mà người ta lựa chọn prôphin của bánh
xe nén đất. Người ta hay sử dụng loại bánh xe hình trụ. Độsâu mà vành ngoài
6
của bánh xe ấn xuốngđược gọi là h và vành trong là h 1. Từ đó cho thấy lực nén
ép đất cạnh gốc câylà nhỏ. Để sự phân bố lực nén đều hơn, người ta bố trí loại
bánh xe kiểu nón cụt. Với kết cấu kiểu này độ nén đất phân bố đều xung quanh
rễ cây con. Prôphin của bánh xe lấp đất phù hợp nhất có dạng như ở hình. Nếu
điều chỉnh thích hợp độ sâu h2 thì phần đường cong 1-2 sẽ tạo ra lực nén đất đều
đặt quanh bộ rễ của cây con được trồng.
Các hệ thống truyền lực, hệ thống phụ trợ như nâng hạ có kết cấu giống
như máy gieo hạt.
Máy di chuyển tựa trên hai bánh xe có mấu bám, đây là nơi truyền mômen
quay cho các hệ thống làm việc của máy. Mômen quay của bánh xe được truyền đến
các guồng đưa cây và xích kiểm tra qua bộ truyền bánh răng côn và hộp vi sai, cặp
bánh ma sát và các bộ truyền xích. Vận tốc quay của guồng đưa cây được điều chỉnh
bằng cách thay đổi tỷ số truyền của cặp bánh ma sát, để điều chỉnh ta quay vô lăng
để bánh ma sát bị động dịch vào gần hoặc xa tâm bánh ma sát chủ động.
Cần rạch tiêu có tác dụng giúp cho người điều khiển máy lái đúng khoảng
cách với hàng cây trồng trước để đảm bảo khoảng cách cây trên các hàng đúng quy
định.
7
Bài 2: BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1. Mục đích và ý nghĩa của bảo hộ lao động
1.1 Mục đích
Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về
khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm có
hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng
được cải thiện tốt hơn, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế
đau ốm và giảm sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao
động, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động, trực
tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động.
1.2 Ý nghĩa
Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản xuất, nhằm bảo vệ yếu tố
năng động nhất của lực lượng sản xuất đó là người lao động. Mặt khác việc
chăm lo sức khoẻ cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia
đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo.
Bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm
vụ quan trọng không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển
khai sản xuất. Bảo hộ lao động mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị, xã
hội. Lao động tạo ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ
dưới chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất.
Xây dựng quốc gia giàu có, tự do, dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí thức
mở mang cũng nhờ người lao động vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến
bộ loài người.
2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động
2.1 BHLĐ mang tính pháp lí
Những quy định và nội dung bảo hộ lao động được thể chế hóa trong luật
pháp của nhà nước. Mọi người, mọi cơ sở kinh tế điều phải có trách nhiệm tham
gia và thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban
hànhtrong công tác bảo hộ lao động là pháp luật của Nhà nước. Xuất phát từ
quan điểm: Con người vốn là quý nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao động được
nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế
8
và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu và
thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động.
2.2 BHLĐ mang tính khoa học kỹ thuật
Mọi hoạt động của bảo hộ lao động nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm,
có hại, phòng và chống tai nạn các bệnh nghề nghiệp…đều xuất phát từ những
cơ sở của khoa học kỹ thuật. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện
lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người đề đề ra các
giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là hoạt động của khoa
học kỹ thuật.
Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào công tác bảo
hộ lao động ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn tia gamma
nếu không hiểu biết về tính chất, tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có
biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử
dụng cần trục, không thể chỉ có hiểu biết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn
nhiều vấn đề khác như sư cân bằng của cần cẩu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ
nâng chuyên…
Muốn biết điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải
mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sàn xuất, phải giải quyết
nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp không những phải có hiểu biết về kỹ thuật chiếu
sáng, kỹ thuật thông gió, cơ khí hóa, tự động hóa…mà còn cần có kiến thức về
tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động…Vì vậy công tác
bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp.
2.3 BHLĐ mang tính quần chúng
Tất cả mọi người từ người lao động đến người sử dụng lao động đều là
đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công
tác bảo hộ lao động để bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
Bảo hộ lao động có liên quan đến tất cả mọi người, tham gia sản xuất,
công nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với mái móc, trực tiếp thực
hiện các qui trình công nghệ…Do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ
hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng, các biện pháp về kỹ
thuật an toàn, tham gia ý kiến về mẫu mực, quy cách dụng cụ phòng hộ, quần áo
9
làm việc mà còn cần có kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã
hội học lao động…
Mặc khác dù các quy trình, quy phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu,
nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý
nghĩa và tầm quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm.
Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải vận động được đông đảo
mọi người tham gia. Cho nên bao hộ lao động chỉ có kết quả khi được mọi cấp,
mọi ngành quan tâm và được mọi người lao động tích cực tham gia và tự giác
thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm
việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bảo hộ lao động là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và con người và
trước hết là người trực tiếp lao động. Nó liên quan đến quần chúng lao động, bảo
vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội. Vì thế bảo
hộ lao động luôn mang tính quần chúng sâu rộng.
3. Trách nhiệm đối với bảo hộ lao động
3.1 Mối quan hệ giữa BHLĐ và môi trường
Vấn đề môi trường nói chung hay môi trường lao động nói riêng là một
vấn đề thời sự cấp bách đề cập đến quy mô toàn cầu. Các nhà khoa học từ lâu đã
biết được sự thải các khí “gây hiệu ứng nhà kính” có thể làm trái đất nóng dần
lên. Hiệu ứng nhà kính là kết quả hoạt động của con người trong quá trình sử
dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt…đã thải ra bầu
khí quyển một khối lượng rất lớn các chất độc hại.
Mỗi năm con người đổ ít nhất 7 tỷ tấn cacbon vào bầu khí quyển, vùng bị
ô nhiễm nhiều nhất là khu vực biển Ban Tích. Nếu con người hôm nay không
thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm bớt sự nóng lên của trái đất, thì không
chỉ hôm nay mà cả thế hệ mai sau sẽ phải hứng chịu hậu quả to lớn của thiên
nhiên. Để có được một giải pháp tốt tạo nên môi trường lao động phù hợp cho
người lao động đòi hỏi sự tham gia cũng nhiều nghành khoa học dựa trên các
yếu tố cơ bản sau: Ngăn chặn và hạn chế sự lan tỏa của các yếu tố nguy hiểm, có
hại từ nguồn phát sinh; thu hồi và xử lý các yếu tố gây ô nhiễm; xử lý các chất
thải trước khi xả thải để không làm ô nhiễm môi trường; trang bị các phương
tiện bảo vệ cá nhân…
10
3.2 Mối quan hệ giữa BHLĐ và sự phát triển bền vững
3.2.1 Lĩnh vực kinh tế
Giảm mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua những công
nghệ tiết kiệm và qua thay đổi lối sống.
Thay đổi các mẫu hình tiêu thụ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của các
nước khác
Đi đầu và hỗ trợ phát triển bền vững cho các nước khác
Sử dụng tài nguyên, nhân văn, kỹ thuật và tài chính để phát triển công
nghệ sạch và công nghệ dùng ít tài nguyên
Làm cho mọi người tiếp cận tài nguyên một cách bình đẳng
Giảm chêch lệch về thu nhập và tiếp cận y tế
Chuyển tiền từ chi phí quân sự an ninh cho những yêu cầu phát triển
Dùng tài nguyên cho việc cải thiện mức sống thường xuyên
Cải thiện việc tiếp cận ruộng đất, giáo dục và các dịch vụ xã hội
Loại bỏ nghèo nàn tuyệt đối
Thiết lập ngành công nghiệp có hiệu suất để tạo công ăn việc làm và sản
xuất hàng hóa cho thương mại và tiêu thụ
3.2.2
Lĩnh vực nhân văn
Ổn định dân số, nâng cao tỷ lệ người biết chữ
Giảm tình trạng di cư đến các thành phố qua chương trình phát triển nông thôn
Cải thiện phúc lợi xã hội, bảo vệ tính đa dạng văn hóa và đầu tư vào vốn con
người
Đầu tư vào sức khỏe, giáo dục phụ nữ, khuyến khích sự tham gia vào quá
trình phúc lợi xã hội.
Xây dựng những biện pháp mang tính chất chính sách và kỹ thuật để giảm
nhẹ hậu quả môi trường của quá trình đô thị hóa
3.2.3
Lĩnh vực môi trường
Sử dụng có hiệu quả hơn đất canh tác và cung cấp nước bằng cách cải
thiện canh tác nông nghiệp và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao
sản lượng.
11
Bảo vệ nước bằng cách chấm dứt lãng phí nước, nâng cao hiệu suất của hệ thống
nước, cải thiện chất lượng nước và rút nước bề mặt, sử dụng nước tưới một cách
thận trọng.
Tránh dùng quá mức phân hóa học và thuốc trừ sâu
Bảo vệ đa dạng sinh học bằng cách làm chậm lại đáng kể và nếu có thể thì
chặn đứng sự tuyệt duyệt của các loài, sự hủy hoại nơi ở cũng như các hệ sinh
thái.
