Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề ôn thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn - Đề số 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.98 KB, 5 trang )

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ ÔN THI SỐ 13
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhìn các em thi đấu, tôi vừa cảm phục vừa thương các em. Tôi thương các em
không phải vì các em yếu hơn đối thủ, vì các em thua. Tôi thương vì các em còn quá
trẻ, mới chỉ 20 tuổi nhưng đã mang trên vai trọng trách lấy lại niềm tin và niềm tự hào
của cả một dân tộc. Trọng trách mà thế hệ chúng tôi, một thế hệ chưa già nhưng đã
nguội lạnh, đã đổ trách nhiệm đó cho ai khác […]
Để rồi khi lịch sử gọi tên các em, chứ không phải là thế hệ chúng tôi. Và chúng tôi
chợt nhận ra rằng lịch sử luôn đặt trọng trách lên vai lứa tuổi 20. Người thanh niên
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước chịu đựng mưa tuyết lạnh cắt thịt bên
trời Âu chỉ với một viên gạch hồng nung đỏ. Tổng bí thư Trần Phú hy sinh khi mới ở
độ tuổi đôi mươi. Và nếu chúng tôi để trôi qua thời khắc ấy, lịch sử sẽ gọi tên một thế
hệ tuổi đôi mươi khác, đó là các em...
Tôi tin rằng nhiều người đã khóc vì cảm phục và ân hận sau trận đấu này, tôi cũng
thế. Tôi gọi các em là "những chiến binh tuyết". Màu áo đỏ của các em giống như
những giọt máu đỏ của những người lính rơi trên tuyết lạnh, nhưng đã làm tan băng
những bộ não và trái tim đã từ lâu đóng băng vì hết nhiệt huyết của chúng tôi.
Cảm ơn các em, chúng tôi xin hứa, dù muộn, nhưng chúng tôi sẽ thay đổi...
(Trích Những giọt máu đỏ rơi trên tuyết trắng..., Nguyễn Phước Thắng, dẫn theo
baomoi.com ngày 27/1/2018)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, tại sao khi lịch sử gọi tên, đã gọi tên các em, chứ không phải là thế hệ
chúng tôi? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: Màu áo đỏ của các
em giống như những giọt máu đỏ của những người lính rơi trên tuyết lạnh nhưng đã
làm tan băng những bộ não và trái tim đã từ lâu đóng băng vì hết nhiệt huyết của chúng
tôi. (1,0 điểm)


Câu 4. Anh/ Chị có đồng ý rằng: lịch sử luôn đặt trọng trách lên vai lứa tuổi 20 không?
Tại sao? ( 1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ những gợi ý trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
từ) với chủ đề: Tổ quốc rất cần những con người có trái tim nhiệt huyết.


Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về bức ảnh nghệ thuật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017).
Từ đó liên hệ với hình tượng Cửu Trùng Đài trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
(trích vở kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2017) để làm nổi bật quan niệm về mối quan hệ của nghệ thuật và cuộc
sống của hai nhà văn này.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I.
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên: tự sự, biểu cảm,
nghị luận
Câu 2: Theo tác giả: khi lịch sử gọi tên, đã gọi tên các em, chứ không phải là thế hệ
chúng tôi vì: các em còn quá trẻ, mới chỉ 20 tuổi nhưng đã mang trên vai trọng trách
lấy lại niềm tin và niềm tự hào của cả một dân tộc. Trọng trách mà thế hệ chúng tôi,
một thế hệ chưa già nhưng đã nguội lạnh, đã đổ trách nhiệm đó cho ai khác.
Câu 3: - Phép tu từ so sánh “Màu áo đỏ của các em” so sánh với “những giọt máu đỏ
của những người lính rơi trên tuyết lạnh”
- Phép tu từ nói quá: đã làm tan băng những bộ não và trái tim đã từ lâu đóng băng vì
hết nhiệt huyết của chúng tôi
- Tác dụng: tạo ấn tượng mạnh mẽ ở người đọc về vẻ đẹp của tinh thần quả cảm U23
Việt Nam đã làm tan băng giá trong trái tim mọi người và thổi bùng ở họ lòng nhiệt