Tránh tình trạng không ổn định của khí hậu hủy hoại tầng ozon do hoạt
động của con người.
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sản xuất lương thực và chất
đốt trong khi phải mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số. Tránh
mở rộng đất nông nghiệp trên đất dốc và đất bạc màu.
Làm chậm hoặc chặn đứng sự hủy hoại rừng nhiệt đới, hệ sinh thái san
hô, rừng ngập mặn ven biển, những vùng đất ngập nước hoặc những nơi độc đáo
khác để bảo vệ tính đa dạng sinh học.
3.2.4
Lĩnh vực kỹ thuật
Chuyển giao sang nền kỹ thuật sạch có hiệu suất hơn để giảm tiêu thụ
năng lượng và các tài nguyện thiên nhiên khác mà không làm ô nhiễm đất, nước,
không khí.
Giảm thải nồng độ CO2 trong khí quyển để giảm tỉ lệ tăng toàn cầu của
khí nhà kính
Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng
mới
Loại bỏ việc sử dụng CFC để tránh làm ảnh hưởng tần ozon bảo vệ trái
đất
Bảo tồn những kỹ thuật truyền thống với ít chất thải và chất ô nhiễm,
những kỹ thuật tái chế chất thải phù hợp với hệ tự nhiên.
Nhanh chóng ứng dụng những khoa học kỹ thuật đã được cải tiến cũng như
quy chế chính phủ về việc thực hiện những quy chế đó.
4. Nội dung của công tác bảo hộ lao động
4.1 Điều kiện lao động
12
Điều kiện lao động là tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh
tế xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối
tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí,
tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người tạo nên một điều
kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động có
ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.
Điều kiện lao động nên xét cả về 2 mặt: công cụ lao động và phương tiện
lao động. Những công cụ và phương tiện đó có tiện nghi, thuận lợi hay khó khăn
nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động cũng ảnh hưởng đến người
lao động rất đa dạng như dòng điện, chất nổ, phóng xạ..
Những ảnh hưởng đó còn phụ thuộc quy trình công nghệ, trình độ sản
xuất, môi trường lao động rất đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay
ngược lại rất khắc nghiệt độc hại đều tác động lớn đến sức khỏa của người lao
động.
4.2 Các yếu tố nguy hại và có hại
Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố
vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề
nghiệp cho người lao động, ta gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại. Cụ thể
là:
Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, đổ ẩm, tiếng ồn, các bức xạ có hạt, bụi…
Các yếu tố hóa học: chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, chất phóng xạ…
Các yếu tố sinh vật, vi sinh: vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn…
Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gia, chổ
làm việc, mất vệ sinh…
Các yếu tố tâm lý không thuận lợi…
4.3
Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với
việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động làm tổn thương làm ảnh hưởng
sức khỏe làm giảm khả năng lao động hay chết người. Tai nạn lao động còn
được phân ra: chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp.
13
Chấn thương là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay hủy
hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng
lao động vĩnh viễn hay thẩm chí tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột..
Nhiễm độc nghề nghiệp là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của chất độc
xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất.
Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần dần sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến
khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động do kết quả tác dụng của
những điều kiện làm việc bất lợi hoặc do thường xuyên tiếp xúc với các chất độc
hại như sơn, bụi…Bệnh nghề nghiệp có ảnh hưởng làm suy yếu sức khỏe một
cách dần dần và lâu dài.
14
Bài 3: KỸ THUẬT AN TOÀN
1.An toàn điện
1.1 Một số khái niệm cơ bản về an toàn điện
Thực tế cho thấy khi chạm vật có điện áp, người bị tai nạn hay không là do
có hoặc không dòng điện đi qua thân người
Dòng điện đi qua cơ thể con người gay nên phản ứng sinh lý phức tạp như
làm huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của con
người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn
máu. Tác động của dòng điện còn tăng lên đối với những người uống rượu.
Nghiên cứu tác hại của dòng điện đối với cơ thể cho đén nay vẫn chưa có một
thuyết nào có thể giải thích một cách hoàn chỉnh về tác đọng của dòng điện đối
vơi cơ thể con người
Một trong những yếu tố chính gây ra tai nạn cho người là dòng điện( Dòng
điện này phụ thuộcđiện áp mà người chạm phải) và đường đi của dòng điện qua
cơ thể người vào đất
Sự tổn thương do dòng điện gây ra có thể chia làm ba loại sau:
- Tổn thương do chạm phải vật dẫn điện có mang điện áp
- Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết
bị có mang điện áp vì bị hỏng cách điện
- Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chỗ bị hư hỏng cách điện hay
chỗ dòng điện đi vào đất
Dòng điện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch điện kín hay
bằng tác động bên ngoài như phóng điện hồ quang. Tác hại của dòng điện gây
nên và hậu quả của nó phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện qua cơ thể con
người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khoẻ của con người
Đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về trị số dòng điện có thể gây
nguy hiểm chết người. Trường hợp chung thì dòng điện có trị số 100mA có thể
làm chất người. Tuy vậy có trường hợp trị số dòng điện chỉ khoảng 5- 10mA đã
làm chất người vì còn tuỳ thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và tình trạng sức
khoẻ của nạn nhân.
Tác động của dòng điện với cơ thể con người:
Điện trở của cơ thể con người:
15
Thân thể người gồm có da, thịt,xương, máu , thần kinh,…tạo thành . Lớp da
có điện trở lớn nhất mà điện trở của da lại do điện trở sừng trên da quyết định .
Điện trở người là một đại lương rất không ổn định và không chỉ phụ thuộc vào
trạng thái sức khoẻ của cơ thể tứng lúc mà còn phụ thuộc vào môi trường xung
quanh, điều kiện tổn thương ..v.v.Thực tế điện trở này rất hay hạ thấp, nhất là lúc
da bị ẩm, khi thời gian tác dụng của dòng điện tăng lên, hoặc khi tăng điện áp…
Điện trở của người có thể thay đổi từ vài chục k đến 600
Thí nghiệm cho thấy giữa dòng điện đi qua người và điện áp dặt vào người
có sự lệch pha.Như vậy điện trở người là một đại lượng không thuần nhất.
Điện trở da người luôn luôn thay đổi trong một giới hạn rất lớn khi da ẩm
hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nước bên ngoài do mồ hôi thoát ra đều làm cho
điện trở giảm xuống.
Mặt khác nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện trở da cũng bị
giảm đi.Với điện áp bé 50 -60Vcó thể xem điện trở tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp
xúc. Mức độ tiếp xúc hay áp lực các đầu tiếp xúc của các cực điện vào da người
làm điện trở da thay đổi theo. S ự thay đổi này rất dễ nhìn trong vùng áp lực bé
hơn 1kg/1cm.
Khi có dòng điện đi qua người, điện trở thân người giảm đi.Điều này có thể
giải thích là lúc có dòng điện đi vào thân người, da bị đót nóng, mồ hôi thoát ra
và làm điện trở giảm xuống. Thí nghiệm cho thấy :
Với dòng điện 0,1 mA điện trở người R = 500.000
Với dòng điện 10 mA điện trở người R = 8.000
Điện trở người giảm tỉ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện, điều này
cũng có thể giải thích vì da bị đốt nóng và có sự thay đổi về điện phân
Điện áp đặt vào rất ảnh hưởng đến điện trở của người vì ngoài hiện tượng
điện phân nói trên còn có hiện tượng chọc thủng.Với lớp da mỏng, hiện tượng
chọc thủng đã có thể xuất hiện ở điện áp 10 – 30V
Nhưng nói chung ảnh hưởng của điện áp, thể hiện rõ nhất là ứng với trị số
áp từ 250V trở lên, lúc này điện trở người có thể xem như tương đương bị bóc
hết lớp da ngoài.
Điện trở của toàn thân người có thể biễu diễn bằng sơ đồ thay thế ở hình 4.2.
Trong tính toán có thể bỏ qua điện dung của người vì các điện dung này rất bé.
Ảnh hưởng của trị số dòng điện giật:
16
Dòng là nhân tố trực tiếp gây ra tổn thương khi bị điện giật. Điện trở của
thân người, điện áp đặt vào người chỉ là những đại lượng làm biến đổi trị số của
dòng điện mà thôi.
Với một trị số dòng điện nhất định, sự tác dụng của nó vào cơ thể con người
hầu như không thay đổi. Tác động của dòng điện lên cơ thể người phụ thuộc vào
trị số của nó.
BẢNG TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ NGƯỜI
Dòng điện
( mA)
0,6-1.5
Tác dụng của dòng điện xoay
Dòng điện một chiều
chiều 50-60 Hz
Bắt đầu thấy ngón tay tê
Không có cảm giác gì
2-3
Ngón tay tê rất mạnh
Không có cảm giác gì
5-7
Bắp thịt co lại và rung lên
8-10
20-25
50-80
Đau như kim đâm, cảm
Tay khó thể rời khỏi vật có điện thấy nóng
nhưng vẫn rời được. Ngón tay, Nóng tăng lên
khớp tay, lòng bàn tay cảm thấy
đau
Nóng càng tăng lên,
Tay không rời được vật có điện, thịt co quắp lại nhưng
đau khó thở
chưa mạnh
Thở bị tê liệt. Tim bắt đầu đập Cảm giác nóng mạnh.
mạnh
Bắp thịt ở tay co rút.