huyết.
Câu 4: Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của tác giả đoạn
trích nhưng lập luận phải tích cực, chặt chẽ, thuyết phục. Dưới đây là gợi ý tham khảo:
- Đồng ý: Lứa tuổi 20 là lứa tuổi đẹp nhất của con người, khi đó con người tràn đầy
sức sống, tình yêu và lòng nhiệt huyết sẵn sàng cống hiến cho tổ quốc.
- Không đồng ý: Lứa tuổi 20 đa số còn vụng dại, chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu
biết sâu sắc trong cuộc sống; còn đang chập chững bước vào đời nên dễ sai lầm, va
vấp. Hơn nữa cống hiến cho tổ quốc thì ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần thiết, không
riêng gì tuổi trẻ.
- Vừa đồng ý vừa không đồng ý: (Kết hợp cả hai ý kiến trên).
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
1. Giải thích
- Những con người có trái tim nhiệt huyết là những người có tình yêu cháy bỏng với
công việc mình làm với quê hương đất nước, sẵn sàng cống hiến tất cả tâm sức của
mình cho cuộc đời


- Ý kiến nêu ra vai trò, tầm quan trọng của những người có lòng yêu nước, bầu nhiệt
huyết cống hiến với việc xây dựng quê hương, đất nước.
2. Bàn luận
- Trong lịch sử, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, những người con ưu tú của đất nước đã
không tiếc máu xương của mình để chiến đấu giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Họ
đã góp phần làm nên những chiến công vang dội, hào hùng như Bạch Đằng, Chi Lăng,
Điện Biên Phủ Đại thắng mùa xuân năm 1975... Trong cuộc sống hiện nay, rất nhiều
người với lòng nhiệt huyết của mình đã và đang đi đầu trong các lĩnh vực: khoa học
công nghệ, xóa đói giảm nghèo, khắc phục thiên tai dịch bệnh…
- Tổ quốc luôn cần những con người mang trong mình nhiệt huyết vì họ là những
người giúp đất nước đi lên, sẵn sàng cống hiến sức lực cho dân tộc, cho Tổ quốc.
- Mang trong mình nhiệt huyết không chỉ có lợi cho đất nước mà còn làm cho cuộc

sống của chúng ta đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
- Bên cạnh những con người tràn đầy nhiệt huyết đang ngày đêm cống hiến thì còn
một bộ phận không nhỏ sống thờ ơ vô cảm với những vấn đề chung của cộng đồng,
đất nước.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong công cuộc dựng xây đất nước
- Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời, cần có một trái tim nhiệt huyết
để có được thành công trong cuộc sống và cống hiến cho xã hội.
Câu 2 (5.0 điểm)
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn nổi tiếng thời chống Mĩ cứu nước. Sau 1975, ông
được coi là người “ mở đường tài năng và tinh anh nhất” cho văn học Việt Nam.
- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” ( 1983) thể hiện rõ quan điểm sáng tác của
ông: Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời và người nghệ sĩ không thể
nhìn đời một cách đơn giản
- Dẫn dắt tới bức ảnh nghệ thuật của nghệ sĩ Phùng.
2. Cảm nhận bức ảnh nghệ thuật
a) Hoàn cảnh sáng tác bức ảnh nghệ thuật:
– Phùng được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ đi chụp một bức ảnh cảnh biển để bổ
sung vào bộ lịch Thuyền và Biển. Sau mấy buổi sáng phục kích, anh đã phát hiện ra
một cảnh đắt trời cho là cảnh chiếc thuyền lưới vó thu lưới lúc bình minh trên mặt
biển mờ sương.
b) Bức ảnh là khung cảnh tuyệt đẹp của cảnh biển buổi sáng
- Tất cả bức khung cảnh đó từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp
thực đơn giản và toàn bích
- Đó là cảnh một chiếc thuyền lưới vó ngoài khơi đang tiến vào bờ trong một buổi
sáng mù sương có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào.