Khó thở.
90-100
Thở bị tê liệt. Kéo dài 3 giây hoặc Thở bị tê liệt
dài hơn , tim bị tê liệt đi đến ngừng
đập
Những trị số về điện áp dòng điện có thể gây nguy hiểm cho người như
chúng ta phân tích ở trên đều rút ra từ các trường hợp bị tai nạn ở thựctế với
phương pháp đo lường tinh vi và chính xác. Như chúng ta đã nói ở trên, khi xét
phân tích về tai nạn do điện giật không nên nhìn đơn thuần theo trị số dòng điện
mà phải xét đến môi trường, hoàn cảnh xảy ra tai nạn và phản xạ của nạn nhân.
Ảnh hưởng của thời gian dòng điện giật:
17
Thời gian tác động cảu dòng điện vào cơ thể người rất quan trọng và biểu
hiện nhiều hình thài khác nhau. Đầu tiên chúng ta thấy thời gian tác dụng cảu
dòng điện ảnh hưởng đến điện trở người. Thời gian tác dụng càng lâu điện trở
người càng bị giảm xuống vì lớp da bị nóng dần lên và lớp sừmg trên da bị chọc
thủng ngày càng tăng lên. Và như vậy tác hại của của dòng điện với thể người
ngày càng tăng lên.
Khi dòng điện tác động trong thời gian ngắn thì tính chất nguy hiểm phụ
thuộc vào nhịp đập của tim. Mỗi chu kỳ giãn của tim kéo dài một giây. Trong
chu kỳ có khoảng 0,4 giây tim nghỉ làm việc ( giữa trạng thái co và giãn) và ở
thơì điểm tim rất nhạy cảm với dòng điện đi qua nó. Nếu trong thời gian dòng
điện đi qua người lớn hơn một giây thề nào cũng trùng với thời điểm trên của
tim. Thí nghiệm cho thấy rằng dù dòng điện lớn ( gần bằng 10mA) đi qua người
mà không gặp thời điểm nghỉ của tim cũng không nguy hiểm gì.
Đường đi của dòng điện:
Phần lớn các nhà nghiện cứu đều cho rằng đường đi của dòng điện giật qua
cơ thể người có tầm quan trọng rất lớn. Điều này chủ yếu là có bao nhiêu phần
trăm của dòng điện tổng qua cơ quan hô hấp và tim.
Các lý thuyết để giải thích quá trình bệnh lý xảy ra trong cơ thể lúc dòng
điện đi qua rất nhiều nhưng cho đến nay chưa có thuyết nào giải thích được hiện
tượng trên một cách hoàn chỉnh
Qua thí nghiệm nhiều lần có các kết quả sau:
Dòng điện đi từ tay sang tay sẽ có 3,3% của dòng điện tổng đi qua tim
Dòng điện đi từ tay phải sang chân sẽ có 6,7% của dòng điện tổng đi qua tim
Dòng điện đi từ chân sang chân sẽ có 0,4% của dòng điện tổng đi qua tim
Chúng ta có kết luận sau:
- Đường đi cảu dòng điện có ý nghĩa quan trọng vì lượng dòng điện đi qua
tim hay cơ quan hô hấp phụ thuộc cách tiếp xúc của người với mạch điện
- Dòng điện phân bố tương đối đều trên các cơ của lồng ngực
- Dòng điện đi tay phải đến chân có phân lượng qua tim nhiều nhất vì phần
lớn dòng điện qua tim theo dọc trục này nằm trên đường từ tây phải đến chân.
Ảnh hưởng của tần số dòng điện
18
Tổng trở cơ thể người giảm xuống lúc tần số tăng lên. Điều này dễ hiểu vì
điện kháng của da người do xung điện tạo nên( x= 1/2¶fC) sẽ giảm xuống lúc
tàn số tăng. Nhưng thực tế kết quả không như vậy, nghĩa là khi tần số tăng lên
càng cao mức độ nguy hiểm càng giảm đi.
Điện áp cho phép :
Dự đoán trị số dòng điện qua người trong nhiều trường hợp không làm
được. Phần trên đã xét điện trở người là một hàm số cảu nhiều biến số mà mỗi
biến số này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy xá định giới hạn an
toàn cho người không dựa vào ‘’dòng điện an toàn’’ mà phait theo ‘’điện áp cho
phép’’. Dùng điện áp cho phép rất thuận lợi vì mỗi mạng điện có một điện áp
tương đối ổn định.
Tiêu chuẩn điện áp cho mỗi nước là khác nhau :
Ở Ba Lan, Thuỵ Sỹ, điện áp cho phép là 50 V
Ở Hà Lan. Thụy Điển, Điện áp cho phép là 24V
Ở Pháp, điện áp xoay chiều cho phép là 24V
Ở Nga tuỳ theo môi trường làm việc, trị số điện áp cho phép có thể có các
trị số khác nhau : 65V, 12V
1.2
Các dạng tai nạn điện
Nguyên nhân gây ra tai nạn điện
Do bất cẩn
Do người lao động không tuân thủ nghiêm túc các quy trình đóng cắt điện.
Đóng hoặc cắt điện không kiểm tra kỹ những mối liên hệ đến mạch điện sẽ được
thao tác: đóng điện khi có bộ phận đang thao tác trong mạng điện mà không
đucợ báo trước. Ngắt điện đột ngột làm người thi công không chuẩn bị trước
phương pháp đề phòng tai nạn cũng như các thao tác sản xuất thích hợp.
Người lao động chưa tuân thủ các quy trình kỹ thuật an toàn
Thiếu hoặc không sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ lao động
Do thiếu sự hiểu biết của người lao động
Chưa được huấn luyện đầy đủ về an toàn điện
Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng ẩm ướt
Do sử dụng thiết bị điện không an toàn
Sự hư hỏng của thiết bị, dây dẫn điện và các thiết bị mở máy
19
Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu
Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiện sản xuất
Do hệ thống điện và các hệ thống đảm bảo an toàn hoạt động thiếu đồng bộ
Do quá trình tổ chức thi công và thiết kế
Không ngắt điện trong dây cáp ngầm nên khi thi công máy đào chạm vào
dây cáp
Trong quá trình thi công hàn, dây điện được trãi trên mặt sàn do vị trí của
máy hàn và thiết bị hàn không cố định
Bố trí không đầy đủ vật che chắn, rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờ
với bộ phận dẫn điện, dây dẫn điện của trang thiết bị.
Nhiều tòa nhà thiết kế không tính hết nhu cầu sử dụng thiết bị điện của
người dân dẫn đến quá tải, chập cháy.
Người thiết kế chỉ lưu ý đến phần tiếp đất, chống sét bằng thu lôi chứ không
lưu ý đến hệ thống nối đất an toàn cho các thiết bị điện sử dụng trong nhà.
Do môi trường làm việc không an toàn
Do nơi làm việc bị ẩm ước hoặc thấm nước
Làm việc trên cao
Các dạng tai nạn điện :
Tai nạn điện được phân ra làm 2 dạng : chấn thương do điện và điện giật.
Các chấn thương do điện :
- Chấn thương do điện là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng
điện hoặc hồ quang điện( thường là ở da, một số phần mềm khác hoặc ở xương).
Chấn thương do điện sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng lao động, một số
trường hợp có thể dẫn đến tử vong.Các đặc trưng của chấn thương điện là :
- Bỏng điện : Bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể người hoặc do tác
động của hồ quang điện. Bỏng do hồ quang một phần do tác động đốt nóng của
tia lửa hồ quang có nhiệt độ rất cao( từ 3500 0C-15.0000C), một phần do bột kim
loại nóng bắn vào gây bỏng
- Dấu vết điện : Khi dòng điện chạy qua sẽ tạo nên các dấu vết điện trên
bề mặt da tại điểm tiếp xúc với cực điện
- Kim loai hoá mặt da do các kim loại nhỏ bắn với tốc độ lớn thấm sâu
vào trong da, gây bỏng
20
- Co giật cơ : Khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật
- Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím hoặc tia hồng ngoại hồ quang điện
Điện giật :
Điện giật là dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèn theo co
giật cơ ỏ cácmức độ khác nhau :
- Cơ bọ co giật nhưng người không bị ngạt
- Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần
hoàn
- Người bị ngất, hoạt động tim và hệ hô hấp bị rối lạon
- Chết lâm sàng( không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động)
Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% tổng số tai nạn điện và 8587% vụ tai nạn chết người là do điện giật
Phân loại nơi đặt thiết bị điện theo mức độ nguy hiểm
Mức nguy hiểm đối với người làm việc thiết bị điện do dòng điện gây nên
phụ thuộc vào điều kiện môi trường . Do đó, để đánh giá, xác định điều kiện môi
trường khi lắp đặt thiết bị điện, lựac chọn thiết bị, đường dây, đường cáp vv...