+ Vài bóng người lớn và trẻ em ngồi im phăng phắt như những pho tượng trên

chiếc mui khum khum.
+ Tất cả những hình ảnh ấy được nhìn qua những cái mắt lưới nằm giữa hai gọng
vó như một cánh dơi.
- Đứng trước nó, người nghệ sĩ trở nên bối rối trong trái tim như có cái gì bóp thắt
vào. Đặc biệt hơn, Phùng còn khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá
thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
– Phùng đã bấm máy hết cả cuộn phim để thu vào ống kính cảnh đẹp tuyệt vời đó của
tạo hóa.
c) Sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh nghệ thuật:
– Khi con thuyền tiến vào bờ, nghệ sỹ Phùng phải chứng kiến một cảnh tượng đầy
nghịch lý. Trên con thuyền ngư phủ bước ra hai vợ chồng người thuyền chài, gã đàn
ông vũ phu đánh đập vợ một cách dã man, đứa con trai nhỏ để bảo vệ mẹ đã chống lại
bố.
– Tất cả những cảnh đó khiến Phùng cay đắng nhận ra: đằng sau cái toàn bích toàn
thiện toàn mĩ là cái xấu, cái ác, cái trái ngang. Có thể nói, chính những bi kịch trong
gia đình thuyền chài kia là thứ thuốc rửa ảnh quái đản làm bức hình kì diệu anh mới
dày công chụp được bỗng hiện hình một cách khủng khiếp, ghê rợn.
d) Cảm nghĩ của nghệ sỹ Phùng khi ngắm bức ảnh nghệ thuật:
– Tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được những người yêu nghệ thuật đánh giá cao.
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau nó vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Có thể nói cách khác, tấm ảnh ấy cũng được treo trong những phòng khách sang trọng
của những người sành nghệ thuật.
– Nhưng với nghệ sỹ Phùng nó không chỉ là bức ảnh nghệ thuật mang vẻ đẹp lãng
mạn mà mỗi khi nhìn kỹ anh lại thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai
và như thấy người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh tấm lưng áo bạc phếch, nửa thân
dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm...
– Ý nghĩa:
+ Màu hồng hồng của ánh sương mai là biểu tượng cho cái đẹp lãng mạn của bức ảnh
nghệ thuật.
+ Hình ảnh người đàn bà hàng chài lam lũ bước ra khỏi bức ảnh là biểu tượng cho mặt

trái của cuộc đời mà bức ảnh nghệ thuật không khám phá và miêu tả được hết.
- Qua hai chi tiết này, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm nhiều thông điệp về mối
quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời và vì
cuộc đời mà có. Trách nhiệm đặt ra với người nghệ sĩ là phải thu hẹp khoảng cách
giữa nghệ thuật và đời sống.
- Nghệ thuật: Sử dụng biện pháp đối lập, đặt nhân vật trong tình huống nhận thức độc
đáo.


3. Liên hệ đến Cửu trung đài trong Vũ Như Tô ( Nguyễn Huy Tưởng) để thấy
được mối quan hệ giữa nghệ thuật, cuộc đời của hai nhà văn
– Cửu Trùng Đài là một tòa lâu đài "cao cả, nóc vờn mây", "bền như trăng sao" để dân
ta nghìn thu còn hãnh diện.
– Xây Cửu Trùng Đài là ước mơ cháy bỏng nhất, của Vũ Như Tô, nên mặc dù cự tuyệt
yêu cầu của Lê Tương Dực, không xây Đài vì sợ gây ra thêm những đau khổ cho cuộc
sống lầm than của nhân dân nhưng khát vọng nghệ thuật đó vẫn âm ỉ cháy trong ông.
Khi được Đan Thiềm khuyến khích, khát vọng ấy đã bùng cháy,Vũ Như Tô quyết lợi
dụng vương quyền tàn bạo để xây Cửu Trùng Đài để khẳng định tài năng và thực hiện
hoài bão của mình.
– Trong mắt Vũ Như Tô và Đan Thiềm thì Cửu Trùng Đài là kiệt tác nghệ thuật tô
điểm cho đất nước, khẳng định tài trí Việt. Nhưng trong con mắt người dân, Cửu
Trùng Đài là nơi ăn chơi sa đọa, là núi xương sông máu của nhân dân.
- Quan niệm mối quan hệ giữa nghệ thuật, cuộc đời:
+ Cửu Trùng Đài biểu tượng cho cái đẹp nghệ thuật cao siêu, thuần túy, tách biệt hoàn
toàn với cuộc sống của nhân dân. Đó là biểu hiện của nghệ thuật vị nghệ thuật của văn
học lãng mạn nhiều bế tắc mà Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn tiêu biểu.
+ Bức ảnh nghệ thuật về chiếc thuyền ngoài xa cũng là một bức ảnh mang vẻ đẹp lãng
mạn nhưng người nghệ sỹ biết nhìn nó ở một góc nhìn khác đa diện, nhiều chiều hơn
để khám phá những sự thật của cuộc dời. Đó là nghệ thuật vị nhân sinh mà nhà văn
Nguyễn Minh Châu và văn học cách mạng theo đuổi.




×