phải theo qui định về phân loại nơi đặt thiết bị điện theo mức nguy hiểm :
Theo qui định hiện hành thì nơi đặt thiết bị điện được phân loại như sau :
- Nơi nguy hiểm là nơi có một trong các yếu tố sau :
+ Ẩm( với độ ẩm của không khí vượt quá 75%) trong thời gian dài hoặc
có bụi dẫn điện ( bám vào dây dẫn, thanh dẫn, hay lọt vào trong thiết bị)
+ Nền nhà dẫn điện ( bằng kim loại, bê tông, cốt thép, gạch)
+ Nhiệt độ cao( có nhiệt độ vượt qua 350C trong thời gian dài)
+ Những nơi người có thể đồng thời tiếp xúc một bên với các kết cấu kim
loại của nhà, các thiết bị công nghệ, máy móc đã nối đât và một bên với vỏ kim
loạ của thiết bị điện)
- Nơi đặc biệt nguy hiểm là nơi có một trong các yếu tố sau :
+ Rất ẩm( độ ẩm tương đối của không khí xấp xỉ 100%)
+ Môi trường hoạt tính hoá học( có chứa hơi, khí, chất lỏng trong thời
gian dài, có thể phá huỷ chất cách điện và các bộ phận mang điện)
21
+ Đồng thời có hai yếu tố trở nên của nơi nguy hiểm nêu ở mục’ Nơi
nguy hiểm’
- Nơi ít nguy hiểm( bình thường) là nơi không thuộc hai loại nêu trên
1.3 Bảo vệ nối đất bảo vệ dây trung tính và bảo vệ chống sét
Lắp đặt nối đất bảo vệ
Khi cách điện của những bộ phận mang điện bị chọc thủng, bị hư hỏng
những thành phần kim loại của thiết bị điện hay các máy móc khác thường
không có điện nhưng giờ mang hoàn toàn điện áp làm việc. Khi chạm vào
chúng, người có thể bị tổn thương do dòng điện gây nên.
Mục đích nối đất là để đảm bảo an toàn cho người lúc chạm vào các bộ
phận có mang điện tích. Vì nối đất là để giảm điện áp đối với đất của những bộ
phận kim loại của thiết bị điện đến một trị số an toàn đối với người. Như vậy nối
đất là sự chủ định nối điện các bộ phận của thiết bị điện với hệ thống nối đất.
Hệ thống nối đất bao gồm các thanh nối đất và dây dẫn để nối đất.
Tác dụng của nối đất là để tản dòng điện sự cố vào đất và để giữ mức điện
thế thấp trên các phần tử thiết bị điện được nối đất.
Ngoài những nối đất để đảm bảo an toàn cho người còn có loại nối đất với
mục đích xác định chế độ làm việc của thiết bị điện. Loại nối đất này gọi là nối
đất làm việc. Ví dụ như nối đất trung tính máy biến áp, máy phát điện…
Nối đất riêng lẽ cho từng thiết bị là không hợp lý và rất nguy hiểm vì khi
có chạm đất ở 2 điểm tạo nên nguy hiểm trên phần nối đất của thiết bị.Vì vậy
cần thiết phải nối chung lại thành một hệ thống nối đất( trừ những thu lôi đứng
riêng lẻ).
Lắp đặt nối trung tính bảo vệ
Bảo vệ nối dây trung tính tức là nối các bộ phận không mang điện (vỏ
thiết bị) với dây trung tính, dây trung tính này được nối đất ở nhiều chổ. Bảo vệ
dây trung tính dùng thay cho bảo vệ nối đất trong các mạng điện 4 dây 3 pha
điện áp thấp (loại 380/220V và 220/110V) nếu trung tính của mạng này trực tiếp
nối đất. Ý nghĩa của việc thay thế này xuất phát từ chổ bảo vệ nối đất dùng cho
mạng lưới 1000V khi trung tính nối đất không đảm bảo điều kiện an toàn.
Mục đích nối dây trung tính là biến sự chạm vỏ thiết bị thành ngắn mạch
1 pha để bảo vệ làm việc cắt nhanh chỗ bị hư hỏng.
Lắp đặt chống sét bảo vệ
22
Sét là sự phóng điện giữa các đám mây với nhau hay giữa đám mây với
mặt đất. Năng lượng của sét khi phóng điện rất lớn có thể đạt tới hàng vạn hàng
triệu vôn, dòng điện sét hàng chục ngàn ampe đến hàng trăm ngàn ampe nên có
thể phá hoại công trình, thiết bị, nhà cửa, gây chết người…
Để bảo vệ các tòa nhà, các công trình xây dựng khỏi bị sét đánh, người ta
thường lắp cột thu lôi hoặc lưới chống sét. Cột thu lôi gồm ba bộ phận: kim thu
sét trực tiếp, dây dẫn sét và các thiết bị tiếp đất chống sét.
Nội dung bảo vệ chống sét gồm: bảo vệ chống sét đánh trực tiếp, bảo vệ
chống sét cảm ứng, bảo vệ chống sét lan truyền.
1.4 Các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn điện
Các quy tắc chung để đảm bảo an toàn điện
Để đảm bảo an toàn điện cần thực hiện các quy định :
- Phải che chắn các thiết bị và các bộ phận của mạng điện tránh nguy hiểm
khi tiếp xúc bất ngờ voà vật dẫn điện
- Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung
tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn
- Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm
việc
- Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng quy tắc an toàn
- Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện cũng như của hệ thống
điện
Qua kinh nghiệm cho thấy, tất cả trường hợp để xảy ra tai nạn điện thì
nguyên nhân chính không phải là dothiết bị không hoàn chỉnh, cũng không phải
là do thiết bị an toàn không đảm bảo mà chính do vận hành sai quy cách, trình
độ vận hành kém, sức khoẻ không đảm bảo. Để vận hành an toàn cần thường
xuyên kiểm tra sửa chữa thiết bị, chọn cán bộ kỹ thuật, mở các lớp huấn luyện
về chuyên môn, phân công trực đầy đủ vv...
Muốn thiết bị được an toàn đối với người làm việc và những người xung
quanh, cần tu sữa chúng theo kế hoạch đã định, khi sửa chữa phải theođúng quy
trình vận hành.Ngoài các công việc làm theo chu kỳ cần có các bộ phận trực tiếp
với nhiệm vụ thường xuyên xem xét, theo dõi. Các kết quả kiểm tra cần ghi vào
sổ trực trên cơ sở đấy mà đặt ra kế hoạch tu sửa
23
Thứ tự thao tác không đúng trong khi đóng cắt mạch điện là nguyên nhân
của sự cố nghiêm trọng và tai nạn nguy hiểm cho người vận hành. Để tránh tình
trạng trên cần vận hành thiết bị điện theo đúng quy trình với sơ đối dây điện của
các đường dây bao gồm tình trạng thực tế của các thiết bị điện và những điểm có
nối đất. Các thao tác phải được tiến hành theo mệnh lệnh, trừ các trường hợp
xảy ra tai nạn mới có quyền tự động thao tác rồi báo cáo sau.
Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện
Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện, cần áp dụng các biện pháp
kỹ thuật an toàn điện sau đây :
Cácbiện pháp chủ động đề phòng xuất hệin tình trạng nguy hiểm có thể
gây tai nạn :
- Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện
- Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện
- Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách li
- Sử dụng tín hiệu, biển báo.khoá liên động
Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng
nguy hiểm :
- Thực hiện nối không bảo vệ
- Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế
- Sử dụng máy cắt điện an toàn
-Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ
Cấp cứu người bị điện giật
Nguyên nhân chính làm chết người bị điện giật là do hiện tượng kích thích
chư không phải là do chấn thương
Khi có người bị tai nạn điện, việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng, kịp thời
và đúng phương pháp là các yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân. Các thí
nghiệm và thực tế cho thấy rằng từ lúc bị điện giật đến một phút sau được cứu
chữa ngay thì 90% trường hợp sống được, để 6 phút sau mới cứu có thể cứu
sống được 10%, nếu để quá 10 phút mới cấp cứu thì rất ít trường hợp cứu sống
được. Việc sơ cứu phải thực hiện đúng phương pháp thì mới có hiệu quả và tác
dụng cao.
24
Khi sơ cứu người bị nạn cần thực hiện các bước cơ bản sau :
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần : nhanh chóng cắt nguồn điện
( cầu dao, aptomat, cầu chì...) nếu không thể cắt điện nhanh thì ohải dùng các
vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khoải nạn nhân,
nếu nạn nhân nắm chặt vào dây cần phải đứng trên các vật cách điện khô( bệ
gỗ) để kéo nạn nhân ra, cũng có thể dùng dao, rìu, với cán gỗ khô kìm cách điện
để chặt hoặc cắt đứt dây điện
Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ các thiết bị điện cao áp thì
không thể đến cứu ngay trực tiếp mà phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để
tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho người quản lý cắt
điện cho đường dây. Nếu nạn nhân đang làm việc trên đường dây trên cao, dùng
dây dẫn nối đất, làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch và nối đất cần
tiến hành nối đất trước, sau đó ném dây lên làm ngứn mạch đường dây. Dùng
các biện pháp đỡ để chống rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.
Làm hô hấp nhân tạo
25